TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 14/03 – 18/03/2021

Lượt xem: 1857 | Ngày đăng: 24/03/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 14/03 18/03/2021

  1. TAR [ Trung lập ]: Cập nhật công ty – SSI – 14/03/2022
  2. PVT [ MUA – 36,800đ/cp] Mở rộng đội tàu đem lại triển vọng dài hạn – KBSV – 14/03/2022
  3. PVS [ Tích cực – 35,500đ/cp ] Đà tăng giá cổ phiếu được hỗ trợ bởi giá dầu – Báo cáo cập nhật – VNDS – 14/03/2022
  4. IDC [ Trung lập ]: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh sau khi tái cơ cấu – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022
  5. HSG [ Phù hợp thị trường – 40,800đ/cp ]: Lợi nhuận năm tài chính 2022 giảm dù doanh số và giá thép tăng mạnh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022
  6. GVR [ Phù hợp thị trường – 35,900đ/cp ]: Định giá phù hợp dù tiếp tục tăng trưởng mạnh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022
  7. REE [ Tích cực – 85,000đ/cp] Công suất điện gió bổ sung sẽ củng cố tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022
  8. PVT [ Tích cực – 26,700đ/cp]: Tàu chở hóa chất, khí mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng; tiến độ đầu tư tàu VLCC chậm – Báo cáo cập nhật – VCSC – 15/03/2022
  9. Ngành du lịch [ Trung lập ]: Cổ phiếu nào hưởng lợi khi ngành Du lịch mở cửa trở lại từ 15/03? – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2022
  10. ACG [ Tích cực – 120,600đ/cp ]: Nhu cầu nội thất và thị trường nhà ở phục hồi hỗ trợ lợi nhuận– Báo cáo cập nhật – VCSC – 15/03/2022
  11. VNM [ Tích cực – 90,000đ/cp ] Giá bột sữa duy trì ở mức cao – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/03/2022
  12. VCS [ MUA – 109,400đ/cp ]: Báo cáo cập nhật Q1/2022 – VCBS – 16/03/2022
  13. NLG [ Phù hợp thị trường – 60,000đ/cp ]: Bán cổ phần tại dự án Paragon sẽ hỗ trợ lợi nhuận năm 2022 – VCSC – 16/03/2022
  14. KDH [ Phù hợp thị trường – 57,600đ/cp ] Mở bán các dự án mới nhanh hơn sẽ thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2022 – Báo cáo nhanh – VCSC – 16/03/2022
  15. CTR [ MUA – 155,300đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh trên tất cả các mảng kinh doanh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 16/03/2022
  16. VHC [ Trung lập – 86,800đ/cp ]: Cập nhật 2T2022 – Giá bán bình quân tăng trong bối cảnh chi phí tăng – Báo cáo cập nhật – SSI– 16/03/2022
  17. NKG [ Phù hợp thị trường – 44,900đ/cp ] Doanh số tăng trưởng mạnh nhưng biên lợi nhuận thấp hơn ảnh hưởng lợi nhuận năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 17/03/2022
  18. VIB [ Tích cực – 51,800đ/cp ]: Hướng về tương lai – Báo cáo cập nhật – MAS – 18/03/2022
  19. PET [ Trung lập ]: Tháng 2/2022: Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 48,1% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 18/03/2022
  20. NVL [ Tích cực – 89,000đ/cp ]: Giá cổ phiếu quay về vùng hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/03/2022
  21. Ngành dệt may [ Trung lập ] Nhiều tín hiệu tích cực – Báo cáo cập nhật – MAS – 18/03/2022
  22. MCH [ Tích cực – 157,200đ/cp ]: Khi vị thế doanh nghiệp thể hiện giá trị – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/03/2022
  23. DXG [ Trung lập ]: Cập nhật cuộc họp với các nhà đầu tư – Báo cáo cập nhật công ty – SSI – 17/03/2022
  24. CTG [ MUA – 42,200đ/cp ] Dự phòng thấp hơn trong năm 2022 kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – VCSC – 18/03/2022
  25. BID [ Phù hợp thị trường – 42,300đ/cp Mức giảm trong các khoản nợ tái cơ cấu báo hiệu cho một năm 2022 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – VCSC – 18/03/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

1.    TAR [ Trung lập ]: Cập nhật công ty  – SSI – 14/03/2022

  • Hoạt động kinh doanh chính của TAR là bán các loại gạo, bao gồm cả gạo có thương hiệu và gạo xá. Công ty tiêu thụ 85% sản lượng gạo nội địa và 15% còn lại là xuất khẩu. Tại thị trường nội địa, TAR cung cấp gạo cho các đại lý gạo và chuỗi siêu thị Winmart. Các thị trường xuất khẩu chính bao gồm Trung Quốc (27%), Malaysia (25%), Hong Kong (12,8%) và Philippine (10%). TAR có xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, nhưng hiện tỷ trọng vẫn chưa nhiều (5%). Trong năm 2021, TAR đã trúng thầu xuất khẩu 48 nghìn tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc. Đơn hàng này sẽ được xuất đi trong khoảng nửa đầu năm 2022.
  • Theo kế hoạch 2022, doanh thu và lợi nhuận đặt ra là 3.500 tỷ đồng (+12% so với cùng kỳ) và 600 tỷ đồng (+6x so với cùng kỳ). Lợi nhuận ròng tăng trưởng đột biến đến từ việc bán đất.
  • Theo Chứng Thư Thẩm Định Giá ngày 22/2/2022, lô đất có diện tích 10904,8 m2 và giá trị là 539 tỷ đồng tại tỉnh Cần Thơ. SSI Research ước tính, lợi nhuận từ bán đất có thể đạt 470 tỷ đồng. Công ty dự kiến thực hiện bán đất trong nửa đầu năm 2022.
  • Doanh thu ước đạt 3.613 tỷ đồng (+15,8% so với cùng kỳ). Doanh thu xuất khẩu tăng 35% so với cùng kỳ nhờ tăng sản lượng bán cho Cục Dự Trữ Hàn Quốc (giá bán bình quân là 10.000 đồng/kg và sản lượng 48 nghìn tấn).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10508_TAR_SSI_2022-3-14.pdf

2.    PVT [ MUA – 36,800đ/cp] Mở rộng đội tàu đem lại triển vọng dài hạn – KBSV – 14/03/2022

  • Luỹ kế cả năm 2021, PVT ghi nhận doanh thu thuần đạt 7,368 tỷ VNĐ (-0.2% YoY) và LNST đạt 838 tỷ VNĐ (+0.9% YoY). KQKD đi ngang so với năm 2020 tới từ (1) Nhu cầu vận tải & vận hành FSO/FPSO chịu ảnh hưởng tiêu cực trong giai đoạn giãn cách xã hội; và (2) Phát sinh thêm chi phí hoạt động liên quan tới công tác phòng chống dịch Covid-19.
  • Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA), cung/cầu sẽ hồi phục hoàn toàn vào năm 2022, từ đó thúc đẩy nhu cầu tàu chở dầu và giá cước vận tải năng lượng cải thiện đáng kể. Ngoài ra, KBSV nhận thấy rằng xung đột giữa Nga – Ukraine cũng trở thành một chất xúc tác tốt cho sự phục hồi của ngành vận chuyển năng lượng, việc thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga sẽ dẫn tới việc gia tăng nhu cầu nhập khẩu dầu khí, từ đó giúp tăng giá cước vận tải ở các tuyến hoạt động của PVT và tác động tích cực đến giá cho thuê tàu của doanh nghiệp.
  • KBSV đánh giá cao kế hoạch mở rộng đội tàu của PVT. Với vị thế đầu ngành, việc nâng số lượng tàu sẽ giúp cho triển vọng dài hạn của PVT được đảm bảo hơn nhờ vào các tàu mới chạy tuyến định hạn quốc tế với lợi thế chi phí nhân công rẻ hơn so với các chủ tàu nước ngoài. Với kế hoạch mở rộng trong 2022-2023, KBSV dự kiến tổng công suất đội tàu của PVT có thể được nâng lên gấp đôi, đạt 1,707 nghìn DWT vào cuối năm 2023 so với mức 978 nghìn DWT vào cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10512_PVT_KBSV_2022-3-14.pdf

3.    PVS [ Tích cực – 35,500đ/cp ] Đà tăng giá cổ phiếu được hỗ trợ bởi giá dầu  – Báo cáo cập nhật – VNDS – 14/03/2022

  • Trong bối cảnh thị trường dầu thô thắt chặt do thiếu hụt đầu tư vào thượng nguồn, cuộc khủng hoảng Ukraine càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, đẩy giá dầu Brent lên mức cao nhất kể từ 2008 (~130 USD/thùng).
  • Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, VNDS kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào cuối Q2/22, tạo tiền đề cho chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khởi công trong nửa cuối 2022.
  • VNDS tin rằng các mảng HĐKD của PVS sẽ được hưởng lợi khi hoạt động dầu khí phục hồi trở lại. Đặc biệt, giá dầu cao sẽ là động lực cho các đơn vị liên quan để tái khởi động các dự án lớn tại Việt Nam, có lợi cho mảng M&C của PVS.
  • Giá mục tiêu của VNDS tăng 13,8% lên 35.500 đồng nhờ: (1) chuyển mô hình DCF sang 2022, (2) giảm dự phóng EPS 2022 nhưng nâng dự phóng EPS 2023-24, và (3) áp dụng P/E mục tiêu cao hơn. Tuy nhiên, VNDS hạ khuyến nghị xuống Trung Lập do đà giá cổ phiếu tăng gần đây chủ yếu được hỗ trợ bởi giá dầu tăng mạnh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10509_PVS_VNDS_2022-3-14.pdf

4.    IDC [ Trung lập ]: Kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng mạnh sau khi tái cơ cấu – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022

  • VCSC đã đến thăm Tổng Công ty IDICO (HNX: IDC) và một trong những dự án khu công nghiệp (KCN) trọng điểm của công ty tại tỉnh Long An – KCN Hựu Thạnh – đang có tiến độ phát triển tích cực và là yếu tố dẫn dắt tăng trưởng trong trung hạn của IDC.
  • IDC là một trong những chủ đầu tư KCN hàng đầu tại Việt Nam và đã chuyển đổi thành công từ công ty Nhà nước sang công ty tư nhân.
  • Ngoài mảng KCN, IDC còn đầu tư vào các nhà máy thủy điện, kinh doanh điện, xây dựng, thu phí đường bộ và các dự án bất động sản dân dụng/thương mại. Công ty đang tái cấu trúc sau khi trở thành một công ty hoàn toàn thuộc sở hữu của tư nhân, tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là phát triển KCN và các lĩnh vực liên quan.
  • IDC có kế hoạch mở rộng KCN tại các tỉnh công nghiệp của miền Bắc và miền Nam. VCSC ước tính rằng diện tích KCN cho thuê của IDC sẽ tăng thêm ~1.000 ha – tương ứng hơn 100% – trong giai đoạn 2022-2030.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10506_IDC_VCSC_2022-3-14.pdf

5.    HSG [ Phù hợp thị trường – 40,800đ/cp ]: Lợi nhuận năm tài chính 2022 giảm dù doanh số và giá thép tăng mạnh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022

  • VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) từ KHẢ QUAN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi tăng giá mục tiêu thêm 9% lên 40.800 đồng/CP. Giá cổ phiếu của HSG đã giảm 8% trong 3 tháng qua.
  • VCSC tăng giá mục tiêu thêm 9% do 1) mức điều chỉnh tăng 11% đối với dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn năm tài chính 2022-2026 của VCSC vì VCSC dự báo sản lượng bán cao hơn và kỳ vọng giá thép sẽ vẫn ở mức cao trong giai đoạn dự báo, cũng như 2) số dư tiền mặt cao hơn vào cuối quý 1 năm tài chính 2022.
  • LNST sau lợi ích CĐTS tăng 12% YoY trong quý 1 năm tài chính 2022 nhờ sản lượng xuất khẩu tăng mạnh và giá thép tiếp tục ở mức cao, nhưng giảm 32% so với quý trước (QoQ) chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm do chênh lệch thấp hơn giữa giá thép cuộn cán nóng (HRC) đầu vào và giá bán thép thành phẩm.
  • Trong năm tài chính 2022, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 1% còn 2,7 nghìn tỷ đồng (-37% YoY). VCSC nâng dự báo tăng trưởng tổng sản lượng bán tôn mạ và ống thép lên 11% YoY so với mức không đổi so với cùng kỳ trước đây do KQKD quý 1 năm tài chính 2022 cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, VCSC tiếp tục kỳ vọng giá HRC đầu vào cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10507_HSG_VCSC_2022-3-14.pdf

6.    GVR [ Phù hợp thị trường – 35,900đ/cp ]: Định giá phù hợp dù tiếp tục tăng trưởng mạnh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam – CTCP (GVR) đồng thời tăng giá mục tiêu thêm 5,3% lên 35,900 đồng/CP.
  • VCSC tăng giá mục tiêu chủ yếu do dự báo tích cực hơn của VCSC đối với giá bán trung bình (ASP) của mủ cao su tự nhiên trong giai đoạn 2022-2023, phần lớn được hỗ trợ bởi giá dầu hiện đang ở mức cao và khả năng khan hiếm nguồn cung trong ngắn hạn.
  • Tương ứng với mức điều chỉnh tăng trong dự báo của VCSC cho mảng mủ cao su thiên nhiên, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của GVR thêm 5,4% đối với năm 2022 và 1,6% đối với năm 2023.
  • Đối với năm 2022, VCSC giả định doanh thu đạt 31 nghìn tỷ đồng (+16% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (+25% YoY). VCSC kỳ vọng tăng trưởng doanh thu trong năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi mảng cao su tự nhiên. Trong khi đó, lợi nhuận sẽ được thúc đẩy bởi thu nhập tài chính tăng so với cùng kỳ năm trước nhờ các khoản lãi từ việc thoái vốn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10505_GVR_VCSC_2022-3-14.pdf

7.  REE [ Tích cực – 85,000đ/cp] Công suất điện gió bổ sung sẽ củng cố tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – VCSC – 14/03/2022

  • VCSC nâng giá mục tiêu cho CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) thêm 8% lên 85.000 đồng/CP và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN. VCSC cho rằng REE là công ty hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng xanh của Việt Nam do các dự án có khả năng sinh lời nhờ khả năng kiểm soát chi phí và chi phí tài chính thấp trong lĩnh vực kinh doanh cần nhiều vốn này.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC đến từ định giá cao hơn cho mảng điện. VCSC tăng dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2022-2026 thêm 1% khi VCSC ghi nhận khoản lợi nhuận từ 400 MW công suất bổ sung từ các dự án điện gió trong giai đoạn 2023-2026, điều này bù đắp cho mức điều chỉnh giảm trong dự báo lợi nhuận của VCSC cho PPC (xem Báo cáo cập nhật PPC của VCSC, ngày tháng 26/01/2022) và mức giảm trong dự báo lợi nhuận từ điện mặt trời áp mái.
  • VCSC dự báo LNST sẽ tăng 13% YoY trong năm 2022 sau khi tăng 30% công suất vào năm 2021 thông qua 3 dự án điện gió, cũng như LNST từ mảng Cơ điện lạnh (M&E)/văn phòng cho thuê tăng trưởng 162%/12%.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 15% trong giai đoạn 2021-2026, được thúc đẩy bởi đóng góp từ 500 MW công suất điện gió, 473 MWp công suất điện mặt trời trên áp mái, 500 MW công suất thủy điện và hoạt động thương mại của tòa nhà Etown 6 vào năm 2023..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10516_REE_VCSC_2022-3-15.pdf

8.      PVT [ Tích cực – 26,700đ/cp]: Tàu chở hóa chất, khí mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng; tiến độ đầu tư tàu VLCC chậm – Báo cáo cập nhật – VCSC – 15/03/2022

  • VCSC nâng giá mục tiêu thêm 6% và nâng khuyến nghị đối với Tổng CT Vận tải Dầu khí (PVT) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên KHẢ QUAN. VCSC duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng dài hạn của công ty bắt nguồn từ nhu cầu vận chuyển dầu thô, LPG và hóa chất tăng.
  • Mức tăng giá mục tiêu 6% của VCSC chủ yếu do điều chỉnh tăng khoảng 4% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 của VCSC. VCSC kỳ vọng lợi nhuận bổ sung từ 2 tàu chở hóa chất mới trong kế hoạch vốn XDCB 2022 của PVT sẽ bù đắp cho tác động tiêu cực của việc hoãn đầu tư vào tàu chở dầu thô siêu lớn (VLCC) đến cuối năm 2023 so với cuối năm 2022 như dự kiến trước đó.
  • VCSC tăng dự báo tăng trưởng EPS cốt lõi năm 2022 là 23,6% YoY nhờ 1) đóng góp cả năm từ 1 tàu vận tải khí rất lớn mới (VLGC) và tàu chở hóa chất cũng như 2) giá tàu chở dầu phục hồi. VCSC kỳ vọng EPS báo cáo năm 2022 sẽ được hỗ trợ bởi 100 tỷ đồng lợi nhuận từ việc thanh lý tàu chở dầu thô Athena.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS giai đoạn 2021-2026 là 15,1% do nhu cầu vận tải tăng từ các hợp đồng vận chuyển dầu thô, hóa chất và LPG ở nước ngoài và Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (NSR).
  • PVT có năng lực tài chính mạnh với 3,1 nghìn tỷ đồng tính đến cuối năm 2021, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ổn định từ năm 2022 có thể hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt ổn định 1.000 đồng/cổ phiếu trong giai đoạn 2022-2026 (lợi suất cổ tức 4%) và mở rộng đội tàu sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10517_PVT_VCSC_2022-3-15.pdf

9.    Ngành du lịch [ Trung lập ]: Cổ phiếu nào hưởng lợi khi ngành Du lịch mở cửa trở lại từ 15/03? – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2022

  • Năm 2019, ngành Du lịch Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế (+16% YoY); phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (+6% YoY). Ngành Du lịch gần như trải qua giai đoạn hoàng kim nhất khi tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam vượt trội so với mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%). Thị trường châu Á tiếp tục đóng góp lớn nhất trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam với 80%, dẫn đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… (thị trường Đông Bắc Á đóng góp 67% lượt khách).
  • Tổng thu từ khách du lịch năm 2019 là 755 nghìn tỷ đồng trong đó tỷ trọng giữa khách quốc tế và khách nội địa tương ứng là 55,7%/ 44,3%. Đóng góp trực tiếp của ngành Du lịch trong GDP tiếp tục cải thiện trong năm 2019 với 9,2% (năm 2015: 6,3%).
  • Theo báo cáo của Diễn dàn kinh tế Thế giới (WEF), năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam đã tăng 12 bậc, kể từ năm 2015 (xếp hạng thứ 75) lên thứ 63 vào năm 2019.
  • Tưởng chừng như bức tranh tươi sáng của ngành Du lịch sẽ được vẽ tiếp vào năm 2020 tuy nhiên sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 (từ cuối năm 2019) đã trở thành yếu tố kéo lùi đà phát triển của ngành xuyên suốt giai đoạn 2020-2021.
  • Theo kế hoạch ban đầu, ngành Du lịch Việt Nam dự kiến đón 20 triệu lượt khách trong năm 2020 và nếu tính riêng trong tháng 1/2020, Việt Nam ghi nhận mức kỷ lục với 2 triệu lượt khách quốc tế. Tuy nhiên, với ảnh hưởng của đại dịch, Việt Nam đã dừng mở cửa du lịch quốc tế từ tháng 3/2020. Số lượt khách quốc tế trong năm 2020 chỉ đạt 3,8 triệu lượt (giảm -79% YoY). Khách du lịch nội địa cũng thu hẹp về 56 triệu lượt. Trong khi đó, tổng thu từ ngành Du lịch chỉ đạt 312 nghìn tỷ đồng (giảm -59% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10519_none_SSI_2022-3-15.pdf

10.     ACG [ Tích cực – 120,600đ/cp ]: Nhu cầu nội thất và thị trường nhà ở phục hồi hỗ trợ lợi nhuận– Báo cáo cập nhật – VCSC – 15/03/2022

  • VCSC giữ khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTCP Gỗ An Cường (ACG) vì VCSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan về vị thế thống trị của ACG trong ngành gỗ trang trí tại Việt Nam và sự phục hồi của thị trường nhà ở sẽ thúc đẩy nhu cầu trang trí nội thất.
  • VCSC giữ nguyên giá mục tiêu vì vị thế tiền mặt ròng của ACG tăng bù lại mức giảm 2% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai 2022-2024 – do VCSC giảm nhẹ kỳ vọng về sự phục hồi của nhu cầu từ lĩnh vực BĐS nhà ở trong nước.
  • VCSC tin ACG sẽ củng cố vị thế thống trị tại thị trường trong nước nhờ (1) bộ sản phẩm và giải pháp có chất lượng vượt trội, đa dạng trọn gói cho nhu cầu trang trí nội thất, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, (2) thương hiệu hàng đầu, và (3) mạng lưới phân phối rộng khắp.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 23% trong 2021-2024 dựa trên (1) triển vọng tươi sáng của thị trường bất động sản Việt Nam (động lực chính thúc đẩy nhu cầu), (2) thị phần của ACG gia tăng, (3) cơ hội xuất khẩu được thúc đẩy bởi thuế thương mại và chi phí lao động thuận lợi của Việt Nam, (4) nhà máy ván gỗ MDF (nguyên liệu đầu vào chính) mới của ACG trong tương lai, và (5) hiệu suất hoạt động cao hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10518_ACG_VCSC_2022-3-15.pdf

11.     VNM [ Tích cực – 90,000đ/cp ] Giá bột sữa duy trì ở mức cao – Báo cáo cập nhật – SSI – 16/03/2022

  • SSI khuyến nghị Khả quan đối với VNM mặc dù điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm và PE mục tiêu về 90.000 đồng/cp (từ 106.000 đồng/cp) và 19x (từ 21x) kết hợp với phương pháp DCF. SSI điều chỉnh định giá xuất phát từ việc doanh thu Q4/2021 hồi phục chậm hơn ước tính trong khi biên lợi nhuận gộp vẫn chịu áp lực trong ngắn hạn. SSI thấy giá đầu vào (bột sữa, thức ăn chăn nuôi và giá dầu) sẽ chưa điều chỉnh sớm trong nửa đầu 2022. Theo đó, SSI điều chỉnh giảm 4,4% ước tính LNST 2022.
  • Yếu tố tác động tăng đến khuyến nghị: Tăng trưởng doanh thu cao hơn ước tính/ giá nguyên liệu thô thấp hơn ước tính.
  • Yếu tố tác động giảm đến khuyến nghị: doanh thu thấp hơn ước tính và giá nguyên liệu thô cao hơn ước tính.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10527_VNM_SSI_2022-3-16.pdf

12.     VCS [ MUA – 109,400đ/cp ]: Báo cáo cập nhật Q1/2022 – VCBS – 16/03/2022

  • Gia tăng thị phần thị trường xuất khẩu: Sản lượng xuất khẩu đá của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng mạnh với CAGR cho giai đoạn 2019-2021 đạt 61.3% kể từ khi các nước đối thủ bị áp thuế chống bán phá giá.
  • Thị trường bất động sản Mỹ tiếp tục tăng trưởng: Với đà hồi phục nền kinh tế sau COVID-19 đi cùng lãi suất cho vay ở mức thấp khiến thị trường bất động sản Mỹ đang tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây.
  • VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCS với giá mục tiêu đạt 147,211 VND/CP (+35%), dựa trên phương pháp so sánh P/E và phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF với tỷ trọng 50:50.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10520_VCS_VCBS_2022-3-16.pdf

13.     NLG [ Phù hợp thị trường – 60,000đ/cp ]: Bán cổ phần tại dự án Paragon sẽ hỗ trợ lợi nhuận năm 2022 – VCSC – 16/03/2022

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 11% lên 60.000 đồng/cổ phiếu chủ yếu do giá bán trung bình giả định cao hơn cho các giai đoạn tiếp theo của các dự án Akari City và Paragon Đại Phước cũng như số dư tiền ròng cao hơn vào cuối năm 2021.
  • VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 1,3 nghìn tỷ đồng (+21% YoY), chủ yếu được thúc đẩy bởi việc giao nhà tại các dự án Akari City giai đoạn 1 (P1)/ Southgate P1/ Cần Thơ và bán cổ phần tại dự án Paragon.
  • VCSC tăng dự báo giá trị doanh số bán hàng năm 2022 của VCSC thêm 4% lên 9,7 nghìn tỷ đồng (+9% so với 8,8 nghìn tỷ đồng trong dữ liệu được điều chỉnh năm 2021), chủ yếu nhờ đóng góp mạnh mẽ từ các dự án Izumi City, Southgate, Mizuki Park P2, Akari City P2 và Cần Thơ.
  • VCSC dự báo tổng giá trị doanh số bán hàng giai đoạn 2022-2024 của NLG đạt 35,5 nghìn tỷ đồng – gấp đôi so với tổng doanh số bán hàng giai đoạn 2019-2021 là 18,2 nghìn tỷ đồng – được hỗ trợ bởi 5 dự án trọng điểm: Izumi City, Southgate, Akari City, Mizuki Park, Cần Thơ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10523_NLG_VCSC_2022-3-16.pdf

14.   KDH [ Phù hợp thị trường – 57,600đ/cp ] Mở bán các dự án mới nhanh hơn sẽ thúc đẩy lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2022 – Báo cáo nhanh – VCSC – 16/03/2022

  • VCSC giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) và tăng giá mục tiêu thêm 28% lên 57.600 đồng/CP chủ yếu do đưa vào định giá các lô đất mới tại TP.HCM (Nguyên Thư và Đoàn Nguyên) và điều chỉnh giả định giá bán cao hơn đối với các dự án Tân Tạo và Phong Phú 2.
  • LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+4% YoY) trong năm 2021, tương ứng 103% dự báo của VCSC nhờ lợi nhuận từ việc hợp nhất lô đất trong quý 4/2021 bù đắp cho tiến độ bán hàng tại dự án Classia chậm hơn kỳ vọng trước đó của VCSC.
  • Đối với năm 2022, VCSC dự báo 2 dự án thấp tầng (Classia và Clarita) sẽ thúc đẩy LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (+28% YoY). VCSC giảm 6% đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 chủ yếu do VCSC điều chỉnh thời gian ghi nhận lợi nhuận dự kiến tại dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng từ năm 2022 sang năm 2023, một phần được bù đắp bởi đóng góp cao hơn từ dự án Classia so với dự báo trước đó của VCSC.
  • VCSC tiếp tục kỳ vọng tổng giá trị hợp đồng bán hàng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022 từ mức cơ sở thấp của giai đoạn năm 2020-2021 khi VCSC cho rằng công ty sẽ tăng tốc tiến độ mở bán các dự án mới từ quý 2/2022. VCSC dự báo tổng giá trị hợp đồng bán hàng tại các dự án bất động sản nhà ở sẽ đạt 4,9 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 nhờ các dự án mới (Classia, Clarita và Bình Tân) và lượng căn hộ còn lại tại dự án Lovera Vista.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10524_KDH_VCSC_2022-3-16.pdf

15.     CTR [ MUA – 155,300đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh trên tất cả các mảng kinh doanh – Báo cáo cập nhật – VCSC – 16/03/2022

  • VCSC giữ khuyến nghị MUA cho (CTR) khi VCSC kỳ vọng Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) sẽ tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam, nhờ mảng cho thuê hạ tầng (towerco) hấp dẫn. Ngoài ra, các mảng xây dựng và tích hợp hệ thống của CTR đang tăng trưởng nhanh chóng dựa trên năng lực kỹ thuật của công ty.
  • VCSC tăng giá mục tiêu thêm 13% khi tăng dự báo EBITDA giai đoạn 2022-2024 thêm 32% chủ yếu do VCSC dự báo cao hơn cho số lượng trạm viễn thông xây mới (mảng towerco) và doanh thu mảng xây dựng.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EBITDA đạt 40% trong giai đoạn 2021-2024 – dẫn dắt bởi CAGR mảng towerco đạt 87% – khi VCSC dự phóng CTR sẽ mở rộng số lượng trạm viễn thông của công ty từ 2.500 vào cuối năm 2021 lên 9.400 vào cuối năm 2024. VCSC dự báo mảng towerco sẽ gia tăng đóng góp EBITDA từ 22% trong năm 2021 lên 53% trong năm 2024.
  • VCSC định giá CTR bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) và EV/EBITDA. VCSC duy trì EV/EBITDA mục tiêu ở mức 16 lần đối với mảng towerco (cao hơn 30% so với mức trung bình 5 năm của các công ty towerco tại thị trường Châu Á mới nổi) và 7-9 lần đối với các mảng kinh doanh khác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10525_CTR_VCSC_2022-3-16.pdf

16.     VHC [ Trung lập – 86,800đ/cp ]: Cập nhật 2T2022 – Giá bán bình quân tăng trong bối cảnh chi phí tăng  – Báo cáo cập nhật – SSI– 16/03/2022

  • Mặc dù công ty ghi nhận mức doanh thu tháng mạnh nhất vào tháng 2/2022 trong vòng 4 năm qua, SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu VHC từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP để phản ánh diễn biến tăng giá của cổ phiếu kể từ báo cáo ngày 17/2/2022 (+16%). Tổng doanh thu theo tháng (bao gồm bánh phồng tôm Sa Giang và các sản phẩm gạo) đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (+146% so với cùng kỳ, +30% so với tháng trước), nhờ doanh thu cá tra tăng đột biến (+160% so với cùng kỳ, +61% so với tháng trước).
  • Giá bán bình quân xuất sang Mỹ duy trì đà tăng mạnh, đạt mức 4,60 USD/kg vào tháng 2/2022 (+70% so với cùng kỳ, +15% so với tháng trước). Giá bán bình quân tăng bù đắp cho chi phí cá nguyên liệu (+33% so với cùng kỳ), chi phí thức ăn thủy sản (+15% so với cùng kỳ) và chi phí vận chuyển tăng (+80% so với cùng kỳ). Mặc dù giá xuất khẩu vẫn duy trì đà tăng nhưng SSI cho rằng các loại chi phí tăng sẽ gây áp lực lên biên lợi nhuận ròng của VHC.
  • Các mảng hoạt động khác ghi nhận mức tăng trưởng mạnh, cụ thể như: wellness (17%); phụ phẩm (31%), Sa Giang (71%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10534_VHC_SSI_2022-3-17.pdf

17.     NKG [ Phù hợp thị trường – 44,900đ/cp ] Doanh số tăng trưởng mạnh nhưng biên lợi nhuận thấp hơn ảnh hưởng lợi nhuận năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 17/03/2022

  • VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Thép Nam Kim (NKG) từ KÉM KHẢ QUAN lên PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi tăng giá mục tiêu thêm 16% lên 44.900 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu cao hơn của VCSC đến từ 1) mức tăng 19% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 của VCSC khi VCSC dự báo sản lượng bán cao hơn và giá thép vẫn ở mức cao trong giai đoạn dự báo cũng như 2) số dư tiền mặt tính đến cuối năm 2021 cao hơn.
  • Trong cả năm 2021, NKG ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS mạnh mẽ đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+653% YoY). Tuy nhiên, VCSC lưu ý rằng LNST sau lợi ích CĐTS quý 4/2021 của NKG giảm 25% so với quý trước (QoQ) chủ yếu do 1) biên lợi nhuận gộp giảm do chênh lệch thấp hơn giữa giá thép cuộn cán nóng (HRC) đầu vào và giá bán thép thành phẩm và 2) NKG ghi nhận 420 tỷ đồng chi phí dự phòng cho hàng tồn kho.
  • Đối với năm 2022, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 18% lên 1,6 nghìn tỷ đồng (-28% YoY). VCSC nâng dự báo tăng trưởng tổng sản lượng bán tôn mạ và ống thép lên 3% YoY so với mức đi ngang trước đây do KQKD năm 2021 cao hơn dự kiến; tuy nhiên, VCSC tiếp tục kỳ vọng giá HRC đầu vào cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
  • Giá cổ phiếu NKG đã giảm hơn 45% từ mức đỉnh vào tháng 10/2021 đến tháng 1/2022 trước khi tăng hơn 50% vào tháng 2 và đầu tháng 3/2022. VCSC cho rằng NKG hiện có định giá hợp lý với P/E năm 2022 là 7,1 lần trong bối cảnh lợi nhuận dự kiến giảm trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10533_NKG_VCSC_2022-3-17.pdf

18.  VIB [ Tích cực  – 51,800đ/cp ]: Hướng về tương lai – Báo cáo cập nhật – MAS – 18/03/2022

  • Vì kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2021, MAS tăng giá mục tiêu của VIB từ VND46,150 lên VND51,800/ cổ phiếu (tương đương với mức định giá PE 2021 là 12.57x và PB 2021 là 3.3x).
  • MAS kì vọng 2022, VIB vẫn tiếp tục đạt mức ROE dẫn đầu ngành ngân hàng với ước tính 29.4%.
  • Trong 2021, dự nợ bán lẻ của VIB tăng trưởng 24%, kể cả trong giai đoạn dịch, đạt 178 nghìn tỷ đồng, chiếm 87% tổng dư nợ. Tiền gửi không kỳ hạn tăng trưởng 54% trong đó của khách hàng cá nhân tăng 63%. Hoạt động Banca vẫn tiếp tục giữ vị trí số 1 với thị phần 12% Việt Nam.
  • Tỉ lệ nợ xấu của VIB đang ở mức 1.75% (tính luôn phần Tiền gửi và cho vay các TCTD khác không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn) và 2.32% (chỉ tính phần cho vay khách hàng – tăng khá so với mức 1.74% đầu năm).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10547_VIB_MAS_2022-3-18.pdf

19.          PET [ Trung lập ]: Tháng 2/2022: Lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 48,1% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 18/03/2022

  • BVSC hiện dự báo doanh thu thuần năm 2022 của PET sẽ tăng trưởng vững chắc 19,2% YoY lên 20,8 nghìn tỷ và lợi nhuận ròng tăng 32,6% YoY lên 340 tỷ.
  • BVSC đang xem xét các dự báo, giá mục tiêu và khuyến nghị, do triển vọng mở rộng BLN tốt hơn dự kiến và giá cổ phiếu tăng mạnh 62% trong ba tháng qua.
  • Giá mục tiêu (TP) gần đây nhất của BVSC là 47.935 đồng/cổ phiếu. Xin lưu ý, TP hiện tại của BVSC chỉ định giá hoạt động kinh doanh cốt lõi của Công ty, có nghĩa là BVSC chưa kết hợp tiềm năng lợi nhuận một lần hoặc tác động tăng giá từ Dự án bất động sản Thanh Đa của Công ty.
  • Doanh thu 2 tháng đầu năm 2022 của PET tăng nhẹ 5% YoY lên 2.881 tỷ; trong đó, doanh thu Tháng 2 tăng 13% YoY đạt 1.238 tỷ. Đáng chú ý nhất, doanh thu máy tính xách tay 2 tháng đầu năm của PET tiếp tục chứng minh xu hướng làm việc và học tập trực tuyến đang diễn ra, tăng mạnh 128% YoY lên 682 tỷ, chiếm 23,7% tổng doanh thu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10543_PET_BVSC_2022-3-18.pdf

20.      NVL [ Tích cực – 89,000đ/cp ]: Giá cổ phiếu quay về vùng hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/03/2022

  • Lợi nhuận (LN) ròng năm 2021 của NVL tăng 196,5% svck nhờ doanh thu bàn giao BĐS tăng 284,3% svck, đạt 78,9% dự phóng của VNDS.
  • VNDS tăng giá bán trung bình của dự án Aqua City, NovaWorld Phan Thiết, NovaWorld Hồ Tràm lần lượt 27%, 10% và 7% so với dự phóng trước, phản ảnh sự tăng giá mạnh mẽ của đất nền tại các khu vực này.
  • Nâng đánh giá lên Khả quan với giá mục tiêu 89.000 đồng/cổ phiếu.
  • VNDS áp dụng phương pháp DCF để tính toán giá trị của các dự án đang phát triển và đánh giá lại danh mục quỹ đất trong tương lai trong báo cáo cập nhật này. Giá mục tiêu dựa trên RNAV mới của VNDS là 89.000 đồng, điều này dẫn đến việc VNDS nâng đánh giá lên Khả quan đối với cổ phiếu NVL. Điều này cũng phản ánh triển vọng tích cực đối với NVL trong năm 2022-23. Động lực tăng giá là 1) doanh số ký bán mới vượt kỳ vọng và 2) giải quyết nút thắt pháp lý. Rủi ro giảm giá có thể đến từ 1) những vướng mắc pháp lý kéo dài, 2) dịch bệnh phức tạp hơn ở các thành phố có dự án nghỉ dưỡng của NVL, và 3) rủi ro pha loãng từ trái phiếu chuyển đổi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10542_NVL_VNDS_2022-3-18.pdf

21.      Ngành dệt may [ Trung lập ] Nhiều tín hiệu tích cực  – Báo cáo cập nhật – MAS – 18/03/2022

  • Tổng kết 2021, hầu hết các công ty niêm yết chủ chốt ngành dệt may trên sàn HOSE ghi nhận tăng trưởng DT và LNST. Trong nhóm các công ty có tỷ trọng DT lớn từ mảng may mặc, MSH, GIL, TNG cùng ghi nhận tăng trưởng ở cả DT và LNST, trong khi TVT, TCM, GMC ghi nhận sụt giảm ở một trong hai yếu tố. Hai doanh nghiệp mảng sợi STK và ADS tăng trưởng mạnh DT và LNST.
  • Các FTA tiếp tục hỗ trợ tích cực: bộ ba CPTPP, EVFTA và RCEP sẽ tiếp tục hỗ trợ XK hàng dệt may VN thông qua các cam kết ưu đãi thuế quan và các quy định về nguồn gốc xuất xứ.
  • Nhu cầu tiêu thụ phục hồi ở các TT chính: GDP năm 2021 các TT chính như Mỹ (+5.7%), EU (+5.2%), Nhật Bản (+1.6%) và hoạt động bán lẻ thời trang cho tín hiệu tích cực. Giá trị NK ở một số TT như Mỹ và Hàn Quốc cũng đã hồi phục và vượt mức trước dịch COVID. Trong năm 2022, MAS kỳ vọng nhu cầu hàng may mặc ở các TT chính sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh cuộc sống trở lại bình thường. Bên cạnh đó, nhu cầu sợi nguyên liệu cho ngành dệt may TQ phục hồi là động lực lớn nhất hỗ trợ XK sợi VN khi tỷ trọng TT TQ đạt trung bình hơn 50% trong tổng cơ cấu XK sợi của VN.
  • Chi phí đầu vào tăng cao: Giá dầu thô và cotton tiếp tục đà tăng từ giữa năm 2020 cộng với chi phí vận tải biển tăng cao gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp dệt may trong bối cảnh nhiều chi phí phát sinh trong việc phòng chống dịch COVID và tái bố trí hoạt động sản xuất. Thêm vào đó, áp lực tăng chi phí nhân công trong nước đang hiện hữu khi các chi phí sinh hoạt và lạm phát dự báo tăng trong năm nay.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10546_none_MAS_2022-3-18.pdf

22.     MCH [ Tích cực – 157,200đ/cp ]: Khi vị thế doanh nghiệp thể hiện giá trị – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/03/2022

  • VNDS nâng giá mục tiêu nhờ 1) chuyển mô hình DCF sang 2022, 2) nâng dự phóng EPS 2022-23 lên 6,7% / 8,0%. Tiềm năng tăng giá bao gồm 1) nhu cầu thực phẩm tiện lợi cao hơn dự kiến và 2) giá nguyên liệu đầu vào thấp hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm: 1) Dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến và 2) giá nguyên liệu đầu vào cao hơn dự kiến.
  • MCH ghi nhận DT thuần đạt 27.774 tỷ đồng (+19.0% svck) trong 2021 chủ yếu nhờ ngành gia vị tăng 18,8% svck và thực phẩm tiện lợi (TPTL) tăng 27,3% svck. VNDS cho rằng MCH đạt KQKD ấn tượng nhờ 1) nhu cầu dự trữ thực phẩm trong năm tăng cao và 2) độ phủ sóng sản phẩm của MCH mở rộng nhờ tích hợp với hệ thống siêu thị Winmart, theo đó doanh số qua kênh siêu thị Winmart đã tăng 80% svck. Bên cạnh đó, biên LN gộp của MCH gần như đi ngang ở mức 42,5% nhờ tỷ trọng đóng góp từ các sản phẩm cao cấp gia tăng đã bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn trong mảng TPTL. Do đó, LN ròng tăng lên 5.442 tỷ đồng (+20,4% svck), hoàn thành 107,3% dự phóng cả năm VNDS.

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10541_MCH_VNDS_2022-3-18.pdf

23.     DXG [ Trung lập ]: Cập nhật cuộc họp với các nhà đầu tư  – Báo cáo cập nhật công ty – SSI – 17/03/2022

  • Tại cuộc họp, ban lãnh đạo cho biết tổng quỹ đất hiện tại của DXG đạt gần 4.200 ha nhờ thâu tóm nhiều dự án quy mô lớn ở TP.HCM, Đồng Nai, Quảng Nam, Ninh Thuận… Quỹ đất lớn như vậy sẽ đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư trong 10 năm tới và kỳ vọng tạo ra tổng doanh thu khoảng 780 nghìn tỷ đồng. Trong số đó, có 10 dự án tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai với tổng GFA khoảng 4 triệu m2 được dành để phát triển trong ngắn hạn. Với kinh nghiệm đầu tư các dự án chung cư cao tầng và đô thị thấp tầng, DXG đang xem xét việc thoái vốn các dự án quy mô nhỏ (dưới 1 ha) nhằm tập trung nguồn lực phát triển các dự án khu dân cư quy mô vừa đến lớn mang lại doanh thu cao hơn cho Công ty. Ngoài ra, DXG cũng chuyển hướng tập trung sang phân khúc trung và cao cấp với chất lượng bất động sản cao hơn tích hợp nhiều tiện ích hơn thay vì phân khúc bình dân như trước đây.
  • Trong năm 2022, DXG sẽ tiếp tục bán các căn còn lại tại Gem Skyworld (Đồng Nai) và dự kiến sẽ mở bán trở lại dự án Gem Riverside (Q.2, TP.HCM) vào Q2 ngay sau khi hoàn tất thủ tục pháp lý với mức giá bán cao hơn nhiều so với đợt mở bán đầu tiên vào năm 2018 (dự kiến ~ 80 triệu đồng/m2 so với giá cũ là ~ 32 triệu đồng/m2). Ngoài các dự án hiện tại, DXG dự kiến sẽ triển khai 2 dự án mới tại Bình Dương (Opal Cityview và DXH Park View) và dự án Lux Star tại TP.HCM trong nửa cuối năm 2022. Theo đó, công ty đặt mục tiêu bán khoảng 9.000 căn trong năm 2022.
  • Trong năm 2023, việc tiếp tục mở bán các dự án tại Bình Dương và Gem Premium (Q.Thủ Đức, TP.HCM) sẽ là động lực tăng doanh số bán hàng chính cho DXG. Dự án Gem Premium được mở rộng lên 15 ha nhờ gộp dự án Gem Riverview (2,6 ha) với các khu đất xung quanh mà DXG đang tiến hành thâu tóm. DXG kỳ vọng dự án cao cấp này sẽ mang lại tổng doanh thu là 63 nghìn tỷ đồng (gấp 3 lần doanh thu của Gem Riverside). Đồng thời, DXG cũng tích cực đẩy mạnh tiến độ pháp lý cho dự án Gem City – dự án chung cư rộng 6 ha tọa lạc tại Q.9, TP.HCM với tổng doanh thu kỳ vọng đạt 13,5 nghìn tỷ đồng. Dự án này dự kiến sẽ được mở bán vào năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10540_DXG_SSI_2022-3-18.pdf

24.     CTG [ MUA – 42,200đ/cp ] Dự phòng thấp hơn trong năm 2022 kỳ vọng sẽ hỗ trợ tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – VCSC – 18/03/2022

  • VCSC điều chỉnh giảm 0,7% giá mục tiêu của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) còn 42.200 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị MUA.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ mức giảm tổng cộng 1,3% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2026 của VCSC đến từ (1) tổng thu nhập từ lãi (NII) giảm 2,0%, (2) tổng chi phí HĐKD (OPEX) tăng 1,8% và (3) tổng chi phí dự phòng tăng 4,9%, được bù đắp một phần bởi mức tăng tổng cộng 3,3% trong NFI (bao gồm cả kinh doanh ngoại hối). VCSC duy trì P/B mục tiêu cho CTG là 1,7 lần.
  • VCSC điều chỉnh giảm LNST sau lợi ích CĐTS 2022 2,7% so với báo cáo trước đó do (1) mức giảm 5,2% trong dự báo NII năm 2022 sau khi cắt giảm 10 điểm cơ bản trong dự báo NIM và (2) giảm 2,2% dự báo NFI ròng năm 2022, được bù đắp một phần bởi (1) tổng chi phí dự phòng giảm 2,5% và (2) tổng chi phí OPEX giảm 2,7%.
  • Rủi ro chính: Rủi ro thực hiện trong việc nâng tỷ lệ cho vay bán lẻ và/hoặc CASA; thương vụ bancasurrance không lớn như dự kiến; tỷ lệ hình thành nợ xấu cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10539_CTG_VCSC_2022-3-18.pdf

25.     BID [ Phù hợp thị trường – 42,300đ/cp Mức giảm trong các khoản nợ tái cơ cấu báo hiệu cho một năm 2022 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – VCSC – 18/03/2022

  • VCSC nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) thêm 4,4% lên 42.300 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ KHẢ QUAN thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu của ngân hàng đã tăng khoảng 20% trong 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC là do (1) định giá cao hơn được tạo ra theo phương pháp thu nhập thặng dư đến từ mức tăng tổng cộng 1,0% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 của VCSC và (2) định giá cao hơn theo phương pháp P/B mục tiêu khi VCSC tăng P/B mục tiêu từ 1,95 lần lên 2,1 lần.
  • Mức tăng tổng lợi nhuận giai đoạn 2022-2026 của VCSC được củng cố bởi tổng chi phí dự phòng giảm 10,9% và bị ảnh hưởng một phần bởi (1) tổng thu nhập từ lãi (NII) giảm 1,4%, (2) tổng thu nhập phí ròng (NFI) giảm 3,1% (bao gồm kinh doanh ngoại hối) và (3) mức tăng tổng cộng 4,0% trong chi phí HĐKD (OPEX).
  • VCSC giữ nguyên dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022 gần như không đổi so với Báo cáo cập nhật trước đó do dự báo chi phí dự phòng giảm 15,5% bù đắp cho (1) NII giảm 7,3% sau khi VCSC điều chỉnh giảm NIM, (2 ) NFI giảm 3,2% (bao gồm cả kinh doanh ngoại hối) và (3) thu nhập khác ròng giảm 8,9%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10538_BID_VCSC_2022-3-18.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN