TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 08/11 – 12/11/2021

Lượt xem: 1281 | Ngày đăng: 23/11/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 08/11 – 12/11/2021

  1. DPM [ Tích cực – 55,000đ/cp]: KQKD Q3/2021 vượt ước tính của chúng tôi – SSI – 08/11/2021
  2. KBC [ Trung lập – 50,000đ/cp ]: Chịu ảnh hưởng trong ngắn hạn – Cập nhật KQKD – SSI – 09/11/2021
  3. MSB [ Tích cực – 28,400đ/cp] Lợi nhuận bất thường tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 – SSI – 08/11/2021
  4. PNJ [ Tích cực – 121,800đ/cp ]: Trên đà phục hồi hậu giãn cách – Báo cáo cập nhật – BVSC – 08/11/2021
  5. C47 [ MUA – 21,300đ/cp ]: Vững xây công trình – Báo cáo ngắn – MAS – 09/11/2021
  6. HPG [ Tích cực – 68,500đ/cp ]: Đón chờ cơ hội từ Dung Quất 2 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/11/2021
  7. VIB [ Trung lập ] Kì vọng hồi phục trong 4Q2021 – Báo cáo lần đầu – KBSV – 08/11/2021
  8. NVL [ Trung lập ]: Lợi nhuận ròng Quý 3 giảm 74%YoY – Báo cáo ngắn – KBSV – 08/11/2021
  9. HPG [ MUA – 73,900đ/cp ]: Nâng giá mục tiêu nhờ yếu tố cung cầu & triển vọng dài hạn tích cực hơn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 09/11/2021
  10. Ngành thuỷ sản [ Trung lập ]: Triển vọng tích cực sau khi dịch COVID-19 bị đẩy lui – HSC – 11/11/2021
  11. VRE [ MUA – 39,000đ/cp] Cập nhật kết quả kinh doanh – Báo cáo ngắn – MBS – 11/11/2021
  12. DCM [ MUA – 42,200đ/cp ]: Hưởng lợi từ giá Ure tăng cao bà nhà máy NPK đi vào hoạt động – FPTS – 08/11/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. DPM [ Tích cực – 55,000đ/cp]: KQKD Q3/2021 vượt ước tính của chúng tôi – SSI – 08/11/2021

  • SSI điều chỉnh khuyến nghị đối với DPM từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN, và tăng giá mục tiêu 1 năm lên 55.000 đồng/cp (từ 42.200 đồng/cp) – tương ứng tổng mức sinh lời 14% (bao gồm 5% tỷ suất cổ tức). Nhà đầu tư có thể nắm bắt cơ hội tích lũy cổ phiếu khi giá điều chỉnh trong ngắn hạn.
  • SSI điều chỉnh khuyến nghị dựa trên KQKD Q3/2021 của DPM với lợi nhuận trước thuế tăng 240% so với cùng kỳ, vượt ước tính 200% so với cùng kỳ của SSI Research cho nửa cuối năm 2021, nhờ giá urea tăng mạnh. Do đó, SSI điều chỉnh tăng 40% và 42% ước tính 2021 và 2022 tương ứng là 2,9 nghìn tỷ đồng (+246% YoY) và 2,7 nghìn tỷ đồng (-6% YoY). Mặc dù giả định giá urea có thể đạt đỉnh trong Q4/2021, giá urea trong nửa đầu năm 2022 có thể cao hơn nửa đầu năm 2021, giúp tăng trưởng lợi nhuận nửa đầu năm 2022 tăng 68% so với cùng kỳ. DPM cũng chia sẻ giá cước vận chuyển 2022 có thể không đổi so với 2021 do công ty đã chốt đủ sản lượng khí từ các mỏ có chi phí thấp. Do đó, SSI không còn quan ngại về khả năng giá cước vận chuyển tăng. Giá mục tiêu mới dựa trên phương pháp SOTP của SSI cụ thể như sau.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9474_DPM_SSI_2021-11-8.pdf

2. KBC [ Trung lập – 50,000đ/cp ]: Chịu ảnh hưởng trong ngắn hạn – Cập nhật KQKD – SSI – 09/11/2021

  • Giá cổ phiếu KBC đã tăng 44% kể từ báo cáo gần nhất của SSI (ngày 26/5/2021) cùng với việc pha loãng cổ phiếu từ đợt phát hành riêng lẻ gần đây, SSI điều chỉnh khuyến nghị đối với KBC từ MUA xuống TRUNG LẬP. Do KQKD 9T2021 chỉ hoàn thành 37% kế hoạch năm về LNST, SSI cũng điều chỉnh giảm ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng 2021 còn 4,8 nghìn tỷ đồng (-16%) và 1,2 nghìn tỷ đồng (-35%). Mặc dù vậy, SSI tăng 13% giá mục tiêu 1 năm lên 50.000 đồng/cp, để phản ánh giá đất tăng tại Hải Phòng và Bắc Ninh. Định giá hiện tại chưa bao gồm các dự án mới trong giai đoạn đầu như các KCN tại Long An hay dự án nhà ở tại Vũng Tàu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9488_KBC_SSI_2021-11-9.pdf

3. MSB [ Tích cực – 28,400đ/cp] Lợi nhuận bất thường tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng năm 2022 – SSI – 08/11/2021

  • SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu MSB từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 28.400 đồng/cổ phiếu (từ 23.000 đồng/cổ phiếu) – tăng 13% so với giá ngày 8/11. Điều này phản ánh ước tính LNTT năm 2021 và 2022 tăng lần lượt là 16% và 19% so với ước tính trước đó. Cụ thể, SSI ước tính MSB sẽ đạt mức tăng trưởng LNTT năm 2021 là 95% so với cùng kỳ – nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và NIM mở rộng. Trong khi đó, LNTT năm 2022 ước tính tăng +25,8% so với cùng kỳ. Ngay cả khi SSI loại trừ lợi nhuận bất thường trong năm 2021 (phí trả trước bancassurance) và năm 2022 (thoái FCCom và phí trả trước bancassurance), tăng trưởng LNTT cốt lõi ước tính tăng lần lượt là 43% và 20% so với cùng kỳ.
  • Giả định về NIM của SSI cho năm 2021 và 2022 được điều chỉnh tăng lần lượt 15 bps và 26 bps lên 3,63% và 3,81%, phản ánh việc nhóm khách hàng SME dần chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng dư nợ, khiến lợi suất tài sản trung bình cao hơn. SSI cũng tính đến khoản lãi ròng bất thường từ việc bán tài sản thế chấp 300 tỷ đồng và thoái vốn FCCom 1,8 nghìn tỷ đồng vào dự phong của năm 021 và 2022. Theo đó, ước tính LNTT của SSI cho năm 2021 và 2022 tăng 16% và 19% so với ước tính trước đó, lần lượt đạt 4,9 và 6,2 nghìn tỷ đồng.
  • Cùng với việc điều chỉnh dự phóng, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 28.400 đồng/cổ phiếu (từ 23.000 đồng/cổ phiếu), tương ứng tiềm năng tăng giá là 13%. Do đó, SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9487_MSB_SSI_2021-11-9.pdf

4. PNJ [ Tích cực – 121,800đ/cp ]: Trên đà phục hồi hậu giãn cách – Báo cáo cập nhật – BVSC – 08/11/2021

  • BVSC xác định mức giá mục tiêu của PNJ là 121.800 VNĐ/CP sau khi chuyển mô hình DCF sang cuối 2022, tương đương mức lợi nhuận kỳ vọng là 15% tại giá đóng cửa 09/11/2021. PNJ đang được giao dịch tại mức PE dự phóng 2022 là 16,6 là tương đối hấp dẫn so với mức PE trượt bình quân từ 2016 đến nay là 19x. Do đó, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PNJ cùng với các luận điểm đầu tư sau:
  • Về trung và dài hạn, kinh tế của Việt Nam và mức thu nhập khả dụng của người dân sở hữu triển vọng tăng trưởng tích cực, từ đó thúc đẩy tăng trưởng sức mua đối với thị trường trang sức, đặc biệt với nhóm thị trường trung cao cấp.
  • Thị trường trang sức tại Việt Nam kỳ vọng sẽ trở nên cô đặc hơn, đặc biệt sau các đợt ảnh hưởng do giãn cách xã hội. Nổi bật hơn cả, nhóm bán lẻ trang sức có thương hiệu tiếp tục gia tăng uy tín nhờ việc luôn đảm bảo được tính thanh khoản và cam kết hậu mãi đối với khách hàng trong suốt giai đoạn khó khăn.
  • PNJ với các sức mạnh nội tại đã được chứng minh gồm (1) năng lực chế tác, (2) sức mạnh thương hiệu cùng nhóm khách hàng trung thành thuộc nhóm trung cao cấp với khả năng chịu đựng các cú sốc kinh tế tốt hơn, (3) khả năng vận dụng công nghệ số vào sản xuất và bán hàng giúp cải thiện hiệu quả, tiết giảm chi phí. Thực tế, trong 2020, lợi thế về tập khách hàng trung thành cũng như việc triển khai các chính sách bán hàng hiệu quả nhờ vận dụng năng lực phân tích và đánh giá dữ liệu khách hàng đã giúp doanh nghiệp đạt được kết quả rất đáng khích lệ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9492_PNJ_BVSC_2021-11-10.pdf

5. C47 [ MUA – 21,300đ/cp ]: Vững xây công trình – Báo cáo ngắn – MAS – 09/11/2021

  • Hoạt động chính trong lĩnh vực xây dựng, thi công, xây lắp. Đặc biệt, doanh nghiệp có thế mạnh trong xây dựng các dự án thủy điện, thủy lợi.
  • 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ lần lượt đạt 699 tỷ và 24 tỷ đồng, lần lượt giảm 30% và tăng 53% so với cùng kỳ: 1) mảng xây dựng doanh thu dừng ở 646 tỷ đồng, giảm 30%YoY do ảnh hưởng từ dịch Covid; 2) mảng dịch vụ cũng giảm mạnh 52%YoY; 3) biên lợi nhuận gộp tăng từ 12,5% lên mức 13%.
  • Dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ năm 2021 ước đạt 1.043 tỷ và 36 tỷ đồng, giảm 15% và tăng 68% cùng kỳ: 1) quý 4 kỳ vọng phục hồi trở lại mảng xây dựng sau giai đoạn khó khăn do dịch Covid; 2) mảng xây dựng kỳ vọng doanh thu 967 tỷ đồng, giảm 10,3%YoY.
  • Năm 2022, MA dự phóng doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 1.266 tỷ và 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 19,3% và 73,6% so với cùng kỳ: 1) doanh thu xây dựng đạt 1.162 tỷ đồng, tăng 20,2% YoY nhờ chính sách thúc đẩy đầu tư công của Chính phủ; 2) mảng dịch vụ kỳ vọng doanh thu đạt 57 tỷ đồng, tăng 81,3%YoY.
  • EPS forward 2022 ước đạt 3.042 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 5,6 lần, quanh vùng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho C47: 1) chính sách đầu tư công của Chính phủ hỗ trợ mảng xây dựng; 2) hoạt động kinh doanh kỳ vọng có sự phục hồi sau giai đoạn gặp khó khăn để duy trì tăng trưởng..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9490_C47_MAS_2021-11-9.pdf

6. HPG [ Tích cực – 68,500đ/cp ]: Đón chờ cơ hội từ Dung Quất 2 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/11/2021

  • VNDS tăng giá mục tiêu của HPG lên 68.500 đồng/cp nhằm phản ánh mức EPS dự phóng năm 2022-23 cao hơn và chuyển năm cơ sở sang 2022. Định giá của VNDS dựa trên sự kết hợp hai phương pháp với tỷ trọng bằng nhau: (1) P/E mục tiêu 10,0x cho EPS 2022 và (2) mô hình định giá DCF 10 năm. Trong đó, định giá DCF tăng 12,7% sv mô hình trước đó với EPS 2022-23 cao hơn.
  • Các gói kích thích sau COVID-19 được kỳ vọng sẽ sớm được công bố nhằm giúp nền kinh tế phục hồi. VNDS kỳ vọng việc Chính phủ đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ giúp tăng nhu cầu thép xây dựng nội địa trong năm 2022-23. Nhờ sở hữu thị phần thép lớn nhất, HPG sẽ được hưởng lợi chính từ xu hướng này.
  • HPG hiện đang giao dịch ở mức P/E 12 tháng là 7,6x, thấp hơn sv mức trung bình của TOP20 doanh nghiệp thép có vốn hóa lớn nhất là 7,9x. VNDS tin rằng HPG xứng đáng được trả mức định giá cao hơn nhờ khả năng sinh lời vượt trội (ROE 12 tháng là 45,6%, cao hơn mức 23,0% của trung bình các doanh nghiệp trong ngành).
  • KLHDQ 2 sẽ khởi công xây dựng vào đầu năm 2022 và bắt đầu đóng góp vào KQKD của HPG từ năm 2024. VNDS ước tính LN ròng năm 2024 sẽ tăng mức 40.500 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng kép 13,2% trong giai đoạn 2022-24.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9557_HPG_VNDS_2021-11-12.pdf

7. VIB [ Trung lập ] Kì vọng hồi phục trong 4Q2021 – Báo cáo lần đầu – KBSV – 08/11/2021

  • Tăng trưởng LNTT 3Q2021 đạt -17% YoY, tỷ lệ nợ xấu đạt 2.1% —3Q 2021, VIB ghi nhận KQKD suy giảm so với cùng kì do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thu nhập lãi thuần 3Q2021 đạt 2,678 tỷ VND, tăng 19.9% YoY với động lực từ tăng trưởng tín dụng đạt 25.7% YoY và 10.9% YTD và NIM vẫn duy trì ở mức cao, đạt 4.37% (-17bps QoQ). Thu nhập ngoài lãi đạt 401 tỷ VND, giảm 49.6% YoY trong đó lãi phí bảo hiểm giảm mạnh 46% YoY trong khi lãi phí thẻ tăng 21% YoY.
  • Nợ xấu tính đến 3Q2021 đạt 3,986 tỷ VND tương đương tỷ lệ nợ xấu đạt 2.12%, tăng 43bps QoQ. Chi phí trích lập dự phòng chỉ tăng 12% YoY khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 54.1%, giảm 976bps QoQ, thuộc nhóm có tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp trong nhóm các ngân hàng được theo dõi.
  • Kì vọng tăng trưởng cao trong 4Q2021 nhờ hồi phục sau làn sóng dịch thứ 4. KQKD trong tháng 10/2021 có sự hồi phục đáng kể so với 3Q2021. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đạt 13.4% YTD, tương đương tín dụng tháng 10 tăng trưởng 2.6% MoM, vượt xa trung bình 3 tháng quý 3 là 0.92% MoM.
  • Nợ xấu sẽ là yếu tố cần quan tâm trong ngắn-trung hạn. Theo quan điểm của KBSV, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp cùng với tỷ trọng khối bán lẻ lớn, áp lực trích lập đối với VIB sẽ gia tăng và ảnh hưởng đến KQKD nếu quá trình hồi phục của nền kinh tế bị chậm lại do dịch.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9476_VIB_KBSV_2021-11-8.pdf

8. NVL [ Trung lập ]: Lợi nhuận ròng Quý 3 giảm 74%YoY – Báo cáo ngắn – KBSV – 08/11/2021

  • Lợi nhuận quý 3 giảm do ảnh hưởng bởi dịch Covid. Doanh thu trong quý 3/2021 đạt 3.3 nghìn tỷ VND (57% YoY) trong đó doanh thu từ chuyển nhượng BĐS trong quý đạt 2.9 nghìn tỷ VND (+61.1% YoY) chủ yếu đến từ bàn giao các căn hộ tại dự án Sài Gòn Royal và Aqua City. Trong quý, NLV ghi nhận 223 tỷ VND lợi nhuận tài chính từ lãi thoái vốn từ công ty con sở hữu dự án IBIS tại Vũng Tàu. Chi phí bán hàng tăng mạnh so với cùng kì đạt 434.4 tỷ VND (+537.4% YoY). Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 0.6 nghìn tỷ VND (-74% YoY).
  • Hoạt động bán hàng trong quý 3 bị ảnh hưởng do quá trình giãn cách xã hội kéo dài. Trong quý 3, NVL đã bán được 633 sản phẩm (-53.6%YoY) tương đương với tổng giá trị hợp đồng đạt 9.8 nghìn tỷ VND (-13.2%YoY). Lũy kế 9 tháng đầu năm, Novaland đã bán được 5,021 sản phẩm (+57.7%YoY), trong đó hơn 50% đến từ các dự án nghỉ dưỡng như Novaworld Phan Thiết và Hồ Tràm, phần còn lại đến từ các dự án nhà ở như Aqua City. Tổng giá trị hợp đồng bán đạt 55.3 nghìn tỷ VND (+119.3%YoY), trong đó 45% đến từ các dự án nghỉ dưỡng và phần còn lại đến từ các dự án nhà ở như Aqua City. NVL hiện đã thu được khoảng hơn 10 nghìn tỷ VND từ các giao dịch này. Tổng giá trị hợp đồng đã kí và chưa ghi nhận ghi nhận doanh thu tính đến hết quý 3/2021 đạt 153.1 nghìn tỷ VND.
  • NVL điều chỉnh kế hoạch bán hàng năm 2021. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, NVL dự kiến sẽ điều chỉnh kế hoạch bán hàng trong năm 2021 từ 10 nghìn sản phẩm xuống còn 7 nghìn sản phẩm (+37.7%YoY). Như vậy, trong quý 4, NVL dự kiến sẽ mở bán thêm khoảng 2 nghìn sản phẩm với tổng giá trị hợp đồng khoảng 10 nghìn tỷ VND.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9477_NVL_KBSV_2021-11-8.pdf

9. HPG [ MUA – 73,900đ/cp ]: Nâng giá mục tiêu nhờ yếu tố cung cầu & triển vọng dài hạn tích cực hơn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 09/11/2021

  • HSC nâng 8,7% giá mục tiêu lên 73.900đ (tiềm năng tăng giá: 33%) sau khi (1) nâng dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 và (2) chuyển thời điểm định giá về cuối năm 2022. Tại giá mục tiêu mới, P/E dự phóng năm 2022 của HPG là 10,5 lần. HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với HPG vì vị thế đầu ngành thép (dựa trên quy mô sản xuất lớn và chi phí sản xuất thấp nhất tại Việt Nam), động thái mở rộng ra thị trường thế giới và định giá hợp lý. Trong thời gian tới, HSC tin rằng HPG sẽ hưởng lợi chính từ chính sách đẩy mạnh đầu tư công, đặc biệt với công suất mới dự kiến sẽ được xây dựng. HSC cũng lạc quan một cách thận trọng về chiến lược mới đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh của Công ty.
  • HSC nâng 8,8% dự báo EPS năm 2021 (tăng 174%) nhưng giữ nguyên dự báo EPS năm 2022 và 2023. Dự báo mới của HSC cao hơn bình quân thị trường với lợi nhuận thuần tăng trưởng với tốc độ CAGR là 38,1% trong 3 năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9494_HPG_HSC_2021-11-11.pdf

10. Ngành thuỷ sản [ Trung lập ]: Triển vọng tích cực sau khi dịch COVID-19 bị đẩy lui – HSC – 11/11/2021

  • Hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề trong Q3/2021 do các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt trên phần lớn đất nước. Hiệu suất hoạt động của nhiều doanh nghiệp đã giảm xuống dưới 50% so với trước dịch COVID-19.
  • Thời gian tới, khi các biện pháp phong tỏa tiếp tục được nới lỏng, HSC kỳ vọng hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi nhờ nhu cầu tăng đối với các sản phẩm có giá bình dân như cá tra, hiệu suất hoạt động cải thiện đáng kể và dịch vụ logistics trơn tru hơn. Do đó, giá bán bình quân được dự báo tăng sẽ bù đắp cho chi phí vận chuyển cao và giá nguyên vật liệu tăng.
  • HSC nâng khuyến nghị đối với VHC lên Tăng tỷ trọng (từ Nắm giữ) và duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với MPC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9110_none_HSC_2021-10-7.pdf

11. VRE [ MUA – 39,000đ/cp] Cập nhật kết quả kinh doanh – Báo cáo ngắn – MBS – 11/11/2021

  • Lợi thế rất lớn từ hệ sinh thái Vingroup và các dự án lớn vừa triển khai như trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Mega Mall (VMM) Ocean Park (tháng 12/2020) hay sắp triển khai như VMM Smart City (kỳ vọng Q4/2021), Vincom Plaza (VCP) Mỹ Tho, Bạc Liêu, VMM Grand Park (kỳ vọng 2022). Rào cản tương đối cao: (1) nguồn cung đất đai rất hạn chế ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, (2) rất ít các dự án khu đô thị lớn như các dự án của Vinhomes và (3) thương hiệu của Vingroup là nhà phát triển dự án chất lượng cao đã chứng minh trong 10 năm qua.
  • Nhà phát triển và điều hành bất động sản bán lẻ lớn nhất và phát triển nhanh nhất tại Việt Nam, vượt xa các đối thủ khác. Mảng bán lẻ hiện tại có tỷ lệ thâm nhập thấp với dư địa tăng trưởng lớn trong khi VRE có vị thế đầu ngành để tận dụng được sự tăng trưởng này.
  • Sự tăng trưởng dài hạn của VRE được kỳ vọng với sự dịch chuyển chiến lược tập trung vào các TTTM quy mô lớn (Vincom Center – VCC và VMM) do (i) thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển hơn do đó nhu cầu về TTTM lớn và tích hợp sẽ tăng lên, và (ii) dễ dàng thu hút các thương hiệu quốc tế và khách thuê cố định với sức chống chịu tốt hơn với các gián đoạn như thời điểm dịch.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9515_VRE_MBS_2021-11-11.pdf

12. DCM [ MUA – 42,200đ/cp ]: Hưởng lợi từ giá Ure tăng cao bà nhà máy NPK đi vào hoạt động – FPTS – 08/11/2021

  • FPTS tiến hành cập nhật định giá cổ phiếu DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. FPTS xác định mức giá mục tiêu của DCM là 42.200 đồng/cp, cao hơn 20,2% so với mức giá đóng cửa ngày 05/11/2021. FPTS đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM dựa trên những luận điểm sau.
  • Giá Urê đầu ra tăng cao hơn so với giá khí đầu vào giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp của DCM Giá Urê thế giới đã bật tăng mạnh ~72,3% từ đầu T9/2021 và dự báo sẽ giữ ở mức cao trong Q4/2021 trước bối cảnh nguồn cung thắt chặt ở Trung Quốc và châu Âu.
  • Ở mức giá 164.600 đồng/cp, SAB đang giao dịch tại PE 2021 và 2022 là 27,5x và 23,9x, tương đối hấp dẫn so với PE trung bình lịch sử là 34x. SSI khuyến nghị MUA cổ phiếu với tiềm năng tăng giá 15,4%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9523_DCM_FPTS_2021-11-12.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN