TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 07/12 – 11/12/2020

Lượt xem: 2008 | Ngày đăng: 22/12/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 07/12 – 11/12/2020

  1. TCM [Nắm giữ – 26,900đ/cp]: Tất cả đã phản ánh vào giá, giảm khuyến nghị xuống Nắm giữ – Báo cáo cập nhật – HSC – 08/12/2020
  2. STK [Nắm giữ – 19,900đ/cp]: Sự phục hồi đã phản ánh vào giá, hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020
  3. PVT [MUA – 18,350đ/cp]: Vượt qua giông báo đến vùng biển bình yên hơn – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020
  4. PPC [Nắm giữ – 21,740đ/cp]: Đứng ngoài cuộc chơi, không có công suất mới – HSC – 08/12/2020
  5. POW [MUA – 12,540đ/cp]: KQKD 2020 – 2022 chịu tác động từ La Nina, các nhà máy điện LNG bắt đầu hoạt động từ năm 2023 – HSC – 08/12/2020
  6. KBC [Khả quan – 18,700đ/cp]: Kết quả kinh doanh 2020 yếu do quỹ đất khu công nghiệp sẵn sàng để bàn giao có hạn – SSI – Cập nhật KQKD – 09/12/2020……….. 5
  7. PVT – Cập nhật công ty – SSI – 08/12/2020
  8. PNJ: Tháng 10 tỏa sáng – VND – 07/12/2020
  9. PVD [Trung lập – 13,400đ/cp]: Kỳ vọng LN 2021 phục hồi đã được phản ánh vào giá – VND – 08/12/2020
  10. GVR [Theo dõi – 23,624đ/cp]: Tiềm năng từ đất – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – 09/12/2020
  11. HPG [Mua – 42,335đ/cp]: KQKD tháng 11 tích cực – HSC – Báo cáo nhanh – 08/12/2020
  12. GAS [Tăng tỷ trọng – 85,500đ/cp]: Triển vọng tích cực dù giảm dự báo giá dầu thô; nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020
  13. CTD [Giảm tỷ trọng – 55,843đ/cp]: Hạ xuống giảm tỷ trọng do rủi ro hoạt động – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020
  14. ACB [Outperform – 34.328đ/cp]: Định giá tiếp tục được đánh giá lại trên nền tảng nội tại mạnh mẽ – BVSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020
  15. LPB [MUA – 15,300đ/cp]: Định giá vẫn rẻ, duy trì khuyến nghị Mua vào – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.   TCM [Nắm giữ – 26,900đ/cp]: Tất cả đã phản ánh vào giá, giảm khuyến nghị xuống Nắm giữ – Báo cáo cập nhật – HSC – 08/12/2020

  • HSC tăng giá mục tiêu của TCM lên 26,900đ/cp (từ 23,900đ/cp trước đó) nhưng giảm khuyến nghị xuống Nắm giữ (từ Tăng tỷ trọng) – giá cổ phiếu đã tăng 29.4% kể từ báo cáo cập nhật gần nhất của HSC (ngày 22/7/2020).
  • HSC dự báo lợi nhuận thuần cho năm 2020 và 2021 lần lượt tăng trưởng 35.2% và 19.7%. Tuy nhiên, dựa trên EPS pha loãng, HSC dự báo EPS tăng 19.4% trong năm 2020, sau đó giám 3.6% trong năm 2021 và giảm 10.2% trong năm 2022.
  • HSC tin rằng sự phục hồi của lợi nhuận đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. TCM hiện giao dịch với P/E dự phóng 2021 là 7.7 lần, cao hơn 5.7% so với P/E dự phóng bình quân 3 năm là 7.3 lần. Giảm khuyến nghị xuống Nắm giữ.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1ff3ER77YWL8jAkZLO01XtWFI5EXnYmNm/view

 

2.   STK [Nắm giữ – 19,900đ/cp]: Sự phục hồi đã phản ánh vào giá, hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ –  HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • HSC hạ khuyến nghị của STK xuống Nắm giữ (từ Mua vào) và giảm 16.4% giá mục tiêu xuống còn 19,900đ/cp do tác động của dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn dự báo của HSC.
  • EPS dự phóng năm 2020 và 2021 của HSC lần lượt giảm 29.6% và 18.3%. HSC dự báo lợi nhuận thuần của STK sẽ giảm 43.5% trong năm 2020, nhưng sẽ phục hồi mạnh mẽ tăng 47.5% trong năm 2021.
  • Giá mục tiêu mới theo phương pháp DCF là 19,900đ. STK hiện đang được giao dịch với P/E dự phóng năm 2021 là 7.46 lần; so với P/E dự phóng bình quân 3 năm là 7.54 lần; tiềm năng tăng giá là 1.4%.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1sT9Gpvu3-lCt0Q5IVq0JvMXDcFye8EAf/view

3.   PVT [MUA – 18,350đ/cp]: Vượt qua giông báo đến vùng biển bình yên hơn – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • HSC nâng khuyến nghị đối với PVT lên Mua vào (từ Tăng tỷ trọng) và tăng giá mục tiêu 58% lên 18,350đ/cp khi HSC chuyển năm cơ sở định giá sang 2021.
  • HSC điều chỉnh tăng dự báo năm 2020 – 2022 do nhu cầu vận chuyển nhiên liệu phục hồi. EPS dự phóng của HSC năm 2020 – 2022 tăng lần lượt là 15.3%, 14% và 16.7% so với dự báo trước đó.
  • Tại giá mục tiêu theo phương pháp DCF, P/E dự phóng năm 2021 và 2022 lần lượt là 10.1 lần và 9.8 lần. PVT hiện đang giao dịch với P/E năm 2021 là 8.1 lần.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/10XltMMdml0gN391JEetY4kltV3XuHxMH/view

4.   PPC [Nắm giữ – 21,740đ/cp]: Đứng ngoài cuộc chơi, không có công suất mới – HSC – 08/12/2020

  • HSC duy trì khuyến nghị Nắm giữ với PPC và giảm 8.3% giá mục tiêu xuống 21,740đ/cp.
  • HSC điều chỉnh giảm dự báo trong năm 2020 – 2022 do lượng mưa lớn trong chu kỳ La Nina sẽ thúc đẩy sản lượng thủy điện, do đó làm giảm nhu cầu của EVN đối với điện từ các nhà máy nhiệt điện.
  • Điều chỉnh giảm EPS dự phóng 2020 – 2022 lần lượt 11.1%, 8.4% và 3.7%.
  • Tại giá mục tiêu dựa theo mô hình khấu trừ cổ tức (ĐM), P/E dự phóng năm 2021 và 2022 lần lượt là 9.5 lần và 9.3 lần. PPC hiện giao dịch tại P/E dự phóng năm 2021 là 9.9 lần.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1hIY0ul_3roIgZ4KjljkxNM1vud1sixbI/view

5.   POW [MUA – 12,540đ/cp]: KQKD 2020 – 2022 chịu tác động từ La Nina, các nhà máy điện LNG bắt đầu hoạt động từ năm 2023 – HSC – 08/12/2020

  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với POW và tăng giá mục tiêu thêm 2% lên 12,540đ/cp do HSC chuyển năm cơ sở định giá sang 2021.
  • HSC điều chỉnh giảm dự báo trong giai đoạn 2020 – 2022 do mực nước mưa lớn trong chu kỳ La Nina sẽ thúc đẩy sản lượng của các nhà máy thủy điện và do đó ảnh hưởng đến nhu cầu của EVN đối với sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện.
  • EPS dự phóng giai đoạn 2020 – 2022 sẽ giảm lần lượt 5.1%, 5.7% và 7.7% so với dự báo trước đó của HSC.
  • Tại giá mục tiêu theo phương pháp DCF, P/E năm 2021 và 2022 lần lượt là 13.9 lần và 13.6 lần. Tại thị giá, P/E dự phóng năm 2021 là 11 lần, thấp hơn 25.2% so với các công ty cùng ngành.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1M4hS8ob07z7Cyelf2I_aW22a6KroWWd_/view

6.   KBC [Khả quan – 18,700đ/cp]: Kết quả kinh doanh 2020 yếu do quỹ đất khu công nghiệp sẵn sàng để bàn giao có hạn – SSI – Cập nhật KQKD – 09/12/2020

  • Trong 9T2020, KBC đạt 930 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 62,6% so với cùng kỳ, do doanh thu cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) giảm 76% so với cùng kỳ và không có doanh thu bán nhà xưởng trong 9T2020. Cụ thể, trong 9T2020, KBC chỉ bàn giao 19,1 ha đất KCN (-80,8% so với cùng kỳ), trong đó KCN Tân Phú Trung có 16,9 ha và KCN Quang Châu chỉ có 2,2 ha. Đối với các KCN khác của KBC, không có khoản ghi nhận doanh thu nào ở KCN Quế Võ và Tràng Duệ 1 & 2 do các dự án này gần như đã được lấp đầy. KCN Tràng Duệ 3 mới cũng chưa sẵn sàng cho thuê do còn vướng mắc về mặt thủ tục.
  • Trong khi đó, hoạt động cho thuê nhà xưởng chiếm tỷ trọng 8,9% trong tổng doanh thu, đã đạt mức tăng trưởng mạnh +212% so với cùng kỳ trong 9T2020 với kết quả cho thuê tích cực tại tất cả các KCN đang hoạt động.
  • Theo đó, doanh thu tổng thể thấp hơn kỳ vọng do doanh số bán đất KCN khiến lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) giảm 94% so với cùng kỳ, chỉ đạt 30 tỷ đồng – mức thấp nhất trong vòng 7 năm qua. SSI cho rằng kết quả kém khả quan này là do ảnh hưởng của dịch Covid-19, khiến việc mở rộng sản xuất phải tạm thời trì hoãn và việc khảo sát các khu công nghiệp cũng phải hoãn lại do hạn chế đường bay quốc tế. Hầu hết các giao dịch thành công đều đã ở giai đoạn cuối trước khi dịch bệnh bùng phát, hoặc là được ký kết với khách hàng trong nước. Đồng thời, KBC vẫn đang gặp khó khăn với quá trình phê duyệt kéo dài đối với các dự án lớn khiến hoạt động bàn giao đất bị đình trệ.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1VA7tw6jOxP6lTINmCP8pz7nhoZZg7dFs/view

7.   PVT – Cập nhật công ty – SSI – 08/12/2020

  • Trong Q3/2020, PVT đạt doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt là 1,8 nghìn tỷ đồng (+6,5% so với cùng kỳ) và 222 tỷ đồng (+6,2% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 85% và 112% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2020 trong 9T2020.
  • Kết quả này khá tích cực khi khách hàng chủ chốt của công ty – Nhà máy Lọc dầu Bình Sơn (BSR: UPCOM), đã dừng hoạt động để bảo dưỡng (ba năm một lần) trong 55 ngày, bắt đầu từ ngày 12/8/2020.
  • Đối với mảng FSO/FPSO, giá dầu giảm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn doanh thu của khách hàng (các nhà khai thác mỏ dầu). Mảng này cũng bị ảnh hưởng do giá thuê ngày được điều chỉnh tỷ lệ thuận với giá dầu.
  • Lợi nhuận gộp tổng thể duy trì ở mức 286 tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ) do hai mảng này bù đắp cho nhau. Khoản lợi nhuận bất thường khác trị giá 18 tỷ đồng là khoản chênh lệch chính giữa kết quả kinh doanh của quý này và năm trước.
  • Trong 9T2020, PVT đạt 5,2 nghìn tỷ đồng doanh thu hợp nhất (71% ước tính năm 2020 của SSI) và 615 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất (80% ước tính năm 2020 của SSI), kết quả này cho thấy PVT có khả năng vượt ước tính cả năm 2020 hiện tại của SSI. Cổ phiếu PVT đang giao dịch với hệ số P/E năm 2020 và 2021 là 7,5x. SSI đang xem xét khuyến nghị, định giá và ước tính lợi nhuận cho PVT.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1f8MB-5Vk9jEiFRpFxSGfVQu-ymTX77Ov/view

8.   PNJ: Tháng 10 tỏa sáng – VND – 07/12/2020

  • Doanh thu và LN ròng của PNJ trong T10/20 lần lượt tăng 6,5% svck/35% svck lên mức 1.827 tỷ đồng/175 tỷ đồng.
  • Doanh thu 10T20 đi ngang svck ở mức 13.495 tỷ đồng, trong khi LN ròng giảm 13% svck xuống còn 817 tỷ đồng, hoàn thành 83,5% dự phóng.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu VND99.500 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1arjgp4TGXoSG-sQijDTsdRF9LfsdP8dz/view

9.   PVD [Trung lập – 13,400đ/cp]: Kỳ vọng LN 2021 phục hồi đã được phản ánh vào giá – VND – 08/12/2020

  • VND kỳ vọng LN ròng của PVD sẽ tăng 19% trong năm 2021 và 136% trong năm 2022 nhờ giàn TAD hoạt động trở lại từ 07/2021.
  • Duy trì đánh giá Trung lập với giá mục tiêu nâng lên 13.400 đồng/cp trên cơ sở điều chỉnh giảm lãi suất phi rủi ro từ 4% xuống 3% và định giá DCF bắt đầu từ năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/19bVWXAnSpz1NKg8WtCn2e5wl3H7_AHmn/view

10.  GVR [Theo dõi – 23,624đ/cp]: Tiềm năng từ đất – BSC – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp –  09/12/2020

  • Định giá: BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu GVR với giá mục tiêu 23,624 đồng (upside 18%) dựa trên phương pháp định giá từng phần với lợi nhuận chủ yếu đến từ (1) mảng cao su, gỗ, (2) khu công nghiệp và (3) thoái vốn. BSC điều chỉnh giá mục tiêu so với báo cáo cũ do cập nhật thêm các dự mới của GVR và lợi nhuận từ thoái vốn.
  • Quan điểm đầu tư:
  • Chuyển đổi đất cao su thành các dự án KCN, khu dân cư là định hướng chính của GVR. Các dự án gồm (a) 6,361 ha các KCN đã và sắp tự phát triển, (b) 5,000 ha đất dự định tự phát triển KCN từ năm 2025 trở đi và (c) hơn 23,000 ha đất chuyển đổi cho các chủ đầu tư khác hoặc dự án làm CSHT.
  • GVR sẽ ghi nhận đền bù chuyển nhượng đất cao su thành sân bay Long Thành tháng 11/2020, ghi nhận lợi nhuận 1080 tỷ đồng (21% LNTT)
  • Giá cao su phục hồi hỗ trợ mảng lợi nhuận cao su. BSC kỳ vọng năm 2021- 2025: sản lượng cao su +5% yoy, giá bán +10%yoy, sản phẩm công nghiệp cao su: sản lượng +5% yoy, giá bán +10% yoy.
  • Thoái vốn công ty con. BSC ước tính GVR sẽ ghi nhận lợi nhuận từ việc thoái vốn SIP và GVR vào khoảng 979 tỷ đồng (19% LNTT).
  • Rủi ro: Các dự án gặp phải vấn đề phê duyệt thủ tục pháp lý bị trì hoãn kéo dài thời gian đi vào hoạt động so với dự kiến của BSC.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1WlXYuPGsijYg2tvtBlkfs1gLfX6EAGP-/view

 

11.  HPG [Mua – 42,335đ/cp]: KQKD tháng 11 tích cực – HSC – Báo cáo nhanh – 08/12/2020

  • Sản lượng tiêu thụ tháng 11 của HPG đã phục hồi từ mức thấp trong tháng 10 (do trận lũ lụt tại miền trung Việt Nam). Tổng sản lượng tiêu thụ thép dài tăng 28.9% so với tháng trước và 34.8% so với cùng kỳ đạt 514,000 tấn trong tháng 11.
  • Sản lượng thép cuộn cán nóng đạt 170,000 tấn, tăng 54.5% so với tháng trước. HPG bắt đầu bán sản phẩm này vào tháng 11 với sản lượng tiêu thụ đạt 120,000 tấn.
  • Giá thép xây dựng đã tăng 4 lần kể từ ngày 1/11/2020 và hiện cao hơn 10% so với mức bình quân của Q3/2020. KQKD Q4/2020 của HPG có thể tích cực hơn so với dự báo hiện tại của HSC và HSC tiếp tục duy trì khuyến nghị mua vào.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1nyB0nkKcB30SXJNJTgGwvof7ds8Ly-in/view

12.  GAS [Tăng tỷ trọng – 85,500đ/cp]: Triển vọng tích cực dù giảm dự báo giá dầu thô; nâng khuyến nghị lên Tăng tỷ trọng – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • HSC nâng khuyến nghị của GAS lên Tăng tỷ trọng (từ Nắm giữ) và tăng 28.8% giá mục tiêu của HSC lên 85,500đ, tiềm năng tăng giá 18.4% theo thị giá hiện tại.
  • EPS dự phóng năm 2021 và năm 2022 lần lượt giảm 3.3% và 18.8%, do giảm dự báo giá dầu thô. Theo đó, EPS dự phóng năm 2021 và 2022 tăng trưởng lần lượt 20.6% và 7.4%
  • Tại giá mục tiêu theo phương pháp DCF, P/E 2021 và 2022 lần lượt là 17.2 lần và 16 lần. Tại thị giá, P/E dự phóng năm 2021 là 14.5 lần, thấp hơn 17% so với các công ty cùng ngành.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1NTF7PpCJ5gg4rev4_TVdp5BcQiqTZnU5/view

 

13.  CTD [Giảm tỷ trọng – 55,843đ/cp]: Hạ xuống giảm tỷ trọng do rủi ro hoạt động – HSC –  Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • HSC hạ khuyến nghị CTD xuống Giảm tỷ trọng (giá mục tiêu 55,800đ, thấp hơn 12.5% so với thị giá) do không có động lực tăng trưởng mới và tiềm ẩn rủi ro thực hiện. Tại giá mục tiêu dựa trên phương pháp EVA của HSC, P/E dự phóng năm 2021 là 8.36 lần. Cổ phiếu không rẻ, giao dịch trên mức P/E bình quân 3 năm là 6.9 lần.
  • HSC tăng 6% giá mục tiêu lên 55.800đ và chiết khấu 10% giá trị hợp lý của HSC là 62,000đ (so với chiết khấu 30% trước đây) do rủi ro xung quanh quản trị công ty giảm bớt nhưng lo ngại về hoạt động vẫn còn.
  • HSC giữ nguyên dự báo cho năm 2020 nhưng điều chỉnh giảm 10.3% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 (tăng trưởng 14.2%). HSC đưa ra dự báo năm 2022, trong đó lợi nhuận thuần tăng trưởng khiêm tốn 2.3%.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/16tIEsW4fR4kOPCR_-roPiSlwF9lsLqUD/view

14. ACB [Outperform – 34.328đ/cp]: Định giá tiếp tục được đánh giá lại trên nền tảng nội tại mạnh mẽ – BVSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • Tại mức giá chào sàn HoSE là 26.400 đồng/cp vào 09/12/2020, ACB giao dịch ở mức P/B năm 2021 là 1,3x với tốc độ tăng trưởng kép LNST là 21% giai đoạn 2020-22F và ROAE mạnh mẽ là 21,8%.
  • Bên cạnh các yếu tố: (1) Nền tảng vốn tốt hơn và thế mạnh bảng cân đối kế toán vượt trội, duy trì tăng trưởng tín dụng tốt hơn ngành; (2) ROAE đầu ngành; (3) Vị thế vững chắc là Ngân hàng phục hồi nhanh hậu COVID-19; và (4) Niêm yết trên HoSE mở đường cho việc thêm vào chỉ số ETF trong năm 2021, và lần cập nhật này chúng tôi bổ sung thêm thương vụ banca với giá trị 8.500 tỷ vào mô hình định giá.
  • Với những cập nhật mới nhất, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với ACB với giá mục tiêu 1 năm là 34.328 đồng/cổ phiếu (30% upside).

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1krqwlj42POjXHBGudjsvmnoAIM1wkgY7/view

 

15.   LPB [MUA – 15,300đ/cp]: Định giá vẫn rẻ, duy trì khuyến nghị Mua vào – HSC – Báo cáo cập nhật – 08/12/2020

  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với LPB và nâng 35% giá mục tiêu lên 15,300đ/cp; tương đương tiềm năng tăng giá 26% từ thị giá hiện tại.
  • HSC nâng 27.7%; 9.7%; 28.6% dự báo lợi nhuận thuần năm 2020, 2021, 2022 do tăng giả định tăng trưởng tín dụng, NIM và thu nhập HĐ dịch vụ; nâng dự báo chi phí hoạt động và giảm dự báo chi phí dự phòng.
  • Mặc dù các “chất xúc tác” ngắn hạn đã phản ánh phần lớn vào giá, HSC tin rằng tiềm năng tăng giá dài hạn vẫn hấp dẫn nhờ định giá cổ phiếu tương đối rẻ và kỳ vọng KQKD sẽ dần cải thiện trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://drive.google.com/file/d/1bYLFOjXMMBBVO5s8Lx46ZmbLcqkUT0H2/view

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN