Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 13/09 – 17/09/2021
- PNJ [ MUA – 108,400đ/cp]: Bình minh dần ló dạng – Báo cáo ngắn – MAS – 13/09/2021
- TNH [ MUA – 51,800đ/cp ]: Định vị thị trường hợp lý và hoạt động hiệu quả trong điều kiện ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang phát triển nhanh – Báo cáo lần đầu – SSI – 13/09/2021
- VHC [ MUA – 65,200đ/cp] Tận dụng lợi thế khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh – VCSC – 13/09/2021
- Ngành ICT [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng bất chấp COVID-19– Báo cáo cập nhật – BSC – 13/09/20214
- VRE [ Tích cực – 36,600đ/cp ]: Đón chờ cú bật phục hồi sau giãn cách xã hội – Báo cáo cập nhật – VNDS – 14/09/2021
- QNS [ MUA – 60,800đ/cp ]: Vị thế tốt để đạt được tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/09/2021
- GEX [ MUA – 23,800đ/cp] Tái cấu trúc tập đoàn – Báo cáo lần đầu – VCBS – 14/09/2021
- IJC [ MUA – 36,300đ/cp ]: Kháng thể tốt trước Covid-19 – Báo cáo cập nhật – MAS –15/09/2021
- DBC [ Theo dõi – 69,600đ/cp ]: Hậu giai đoạn đỉnh cao – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 16/09/2021
- TCB [ MUA – 63,700đ/cp ]: Dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân – KBSV – 16/09/2021
- HDG [ MUA – 70,600đ/cp] Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư T9 – 2021– KBSV – 16/09/2021
- SLS [ MUA – 213,000đ/cp ]: Tăng trưởng mạnh nhờ giá bán bình quân cao – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/09/2021
- PC1 [ MUA – 43,400đ/cp ]: Giai đoạn phát triển mới – Báo cáo ngắn – MAS – 15/09/2021
- Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Cập nhật KQKD nửa đầu năm 2021 – Báo cáo triển vọng ngành – BSC – 15/09/2021
- DGC [ MUA – 170,100đ/cp] Giá hóa chất photpho tăng vọt chắp cánh cho lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 16/09/2021
- MSB [ MUA – 37,590đ/cp ]: Tăng trưởng nhờ hợp đồng Bancassurance và đẩy mạnh bán lẻ – Báo cáo phân tích – VCBS – 14/09/2021
- ITD [ MUA – 28,100đ/cp ]: Thay đổi lớn trong nhóm cổ đông – BSC – 16/09/2021
- Ngành dệt may [ Trung lập] Cập nhật ngành dệt may hết 8T.2021 – VCBS – 16/09/2021
- Ngành đường [ Tích cực]: Kỳ vọng tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – SSI – 17/09/2021
- SAB [ Nắm giữ– 161,000đ/cp ]: Chi phí quảng cáo tăng cao – Báo cáo cập nhật – VCBS – 16/09/2021
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PNJ [ MUA – 108,400đ/cp]: Bình minh dần ló dạng – Báo cáo ngắn – MAS – 13/09/2021
- Đến cuối tháng 7/2021, PNJ đang sở hữu hệ thống: 312 cửa hàng PNJ Gold, 18 cửa hàng PNJ Silver, 3 cửa hàng Cao Fine Jewellery, 3 cửa hàng PNJ Art, 69 cửa hàng PNJWatch.
- Lũy kế 7 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần PNJ đạt 12.126 tỷ đồng, tăng 33,9%YoY và lợi nhuận sau thuế đạt 704 tỷ đồng, tăng 41,8% so với cùng kỳ năm ngoái: 1) doanh thu kênh lẻ và sỉ lần lượt tăng trưởng 32,4% và 13,8% cùng kỳ; 2) doanh thu vàng miếng tăng 50,1%; 3) PNJ duy trì tốt hệ thống giao hàng online và vận hành ổn định các cửa hàng nằm ngoài TP.HCM.
- Trong năm 2021, PNJ đã vận hành thành công hệ thống quản trị nhân sự mới với công suất hệ thống lên đến 10.000 users. Ngoài ra, hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) đã có sự vận hành ổn định trong năm 2020. Đây là những nhân tố hỗ trợ PNJ có thể triển khai nhanh hệ thống bán lẻ rộng khắp trong tương lai.
- Năm 2021, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 20.285 tỷ và 1.232 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,8% và 15,2% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 19,6% xuống 18,6% do khó khăn mùa dịch Covid; 2) chi phí tài chính ở mức 95 tỷ đồng, giảm 41% cùng kỳ; 3) chi phí bán hàng tăng 17%YoY, lên mức 1.662 tỷ đồng; 4) tăng trưởng mảng bán lẻ và sỉ lần lượt tăng trưởng doanh thu 10,6% và 6,3% cùng kỳ. Dự báo quý 3 sẽ là quý thấp điểm nhất trong năm của PNJ trước tác động tiêu cực từ việc giãn cách xã hội khắp cả nước.
- EPS forward 2021 đạt 5,418 đ/cp, tương ứng P/E forward 2021 ở mức 17,0 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho PNJ: 1) hoạt động phục hồi dần sau giai đoạn giãn cách xã hội; 2) PNJ đang duy trì và phát triển tốt hệ thống nhờ kiểm soát chặt chi phí cũng như hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ; 3) năm 2022 dự kiến sức tăng trưởng sẽ phục hồi tốt sau giai đoạn chậm lại năm 2011.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8890_PNJ_MAS_2021-9-14.pdf
2. TNH [ MUA – 51,800đ/cp ]: Định vị thị trường hợp lý và hoạt động hiệu quả trong điều kiện ngành chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang phát triển nhanh – Báo cáo lần đầu – SSI – 13/09/2021
- SSI đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TNH, với giá mục tiêu 1 năm là 51.800 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng mức sinh lời là 26% so với giá đóng cửa ngày 10/9/2021.
- TNH hiện sở hữu những lợi thế: (1) vị trí hoạt động thuận lợi, bệnh viện có suất đầu tư ban đầu thấp và các chi phí hoạt động được kiểm soát ở mức tốt, (2) tiếp tục mở rộng năng lực khám chữa bệnh sang các dịch vụ y tế chuyên khoa, (3) hưởng lợi từ mức tăng trưởng cao của thị trường chăm sóc sức khỏe Việt Nam trong các năm tới. TNH là một trong số ít bệnh viện niêm yết có mức sinh lời tốt và định giá còn tương đối rẻ, với mức P/E dự phóng thấp hơn 29% so với các công ty cùng ngành trong khu vực.
- SSI ước tính doanh thu thuần của TNH đạt 407 tỷ đồng (+21% YoY) trong năm 2021 và 471 tỷ đồng (+16% YoY) trong năm 2022. Lợi nhuận sau thuế (LNST) ước tính đạt 112 tỷ đồng (+3% YoY) trong năm 2021 và 121 tỷ đồng (+9% YoY) trong năm 2022. Trong 5 năm tiếp theo, SSI ước tính CAGR doanh thu thuần và LNST của TNH lần lượt đạt 22% và 26%. Ước tính này đã dựa trên tác động của dịch Covid-19 ở thời điểm hiện tại và ảnh hưởng của các chính sách giãn cách xã hội đến số lượt khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời cũng tính tới kịch bản mở cửa nền kinh tế trong năm 2022 và kế hoạch mở rộng thêm các bệnh viện mới của TNH trong các năm tới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8883_TNH_SSI_2021-9-14.pdf
3. VHC [ MUA – 65,200đ/cp] Tận dụng lợi thế khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các đối thủ cạnh tranh – VCSC – 13/09/2021
- VCSC nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA dành cho CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vì các gián đoạn liên quan đến dịch COVID-19 đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh đang thúc đẩy thị phần và giá bán cá phi lê của VHC.
- VCSC tăng giá mục tiêu lên 45% khi (1) VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021/ 2022/2023 lên lần lượt là 29%/13%/4%, nhờ dự báo giá bán trung bình (ASP) cá phi lê cao hơn và (2) VCSC cập nhật mô hình định giá mục tiêu từ giữa năm 2022 đến năm 2022.
- Mức dự báo tăng trưởng của VCSC cho LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2021 là 36% dựa trên cơ sở lợi nhuận ròng mảng cá phi lê dự kiến tăng 60%, bù đắp cho mức giảm dự kiến 13% trong lợi nhuận ròng của mảng C&G do nhu cầu thấp.
- Trong năm 2022, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi tăng 36% khi VCSC kỳ vọng cả lợi nhuận từ cá phi lê (+32% YoY) và C&G (+51% YoY) sẽ tăng lên khi nhu cầu phục hồi từ các gián đoạn do dịch COVID-19.
- Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E 2022 của VHC là 10 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm là 7,5 lần. VCSC cho rằng việc đánh giá lại là phù hợp khi đóng góp lợi nhuận lớn hiện tại của mảng C&G (chiếm 27% trong năm 2022 so với 0% trong năm 2017) và quan điểm của VCSC rằng mảng C&G nên giao dịch ở mức cao hơn so với hoạt động kinh doanh cá phi lê truyền thống của VHC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8884_VHC_VCSC_2021-9-14.pdf
4. Ngành ICT [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng bất chấp COVID-19– Báo cáo cập nhật – BSC – 13/09/2021
- Theo báo cáo e-Conomy SEA 2020 của Google chỉ ra rằng người tiêu dùng chuyển sang các dịch vụ kỹ thuật số. Trong tổng số người sử dụng dịch vụ kỹ thuật số, người dùng mới chiếm 41% tại Việt Nam (cao hơn so với bình quân khu vực ĐNA). Ngoài ra, 94% số người dùng mới này định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch.
- Trước khi dịch COVID xuất hiện, người Việt Nam nói riêng thường dành 3,1 giờ/ ngày để truy cập Internet (cho mục đích cá nhân). Trong khoảng thời gian áp dụng giãn cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ ngày. Con số này kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao 3,5 giờ ngày/ giờ hậu đại dịch.
- Những thay đổi cấu trúc này trong hành vi của người tiêu dùng dẫn đến nhu cầu tăng lên đối với các sản phẩm ICT. Điều này có lợi cho các nhà phân phối ICT, như DGW và PET.
- Các doanh nghiệp cũng cho thấy nỗ lực đẩy mạnh số hóa các kênh bán hàng và hoạt động của mình để bắt kịp xu hướng người tiêu dùng.
- Triển vọng mạnh mẽ đối với laptop và tablet ở Việt Nam, nhờ gia tăng xu hướng làm việc tại nhà, trong khi học sinh có thể phải học trực tuyến cho đến cuối học kỳ đầu tiên. Do tình trạng thiếu chip trên toàn cầu, nguồn cung máy tính xách tay vẫn còn hạn chế – Các nhà sản xuất đang tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận của họ thông qua chiến lược cao cấp hóa sản phẩm.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8841_none_BSC_2021-9-13.pdf
5. VRE [ Tích cực – 36,600đ/cp ]: Đón chờ cú bật phục hồi sau giãn cách xã hội – Báo cáo cập nhật – VNDS – 14/09/2021
- DT Q2/21 giảm 7,3% svck do 1) DT chuyển nhượng bất động sản (BDS) giảm 67,6% svck và 2) doanh thu cho thuê tăng 4,8% svck nhờ tổng diện tích sàn (GFA) của VRE tăng 3,5% svck, trong khi giá cho thuê tương đương Q2/20 khi VRE tung ra gói hỗ trợ 350 tỷ đồng cho khách thuê do đợt bùng phát Covid-19 lần 4.
- Theo kế hoạch của chính quyền địa phương, thời điểm nới lỏng giãn cách xã hội tại Hà Nội là 21/9 và tại TP.HCM là 1/10, do đó VRE có thể sẽ đưa ra gói hỗ trợ bổ sung lớn hơn cho khách thuê trong nửa cuối 2021. Do đó, VNDS điều chỉnh giảm dự báo DT/ LN ròng năm 2021 của VRE xuống 33,4%/38,4% nhằm 1) phản ánh gói hỗ trợ bổ sung và 2) điều chỉnh giảm dự báo DT chuyển nhượng bất động sản.
- Với việc vắc-xin được phổ biến rộng rãi, Việt Nam sẽ dần mở cửa kinh tế trở lại kể từ năm 2022 với trạng thái sống chung với đại dịch. Do vậy, VNDS dự đoán rằng sẽ không có đợt giãn cách xã hội nào được áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, đợt Covid-19 thứ 4 cũng đặt ra những thách thức ngắn hạn khiến VRE phải duy trì giá thuê không đổi trong năm 2022/23.
- VNDS hạ giá mục tiêu 3,7% phản ánh việc giảm LN ròng năm 2022-23 cũng như việc chuyển cơ sở định giá sang Q3/2021. Tuy nhiên, VNDS vẫn đánh giá cao VRE nhờ tiềm năng tăng trưởng trong sự bùng nổ của tầng lớp trung lưu và giàu có tại Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8885_VRE_VNDS_2021-9-14.pdf
6. QNS [ MUA – 60,800đ/cp ]: Vị thế tốt để đạt được tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/09/2021
- QNS vừa công bố kết quả kinh doanh lũy kế 8 tháng khả quan, doanh thu và LNTT đạt lần lượt 5.100 tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ) và 860 tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ), lần lượt đạt 64% và 78% chỉ tiêu kế hoạch năm. Doanh thu sữa đậu nành đạt 2.800 tỷ đồng (+5% so với cùng kỳ), do sản lượng tiêu thụ tăng 8% và giá bán trung bình giảm 3% so với cùng kỳ. Điều này cho thấy sản lượng tăng 15% so với cùng kỳ trong tháng 7 và tháng 8, so với cơ sở so sánh thấp trong Q3/2020 (do dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 3 tại miền Trung), đây là kết quả đáng khích lệ nhờ các hoạt động quảng cáo của QNS tại nhiều kênh phân phối để đẩy mạnh doanh thu trong mùa dịch.
- Vị thế tốt để nắm bắt sự tăng trưởng của nhu cầu đường trong nước. Trong số các công ty sản xuất đường, QNS dự kiến sản lượng mía nguyên liệu đầu vào sẽ tăng lớn nhất trong năm tới (+50% so với cùng kỳ). Cho niên vụ 2022-2023, QNS kỳ vọng diện tích trồng mía tiếp tục tăng 40%. Với lượng mía nguyên liệu đầu vào tăng, SSI kỳ vọng QNS sẽ tăng công suất hoạt động cho cả hoạt động sản xuất đường và điện sinh khối, thúc đẩy cả doanh thu và lợi nhuận của hai mảng này.
- Mảng sữa đậu nành có thể đạt mức tăng trưởng một con số. Mặc dù kết quả kém ấn tượng hơn so với mảng đường, mảng sữa đậu nành cũng được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng một con số ở mức 6,7% về sản lượng tiêu thụ trong năm 2022, do ngành tiêu dùng có thể phục hồi từ mức thấp trong năm 2021 do dịch Covid-19 như hiện nay. SSI cũng dự báo tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng này sẽ phục hồi, tăng +326 điểm cơ bản do giá nguyên liệu (đường, đậu nành) có thể hạ nhiệt trong năm tới. Tỷ suất lợi nhuận gộp bị ảnh hưởng đáng kể do giá đậu nành cao trong năm nay.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8899_QNS_SSI_2021-9-16.pdf
7. GEX [ MUA – 23,800đ/cp] Tái cấu trúc tập đoàn – Báo cáo lần đầu – VCBS – 14/09/2021
- GEX là doanh nghiệp dẫn đầu ngành thiết bị điện tại Việt Nam, sản xuất và kinh doanh thiết bị trong chuỗi giá trị ngành điện từ đầu vào cho đến đầu ra: từ sản xuất điện (năng lượng tái tạo), truyền tải điện (cáp điện, máy biến áp) đến từng hộ sử dụng điện (động cơ điện, đồng hồ điện). Với nhu cầu điện năng tại Việt Nam tăng trưởng nhanh sẽ thuận lợi cho tăng trưởng của GEX.
- Hợp nhất BCTC với Viglacera (HOSE: VGC) từ Q2/2021 sẽ giúp GEX ghi nhận bước chuyển biến lớn trong KQKD, từ đó giúp bảng cân đối của GEX trở nên tích cực hơn. Đồng thời, VGC cũng là doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng khu công nghiệp tại miền Bắc và vật liệu xây dựng trên cả nước.
- Tái cơ cấu tập đoàn và dần niêm yết các công ty sub-holding lớn sẽ giúp doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn. Gelex Electric dự kiến sẽ giao dịch trên UPCOM từ Q4/2021.
- Doanh nghiệp dự kiến sẽ bắt đầu ghi nhận KQKD và dòng tiền lớn từ các dự án năng lượng tái tạo từ cuối năm 2021, đầu năm 2022.
- Theo đó, VCBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 31,460 đồng/cp (+32.2%).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8894_GEX_VCBS_2021-9-15.pdf
8. IJC [ MUA – 36,300đ/cp ]: Kháng thể tốt trước Covid-19 – Báo cáo cập nhật – MAS –15/09/2021
- Sau khi thực hiện chia cổ tức theo tiền tỷ lệ 5% (500đ/cp), giá mục tiêu trước đó được điều chỉnh về 36.300 đ/cp, cao hơn 31,7% so với giá đóng cửa ngày 15/09/2021. MAS duy trì khuyến nghị Mua với IJC.
- Trong 6T2021, IJC đã ghi nhận 1.975 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 28,2% so với cùng kỳ (CK), hầu hết mức tăng trưởng này đến từ hoạt động kinh doanh bất động sản. LNST ghi nhận sự bứt phá ấn tượng với hơn 471 tỷ đồng, gấp 2,96 lần CK. So với kế hoạch lợi nhuận năm 2021 là 622 tỷ đồng, IJC đã hoàn thành 76% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau nửa năm.
- Lượng tiền dồi dào củng cố thanh khoản doanh nghiệp Cuối quý 2/2021, công ty có 729 tỷ đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền, gấp 2,5 lần so với đầu năm. Lượng tiền này cao gấp 2 lần số nợ vay ngắn hạn của IJC cùng thời điểm và gấp hơn 10 lần số lãi phải trả hàng năm của công ty trong các năm qua.
- Tồn kho giảm nhẹ khi hoạt động tái đầu tư quỹ đất vẫn đang được thực hiện Ghi nhận hơn 1.123 tỷ đồng giá vốn trong kỳ nhưng tồn kho của IJC so với đầu năm chỉ giảm 253 tỷ đồng. 6T2021 ghi nhận giao dịch nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của IJC từ Becamex (BCM) với giá trị 781 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8903_IJC_MAS_2021-9-16.pdf
9. DBC [ Theo dõi – 69,600đ/cp ]: Hậu giai đoạn đỉnh cao – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 16/09/2021
- BSC khuyến nghị THEO DÕI cho mã cổ phiếu DBC với giá 69,600 VND/CP, upside 11% so với giá ngày 15/09/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 40% – 60%.
- BSC dự báo DTT và LNST năm 2021 dự kiến đạt lần lượt là 10,750 tỷ đồng (+7.3% YoY) và 1,127 tỷ đồng (-19.5% YoY), tương đương EPS fw là 9,683 đ, PE fw là 6.5x, PB fw là 1.5x.
- Tận dụng lợi thế quy mô và làm chủ chuỗi giá trị trong mảng 3F: chủ động nguồn cung TACN nội bộ từ 80-90% nhu cầu chăn nuôi DBC, tối ưu hóa biên lợi nhuận gộp so với các DN nhỏ và hộ chăn nuôi.
- Tiềm năng tăng trưởng dài hạn, nhờ (1) Mảng chăn nuôi: mở rộng công suất 3 tổ hợp dự án thuộc phân khúc thịt lợn trong giai đoạn 2022-2023 (2) Mảng dầu thực vật: Dự kiến nhà máy ép dầu GĐ2 dự kiến đi vào hoạt đông vào Q4/2022 (3) Mảng BĐS: Đẩy mạnh đầu tư vào các dự án tại Bắc Ninh.
- Biến động giá nguyên vật liệu ảnh hưởng đến biên lợi nhuận; Dịch bệnh gia súc, gia cầm; Biến động giá lợn hơi.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8898_DBC_BSC_2021-9-16.pdf
10. TCB [ MUA – 63,700đ/cp ]: Dẫn đầu khối ngân hàng tư nhân – KBSV – 16/09/2021
- 2Q2021, TCB tiếp tục duy trì KQKD tăng trưởng ấn tượng với lợi nhuận sau thuế đạt 4,807 tỷ VND (+7.4% QoQ, +66.4% YoY). Dư nợ tín dụng ghi nhận mức tăng trưởng cao trong 2Q2021 (+6.0% QoQ, +35.0% YoY). TCB tiếp tục duy trì vị thế dẫn đầu khối NHTMCP với lợi nhuận tăng trưởng cao và chất lượng tài sản tốt.
- NIM 2Q2021 duy trì ở mức cao, đạt 5.80% (-4bps QoQ, +130 bps YoY) nhờ lãi suất đầu ra duy trì ở mức cao khi phân khúc cho vay khách hàng chính của TCB là nhóm cho vay bất động sản không chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch tính đến thời điểm hiện tại.
- Tỷ lệ nợ xấu 2Q2021 không có nhiều thay đổi so với quý trước, đạt 0.36%, giảm 2bps QoQ, thấp nhất hệ thống ngân hàng. Trong kì, TCB thực hiện trích lập 598 tỷ VND (-9.0% YoY), qua đó tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên 258.9%, cao thứ 2 toàn ngành sau VCB.
- TCB công bố kế hoạch giảm lãi vay hỗ trợ khách hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tối đa lên tới 1.5%. Lãi suất bình quân của TCB không bị ảnh hưởng quá nhiều do tệp khách hàng chính không chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch Covid-19 tính đến thời điểm hiện tại.
- KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu TCB. Giá mục tiêu là 63,700 VND/cp, cao hơn 31.6% so với giá tại ngày 15/09/2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8902_TCB_KBSV_2021-9-16.pdf
11. HDG [ MUA – 70,600đ/cp] Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư T9 – 2021– KBSV – 16/09/2021
- KBSV khuyến nghị MUA cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 70,600VND/cp nhờ tiềm năng từ các dự án BĐS đang triển khai, cùng với đó là 3 nhà máy điện đi vào hoạt động từ Q3/2021 sẽ đóng góp lớn vào doanh thu cũng như lợi nhuận của Công ty.
- Triển vọng kinh doanh trở nên tích cực hơn nhờ các dự án đang triển khai có tiềm năng sinh lời tốt. Dự án Charm Villa có tỷ lệ hấp thụ tốt với 164 căn biệt thự, liền kề được bán trong hai đợt mở bán đầu tiên với giá bán trung bình đạt khoảng 70 triệu/m2, cao hơn đáng kể so với mức giá dự kiến ban đầu là 40tr/m2.
- Đẩy mạnh đầu tư, phát triển mảng năng lượng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định dòng tiền cũng như góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận bền vững cho Hà Đô trong dài hạn.
- Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ năm 2022 nhờ hạch toán dự án Charm Villa và hầu hết các nhà máy điện chạy full công suất. Cho năm 2022, KBSV ước tính doanh thu của HDG đạt 6,001 tỷ VND (+31%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 1,592 tỷ VND (+30%YoY).
- Tỷ lệ đòn bẩy cao có thể đem đến rủi ro cho HDG trong việc chi trả các khoản vay đến hạn và ảnh hưởng đến sức khoẻ tài chính của HDG. Rủi ro liên quan đến pháp lý dự án khi cần nhiều thời gian và có thể phát sinh rủi ro trong quá trình hoàn thiện pháp lý và triển khai các dự án tại TP HCM.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8901_HDG_KBSV_2021-9-16.pdf
12. SLS [ MUA – 213,000đ/cp ]: Tăng trưởng mạnh nhờ giá bán bình quân cao – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/09/2021
- Công ty sản xuất đường có lợi nhuận cao nhất Việt Nam. SLS là công ty sản xuất đường có lợi nhuận cao nhất, với tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 25% trong năm tài chính 2021 (kết thúc năm vào ngày 30/6/2021) – kết quả mà các công ty sản xuất đường khác không thể đạt được.
- SLS không có nhà máy điện sinh khối. Đường và các sản phẩm liên quan đến đường chiếm 99% doanh thu của SLS trong năm 2021. Công ty cung cấp cả đường RS và đường RE, nhưng công suất sản xuất đường RE khá thấp – chỉ bằng 1/10 công suất sản xuất đường RS và dây chuyền sản xuất đường RE chỉ hoạt động theo đơn đặt hàng của khách hàng.
- Được hưởng lợi từ sự gia tăng cả về sản lượng tiêu thụ và giá bán. Mặc dù thông tin chi tiết vẫn chưa được công bố, SLS kỳ vọng sản lượng mía sẽ tăng trưởng trong niên vụ tới, mức tăng trưởng trong khoảng ước tính của VSSA cho cả nước là 10-20%.
- SSI ước tính SLS sẽ đạt 1,2 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (+50% so với cùng kỳ) và 271 tỷ đồng LNST (+65% so với cùng kỳ) trong năm tài chính 2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8918_SLS_SSI_2021-9-17.pdf
13. PC1 [ MUA – 43,400đ/cp ]: Giai đoạn phát triển mới – Báo cáo ngắn – MAS – 15/09/2021
- PCC1 (PC1) có hệ thống bao gồm 1 đơn vị trực thuộc, 21 công ty con và 02 công ty liên kết. PC1 đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực xây lắp điện, nằm trong top 5 khu vực Đông Nam Á mảng tổng thầu EPC dự án lưới điện, năng lượng tái tạo. PC1 có năng lực thực hiện cùng lúc nhiều dự án lớn, khắp cả nước. Cơ cấu doanh thu các mảng chính năm 2020: xây lắp điện chiếm 46%, sản xuất công nghiệp (12%), đầu tư bất động sản (13%) và đầu tư năng lượng (11%).
- Doanh thu và lãi ròng thuộc công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4.536 tỷ và 406 tỷ đồng, lần lượt tăng 79% và 90% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 19,6% xuống còn 9,5%; 2) doanh thu tài chính đạt 286 tỷ đồng đột biến nhờ đánh giá lại khoản đầu tư từ công ty liên kết thành công ty con (CTCP Khoáng sản Tấn Phát); 3) mảng xây dựng và thiết bị ngành điện tăng trưởng 263% doanh thu; 4) mảng bán hàng hóa vật tư tăng trưởng 294% doanh thu.
- PC1 đang đầu tư 3 dự án điện gió (Liên Lập, Phong Huy, Phong Nguyên), tại Quảng Trị với cùng công suất mỗi dự án là 48 MW với sở hữu mỗi dự án ở mức 55%. Kì vọng cả 3 dự án này sẽ kịp thời đóng điện và hòa vào lưới điện trước thời hạn 31/10/2021 để hưởng cơ chế giá điện hỗ trợ ở mức 8,5 cent/kWh.
- Năm 2021, dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc công ty mẹ đạt 7.711 tỷ và 554 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,5% và 8,0% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,4% xuống còn 11,8%; 2) mảng xây lắp và thiết bị ngành điện tăng trưởng 53,6% doanh thu; 3) mảng sản xuất công nghiệp và chuyển nhượng bất động sản, đầu tư giảm lần lượt 35% và 71%YoY.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8904_PC1_MAS_2021-9-16.pdf
14. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Cập nhật KQKD nửa đầu năm 2021 – Báo cáo triển vọng ngành – BSC – 15/09/2021
- Làn sóng thứ 4 của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đặc biệt tại hơn 20 tỉnh thành phía Nam, từ 27/04/2021 có ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế trong đó có ngành Ngân Hàng (báo cáo COVID-19 lần 4). BSC cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của toàn ngành sẽ -5% so với báo cáo gần nhất do (1) giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế, (2) chất lượng tài sản có thể bị ảnh hưởng làm tăng chi phí tín dụng. BSC cũng điều chỉnh dự báo LN của các ngân hàng trong theo dõi giảm từ 2% – 5% để phản ánh điều kiện hiện tại. BSC cho rằng ngành ngân hàng sẽ vững vàng vượt qua biến động mạnh hiện tại nhờ chất lượng tài sản được cải thiện mạnh và các tỷ lệ dự phòng đang ở mức cao.
- Tăng trưởng tín dụng trong Q2.2021 đạt mức 5.1% ytd. Sự hồi phục mạnh của kinh tế sau một thời gian kiểm soát tốt dịch bệnh giúp hồi phục cầu tín dụng. Tuy nhiên, làn sóng dịch bệnh bắt đầu từ T5/2021 đang ảnh hưởng mạnh đến TP. HCM và các tỉnh miền Nam, nơi đóng góp gần 50% GDP cho cả nước.
- Nhiều ngân hàng được cấp thêm room tín dụng trong nửa sau 2021, tập trung chủ yếu ở nhóm TMCP. Việc nới room tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào tình hình của các ngân hàng, mức độ rủi ro của danh mục tín dụng và mức độ hỗ trợ lãi suất trong 2H.2021. TCB và TPB là 2 ngân hàng được cấp mức tăng trưởng tín dụng cao nhất do (1) CAR Basel II ở mức cao, (2) danh mục đầu tư rộng và không tập trung quá nhiều vào các ngành nghề rủi ro, (3) cam kết hỗ trợ lãi suất trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8916_none_BSC_2021-9-17.pdf
15. DGC [ MUA – 170,100đ/cp] Giá hóa chất photpho tăng vọt chắp cánh cho lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 16/09/2021
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu lên 42% dành cho CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) khi VCSC nâng dự phóng EBITDA cốt lõi giai đoạn 2021-2023 (không bao gồm đóng góp từ mảng bất động sản) lên 22% và cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2022.
- VCSC điều chỉnh dự báo lợi nhuận do giá hóa chất photpho đã tăng vọt cao hơn dự kiến – đặc biệt là hóa chất công nghiệp – giá đầu vào cũng tăng cao nhưng chỉ bù lại một phần.
- Theo số liệu từ Liên đoàn Công nghiệp Hóa chất và Dầu mỏ Trung Quốc, chỉ trong nửa đầu tháng 9 năm 2021, giá photpho vàng (P4) của Trung Quốc đã tăng gấp đôi, còn giá axit photphoric nhiệt (TPA) của Trung Quốc cũng tăng 40%.
- VCSC nâng giá bán trung bình (ASP) dự phóng giai đoạn 2021-2023 (dựa trên hàm lượng photpho) lên 15%. Do giá thị trường gần đây đã tăng mạnh, VCSC dự báo giá bán trung bình photpho của DGC sẽ tăng 19% YoY vào năm 2022.
- VCSC thận trọng cho rằng giá bán sẽ điều chỉnh một phần trong giai đoạn 2022-2023 từ mức cao kỷ lục hiện tại. Điều này khiến VCSC dự báo EPS không tăng trưởng năm 2023. VCSC cho rằng (1) hoạt động mua đầu cơ sẽ giảm dần khi người mua đã tích trữ đủ, (2) Trung Quốc có thể giảm bớt một phần các hạn chế thắt chặt từ phía nguồn cung để đáp ứng nhu cầu trong nước đang tăng lên, (3) giá đầu vào có thể giảm xuống khi chuỗi cung ứng toàn cầu ổn định lại và (4) các Chính phủ có thể cố gắng kiềm chế giá phân bón để kiểm soát giá lương thực.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8915_DGC_VCSC_2021-9-17.pdf
16. MSB [ MUA – 37,590đ/cp ]: Tăng trưởng nhờ hợp đồng Bancassurance và đẩy mạnh bán lẻ – Báo cáo phân tích – VCBS – 14/09/2021
- MSB là một ngân hàng tư nhân năng động có tốc độ tăng trưởng cao, lợi thế chi phí huy động thấp và nguồn lợi nhuận từ các thương vụ hợp tác bảo hiểm và chuyển nhượng các công ty con dự kiến sẽ giúp ngân hàng bổ sung vốn phát triển ngân hàng bán lẻ và các hoạt động kinh doanh cốt lõi trong dài hạn. VCBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cơ hội đầu tư vào cổ phiếu MSB với mức giá trị hợp lý là 37.590 đồng/cổ phiếu.
- (1) Động lực tăng trưởng đến từ phân khúc khách hàng cá nhân và SME; (2) Tăng trưởng nhanh về thị phần tín dụng; (3) Kỳ vọng biên lãi ròng NIM cải thiện nhờ tối ưu hóa tỷ lệ LDR, thâm nhập vào các phân khúc có lợi suất cao hơn, và duy trì lợi thế chi phí vốn thấp từ CASA; (4) Thu nhập dịch vụ tăng mạnh nhờ hợp đồng bancassurance; (5) Thu nhập bất thường từ việc thoái vốn các công ty con; (6) Chú trọng đầu tư hạ tầng công nghệ và số hóa ngân hàng nhằm thu hút khách hàng mới và nâng cao hiệu quả hoạt động..
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8893_MSB_VCBS_2021-9-15.pdf
17. ITD [ MUA – 28,100đ/cp ]: Thay đổi lớn trong nhóm cổ đông – BSC – 16/09/2021
- BSC đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ITD với giá mục tiêu cho năm tài chính 2021/2022 là 28,100, tương đương với mức upside 35% so với giá đóng cửa ngày 16/9/2021 dựa trên hai phương pháp định giá PE/FCFF với tỷ trọng 50%/50%.
- Tăng trưởng từ tăng đầu tư của Chính phủ vào Giao thông thông minh: BSC kỳ vọng ITD, thị phần lớn nhất trong thị trường ngách Giao thông thông minh, tăng trưởng mạnh trong 2 năm tới nhờ Chính phủ tập trung đầu tư Giao thông thông minh cho hạ tầng đường bộ.
- Lợi nhuận đột biến từ công ty con CTCP Kỹ thuật điện Toàn Cầu (mã: GLT). BSC ước tính ITD sẽ ghi nhận 32.9 tỷ lợi nhuận đột biến từ việc GLT bán trạm BTS (đã tính tỷ lệ sở hữu là 50.42%), tương đương 93.7% lợi nhuận năm 20/21. BSC kỳ vọng lợi nhuận đột biến sẽ được ghi nhận vào quý 4/2021 (tương đương Q3 năm tài chính 20/21 của ITD).
- Nhà đầu tư nên cân nhắc mở vị thế trong quanh ngưỡng giá 19,400, chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng 22,750. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 17,000.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8917_ITD_BSC_2021-9-17.pdf
18. Ngành dệt may [ Trung lập] Cập nhật ngành dệt may hết 8T.2021 – VCBS – 16/09/2021
- Ngành dệt may được xếp vào nhóm ngành hàng hóa tiêu dùng không thiết yếu, nhạy cảm với chu kỳ kinh tế.
- Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu/ nhập khẩu dệt may toàn cầu tăng vượt nhẹ thời kỳ trước dịch (2017- 2019) bất chấp ảnh hưởng của đại dịch suốt nửa đầu năm 2020 và chớm phục hồi vào nửa cuối năm 2020.
- Covid-19 đã tác động trái chiều đến tổng kim ngạch xuất khẩu mảng dệt và mảng may toàn cầu. Do nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bảo hộ cá nhân như khẩu trang tăng lên, năm 2020 kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi đạt 353 tỷ USD, tăng 16,1% so với 2019. Trong khi đó, do ảnh hưởng của các đợt phong tỏa giãn cách chống dịch trên toàn thế giới, cùng với chính sách thắt chặt chi tiêu, tình hình xuất khẩu hàng may mặc kém khả quan hơn khi xuất khẩu toàn cầu cả năm 2020 đạt 448 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ, nhiều hơn mức -3,59% yoy của GDP thế giới.
- Kim ngạch XNK tập trung vào 10 khu vực/quốc gia trọng điểm. Trong đó, Trung Quốc, EU, Ấn Độ là nhà xuất khẩu lớn nhất với 65,8% sản lượng và 66,9% giá trị. Về phía nhập khẩu, EU và Mỹ là khu vực/quốc gia nhập khẩu lớn nhất.
- Gần đây, Trung Quốc và Việt Nam chứng kiến sự gia tăng lớn trong xuất khẩu xơ, sợi, vải đạt lần lượt 154,1 tỷ USD và 10 tỷ USD*, tăng 28,9% và 10,7% so với 2019. Việt Nam lần đầu tiên vượt Hàn Quốc trở thành nước xuất khẩu xơ, sợi lớn thứ 6 trên thế giới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8909_none_VCBS_2021-9-17.pdf
19. Ngành đường [ Tích cực]: Kỳ vọng tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – SSI – 17/09/2021
- Việc thực hiện thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp (AD&AS) đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan (theo báo cáo tại đây) đã bắt đầu cho thấy một số kết quả đối với ngành đường trong nước. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) và QNS, giá đường trắng trong nước đã tăng 41% so với đầu năm, cùng với việc đường nhập khẩu giảm 40% so với cùng kỳ trong quý 2. Trong số các công ty sản xuất đường trong nước, QNS và SLS đạt biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể (QNS: +1588 điểm cơ bản, SLS: +818 điểm cơ bản) trong 6 tháng đầu năm 2021.
- Việc mở rộng diện tích trồng mía là rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành mía đường trong nước trong những năm tới, do mức thuế nhập khẩu đường thô cao không khuyến khích các nhà máy sản xuất trong nước nhập khẩu đường thô để tinh luyện. VSSA dự kiến tăng trưởng tổng diện tích trồng mía khoảng 10% -20% so với cùng kỳ trong niên vụ 2021-2022, từ mức 127 nghìn ha trong niên vụ trước..
- Giá đường có thể tiếp tục tăng cho tới năm 2022, do dự kiến thế giới thiếu hụt 3,8 triệu tấn trong niên vụ 2021-2022 (Niên vụ 2020- 2021 thiếu hụt 3,1 triệu tấn). Trong khi sản lượng đường của Thái Lan có thể phục hồi mạnh mẽ so với mức đáy của năm trước (tăng khoảng 30% so với cùng kỳ) do điều kiện thời tiết thuận lợi, sản lượng của Brazil suy giảm cùng với nhu cầu phục hồi có thể tiếp tục làm giảm lượng tồn kho trên toàn cầu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8919_none_SSI_2021-9-17.pdf
20. SAB [ Nắm giữ– 161,000đ/cp ]: Chi phí quảng cáo tăng cao – Báo cáo cập nhật – VCBS – 16/09/2021
- SAB: Lũy kế 6T.2021, DTT đạt 13.088 tỷ đồng (+8,7% yoy, hoàn thành 39% KH năm) và LNST CT mẹ đạt 1.920 tỷ đồng (+2,9% yoy, hoàn thành 39% KH năm). SAB đã có mức phục hồi tương đối tốt, tăng trưởng 8,7% so với tăng trưởng của ngành đạt khoảng 5,9% yoy.
- Các đợt bùng phát dịch Covid với biến chủng thay đổi phức tạp (Delta hiện tại) và các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội kéo dài. Chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần đối với phân khúc trung cấp cũng như đẩy mạnh quảng cáo ở phân khúc sub-premium đối với sản phẩm Saigon Chill.
- VCBS dự phóng DT cho năm 2021-2022 với DT đạt 27.961 tỷ đồng (- 6,3% yoy) và 28.826 tỷ đồng (+10% yoy) và LNST CT mẹ đạt 3.930 tỷ đồng (-16,8% yoy) và 4.870 tỷ đồng (+24.2% yoy). Với giả định rằng giữa năm 2022
- Việt Nam sau khi đẩy mạnh việc tiêm vacxin và khả năng phục hồi lại mảng off-trade của SAB thì DT sẽ phục hồi lại mức 10% yoy so với mức nền thấp 2021. Tại mức giá 161.000 đồng/cp, SAB đang được giao dịch với P/E năm 2021 và 2022 là 26x và 21x lần. VCBS tiếp tục khuyến nghị NẮM GIỮ và giảm giá mục tiêu của SAB xuống 167.000 đồng/cp với sử dụng P/E mục tiêu 24x tính bình quân có trọng số cho năm 2021-2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8910_SAB_VCBS_2021-9-17.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-