TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 11/09 – 15/09/2023

Lượt xem: 1026 | Ngày đăng: 25/09/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 11/09 – 15/09/2023

  1. ACB [ Trung lập – 22,450đ/cp]: Chờ đợi một cú hích – SSI.
  2. GMD [ MUA – 76,200đ/cp ]: KQKD phục hồi nửa cuối 2023 – KBSV..
  3. OCB [ MUA – 26,500đ/cp ] Báo cổ phiếu – MBS.
  4. PLX [ Tích cực – 45,000đ/cp ] Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm – SSI.
  5. PNJ [ MUA – 95,600đ/cp] Duy trì năng lực bảo vệ lợi nhuận – BSC..
  6. PVD [ MUA – 32,000đ/cp] Giá thuê giàn tiếp tục khả quan– BSC..
  7. VNM [ Theo dõi – 84,900đ/cp] Tiếp tục kỳ vọng lợi nhuận phục hồi – BSC..
  8. BVH [ Trung lập – 45,550đ/cp ] Cập nhật công ty – SSI.
  9. DCM [ Tích cực – 40,500đ/cp ] Nhà máy Ure hết khấu hao hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong 2024 – BVSC
  10. DHC [ MUA – 56,745đ/cp] Báo cáo lần đầu – ACBS.
  11. GVR [ MUA – 26,700đ/cp ]: Kì vọng phục hồi mảng cao su nửa cuối năm  – KBSV..
  12. CTG [ Tích cực – 38,500đ/cp ] Kết quả tích cực trong khó khăn – VNDS.
  13. GAS [ MUA – 118,800đ/cp ] Giá dầu FO và LPG cải thiện trong 2H2023  – KBSV..
  14. MWG [ MUA ] Trên hành trình tìm lại vị thế dẫn đầu – VCBS.
  15. NLG [ Nắm giữ – 40,200đ/cp] Chiến lược sản phẩm đúng đắn – KBSV..
  16. PVS [ Tích cực – 43,200đ/cp ] Động lực từ mảng M&C – BVSC..
  17. VRE [ MUA – 38,400đ/cp ] NOI tăng, kỳ vọng tỉ lệ lấp đầy tiếp tục cải thiện – KBSV..
  18. DPM [ Trung lập] Lợi nhuận nửa cuối năm cải thiện nhờ sự phục hồi của giá URE – VCBS.
  19. PHR [ MUA – 60,900đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
  20. AST [ Tích cực – 69,800đ/cp ] Kỳ vọng hồi phục nhờ lượng khách quốc tế  – BVSC..
  21. POW [ MUA – 15,400đ/cp] Vũng Áng 1 trở lại củng cố triển vọng – KBSV..
  22. VRE [ MUA – 38,900đ/cp ] Điểm rơi bàn giao 2H.2023 – BSC..
  23. Ngành BĐS Khu công nghiệp [ Trung lập ] Cơ hội đến từ làn song đầu tư mới –VDSC..
  24. Ngành Dược [ Trung lập ] Môi trường chính sách thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng – VDSC..
  25. Ngành Dầu khí [ Trung lập ]: Thuận lợi cho nhóm thượng nguồn – VDSC..
  26. Ngành Điện[ Trung lập ] Dòng tiền hoạt động ổn định – VDSC..
  27. Ngành phân bón [ Trung lập] Cập nhật Ngành Phân bón  – SSI.
  28. Ngành Phân bón [ Trung lập ] Giai đoạn “ Vàng son” đã qua đi – VDSC..
  29. Ngành Hàng tiêu dùng [ Trung lập ] Áp lực chi phí đầu vào đắt đỏ đã giảm dần – VDSC..
  30. Ngành Cảng biển [ Trung lập ] Từng bước phục hồi – VDSC..

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     ACB [ Trung lập – 22,450đ/cp]: Chờ đợi một cú hích –  SSI

  • Sự kiên định trong chiến lược kinh doanh đã giúp hoạt động kinh doanh của ACB phát triển ổn định trong những năm gần đây với chỉ số ROE ấn tượng trong số các ngân hàng mà SSI nghiên cứu. Hơn nữa, việc thiết lập tệp khách hàng chất lượng cao cũng như chi phí vốn tương đối thấp sẽ là lợi thế cạnh tranh chính để ACB duy trì quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn.
  • Với tình hình kinh tế nhiều thách thức, SSI cho rằng ACB sẽ phải tiếp tục nỗ lực để đạt tỷ lệ nợ xấu mục tiêu là 1% trong năm 2023. Do đó, SSI nâng giả định chi phí tín dụng lên 0,35%, tương đương chi phí dự phòng là 1,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, do ACB đã ghi nhận 1 nghìn tỷ đồng cho quỹ khoa học và công nghệ trong năm 2022, SSI dự báo chi phí hoạt động sẽ tương đương so với cùng kỳ, điều này sẽ bù đắp cho chi phí tín dụng tăng lên. Do đó, SSI duy trì ước tính cho LNTT là 20 nghìn tỷ đồng (tăng 17% svck), cũng như kỳ vọng tăng trưởng tín dụng là 12% svck trong năm 2023.
  • Trong năm 2024, SSI kỳ vọng lợi nhuận trước thuế là 23,7 nghìn tỷ đồng (tăng 18% svck) nhờ sự phục hồi của cả tăng trưởng tín dụng (tăng 13% so với đầu năm) và NIM (tăng 3 điểm cơ bản lên 4,18%). Mặc dù SSI cho rằng chất lượng tài sản sẽ dần được cải thiện giúp tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 0,9%, SSI cho rằng chi phí tín dụng sẽ duy trì ở mức cao 0,27%, với kỳ vọng 1,5 nghìn tỷ đồng nợ xấu sẽ được xử lý trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694771612883_ACB_SSI%20_2023-09-15.pdf

2.     GMD [ MUA – 76,200đ/cp ]: KQKD phục hồi nửa cuối 2023 – KBSV

  • GMD ghi nhận doanh thu 2Q2023 912 tỷ VND (-7% yoy). Giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn khiến biên gộp GMD 2Q2023 cải thiện lên 47% so với mức 44% 2Q2022. LNST 2Q2023 GMD đạt đỉnh lịch sử với 1,646 tỷ VND do ghi nhận khoản thu tài chính đột biến từ thương vụ bán lại Nam Hải Đình Vũ.
  • Trong bối cảnh khó khăn chung của thị trường, xuất nhập khẩu giảm mạnh, sản lượng thông qua hệ thống cảng của GMD cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, giảm gần 18% yoy. Với những dấu hiệu phục hồi gần đây của hoạt động XNK, KBSV kì vọng về cuối năm KQKD của GMD sẽ có sự cải thiện nhẹ so với đầu năm.
  • Nam Đình Vũ 2 đã được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2023 kì vọng sẽ nhanh chóng được lấp đầy nhờ sản lượng hàng từ cảng NHĐV chuyển sang. GMD đang xem xét tiến hành khởi công Nam Đình Vũ 3, cùng với Gemalink 2 dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ 2025 đảm bảo dư địa tăng trưởng cho GMD trong trung và dài hạn.
  • Dựa trên triển vọng doanh nghiệp và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD với mức giá mục tiêu là 76,200 VND/cổ phiếu, cao hơn 18.7% so với giá đóng cửa ngày 14/09/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694771965921_GMD_KBSV_2023-09-15.pdf

3.     OCB [ MUA – 26,500đ/cp ] Báo cổ phiếu – MBS

  • MBS dự báo LNTT năm 2023 và 2024 tăng trưởng khả quan dựa trên (i) NIM được gia tăng lên mức lần lượt 4.0% và 4.2%; (ii) tăng trưởng tín dụng đạt 12.5% và 15.0%; (iii) thu nhập ngoài lãi tăng trưởng lần lượt 42.3% và 44.6%.
  • MBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu cuối năm 2023 26,500 VND/cp.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694771857448_OCB_MBS_2023-09-15.pdf

4.     PLX [ Tích cực – 45,000đ/cp ] Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng tốt trong nửa cuối năm – SSI

  • SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu PLX từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN, với giá mục tiêu 1 năm là 45.000 đồng/cp. SSI ước tính lợi nhuận bất thường từ PGB cùng với tăng trưởng lợi nhuận cốt lõi sẽ là yếu tố hỗ trợ giá trong ngắn hạn. Trong dài hạn, việc phát triển các dịch vụ gia tăng và thoái vốn khỏi mảng hoạt động kinh doanh không cốt lõi sẽ là những yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu.
  • Trong Q2/2023, PLX đạt 1,03 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt xa mức lỗ 270 tỷ đồng trong Q2/2022. Mảng dầu khí tiếp tục là động lực phục hồi, với LNTT tăng lên 450 tỷ đồng từ mức lỗ 667 tỷ đồng trong Q2/2022 và 402 tỷ đồng trong Q1/2023. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu duy trì ở mức 2,63 triệu tấn, tăng 1,8% svck và 2,3% so với quý trước – nhờ kênh bán lẻ với 1,78 triệu tấn (tăng 12% svck). PLX đã đưa vào hoạt động 40 trạm mới từ đầu năm đến nay, công ty đặt mục tiêu đạt 80 trạm mới trong năm 2023 (tương đương khoảng 3% số lượng trạm COCO tại thời điểm đầu năm nay). Biên lợi nhuận kênh COCO cao hơn nhiều so với kênh DODO. Lợi nhuận từ nhiên liệu bay tăng 61% đạt 94 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, LNTT đạt 132 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ do sự phục hồi của ngành hàng không.
  • SSI giữ nguyên dự báo doanh thu năm 2023 của PLX là 282 nghìn tỷ đồng (giảm 7% svck) và điều chỉnh tăng dự báo LNTT năm 2023 từ 4,47 nghìn tỷ (tăng 98% svck) lên 4,84 nghìn tỷ đồng (tăng 114% svck). SSI kỳ vọng biên lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cốt lõi của PLX sẽ được cải thiện trong nửa cuối năm nhờ kiểm soát tốt hàng tồn kho và chi phí. Trong năm 2024, SSI dự báo LNTT tổng thể có thể giảm 6,9% svck so với mức cao nhất năm 2023 do lợi nhuận từ việc thoái vốn PGB giảm, nhưng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong năm 2024 sẽ đạt mức tăng trưởng tự nhiên là 4% svck.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694771338444_PLX_SSI_2023-09-15.pdf

5.     PNJ [ MUA – 95,600đ/cp] Duy trì năng lực bảo vệ lợi nhuận – BSC

  • BSC nâng khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PNJ với giá hợp lý 1 năm là 95,600 VNĐ/CP (Upside +18% so với giá đóng cửa ngày 14/9/2023), bằng phương pháp DCF và PE với tỷ trọng 50%/50%.
  • Kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 2024F tích cực hơn bối cảnh ngành chung nhờ năng lực nội tại của doanh nghiệp: (1) bắt kịp xu hướng tăng trưởng thu nhập và chi tiêu của tầng lớp trung lưu (2) chiến lược mở rộng tập khách hàng mục tiêu và chiếm thị phần của các đối thủ trong giai đoạn kinh tế khó khăn vào nửa cuối 2022-2023 nhờ các chính sách bán hàng hấp dẫn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694771057821_PNJ_BSC_2023-09-15.pdf

6.     PVD [ MUA – 32,000đ/cp] Giá thuê giàn tiếp tục khả quan– BSC

  • BSC tiếp tục duy trì khuyến nghị MUA đối với PVD, với giá mục tiêu cho năm 2024 là 32,000 VND/CP (tương đương upside 19% so với giá đóng cửa ngày 14/09/2023 là 26,800 VND/CP) dựa trên phương pháp P/B và EV/EBITDA với tỷ trọng là 50% – 50%.
  • Quan điểm đầu tư: Giá cho thuê giàn khoan tự nâng khu vực tiếp tục duy trì ở mức cao. Hiệu suất hoạt động các giàn của PVD khả quan, dự kiến đầy đủ việc làm cho tới năm 2024. Triển vọng thị trường khoan trong nước hồi phục khả quan.

Link tải full báo cáo: https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694770914689_PVD_BSC_2023-09-15.pdf

7.     VNM [ Theo dõi – 84,900đ/cp] Tiếp tục kỳ vọng lợi nhuận phục hồi – BSC

  • BSC đưa ra khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu VNM với giá hợp lý 1 năm là 84,900 VNĐ/CP (Upside +7% so với giá đóng cửa ngày 14/9/2023), dựa trên phương pháp DCF và PE với tỷ trọng 60%/40%.
  • BSC điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh 2023E-2024F so với báo cáo Q2/2023 như sau: 2023E – Tăng biên lợi nhuận hoạt động +20 bsp so với dự phóng trước đó nhờ biên lợi nhuận tích cực hơn kỳ vọng trong Q2/2023: DTT và LNST- LNCĐTS tương ứng với+ 0% và +1% so với dự phóng trước đó. EPS FW 2023 = 3,740 VND, P/E FW 2023 =21.2 lần. 2024F – Xu hướng giảm gía nguyên vật liệu chính tích cực hơn kỳ vọng: DTT và LNST-LICĐTS tương ứng +0.1% và +2% so với dự phóng trước đó. EPS FW 2024 =4,188 VND/cp và P/E FW 2024= 19 lần. Tiếp tục dựa trên những kỳ vọng: Nhu cầu tiêu dùng phục hồi và hiệu quả của chiến lược tái cấu trúc kênh phân phối và các chương trình promotion, Biên lợi nhuận phục hồi +1.3ppt YoY cao hơn mức +1ppt YoY trước đó, nhờ kỳ vọng giá sữa bột suy giảm từ cuối tháng 7/2023.
  • Kỳ vọng KQKD 2023E-2024F ghi nhận xu hướng phục hồi +3.3%YoY/+12%YoY nhờ (1) xu hướng giảm mạnh giá nguyên vật liệu (2) nhu cầu phục hồi và hiệu quả của chiến lược tái định vị toàn diện VNM.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694770990505_VNM_BSC_2023-09-15.pdf

8.     BVH [ Trung lập – 45,550đ/cp ] Cập nhật công ty – SSI

  • Hưởng lợi từ lãi suất huy động cao trong nửa đầu năm 2023 Thu nhập từ tiền gửi tăng mạnh 77% svck đã phần nào bù đắp lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và giúp BVH ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 1,6 nghìn tỷ đồng (tăng 10% svck) trong 6 tháng đầu năm 2023. Tiền gửi ngân hàng chiếm 61% tổng danh mục đầu tư của BVH (khoảng 197 nghìn tỷ đồng) và thu nhập từ tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 85% lợi nhuận hoạt động tài chính của công ty trong kỳ. SSI cho rằng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm 2023, vì BVH vẫn còn được hưởng lợi từ những hợp đồng tiền gửi có lãi suất cao hơn được ký vào đầu năm nay. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh bảo hiểm có thể chưa khởi sắc do người tiêu dùng cần có thời gian để lấy lại niềm tin vào các sản phẩm bảo hiểm.
  • Hoạt động bảo hiểm nhân thọ của BVH ít bị ảnh hưởng hơn so với các công ty cùng ngành từ các thách thức gần đây. Với những trường hợp tư vấn sai (‘mis-selling’) qua kênh bancassurance, ngành bảo hiểm nhân thọ trong nước đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong 30 năm qua. Trong những năm gần đây, thông thường người đi vay sẽ được ngân hàng thuyết phục mua một bộ sản phẩm bảo hiểm nhân thọ khi đăng ký vay, trong khi đó người gửi tiền được thuyết phục chuyển từ gửi tiết kiệm sang mua bảo hiểm nhân thọ. Các cơ quan quản lý đã vào cuộc và tiến hành thanh tra hoạt động bán sản phẩm của các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn trong nửa đầu năm 2023. Sau những động thái này, việc bán các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mới trở nên thách thức hơn. Đồng thời, nhiều chủ hợp đồng hiện tại cũng chấm dứt sớm hợp đồng của họ trong nửa đầu năm 2023.
  • Tăng trưởng của doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của BVH nhìn chung phù hợp với thị trường với tốc độ tăng 1,9% so với toàn thị trường tăng 1,3% svck. Công ty đã giành được thị phần nhờ thế mạnh cốt lõi là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người. BVH tiếp tục dẫn đầu trong mảng hoạt động này – tiếp theo là BIC, PVI và PTI. Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường của BVH tiếp tục thấp hơn các đối thủ lớn nhất (trừ PTI) và mức bình quân toàn thị trường. Trong nửa đầu năm 2023, tỷ lệ bồi thường của BVH đã tăng lên 50% (so với 48% trong năm 2022 và 40% trong năm 2021). Mặc dù công ty không có thuyết minh chi tiết về chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng hoạt động bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, nhưng SSIcho rằng tỷ lệ kết hợp của bảo hiểm phi nhân thọ ở mức trên 100% trong kỳ do tỷ lệ chi phí của mảng bảo hiểm phi nhân thọ của BVH thường ở mức 50%-53%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694690343551_BVH_SSI_2023-09-14.pdf

9.     DCM [ Tích cực – 40,500đ/cp ] Nhà máy Ure hết khấu hao hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong 2024 – BVSC

  • Nhà máy Ure hết khấu hao trong quý 3, lợi nhuận tăng mạnh trong 2024: Chi phí khấu hao sẽ giảm đáng kể từ Q4/2023 do các nhà máy Ure DCM đã hết khấu hao từ cuối quý 3. BVSC ước tính chi phí khấu hao hàng năm của nhà máy Ure dao động từ 1.000–1.200 tỷ đồng mỗi năm (tương đương 50%, 26% và 65% LNTT năm 2021-2022-2023). Ước tính chi phí khấu hao trong năm 2024 sẽ giảm 877 tỷ đồng so với 2023. BVSC nhận định việc hết khấu hao nhà máy Ure là đòn bẩy giúp DCM có lợi nhuận tăng trưởng mạnh ~61%YoY trong 2024.
  • Tiềm lực tài chính mạnh mẽ hỗ trợ cho việc chi trả cổ tức cao: DCM có năng lực tài chính mạnh mẽ với số dư tiền mặt ròng 10.200 tỷ trong khi đó tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là -92,1% vào cuối Q2/2023. BVSC ước tính lợi nhuận sau thuế của DCM duy trì ở mức 1.700–2.200 tỷ đồng trong giai đoạn 2024–2028, duy trì dự báo cổ tức giai đoạn 2024-2028 là 2.500–3.000 đồng/cp (lợi suất cổ tức 7%- 8%), tương ứng tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận trung bình là 75% trong giai đoạn 2024-2028.
  • BVSC ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế Cổ đông công ty mẹ của DCM trong năm 2024 (theo kịch bản cơ sở: tỷ trọng sản lượng khí đầu vào PVN và Petronas là 70:30, ước tính giá khí ~8,7 USD/mmbtu) lần lượt đạt 14.041 tỷ đồng (+10,6%YoY) và 2.301 tỷ đồng (+61%YoY). Ở mức giá hiện tại, DCM đang giao dịch tại mức P/E 2024 là 7,2x; thấp hơn mức trung bình 5 năm ngành phân bón là 9,7x. Với phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và P/E, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM cho DCM với giá mục tiêu là 40.500 đồng/cổ phiếu – tỷ suất sinh lời là 18,6% với kỳ vọng thị trường phân bón tiếp tục phục hồi và LNST tăng trưởng ổn định từ 2.300-2.500 tỷ/năm trong giai đoạn 2024-2028 sau khi hết khấu hao trong 2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694690442698_DCM_BVSC_2023-09-14.pdf

10.  DHC [ MUA – 56,745đ/cp] Báo cáo lần đầu – ACBS

  • DHC là doanh nghiệp dẫn đầu trong số các doanh nghiệp ngành giấy niêm yết trên thị trường chứng khoán. Sản phẩm chính của Công ty là giấy công nghiệp(Testliner), giấy lượn sóng (Medium) và bao bì carton. Công ty hiện có 2 dây chuyền sản xuất bao gồm 1 dây chuyền sản xuất giấy Testliner và Medium (công suất 260.000 tấn/năm) và dây chuyền sản xuất bao bì carton (công suất hơn 100 triệu sản phẩm/năm). ACBSi đưa ra khuyến nghị Mua cho DHC, với định giá mục tiêu 56.745 đồng, tương ứng với tổng tỷ suất kỳ vọng 27,8%.
  • Trong 6-12 tháng tới, ACBS cho rằng DHC sẽ được hưởng lợi từ các yếu tố sau đây: 1. Lợi nhuận Q3/2023 sẽ được cải thiện nhờvào giá nguyên vật liệu đầu vào là giấy tái chế tích trữ từ 2-3 tháng trước ở vùng thấp trong khi giá bán được kỳ vọng sẽ tăng lên do nhu cầu tăng. 2. Khách hàng chính của DHC trong mảng cung cấp bao bì là các công ty xuất khẩu ở địa bàn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt là trong lĩnh vực thủy hải sản. Vì vậy, sự sụt giảm nhu cầu từ mảng khách hàng này tác động mạnh tới sản lượng tiêu thụ của DHC trong thời gian qua. ACBS nhận thấy có dấu hiệu cho thấy sự hồi phục từ nhóm khách hàng này kể từ T7/2023, từ đó tác động tích cực triển vọng kinh doanh của DHC. 3. Trong trường hợp nhu cầu mảng bao bì tăng trở lại, thì DHC có tiềm năng để gia tăng công suất từ dây chuyền sản xuất thùng carton thành phẩm mới, công suất 48 triệu sản phẩm. Đây là dây chuyền được đưa vào vận hành từ T4/2022 tuy nhiên chưa lấp đầy công suất do cầu thịtrường đi xuống.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694690562311_DHC_ACBS_2023-09-14.pdf

 

11. GVR [ MUA –  26,700đ/cp ]: Kì vọng phục hồi mảng cao su nửa cuối năm  – KBSV

  • 2Q2022, GVR thu về 4,272 tỷ VND doanh thu thuần (-23% yoy). Trong đó, doanh thu từ chế biến gỗ đạt 544 tỷ VND, ghi nhận mức giảm lớn nhất (-53% yoy). Doanh thu mảng cốt lõi cao su cũng giảm nhẹ 3% yoy đạt 3,129 tỷ VND. LNST của GVR 2Q2023 đạt 717 tỷ VND (-40% yoy). Lũy kế 6 tháng đầu năm, GVR lần lượt hoàn thành 30% doanh thu và 43% lợi nhuận kế hoạch đặt ra cho 2023.
  • Kì vọng về sự hồi phục mảng cao su GVR của KBSV đến từ (1) sự phục hồi cầu cao su từ các thị trường lớn đặc biệt là Trung Quốc khi mà cầu cao su thế giới 2023 dự báo tăng 14% và (2) giá cao su tăng theo đà tăng giá cao su thế giới do tác động tích cực từ cầu cũng như giá dầu kì vọng vẫn neo ở mức cao.
  • Việc Nam Tân Uyên 3 – KCN nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bình Dương – được giao đất vào cuối tháng 5 vừa qua đã tạo dư địa tăng trưởng trong ngắn và trung hạn cho GVR, dự kiến đóng góp vào KQKD của GVR từ 2024.
  • Từ nay cho đến 2025, tập đoàn đặt ra mục tiêu chuyển đổi đất cho ít nhất 2,900 ha. Với sự phức tạp và chậm trễ của quy trình pháp lý, GVR dồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ cho 8 KCN, kì vọng có thể đưa vào khai thác bắt đầu từ năm sau, muộn nhất là vào năm 2026.
  • KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GVR, mức giá mục tiêu 26,700 VND/cp, tương ứng với mức sinh lời 17.6% so với mức giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694690654715_GVR_KBSV_2023-09-14.pdf

12.  CTG [ Tích cực – 38,500đ/cp ] Kết quả tích cực trong khó khăn – VNDS

  • Tổng thu nhập HĐKD Q2/23 của CTG tăng 11,5% svck chủ yếu nhờ mức tăng trưởng mạnh ~28% svck từ thu nhập ngoài lãi
  • Cùng với chi phí được kiểm soát tốt, LN ròng của CTG đạt ~5,2 nghìn tỷ đồng trong Q2/23, giúp LN ròng 6T23 hoàn thành 53% dự phóng cả năm.
  • Duy trì khuyến nghị Khả quan với mức giá mục tiêu 38.500đ/cp do VNDS thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất phi rủi ro và tỷ lệ phần bù rủi ro.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694597849535_CTG_VNDS_2023-09-13.pdf

13.  GAS [ MUA – 118,800đ/cp ]  Giá dầu FO và LPG cải thiện trong 2H2023  – KBSV

  • Doanh thu 1H2023 sụt giảm 17% yoy trong khi giá vốn hàng bán chỉ giảm 15% yoy đã khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 24% yoy. Trong 1H2023, giá dầu thô, dầu FO và LPG diễn biến xấu (giảm lần lượt 24% yoy, 29% yoy và 26% yoy), tác động tiêu cực tới kết quả kinh doanh của GAS. Tiêu thụ khí khô từ các nhà máy điện tăng, nhưng tiêu thụ từ các nhà máy đạm và khu công nghiệp suy giảm khiến tổng sản lượng tiêu thụ khí khô gần như đi ngang.
  • KBSV duy trì kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ đạt trên 80 USD/thùng tới cuối năm 2023, thúc đẩy đà hồi phục của giá dầu FO. KBSV cho rằng giá dầu FO có khả năng tiếp tục gia tăng trong 2H2023 do (1) nhu cầu làm mát tăng cao trong bối cảnh nền nhiệt toàn cầu đạt mức kỷ lục và (2) các nước OPEC+ siết nguồn cung dầu thô, khiến các nhà máy lọc dầu châu Á phải đẩy mạnh sử dụng dầu FO làm nguyên liệu đầu vào thay thế.
  • KBSV cho rằng các dự án kho LNG của GAS là lời giải cho vấn đề suy giảm nguồn khí tự nhiên về dài hạn. Trong tháng 7/2023, GAS đã tiếp nhận tàu LNG đầu tiên từ Shell để vận hành thử nghiệm kho LNG Thị Vải giai đoạn 1; và tỉnh Bình Thuận cũng đã quyết định chấp thuận đầu tư cho dự án kho LNG Sơn Mỹ. Tuy nhiên, các dự án đang đối mặt với rủi ro ở khâu trung – hạ nguồn khi các hợp đồng mua-bán chưa được thống nhất. KBSV không đánh giá cao khả năng sinh lời của các kho LNG trong thời gian đầu.
  • Dựa trên định giá FCFF và P/E VNDS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GAS. Giá mục tiêu là 118,800 VNĐ/cổ phiếu, tương đương mức upside 15.7% so với giá tại ngày 12/09/2023.

Link tải full báo cáo: https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694598095014_GAS_KBSV_2023-09-13.pdf

14.  MWG [ MUA ] Trên hành trình tìm lại vị thế dẫn đầu  – VCBS

  • VCBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG và nâng giá mục tiêu thêm 25%. Động lực tăng giá chính của MWG đến từ kì vọng định giá cao hơn của Bách Hóa Xanh và câu chuyện hòa vốn của chuỗi này kể từ cuối 2023. Bên cạnh đó, sự hồi phục của thị trường ICT cũng là yếu tố đáng chờ đợi, lợi nhuận sẽ tăng trưởng về số tuyệt đối trong 2024 sau khi MWG đã chiếm lĩnh được thêm thị phần nhờ chiến lược giá rẻ. VCBS duy trì dự phóng DTT của MWG trong 2023 đạt khoảng 119.750 tỷ đồng (-10.2% yoy) và 1.361 tỷ đồng (-66.8% yoy), EPS fwd tương ứng đạt 930/2.104 đồng/CP trong 2023/2024F. Mức giá mục tiêu mới VCBS đưa ra là 64.100 đồng/CP, tiềm năng tăng giá + 15% so với giá đóng cửa 55.800 đồng ngày 12/09/2023..
  • Triển vọng: (1) Mảng bán lẻ ICT nội địa kì vọng phục hồi lợi nhuận trong 2024F nhờ chiếm thêm thị phần (2) Bách Hóa Xanh cải thiện doanh thu và biên lợi nhuận ròng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, kế hoạch bán vốn của BHX cũng là động lực tăng giá ngắn hạn của MWG.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694597500886_MWG_VCBS_2023-09-13.pdf

15.  NLG [ Nắm giữ – 40,200đ/cp] Chiến lược sản phẩm đúng đắn – KBSV

  • Doanh số bán hàng trong Quý 2/2023 mặc dù vẫn thấp hơn đáng kể so với mức nền cao cùng kỳ nhưng đã có sự khởi sắc so với Quý 1/2023 với tổng giá trị hợp đồng đạt 629 tỷ VND (+164%QoQ, -77%YoY) đến từ các dự án hiện hữu Mizuki Park, Akari City và Southgate.
  • Nam Long đặt mục tiêu doanh số năm 2023 đạt 9,430 tỷ VND (+15% YoY) từ mở bán tại các dự án Southgate, Cần Thơ, Akari City và Mizuki Park. Tuy nhiên, ước tính của KBSV thận trọng hơn với doanh số bán hàng năm 2023 đạt khoảng 4,842 tỷ VND (-41%YoY) đến từ dự án Akari City, Mizuki Park và Southgate.
  • KBSV dự báo lợi nhuận sau thuế của NLG năm 2023 đạt 619 tỷ VND (+11% YoY) từ bàn giao dự án Southgate, Izumi City và đẩy mạnh bàn giao dự án Mizuki Park (giai đoạn 2) và chuyển nhượng 25% cổ phần còn lại tại dự án Paragon Đại Phước.
  • KBSV duy trì đánh giá tích cực đối với cổ phiếu Nam Long nhờ (1) Nền tảng cơ bản vững chắc với cơ cấu tài chính an toàn và (2) Các dự án căn hộ trung cấp tại TP HCM như Mizuki và Akari City hay căn hộ vừa túi tiền Ehome Southgate vẫn thu hút được người mua có nhu cầu ở thực. Cổ phiếu Nam Long có mức tăng 17% trong vòng 3 tháng, hiện đang giao dịch ở mức P/B 2023fw là 1.5x, tương đương với mức P/B trung bình 5 năm. Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 40,200VND/cp, cao hơn 5% so với giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694598204269_NLG_KBSV_2023-09-13.pdf

16.  PVS [ Tích cực – 43,200đ/cp ] Động lực từ mảng M&C – BVSC

  • BVSC nâng gia mục tiêu đối với cổ phiếu PVS lên 43.200 đồng/cp do thực hiện điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng xây dựng tại dự án Lô B lên 1 tỷ USD từ mức 700 triệu USD trong dự phóng trước đây, đồng thời bổ sung dự án Baltica 2 với giá trị 180 triệu USD vào mô hình định giá, qua đó duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PVS, tương ứng với mức upside là 17%.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694597925495_PVS_BVSC_2023-09-13.pdf

17.  VRE [ MUA – 38,400đ/cp ] NOI tăng, kỳ vọng tỉ lệ lấp đầy tiếp tục cải thiện – KBSV

  • Doanh thu cho thuê mặt bằng 2Q2023 đạt 1,944 tỉ VND (+7% YoY), với lãi thuần từ hoạt động cho thuê ghi nhận ở mức 1,451 tỉ VND (+7% YoY), tương đương với biên NOI là 75%.
  • Trong 1H2023, VRE ghi nhận 200 tỉ doanh thu từ mảng Bất động sản nhờ bàn giao 24 căn shophouses từ 2 dự án tại Điện Biên và Thái Hòa. Theo kế hoạch, VRE sẽ bàn giao và ghi nhận thêm 1,600 – 1800 tỉ VND doanh thu từ mảng Bất động sản trong 2H2023.
  • Trong bối cảnh sức mua của ngành bán lẻ suy giảm, VMM Grand Park sẽ được dời lịch khai trương sang 2Q2024. Như vậy, trong 2023, VRE sẽ chỉ bổ sung thêm VCP Hà Giang vào trong mạng lưới TTTM của công ty, tương đương với việc bổ sung thêm xấp xỉ 9,500 m2 GFA.
  • Áp dụng phương pháp định giá từng phần, KBSV xác định mức giá hợp lý của VRE là 38,400 VND/cổ phiếu, tương đương với mức upside 30% so với giá đóng cửa ngày 12/09/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694598154623_VRE_KBSV_2023-09-13.pdf

18.  DPM [ Trung lập] Lợi nhuận nửa cuối năm cải thiện nhờ sự phục hồi của giá URE  – VCBS

  • MẢNG URÊ (1) Về sản lượng kinh doanh: Theo dự báo của IFA, mức tiêu thụ phân bón trên thế giới dự kiến sẽ phục hồi 4% lên 192.5 triệu tấn, cao hơn mức năm tài chính 2019 là 191.8 triệu tấn sau giai đoạn giảm gần 3% trong năm tài chính 2021, đạt 194,7 triệu tấn và gần 5% vào năm tài chính 2022, đạt 185,1 triệu tấn. Nhu cầu tiêu thụ phân đạm dự báo phục hồi 3% lên 109 triệu tấn, phân lân và kali phục hồi 4% lên lần lượt 46 và 37 triệu tấn. (2) Về giá bán: Theo dự báo của Worldbank (báo cáo 04/2023), giá Urê ước giảm 37% trong năm 2023 và tiếp tục giảm 7% trong năm 2024. Như vậy, với việc giá Urê thế giới đã giảm mạnh tới 36% ngay trong quý 1/2023 (giá Urê Việt Nam cũng giảm tương ứng 30,7%) tạo động lực để giá Urê không điều chỉnh sâu hơn và sớm thiết lập mức giá cân bằng trở lại. VCBS điều chỉnh dự báo giá urê trung bình cho năm 2023 tăng 16% lên 430 USD/tấn so với dự báo trước đó (báo cáo cập nhật ngày 30/05/2023) và giả định giá urê trung bình trong giai đoạn 2024-2027 là 350-400 USD/tấn do VCBS kỳ vọng giá dầu, khí đốt và LNG sẽ hạ nhiệt trong dài hạn. (3) Biên lợi nhuận gộp dự báo thu hẹp: Nguồn khí đầu vào tuy vẫn được đảm bảo cung ứng đầy đủ nhưng tỷ trọng nguồn khí đồng hành có giá thấp (mỏ Bạch Hổ – Rồng Đồi Mồi, thuộc Bể Cửu Long) đạt công suất thấp hơn kế hoạch và đang suy giảm nhanh hơn dự báo, tỷ trọng khí cấp bù từ nguồn khác (Nam Côn Sơn và Cửu Long khác) tăng lên và có mức phí vận chuyển cao, khiến giá thành chi phí khí gia tăng.
  • MẢNG NPK Nhu cầu tiêu thụ phân NPK Thế giới được trang Marketwatch dự báo tăng trưởng với tốc độ CAGR là 3,78% trong giai đoạn 2023- 2028. Nhu cầu phân bón nội địa trong năm 2023 được dự báo tăng 10% – 18% (trong đó NPK 6%-7% yoy) cao hơn năm 2022 nhưng thấp hơn 8 -13% so với năm 2021. Do ảnh hưởng từ giá phân đơn đầu vào tăng cao đã gia tăng áp lực về chi phí sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất NPK. Tuy nhiên, DPM có lợi thế hơn so với các doanh nghiệp NPK khác khi có khả năng tự chủ được nguồn phân Urê đầu vào. Do đó, VCBS ước tính sản lượng tiêu thụ phân NPK của DPM trong năm 2023 sẽ đạt 150 nghìn tấn (+16% yoy), cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của mảng phân NPK nội địa dựa vào hệ thống phân phối rộng lớn, với giá bán trung bình đạt 11.962 đồng/kg (-21% yoy).
  • MẢNG HÓA CHẤT Giá bán NH3 hiện tại có mức tương quan tương đối cao so với giá khí ở châu Âu. Do đó việc giá khí Châu Âu tuy đã giảm 58,5% yoy nhưng vẫn ở mức cao như đã trình bày ở trên sẽ giúp biên lợi nhuận gộp NH3 tiếp tục duy trì ở mức cao (giá khí của DPM tăng ở mức thấp hơn so với giá khí ở châu Âu). VCBS dự phóng sản lượng tiêu thụ NH3 năm 2023 tương đượng năm 2022, đạt 70.000 tấn dựa trên kịch bản giá bán NH3 trung bình đạt 15.400 đồng/kg (-22% yoy).

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694514708036_DCM_VCBS_2023-09-12.pdf

19.  PHR [ MUA – 60,900đ/cp] Báo cáo cổ phiếu – MBS

  • 6T/23 PHR ghi nhận lợi nhuận ròng tăng 1% svck trong bối cảnh mảng cao su suy giảm và nhờ khoản thu đền bù đất 200 tỷ đồng từ VSIP 3.
  • MBS dự báo lợi nhuận ròng năm 2023 và 2024 giảm lần lượt 30% và 12% svck.
  • MBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 60,900 đồng/CP nhờ tiềm năng dài hạn của PHR trong bối cảnh ngành BDS KCN có dấu hiệu khởi sắc.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694515098528_PHR_MBS_2023-09-12.pdf

20.  AST [ Tích cực –  69,800đ/cp ] Kỳ vọng hồi phục nhờ lượng khách quốc tế  – BVSC

  • Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2023. Doanh thu Q2/2023 của AST đạt 262,1 tỷ đồng (+94,8% yoy) và LNST đạt 31,2 tỷ đồng (+134,6% yoy). Tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 525,2 tỷ đồng (+159,7% yoy), LNST trước MI đạt 73,3 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ 7,1 tỷ đồng), lần lượt đạt 47% và 54% kế hoạch cả năm. Sự cải thiện chủ yếu nhờ sự hồi phục của lượng khách nước ngoài và khách Trung Quốc, đạt lần lượt 66% và 11% so với giai đoạn trước Covid. Bên cạnh đó, việc hợp nhất doanh thu từ công ty dịch vụ Hà Linh cũng giúp doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ.
  • BVSC cho rằng AST hiện tại đang có vị thế rất tốt để hồi phục nhanh chóng sau giai đoạn đại dịch nhờ lợi thế cạnh tranh được gia tăng khi liên tục thực hiện các thương vụ M&A trong thời gian đại dịch; tiềm lực tài chính vững vàng để sẵn sàng cho bất kì cơ hội kinh doanh mới. Bên cạnh đó, BVSC cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của ngành Hàng không cũng đã trôi qua, do đó đây là thời điểm phù hợp để những doanh nghiệp trong ngành Hàng không dần hồi phục và tăng trưởng trở lại. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với cổ phiếu AST, với giá mục tiêu là 69.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng upside là 15,6%.

Link tải full báo cáo: https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694424249680_AST_BVSC_2023-09-11.pdf

21.  POW [ MUA – 15,400đ/cp] Vũng Áng 1 trở lại củng cố triển vọng – KBSV

  • Doanh thu 2Q2023 của POW đạt 8,429 tỷ VND (+13% YoY) và LNST đạt 181 tỷ VND (- 69% YoY). Doanh thu và giá vốn hàng bán trong kỳ đều tăng, tuy nhiên biên lợi nhuận gộp suy giảm xuống còn 6% do (1)C hi phí nguyên vật liệu cao dẫn tới giá vốn tăng mạnh hơn so với doanh thu (2) Trong Quý 2/2022, POW có ghi nhận doanh thu chênh lệch tỷ giá của Hợp đồng mua bán điện Nhà máy Vũng Áng.
  • Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino có thể tiếp diễn từ tháng 6 cho đến hết năm 2023 và duy trì sang 2024 với xác suất khoảng 80-90%. Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng thuỷ điện tiếp tục bị ảnh hưởng và các nhà máy nhiệt điện sẽ được huy động nhiều hơn để bù đắp lượng thiếu hụt này. KBSV cho rằng nhiệt điện sẽ được huy động cao, đặc biệt vào những thời điểm nắng nóng như thời điểm Quý 2 hàng năm.
  • Theo thông tin từ POW, Tổ máy số 1 Nhiệt điện Vũng Áng 1 sau một thời gian bảo dưỡng, sửa chữa đã trở lại vận hàng thương mại, chạy ổn định và vượt công suất thiết kế. Đây là tín hiệu giúp tăng sản lượng điện của POW như kỳ vọng của KBSV. Ngoài ra, thuỷ điện Đakđrinh cũng đã về đích đại tu tổ máy H2 trong tháng 8 sau 23 ngày thực hiện. Bước sang 2024, POW sẽ sẵn sàng cho huy động, khi nhu cầu kỳ vọng tăng lên từ nhóm Công nghiệp và ảnh hưởng của El Nino trong 2024.
  • Dựa trên định giá SOTP, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu POW. Giá mục tiêu là 15,400 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 20% so với giá tại ngày 11/09/2023.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694424750330_POW_KBSV_2023-09-11.pdf

22.  VRE [ MUA – 38,900đ/cp ] Điểm rơi bàn giao 2H.2023 – BSC

  • So với Báo cáo Cập nhật ngày 31/05/2023, VRE ghi nhận mức tăng 9.4% thấp hơn 13.9% của VNIndex. Tính từ đầu năm 2023, diễn biến giá VRE có độ trễ so với thị trường với hiệu suất +15.2% YTD so với +21.5% YTD của VNIndex. BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VRE và nâng mức giá mục tiêu lên 38,900 VNĐ/CP (upside +31%) khi áp dụng mức EBITDA năm 2024F làm năm tham chiếu thay vì 2023F như Báo cáo trước.
  • Quan điểm đầu tư: Định giá hấp dẫn khi VRE đang giao dịch tại EV/EBITDA 2023F và 2024F lần lượt 10.6x và 9.9x – thấp hơn mức -1 lần độ lệch chuẩn. 2. Tỷ lệ lắp đầy TTM và công tác triển khai shophouse tốt là yếu tố dẫn dắt cho mức phục hồi ấn tượng trong 2023-2024. 3. Thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam nhiều tiềm năng trong dài hạn, được ủng hộ bởi điều kiện vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng tầng lớp trung lưu cao và các yếu tố nhân khẩu học thuận lợi.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694424081821_VRE_BSC_2023-09-11.pdf

23.  Ngành BĐS Khu công nghiệp [ Trung lập ] Cơ hội đến từ làn song đầu tư mới – VDSC

  • Sức hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2023 vẫn vững vàng trước bối cảnh kinh tế biến động. Dòng vốn FDI cho thấy sự tăng trưởng vào cuối nửa đầu năm, tập trung vẫn vào ngành chế biến và Chế tạo. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc là điểm nhấn. Khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản khu công nghiệp đã vượt qua mức trong 6 tháng đầu năm 2022 và trung bình hàng quý trong 5 năm gần nhất. Trong khi đó, nguồn cung mới vẫn chậm và tỷ lệ lấp đầy cao cả ở miền Bắc và miền Nam, dẫn đến sự tăng giá thuê vẫn tiếp diễn. Doanh thu của mảng kinh doanh này dựa trên danh mục theo dõi của VDSC cũng như toàn ngành có sự khác biệt khá đáng kể. Kết quả thuận lợi nghiêng về phía các nhà phát triển có dự án tại khu vực Bắc. Thêm vào đó, biên lợi nhuận vẫn rất hấp dẫn.
  • Sức hút đầu tư 6 tháng đầu năm 2023 vẫn vững vàng trước bối cảnh kinh tế biến động. Dòng vốn FDI cho thấy sự tăng trưởng vào cuối nửa đầu năm, tập trung vẫn vào ngành chế biến và Chế tạo. Trong đó, các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc là điểm nhấn. Khả năng hấp thụ của thị trường bất động sản khu công nghiệp đã vượt qua mức trong 6 tháng đầu năm 2022 và trung bình hàng quý trong 5 năm gần nhất. Trong khi đó, nguồn cung mới vẫn chậm và tỷ lệ lấp đầy cao cả ở miền Bắc và miền Nam, dẫn đến sự tăng giá thuê vẫn tiếp diễn. Doanh thu của mảng kinh doanh này dựa trên danh mục theo dõi của VDSC cũng như toàn ngành có sự khác biệt khá đáng kể. Kết quả thuận lợi nghiêng về phía các nhà phát triển có dự án tại khu vực Bắc. Thêm vào đó, biên lợi nhuận vẫn rất hấp dẫn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694772115232_VDSC_2023-09-15.pdf

24.  Ngành Dược [ Trung lập ] Môi trường chính sách thuận lợi hỗ trợ tăng trưởng – VDSC

  • Kỳ vọng kênh ETC sẽ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng hai chữ số trong nửa cuối năm 2023. Những chính sách mới đưa ra liên tục tạo điều kiện phát triển trong trung dài hạn, tháo gỡ nhiều vướng mắc đối với bệnh viện và doanh nghiệp sản xuất trong việc đấu thầu, gia hạn số đăng ký thuốc và thiết bị y tế (TBYT). Sự hỗ trợ của nhà nước kỳ vọng sẽ tác động (1) kích thích các bệnh viện, sở y tế mạnh dạn tổ chức đấu thầu , và (2) doanh nghiệp sản xuất có dư địa tăng giá thuốc đấu thầu phù hợp với điều kiện thị trường. Lũy lế 6T2023, tổng giá trị trúng thầu đạt 27,5 nghìn tỷ đồng (+85% YoY), thuốc nội địa và thuốc ngoại lần lượt đạt 7,0 nghìn tỷ đồng (+37% YoY) và 20,5 nghìn tỷ đồng (+109% YoY). Với sự tăng trưởng mạnh mẽ, thuốc ngoại chiếm tỷ lệ lên tới 75% tổng giá trị trúng thầu thuốc trên kênh ETC, đang đe dọa đến thị phần của thuốc nội địa. Dù vậy, VDSC cho rằng, các doanh nghiệp nội vẫn có những điểm tựa để tăng trưởng, cạnh tranh với thuốc ngoại nếu đảm bảo về khả năng điều trị, khả năng cung cấp và giá thuốc hợp lý (1) Bộ Y tế ưu tiên sử dụng thuốc nội địa nhằm tiết kiệm cho quỹ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và (2) Khoản 1, điều 56 của Luật đấu thầu 2023 quy định rõ ràng về ưu tiên chào thầu thuốc nội địa nếu có ít nhất ba hãng trong nước sản xuất. Nhìn chung, những nghị định, thông tư và luật sửa đổi cho thấy sự điều hướng của cơ quan quản lý tạo điều kiện phát triển kênh ETC trong dài hạn, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH. VDSC cho rằng, hoạt động đấu thầu thuốc sẽ diễn ra sôi nổi hơn ở trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694598284114_VDSC_2023-09-13.pdf

 

25. Ngành Dầu khí [ Trung lập ]: Thuận lợi cho nhóm thượng nguồn  – VDSC

  • Cắt giảm sản lượng hỗ trợ cho giá dầu trong bối cảnh nhu cầu yếu OPEC+ công bố cắt giảm sản lượng 1,66tr thùng/ngày trong tháng 4/2023. Tổng cộng, sản lượng cắt giảm nhóm OPEC+ đạt 3,66tr thùng/ngày, tương đương 3,7% nhu cầu toàn cầu. Saudi Arabia và Nga là 2 quốc gia cắt giảm nhiều nhất. Nhờ đó, chênh lệch cung cầu dầu giảm từ tháng 6/2023 và hỗ trợ cho giá dầu.
  • Lợi nhuận các doanh nghiệp thượng nguồn tăng trưởng mạnh, trái ngược với nhóm hạ nguồn: Nhờ vào đà tăng của giá dịch vụ, PVD và PVS ghi nhận mức tăng lợi nhuận ấn tượng nửa đầu năm 2023. Trong khi đó, diễn biến không thuận lợi của giá các sản phẩm liên quan đến dầu đã ảnh hưởng đến BSR, GAS, OIL.
  • Hoạt động thăm dò tìm kiếm sôi động sẽ giúp cải thiện triển vọng nhóm thượng nguồn: Với áp lực gia tăng sản lượng dầu và khí, VDSC tin rằng PVN sẽ đẩy nhanh tiến độ các dự án. Ngoài ra, luật dầu khí mới cũng là một động lực khác thúc đẩy hoạt động đầu tư thăm dò, tìm kiếm. Do đó, VDSC thấy tích cực cho nhóm các công ty thượng nguồn.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694598326558_VDSC_2023-09-13.pdf

26.  Ngành Điện[ Trung lập ] Dòng tiền hoạt động ổn định – VDSC

  • Tăng trưởng tiêu thụ điện dự kiến sẽ chậm lại trong 2023, tuy nhiên các nhóm điện sẽ có sự luân chuyển cơ hội tăng trưởng: Trong năm 2023, VDSC dự đoán mức tăng trưởng tiêu thụ điện sẽ vào khoảng 4,5-5,0%, tương đồng với kịch bản cơ sở tăng trưởng GDP năm sau của VDSC ở mức 4,7% do triển vọng sản xuất công nghiệp và xây dựng trong nước vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo nhận định xu thế thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ T8/2023, Elino sẽ quay trở lại, các đợt nắng nóng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Do đó, VDSC dự đoán mức tiêu thụ điện sẽ tăng dần trong nửa cuối năm, chủ yếu dẫn dắt bởi nhóm tiêu dùng dân cư. Trong các nhóm điện, thủy điện dự kiến sẽ giảm lợi thế hơn và nhường dư địa huy động cho nhóm nhiệt điện.
  • Giá CGM trung bình trong 2023 dự kiến tiếp tục neo ở mức cao khi giá đầu vào nhóm nhiệt điện (than nhiệt, khí) vẫn đang ở mức cao: Mức giá CGM trung bình (FMP) trong 6T/2023 tăng mạnh, trung bình đạt 1.767 đồng/kWh (+23% YoY) do giá nguyên liệu đầu vào của nhóm nhiệt điện vẫn giữ ở mức cao. Với kịch bản huy động cho nhóm nhiệt điện tăng, VDSC dự đoán rằng trong năm 2023 giá CGM trung bình tiếp tục neo ở mức cao.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694515298613_VDSC_2023-09-12.pdf

27.  Ngành phân bón [ Trung lập]  Cập nhật Ngành Phân bón  – SSI

  • Theo thông tin của Bloomberg và đại diện từ DPM và DCM, Trung Quốc gần đây đã tạm dừng xuất khẩu urê. SSI cho rằng việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu urê trong bối cảnh nhu cầu từ Ấn Độ tăng cao sẽ hỗ trợ giá urê trong thời gian tới. Ấn Độ đang mở rộng diện tích trồng lúa để giải quyết tình trạng thiếu gạo do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Lúa là cây trồng nhiều nhất ở Ấn Độ. Giá gạo đã tăng 34% so với đầu năm do nguồn cung giảm do ảnh hưởng El Nino. Ngoài gạo, nguồn cung đường cũng bị ảnh hưởng bởi El Nino, khiến Ấn Độ phải tăng cường diện tích trồng trọt. Vì vậy, Ấn Độ sẽ cần urê để tăng diện tích trồng lúa và mía trong bối cảnh lo ngại về tình trạng thiếu lương thực ngày càng tăng. Ấn Độ chiếm 17% tổng sản lượng urê nhập khẩu từ Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2023. Do đó, việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu urê sẽ hỗ trợ giá phục hồi đối với các doanh nghiệp sản xuất urê toàn cầu ngoài Trung Quốc trong thời gian tới. Trên thị trường quốc tế, giá xuất khẩu urê tại Ai Cập và Trung Đông tăng 46% so với mức đáy vào tháng 6 và tháng 7, trong khi giá urê tại Biển Đen tăng 31%, giá urê tại Trung Quốc và Indonesia tăng với tốc độ chậm hơn (tăng lần lượt là 27% và 18%). Giá urê trung bình ở Việt Nam đã tăng 25% so với mức đáy, cùng với sự phục hồi giá urê của các nước lân cận (như Trung Quốc và Indonesia). Tính từ tháng 8, giá urê tại Ai Cập và Trung Đông dao động từ -7% đến +3%, giá urê Trung Quốc tăng 11%, trong khi giá urê tại Việt Nam tăng 20%. Điều này cho thấy giá urê Việt Nam đã bắt kịp đà tăng mạnh của giá urê trên thị trường quốc tế.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694514857892_SSI_2023-09-12.pdf

28.  Ngành Phân bón [ Trung lập ] Giai đoạn “ Vàng son” đã qua đi  – VDSC

  • Xu hướng giá đi xuống cùng với sự sụt giảm doanh thu xuất khẩu tác động tiêu cực đến KQKD 6 tháng đầu năm: Do không có hỗ trợ từ giá bán và đóng góp tích cực từ doanh thu xuất khẩu, doanh thu/LNST cổ đông công ty mẹ trong nửa đầu năm giảm lần lượt 24%/92% svck. Cụ thể, giá ure/NPK giảm 41%/13% svck, trong khi doanh thu xuất khẩu giảm 25% svck. Kết quả là, biên lợi nhuận gộp giảm 20,1 điểm phần trăm còn 9,8% trong 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu phân bón giảm 25%/55% svck. Khi nguồn cung trên thế giới được đảm bảo, chủ yếu đến từ Nga và Trung Quốc, cơ hội gia tăng sản lượng xuất khẩu phân bón của Việt Nam sẽ không còn nhiều. VDSC dự báo sản lượng phân bón xuất khẩu trong nửa cuối năm có thể giảm 22% svck, và thị phần xuất khẩu chỉ tập trung chủ yếu tại thị trường Cambodia và Đông Nam Á.
  • Tuy nhiên, có những tín hiệu tích cực cho KQKD trong 6 tháng cuối năm: VDSC nhận thấy giá ure nội địa biến động khá tương quan với giá ure thế giới, do đó theo đà tăng của giá ure thế giới, VDSC kỳ vọng giá ure nội địa trong nửa cuối năm có thể tăng 12% so với đầu năm. Kể từ đầu năm, do tốc độ giảm giá NPK ít hơn so với ure, VDSC kỳ vọng giá NPK sẽ đi ngang trong nửa cuối năm. Sản lượng sản xuất ure trong nửa cuối năm thường cao hơn 5%-12% so với đầu năm, phần lớn do nhu cầu từ vụ Đông-Xuân. Đồng thời, với một mức giá ure “vừa phải” có thể khuyến khích nông dân tiêu thụ nhiều hơn. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, VDSC kỳ vọng những doanh nghiệp sản xuất ure lớn như DPM và DCM có thể tăng sản lượng tiêu thụ 5%-10% svck. Đối với BFC, do mức nền thấp, VDSC dự phóng mức tăng sản lượng tiêu thụ đến 43% svck.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694515260123_VDSC_2023-09-12.pdf

29.  Ngành Hàng tiêu dùng [ Trung lập ] Áp lực chi phí đầu vào đắt đỏ đã giảm dần – VDSC

  • Nguyên liệu giá thấp chưa được đưa vào sử dụng trong 1H2023: Doanh thu bán hàng của quý 2 đã cải thiện, bù đắp cho doanh thu yếu của quý 1. Từ đó, tổng doanh thu nửa đầu năm 2023 chỉ giảm ở mức thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, tốc độ giảm của lợi nhuận nhiều hơn so với doanh thu do chi phí đầu vào đắt đỏ. Trong số các cổ phiếu FMCG được theo dõi, chỉ có QNS ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận dương trong 1H2023 nhờ sự hỗ trợ của mảng đường. Các công ty khác, bao gồm VNM và MSN, ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng âm so với cùng kỳ do tồn kho nguyên liệu đầu vào giá cao.
  • Doanh số được kỳ vọng sẽ phục hồi dần theo quý, từ Q1 đến Q4 năm 2023: Sự phục hồi trong nửa cuối năm 2023 có thể đến từ 1) các chính sách hỗ trợ như thuế VAT thấp hơn hoặc lương cơ bản cao hơn; 2) người tiêu dùng Việt Nam thích ứng với mặt bằng giá mới; và 3) sự phục hồi của các hoạt động du lịch.
  • Ngành sữa sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc cải thiện dựa trên chi phí trong số các phân khúc ngành hàng tiêu dùng: VDSC dự đoán rằng xu hướng giảm giá nguyên liệu đầu vào trong nửa đầu năm 2023 sẽ phản ánh lên biên lợi nhuận gộp của các công ty hàng tiêu dùng nhanh trong nửa sau năm 2023. Các công ty này đã bị tổn thất bởi sự tăng mạnh của giá nguyên liệu đầu vào trong giai đoạn 2021-2022. Trong số các phân khúc tiêu dùng, VDSC cho rằng các công ty sản xuất sữa sẽ cho thấy một cải thiện mạnh hơn trong biên lợi nhuận so với các ngành khác, vì chỉ có giá bột sữa nguyên liệu đã giảm về mức trước đại dịch. Các loại hàng hóa nguyên liệu khác như ngô hay lúa mì vẫn duy trì ở mức cao hơn so với trước đại dịch do căng thẳng giữa Nga-Ukraine và hiện tượng El Nino.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694424854399_VDSC_2023-09-11.pdf

30.  Ngành Cảng biển [ Trung lập ] Từng bước phục hồi – VDSC

  • Sức mua tiêu dùng giảm sút ảnh hưởng đến sản lượng container cả nước trong 6T2023. Dòng chảy thương mại suy yếu đã được dự báo từ trước đã ảnh hưởng đến thông lượng container cả nước. Nặng nề nhất là khu vực cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải bởi đây là nơi tập trung các hãng tàu khai thác thị trường Mỹ và EU, ước tính tăng trưởng âm tới 24% YoY. Mức độ bị ảnh hưởng tại cụm cảng phía Bắc có phần nhẹ nhàng hơn khu vực phía Nam do đây là khu vực tập trung các hãng tàu khai thác thị trường Nội Á, mà trong đó, Trung Quốc giai đoạn mở cửa trở lại là nhân tố hỗ trợ giao thương của cả khu vực. Thông lượng container cụm cảng phía Bắc đạt 2,9 triệu TEUs (-5%YoY).
  • Thông lượng containertạo đáy vào Q1-FY23 và kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2023. Kỳ vọng xuất khẩu sang ba thị trường chính là Mỹ, EU và Trung Quốc sẽ dần được cải thiện nhờ vào tính chất chu kỳ của hàng hóa. Mùa khai giảng và lễ hội tại thị trường Mỹ và EU được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá trị xuất khẩu hàng dệt may, giày dép (chiếm tỷ trọng 25% giá trị xuất khẩu container của Việt Nam sang hai thị trường này). Trong khi đó, xuất khẩu sang Trung Quốc được hỗ trợ bởi nhóm hàng rau quả và giày dép nhờ xu hướng gia tăng chi tiêu cho các dịch vụ ăn uống khi mở cửa trở lại và tích trữ hàng hóa cho Tết Nguyên Đán 2024. Phần lớn nguyên liệu sản xuất của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. VDSC cho rằng thông lượng container NK tại phía Bắc sẽ cải thiện hơn, bởi vì nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu được kỳ vọng sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, phục vụ sản xuất đơn hàng mới tại hai thị trường Mỹ và EU. Sự hồi phục của dòng chảy thương mại sẽ hỗ trợ thông lượng container cả nước từng bước phục hồi trong nửa cuối năm.
  • Triển vọng lợi nhuận phân hóa do mở rộng đầu tư trong năm 2023. Nửa cuối năm 2023, LNST của các doanh nghiệp cảng biển sẽ có sự phân hóa. Theo đó, LNST của HAH và VSC dự báo sẽ giảm sút so với 6T2023 do (1) HAH có ít hơn ba tàu cho thuê, những tuyến hải trình mới bị lỗ và chi phí khấu hao do nhận thêm tàu, (2) những dự án mới đầu tư VIMC Đình Vũ, ICD QBS, cảng Nam Hải Đình Vũ tiếp tục lỗ và lãi vay tăng cao. Ngược lại, cùng với sự cải thiện của hoạt động kinh doanh chính, việc thanh lý tài sản và giảm nợ vay sẽ giúp LNST của GMD dần cải thiện trong nửa cuối năm 2023 và tăng trưởng trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://storage01.hn.ss.bfcplatform.vn/baocaophantich/1694424805747_VDSC_2023-09-11.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN