TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 09/09 – 13/09/2024

Lượt xem: 302 | Ngày đăng: 20/09/2024 | Báo cáo từ CTCK Blog

 Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 09/09 – 13/09/2024

  1. PC1 [ Tích cực – 34,400đ/cp] Chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ – BVSC..
  2. BSR [ Trung lập – 24,400đ/cp ] Rủi ro sụt giảm biên lọc dầu – KBSV..
  3. FRT [ MUA – 213,100đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng dương trở lại – KBSV..
  4. MWG [ MUA – 67,800đ/cp ] Báo cáo phân tích – ORS.
  5. HDG [ MUA – 34,200đ/cp ] Sản lượng thủy điện phục hồi từ nửa cuối năm 2024, Hado Charm Villas dự kiến ghi nhận doanh thu từ năm 2025 – SSI.
  6. MBB [ MUA – 27,200đ/cp] Áp lực nợ xấu giảm – MAS.
  7. DCM [ Trung lập – 39,000đ/cp] KQKD Q2/2024 tốt hơn kỳ vọng nhờ ghi nhận thu nhập bất thường – SSI
  8. GVR [ Trung lập – 34.300đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  9. VCB [ MUA – 103.300đ/cp ] Chất lượng tài sản đứng đầu hệ thống – KBSV.
  10. DGC [ Trung lập – 128,800đ/cp] Kỳ vọng giá bán cải thiện trong 2H2024 – KBSV..
  11. ACB [ MUA – 30,900đ/cp]: Nâng hạn mức tín dụng cho năm 2024 – KBSV..
  12. DPM [ Trung lập ]: KQKD Q2/2024 tăng trưởng ấn tượng – ABS.
  13. BID [ Trung lập – 51,772đ/cp ] Duy trì tang trưởng ổn định – VCBS.
  14. HPG [ Tích cực – 33,500đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  15. HAH [ Tích cực – 45,000đ/cp]: Tăng năng lực – Nâng vị thế – MAS.
  16. Báo cáo vĩ mô: Khởi sắc sau đêm đen – MAS.
  17. Báo cáo vĩ mô: Tích lũy, đón sóng – KBSV..
  18. Báo cáo vĩ mô: Báo cáo vĩ mô tháng 8.2024 – VCBS.
  19. Ngành Ngân hàng [ Trung lập ] Sự phân hóa ngành càng rõ nét – PHS.
  20. MBB [ MUA – 29,100đ/cp] Tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2024 – KBSV..
  21. Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu– SSI.

Quý nhà đầu tư lưu ý

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     PC1 [ Tích cực – 34,400đ/cp] Chuẩn bị bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ – BVSC

  • KQKD 6T.24 tăng trưởng tích cực. Nửa đầu năm 2024, PC1 ghi nhận doanh thu và LNST sau CĐTS lần lượt đạt 5.306 tỷ đồng (+78% y/y) và 240 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 2 tỷ đồng). Sự tăng trưởng mạnh mẽ này chủ yếu là do: (1) Hoạt động tổng thầu EPC ghi nhận doanh thu tăng trưởng 70% y/y khi ghi nhận 80% giá trị hợp đồng tại dự án Đz 500kV mạch 3; (2) ghi nhận kết quả kinh doanh khai thác Nickel với doanh thu 866 tỷ đồng (cùng kỳ không có); (3) doanh thu bán điện tăng trưởng 12% y/y nhờ sản lượng phát từ các nhà máy thủy điện tăng trưởng tốt; và (4) chính thức ghi nhận lợi nhuận từ Công ty liên kết Western Pacific khoảng 57 tỷ đồng.
  • Hoạt động tổng thầu EPC và sản xuất công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong năm 2024, PC1 là đơn vị đầu tiên hoàn thành các công việc được giao trong dự án Đz 500kV mạch 3, cùng với giá trị hợp đồng trúng thầu chiếm tỷ lệ lớn (13% TMĐT dự án) – cho thấy sự uy tín, vị thế dẫn đầu ngành xây lắp điện của Doanh nghiệp. Với tổng nhu cầu xây dựng nguồn và lưới điện giai đoạn 2021- 2025 đạt 11,4 tỷ USD/năm; và giai đoạn 2026-2030 đạt 15,5 tỷ USD/năm – BVSC nhận thấy tiềm năng Công ty sẽ hoàn thành ký kết các hợp đồng với giá trị lớn trong các năm tiếp theo. BVSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép LNST cho hoạt động tổng thầu EPC và sản xuất công nghiệp giai đoạn 2024-2027 là 8,4%/năm.
  • Khuyến nghị đầu tư. BVSC duy trì khuyến nghị OUTPERFORM cho PC1, với mức giá mục tiêu 34.400 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 22%). BVSC tiếp tục ưa thích PC1 do đây là doanh nghiệp có vị thế đầu ngành Xây lắp điện Việt Nam, có năng lực triển khai dự án hiệu quả đã được chứng minh, và tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận rất tích cực trong giai đoạn 5-7 năm tiếp theo.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PC1_14924_BVSC14092024092015.pdf

2.     BSR [ Trung lập – 24,400đ/cp ] Rủi ro sụt giảm biên lọc dầu – KBSV

  • Trong quý 2/2024, doanh thu của BSR sụt giảm 27.5% yoy chủ yếu do ảnh hưởng từ đợt bảo dưỡng khiến sản lượng tiêu thụ giảm 22.1% yoy. Lợi nhuận gộp giảm mạnh 57.7% yoy do phát sinh chi phí đại tu trong khi crack spread diễn biến bất lợi vì nhu cầu tiêu thụ yếu.
  • Crack spread trong nửa đầu 3Q2024 yếu hơn đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do tình hình tiêu thụ ảm đạm tại thị trường Trung Quốc. Trong giai đoạn cuối năm 2024, KBSV chưa nhận thấy động lực đáng kể nào có thể đảo ngược tình thế cho thị trường xăng dầu trong khu vực.
  • Mặc dù việc chuyển niêm yết sang sàn HOSE sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn, BSR có thể sẽ phải đối mặt với áp lực suy giảm giá dầu và crack spread trong giai đoạn cuối năm 2024, đầu năm 2025. KBSV đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP cho cổ phiếu BSR với mức giá mục tiêu là 24,400 VNĐ/cổ phiếu, tương đương với upside 5.2% so với giá đóng cửa 23,200 VNĐ/cổ phiếu ngày 10/09/2024. Định giá hiện tại của KBSV chưa bao gồm lợi ích nhận được từ dự án NCMR NMLD Dung Quất từ năm 2029. Tỷ suất cổ tức kỳ vọng đạt 2.9%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSR_14924_KBSV14092024090806.pdf

3.     FRT [ MUA – 213,100đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng dương trở lại – KBSV

  • 2Q2024, FRT ghi nhận doanh thu thuần đạt 9,272 tỷ đồng (+28% YoY), trong đó doanh thu online đạt 1,658 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp đạt 1,811 tỷ đồng tương ứng biên LNG đạt 19.6% (+4.5ppts YoY). LNST đạt 48.5 tỷ đồng tăng mạnh so với mức -215 tỷ đồng cùng kỳ, là quý thứ 2 ghi nhận lãi sau 3 quý lỗ vào cuối năm 2023.
  • Chuỗi nhà thuốc Long Châu mang về doanh thu 5,900 tỷ đồng (đóng góp 63%), tăng trưởng 65% YoY, doanh thu trên cửa hàng đạt 1.2 tỷ đồng/nhà thuốc/tháng. Trong Q2, Long Châu tiếp tục mở mới 119 cửa hàng trên mục tiêu mở mới 400 cửa hàng cả năm. LNST của chuỗi ước đạt 110 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ.
  • KBSV dự phóng KQKD năm 2024 của FRT ghi nhận doanh thu thuần 39,528 tỷ đồng (+23.6% YoY). Lợi nhuận gộp đạt 7,717 tỷ đồng tương ứng biên LNG đạt 19.5% tăng mạnh 3.3ppts YoY. LNST công ty mẹ dự báo đạt 301 tỷ đồng. Với triển vọng tăng trưởng tích cực của chuỗi nhà thuốc Long Châu cùng với tham vọng mở rộng hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FRT với giá mục tiêu 213,100VND/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FRT_14924_KBSV14092024090907.pdf

4.     MWG [ MUA – 67,800đ/cp ] Báo cáo phân tích – ORS

  • Cổ phiếu MWG hiện đang nằm trong giai đoạn điều chỉnh nhẹ sau nhịp tăng từ tháng 07 với mức tăng lên đến 20%. Tính từ tháng 11/2023 cho đến nay, xu thế tăng vẫn được giữ vững khi cổ phiếu liên tục lập những đỉnh sau cao hơn đỉnh trước đó. Thêm vào đó, thanh khoản cũng được duy trì tốt trong giai đoạn tăng nửa đầu năm 2024.
  • Xét về biến động của các chỉ báo, hiện chỉ báo RSI đang có dấu hiệu đi ngang quanh vùng điểm số 50 sau khi điều chỉnh từ vùng 70. Việc này cho thấy sức mạnh của cổ phiếu MWG có dấu hiệu ổn định và tích cực hơn. Các chỉ báo như MACD duy trì trạng thái xấu khi cỏ histogram đang ở dưới vùng 0, hai đường MACD đã giao cắt ở phía trên cho thấy xu hướng tăng giá đã kết thúc và hiện tại vẫn chưa kết thúc xu hướng điều chỉnh này.
  • NĐT có thể cân nhắc giao dịch cổ phiếu MWG khi: (1) cổ phiếu tạo nền quanh vùng giá 67,000 hoặc (2) chờ mua ở vùng giá 65,000 đồng. Với tỷ lệ Risk rating ở mức 2.17 (**), kịch bản đầu tư cổ phiếu MWG được đề xuất cụ thể như sau.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_14924_ORS14092024101235.pdf

5.     HDG [ MUA – 34,200đ/cp ] Sản lượng thủy điện phục hồi từ nửa cuối năm 2024, Hado Charm Villas dự kiến ghi nhận doanh thu từ năm 2025 – SSI

  • Kết quả nửa đầu năm 2024 cao hơn một chút so với kỳ vọng của SSI, do HDG đã ghi nhận thêm 84 tỷ đồng doanh thu từ các giai đoạn bán trước của dự án Hado Charm Villas vào kết quả Q2/2024. Tuy nhiên điều này đã bù đắp một phần sản lượng điện thấp hơn dự kiến trong giai đoạn này.
  • Trong nửa cuối năm 2024 và năm 2025, SSI dự báo sản lượng thủy điện sẽ phục hồi nhờ mùa mưa và sự trở lại của của hiệu ứng La Niña sẽ hỗ trợ mảng điện. Tuy nhiên, SSI kỳ vọng sản lượng thủy điện năm 2024 vẫn sẽ giảm 11% svck. SSI duy trì dự báo rằng dự án Hado Charm Villas sẽ hoàn tất việc bán các căn còn lại vào năm 2025. Ngoài ra, SSI dự báo sản lượng điện sẽ phục hồi 13% svck trong năm 2025, chủ yếu được hỗ trợ bởi các nhà máy thủy điện khi dần có sự chuyển đổi từ El Niño sang La Niña (hoặc trạng thái thời tiết trung tính). Do đó, SSI dự báo NPATMI năm 2024 và năm 2025 sẽ lần lượt tăng 12% svck và 101% svck.
  • SSI điều chỉnh tăng dự báo NPATMI năm 2024-2025 lên 15%-20% so với ước tính trước, chủ yếu nhờ đàm phán thành công trong việc giảm phí bảo lãnh khoản vay nước ngoài cho nhà máy 7A, cũng như biên độ lãi suất cho khoản vay của nhà máy Sông Tranh 4. Mặc dù có sự điều chỉnh tăng lợi nhuận, SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm là 34.200 đồng/cổ phiếu đối với cổ phiếu HDG do SSI điều chỉnh tăng giả định tỷ lệ chiết khấu để phản ánh sự gia tăng lãi suất gần đây. Với tiềm năng tăng giá là 21,7%, SSI nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA đối với cổ phiếu HDG

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HDG_10924_SSI16092024160316.pdf

6.     MBB [ MUA – 27,200đ/cp] Áp lực nợ xấu giảm – MAS

  • KQKD 6T24 tốt hơn nhờ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi: KQKD 6T24: Trong kỳ, MBBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 26.146 tỷ (+11% svck), chi phí hoạt động tăng 4% svck, và chi phí dự phòng tăng cao 54% svck. Qua đó, LNTT đạt 13.428 tỷ (+5,5% svck). Đi vào chi tiết, thu nhập lãi thuần đạt 19.593 tỷ đồng (-1% svck); thu nhập thuần từ phí đạt 2.299 tỷ đồng (+48% svck), trong đó dịch vụ thanh toán tăng 13% svck, môi giới chứng khoán tăng 59% svck, trong khi bảo hiểm giảm nhẹ 5% svck; và thu nhập khác tăng 211% lên 1,137 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi và phí đạt 4.229 tỷ đồng (+93% svck), với đóng góp đáng kể từ kinh doanh ngoại tệ (+23% svck), tài sản tài chính (+390% svck), mặc dù thu nhập từ dịch vụ khác trong khoản mục này giảm 26% svck.
  • NIM có thể đã chạm đáy và kỳ vọng sẽ phục hồi: tăng trưởng tín dụng của MB phục hồi trong Q2 với+9,43% sv 2023, vượt xa mức tăng 0,4% trong Q1/24. NIM đã giảm xuống mức 4,35% trong 2Q24, giảm 400bps sv quý trước. Lợi tức trên tài sản đã giảm về 7,9% trong quý 2/24 (-1,2% svck; -0,7% QoQ) trong khi chi phí huy động giảm chậm hơn ở mức 2,9% trong quý 2/24 (-0,4% svck; -0,5% QoQ). MAS kỳ vọng NIM sẽ mở rộng trở lại nhờ tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tiếp tục phục hồi từ mức thấp cuối Q1/24 với 34% lên 37% và huy động từ tiền gửi khách hàng tăng trưởng tích cực trong 6T24, đẩy tỷ trọng từ nguồn này lên 74,6% trong cơ cấu huy động (+3,1% sv 2023).
  • Chất lượng tài sản của MBB đã cải thiện đáng kể so với quý trước, khi tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh từ 2,49% cuối Q1 xuống còn 1,64% trong Q2. Chi phí dự phòng của MBB, tuy tăng nhưng vẫn tương đối thấp (0,95% trong 12 tháng tính đến 2Q24), cùng với tỷ lệ nợ xấu (NPL) có cải thiện giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng trở lại trên mức 100% cuối Q2.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MBB_14924_MIRAE14092024095304.pdf

7.     DCM [ Trung lập – 39,000đ/cp] KQKD Q2/2024 tốt hơn kỳ vọng nhờ ghi nhận thu nhập bất thường – SSI

  • Trong Q2/2024, DCM ghi nhận doanh thu thuần và LNTT lần lượt đạt 3,9 nghìn tỷ đồng (+17% svck) và 598 tỷ đồng (+85% svck), cao hơn ước tính của SSI nhờ thu nhập bất thường liên quan đến việc mua lại công ty Phân bón Hàn Việt, trong khi lợi nhuận cốt lõi phù hợp với ước tính của SSI. Do đó, SSI điều chỉnh tăng lợi nhuận ròng năm 2024 lên 1,98 nghìn tỷ đồng (+82% svck, cao hơn 8% so với ước tính trước), trong khi giữ nguyên ước tính lợi nhuận ròng năm 2025.
  • Trong giai đoạn 2024-2025, SSI kỳ vọng nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ dần phục hồi sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng thời tiết El Nino trong năm 2023, khiến giá phân bón tăng so với giá năm 2023. Trong khi doanh thu dự kiến tăng 11% svck lên 14 nghìn tỷ đồng trong năm 2024 nhờ sản lượng tiêu thụ và giá bán trung bình đều tăng, chi phí khấu hao giảm và thu nhập bất thường liên quan đến mua lại Công ty Phân bón Hàn Việt sẽ giúp lợi nhuận của DCM phục hồi đáng kể trong năm 2024 (lợi nhuận ròng ước đạt 1,98 nghìn tỷ đồng, +82% svck). Doanh thu năm 2025 dự kiến sẽ đi ngang ở mức 14,3 nghìn tỷ đồng (+2% svck), do sản lượng tiêu thụ ure có khả năng giảm do nhà máy ure tiến hành bảo dưỡng, trong khi dòng doanh thu từ phân bón NPK vẫn khá nhỏ (12-14% doanh thu năm 2024-2025). Trong khi đó, lợi nhuận ròng năm 2025 có thể giảm xuống còn 1,85 nghìn tỷ đồng (-6% svck) do không còn ghi nhận khoản thu nhập bất thường. SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới là 39.000 đồng/cổ phiếu (từ 38.700 đồng). Với tiềm năng tăng giá là 5% và tổng mức sinh lời (ROI) là 10% (bao gồm lợi suất cổ tức 5%), SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DCM.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DCM_10924_SSI16092024160415.pdf

8.     GVR [ Trung lập – 34.300đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • Q2/24 LN ròng tăng trưởng 56% svck nhờ mảng cao su tích cực (LNTT tăng 33% svck). Luỹ kế 6T24, LN ròng tăng trưởng 17% svck;
  • LN ròng năm 2024 tăng trưởng 38% svck nhờ mảng cao su, LN ròng năm 2025-26 duy trì ổn định nhờ triển vọng tích cực ở mảng BĐS KCN;
  • MBS khuyến nghị TRUNG LẬP với giá mục tiêu 34,300 đ/CP.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GVR_14924_MBS14092024092253.pdf

9.     VCB [ MUA – 103.300đ/cp ] Chất lượng tài sản đứng đầu hệ thống – KBSV

  • 2Q2024, VCB có thu nhập lãi thuần đạt 13,908 tỷ VND (-1.2% QoQ, -0.8% YoY); TOI đạt 16,752 tỷ VND (-3.1% QoQ, -4.1% YoY). Chi phí trích lập dự phòng duy trì mức thấp, đạt 1,514 tỷ VND (+0.4% QoQ, -40.3% YoY) khiến LNTT đạt 10,116 tỷ VND (-5.6% QoQ, +9.0% YoY). Lũy kế 1H2024, LNTT đạt 20,835 tỷ VND, tăng 1.6% YoY.
  • Tăng trưởng tín dụng 1H2024 đạt 7.7% YTD. KBSV duy trì quan điểm VCB sẽ có mức tăng trưởng tín dụng đạt 14% trong năm 2024 khi: (1) Tín dụng toàn hệ thống có xu hướng đẩy mạnh giải ngân trong nửa cuối năm; (2) Sự hồi phục phần nào của thị trường bất động sản. (3) Sự cải thiện của lĩnh vực sản xuất.
  • KBSV kì vọng NIM của VCB sẽ hồi phục trong phần còn lại của năm 2024 với động lực đến từ cả chiều huy động và cho vay. Trong đó chi phí đầu vào (COF) cải thiện dựa trên: (1) Casa cải thiện; (2) VCB sẽ duy trì lãi suất huy động dưới mức 5.5%/năm, là mức lãi suất tương đối thấp so với quá khứ. Xu hướng giảm lãi suất đầu ra bình quân sẽ dần chậm lại do nhu cầu tín dụng sẽ tăng ở nửa cuối năm.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VCB_14924_KBSV14092024091100.pdf

10.  DGC [ Trung lập – 128,800đ/cp] Kỳ vọng giá bán cải thiện trong 2H2024 – KBSV

  • Doanh thu 2Q2024 của DGC tăng 3.8% yoy. DGC đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm phân bón do giá bán thuận lợi. KBSV ước tính mức tăng trưởng giá bán phốt pho vàng và acid phosphoric trong 2Q2024 lần lượt là -16.9% và 6.1% yoy. Biên lợi nhuận gộp 2Q2024 cải thiện nhẹ so với cùng kỳ chủ yếu do tiết giảm chi phí đầu vào nhờ Khai trường 19 vận hành ổn định.
  • World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) duy trì dự báo mức tăng trưởng ngành bán dẫn châu Á trong năm 2024 và 2025 đạt lần lượt 17.5% và 12.3% yoy. KBSV tiếp tục kỳ vọng tiêu thụ bán dẫn tại châu Á sẽ có thể hồi phục rõ ràng hơn trong 2H2024, từ đó góp phần cải thiện nhu cầu tiêu thụ phốt pho vàng và các dẫn xuất. Thị trường Nhật Bản tuy có dấu hiệu hồi phục trong 2Q2024 nhưng có khả năng sẽ vẫn ghi nhận tăng trưởng âm so với cùng kỳ tới cuối năm 2024.
  • KBSV đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP cho DGC với mức giá mục tiêu là 128,800VNĐ/cổ phiếu, tương đương với upside 13.5% so với giá đóng cửa 113,500 VNĐ/cổ phiếu ngày 13/09/2024. Giá mục tiêu mới giảm 2% so với báo cáo gần nhất do (1) điều chỉnh giảm giả định tăng trưởng giá bán các sản phẩm và (2) lùi thời điểm ghi nhận KQKD từ dự án Nghi Sơn sang năm 2026. Tỷ suất cổ tức kỳ vọng ở mức 2.7%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DGC_14924_KBSV14092024091320.pdf 

11.  ACB [ MUA – 30,900đ/cp]: Nâng hạn mức tín dụng cho năm 2024 – KBSV

  • Vừa qua, NHNN cũng đã đưa ra thông báo điều chỉnh hạn mức tín dụng cho các ngân hàng đã hoàn thành 80% chỉ tiêu tín dụng. Theo dự phóng của KBSV, hạn mức tín dụng sau khi được cấp mới của ACB khoảng 18.5% (tăng 2.5% so với mức 16% được cấp đầu năm). KBSV đánh giá với chiến lược ưu tiên tăng trưởng tín dụng trong năm 2024, ACB sẽ hoàn thành tổng hạn mức được cấp trong năm nay.
  • Lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA) theo quý bắt đầu giảm chậm hơn quý trước do KBSV quan sát tăng trưởng tín dụng tại ACB được phân bổ đều trong các tháng, thay vì tập trung vào cuối quý như một số ngân hàng khác. Trong khi đó, Chi phí vốn (CoF) vẫn đang phản ánh khoản tiền gửi với lãi suất thấp. KBSV giữ dự phóng NIM của ngân hàng ở mức 3.96%.
  • Sau khi điều chỉnh kỳ vọng tăng về tín dụng, giảm ở một số nguồn thu khác, KBSV chỉ điều chỉnh nhẹ giá mục tiêu của ACB lên 30,900 VNĐ/cp. Khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá 26% so với giá đóng cửa ngày 12/09/2024.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ACB_14924_KBSV14092024091210.pdf

12.  DPM [ Trung lập ]: KQKD Q2/2024 tăng trưởng ấn tượng – ABS

  • Giá phân bón thế giới dự báo sẽ tiếp tục phục hồi do nhu cầu tăng & nguồn cung thắt chặt khi: 1) Nga và Trung Quốc hạn chế xuất khẩu phân bón; 2) Tại khu vực Trung Đông, Chính phủ Ai Cập đã quyết định gia hạn vô thời hạn việc cắt giảm 30% nguồn cung khí đốt đối với tất cả các nhà sản xuất phân ure tại nước này, từ đó ảnh hưởng lớn đến nguồn cung toàn cầu; 3) Do căng thẳng địa chính trị dẫn tới gián đoạn nguồn cung. Giá phân bón trong nước cũng sẽ chịu tác động cùng chiều với giá phân bón thế giới. Bên cạnh đó, giá phân bón trong nước còn được hỗ trợ bởi nhu cầu phân bón phục vụ cho lúa Hè Thu, Thu Đông.
  • Sản lượng tiêu thụ của DPM năm 2024 dự kiến phục hồi svck khi nhu cầu phân bón trong nước dự báo tiếp tục tăng.
  • Ngành phân bón sẽ hưởng lợi nếu sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, trong đó có đề cập tới việc loại bỏ phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, đồng thời bổ sung mặt hàng này vào diện chịu thuế 5%. Vấn đề này dự kiến sẽ có thể được thông qua sớm nhất tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo (tháng 10/2024). Nếu dự thảo được thông qua, thay đổi dự kiến sẽ có hiệu lực từ tháng 7/2025 trong kịch bản tốt nhất. Điều này giúp lợi nhuận doanh nghiệp sẽ hồi phục đáng kể so với giai đoạn trước đó.
  • ABS Research dự phóng LNST cổ đông Công ty mẹ 2024F của DPM đạt 891 tỷ đồng (+71,5% svck). EPS & BVPS 2024F dự kiến đạt 2.276 đ/cp & 29.327 đ/cp, tương ứng P/E và P/B lần lượt đạt 15,5x và 1,2x lần tại mức giá hiện tạ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPM_14924_ABS14092024090035.pdf

13.  BID [ Trung lập – 51,772đ/cp ] Duy trì tang trưởng ổn định –  VCBS

  • Tăng trưởng tín dụng tương đương mức trung bình ngành: Ngân hàng đã được cấp room tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 14%, VCBS kỳ vọng BID sẽ đẩy mạnh giải ngân trong quý cuối năm và sử dụng được hết hạn mức tăng trưởng của năm nay, trong đó tập trung tăng tỷ trọng phân khúc bán lẻ (hiện chiếm 45%).
  • NIM duy trì thấp ở mức 2,5%: BID đứng trước áp lực giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thiệt hại do thiên tai… khiến NIM chịu áp lực thu hẹp trong năm 2024.
  • Chất lượng tài sản vững chắc: Nhờ việc tăng năng lực quản lý tín dụng và tích cực trích lập nợ xấu trong suốt thời gian qua, bộ đệm dự phòng của BID đã cải thiện đáng kể. Mức độ tiếp xúc thấp đối với các lĩnh vực rủi ro bao gồm trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng bất động sản cũng giúp giảm bớt áp lực trích lập dự phòng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BID_14924_VCBS14092024093247.pdf

14.  HPG [ Tích cực – 33,500đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • Lợi nhuận ròng Q2/2024 tăng 129% svck và 16% so với quý trước nhờ tăng trưởng sản lượng. Lợi nhuận ròng 6T/2024 tăng 238% svck, hoàn thành 47% dự báo cả năm 2024 của MBS.
  • MBS kỳ vọng lợi nhuận ròng cả năm 2024 đạt 11,864 tỷ đồng (+74% svck) nhờ tăng trưởng sản lượng và cải thiện biên lợi nhuận gộp (LNG). Lợi nhuận ròng dự phóng năm 2025/26 tăng trưởng 51%/31% svck với sự đóng góp của dự án Dung Quất 2 (DQ2) và việc áp thuế chống bán phá giá (CBPG).
  • MBS khuyến nghị KHẢ QUAN cho HPG với giá mục tiêu 33,500 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HPG_14924_MBS14092024092504.pdf

15.  HAH [ Tích cực – 45,000đ/cp]: Tăng năng lực – Nâng vị thế – MAS

  • HAH là doanh nghiệp hàng đầu trong khai thác cảng, vận tải biển, đại lý hàng hải, logistics, … tại Việt Nam. Hải An sở hữu đội tàu gồm 15 tàu chở Container sức chứa hơn 23.000 TEU, chiếm gần 30% thị phần vận tải nội địa, tổng sản lượng vận tải gần 600.000 TEU mỗi năm bao gồm các tuyến nội địa và nội Á. Trong đó, HAH tự khai thác 8 tàu và cho thuê 7 tàu. Ngoài ra, mỗi năm hàng hóa qua cảng Hải An đạt hơn 400.000 TEU.
  • 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu thuần và lãi ròng ở mức 1.652 tỷ đồng (+30,5% YoY) và 171 tỷ đồng (-20,9% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ 26,8% xuống 21,5% YoY, do giá cho thuê tàu giảm, giá cước vận tải bình quân giảm so với cùng kỳ; 2) Chi phí tài chính tăng 34% YoY, do chi phí lãi vay và các khoản lỗ chênh lệch tỷ giá tăng; 3) Doanh thu tài chính giảm 31% YoY, do lãi tiền gửi có kỳ hạn giảm 73% so với cùng kỳ.
  • Dữ liệu của Drewry, chỉ số World Container Index (chỉ số giá cước vận tải biển của 8 tuyến chính trên toàn cầu) đã tăng 211%, từ cuối năm 2023 lên 5.181 USD/container 40ft vào cuối tháng 8/2024. Đà tăng mạnh của giá cước chủ yếu liên quan tới các tuyến vận tải xuyên lục địa. Tuy nhiên, giá cước neo cao giúp giá cước các tuyến nội Á cũng cải thiện.
  • Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 7 tháng 2024 đạt hơn 501 triệu tấn (+16% YoY) gồm: hàng xuất khẩu đạt 118 triệu tấn (+17% YoY), hàng nhập khẩu đạt 155 triệu tấn (+22% YoY), hàng nội địa đạt 225 triệu tấn (+10% YoY), hàng quá cảnh xếp dỡ đạt 2.171 nghìn tấn. Trong đó, khối lượng hàng hóa container thông qua cảng biển đạt 16,902 triệu TEUS, tăng 21% so với cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HAH_14924_MIRAE14092024095427.pdf

16.  Báo cáo vĩ mô: Khởi sắc sau đêm đen – MAS

  • Bước sang tháng 9 và nhìn về các tháng còn lại của 2024, thị trường sẽ tiếp tục đón nhận các tin tức trái chiều xoay quanh triển vọng tăng trưởng chung của các nền kinh tế lớn trong khu vực hay cụ thể đối với Việt Nam nói riêng.
  • Triển vọng về thị trường Việt Nam: (1) Trong trung và dài hạn, VN-Index có khả năng vẫn sẽ hướng về cột mốc tâm lý 1.300 điểm trong bối cảnh định giá theo P/E của VN-Index vẫn duy trì ở mức tương đối hấp dẫn khi giao dịch dưới vùng bình quân 10 năm gần nhất; (2) Dù vậy, rung lắc có thể sẽ xuất hiện khi tâm lý chốt lời tăng cao khi VN-Index vượt vùng cản tâm lý và xu hướng này có thể kéo dài đến khi VN-Index chinh phục thành công mốc 1.330 điểm; (3) Rủi ro trong ngắn hạn vẫn đang hiện hữu khi VN-Index sẽ có xu hướng quay về vùng cân bằng sau khi ghi nhận đà tăng kéo dài 3 tuần trước đó và hướng về vùng hỗ trợ kéo dài từ 1.240 điểm đến 1.250 điểm.
  • Rủi ro và các yếu tố cần theo dõi: (1) Fed tiến gần đến giai đoạn đảo chiều chính sách nhưng sẽ không hạ lãi suất nhanh như thị trường kỳ vọng; (2) Làn sóng đầu tư vào cổ phiếu công nghệ hạ nhiệt, lo ngại về “bong bóng” AI; (3) Bất đối xứng trong chính sách tiền tệ Mỹ; (4) Nhật Bản kết thúc chính sách tiền rẻ, tác động đến tỷ giá USD/JPY; (5) Rủi ro địa chính trị tại Trung Đông và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCCL_14924_MIRAE14092024094959.pdf

17.  Báo cáo vĩ mô: Tích lũy, đón sóng – KBSV

  • Số liệu vĩ mô tháng 8/2024 ghi nhận sự tiếp nối đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các chỉ số vĩ mô duy trì ở mức khả quan. Chỉ số PMI đạt 52.4 trong tháng 8/2024, giảm so với mức 54.7 điểm trong tháng 7. Mặc dù tăng trưởng của chỉ số này đã chậm lại, tuy nhiên đây vẫn mức tăng trưởng tích cực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các động lực tăng trưởng truyền thống khác như doanh thu bán lẻ hàng hóa, du lịch, đầu tư công và dòng vốn FDI duy trì ổn định. CPI tháng 8/2024 giữ mức ổn định so với tháng trước (+0.00% MoM), KBSV duy trì dự báo CPI bình quân năm 2024 quanh mức 4% YoY, dưới mức mục tiêu Chính phủ. Trong khi đó, áp lực tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt..

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCCL14924_KBSV14092024091606.pdf

18.  Báo cáo vĩ mô: Báo cáo vĩ mô tháng 8.2024 – VCBS

  • Trên thị trường thế giới, các thành viên trên thị trường kỳ vọng đợt giảm lãi suất đầu tiên của Fed sẽ xuất hiện vào kỳ họp chính sách tiền tệ tiếp theo, với mức cắt giảm 25 bps.
  • Với giả định các biện pháp hỗ trợ tiếp tục phát huy tác dụng, các động lực tăng trưởng tiếp tục duy trì như trong Quý 2. Theo đó, VCBS dự báo tăng trưởng năm 2024 đạt 6,37%-6,64%. Theo đó, nhà điều hành có thể dành trọng tâm và nguồn lực nhằm đảm bảo các yếu tố ổn định vĩ mô.
  • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2024 ổn định so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Tám tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,45%. Bình quân tám tháng năm 2024, CPI tăng 4,04% so với cùng kỳ năm trước, và vẫn hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của Chính phủ.
  • Áp lực tỷ giá tiếp tục hạ nhiệt trong tháng 8, VND hiện nay ghi nhận mức giảm giá khoảng 2,6% so với cuối năm 2023. Với kỳ vọng Fed sớm cắt giảm lãi suất cùng sức mạnh USD giảm dần; đồng thời, trong nước ghi nhận dòng ngoại tệ tích cực, VCBS duy trì quan điểm tỷ giá có thể thu hẹp mức biến động, VND ghi nhận mức giảm giá không quá 3% so với USD.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCVM_14924_VCBS14092024093337.pdf

19.  Ngành Ngân hàng [ Trung lập ] Sự phân hóa ngành càng rõ nét  – PHS

  • Sự phân hóa vẫn tiếp tục diễn ra trong kết quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong Q2.2024.
  • Hoạt động cho vay đã có sự cải thiện rõ nét trong Q2. Ở nghiệp vụ huy động, PHS thấy rằng mặc dù lãi suất huy động đã nhích tăng trong Quý 2, tuy nhiên tăng trưởng huy động của hệ thống vẫn khá chậm.
  • Phần lớn các ngân hàng đều gia tăng trích lập dự phòng trong 2Q.2024, là một trong những yếu tố chính kéo giảm lợi nhuận của các ngân hàng.
  • Chính phủ & NHNN vừa qua đã liên tục đưa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ thúc đẩy nền kinh tế, qua đó PHS cho rằng hệ thống ngân hàng cũng sẽ có triển vọng tốt hơn trong giai đoạn tới, đặc biệt là khi áp lực tỷ giá giảm nhiệt và NHNN mạnh tay hơn trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ nới lỏng. Tuy nhiên, PHS cho rằng các ngân hàng sẽ tập trung đi vào kiểm soát chất lượng tài sản trong năm 2024, qua đó mức tăng trưởng của lợi nhuận của toàn ngành dự kiến ở vào khoảng 15 – 17%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/nganhang_14924_PHS14092024091742.pdf

20.  MBB [ MUA – 29,100đ/cp] Tăng trưởng ấn tượng trong quý 2/2024 – KBSV

  • KBSV kỳ vọng giải ngân cho nhóm cá nhân sẽ có diễn biến tích cực hơn trong 2H2024 khi nhu cầu của nhóm này đã xuất hiện những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm của MBB sẽ duy trì khoảng 18-20% trong giai đoạn 2024-2026 nhờ (1) phát huy những lợi thế hệ sinh thái, bên cạnh sở hữu tệp khách hàng lớn; (2) tiếp nhận TCTD yếu kém giúp MBB được cấp thêm hạn mức tín dụng.
  • KBSV kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ được ngân hàng kiểm soát ở mức hiện tại do áp lực nợ xấu đến từ nhóm KHCN vẫn tương đối lớn (chiếm 70-90% nợ xấu), tuy nhiên nợ xấu từ nhóm KHDN được kiểm soát tốt hơn. Với một số khách hàng lớn, MBB cho biết tài sản đảm bảo lớn gấp 3 lần tổng dư nợ cho vay tại các doanh nghiệp này.
  • Ở bối cảnh hiện tại, động lực tăng LSHĐ không còn quá lớn khi áp lực tỷ giá, thanh khoản hệ thống đã được xoa dịu và nhìn chung mặt bằng LSHĐ vẫn thấp để CoF có thêm dư địa tiếp tục giảm dù là với tốc độ chậm dần. Với lợi suất trên tài sản sinh lời (IEA), KBSV điều chỉnh kỳ vọng về mức thận trọng hơn, giảm 24bps so với dự phóng cũ. Trên cơ sở đó, NIM 2024F được KBSV điều chỉnh về mức 4.39%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MBB_14924_KBSV14092024090636.pdf

21.  Báo cáo vĩ mô: Cập nhật diễn biến dòng vốn đầu tư toàn cầu–  SSI

  • Quỹ cổ phiếu toàn cầu thận trọng hơn trong tháng 8. Các rủi ro về chính trị, suy thoái hay việc NHTW Nhật tăng lãi suất đã khiến cho thị trường cổ phiếu biến động mạnh vào cuối tháng 7 – đầu tháng 8 và dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu phần nào thận trọng hơn và chỉ vào ròng 40,7 tỷ USD, bằng một nửa so với tháng 7. Trạng thái tâm lý đầu tư đã cải thiện hơn trong nửa cuối tháng 8 nhờ KQKD Quý 2 khả quan và thông điệp nới lỏng từ Fed.
  • Quỹ thị trường tiền tệ bứt phá. Biến động mạnh trong tháng 8 giúp cho dòng tiền vào quỹ thị trường tiền tệ tăng mạnh (+162 tỷ USD) – mức cao nhất kể từ tháng 11/2023. Tuy nhiên, xu hướng này dự kiến sẽ không kéo dài khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 9 tới đây.
  • Dòng vốn vào Quỹ trái phiếu tiếp tục vào ròng 53,6 tỷ USD và rủi ro về suy thoái là yếu tố giúp nhà đầu tư tiếp tục phân bổ tỷ trọng vào các Quỹ trái phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCVM_9924_SSI09092024145358.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN