TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 12/09 – 16/09/2022

Lượt xem: 1144 | Ngày đăng: 20/09/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 12/09 – 16/09/2022

  1. VSC [ MUA – 46,500đ/cp ]: Chuyển mình tăng tốc – Báo cáo ngắn – MAS – 12/09/2022
  2. VRE [ MUA – 38,800đ/cp ] Chất lượng tài sản giảm sút nhưng vẫn trong tầm kiểm soát – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/09/2022
  3. NT2 [ MUA – 35,000đ/cp ] Tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 2H2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 12/09/2022
  4. NKG [ Trung lập – 24,700đ/cp ]: Giá thép tác động tiêu cực lên KQKD – Báo cáo cập nhật – KBSV – 12/09/2022
  5. MWG [ MUA – 109,799đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ BHX chuyển mình – Báo cáo cập nhật – BVSC – 12/09/2022
  6. LPB [ Trung lập – 23,800đ/cp ]: Xuôi chèo mát mái – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/09/2022
  7. DRC [ MUA – 34,400đ/cp ]: Giá nguyên vật liệu điều chỉnh sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 14/09/2022
  8. CTG [ MUA – 40,600đ/cp ]: Dự báo NIM tăng nhờ tích cực chuyển hướng sang cho vay bán lẻ – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/09/2022
  9. VEA [ MUA – 56,46400đ/cp ]: Sản lượng T8/2022 mạnh mẽ bất chấp yếu tố thời vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 15/09/2022
  10. Ngành dệt may [ Tích cực ]: Mảng may mặc tích cực – Báo cáo ngành – MAS – 15/09/2022
  11. OCB [ Trung lập – 19,700đ/cp ] Đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước – Báo cáo phân tích – SSI – 15/09/2022
  12. BCM [ MUA – 98,300đ/cp ] Thanh khoản Thành phố mới Bình Dương được cải thiện – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/09/2022
  13. Ngành gạo [ Trung lập ] Triển vọng ngành gạo theo đà tăng giá – Báo cáo ngành – MAS – 16/09/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VSC [ MUA – 46,500đ/cp ]: Chuyển mình tăng tốc – Báo cáo ngắn – MAS – 12/09/2022

  • VSC là một doanh nghiệp cảng biển lớn ở VN hoạt động chủ yếu ở phía Bắc khu vực sống Cấm, Hải Phòng. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở 2 cảng biển là VIP Green và Green với tổng công xuất thiết kế đạt 1,1 triệu TEU.
  • Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VSC trong 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 980,8 tỷ (+7,6% YoY) và 222,8 tỷ (+23,4% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ mức 29,8% lên mức 34,7% trong cùng kỳ; 2) Doanh thu tài chính tăng mạnh nhờ lãi từ tiền gửi từ mức 5,8 tỷ lên 15 tỷ trong 6 tháng đầu năm; 3) VSC ghi nhận khoản lỗ hơn 9 tỷ từ công ty liên kết liên doanh so với mức lãi 2 tỷ trong cùng kỳ.
  • Một số điểm mạnh và triển vọng của VSC: 1) Doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh, khi chỉ ghi nhận khoảng vay ngắn hạn hơn 2 tỷ và không có bất kỳ khoản vay dài hạn nào. 2) Tháng 4/2022 doanh nghiệp đã mua lại thành công CTCP Cảng cạn Quảng Bình – Đình Vũ từ QBS với mức chuyển nhượng gần 500 tỷ đồng và dự kiến đưa vào hoạt động trong quý 3/2022. Điều này sẽ giúp tăng doanh thu của VSC khi 2 cảng VIP Green và Green đang hoạt động gần full công suất. 3) Khu vực Hải Phòng trong tháng 6/2022 đã giao giấy chứng nhận đầu tư cho 6 dự án với quy mô bao gồm 4,600 tỷ đồng và 231,5 triệu USD. Điều này giúp cho hoạt động cảng biển tại khu vực này tiếp tục được đẩy mạnh phát triển 4) Cảng VIMC Đình Vũ (VSC sở hữu 36% cổ phần) sẽ được đi vào hoạt động chậm nhất trong quý 3/2022 giúp doanh thu của VSC cải thiện tốt hơn trong 6 tháng cuối năm.

 Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662976430579_VSC_MAS_2022-09-12.pdf

2.    VRE [ MUA – 38,800đ/cp ] Chất lượng tài sản giảm sút nhưng vẫn trong tầm kiểm soát – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/09/2022

  • Doanh thu (DT) Q2/22 của VRE tăng 22,5% svck nhờ tăng trưởng doanh thu mảng cho thuê tăng 33% svck do công ty đã cắt giảm đáng kể các gói hỗ trợ khách thuê. Doanh thu chuyển nhượng BĐS giảm 92% svck do chỉ có hai căn shophouse được bàn giao. Biên lợi nhuận (LN) gộp tăng 15,7 điểm % svck lên 57,4%. Lợi nhuận tài chính ròng Q2/22 đạt 16 tỷ đồng (so với lỗ tài chính ròng 32 tỷ đồng trong Q2/21) nhờ vào dòng tiền kinh doanh mạnh mẽ, tạo dư địa để VRE giảm giá trị trái phiếu từ khoảng 5.500 tỷ đồng vào cuối 2021 xuống còn khoảng 3.000 tỷ đồng vào cuối Q2/22. Kết quả là lợi nhuận ròng Q2/22 đạt 773 tỷ đồng (+99,2% svck) và lợi nhuận ròng 6T22 đạt 1.150 tỷ đồng (-1,5% svck), hoàn thành 44,7% dự báo cả năm.
  • Theo VRE, lượng khách đến các trung tâm thương mại (TTTM) của VRE đã phục hồi từ 8,5 triệu – 9,3 triệu khách trong Q1/22 lên 10,9 triệu – 12,7 triệu trong Q2/22, tương đương 80% mức trước đại dịch. Lưu lượng đến các địa điểm bán lẻ và giải trí tại Việt Nam theo Google cũng cho thấy một xu hướng tương tự khi hồi phục và cao hơn 6% so với mức trước Covid vào T8/22. Do đó, VNDS kỳ vọng VRE sẽ giới hạn lại các gói hỗ trợ khách thuê bổ sung kể từ nửa cuối 2022 để giúp doanh thu mảng cho thuê tăng 63,2% svck/39,7% svck trong 2022/23 để đạt 7.671 tỷ đồng/10.717 tỷ đồng, theo ước tính của VNDS.
  • Với sự phục hồi của du lịch và dịch vụ, VRE cho biết 218 căn shophouse đã được đặt cọc trong Q2/22 với giá trị ký bán khoảng 1.200 tỷ đồng. Trong 6 tháng cuối năm, VRE dự kiến sẽ ghi nhận đặt cọc 500 căn shophouse với tổng giá trị ký bán khoảng 3.200 tỷ đồng, đảm bảo cho sự tăng trưởng doanh thu chuyển nhượng BĐS trong giai đoạn 2023-25. Do đó, VNDS tăng doanh thu mảng chuyển nhượng BĐS trong năm 2023 lên 35,1% so với dự báo trước đó.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662975575612_VRE_VNDS_2022-09-12.pdf

3.    NT2 [ MUA – 35,000đ/cp ] Tiếp tục tăng trưởng tích cực trong 2H2022 – Báo cáo phân tích – KBSV – 12/09/2022

  • Trong Quý 2/2022, KQKD của NT2 ghi nhận mức tăng trưởng cao với Doanh thu và LNST đạt lần lượt 2,688 tỷ VNĐ (+66.2% YoY) và 365 tỷ VNĐ (+14.6x YoY). Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng trong Quý 2/2022, đạt 1,184.4 triệu kWh (+26.3% YoY) nhờ vào nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và NT2 được tăng cường huy động để bù đắp cho nhiệt điện Cà Mau 1&2 thiếu khí vận hành.
  • KBSV cho rằng với việc nhu cầu điện toàn quốc phục hồi, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho các nhà máy điện tại khu vực này và cho cả NT2, do đó sản lượng 2H2022 và cả năm 2022 sẽ lần lượt đạt 2,031 triệu kWh (+45% YoY) và 4,205 triệu kWh (+31.6% YoY) nhờ vào nhu cầu tiếp tục hồi phục so với mức nền thấp của 2H2021 do giãn cách xã hội. Từ sản lượng dự phóng này, KBSV ước tính doanh thu và LNST 2022 lần lượt đạt 8,854 tỷ VNĐ (+44% YoY) và 911 tỷ VNĐ (+71% YoY).
  • Theo như ban lãnh đạo cho biết trong ĐHCĐ, NT2 kì vọng sẽ ghi nhận khoản đền bù tỷ giá từ EVN khoảng 236 tỷ VNĐ trong năm nay. Dựa trên thông tin này KBSV cho rằng công ty sẽ ghi nhận lần lượt 200 tỷ cho năm 2022 và 100 tỷ mỗi năm trong 2023 và 2024 trên quan điểm EVN có thể sẽ không hoàn trả hoàn toàn khoản lỗ tỷ giá như công ty kì vọng do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Tổng kết lại, KBSV ước tính NT2 sẽ ghi nhận thêm khoảng 188 tỷ từ khoản đền bù tỷ giá này, chiếm khoảng 21% LNST dự phóng năm 2022 của KBSV.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662975325166_NT2_KBSV_2022-09-12.pdf

4.    NKG [ Trung lập – 24,700đ/cp ]: Giá thép tác động tiêu cực lên KQKD – Báo cáo cập nhật – KBSV – 12/09/2022

  • Doanh thu và LNST 2Q2022 của Nam Kim đạt lần lượt 7,206 tỷ đồng (+2.7% YoY) và 201.4 tỷ đồng (-76.2% YoY). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ. Sản lượng xuất khẩu tôn đạt 147,217 tấn (+13.4% YoY), vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tiêu thụ thép của NKG. Bên cạnh đó, tiêu thụ tôn và ống thép trong nước giảm do nhu cầu nội địa yếu. Tổng sản lượng tiêu thụ 2Q2022 đạt 222.4 nghìn tấn, giảm nhẹ 2.6% so với cùng kỳ.
  • Giá nguyên liệu đầu vào chính của NKG là HRC đã quay đầu giảm từ tháng 5. Giá HRC Việt Nam trên thị trường giao ngay ngày 5/8 được giao dịch ở mức 605 USD/tấn, tạo áp lực cho NKG phải trích lập chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giá bán ra của tôn và ống thép nội địa cũng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn còn yếu.
  • Các nhà máy sản xuất thép tại EU buộc phải giảm sản lượng hoặc đóng cửa do chi phí cho năng lượng quá cao. Nhu cầu tiêu thụ thép tuy đang yếu tại khu vực này nhưng nếu tình trạng khủng hoảng năng lượng tiếp diễn, EU cần tìm nguồn cung tốt hơn từ các quốc gia khác. NKG có thể hưởng lợi nếu cung thép nội địa của khu vực EU sụt giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662975452288_NKG_KBSV_2022-09-12.pdf

5.    MWG [ MUA – 109,799đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ BHX chuyển mình – Báo cáo cập nhật – BVSC – 12/09/2022

  • TGDĐ & ĐMX: LNTT 2Q22 tăng mạnh, lên mức kỷ lục mới ở mức 2.832 tỷ (+38,2% y/y; +2,8% q/q), bất chấp mùa thấp điểm. Kết quả hoạt động được dẫn đầu bởi: (1) thị phần tiếp tục tăng; và (2) kiểm soát chi phí nghiêm ngặt, bù đắp nhiều hơn việc BLN gộp thu hẹp.
  • BHX trải qua quá trình tái cấu trúc tích cực (bao gồm: thay đổi layout và đóng cửa các cửa hàng không hiệu quả) trong 2Q22. Theo ước tính của BVSC, BHX ghi nhận lỗ khá lớn 1.130 tỷ, làm giảm lợi nhuận ròng 2Q22 của tập đoàn. • Trong đó, chi phí một lần từ đóng cửa cửa hàng là 264 tỷ, trong khi lỗ hoạt động (tức là bao gồm các chi phí liên quan đến thay đổi layout) là 866 tỷ so với mức lỗ 759 tỷ trong 1Q22. • Ở mặt tích cực, doanh thu Tháng 6 của BHX vẫn mạnh ở mức 2,3 nghìn tỷ, không đổi m/m, bất chấp việc cắt giảm 251 cửa hàng. BLN gộp 2Q22 ổn định ở mức 25%, không đổi q/q. Ấn tượng hơn, doanh thu tháng 7 của BHX tăng lên 2,35 nghìn tỷ, tăng 2,2% m/m, mặc dù cắt giảm thêm khoảng 150 cửa hàng (CH). • Được thúc đẩy bởi gia tăng lưu lượng khách và quy mô giỏ hàng, doanh thu/ CH đã có sự cải thiện bền vững so với đầu năm, đạt mục tiêu cuối năm là 1,3 tỷ vào Tháng 7. Trong khi xu hướng này được cho là duy trì trong Tháng 8, Ban lãnh đạo kỳ vọng con số này sẽ đạt 1,5 tỷ, tăng 50% YTD, trong 4Q22. • Loại trừ các chi phí cơ cấu lại (bao gồm chi phí liên quan đến đóng cửa hàng và thay đổi layout), BVSC tin rằng tỷ BLN của BHX đã được cải thiện theo thời gian, điều này sẽ phản ánh rõ ràng hơn trong những tháng tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662975914753_MWG_BVSC_2022-09-12.pdf

6.    LPB [ Trung lập – 23,800đ/cp ]: Xuôi chèo mát mái – Báo cáo cập nhật – VNDS – 12/09/2022

  • Cho vay tăng trưởng 8,6% so với đầu năm vào cuối Q2/22 từ mức giảm 0,6% so với đầu năm cuối Q1/22, trong đó cho vay bán lẻ tăng trưởng mạnh mẽ 22,6% so với đầu năm. NIM tăng 64 điểm cơ bản svck nhờ lãi tiền gửi giảm từ 10-50 điểm cơ bản svck ở tất cả các kỳ hạn, giúp thu nhập lãi (NII) tăng 39,7% svck. Thu nhập ngoài lãi tăng 196,1% svck chủ yếu nhờ LPB đã bán hết chứng khoán vốn, mang lại khoản thu nhập 356 tỷ đồng. Điều này giúp LN trước thuế tăng gần gấp đôi trong Q2/22, và 6T22 tăng 76,1% svck đạt 3.589 tỷ đồng, đạt 74,8% kế hoạch cả năm của ngân hàng. Nếu không có khoản thu nhập bất thường này, LN trước thuế tăng 57,6% svck.
  • Tỷ lệ nợ xấu (NPL) giảm về 1,4% cuối Q2/22 từ mức 1,42% cuối Q1/22, nhưng vẫn cao hơn mức 1,37% cuối Q4/21. LPB xóa nợ 243 tỷ đồng trong 6T22, giúp tỷ lệ xóa nợ đạt 0,1% – thấp hơn mức 0,2% trong 6T21. LPB cũng tăng cường trích lập dự phòng 54,1% svck, giúp tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên 121,3% cuối Q2/22 – cao nhất từ trước đến nay.
  • VNDS nâng NIM từ mức 3,3%/3,3% lên 3,5%/3,4% giai đoạn 2022-2023 nhưng hạ tăng trưởng cho vay từ 18% xuống 11,5%/12,5% nhằm phản ánh việc điều chỉnh tăng trưởng tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước tháng 9 vừa qua. VNDS cũng tăng thu nhập ngoài lãi lên 69,9% năm 2022 phản ánh khoản thu nhập bất thường trong Q2/22. Về mặt chi phí, VNDS hạ CIR xuống 45% từ mức 50% khi LPB đã quản lý chi phí hiệu quả trong 6T22. Chi phí dự phòng tăng lên 94,9%/61,1% do VNDS lo ngại về nợ xấu khi thông tư 14/2021 hết hiệu lực. Kết quả, lợi nhuận ròng tăng 35,9%/14,9% giai đoạn 2022-2023 so với dự báo cũ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1662975671451_LPB_VNDS_2022-09-12.pdf

7.    DRC [ MUA – 34,400đ/cp ]: Giá nguyên vật liệu điều chỉnh sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tích – SSI – 14/09/2022

  • SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu DRC, với giá mục tiêu 1 năm là 34.400 đồng/cổ phiếu (tỷ suất sinh lời – ROI là 16%, dựa trên dự báo KQKD năm 2023 và P/E mục tiêu là 12 lần). Mặc dù lợi nhuận ròng của DRC trong quý 2/2022 giảm 21% so với cùng kỳ do chi phí nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển cao (tác động đến cả tỷ suất lợi nhuận gộp và sản lượng bán hàng), triển vọng tăng trưởng trong tương lai sẽ khả quan hơn. Giá nguyên vật liệu và chi phí vận chuyển sẽ giảm xuống trong nửa cuối năm 2022 và năm 2023, điều này sẽ tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận và sản lượng bán hàng. SSI dự báo tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 ở mức 49% so với cùng kỳ, nhờ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong quý 3/2022 sẽ đạt mức cao nhất trong năm. SSI dự báo LNST năm 2022 và 2023 lần lượt là 329 tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và 378 tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ). Từ năm 2024, năng lực sản xuất lốp radial của DRC sẽ tăng lên 1 triệu lốp/năm (từ công suất thiết kế hiện tại là 600 nghìn lốp/năm), điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663152191506_DRC_SSI_2022-09-14.pdf

8.    CTG [ MUA – 40,600đ/cp ]: Dự báo NIM tăng nhờ tích cực chuyển hướng sang cho vay bán lẻ – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/09/2022

  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do (1) VCSC tăng dự báo chi phí vốn CSH từ 12,5% lên 13,0% và (2) VCSC điều chỉnh giảm P/B mục tiêu cho CTG từ 1,50 lần còn 1,45 lần, được bù đắp một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ mức tăng 3,1% trong dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 của VCSC.
  • VCSC điều chỉnh giảm 2,0% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 còn 20,2 nghìn tỷ đồng (+43,6% YoY) so với Báo cáo Cập nhật gần nhất của VCSC chủ yếu do VCSC dự báo chi phí dự phòng năm 2022 tăng 14,0%, được bù đắp một phần bởi mức tăng 2,5% trong dự báo thu nhập từ lãi (NII) khi NIM tăng 4 điểm cơ bản và tài sản sinh lãi (IEA) tăng 2,2%.
  • Rủi ro chính: (1) Ngân hàng không thể nâng tỷ lệ cho vay bán lẻ và/hoặc tỷ lệ CASA; (2) phí ứng trước từ thương vụ bancasurrance không lớn như dự kiến; (3) tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến; (4) các gói hỗ trợ khách hàng vào năm 2022 cao hơn kỳ vọng của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663151884655_CTG_VCSC_2022-09-14.pdf

9.    VEA [ MUA – 56,46400đ/cp ]: Sản lượng T8/2022 mạnh mẽ bất chấp yếu tố thời vụ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 15/09/2022

  • Honda Việt Nam công bố doanh số T8/2022 cải thiện đáng kể 20,8% m/m, đạt mức 198.405 chiếc (gấp đôi từ mức nền thấp cùng kỳ do các đợt lockdown diện rộng). Bất chấp tác động từ Tháng 7 âm lịch, doanh số T8 cao thứ hai kể từ đầu năm, chủ yếu nhờ nguồn cung tiếp tục được nới lỏng, đặc biệt là đối với xe tay ga. Cơ cấu sản phẩm cải thiện nhờ sự đóng góp cao hơn của xe tay ga (với giá bán TB và BLN cao hơn). Đáng chú ý, lợi nhuận từ xe máy của Honda chiếm phần lớn lợi nhuận của VEA từ các công ty liên doanh.
  • Bất chấp tác động mùa vụ từ Tháng 7 âm lịch, VAMA báo cáo sản lượng ô tô Tháng 8 tăng 7,4% m/m lên 26.267 chiếc, tăng mạnh 240,5% y/y từ mức nền thấp cùng kỳ do lockdown. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của BVSC, khi người tiêu dùng sẵn sàng đặt hàng và đợi hàng tháng để nhận hàng trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung. Trong 8 tháng đầu năm, sản lượng tiêu thụ 4W tăng 50,0% y/y lên 236.195 chiếc. • Sản lượng Tháng 8 của Toyota tăng mạnh 20,4% m/m lên 6.701 chiếc (gấp 3,0x y/y), vượt ước tính của BVSC là 6.500 chiếc. • Sản lượng Tháng 8 của Honda duy trì ở mức 1.495 chiếc (tăng 0,5% m/m; tăng mạnh 163,7% y/y), tương đối sát với ước tính của BVSC là 1.500 chiếc. • Ford đạt sản lượng 1.315 chiếc trong Tháng 8 (giảm 17,4% m/m; gấp 2,8x y/y), thấp hơn so với dự báo của BVSC là 2.200 chiếc.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663245860712_VEA_BVSC_2022-09-15.pdf

10.     Ngành dệt may [ Tích cực ]: Mảng may mặc tích cực – Báo cáo ngành – MAS – 15/09/2022

  • Hoạt động sản xuất và XK mảng may mặc tăng trưởng tốt trong 8T. Trong 8T2022, tổng giá trị XK hàng dệt may VN ước đạt hơn 26 tỷ USD (+23.1% CK). Trong đó, XK vào các thị trường chính tăng mạnh: Mỹ (+22.5% CK), EU (+36% CK), Nhật (+21.9% CK), Hàn Quốc (+20.5% CK), Canada (+48.5% CK). Thị phần hàng thời trang, quần áo VN tại các TT chính nhìn chung duy trì ổn định và cải thiện. Trong đó, TT Mỹ (từ 17.6% lên 18.5%), Nhật (từ 14.1% lên 15%), EU (từ 6.1% lên 6.3%) và chỉ riêng Hàn Quốc ghi nhận giảm từ 31.8% xuống 29.3%. Hoạt động sản xuất ở mảng may mặc tiếp tục ghi nhận tín hiệu tăng trưởng tốt. Trong T8, IIP mảng may mặc tiếp tục tăng trưởng 2 con số, ước đạt +28.2% CK và tiếp tục chuỗi tăng trưởng mạnh từ cuối Q3 2021. Hệ số sử dụng lao động mảng may mặc tính đến đầu T8 ước tăng 18.8% CK, qua đó ghi nhận phục hồi hầu như hoàn toàn sau khi bị ảnh hưởng bởi đợt giãn cách Q3 2021 (giảm 14.1% CK trong T9 2021).
  • XK ở mảng Sợi trong 8T2022 ghi nhận suy giảm với tổng khối lượng và giá trị XK ước đạt lần lượt 1.08 triệu tấn (-17.8% CK) và 3.4 tỷUSD (-5.6% CK). Trong đó, XK sợi sang 2 TT chính là Trung Quốc và Hàn Quốc ước đạt lần lượt 1.6 tỷ USD (-16.7% CK) và 343 triệu USD (đi ngang). Một số TT khác ghi nhận mức tăng tốt như EU (+37% CK), Nhật (+30% CK), Mỹ (+64% CK). Hoạt động sản xuất mảng Dệt trong nước ghi nhận hồi phục nhẹ. Cụ thể, IIP mảng dệt 8T2022 ước tính ở mức +5.1% CK (tăng nhẹ so với mức tăng +4.0% CK trong 7T). Số liệu chính thức trong T7 cho thấy IIP mảng dệt ghi nhận tăng 5.1% CK.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663246387648_MAS_2022-09-15.pdf

11.   OCB [ Trung lập – 19,700đ/cp ] Đối mặt với nhiều thách thức ở phía trước – Báo cáo phân tích –  SSI – 15/09/2022

  • Luận điểm đầu tư: SSI lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu OCB, với giá mục tiêu 1 năm là 19.700 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm từ giá mục tiêu trước đó là 23.200 đồng/cổ phiếu) do: (1) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán bị suy giảm; (2) dư nợ cho vay các chủ đầu tư bất động sản vẫn còn tương đối cao, và (3) giảm P/B mục tiêu xuống 1,05 lần do lợi nhuận và ROE thấp hơn kỳ vọng.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của OCB gây thất vọng khi giảm 34,6% so với cùng kỳ và chỉ đạt 1,7 nghìn tỷ đồng. Mặc dù thu nhập lãi thuần tăng 20,4% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 9,8%, nhưng khoản lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh đã ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận cốt lõi của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2022. Tỷ lệ nợ xấu giảm 21 bps so với quý trước xuống 1,96%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhiều so với con số 1,32% của quý 4/2021. Chất lượng tài sản suy giảm dẫn đến việc ngân hàng phải trích lập thêm dự phòng tín dụng khiến cho chi phí dự phòng tăng 42,8% so với cùng kỳ lên 562 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Dư nợ tái cơ cấu giảm 29,5% so với đầu năm, xuống 2,2 nghìn tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663325206089_OCB_SSI_2022-09-16.pdf

12.   BCM [ MUA – 98,300đ/cp ] Thanh khoản Thành phố mới Bình Dương được cải thiện – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/09/2022

  • SSI đánh giá tích cực BCM với vị thế doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phát triển khu công nghiệp với diện tích đất còn lại sẵn sàng cho thuê đạt 488 ha. Đồng thời, diện tích đất thương phẩm lên đến 599 ha tại Thành phố mới Bình Dương và các khu dân cư Bàu Bàng, Mỹ Phước kỳ vọng thanh khoản được cải thiện và biên lợi nhuận duy trì mức cao hơn 43% theo tham chiếu từ thương vụ chuyển nhượng Capitaland (link). Liên doanh VSIP, Warburg Pincus dự báo đem lại lợi nhuận tích cực nhờ nhu cầu thuê đất và nhà xưởng tăng trưởng. BCM hiện đang giao dịch với P/E và P/B 2022 lần lượt đạt 41,7x và 5,8x, SSI điều chỉnh mức giá mục tiêu là 98.300 đồng/CP do giá tăng tại khu dân cư và khu công nghiệp kể từ năm 2022 và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu BCM. Giá cổ phiếu BCM đã tăng mạnh trong thời gian gần đây và có thể duy trì tích cực trong ngắn hạn nhờ thông tin hỗ trợ từ ước tính kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ trong 2H2022.
  • Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 phục hồi trên nền thấp năm 2021. Doanh thu thuần đạt 3.364 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ), trong đó doanh thu hoạt động bất động sản (dân cư và khu công nghiệp) tăng 13% so với cùng kỳ khi nhu cầu thuê mới tại các khu công nghiệp phục hồi trở lại và bán hàng BDS dân cư tại các khu tái định cư. Biên lợi nhuận gộp đạt mức 59% (+14% so với cùng kỳ) nhờ vào giá cho thuê tăng; LNST đạt 1.406 tỷ đồng (+42% so với cùng kỳ).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663325420616_BCM_SSI_2022-09-16.pdf

13.   Ngành gạo [ Trung lập ] Triển vọng ngành gạo theo đà tăng giá  – Báo cáo ngành – MAS – 16/09/2022

  • Ngày 08/09/2022, Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo tấm (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu) và đánh thuế 20% đối với các loại gạo khác (trừ gạo basmati và gạo đồ) (chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu). Ấn Độ xuất khẩu gạo sang hơn 150 quốc gia và đóng góp khoảng 36,7% thương mại gạo toàn cầu, do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào về khối lượng xuất khẩu cũng sẽ gây áp lực lên giá gạo.
  • Thời tiết khắc nghiệt gần đây tại các nước xuất khẩu gạo hàng đầu châu Á, nơi chiếm khoảng 90% sản lượng gạo thế giới, có khả năng làm giảm năng suất và sản lượng trong năm nay. Trung Quốc, nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, đã phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng tại 7 tỉnh, khiến sản lượng gạo của quốc gia này có thể bị giảm và dự kiến sẽ phải tăng nhập khẩu gạo lên mức kỷ lục là khoảng 6 triệu tấn vào niên vụ 2022/23. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, tồn kho toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm khi dự báo tỷ lệ tồn kho/tiêu thụ trong giai đoạn 2022-23 (tỷ lệ hàng tồn kho trên tiêu thụ) chỉ ở mức 34,4% (so với mức trung bình 36,6% của giai đoạn 2018-2022).
  • Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và Thái Lan, chiếm khoảng 7,8% thương mại gạo toàn cầu; và là nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc với 24,5% thị phần. Giá gạo Ấn Độ với mức thuế cao hơn sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh và có khả năng khiến người mua chuyển hướng sang gạo Thái Lan và Việt Nam. Chính phủ Thái Lan đang tìm kiếm giải pháp để hỗ trợ người nông dân trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam và Thái Lan chiếm 20,6% tổng giao dịch thương mại toàn cầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1663581403560_VNDS_2022-09-19.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN