TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 10/8-15/8/2020

Lượt xem: 1457 | Ngày đăng: 18/08/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 10/08 -15/08:

  1. NLG: Cập nhật Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm: Nửa đầu năm trầm lắng (MUA, Giá mục tiêu: 33.400 Đồng/cp): Cần thêm thời gian để ghi nhận tăng trưởng – SSI – Ngày 10/08/2020
  2. VNM (Khả quan, Giá mục tiêu: 135.000 Đồng/cp): Q2 tương đối khả quan bất chấp Covid-19 – SSI – Ngày 11/08/2020
  3. BID (Phù hợp Thị trường, Giá mục tiêu: 43.650 Đồng/cp): Lợi nhuận Q2 tương đối khả quan nhưng có dấu hiệu giảm trong các quý sắp tới – SSI – Ngày 12/08/2020
  4. FPT (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 56.400 Đồng/cp): Cập nhật cuộc họp chuyên viên phân tích – Giữ nguyên dự báo tăng trưởng 2020; khuyến nghị KHẢ QUAN – SSI – Ngày 13/08/2020
  5. VTP (MUA, Giá mục tiêu: 157.000 Đồng/cp): Đà tăng trưởng bị gián đoạn nhưng vẫn ở mức tích cực – SSI – Ngày 13/08/2020
  6. VPB (Giá mục tiêu: 25.000 Đồng/cp): Duy trì khuyến nghị Phù hợp Thị trường – SSI – Ngày 14/08/2020
  7. HT1 – Biên lợi nhuận gia tăng bù đắp cho tăng trưởng doanh số chững lại trong 6 tháng đầu năm 2020 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020
  8. CTD – Tăng trưởng biên LN 6 tháng 2020 phần nào bù đắp cho mức giảm doanh thu – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020
  9. HSG – Biên lợi nhuận tăng dẫn dắt KQKD quý 3 năm tài chính 2020 – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020
  10. BMP – Biên lợi nhuận gia tăng mạnh mẽ trong quý 2 hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020
  11. HPG – KQKD quý 1/2020 mạnh mẽ với diễn biến kinh doanh của mảng thép ổn định và mảng nông nghiệp mạnh mẽ – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020
  12. GAS – Lợi nhuận quý 2 cao hơn kỳ vọng dù giá dầu và sản lượng giảm – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020
  13. BSR – Khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm 2020 nằm trong dự báo của chúng tôi – Báo cáo KQKD
  14. SCS – Các lệnh hạn chế đi lại ảnh hưởng KQKD quý 2/2020 – Báo cáo KQKD

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. NLG: Cập nhật Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm: Nửa đầu năm trầm lắng – SSI – Ngày 10/08/2020

  • Trong Q2/2020, NLG ghi nhận 241 tỷ đồng doanh thu, giảm 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng cũng giảm 43% so với cùng kỳ, đạt 68 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh thấp như vậy chủ yếu là do chênh lệch về thời gian, vì lợi nhuận sẽ chỉ được ghi nhận vào nửa cuối năm nay khi lô căn hộ Waterpoint đầu tiên được bàn giao và việc bán lại cổ phần tại các dự án Paragon và Waterfront đã hoàn tất
  • Công ty chỉ đạt 179 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2020 (- 33% so với cùng kỳ), chỉ hoàn thành 21% kế hoạch cả năm.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1XXxIQ4aAR-DZxgAlv92IJK6Ndp7aEoDW/view?usp=sharing

1.1 NLG (MUA, Giá mục tiêu: 33.400 Đồng/cp): Cần thêm thời gian để ghi nhận tăng trưởng – SSI – Ngày 10/08/2020

  • SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu NLG, và giá mục tiêu 1 năm là 33.400 đồng/cp (triển vọng tăng giá là 26%) theo phương pháp định giá RNAV.
  • Với tổng giá trị booking lên đến 7,5 nghìn tỷ đồng liên quan đến các dự án (Akari/Mizuki/Waterpoint) cộng với thu nhập khác từ thoái vốn khỏi dự án, SSI kỳ vọng kết quả kinh doanh của NLG giữa năm 2021-2022 sẽ khá khả quan.
  • Tính đến thời điểm hiện tại, tổng quỹ đất sạch của NLG là 681 ha mang lại lợi thế phát triển cho NLG so với các chủ đầu tư khác ở phía Nam. Với mức giá cạnh tranh và chiến lược phát triển sản phẩm bài bản cho phân khúc trung cấp, công ty nằm trong số ít các chủ đầu tư có năng lực có thể ra mắt mô hình township đang được săn đón (trên 100 ha/dự án) tại các tỉnh vùng ven HCM.
  • Các rủi ro chính đối với khuyến nghị bao gồm: 1) Tiến độ bán hàng chậm hơn dự kiến từ các lô tiếp theo của dự án Akari City/Mizuki Park và Waterpoint. 2) Tiến độ phát triển dự án và thời gian bàn giao chậm hơn do quy trình pháp lý kéo dài.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1RtQtRgv2watbbV1kmEyzFTUbXR9nOV9x/view?usp=sharing

2. VNM (Khả quan, Giá mục tiêu: 135.000 Đồng/cp): Q2 tương đối khả quan bất chấp Covid-19 – SSI – Ngày 11/08/2020

  • Kết quả kinh doanh Q2 của VNM ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng hợp nhất lần lượt đạt 14,5 nghìn tỷ đồng (+6,1% so với cùng kỳ) và 3,08 nghìn tỷ đồng (+6,2% so với cùng kỳ), theo đúng với thảo luận gần đây của lãnh đạo công ty.
  • Theo quan điểm của SSI, thương vụ mua lại GTN (Mộc Châu Milk) gần đây đã đạt được những kết quả ban đầu nhờ việc đàm phán lại chi phí nguyên liệu và hợp tác trong mạng lưới phân phối.
  • Từ góc độ định giá, cổ phiếu VNM tương đối rẻ hơn so với các công ty cùng ngành trong khu vực – với hệ số P/E thấp hơn 30%, trong khi công ty có thể vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận một con số.
  • SSI duy trì giá mục tiêu đối với cổ phiếu VNM là 135.000 đồng/cp, cùng với tỷ suất cổ tức là 4%, tổng mức sinh lời là 22% – do đó SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1J0pe-2VpY9Dq-ZzBgJw6qb81y1L4akHM/view?usp=sharing

3. BID (Phù hợp Thị trường, Giá mục tiêu: 43.650 Đồng/cp): Lợi nhuận Q2 tương đối khả quan nhưng có dấu hiệu giảm trong các quý sắp tới – SSI – Ngày 12/08/2020

  • BID công bố lợi nhuận trước thuế Q2/2020 đạt 2,64 nghìn tỷ đồng (+20,6% so với cùng kỳ). Kết quả này vượt ước tính của chúng tôi nhờ hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán khá tốt (đạt 1.038 tỷ đồng, +500% so với cùng kỳ), và chi phí dự phòng giảm (-26,2% so với cùng kỳ), bù đắp cho mức giảm của thu nhập lãi ròng giảm mạnh (-23,6% so với cùng kỳ).
  • SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2020 giảm bớt 1,15 nghìn tỷ đồng xuống 8.693 tỷ đồng (vẫn giảm 19% so với cùng kỳ), chủ yếu để phản ánh kết quả khả quan trong Q2/2020. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 gần như không thay đổi so với ước tính trước đây của chúng tôi là 12,89 nghìn tỷ đồng (+48,3% so với cùng kỳ).
  • SSI vẫn quan ngại về ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch lần thứ hai tới chất lượng khoản vay, và giả định các khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ chiếm khoảng 5% tổng số các khoản vay của BID – cao hơn mức SSI ước tính ban đầu.
  • Do đó, SSI điều chỉnh hệ số P/B mục tiêu xuống 2 lần (từ 2,2 lần) và tính trên BVPS năm 2021. Theo đó, SSI điều chỉnh giảm 3,6% giá mục tiêu 1 năm xuống 43.650 đồng/cp (từ 45.300 đồng/cp), với triển vọng tăng giá là 13%. SSI duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với cổ phiếu BID.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1dvx2kvwI4IfeJudgRQ6KH1C28c8Jf29z/view?usp=sharing

4. FPT (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 56.400 Đồng/cp): Cập nhật cuộc họp chuyên viên phân tích – Giữ nguyên dự báo tăng trưởng 2020; khuyến nghị KHẢ QUAN – SSI – Ngày 13/08/2020

  • Tại cuộc họp ban lãnh đạo chia sẻ tốc độ tăng trưởng năm 2020 sẽ ở mức hai con số và tập trung vào các dịch vụ giá trị gia tăng có biên LNTT cao hơn từ các sản phẩm phần mềm tự phát triển (như akaBot, CyRadar, FPT.AI, et al).
  • Những ý chính rút ra từ cuộc họp: (1) F-Soft đang hướng tới các sản phẩm phần mềm tự sản xuất. (2) Các hợp đồng mới trong mảng gia công phần mềm trong 6 tháng đầu năm đã tăng + 16% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp tác động của Covid-19, (3) Về dịch vụ viễn thông, mảng trung tâm dữ liệu vẫn có lợi thế về nhu cầu bền vững trong dài hạn, theo ban lãnh đạo, (4) Vẫn giải ngân đầu tư vào các dự án trọng điểm như trung tâm dữ liệu, trụ sở Fsoft.
  • Tuy nhiên, do bất ổn từ dịch bệnh COVID-19 và tác động đối với chi tiêu cho CNTT toàn cầu, SSI vẫn đang duy trì dự báo tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 và năm 2021 tương ứng là + 8% và + 13%. Với tiềm năng tăng giá 20% so với giá mục tiêu 1 năm là 56.400 đồng, SSI nhắc lại đánh giá KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FPT.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1W1Ew4eKO7Eiq1WrllxvcA8y2H-GcT5uW/view?usp=sharing

5. VTP (MUA, Giá mục tiêu: 157.000 Đồng/cp): Đà tăng trưởng bị gián đoạn nhưng vẫn ở mức tích cực – SSI – Ngày 13/08/2020

  • Mặc dù kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng tình hình hoạt động vẫn sát với ước tính của SSI cho năm 2020, trong đó hoạt động kinh doanh cốt lõi thấp hơn kỳ vọng của SSI, nhưng được bù đắp từ sự gia tăng của các hoạt động kinh doanh không cốt lõi.
  • Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm (thường là mùa thấp điểm) hoàn thành 43% ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2020 của SSI do doanh thu từ hoạt động thương mại tăng.
  • Với nhiều yếu tố như các đại lý Viettel Telecom mới đóng vai trò là điểm bán hàng mới hiện cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của VTP và đại dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dự kiến, SSI điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng lợi nhuận sau thuế năm 2020 và năm 2021 lần lượt ở mức 23% và 45% so với cùng kỳ.
  • Nâng khuyến nghị lên MUA. Giá mục tiêu 1 năm mới là 157.000 đồng/cp, triển vọng tăng giá là 23%, dựa trên hệ số P/E mục tiêu là 18 lần (từ khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu là 160.000 đồng/cp như trước đây).
  • Khuyến nghị MUA của SSI chủ yếu dựa trên triển vọng về giá cổ phiếu VTP hiện tại đang phản ánh cơ sở thấp của kết quả kinh doanh cốt lõi trong năm nay, và triển vọng phục hồi kinh doanh cốt lõi mạnh mẽ vào năm tới sẽ là yếu tố hỗ trợ mạnh cho giá cổ phiếu.
  • Rủi ro giảm giá đối với khuyến nghị của SSI: (1) dịch Covid-19 có thể kéo dài hơn dự kiến và (2) bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động của Viettel Telecom có thể dẫn đến sự sụt giảm tác động đến lợi nhuận sau thuế của VTP.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1lxleMkemLD6J4GKvW-xZDaadrVlN4W0A/view?usp=sharing

6. VPB (Giá mục tiêu: 25.000 Đồng/cp): Duy trì khuyến nghị Phù hợp Thị trường – SSI – Ngày 14/08/2020

  • SSI duy trì khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với cổ phiếu VPB với giá mục tiêu 1 năm là 25.000 đồng/ cổ phiếu mặc dù lợi nhuận ròng 6T2020 của VPB đã tăng 51,6% so với cùng kỳ.
  • Ban lãnh đạo cho rằng VPB có thể vượt khoảng 10-15% kế hoạch ban đầu năm 2020, nhưng SSI không quá lạc quan về triển vọng chung của VPB. SSI không đánh giá cao việc duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức tương đối thấp so với mặt bằng chung các ngân hàng niêm yết.
  • Ước tính điều chỉnh của SSI cho LNTT năm 2020 và 2021 lần lượt là 10,9 nghìn tỷ đồng (+ 5,7% YoY) và 11,6 nghìn tỷ đồng (+ 6,6% YoY).
  • Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến, tăng dư nợ tái cơ cấu
  • Yếu tố tăng đối với khuyến nghị: Mức độ hồi phục của các khoản nợ được tái cơ cấu tốt hơn ước tính (10,4% tổng dư nợ cho vay trong quý 2), FeCredit tiến hành IPO thành công

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1lxleMkemLD6J4GKvW-xZDaadrVlN4W0A/view?usp=sharing

7. HT1 – Biên lợi nhuận gia tăng bù đắp cho tăng trưởng doanh số chững lại trong 6 tháng đầu năm 2020 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020

  • CTCP Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1) đã công bố KQKD quý 2/2020, trong đó doanh thu giảm 14% YoY (2 nghìn tỷ đồng) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS đang ngang so với cùng kỳ năm trước (208 tỷ đồng). Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của HT1 giảm 14% YoY (3,8 nghìn tỷ đồng) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS đi ngang so với cùng kỳ năm trước (313 tỷ đồng).
  • KQKD này phù hợp với kỳ vọng của VCSC khi LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 của HT1 hoàn thành 44% dự báo cả năm của VCSC – khi VCSC kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận của HT1 sẽ phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020.
  • Do đó, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào trong dự báo năm 2020 của VCSC cho HT1 như đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, HT1 [MUA +35,7%] – Sản lượng bán chững lại; các khoản nợ giảm giúp hỗ trợ lợi nhuận, ngày 05/05/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1Jc8zYBxlYGoXmdZ8fXPK3dwnP4SIM1FI/view?usp=sharing

8. CTD – Tăng trưởng biên LN 6 tháng 2020 phần nào bù đắp cho mức giảm doanh thu – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020

  • CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) công bố KQKD quý 2/2020 với doanh thu thuần giảm 31% YoY (40 nghìn tỷ đồng) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 28% YoY (158 tỷ đồng). Mức chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu đền từ tăng trưởng biên LN gộp trong quý 2/2020 lên 6,1% so với 3,2% trong quý 1/2019 và 5,5% trong quý 1/2020, giúp bù đắp cho tiến độ backlog thấp hơn.
  • Trong 6 tháng 2020, doanh thu của CTD giảm 25% YoY (7,5 nghìn tỷ đồng) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 10% YoY (282 tỷ đồng).
  • VCSC đang trao đổi thêm thông tin chi tiết với công ty liên quan đến tăng trưởng biên LN cũng như backlog cập nhật tính từ đầu năm. VCSC lưu ý rằng quý 1 thường là mùa thấp điểm cho các hoạt động xây dựng, cùng với việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội tại Việt Nam trong tháng 4 do dịch COVID-19, dẫn đến hoạt động xây dựng chững lại trong phần lớn 6 tháng 2020.
  • Liên quan đến KQKD 6 tháng 2020, doanh thu thấp hơn kỳ vọng của VCSC (chỉ hoàn thành 39% dự báo cả năm), trong khi biên LN gộp cao hơn đáng kể so với dự báo của VCSC. VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng giả định biên LN gộp và LN cho CTD – như đưa ra trong báo cáo cập nhật gần nhất CTD [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG -2,8%] – Dịch COVID-19 dự báo sẽ ảnh hưởng KQKD quý 2 ngày 22/04/2020

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1UK2HFkXjSbpBaarxH2V22vHsKA3y73DF/view?usp=sharing

9. HSG – Biên lợi nhuận tăng dẫn dắt KQKD quý 3 năm tài chính 2020 – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020

  • CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã công bố BCTC quý 3 năm tài chính 2020 (năm tài chính của HSG kết thúc vào ngày 30/09), KQKD phù hợp với con số sơ bộ mà công ty đã công bố ngày 13/07/2020. Quý 3 năm tài chính 2020 ghi nhận doanh thu đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (-5,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 318 tỷ đồng (+97,7% YoY).
  • Trong 9 tháng đầu năm tài chính 2020, HSG ghi nhận doanh thu đạt 19,2 nghìn tỷ đồng (-12% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 701 tỷ đồng (+153% YoY). VCSC cho rằng KQKD quý 3 của HSG – cũng như KQKD 9 tháng đầu năm tài chính 2020 – đơn thuần đến từ mảng kinh doanh cốt lõi, cùng với việc không ghi nhận bất kỳ khoản lãi bất thường nào.
  • VCSC cũng lưu ý rằng nỗ lực tinh gọn sản xuất và giảm tỷ lệ đòn bẩy của HSG đã hỗ trợ biên lợi nhuận gia tăng trong khi doanh số trong nước tích cực đã giúp bù đắp cho sự phục hồi chậm của doanh số xuất khẩu. Sản lượng bán tấm tôn mạ trong nước của HSG tăng 8% YoY so với mức giảm 5% YoY trong quý 2 năm tài chính 2020 (tháng 1 đến tháng 3), trong khi sản lượng bán xuất khẩu giảm 7% YoY so với mức giảm 10% YoY trong quý 2 năm tài chính 2020.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 9 tháng đầu năm tài chính 2020 vượt kỳ vọng của VCSC khi lần lượt hoàn thành 67% và 103% dự báo cả năm tài chính 2020 tương ứng của VCSCcho HSG. Khi các KQKD này tích cực hơn dự báo của VCSC, VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo cho HSG như đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, HSG [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +8,3%] – Biên lợi nhuận phục hồi hỗ trợ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận, ngày 29/05/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1C8XCTipULyfFIZ2FxCanQmrxtCvYiI4m/view?usp=sharing

10. BMP – Biên lợi nhuận gia tăng mạnh mẽ trong quý 2 hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo KQKD– VCSC – Ngày 14/08/2020

  • CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) báo cáo KQKD quý 2/2020, với doanh thu tăng trưởng 6% YoY (1,3 nghìn tỷ đồng) và LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng 32% YoY (155 tỷ đồng), dẫn đến doanh thu tăng trưởng 8% YoY (2,3 nghìn tỷ đồng) và LNST sau lợi ích CĐTS tăng trưởng 23% YoY (257 tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm 2020.
  • Chênh lệch tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp tăng từ 22,9% trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 26,4% nhờ 1) giá dầu thô thấp hơn – từ đó giá nhựa đầu vào thấp hơn – trong 6 tháng đầu năm 2020, và 2) nỗ lực hiện tại của BMP trong việc tối ưu hóa hiệu suất sản xuất.
  • Trong khi đó, thu nhập tài chính cao hơn dự kiến (chủ yếu đến từ thu nhập từ lãi tiền gửi) tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020. Khi KQKD 6 tháng đầu năm 2020 cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của VCSC (hoàn thành 56% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của VCSC) – đặc biệt nhờ biên lợi nhuận gộp gia tăng và thu nhập tài chính – VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận hiện tại cho BMP, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Trong 6 tháng cuối năm 2020, VCSC tiếp tục kỳ vọng sản lượng bán hàng của BMP duy trì tích cực; tuy nhiên, VCSC cho rằng tác động của giá nhựa đầu vào thấp sẽ phần nào hạ nhiệt khi giá nhựa phục hồi. Thông tin chi tiết về dự báo năm 2020 của VCSC đã được đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, BMP [MUA +38,4%] – Mở rộng thị phần củng cố tăng trưởng dài hạn, ngày 14/05/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1johCM8XkwubXcX9UomGGgNAw37YuudIL/view?usp=sharing

11. HPG – KQKD quý 1/2020 mạnh mẽ với diễn biến kinh doanh của mảng thép ổn định và mảng nông nghiệp mạnh mẽ – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020

  • CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã công bố BCTC quý 2/2020, phù hợp với KQKD sơ bộ mà công ty đã báo cáo tại ĐHCĐ diễn ra ngày 25/06. Lợi nhuận quý 2/2020 tích cực khi được dẫn dắt bởi KQKD ổn định của mảng thép và diễn biến mạnh mẽ của mảng nông nghiệp.
  • Quý 2/2020 ghi nhận KQKD mạnh mẽ với doanh thu tăng 35% YoY (20,4 nghìn tỷ đồng) và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 35% YoY (2,7 nghìn tỷ đồng), dẫn đến doanh thu tăng 30% YoY (39,7 nghìn tỷ đồng) và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 31% YoY (5,0 nghìn tỷ đồng) trong 6 tháng đầu năm 2020.
  • KQKD 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 49% và 57% dự báo tương ứng của chúng tôi cho năm 2020, bao gồm doanh thu đạt 80,2 nghìn tỷ đồng (+26% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8,8 nghìn tỷ đồng (+17% YoY).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng bán thép xây dựng của HPG đạt 1,5 triệu tấn (+12% YoY, hoàn thành 43% dự báo cả năm của chúng tôi là 3,5 triệu tấn) với thép xuất khẩu chiếm 202,900 tấn (+67% YoY). Thị phần thép xây dựng của HPG tăng lên 31% trong 6 tháng đầu năm 2020 so với mức 26% trong năm 2019. HPG cũng ghi nhận sản lượng bán ống thép đạt 347.100 tấn trong 6 tháng đầu năm 2020, giảm 3% YoY, trong khi duy trì thị phần ở mức 31%. Mảng nông nghiệp của HPG ghi nhận KQKD cao hơn dự kiến với LNTT 6 tháng đầu năm 2020 đạt 841 tỷ đồng, VCSC cho rằng KQKD này phần nào đến từ giá thị heo cao kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2020.
  • Khi KQKD mảng thép 6 tháng đầu năm 2020 của HPG nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của VCSC, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào cho dự báo năm 2020 của mảng này như VCSC đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, HPG [MUA +28,6%] – Kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong thị phần, lợi nhuận, ngày 20/05/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1Nqs3TpMPKrc-WSK-5BVpBUbn8TG6iCi1/view?usp=sharing

12.  GAS – Lợi nhuận quý 2 cao hơn kỳ vọng dù giá dầu và sản lượng giảm – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 14/08/2020

  • Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) đã công bố KQKD quý 2/2020, trong đó doanh thu đạt 15,6 nghìn tỷ đồng (-23,2% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-43% YoY). Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu đạt 32,7 nghìn tỷ đồng (-16,1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 4 nghìn tỷ đồng (-32,9% YoY).
  • KQKD này đến từ sản lượng khí thương phẩm 6 tháng đầu năm 2020 giảm 11,5% YoY còn 4,6 tỷ m3 và giá dầu nhiên liệu trung bình giảm 42,7% còn 228 USD/tấn. Các mức giảm trong sản lượng khí thương phẩm và giá dầu nhiên liệu đều phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 52% và 60% dự báo cả năm của VCSC. LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của VCSC chủ yếu nhờ giá khí cao hơn dự kiến cho các KCN, cắt giảm chi phí, và doanh thu tài chính. VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng nhẹ dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1R00xysZ5BLmSQOIyZInEAQB_jdY4fPdU/view?usp=sharing

13. BSR – Khoản lỗ trong 6 tháng đầu năm 2020 nằm trong dự báo của chúng tôi – Báo cáo KQKD

  • CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) đã công bố KQKD quý 2/2020, với doanh thu giảm 50,7% YoY và khoản lỗ ròng 1,9 nghìn tỷ đồng, so với khoản lãi 118 tỷ đồng trong quý 2/2019.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2020, BSR ghi nhận khoản lỗ 4,2 nghìn tỷ đồng so với khoản lợi nhuận ròng 726 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019, đến từ 1) hàng tồn kho có chi phí sản xuất cao do giá dầu thô giảm mạnh; 2) biên dầu nhiên liệu máy bay đang ở mức âm, trong khi biên xăng và biên dầu diesel giảm 50-70% YoY; 3) sản lượng bán 6 tháng đầu năm 2020 giảm 2,8% YoY, khi nhu cầu xăng dầu giảm trong 5 tháng đầu năm 2020 do dịch COVID-19, dù phục hồi trong tháng 6.
  • VCSC lưu ý rằng BSR đã ghi nhận khoản lỗ thấp hơn trong quý 2 so với quý 1, đến từ sự phục hồi lợi nhuận từ tháng 6 với khoản lợi nhuận ròng 1,4 nghìn tỷ đồng khi cả nhu cầu và biên xăng dầu đều phục hồi. Đặc biệt, sản lượng bán quý 2 tăng 4,2% YoY và cao hơn 28,7% so với quý 1/2020. Ngoài ra, BSR cũng hoàn nhập khoản dự phòng hàng tồn 550 tỷ đồng trong quý 1 vào KQKD quý 2/2020.
  • KQKD 6 tháng đầu năm 2020 phù hợp với kỳ vọng của VCSC khi VCSC kỳ vọng lợi nhuận phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020. Do đó, chúng tôi nhận thấy không có thay đổi đáng kể nào cho dự báo lỗ ròng 1,4 nghìn tỷ đồng trong năm 2020, dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • VCSC lưu ý rằng công ty chưa công bố thông tin mới liên quan đến việc chuyển niêm yết sang sàn HNX. Vào đầu tháng 6/2020, BSR đã nộp hồ sơ lên HNX về việc chuyển niêm yết từ sàn UPCoM sang HNX và đang chờ phản hồi từ HNX.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1lyzONVFANToV3FL9HGNyxEUlTf-tv97r/view?usp=sharing

14. SCS – Các lệnh hạn chế đi lại ảnh hưởng KQKD quý 2/2020 – Báo cáo KQKD

  • CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố KQKD quý 2/2020 với doanh thu giảm 24% YoY còn 144 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 22% YoY còn 100 tỷ đồng. KQKD kém tích cực chủ yếu đến từ mức giảm 24% YoY trong tổng sản lượng hàng hóa của SCS trong quý 2/2020.
  • Sản lượng hàng hóa giảm chủ yếu đến từ các lệnh hạn chế đi lại bằng hàng không trong bối cảnh dịch COVID-19, bắt đầu từ giữa tháng 3/2020 và các lệnh hạn chế này đã dẫn đến việc giảm công suất vận chuyển hàng hóa trong các khoang chứa hàng hóa của các chuyến bay hành khách (chiếm khoảng 70%-80% công suất trước dịch COVID-19).
  • Sản lượng hàng hóa trong nước trong Q2 2020 (-14% YoY trong quý 2) tích cực hơn so với sản lượng hàng hóa quốc tế (-27% YoY trong quý 2) khi các lệnh hạn chế di chuyển bằng hàng không trong nước tại Việt Nam đã được gỡ bỏ hoàn toàn từ giữa tháng 5/2020. Tuy nhiên, số lượng chuyến bay hành khách quốc tế vẫn bị hạn chế trong quý 2/2020.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu của SCS giảm 9,4% YoY còn 328 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS giảm 7,7% YoY còn 221 tỷ đồng. KQKD tích cực hơn trong 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu nhờ tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS tích cực trong quý 1/2020, tăng 6,7% YoY, trước khi có các lệnh hạn chế đi lại bằng hàng không.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 của SCS hoàn thành lần lượt 45,3% và 45,5% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi. VCSC kỳ vọng sản lượng hàng hóa của SCS phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020 so với quý 2. Tuy nhiên, VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2020 hiện tại khi việc nới lỏng dần các lệnh hạn chế chuyến bay quốc tế chậm hơn kỳ vọng của VCSC.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1ukQfPkv1WwSo97l8xcLboQq-hPv-Ol_n/view?usp=sharing

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN