TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 12/08 – 16/08/2024

Lượt xem: 719 | Ngày đăng: 23/08/2024 | Báo cáo từ CTCK Blog

 Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 12/08 – 16/08/2024

  1. ACV [ MUA – 136,000đ/cp] Cập nhật KQKD Q2/2024 và nhận định về diễn biến của đồng Yên trong thời gian gần đây – SSI.
  2. CTR [ Tích cực – 147,145đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng KQKD tốt khi Viettel trúng thầu băng tần cho mạng 5G – BVSC
  3. FCN [ MUA – 15,450đ/cp] Chính thức vận hành máy đào TBM cho dự án Metro Line 3 Hà Nội – PSI.
  4. SZC [ Tích cực – 43,200đ/cp ] Diện tích MOUs tăng cao trong nửa đầu năm 2024 – SSI.
  5. FPT [ Tích cực – 142,800đ/cp ] FPT đặt mục tiêu AI Factory sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2025 – SSI
  6. DGW [ MUA – 65,000đ/cp] Triển vọng 2024 – DSCS.
  7. SAB [ Trung lập – 61,000đ/cp Giành thêm thị phần trong bối cảnh tăng trưởng ngành chững lại – SSI.
  8. STK [ Trung lập – 26.300đ/cp ] Chặng đường phục hồi còn khá gập ghềnh – SSI.
  9. HDB [ Theo dõi – 28.100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
  10. TCM [ MUA – 58,500đ/cp] Kết quả kinh doanh vươt kỳ vọng – PHS.
  11. DGW [ Tích cực – 68,000đ/cp]: Điểm rơi vào 2025-2026 nhờ chu kỳ thay đổi hàng điện tử – BVSC..
  12. VIB [ Trung lập – 22,800đ/cp ]: NIM thu hẹp và chất lượng tài sản giảm ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận – SSI.
  13. MWG [ Tích cực – 76,000đ/cp ] Lợi nhuận quay trở lại vùng đỉnh nhờ BHX – SSI.
  14. BSR [ Theo dõi – 20,800đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
  15. C4G [ Trung lập – 10,337đ/cp]: Dự án hạ tầng hỗ trợ đà tang trưởng – VCBS.
  16. BCG [ Trung lập] Những điểm nổi bật trong cuộc họp chuyên viên phân tích – VNDS.
  17. HSG [ Tích cực – 26,000đ/cp] Vua tôn mạ trở lại – VNDS.
  18. CTG [ Tích cực – 41,962đ/cp ] Cập nhật KQKD và buổi họp nhà đầu tư Q2/2024 – BVSC..
  19. NLG [ Tích cực – 45,800đ/cp ] Có vị thế thuận lợi từ việc gia tăng nhu cầu – VNDS.
  20. MSN [ Tích cực – 96,400đ/cp] Hồi phục mạnh mẽ về mọi mặt – BVSC..
  21. Ngành dệt may: Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi – MAS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     ACV [ MUA – 136,000đ/cp] Cập nhật KQKD Q2/2024 và nhận định về diễn biến của đồng Yên trong thời gian gần đây – SSI

  • Doanh thu tiếp tục đà phục hồi so với cùng kỳ cùng với sự phục hồi của lượng hành khách quốc tế, vốn là chủ đề chính của toàn ngành trong giai đoạn 2023-2024. Cụ thể, tổng lượng hành khách qua cảng của ACV đạt 26,8 triệu hành khách (-8,3% svck), chủ yếu là do lượng hành khách nội địa giảm (-22% svck) do thiếu máy bay, trong khi lượng hành khách quốc tế tăng 30,3% svck, đạt 10 triệu khách. Công ty ghi nhận 4 nghìn tỷ đồng LNTT (+23,7% svck) trong Q2/2024, đưa LNTT lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 lên mức 7,6 nghìn tỷ đồng (+45% svck), kết quả này khá phù hợp với kỳ vọng về LNTT năm 2024 của SSI là 14,8 nghìn tỷ đồng (+38% svck) và tương đồng với kỳ vọng của thị trường.
  • Mặc dù đồng Yên biến động khá mạnh trong thời gian gần đây nhưng không thấy có tác động quá lớn đến yếu tố cơ bản và định giá của ACV. Gần đây, thông tin đồng Yên tăng giá mạnh so với USD cũng như VND do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đột ngột tăng lãi suất. Cụ thể, SSI quan sát thấy đồng Yên đã tăng 9,5% từ mức đáy so với VND lên 172 VND/JPY và đưa tỷ giá JPY/VND trở lại mức đầu năm 2024. Biến động gần đây của đồng Yên chỉ đưa tỷ giá trở lại mức đầu năm 2024. Theo quan điểm của SSI, mặc dù biến động của đồng Yên khá lớn và bất ngờ, SSI không thấy có tác động quá lớn đến ACV.
  • Nâng khuyến nghị lên MUA, duy trì giá mục tiêu đến năm 2025 là 136.000 đồng/cp. Diễn biến giá cổ phiếu thời gian gần đây không phản ánh chính xác yếu tố cơ bản của công ty, do đó, SSI cho rằng đây là cơ hội hấp dẫn để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu. Về mặt cơ bản, SSI duy trì ước tính LNTT của ACV sẽ tăng 38% svck vào năm 2024 và 20% svck vào năm 2025-2026. SSI duy trì mức giá mục tiêu là 136.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 23,7%) dựa trên EV/EBITDA mục tiêu dự phóng cho năm 2025 là 16x và nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu ACV từ KHẢ QUAN lên MUA vì SSI cho rằng rủi ro giảm giá từ mức giá này là thấp.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ACV_15824_SSI15082024104056.pdf

2.     CTR [ Tích cực – 147,145đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng KQKD tốt khi Viettel trúng thầu băng tần cho mạng 5G – BVSC

  • Tập đoàn Viettel đã đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến với khối băng tần 2.500–2.600 MHz với mức giá 7.533 tỷ đồng trong vòng 15 năm. Băng tần này được quy hoạch để triển khai 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo. Hiện các thiết bị 5G của Viettel tự nghiên cứu và sản xuất đã sẵn sàng hoạt động trên băng tần 2.500–2.600 MHz, BVSC kỳ vọng Viettel sẽ sớm triển khai 5G trong cuối năm 2024 và đầu 2025.
  • CTR đã thông qua dự án đầu tư hơn 5.000 trạm BTS trong giai đoạn 2024– 2026 với quy mô 1.460 tỷ đồng. Cụ thể, trong năm 2024, số lượng trạm tăng thêm khoảng 3.539 trạm BTS với quy mô hơn 1.000 tỷ đồng, giúp quy mô số trạm sở hữu của CTR tăng lên hơn 54% y/y. Giai đoạn sau đó từ 2027-2030, CTR hiện đang có kế hoạch xây dựng thêm khoảng 2.000 trạm/năm. Nâng số trạm tại thời điểm cuối 2030 lên 21.975 trạm.
  • BVSC dự báo DTT và LNST của CTR trong năm 2024 đạt lần lượt 12.879 tỷ đồng (+14% y/y) và 584 tỷ đồng (+13% y/y). Đà tăng trưởng KQKD nhờ: (1) Số lượng trạm phát sóng tăng lên do nhu cầu triển khai 4G và 5G khi có tần số mới; (2) Doanh thu mảng vận hành kỹ thuật duy trì đà tăng trưởng với nguồn việc lớn; và (3) Thị trường BĐS dự báo hồi phục giúp tăng giá trị hợp đồng xây dựng ký mới trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/CTR_15824_BVCS15082024093718.pdf

3.     FCN [ MUA – 15,450đ/cp] Chính thức vận hành máy đào TBM cho dự án Metro Line 3 Hà Nội – PSI

  • Kỳ vọng ngành xây dựng sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2024. Từ quý 3, PSI kỳ vọng bức tranh của ngành xây dựng sẽ tích cực hơn nhờ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường BĐS bước đầu tháo gỡ được các nút thắt về pháp lý. Ngoài ra, PSI vẫn giữ nguyên các luận điểm đầu tư vào cổ phiếu FCN như các báo cáo trước đây (1) Áp lực từ chi phí lãi vay sẽ giảm xuống khi lãi suất vẫn đang duy trì ở mức thấp, biên lợi nhuận được kỳ vọng sẽ mở rộng. (2) Nguồn vốn lưu động vẫn được đảm bảo nhờ khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng tốt, đồng thời do chủ động lựa chọn các dự án có dòng tiền ổn định nên công ty thường xuyên tạm ứng trước cho các thầu phụ, nhà cung cấp nhằm bảo đảm đúng tiến độ dự án.
  • PSI đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu FCN ở mức MUA, với triển vọng khả quan trong 12 tháng tới. Định giá mục tiêu 12 tháng cho cổ phiếu FCN là 15,450 đồng/cp (upside 26.1% so với giá đóng cửa ngày 08/08/2024).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FCN_15824_AGR15082024112355.pdf

4.     SZC [ Tích cực – 43,200đ/cp ] Diện tích MOUs tăng cao trong nửa đầu năm 2024 – SSI

  • Trong Q2/2024, SZC ghi nhận LNST đạt mức cao nhất kể từ Q3/2021, trong đó, doanh thu đạt 262 tỷ đồng (- 9% svck). Doanh thu chủ yếu đến từ việc cho thuê đất tại KCN Châu Đức, với doanh thu cho thuê KCN đạt 233 tỷ đồng (-11% svck), diện tích cho thuê đạt 7,2 ha (-18% svck) với giá 92 USD/m2/chu kỳ thuê (+7,8% svck). Biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể lên 61,8% (+7,8% svck) do giá cho thuê tăng. Theo đó, LNST đạt 102 tỷ đồng (+6% svck).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích đã cho thuê và MOUs đạt 30 ha (+50% svck), nhờ 1 hợp đồng với khách hàng lớn là Electronic Tripod Vietnam (với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, tương đương 6,25 nghìn tỷ đồng) với diện tích cho thuê là 18 ha và giá cho thuê là 95 đô la Mỹ/m2/chu kỳ, cũng như hợp đồng thuê 6ha của Container Hòa Phát tại KCN Châu Đức.
  • SSI dự báo EPS năm 2024 và 2025 lần lượt là 1.724 đồng/cổ phiếu (+37,6% svck) và 2.024 đồng/cổ phiếu (+18,9% svck). SZC có các lợi thế như: (1) Diện tích còn lại cho thuê hơn 400 ha. Trong đó, diện tích đất đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng là 250ha; (2) Triển vọng tăng giá thuê cao hơn so với các KCN khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu – KCN Châu Đức hiện có giá thuê thấp hơn 13-20% so với các KCN khác và kết nối cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể từ đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. SSI hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu SZC, với giá mục tiêu 1 năm là 43.200 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 21,2%) theo phương pháp SOTP.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SZC_1584_SSI15082024103813.pdf

5.     FPT [ Tích cực – 142,800đ/cp ] FPT đặt mục tiêu AI Factory sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu từ năm 2025 – SSI

  • Mảng CNTT nước ngoài và CNTT trong nước ghi nhận kết quả trái chiều trong nửa đầu năm 2024. Trong khi mảng CNTT nước ngoài gây ấn tượng với mức tăng trưởng cả về doanh thu (+30% svck) và LNTT (+25% svck), thì mảng CNTT trong nước chỉ ghi nhận tăng trưởng về doanh thu (+18% svck) nhưng LNTT lại giảm (-8% svck). Đối với mảng CNTT nước ngoài, mảng này tiếp tục ghi nhận tăng trưởng ở tất cả các thị trường, bao gồm Nhật Bản (+35% svck), Châu Mỹ (+15% svck), Châu Âu (+54% svck) và Châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản, +32% svck). Đối với thị trường Châu Âu, thị trường này tạo ra doanh thu cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, vì thị trường này chỉ chiếm 9% doanh thu của mảng CNTT nước ngoài, do đó, SSI ước tính rằng mức cao hơn dự kiến này sẽ có tác động nhỏ đến ước tính doanh thu năm 2024 đối với mảng CNTT nước ngoài. Đối với thị trường Châu Á Thái Bình Dương, FPT lưu ý rằng Singapore, Malaysia và Indonesia là 3 thị trường chính đóng góp cho tăng trưởng. Mảng này cũng ghi nhận biên lợi nhuận trước thuế thu hẹp xuống còn 15,7% (từ mức 16,3% trong nửa đầu năm 2023), chủ yếu là do 1) đồng JPY tăng giá (SSI ước tính đồng JPY đã tăng 6% svck) và 2) chi phí phân bổ phát sinh từ lợi thế thương mại của các thương vụ M&A. SSI lưu ý rằng tổng chi phí phân bổ cho lợi thế thương mại của FPT được ghi nhận ở mức 83 tỷ đồng (+97% svck). Đối với mảng CNTT trong nước, biên lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 4,5% (từ mức 5,7% trong nửa đầu năm 2023), chủ yếu là do tỷ trọng doanh thu từ phần cứng cao hơn (vì biên lợi nhuận của phần cứng tương đối thấp hơn so với dịch vụ CNTT và phần mềm). Kết quả này thấp hơn một chút so với dự báo của SSI nhưng sẽ không tác động đáng kể đến ước tính doanh thu cả năm 2024 của SSI đối với mảng công nghệ thông tin.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FPT_15824_SSI15082024103627.pdf

6.     DGW [ MUA – 65,000đ/cp] Triển vọng 2024 – DSCS

  • Tích cực: Mảng ICT được hưởng lợi nhờ vào chu kỳ đổi mới thiết bị điện tử, các mảng kinh doanh khác tăng trưởng tích cực
  • Tiêu cực: Biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp không có sự cải thiện, khó có sự đột phá trong năm nay
  • Rủi ro: Tiềm năng tăng trưởng của một số mảng kinh doanh như Vietmoney vẫn còn bỏ ngỏ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DGW_12824_DSCS12082024101548.pdf

7.     SAB [ Trung lập – 61,000đ/cp Giành thêm thị phần trong bối cảnh tăng trưởng ngành chững lại  – SSI

  • SAB đã công KQKD Q2/2024 trái chiều với doanh thu thuần đạt 8,1 nghìn tỷ đồng (-2,7% svck) trong khi LNST đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+9% svck). Kết quả này kém khả quan và thấp hơn kỳ vọng của SSI do mùa Euro không thể thúc đẩy tiêu thụ tại cửa hàng (on-trade), tuy nhiên, SSI lưu ý rằng SAB đã giành lại vị thế dẫn đầu ngành, khi người tiêu dùng vẫn tiếp tục thắt chặt chi tiêu. So với quý trước, doanh thu và LNST lần lượt tăng 12,6% và 28,8% so với quý trước. SSI lưu ý rằng quý 2 thường là mùa cao điểm của SAB, do đó SSI đã kỳ vọng vào sự phục hồi cao hơn so với quý trước. Tỷ lệ SG&A/Doanh thu thấp hơn ở mức 13,3%, so với Q2/2023 là 16,4% và Q1/2024 là 14,6% do SSI cho rằng SAB đã chủ động giảm các chi phí quảng cáo khuyến mại (A&P) trong giai đoạn tiêu thụ bia chậm, đặc biệt khi quy định tuân thủ nồng độ cồn khi lái xe được áp dụng một cách chặt chẽ. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm 2024, công ty đã đạt 15,3 nghìn tỷ đồng doanh thu (+5,1% svck) và 2,3 nghìn tỷ đồng LNST (+5,8% svck), lần lượt hoàn thành 44,4% và 51,2% kế hoạch kinh doanh của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SAB_15824_SSI15082024103331.pdf

8.     STK [ Trung lập – 26.300đ/cp ] Chặng đường phục hồi còn khá gập ghềnh – SSI

  • Trong Q2/2024, STK đã công bố kết quả khá kém khi doanh thu thuần và lỗ ròng lần lượt đạt 303 tỷ đồng (-26% svck, +14% so với quý trước) và -56 tỷ đồng (Q2/2023 ghi nhận 38 tỷ đồng lợi nhuận ròng). Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) sản lượng tiêu thụ thấp do nhu cầu yếu; (ii) hoạt động của các dây chuyền kiểm tra sản phẩm và đóng gói tự động bị lỗi; và (iii) lỗ tỷ giá chưa thực hiện là 42 tỷ đồng liên quan đến khoản vay bằng USD để tài trợ cho nhà máy Unitex. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần và lỗ ròng lần lượt là 569 tỷ đồng (-18% svck) và -55 tỷ đồng (Q1/2023 ghi nhận 39 tỷ đồng lợi nhuận ròng). Trong nửa cuối năm 2024, công ty dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu thuần là 1,3 nghìn tỷ đồng (+78% svck và +128% so với nửa đầu năm 2024), với giả định sản lượng tiêu thụ sẽ tăng 110% so với nửa đầu năm 2024 và sản lượng sợi tái chế tăng 192% so với nửa đầu năm 2024. Trong năm 2024, SSI ước tính STK sẽ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 1,6 nghìn tỷ đồng (+11% svck) và 42 tỷ đồng (-52% svck), thấp hơn 14% và 70% so với dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận ròng trước đó của SSI, sau khi ghi nhận kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 thấp hơn kỳ vọng. Đối với năm 2025, SSI dự kiến doanh thu thuần và lợi nhuận ròng sẽ đạt lần lượt 2,1 nghìn tỷ đồng (+36% svck) và 145 tỷ đồng (+243% svck). SSI kỳ vọng STK sẽ bắt kịp đà phục hồi sản lượng tiêu thụ của ngành trong năm 2025. SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu STK là 26.300 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 6%). Do đó, SSI tiếp tục khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu STK.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/STK_15824_SSI15082024103453.pdf

9.     HDB [ Theo dõi – 28.100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC

  • Kết thúc Q2, tăng trưởng tín dụng đạt 13% YTD, duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với trung bình ngành (6%). Trong đó tăng trưởng cho vay khách hàng đạt 12,5% YTD và TPDN đạt 30% YTD (tỷ trọng TPDN chiếm 3,3% danh mục tín dụng). Động lực tăng trưởng cho vay khách hàng đến từ các lĩnh vực như xây dựng (+10,5 nghìn tỷ ~ 43% YTD), bán buôn & bán lẻ (+12,8 nghìn tỷ ~18% YTD), dịch vụ lưu trú & ăn uống (+5,1 nghìn tỷ ~125% YTD), hoạt động tài chính & bảo hiểm (+5,3 nghìn tỷ ~41% YTD). Ngược lại tín dụng cho vay mua nhà giảm so với đầu năm trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng cá nhân vẫn yếu. HDBank tiếp tục duy trì khẩu vị rủi ro tương đối cao khi gia tăng cho vay các lĩnh vực như xây dựng, tài chính và đầu tư TPDN.
  • NIM quý 2 của HDB tăng 0,27 điểm phần trăm so với quý trước lên 5,71% nhờ chi phí vốn giảm nhanh hơn lợi suất sinh lãi. Mặc dù thấp hơn mức NIM Q4/2023 (6,25%) nhưng vẫn cao hơn giai đoạn trước. Tăng trưởng tiền gửi khách hàng tăng đột biến trong năm 2023 (72% yoy so với tăng trưởng tín dụng 32% yoy) khiến COF tăng cao vì vậy áp lực huy động tiền gửi giảm xuống trong năm nay và xu hướng tăng lãi suất huy động trở lại gần đây chủ yếu có mục đích giữ chân khách hàng. Mặc dù COF quý 4 có thể tăng nhẹ trở lại nhưng nhìn chung cả năm vẫn ở mức thấp giúp NIM của HDBank duy trì tích cực.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HDB_15824_DSCS15082024112909.pdf

10.  TCM [ MUA – 58,500đ/cp] Kết quả kinh doanh vươt kỳ vọng – PHS

  • Trong 7T2024, nhờ đơn hàng dệt may gia tăng trở lại, đặc biệt là đơn hàng từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản cùng với mức nền so sánh thấp, TCM ghi nhận doanh thu thuần và LNST lần lượt là 2,214 tỷ đồng (+17% YoY) và 165 tỷ đồng (+116% YoY), lần lượt hoàn thành 60%/102% so với kế hoạch doanh thu/lợi nhuận 2024 và hoàn thành 58%/93% so với dự phóng doanh thu/lợi nhuận 2024 của PHS.
  • Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng trong Q2/2024 lần lượt cải thiện lên mức 18.0% (+470bps YoY) và 8.5% (+820bps YoY) nhờ chi phí đầu vào giảm và nhận đơn hàng có giá trị gia tăng cao.
  • PHS đưa ra khuyến nghị MUA dành cho TCM với giá hợp lý là 58,500 VND/cổ phiếu, tương ứng mức tăng giá tiềm năng so với giá hiện tại là 22%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TCM_15824_PHS15082024093336.pdf

11.  DGW [ Tích cực – 68,000đ/cp]: Điểm rơi vào 2025-2026 nhờ chu kỳ thay đổi hàng điện tử – BVSC

  • Doanh thu tăng trưởng từ mức nền thấp trong 2023. Lũy kế 6T2024, doanh thu hợp nhất đạt 9.993 tỷ đồng (+17,0% YoY) và LNST đạt 181 tỷ đồng (+12,0% YoY), lần lượt hoàn thành 43,0% và 37,0% kế hoạch năm 2024.
  • Biên lợi nhuận gộp ấn tượng nhờ các sản phẩm có biên tốt. Biên gộp trong Q2/2024 đạt 9,1%, cải thiện 50bps so với cùng kỳ 2023. Mức cải thiện nhờ tỷ trọng doanh thu của mảng thiết bị văn phòng (mảng có biên gộp cao) lên hơn 17% trong Q2/2024 so với cùng kỳ 2023 ở mức 15% và tỷ trọng của ĐTDĐ (biên gộp thấp) giảm từ 47,7% xuống 44,3%.
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với DGW, giá kỳ vọng 68.000 đồng/cp ở thời điểm giữa năm 2025 dựa trên phương pháp định giá DCF.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DGW_15824_BVSC15082024093826.pdf

12.  VIB [ Trung lập – 22,800đ/cp ]: NIM thu hẹp và chất lượng tài sản giảm ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận  – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu của VIB với giá mục tiêu 1 năm là 22.800 đồng/cp (tiềm năng tăng giá là 11%), nhưng giảm ước tính lợi nhuận cho năm 2024 và 2025. Do thanh khoản trên thị trường bất động sản vẫn còn thấp, đặc biệt là ở khu vực miền Nam cùng với áp lực cạnh tranh gay gắt, SSI cho rằng, VIB đang gặp phải một số thách thức trong việc xử lý nợ xấu và tăng trưởng tín dụng. NIM dự kiến sẽ tiếp tục chịu áp lực do lãi suất cho vay giảm trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng dần. Chi phí tín dụng tiếp tục duy trì ở mức cao để đối phó với chất lượng tài sản giảm. Do đó, ROE dự kiến sẽ dao động ở mức 18% – 19% trong các năm tới, giảm so với mức đỉnh 30% trong năm 2022.
  • Trong năm 2024, SSI điều chỉnh giảm 14,2% ước tính LNTT so với trước đó xuống còn 9,4 nghìn tỷ đồng (-11,8% svck), vì NIM giảm 100 điểm cơ bản svck xuống mức 3,97% (so với 4,11% như dự báo trước đó của SSI). Như vậy, LNTT trong nửa cuối năm 2024 dự kiến đạt 4,8 nghìn tỷ đồng (-4,5% svck). Tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 14,8% so với đầu năm lên mức 306,7 nghìn tỷ đồng. SSI ước tính VIB sẽ xử lý 2,9 nghìn tỷ đồng nợ xấu trong năm 2024 (-20% so với cuối năm 2023, nhưng gấp 4 lần năm 2022). Vì thế, tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm xuống mức 3,3% tại cuối năm 2024. Chi phí tín dụng ước tính là 1,6% trong năm 2024 (so với 1,95% vào năm 2023), tương đương với 4,4 nghìn tỷ đồng (-9% svck). Thu nhập từ nợ xấu đã xóa kỳ vọng sẽ phục hồi 31,3% svck lên 1 nghìn tỷ đồng trong năm nay do VIB ưu tiên thu hồi nợ (đặc biệt là trong nửa cuối năm 2024).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VIB_15824_SSI15082024104644.pdf

13.  MWG [ Tích cực – 76,000đ/cp ] Lợi nhuận quay trở lại vùng đỉnh nhờ BHX – SSI

  • MWG đã công bố KQKD Q2/2024 khả quan với doanh thu đạt 34,1 nghìn tỷ đồng (+16% svck) và lợi nhuận ròng đạt 1,12 nghìn tỷ đồng (so với chỉ 17 tỷ đồng trong Q2/2023), vượt ước tính cả năm của SSI. Trong Q2/2024, công ty tiếp tục đóng cửa các cửa hàng điện thoại điện máy (ICT & CE) hoạt động kém hiệu quả (lần gần đây mà công ty đóng cửa các cửa hàng điện thoại điện máy là vào Q4/2023) để tối ưu hóa chi phí trong các quý tới. Cùng với việc duy trì lượng hàng tồn kho an toàn, đã góp phần mang lại lợi nhuận cho mảng điện thoại điện máy. Trong khi đó kết quả kinh doanh của mảng bách hóa theo sát ước tính của SSI, với doanh thu/ cửa hàng liên tục tăng, từ đó thúc đẩy lợi nhuận. Chuỗi bách hóa đã có lãi trong Q2/2024 (LNTT đạt 7 tỷ đồng), mặc dù tốc độ mở mới cửa hàng có phần chậm trong nửa đầu năm 2024. Tuy nhiên, khi doanh thu/ cửa hàng đi vào ổn định, công ty sẽ tập trung hơn vào tối ưu hóa chi phí (tự động hóa các hoạt động vận hành để giảm chi phí lao động và logistics) để nâng cao biên lợi nhuận và đẩy mạnh mở mới cửa hàng. MWG dự kiến số lượng cửa hàng bách hóa (khoảng 1.700 cửa hàng tính đến Q2/2024) sẽ vượt số lượng cửa hàng điện thoại điện máy (khoảng 3.200 cửa hàng) trong trung hạn (2027-2028). Do KQKD mảng điện thoại điện máy trong Q2/2024 tốt hơn kỳ vọng, SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận ròng năm 2024-2025 lần lượt lên 4,3 nghìn tỷ đồng (+26 lần, từ 3,47 nghìn tỷ đồng) và 6,0 nghìn tỷ đồng (+39% svck, từ 4,5 nghìn tỷ đồng). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới theo pp SOTP cho MWG là 76.000 đồng/cổ phiếu (từ 65.800 đồng) dựa trên ước tính lợi nhuận năm 2025 và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu MWG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_15824_SSI15082024104751.pdf

14.  BSR [ Theo dõi – 20,800đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC

  • Tích cực: Khả năng lên HOSE sau khi xử lý xong khoản nợ xấu của công ty con.
  • Tiêu cực: Giá dầu khó tăng mạnh khi OPEC+ nới lỏng nguồn cung dầu từ tháng 10/2024.
  • Rủi ro: Giá dầu giảm mạnh do suy thoái.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BSR_15824_DSCS15082024113011.pdf

15.  C4G [ Trung lập – 10,337đ/cp]: Dự án hạ tầng hỗ trợ đà tang trưởng – VCBS

  • Khối lượng backlog lớn là tiền đề cho tăng trưởng doanh thu. Kỳ vọng doanh thu mảng xây dựng đạt mức tăng trưởng 14% trong năm 2024 xét đến: (1) Lượng backlog dồi dào, (2) Đẩy nhanh tiến độ các dự án còn chậm, (3) Các dự án lớn bước vào giai đoạn triển khai hạng mục chính.
  • Điểm sáng tại mảng BOT nhờ giá vé tăng và chuyển biến tại dự án Thái Nguyên – Chợ Mới. Hiệu quả kinh doanh mảng BOT kỳ vọng được hỗ trợ bởi: (1) Bộ GTVT chấp thuận tăng giá vé, (2) Trạm BOT Diễn Châu – Bãi Vọt bắt đầu thu phí từ Q4/2024, (3) Đề án mua lại trạm Thái Nguyên – Chợ Mới bằng nguồn NSNN.
  • Tỷ lệ nợ vay tài chính/VCSH của C4G so với các doanh nghiệp cùng ngành duy trì ở mức tương đối thấp. Điều này mang đến lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu, đồng thời tạo vị thế an toàn cho giai đoạn cần sự tự chủ lớn về nguồn vốn sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/C4G_15824_VCBS15082024094600.pdf

16.  BCG [ Trung lập] Những điểm nổi bật trong cuộc họp chuyên viên phân tích – VNDS

  • Doanh thu 6T/24 tăng 15,7% svck, đạt hơn 2.100 tỷ đồng và đã hoàn thành 34,4% kế hoạch của năm.
  • Lợi nhuận ròng 6T/24 tăng 137,3% svck, đạt 417 tỷ đồng và đã hoàn thành 43,8% kế hoạch năm.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/BCG_Gap-go-chuyen-vien-phan-tich_20240815.pdf

17.  HSG [ Tích cực – 26,000đ/cp] Vua tôn mạ trở lại – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan cho HSG với tiềm năng tăng giá 25%. VNDS điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống còn 26.000 đồng trong khi giá cổ phiếu đã giảm 7% kể từ báo cáo gần nhất của VNDS.
  • VNDS điều chỉnh giảm dự phóng LN cho năm 2024-25 lần lượt là 23%/29% xuống còn 1.240 tỷ đồng và 1.890 tỷ đồng, tăng trung bình 53% svck. Nguyên nhân chủ yếu đến từ biên EBITDA thấp hơn kỳ vọng.
  • HSG đang được định giá ở mức P/B năm 2025 là 0,9x. Với mức ROE kỳ vọng cho năm 2025 là 15%, HSG xứng đáng được định giá ở mức P/B mục tiêu là 1,2x vào giữa năm 2025.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/HSG_NKG_BCCcapnhat_20240816.pdf

18.  CTG [ Tích cực – 41,962đ/cp ] Cập nhật KQKD và buổi họp nhà đầu tư Q2/2024 – BVSC

  • Tổng doanh thu hoạt động (TOI) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt lần lượt 19.640 tỷ đồng (+10% y/y; +3% q/q) và 5.365 tỷ đồng (+3% y/y; +8% q/q). Dù thu nhập lãi thuần tăng +20% y/y, nhưng thu nhập ngoài lãi giảm và chi phí dự phòng tăng lên so với cùng kỳ khiến LNST của CTG đi ngang so với cùng kỳ.
  • Tăng trưởng tín dụng trong Q2/2024 đạt 3,8% q/q. Động lực tăng trưởng tín dụng chính tập trung vào nhóm KH cá nhân (+6,3% q/q), SME (+2,3% q/q) và FDI (+7,8% q/q). Theo ngành nghề, lĩnh vực bán lẻ (+4,7% q/q) và tín dụng cho vay sản xuất kinh doanh (+23% q/q) là lĩnh vực có tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nhất. Các ngành nghề khác có mức tăng trưởng gần như đi ngang.
  • Sử dụng phương pháp Thu nhập thặng dư (Residual Income) và phương pháp so sánh sử dụng P/B để xác định giá mục tiêu của CTG. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với CTG với giá mục tiêu là 41.962 đồng/cổ phiếu, cao hơn giá đóng cửa ngày 15/8/2024 là 31,8%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/CTG_23824_BVSC23082024105557.pdf

19.  NLG [ Tích cực – 45,800đ/cp ] Có vị thế thuận lợi từ việc gia tăng nhu cầu – VNDS

  • VNDS nâng khuyến nghị lên Khả quan với tiềm năng tăng giá 17,4% và tỷ suất cổ tức 2,0%. VNDS tăng giá mục tiêu thêm 4,3% trong khi giá đã tăng 5,7% kể từ báo cáo gần nhất.
  • Những yếu tố chính thúc đẩy sự thay đổi giá mục tiêu của VNDS là sự phục hồi nhanh hơn dự kiến của hoạt động bán trước và việc điều chỉnh WACC.
  • Mức P/B hiện tại là 1,1 lần, thấp hơn trung bình ngành là 1,3 lần và định giá vẫn còn hấp dẫn đối với triển vọng tăng trưởng của NLG.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/NLG_BCCapnhat_20240817.pdf

20.  MSN [ Tích cực – 96,400đ/cp] Hồi phục mạnh mẽ về mọi mặt – BVSC

  • Niềm tin phục hồi, tiêu dùng tăng tốc. Theo số liệu thống kê của GSO, ngoại trừ tháng 2, xuất khẩu Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng 2 chữ số đã giúp PMI hầu như luôn duy trì trên 50 điểm, tương ứng với việc các doanh nghiệp bắt đầu mở rộng sử dụng lao động so với cùng kỳ kể từ tháng 4/2024. Điều này đã giúp niềm tin tiêu dùng quay trở lại, đạt mức 80 điểm trong Q2 2024 (78 điểm trong Q1 2024) sau khi đã chạm đáy 67 điểm trong Q4 2023. Qua đó, sức mua tiêu dùng tổng thể – thể hiện qua thống kê Tổng mức bán lẻ hàng hoá & dịch vụ tăng 8,7% yoy trong 7 tháng đầu năm. Tính riêng FMCGs theo Nielsen, sức tiêu thụ cũng ghi nhận tăng trưởng 1,8% yoy trong Q2 2024 sau khi đã giảm 3 quý liên tục.
  • KQKD 1H 2024 khả quan như kỳ vọng. MSN công bố KQKD 1H 2024 với doanh thu thuần 38.989 tỷ đồng (+4,5% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 607 tỷ đồng (+89,7% yoy) nhờ sự tăng trưởng vững vàng từ các trụ cột Tiêu dùng, trong khi các mảng không cốt lõi cũng có sự chuyển mình mạnh mẽ. Như vậy sau 6 tháng, MSN đã hoàn thành lần lượt 46,4% chỉ tiêu về doanh thu và 63,3% chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch kịch bản cơ sở được đặt ra hồi đầu năm.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MSN_23824_BVSC23082024104820.pdf

21.  Ngành dệt may: Bất ổn thế giới cản trở đà phục hồi – MAS

  • Mặc dù ngành Dệt may Việt Nam đã có sự cải thiện, MAS cho rằng môi trường kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2024 vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu là từ những bất ổn vĩ mô. Do đó, MAS duy trì khuyến nghị Trung tính cho ngành Dệt may Việt Nam.
  • Các thị trường chính tiếp tục tăng trưởng: Theo dự phóng mới nhất của Ngân hàng Thế giới, dự phóng tăng trưởng GDP thực tế năm 2024 ở các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục tăng, bao gồm Hoa Kỳ (+2.5%; trước đó: +1.6%); EU (+0.7%; không thay đổi); Nhật Bản (+0.9%; trước đó: +0,7%); và Trung Quốc (+4.8%; trước đó: +4.5%). Tăng trưởng ở các nền kinh tế sẽ dẫn đến sự phục hồi về thu nhập và nhu cầu.
  • Nới lỏng tiền tệ ở các thị trường chính: Trong Q2 2024, một số Ngân hàng Trung ương ở các nước phương Tây đã bắt đầu hạ lãi suất điều hành. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt gần đây và các tín hiệu kinh tế suy yếu, kỳ vọng về việc Fed cắt giảm lãi suất đã tăng mạnh lên 1–1,25 điểm %. Lãi suất điều hành thấp hơn sẽ hỗ trợ nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng dài hạn.
  • Hàng tồn kho và doanh số bán hàng của các thương hiệu chính: Đến cuối Q2, tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng của các thương hiệu lớn, như Nike, Inditex, GAP, H&M và Puma duy trì ở mức thấp hơn so với giai đoạn Q2 2023. Hàng tồn kho tiếp tục xu hướng giảm, trong khi xu hướng tăng trưởng doanh thu giữa các thương hiệu không đồng đều. Về mặt tích cực, mức hàng tồn kho thấp hơn sẽ mang lại nhiều dư địa hơn cho việc bổ sung hàng tồn kho trong tương lai. Mặt khác, một số thương hiệu gần đây đã chứng kiến số liệu doanh thu yếu hơn cùng kỳ, có thể là chỉ báo quan điểm thận trọng về nhu cầu tiêu dùng trong tương lai và sự do dự trong việc tăng mức hàng tồn kho.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Detmay_15824_MIRAE15082024102714.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN