Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 08/04 – 11/04/2025
- PNJ [ MUA – 97,500đ/cp] Tài liệu ĐHCĐ: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 chậm lại – SSI.
- GMD [ Trung lập – 45,350đ/cp] Chông gai phía trước – ABS.
- FPT [ Tích cực – 118,500đ/cp] Vững vàng trong bão – SHS.
- HHV [ MUA – 15,537đ/cp ] Tăng trưởng tích cực trong chu kì mới – VCBS.
- AGG [ MUA – 18,652đ/cp ] Tiến độ bán hang thuận lợi tại The Gió – VCBS.
- PVS [ MUA – 39,139đ/cp ] Vượt song gió, mở rộng tương lai– VCBS.
- DGW [ Trung lập – 28,750đ/cp ] Trên đà hồi phục – ABS.
- HHV [ MUA – 13,500đ/cp] Triển vọng đến từ mảng xây lắp – PHS.
- REE [ MUA – 81,900đ/cp] Tăng trưởng bứt tốc – VCBS.
- PNJ [ MUA – 90,000đ/cp] Về vùng chiết khấu hấp dẫn – MAS.
- DGC [ Tích cực – 111,300đ/cp ] Ít chịu tác động tiêu cực từ thuế đối ứng của Mỹ và định giá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng – BVSC
- MWG [ MUA – 69,000đ/cp] Duy trì kế hoạch lợi nhuận dù vẫn còn thách thức vĩ mô – SSI.
- DPG [ MUA – 60,921đ/cp ] Dòng tiền tích cực từ Casamia Balanca – VCBS.
- BAF [ Tích cực – 35,500đ/cp ] Duy trì đà tăng trưởng mạnh me – MBS.
- KBC [ MUA – 27,000đ/cp ] Phục hồi sau điều chỉnh mạnh – VCBS.
- PTB [ MUA – 59,900đ/cp] Khó khăn nhưng sẽ vượt qua – KBSV..
- HHV [ MUA – 13,000đ/cp]: Tăng trưởng ổn định trong năm 2025 – SSI.
- STB [ MUA – 46,136đ/cp ]: Bứt tốc trong năm then chốt của đề án tái cơ cấu – VCBS.
- DGC [ Tích cưc – 101,000đ/cp ]: Kế hoạch thận trọng cho năm 2025 – SSI.
- DGW [ MUA – 45,398đ/cp ] Không chịu ảnh hưởng đáng kể từ thuế – VCBS.
- Báo cáo vĩ mô: Vững vàng trước giông bão – MBS.
- Báo cáo vĩ mô: Tác động chính sách thuế quan của Mỹ đến các động lực tăng trưởng – MAS.
- Báo cáo vĩ mô: Bão thuế quan – KBSV..
- Báo cáo vĩ mô: Tái cơ cấu danh mục để thích nghi với chiến tranh thương mại – MBS.
- Báo cáo vĩ mô: Mỹ hoãn áp thuế và tác động tới Việt Nam – VCBS.
- Báo cáo vĩ mô: Việt Nam trong “ Cơn lốc” thuế đối ứng 46% – PSI.
- Báo cáo vĩ mô: Vươn mình trước gió lớn – MAS.
- Báo cáo vĩ mô: Tái ông thất mã – SSI.
- Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu – SSI.
Quý nhà đầu tư lưu ý
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PNJ [ MUA – 97,500đ/cp] Tài liệu ĐHCĐ: Kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 chậm lại – SSI
- PNJ công bố tài liệu Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong năm 2025 (1,96 nghìn tỷ đồng, -7% svck). Điều này phản ánh những khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ trang sức liên tục phải đối mặt do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vàng, khiến cho việc chuyển chi phí nguyên liệu cao sang khách hàng (thường có xu hướng giữ vàng miếng/nhẫn hơn vàng trang sức trong bối cảnh giá vàng tăng) trở nên khó khăn hơn. Do đó, SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận ròng xuống 2,24 nghìn tỷ đồng (+6% svck, từ 2,5 nghìn tỷ đồng). Ước tính lợi nhuận năm 2025 của SSI cao hơn kế hoạch của PNJ do SSI cho rằng công ty có quan điểm khá thận trọng khi thiết lập mục tiêu. SSI đưa ra giá mục tiêu mới đối với PNJ là 97.500 đồng/cổ phiếu, và duy trì khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá là 44%. Trong ngắn hạn, PNJ có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vàng và tác động gián tiếp từ mức thuế quan lên đến 46% của Mỹ. Tuy nhiên, định giá hiện tại của cổ phiếu khá hấp dẫn, với mức P/E 2025 dự phóng là 12x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 16,5x trong 3 năm qua.
- PNJ công bố tài liệu Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong năm 2025 (1,96 nghìn tỷ đồng, -7% svck). Điều này phản ánh những khó khăn mà các doanh nghiệp bán lẻ trang sức liên tục phải đối mặt do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vàng, khiến cho việc chuyển chi phí nguyên liệu cao sang khách hàng (thường có xu hướng giữ vàng miếng/nhẫn hơn vàng trang sức trong bối cảnh giá vàng tăng) trở nên khó khăn hơn. Do đó, SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận ròng xuống 2,24 nghìn tỷ đồng (+6% svck, từ 2,5 nghìn tỷ đồng). Ước tính lợi nhuận năm 2025 của SSI cao hơn kế hoạch của PNJ do SSI cho rằng công ty có quan điểm khá thận trọng khi thiết lập mục tiêu. SSI đưa ra giá mục tiêu mới đối với PNJ là 97.500 đồng/cổ phiếu, và duy trì khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá là 44%. Trong ngắn hạn, PNJ có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu hụt nguyên liệu vàng và tác động gián tiếp từ mức thuế quan lên đến 46% của Mỹ. Tuy nhiên, định giá hiện tại của cổ phiếu khá hấp dẫn, với mức P/E 2025 dự phóng là 12x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 16,5x trong 3 năm qua.
Link tải full báo cáo:
2. GMD [ Trung lập – 45,350đ/cp] Chông gai phía trước – ABS
- Doanh thu thuần (DTT) tăng trưởng đạt 1.412 tỷ đồng (+36,6% svck), lợi nhuận gộp tăng 47,8% svck so với cùng kỳ đạt 629 tỷ đồng.
- Hoạt động tài chính lãi ròng 13 tỷ đồng, tăng so với số âm cùng kỳ. Cụ thể, thu nhập tài chính tăng đạt 29 tỷ đồng (+21,3% svck) trong khi chi phí tài chính giảm đáng kể còn 16 tỷ đồng (-37,2% svck). Ngoài ra, công ty có khoản lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết tăng 1,24 lần so với cùng kỳ đạt 313 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đóng góp của Gemalink và SCS.
- Tuy nhiên, Công ty có khoản lỗ ròng bất thường đạt giá trị 334 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty ghi nhận 123 tỷ đồng thu nhập khác (+432% svck) và 458 tỷ đồng chi phí khác mà không được thuyết minh trong báo cáo tài chính.
Link tải full báo cáo:
3. FPT [ Tích cực – 118,500đ/cp] Vững vàng trong bão – SHS
- Mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng dù có thể chịu tác động gián tiếp từ chính sách thuế đối ứng gần đây của Mỹ. Hoạt động của FPT ít chịu tác động trực tiếp bởi chính sách này do đối tượng nhắm đến hiện chủ yếu là hàng hóa, ngoài ra một phần các dịch vụ cung ứng cho khách hàng được thông qua các công ty con bản địa như Intellinet, Intertec.
- FPT được kỳ vọng sẽ tiếp tục tận dụng được vị thế dẫn đầu tại thị trường trong nước trong bối cảnh mới khi KH-CN được xác định là mũi nhọn với nhiều chính sách hỗ trợ ngành.
- Tình hình tài chính lành mạnh với tiền mặt dồi dào, nợ vay thấp và trả cổ tức đều đặn qua các năm.
Link tải full báo cáo:
4. HHV [ MUA – 15,537đ/cp ] Tăng trưởng tích cực trong chu kì mới – VCBS
- VCBS dự báo năm 2025 sẽ là thời điểm tăng tốc mạnh mẽ trong giải ngân vốn đầu tư công cũng như triển khai các dự án hạ tầng trọng điểm. Với vai trò là đơn vị nòng cốt trong hệ sinh thái Tập đoàn Đèo Cả – vốn đã khẳng định uy tín trong các công trình hầm và kết cấu kỹ thuật phức tạp – cùng với định hướng mở rộng đều đặn trong lĩnh vực thi công hạ tầng, HHV được kỳ vọng sẽ là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi rõ nét từ xu thế này..
- Trong giai đoạn 2025–2027, VCBS kỳ vọng lưu lượng phương tiện qua các trạm thu phí do HHV quản lý sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định ở mức 8–10% mỗi năm. Đồng thời, VCBS đánh giá hiệu suất tài chính tại các dự án BOT của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rõ rệt, nhờ vào việc HHV dần nhận được các khoản hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và từng bước giảm áp lực nợ vay thông qua hoạt động thanh toán nghĩa vụ tài chính.
- Trong thời gian tới, HHV sẽ gia tăng mạnh tỷ lệ sở hữu tại các dự án BOT do Tập đoàn Đèo Cả là chủ đầu tư (cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Hữu Nghị – Chi Lăng và Đồng Đăng – Trà Lĩnh). Việc sở hữu thêm các hạ tầng BOT mới sẽ đóng góp động lực quan trọng đến mặt bằng KQKD của HHV trong các năm tiếp theo.
Link tải full báo cáo:
5. AGG [ MUA – 18,652đ/cp ] Tiến độ bán hang thuận lợi tại The Gió – VCBS
- Trong giai đoạn 2025 – 2026, VCBS đánh giá dòng tiền của AGG sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ dự án trọng điểm The Gió thu được thành công lớn trong đợt mở bán. Về dài hạn, việc triển khai thành công các dự án quy mô lớn tại Bình Chánh kỳ vọng giúp gia tăng đáng kể vị thế và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu AGG với mức định giá hợp lý là 18.652 VND/ cổ phiếu.
- Sau khi mở bán, dự án đã được đón nhận tốt bởi thị trường và nhận được 2.285 booking (chiếm 76% lượng căn hộ toàn dự án). VCBS đánh giá The Gió sẽ mang lại hơn 7.000 tỷ đồng doanh thu và là nguồn đóng góp chủ đạo đến KQKD của AGG trong giai đoạn 2026 – 2027.
- Quỹ đất dự án The Lá Village (BC27) và The West Gate 2 (BC3.2) kỳ vọng sẽ gia tăng giá trị tốt cùng với hạ tầng khu vực phía Nam TP.HCM và việc triển khai các đại dự án tại Cần Giờ. VCBS dự báo AGG sẽ cần thêm 1 – 2 năm để tiếp tục hoàn thiện các bước pháp lý và có thể bắt đầu kinh doanh 2 dự án trên từ năm 2026 – 2027.
Link tải full báo cáo:
6. PVS [ MUA – 39,139đ/cp ] Vượt song gió, mở rộng tương lai– VCBS
- Nguồn cung khí nội địa suy giảm nhanh chóng. Phát triển các dự án mỏ mới là phương án cấp thiết để bảo đảm an ninh năng lượng Quốc gia. Tình hình thượng nguồn ngành dầu khí Việt Nam đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Nhiều dự án khai thác dầu khí lớn trong nước có những bước tiến mới sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thượng nguồn.
- Doanh nghiệp có tính phòng thủ tốt nhờ backlog từ lô B và điện gió ngoài khơi. Triển vọng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong năm 2025. Backlog tích lũy từ năm 2025 dự kiến tăng mạnh, cho thấy triển vọng doanh thu bứt phá.
- VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận gộp (BLNG) của mảng M&C sẽ cải thiện từ mức 1,5% trong năm 2024 lên 3% vào năm 2025, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận chung của doanh nghiệp.
Link tải full báo cáo:
7. DGW [ Trung lập – 28,750đ/cp ] Trên đà hồi phục – ABS
- Mảng điện thoại di động giữ vững vai trò là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất cho Digiworld. Doanh thu mảng điện thoại di động năm 2024 đạt 9.580 tỷ đồng (+18,8% svck), chiếm 43,4% trong cơ cấu doanh thu của DGW nhờ sự tăng trưởng doanh thu của các sản phẩm điện thoại mới từ Xiaomi và Apple.
- Mảng máy tính xách tay (MTXT) và máy tính bảng là mảng lớn thứ hai trong cơ cấu doanh thu của DGW. Năm 2024, doanh thu mảng này đạt 6.279 tỷ đồng (+6,3% svck) nhờ chu kỳ thay thế sản phẩm mới, sự ra mắt của các sản phẩm laptop tích hợp AI và sự đóng góp của hai thương hiệu máy tính mới MSI và Gigabyte. Digiworld hiện đã phân phối gần như tất cả các thương hiệu laptop trên thị trường. Tỷ trọng đóng góp của mảng này trong cơ cấu doanh thu giảm từ 31,4% năm 2023 xuống còn 28,4% năm 2024. Nguyên nhân do tăng trưởng mảng MTXT đang chậm lại và DGW tập trung đẩy mạnh đầu tư cho tăng trưởng ở các mảng kinh doanh mới (hàng tiêu dùng và thiết bị gia dụng).
- Mảng thiết bị văn phòng của DGW đang tăng trưởng tốt với CAGR đạt 30%/năm trong vòng 5 năm qua. Doanh thu mảng thiết bị văn phòng năm 2024 đạt 4.386 tỷ đồng (+27,5% svck) nhờ việc hợp nhất doanh thu sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động của Achison và tăng trưởng doanh thu của các sản phẩm PC Client và IoTs. Năm 2024, doanh thu mảng thiết bị văn phòng chiếm 19,9% tổng doanh thu của DGW.
- Mảng thiết bị gia dụng là mảng Digiworld mới gia nhập được 3 năm, CAGR đạt 37,6%/năm. Năm 2024 là năm khó khăn với mảng thiết bị gia dụng do thị trường bất động sản nhà ở (một trong những khách hàng chính của mảng này) gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên doanh thu mảng này của DGW năm 2024 vẫn tăng trưởng 36,4% svck, đạt 993 tỷ đồng nhờ tăng trưởng đến từ các sản phẩm công ty đang phân phối, đặc biệt là sản phẩm máy lọc không khí, robot hút bụi Xiaomi và các sản phẩm gia dụng của Philips. Đóng góp của mảng này trong tổng doanh thu của DGW vẫn còn khiêm tốn với tỷ lệ 4,5% tổng doanh thu.
Link tải full báo cáo:
8. HHV [ MUA – 13,500đ/cp] Triển vọng đến từ mảng xây lắp – PHS
- Trong 2024, HHV ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3,308 tỷ đồng (+23%YoY) và 473 tỷ đồng (+30%YoY). Được dẫn dắt bởi hoạt động kinh doanh chính cải thiện (bao gồm xây lắp và thu phí trạm BOT). Theo đó, lần lượt hoàn thành 105% và 117% so với kế hoạch kinh doanh năm.
- Trong 2025F, HHV tiếp tục duy trì đà cải thiện kinh doanh nhờ (i) Doanh thu thuần ước tính đạt 3,729 tỷ đồng (+13%YoY) được dẫn dắt bởi mảng kinh doanh xây lắp nhờ lượng backlog lớn, ước tính khối lượng backlog giai đoạn 2025F – 2027F tăng gấp 3.5 lần so với doanh thu giai đoạn 2023 – 2024 với điểm rơi lợi nhuận trong 2025F – 2026F và (ii) Trong kịch bản cơ sở, dựa trên quan điểm thận trọng, PHS ước tính LNST-CĐTS dự kiến cải thiện +14%YoY nhờ hiệu quả kinh doanh cốt lõi tiếp tục duy trì đà hồi phục trong 2025.
- PHS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HHV với giá mục tiêu là 13,500VND/cổ phiếu, tương ứng với tiềm năng tăng giá 29% so với giá đóng cửa tại ngày 08/04/2025, dựa trên quan điểm triển vọng kinh doanh duy trì đà cải thiện và giá cổ phiếu đang được chiết khấu về mức hấp dẫn.
Link tải full báo cáo:
9. REE [ MUA – 81,900đ/cp] Tăng trưởng bứt tốc – VCBS
- Doanh thu bất động sản và cho thuê VP tăng trưởng nhờ Etown 6 và The Light Square. Trong năm 2025, VCBS dự phóng doanh thu mảng BĐS và cho thuê VP tăng trưởng 84% YoY với giả định bàn giao toàn bộ phần còn lại dự The Light Square và lấp đầy khoảng 70% Etown 6.
- Mảng M&E phục hồi từ nền thấp với lượng backlog tăng trưởng mạnh mẽ. Doanh thu của mảng M&E được hỗ trợ bởi lượng backlog tồn đọng đạt 5.556 tỷ đồng, khối lượng công việc chủ yếu đến từ sân bay Long Thành. VCBS kỳ vọng doanh thu năm 2025 mảng M&E tăng trưởng 25% YoY.
Link tải full báo cáo:
10. PNJ [ MUA – 90,000đ/cp] Về vùng chiết khấu hấp dẫn – MAS
- KQKD quý 1 và quý 4 hằng năm của PNJ đều vượt trội so với 2 quý còn lại. Theo BLĐ, doanh thu của PNJ vào những dịp quan như ngày Thần tài (7/2) và Lễ tình nhân (14/2) vào năm nay đã đạt mức cao kỷ lục mới khi doanh thu vào Lễ tình nhân cao hơn khoảng 20% so với kỷ lục ở năm 2023. Khi doanh thu Q1/2024 đã ở mức cao kỷ lục với gần 12,6 nghìn tỷ đồng. Ba năm không ngừng nổ lực đã giúp PNJ vươn lên với lợi nhuận sau thuế tăng đều và vượt trội so với trước kia khi lợi nhuận sau thuế năm 2024 đã hơn gấp đôi so với năm 2021.
- Triển vọng 2025: MAS dự báo KQKD đạt 36.310 tỷ đồng (-4% YoY) và lãi ròng đạt 2.261 tỷ đồng (+7% YoY); (1) Nhu cầu tiêu dùng trang sức phục hồi; (2) Chiến lược nâng cao doanh thu các sản phẩm có biên lợi nhuận cao như vàng trang sức duy trì tốt và đồng thời giảm thiểu rủi ro về hao hụt vàng tái chế; (3) Mảng bán lẻ và sỉ tiếp tục tăng trưởng lần lượt 10% YoY và 15% YoY, khi PNJ tiếp tục mở rộng cửa hàng ở các khu vực tiềm năng và nhu cầu của các khách hàng bán sỉ tiếp tục chuyển hướng ưu tiên nhà sản xuất lớn, uy tín.
- Đáng chú ý, trong nhiều năm trở lại đây, cổ tức tiền mặt của PNJ luôn quanh mức 2.000đ/cp. Vì vậy, dư địa cổ tức còn được nhận khoảng 1.400đ/cp.
- MAS ước tính EPS dự kiến cho năm 2025 đạt 6.086 đồng/cp, tương ứng với mức P/E forward ở mức hấp dẫn 11,0 lần. MAS đánh giá tích cực cho PNJ: 1) Vị thế dẫn đầu ngành và tiếp tục bỏ xa đối thủ; 2) Thị phần tiếp tục mở rộng; (3) Tỷ lệ cổ tức tiền mặt cao duy trì 20%.
Link tải full báo cáo:
11. DGC [ Tích cực – 111,300đ/cp ] Ít chịu tác động tiêu cực từ thuế đối ứng của Mỹ và định giá rẻ so với tiềm năng tăng trưởng – BVSC
- Mảng Phốt pho vàng sẽ phục hồi về cả sản lượng và giá bán trong 2025. BVSC vẫn duy trì quan điểm mảng xuất khẩu P4 có độ tinh khiết cao của DGC sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn trong 2025 nhờ nhu cầu sản xuất chips gia tăng trở lại. Ngoài ra, nhu cầu P4 kém tinh khiết cũng tăng vì đợt này Ấn Độ xây 1 số nhà máy mới để sản xuất phân bón. Từ năm 2025, DGC sẽ tăng tỷ trọng doanh thu P4 dùng cho sản xuất chips vì giá P4 tinh khiết cao hơn khoảng 10-15% so với Ấn Độ. Nhu cầu sản xuất bán dẫn tăng sẽ giúp giá P4 phục hồi, BSVC ước tính giá P4 xuất khẩu của DGC trong 2025 ở mức 4.000–4.100 USD/tấn (tăng 5-7%YoY).
- Tăng tỷ lệ tự chủ nhờ mở rộng khai thác khai trường 25. Khai trường 25 sẽ hết hạn trong năm nay. Vì vậy, công ty đã xin gia hạn khai thác, đồng thời xin phép có thể khai thác xuống sâu hơn và mở rộng thêm 11 hecta tại khai trường này, giấy tờ hồ sơ mở rộng khai trường 25 đã đến những bước cuối cùng, dự kiến trong vòng quý 3 và quý 4 năm nay DGC sẽ bắt đầu khai thác mở rộng.
- Dự án Đức Giang – Nghi Sơn. Dự án đã khởi công vào giữa tháng 2/2025. Dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 1.2026, chậm nhất là quý 2.2026, các sản phẩm chính là Xút và các chất dẫn xuất Clo. Ban lãnh đạo DGC nhận định hiện nay nhu cầu Xút ngày càng tăng, tuy nhiên các sản phẩm dẫn xuất Cl2 lại hơi khó tiêu thụ, công ty sẽ phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh với các công ty của Vinachem và tận dụng Clo để tiên phong sản xuất PCl3. Ước tính lợi nhuận mảng Xút của dự án Nghi Sơn khá cao khoảng 20%.
- BVSC giảm dự phóng DTT và LNST Cổ đông công ty mẹ của DGC năm 2025 từ 12.025 tỷ đồng xuống còn 10.966 tỷ đồng và 3.959 tỷ đồng xuống còn 3.441 tỷ đồng do BVSC thận trọng điều chỉnh giảm hơn 10% sản lượng xuất khẩu P4 sang Mỹ khi Tổng thống Donal Trump áp thuế 46% và giảm 15% sản lượng HPO do nhu cầu tiêu thụ chưa phục hồi như kỳ vọng. Bên cạnh đó, BVSC thận trọng điều chỉnh giảm target multiple do thị trường khá bi quan về các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu lớn trong bối cảnh các quốc gia lớn áp thuế quan để “bảo vệ” sản xuất nội địa và rủi ro về thời gian pháp lý của các dự án mới sẽ chậm hơn với dự kiến. BVSC hạ giá mục tiêu từ 129.300 đồng/cổ phiếu xuống còn 111.300 đồng/cổ phiếu, và duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho DGC với tiềm năng tăng trưởng +52,3%.
Link tải full báo cáo:
12. MWG [ MUA – 69,000đ/cp] Duy trì kế hoạch lợi nhuận dù vẫn còn thách thức vĩ mô – SSI
- Tài liệu ĐHĐCĐ và Kế hoạch kinh doanh năm 2025: MWG đã công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ), với kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2025 giữ nguyên ở mức 4.850 tỷ đồng (+30% svck). Kế hoạch này không thay đổi dù có những lo ngại về tiêu dùng suy yếu do tác động gián tiếp từ chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ.
- Triển vọng: Xuất khẩu của Việt Nam dự kiến sẽ gặp khó khăn do việc Hoa Kỳ áp mức thuế cơ bản 10% vào đầu tháng 4 và khả năng áp dụng thuế đối ứng sau 90 ngày tạm hoãn. Những yếu tố này có thể tác động tiêu cực tới thu nhập hộ gia đình và hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng cho các mặt hàng không thiết yếu, bao gồm điện thoại di động và thiết bị điện tử tiêu dùng. Do đó, SSI giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2025 xuống còn 5 nghìn tỷ đồng (+34% svck, từ mức 5,2 nghìn tỷ đồng). Các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2025 đến từ: (1) Chu kỳ thay mới điện thoại di động cùng với áp lực cạnh tranh suy giảm từ các đối thủ thương mại điện tử khi họ có thể nâng giá bán cho người tiêu dùng cuối sau khi bị tăng phí gần đây; (2) Mở rộng mạng lưới cửa hàng và lợi nhuận của chuỗi cửa hàng bách hóa; (3) Không phát sinh chi phí bất thường; (4) Chuỗi sản phẩm công nghệ & điện máy tại Indonesia, chuỗi nhà thuốc và chuỗi mẹ & bé đều ghi nhận kết quả hoạt động tốt hơn.
- Luận điểm đầu tư: SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG nhưng hạ giá mục tiêu theo phương pháp SOTP xuống 69.000 đồng/cp (từ 73.000 đồng/cp), phản ánh sự điều chỉnh cả về ước tính lợi nhuận và hệ số mục tiêu (P/E mục tiêu từ 11x xuống 9x) cho mảng sản phẩm công nghệ & điện máy. Với dự báo lợi nhuận năm 2025 đã được điều chỉnh, MWG hiện giao dịch ở mức P/E dự phóng năm 2025 là 14.6x, hấp dẫn so với mức trung bình lịch sử là 17x.
Link tải full báo cáo:
13. DPG [ MUA – 60,921đ/cp ] Dòng tiền tích cực từ Casamia Balanca – VCBS
- Doanh thu mảng xây lắp của DPG được kỳ vọng sẽ ghi nhận mức tăng mạnh trong năm 2025 do đây là giai đoạn nghiệm thu của phần lớn các gói thầu năm 2023 – 2024 (giai đoạn bùng nổ giá trị backlog kí mới của doanh nghiệp).
- Casamia Balanca dự kiến sẽ đóng góp hơn 4.200 tỷ đồng doanh thu cho DPG trong giai đoạn 2025 – 2027. Ngày 24/12/2024, chủ trương đầu tư điều chỉnh lần thứ 5 của dự án được phê duyệt, và được bàn giao đất vào ngày 31/12/2024. Kỳ vọng việc hoàn thiện bàn giao và ghi nhận doanh thu có thể được diễn ra khá nhanh sau khi dự án đủ điều kiện mở bán do DPG đã hoàn thiện xây thô một số phân khu đầu tiên.
- Sau thành công của chuỗi dự án Casamia tại Hội An và tạo dựng thương hiệu tốt, DPG có kế hoạch: (1) Đầu tư các dự án khách sạn, dịch vụ tại các KĐT đã hoàn thiện, (2) Đấu thầu thực hiện các dự án BĐS mới trên địa bàn Miền Trung, (3) Đầu tư dự án nhà máy kính hoa siêu trắng đầu tiên tại Huế với công suất giai đoạn 1 đạt 400 tấn/ ngày.
Link tải full báo cáo:
14. BAF [ Tích cực – 35,500đ/cp ] Duy trì đà tăng trưởng mạnh me – MBS
- Giá heo 2025-26 sẽ duy trì ở mức cao 65,000-70,000 vnđ/kg (+10% so với trung bình 2024) do nguồn cung từ nông hộ giảm từ tác động của Luật chăn nuôi trong khi nhu cầu tiêu thụ thịt heo vẫn tăng trưởng ổn định.
- MBS dự báo LN ròng năm 2025 đạt 659 tỷ đồng, tăng 107% svck chủ yếu nhờ sản lượng heo dự kiến tăng 43% svck và giá heo dự báo tăng 10% svck.
- MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 35,500 đồng/cp.
Link tải full báo cáo:
15. KBC [ MUA – 27,000đ/cp ] Phục hồi sau điều chỉnh mạnh – VCBS
- Chỉ báo RSI và MACD ở khung đồ thị giờ đều giảm mạnh về mục quá bán và tạo các đáy nhỏ hướng lên cho thấy KBC đang bước vào nhịp phục hồi
- Chỉ báo CMF ở khung đồ thị giờ bắt đầu hướng lên trở lại cho thấy thanh khoản mua chủ động đã dần gia tăng.
- Chỉ báo DI- ở khung đồ thị giờ cũng.
Link tải full báo cáo:
16. PTB [ MUA – 59,900đ/cp] Khó khăn nhưng sẽ vượt qua – KBSV
- Chính sách thuế đối ứng của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện chưa đánh vào sản phẩm gỗ nguyên liệu: Ngày 02/04/2025, ông Trump đã công bố mức thuế đối ứng, theo đó Việt Nam là nước phải chịu mức thuế đối ứng lên đến 46%, theo đó các mặt hàng đồ nội thất cũng thuộc diện chịu thuế này. Đáng chú ý trong phần phụ lục II sắc lệnh điều chỉnh nhập khẩu bằng thuế quan đối ứng của Mỹ quy định một số hàng hóa không phải chịu thuế đối ứng. Những mặt hàng này bao gồm: Các mặt đã phải chịu mức thuế riêng biệt là 25% theo quy định tại mục 232 của Đạo luật Thương mại 1962,trong đó gỗ xẻ cũng đang bị điều tra áp thuế theo mục này nên cũng sẽ được miễn thuế.
- Ông Trump hoãn thuế 90 ngày tạo cơ hội cho PTB hoàn thành kế hoạch 2025. Lượng tồn kho đồ nội thất và gia dụng Mỹ đã giảm về mức thấp của năm 2019, tỷ lệ tồn kho/ Doanh số bán lẻ theo tháng đã giảm về mức 1,49 lần là vùng thấp nhất trong 10 năm qua (theo số liệu từ từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis (Stlouisfed)). Như vậy nhiều khả năng các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tập trung nhập khẩu nhiều hang hóa trong thời gian 90 ngày ông Trump hoãn thuế.
- PTB có lợi thế xuất khẩu lớn so với các doanh nghiệp khác: PTB hiện là số ít doanh nghiệp Việt Nam có cả 2 loại chứng chỉ FSC-FM và FSC-CoC, tạo lợi thế quan trọng cho sản phẩm gỗ nguyên liệu và hang nội thất gỗ của PTB xuất khẩu vào Mỹ (chiếm 70% tổng giá trị XK) và Châu Âu (Chiếm 20 – 25%).
Link tải full báo cáo:
17. HHV [ MUA – 13,000đ/cp]: Tăng trưởng ổn định trong năm 2025 – SSI
- SSI sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) và đưa ra giá mục tiêu trong 1 năm là 13.000 đồng/cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HHV.
- Giá cổ phiếu đã có những thời điểm giảm tới 20% trong 5 ngày qua, cùng với sự điều chỉnh của thị trường, trong khi SSI cho rằng hoạt động kinh doanh của HHV sẽ không bị ảnh hưởng quá mạnh bởi các thay đổi trong chính sách thuế của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác. Do đó, SSI cho rằng cổ phiếu HHV mang lại cơ hội đầu tư hấp dẫn ở thời điểm hiện tại.
Link tải full báo cáo:
18. STB [ MUA – 46,136đ/cp ]: Bứt tốc trong năm then chốt của đề án tái cơ cấu – VCBS
- Thu nhập lãi duy trì tích cực: Tăng trưởng tín dụng kỳ vọng đạt 14% với động lực tăng trưởng đến từ 2 phân khúc cho vay chính (bán lẻ phục vụ sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp SME) đang trên đà hồi phục tốt. NIM dự kiến duy trì mức 3,7% trong năm 2025.
- Thu nhập ngoài lãi khả quan hơn: Thu nhập từ phí của STB đã có sự hồi phục tích cực trong 2024 và dự báo sẽ nối tiếp đà tăng trong thời gian tới với động lực từ hoạt động thanh toán, thẻ, bảo hiểm. Thu nhập từ thu hồi nợ cũng kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt khi thị trường bất động sản khởi sắc và được tăng cường hỗ trợ về mặt pháp lý.
- Áp lực trích lập dự phòng ở mức thấp trong 2025 nhờ: (1) STB đã trích lập hầu hết cho trái phiếu VAMC ; (2) Chất lượng danh mục cho vay ổn định với các khoản nợ quá hạn và nợ tái cơ cấu giảm dần, rủi ro tập trung và nợ liên đới qua CIC ở mức thấp.
- Kỳ vọng tiến độ xử lý tài sản tồn đọng của STB sẽ hoàn thành trong 2025-2026: Thu nhập từ việc đấu giá thành công khoản nợ liên quan KCN Phong Phú đang được thực hiện theo tiến độ tại hợp đồng và thời điểm hạch toán phụ thuộc vào quyết định của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Đồng thời, STB vẫn đang tích cực làm việc với các bên liên quan để xử lý 32,5% cổ phần của STB do VAMC quản lý. Do đó, VCBS chưa đưa khoản thu nhập khác có thể ghi nhận từ việc bán các tài sản này vào dự báo của STB trong năm 2025.
Link tải full báo cáo:
19. DGC [ Tích cưc – 101,000đ/cp ]: Kế hoạch thận trọng cho năm 2025 – SSI
- Lợi nhuận đã quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng từ Q4/2024, nhờ giá bán của phốt pho vàng phục hồi. SSI dự báo đà tăng trưởng lợi nhuận này sẽ tiếp diễn vào năm 2025, nhờ giá bán thuận lợi, sản lượng tiêu thụ tăng ở hầu hết các danh mục sản phẩm và tỷ lệ quặng tự chủ tăng. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu hụt quặng apatit hiện nay tại Việt Nam, DGC có thể ghi nhận sản lượng tiêu thụ sụt giảm đối với axit phosphoric. Vì vậy, SSI đã điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận ròng năm 2025 xuống còn 3,5 nghìn tỷ đồng (+14% svck, so với 4,3 nghìn tỷ đồng như dự báo trước đó). Do đó, SSI cũng điều chỉnh giảm giá mục tiêu cho cổ phiếu DGC xuống còn 101.000 đồng/cổ phiếu (từ 132.000 đồng/cổ phiếu). Sau nhịp điều chỉnh gần đây của thị trường, SSI hiện khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu DGC.
- Tăng trưởng lợi nhuận của DGC trong 2-3 năm tới được thúc đẩy bởi: (1) tăng sản lượng phốt pho vàng sau khi tăng công suất vào năm 2024; (2) tăng tỷ lệ quặng tự chủ từ đó giảm chi phí nguyên liệu; (3) chuyển đổi dần từ sản phẩm thượng nguồn sang sản phẩm hạ nguồn và (4) lợi nhuận đóng góp thêm từ nhà máy Chlo-alkali tại Nghi Sơn.
Link tải full báo cáo:
20. DGW [ MUA – 45,398đ/cp ] Không chịu ảnh hưởng đáng kể từ thuế – VCBS
- VCBS đưa ra khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 45.398 đồng/cp, trong bối cảnh giá đã chiết khấu sâu so với triển vọng và nền tảng doanh nghiệp.
- Lũy kế năm 2024, DGW ghi nhận doanh thu đạt 22 nghìn tỷ đồng (+17,3% svck), nhờ sự tăng trưởng hai chữ số ở hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là thiết bị gia dụng (+36,4%) và thiết bị văn phòng (+27,5%). Biên lợi nhuận gộp được cải thiện 102 điểm cơ bản nhờ cơ cấu doanh thu chuyển dịch tích cực sang các ngành hàng có biên cao, qua đó giúp lợi nhuận gộp tăng mạnh 32%. Lợi nhuận sau thuế tăng 23,4%, chủ yếu nhờ biên gộp cải thiện và chi phí lãi vay giảm đáng kể 21%.
- Thị trường smartphone, laptop và máy tính bảng Việt Nam dần bão hòa, nhưng doanh thu vẫn tăng nhờ người tiêu dùng chuyển sang thiết bị cao cấp với 5G và AI; smartphone dự kiến đạt 4,1 tỷ USD và laptop 1,2 tỷ USD vào 2025. Các sản phẩm như thiết bị gia dụng (dự kiến tăng 38%) và thiết bị văn phòng (dự kiến tăng 25%) tiếp tục tăng trưởng hai chữ số, nâng tỷ trọng đóng góp từ 28% (2024) lên 31% (2025), được thúc đẩy bởi đô thị hóa, AI/IoT và nhu cầu từ trung tâm dữ liệu và SMEs.
Link tải full báo cáo:
21. Báo cáo vĩ mô: Vững vàng trước giông bão – MBS
- GDP Q1 tăng trưởng tích cực với mức tăng 6.9% svck – mức tăng trưởng cao nhất so với Q1 các năm trong giai đoạn 2020 – 2025.
- Hoạt động xuất khẩu sôi động trong tháng 3 với kim ngạch tăng 14.5% svck, chỉ số PMI vượt ngưỡng 50 điểm lần đầu tiên trong bốn tháng trở lại đây.
- Mức thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ hiện được giảm xuống còn 10% và lùi thời hạn áp dụng mức thuế 46% thêm 90 ngày.
Link tải full báo cáo:
22. Báo cáo vĩ mô: Tác động chính sách thuế quan của Mỹ đến các động lực tăng trưởng – MAS
- Tăng trưởng GDP quý 1/2025 đạt 6,9% YoY (mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý 1/2024); trong đó, tiêu dùng cuối cùng và tích lũy tài sản duy trì đà tăng trưởng, trong khi xuất khẩu tăng chậm lại. Do mức tăng trưởng quý 1 thấp hơn mục tiêu, Chính phủ điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 9 tháng cuối năm lên trên 8,3% YoY nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 8%. Trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ có tác động đáng kể, MAS kỳ vọng động lực tăng trưởng chính năm nay sẽ đến từ đầu tư công (đóng góp khoảng 9−10% GDP) và tiêu dùng nội địa (đóng góp 55% GDP), nhờ việc chủ động triển khai các chính sách hỗ trợ như giảm thuế và phí nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và kích cầu tiêu dùng nội địa. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục nỗ lực duy trì môi trường lãi suất thấp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Tăng trưởng tín dụng năm 2025 được kỳ vọng sẽ tăng tốc, trong bối cảnh đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và thị trường bất động sản khởi sắc hơn nữa.
- Trong bối cảnh áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng trước tác động của chiến tranh thương mại, những yếu tố giúp Việt Nam có thể tiếp tục thu hút dòng vốn FDI bao gồm tập trung cải thiện hạ tầng và nguồn cung điện, thành lập Quỹ Hỗ trợ Đầu tư vào cuối năm 2024, với các cơ chế hỗ trợ dành cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, dòng vốn FDI trong thời gian tới có thể thận trọng hơn, trong bối cảnh: 1) Các quốc gia có thể cân nhắc kỹ lưỡng hơn các cơ hội đầu tư ở nước ngoài trong bối cảnh chính sách thuế của Mỹ còn nhiều biến động; 2) Mức thuế đối ứng có thể làm thay đổi thứ hạng mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia, đặc biệt là dựa trên chi phí lao động.
Link tải full báo cáo:
23. Báo cáo vĩ mô: Bão thuế quan – KBSV
- KBSV giảm mạnh dự báo vùng điểm hợp lý của chỉ số VNIndex thời điểm cuối năm 2025 xuống mức 1,100 điểm (từ mức 1,460 điểm trong báo cáo năm), tương ứng mức tăng nhẹ 5% yoy của EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX, và P/E mục tiêu là 11.9 lần (theo cách tính của Bloomberg), thấp hơn so với mức 14.9 thời điểm cuối năm 2024 và thấp hơn mức bình quân 10 năm ở 16.6.
- Động thái đánh thuế mạnh tay của Chính quyền Donald Trump với mức thuế đối ứng lên đến 46% lên hàng hóa Việt Nam là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc hạ dự báo. Dù các diễn biến mới cho thấy có khả năng mức thuế này sẽ được hạ xuống tới đây sau đàm phán, tuy nhiên do nhiều yếu tố bất định khó dự báo trước, KBSV sử dụng mức thuế 46% này làm kịch bản cơ sở xuyên suốt báo cáo. Cụ thể, chúng tôi giảm mạnh tăng trưởng lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết từ mức 15% xuống còn 5% do lo ngại tác động của chính sách thuế quan mới lên hoạt động xuất khẩu nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Đồng thời, KBSV giảm mức P/E hợp lí cuối 2025 để phản ánh rủi ro mặt bằng lãi suất có thể tăng trở lại dưới áp lực tỷ giá, và tâm lý thận trọng của nhà đầu tư.
- Các tác động tiêu cực nhất của chính sách thuế này sẽ tập trung vào giai đoạn quý 2 khi thị trường tập trung đánh giá mức độ ảnh hưởng lên tăng trưởng, cũng như các chỉ tiêu vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp niêm yết. Theo đó, chúng tôi thiên về kịch bản đà giảm sẽ kéo dài xuyên suốt gần hết quý dù có thể xuất hiện các nhịp hồi phục ngắn đan xen.
Link tải full báo cáo:
24. Báo cáo vĩ mô: Tái cơ cấu danh mục để thích nghi với chiến tranh thương mại – MBS
- Đây là thời điểm để tái cơ cấu danh mục sang các nhóm ngành ít chịu tác động trực tiếp từ chiến tranh thương mại, đồng thời được hưởng lợi khi các động lực tăng trưởng trong nước có cơ hội vươn lên.
- MBS dự báo VN-Index hướng về mức 1,350 – 1,380 trong năm 2025 trên cơ sở kỳ vọng lợi nhuận thị trường tăng 16% – 16.5%, P/E mục tiêu 12.5 lần.
- MBS khuyến nghị Danh mục cổ phiếu đầu ngành, có định giá hấp dẫn cũng như chính sách cổ tức ổn định nhằm thích nghi với thương chiến.
Link tải full báo cáo:
25. Báo cáo vĩ mô: Mỹ hoãn áp thuế và tác động tới Việt Nam – VCBS
- Ngày 9/04/2025 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump thông báo hoãn thuế 90 ngày đối với các quốc gia quyết định không trả đũa theo bất kỳ cách nào, và áp thuế 125% đối với Trung Quốc. Cụ thể: Dựa trên sự thiếu tôn trọng mà Trung Quốc đã thể hiện đối với Thị trường Thế giới, Tổng thống Trump quyết định tăng Thuế quan mà Hoa Kỳ áp dụng đối với Trung Quốc lên 125%, có hiệu lực ngay lập tức. Ngược lại, đã có hơn 75 quốc gia triệu tập Đại diện của Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, để đàm phán giải pháp cho các vấn đề đang được thảo luận liên quan đến Thương mại, Rào cản thương mại, Thuế quan, Thao túng tiền tệ và Thuế quan phi tiền tệ. Các quốc gia không trả đũa theo bất kỳ, hay hình thức nào đối với Hoa Kỳ, Tổng thống đã cho phép TẠM DỪNG trong 90 ngày đối với Thuế quan đối ứng, cùng với mức giảm đáng kể trong thời gian này, và ở mức 10%. Quyết định này cũng có hiệu lực ngay lập tức.
- Như đã nhận định trong báo cáo trước đây, VCBS cho rằng: Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận thận trọng và cân nhắc dài hạn, Chính phủ ưu tiên giải pháp thương lượng thay vì đối đầu trực tiếp, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến quan hệ thương mại song phương và nền kinh tế trong nước. Việt Nam sẽ có thêm thời gian để thương lượng, và với thế mạnh ngoại giao linh hoạt đã được chứng minh qua thời gian, diễn biến đàm phán xa hơn có thể chuyển biến tích cực hơn nữ.
Link tải full báo cáo:
26. Báo cáo vĩ mô: Việt Nam trong “ Cơn lốc” thuế đối ứng 46% – PSI
- Ngày 3 tháng 4 năm 2025 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump công bố áp dụng các mức thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Chính sách thuế đối ứng không chỉ là công cụ bảo hộ kinh tế mà còn là “đòn bẩy đàm phán”, nhằm giảm thâm hụt thương mại, buộc các quốc gia mở cửa thị trường hơn hoặc nhượng bộ trong các thỏa thuận song phương. Việt Nam được dự báo nằm trong tầm ngắm của sắc thuế này với nhiều lý do (chi tiết tham khảo tại báo cáo kỳ trước về thuế đối ứng của PSI tại đây). Song, mức chịu thuế công bố lên tới 46% – cao nhất khu vực Đông Nam Á, vượt xa tính toán của giới chuyên gia khiến thị trường chứng khoán chao đảo. Chi tiết tác động của thuế đối ứng 46% lên nền kinh tế Việt Nam và các nhóm ngành chịu ảnh hưởng sẽ được trình bày trong báo cáo này.
Link tải full báo cáo:
27. Báo cáo vĩ mô: Vươn mình trước gió lớn – MAS
- Thuế đối ứng 46% do Hoa Kỳ áp đặt đang tạo ra thách thức lớn cho kinh tế Việt Nam, từ xuất khẩu, FDI đến tăng trưởng GDP và ổn định tỷ giá. Việc áp dụng thuế quan trên diện rộng được xem là biện pháp để tái cân bằng thương mại toàn cầu và giảm thâm hụt của Mỹ, song đồng thời gây hiệu ứng dây chuyền lên các thị trường chứng khoán trọng điểm. Để giảm thiểu tác động Thương chiến, Việt Nam đã chủ động cắt giảm thuế nhập khẩu với hàng Mỹ và tham gia các thỏa thuận song phương. Dù vậy, hiệu quả vẫn còn hạn chế so với quy mô thâm hụt giữa hai nước. Các ngành dệt may, giày dép, thủy sản, điện tử nằm trong nhóm các ngành có nguy cơ giảm sức cạnh tranh, gián đoạn chuỗi cung ứng và sụt giảm lợi nhuận nếu thuế đối ứng chính thức có hiệu lực.
- Kết quả đàm phán của Việt Nam nhằm hạ mức thuế đối ứng hoặc đạt được các điều lệ miễn trừ đối với các mặt hàng trọng điểm sẽ giữ vai trò then chốt trong việc giảm thiểu các tác động bất lợi. Chính phủ đã thành lập tổ công tác phản ứng nhanh và khởi xướng những cuộc thảo luận cấp cao với phía Mỹ, tập trung vào hợp tác thương mại lâu dài cùng với những động thái nhượng bộ phù hợp. Tuy nhiên, các vấn đề mang tính cấu trúc như thặng dư thương mại, cáo buộc thao túng tiền tệ, cùng sự áp đảo của khu vực xuất khẩu do FDI dẫn dắt vẫn là những trở ngại đáng kể trong đàm phán. Mặc dù Việt Nam tiếp tục nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại và đẩy mạnh hợp tác với các khối kinh tế khác, triển vọng ngắn hạn sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kết quả đàm phán đang diễn ra. Trong kịch bản cẩn trọng nhất, nếu không thể đưa mức thuế về tối thiểu 10% hoặc giành được miễn trừ cho các mặt hàng quan trọng, sự dịch chuyển trong dòng chảy thương mại có thể diễn ra nhanh hơn, làm suy yếu dòng vốn FDI và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp tại các ngành xuất khẩu.
- Tác động vĩ mô vượt khỏi phạm vi thương mại. Từ đầu năm đến nay, tỷ giá duy trì tương đối ổn định với VNĐ ghi nhận mức mất giá khoảng 1,33% so với đầu năm, phản ánh biến động tỷ giá trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn lộ trình hạ lãi suất. Dù vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn duy trì chính sách lãi suất ổn định, tập trung vào việc ổn định vĩ mô trong nước trong bối cảnh tỷ giá vẫn đang dao động trong ngưỡng cho phép. Mục tiêu tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam cho năm 2025 được đánh giá là khá tham vọng nhưng hoàn toàn khả thi, nhờ các động lực nội tại như giải ngân đầu tư công, cải cách khu vực tư nhân và thúc đẩy sức mua nội địa. Đặc biệt, hoạt động đầu tư công dự kiến gia tăng mạnh mẽ với kế hoạch giải ngân 826 nghìn tỷ đồng trong năm 2025 (+30% so với cùng kỳ năm trước), song hành cùng sự phục hồi trong phát hành trái phiếu chính phủ, qua đó thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc duy trì tăng trưởng trước những áp lực từ bên ngoài.
Link tải full báo cáo:
28. Báo cáo vĩ mô: Tái ông thất mã – SSI
- Kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,93% so với cùng kỳ trong quý I, tuy thấp hơn mục tiêu 7,7% của Chính phủ, nhưng vẫn ở mức cao nhất kể từ năm 2020. Tiêu dùng có dấu hiệu hồi phục tích cực, thu hẹp khoảng cách tăng trưởng đối với nhóm ngành sản xuất và xuất khẩu. Lạm phát có xu hướng chậm lại, tín dụng tăng mạnh so với cùng kỳ, nhưng giải ngân đầu tư phát triển vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá.
- Trên TTCK Việt Nam, dòng vốn qua các quỹ ETF và qua các quỹ chủ động đồng loạt đẩy mạnh rút ròng trong tháng trước rủi ro thuế quan. Chỉ số VNIndex đi ngang trong tháng 3 nhưng đã biến động giảm mạnh trong các phiên đầu tháng 4. Trong 10 năm qua, VN-Index đã điều chỉnh hơn 4% trong 24 lần. Vượt qua biến động ngắn hạn, tỷ lệ thị trường phục hồi sau 1-3 tháng và 12 tháng khá hấp dẫn ở mức 70% và 75%, với tỷ suất sinh lời trung bình sau 12 tháng là 16%.
- Ngày 02/4, Tổng thống Mỹ đã công bố kế hoạch thuế quan bao gồm mức thuế suất cơ bản 10% và mức thuế suất đối ứng áp dụng cho từng đối tác thương mại cụ thể (Việt Nam: 46%, Trung Quốc: 34%, Nhật Bản: 24%, EU: 20%). Mức thuế cơ bản và thuế đối ứng có hiệu lực lần lượt từ ngày 5 và 9 tháng 4. Việt Nam đã ngay lập tức có những phản ứng được đánh giá là tích cực trong việc khởi động đàm phán về thuế quan với Hoa Kỳ.
- Trong các DNNY, ngành dệt may, thủy sản và gỗ là các ngành xuất khẩu sang thị trường Mỹ nhiều nhất. Ngược lại, các sản phẩm như thép và nhôm không bị áp thuế đối ứng. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ tác động gián tiếp đến các ngành khác bao gồm ngành Khu công nghiệp, Logistics, Hàng tiêu dùng và các nhóm ngành khác.
Link tải full báo cáo:
29. Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu – SSI
- Quỹ cổ phiếu toàn cầu vẫn tiếp tục giữ trạng thái thận trọng trong 2 tuần đầu tháng 3, khi NĐT vẫn tỏ ra lo ngại trước các chính sách thuế quan không chắc chắn của Tổng thống Donald Trump. Tính chung cả tháng, dòng tiền vào ròng giảm 10% so với tháng trước, đạt 48,7 tỷ USD.
- Quỹ cổ phiếu toàn cầu vẫn tiếp tục giữ trạng thái thận trọng trong 2 tuần đầu tháng 3, khi NĐT vẫn tỏ ra lo ngại trước các chính sách thuế quan không chắc chắn của Tổng thống Donald Trump. Tính chung cả tháng, dòng tiền vào ròng giảm 10% so với tháng trước, đạt 48,7 tỷ USD.
- Quỹ tiền tệ đảo chiều rút ròng. Quỹ thị trường tiền tệ rút ròng 14,9 tỷ USD trong tháng 3, và là tháng rút ròng đầu tiên kể từ tháng 4/2024.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu