TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 14/07 – 18/07/2025

Lượt xem: 140 | Ngày đăng: 24/07/2025 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 14/07 – 18/07/2025

  1. MBB [ Tích cực – 32,900đ/cp] Chính sách hỗ trợ giúp cải thiện chất lượng tài sản, NIM duy trì ổn định – VNDS
  2. DPM [ Duy trì – 40,500đ/cp] Tận dụng lực đẩy từ đà tăng giá urê – VNDS.
  3. TPB [ MUA – 17,300đ/cp] Quay lại quỹ đạo tăng trưởng – MAS.
  4. BSR [ Tích cực – 21,600đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi mạnh từ mức nền thấp – VNDS.
  5. IDC [ Tích cực – 55,500đ/cp ] Tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại – MBS.
  6. Báo cáo vĩ mô: Lựa chọn cổ phiếu chiến thắng thị trường – MBS.
  7. Báo cáo ngành Dầu khí: Doanh nghiệp thượng nguồn dẫn dắt triển vọng ngành – MBS.
  8. Báo cáo vĩ mô: Xây dựng nền tảng cho giai đoạn tiếp theo – PHS.
  9. Báo cáo ngành Điện: Vững bước vào trang phát triển mới – MBS.
  10. Báo cáo ngành Xây dựng hạ tầng: Vững vàng hướng tới chu kì mới – MBS.
  11. Báo cáo ngành BĐS Dân cư: Tín hiệu tích cực từ cơ chế cải cách – MBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.     MBB [ Tích cực – 32,900đ/cp] Chính sách hỗ trợ giúp cải thiện chất lượng tài sản, NIM duy trì ổn định – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với tiềm năng tăng giá 22,8% và suất cổ tức 1,6%, đồng thời điều chỉnh giá mục tiêu lên 32.900 đồng/cp. Giá mục tiêu đã phản ánh việc chuyển định giá sang trung bình BVPS giai đoạn 2025–26.
  • P/B hiện tại của MBB là 1,4 lần – cao hơn mức P/B mục tiêu là 1,3 lần. VNDS cho rằng mức giá hiện tại đã phản ánh triển vọng tăng trưởng tích cực cùng với chất lượng tài sản được cải thiện nhờ các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/MBB_BCCapnhat_20250717.pdf

2.     DPM [ Duy trì – 40,500đ/cp] Tận dụng lực đẩy từ đà tăng giá urê – VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 4,9% và tỷ lệ cổ tức 3,9%. VNDS tăng giá mục tiêu thêm 9,8%, trong khi giá cổ phiếu đã tăng 10% kể từ báo cáo gần nhất của VNDS.
  • Việc nâng giá mục tiêu chủ yếu nhờ vào dự báo EPS năm 2025/26 cao hơn và giả định WACC thấp hơn.
  • P/E trượt 12T ở mức 30,8x, cao hơn mức trung bình 5 năm là 11,5x, đã phản ánh phần lớn triển vọng tăng trưởng EPS năm 2025/26 lần lượt 69,6%/21%.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/DPM_BCCapnhat_20250717.pdf

3.     TPB [ MUA – 17,300đ/cp] Quay lại quỹ đạo tăng trưởng – MAS

  • Trong quý 1/2025, TPBank ghi nhận tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 4.482 tỷ đồng, giảm 4,3% svck. Thu nhập lãi thuần (NII) giảm 1,3% khi biên lãi ròng (NIM) thu hẹp xuống còn 4,4% (-0,8%p svck), mặc dù tín dụng tăng trưởng 3,9% từ đầu năm. Ở mảng thu ngoài lãi, thu nhập phí (NFI) tăng mạnh 27,2% svck lên 910 tỷ, dẫn dắt bởi thu phí khác đạt 642 tỷ (+93,4% svck). Tuy nhiên, thu nhập ngoài lãi (NOI) giảm sâu từ 543 tỷ còn 189 tỷ (-65% svck), chủ yếu do lỗ từ kinh doanh vàng và ngoại tệ (-17 tỷ, -120% svck) và thu từ chứng khoán đầu tư giảm còn 102 tỷ (-79% svck). Ngân hàng đã chủ động giảm chi phí dự phòng 59% xuống còn 490 tỷ, giúp lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 2.109 tỷ đồng, tăng 15,3% svck – hoàn thành khoảng 23% kế hoạch năm 2025.
  • NIM (12T gần nhất) trong Q1/25 giảm so với Q1/2024 (4,4% vs 5,2%). Sự suy giảm phản ánh mức lợi suất giảm trong các quý gần đây trong khi chi phí vốn tăng nhẹ. Cho cả năm 2025, MAS dự báo NIM sẽ cải thiện, ước đạt 3.67% (sv NIM 2024: 3,54%; +13đcb), nhờ mảng tín dụng bán lẻ và BĐS hồi phục với lợi suất cao hơn sẽ giúp bù đắp tác động ngược từ mặt bằng chi phí huy động cao hơn trong năm 2025.
  • Tính đến cuối Q1/25, tỷ lệ nợ xấu (NPL) của TPB tăng 4đcb svck và 76đcb sv quý trước, lên 2,27% – tiệm cận mức cao nhất kể sau đại dịch tại Q3/23 (2,29%) và hiện có phần lệch pha so với trung bình của ngành. Tỷ lệ nợ xấu mở rộng cũng tăng mạnh lên 4,48% (+119đcb sv Q4/24, -44đcb svck). MAS kỳ vọng NPL của TPB sẽ hạ nhiệt dần xuống 1,8% kết năm 2025 (+28đcb svck) dựa trên kỳ vọng vĩ mô ổn định hơn trong nửa sau 2025 cải thiện (NPL đã tạo đỉnh cuối Q1/25).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/1752476162241VN_TPB_Report_1Q25_ed17072025110151.pdf

4.     BSR [ Tích cực – 21,600đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi mạnh từ mức nền thấp – VNDS

  • VNDS nâng khuyến nghị lên Khả quan với tiềm năng tăng giá 21% và tỷ suất cổ tức 0%. VNDS điều chỉnh giảm giá mục tiêu 3% trong khi giá cổ phiếu đã giảm 11% kể từ báo cáo gần nhất.
  • Giá mục tiêu thấp hơn do dự phóng EPS năm 2025 giảm.
  • P/B hiện tại ở mức 1,0 lần, thấp hơn mức P/B bình quân 5 năm là 1,3x lần chưa phản ánh đầy đủ triển vọng tăng trưởng LN mạnh mẽ trong hai năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://www.vndirect.com.vn/cmsupload/beta/BSR_BCCapnhat_20250714.pdf

5.     IDC [ Tích cực – 55,500đ/cp ] Tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại –  MBS

  • Trường hợp kết quả đàm phán thuế quan không thay đổi so với công bố hiện tại, hàng hoá Việt Nam xuất sang Mỹ sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực, nhờ đó, thị trường BĐS KCN sẽ tích cực trở lại;
  • MBS dự phóng LN ròng năm 2025 giảm 19% svck do nhu cầu thuê đất KCN chững lại. Sang năm 2026, MBS kỳ vọng lợi nhuận (LN) ròng tăng trưởng trở lại nhờ lợi thế về thuế suất Việt Nam đàm phán được;
  • MBS thay đổi khuyến nghị sang KHẢ QUAN cho cổ phiếu IDC do giá giảm về vùng giá hấp dẫn và giữ nguyên giá mục tiêu là 55,500 đồng/CP.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/IDC_BCPT_2025071417072025094212.pdf

6.     Báo cáo vĩ mô: Lựa chọn cổ phiếu chiến thắng thị trường – MBS

  • Việt Nam hoàn thành phần lớn các mục tiêu kinh tế trọng yếu bất chấp các thách thức bên ngoài
  • Hoàn thiện thể chế, tinh gọn bộ máy, chuyển đổi mô hình, tạo không gian cho tăng trưởng
  • Tăng trưởng xuất khẩu sẽ chậm lại trong 6 tháng cuối năm do cần thời gian để thích ứng với chính sách thuế quan mới của Mỹ
  • Đầu tư công và đầu tư tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt để hoàn thành mục tiêu kinh tế cả năm
  • Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ tiếp tục được duy trì để đạt mục tiêu tăng trưởng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BCCL_2H25_2025071617072025091923.pdf

7.     Báo cáo ngành Dầu khí: Doanh nghiệp thượng nguồn dẫn dắt triển vọng ngành – MBS

  • Cung: duy trì ở mức ổn định: OPEC+ nới lỏng sản lượng: Trong cuộc họp tháng 06/2025, nhóm này thông báo sẽ tăng sản lượng trong tháng 7 thêm 411.000 thùng/ngày. Động thái này của OPEC+ được đánh giá là bước đi chiến lược nhằm duy trì thị phần trước áp lực gia tăng sản lượng từ Mỹ và Kazakhstan. Mỹ và Brazil tăng nguồn cung thấp hơn dự kiến: Khác với phát biểu của tổng thống D.Trump, sản lượng khai thác dầu của Mỹ được dự báo có nguy cơ suy giảm với số giàn khoan hoạt động giảm xuống.Dự kiến 2025-2026 tổng cung dầu đạt ~ 105tr thùng/ngày (tăng 2tr thùng/ngày so với 2024).
  • Cầu: tăng trưởng nhe: Nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu: Mặc dù GDP Q1/2025 đạt 5.4% vượt mức dự báo, nền kinh tế TQ được đánh giá khó bứt phá trong ngắn hạn do tiêu dùng nội địa suy yếu và BĐS đình trệ. Dự kiến đến 2025, khoảng 20% tổng xe lưu hành là EV hoặc hybrid, giảm đáng kể nhu cầu xăng dầu tại đất nước tỷ dân này. Ấn Độ là tác nhân chính thúc đẩy nhu cầu dầu khí toàn cầu: dự báo tiêu thụ dầu tại Ấn Độ tăng lên 330,000 thùng/ngày vào cuối 2025 (2024: 220,000 thùng/ngày). Mùa đông lạnh giá tại Bắc bán cầu (Châu Âu, Mỹ, Nhật) được dự báo khắc nghiệt hơn vào năm 2025 sẽ thúc đẩy tiêu thụ dầu cho mục đích sưởi ấm. Dự kiến 2025-2026 tổng cầu dầu đạt ~ 104tr thùng/ngày (tăng 1tr thùng/ngày so với 2024).
  • Yếu tố tác động khác: Xung đột Iran-Israel: căng thẳng leo thang có thể đẩy giá dầu tăng do lo ngại thiếu cung. Lộ trình hạ lãi suất của FED: môi trường ls thấp kích thích đầu tư, tiêu dùng năng lượng và ngược lại. Cuộc chiến Nga-Ukraine: trường hợp lan rộng sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung khí & dầu từ Nga.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Baocaonganhdaukhi2H202517072025093915.pdf

8.     Báo cáo vĩ mô: Xây dựng nền tảng cho giai đoạn tiếp theo – PHS

  • Như PHS đã đề cập trong các báo cáo tháng trước, PHS đánh giá việc đạt được thỏa thuận với Mỹ là rất quan trọng, cả về mặt quan hệ ngoại giao lẫn kinh tế chính trị. Việt Nam một lần nữa lại chứng minh sự vững vàng trước các bất ổn toàn cầu. Chúng ta đã đạt được thỏa thuận thương mại, duy trì được niềm tin & uy tín với các nhà đầu tư, đặt quyết tâm cao & đạt được các kết quả tích cực bước đầu. Tổng hòa bức tranh kinh tế trong nửa đầu năm cho thấy nhiều gam màu sáng. Mặc dù tăng trưởng GDP chưa đạt kế hoạch 8% của Chính phủ đề ra nhưng việc đạt mức 7.52% theo PHS là một sự nỗ lực đáng ghi nhận của toàn nền kinh tế, quan trọng hơn là nội lực đang dần được phát huy hơn.
  • Bên cạnh đầu tư công, đầu tư FDI & đầu tư tư nhân đang bắt đầu ghi nhận sự hồi phục trở lại. Dòng vốn FDI tăng trưởng cả về lượng lẫn chất với các dự án có quy mô lớn cùng với hàm lượng công nghệ cao như điện tư, hàng không vũ trụ, bán dẫn, y tế,… chiếm ưu thế hơn. Thêm vào đó, tăng trưởng tín dụng trong nước ghi nhận mức tăng 9.9% tính đến hết tháng 6, tăng gấp đôi so với cuối tháng năm và là mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây tương ứng với hơn 1.5 triệu tỷ đồng được hệ thống ngân hàng cung cấp ra thị trường. Điều này một phần là yếu tố chu kỳ nhưng thực tế theo quan sát của PHS cũng thấy rằng nhu cầu vốn của nền kinh tế đang dần hồi phục. Mặt bằng lãi suất ổn định ở mức thấp là một điều kiện cần và sự hồi phục trong sản xuất kinh doanh, trên thị trường bất động sản & bán lẻ là các điều kiện đủ để thúc đẩy nhu cầu vốn. Đây là động lực mà PHS cho rằng quan trọng hơn cả.
  • Tỷ giá đã phần nào giảm nhiệt mặc dù chưa thực sự mạnh mẽ và phải cần sự can thiệp của NHNN trong việc phát hành Tín phiếu. Và đây vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất mà PHS cho rằng các nhà đầu tư nên lưu tâm. Đồng tiền VND vẫn đang ở mức kém hấp dẫn và phần nào đó khiến cho thị trường Việt Nam thiếu sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở mức cao. PHSkỳ vọng nguồn ngoại tệ sẽ cải thiện hơn trong nửa cuối Quý 3, khi chính sách thương mại rõ ràng hơn (giúp đẩy mạnh thu hút FDI) và hoạt động thương mại cải thiện rõ nét hơn. Cho đến lúc đó, hoạt động phát hành tín phiếu để kiểm soát thanh khoản có lẽ sẽ được NHNN tiếp tục sử dụng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/440217072025091807.pdf

9.     Báo cáo ngành Điện: Vững bước vào trang phát triển mới – MBS

  • Tổng công suất nguồn điện đến 2030 tăng ~27.000-80.000MW so với QHĐ8, tập trung đẩy mạnh các nguồn NLTT và nguồn điện mới, bù đắp cho sự thiếu hụt các nguồn điện khí do rủi ro chậm tiến độ. 1) Tăng công suất ĐMT gấp đôi đến 2030, trong đó, dự kiến khoảng 30% phục vụ nhu cầu mua bán điện DPPA và sản xuất năng lượng mới; 2) Công suất điện gió trên bờ/gần bờ tăng ~15%-40% sv QHĐ8, chiếm 14-16% tỷ trọng nguồn điện đến 2030. 3) Ở kịch bản cơ sở, QHĐ8 ĐC lùi tiến đô 6.000MW điện gió ngoài khơi đầu tiên sang GĐ2030-35 trong khi giữ nguyên kỳ vọng ở kịch bản cao.
  • Ở phía ngươc lại, QHĐ8 ĐC giãn tiến độ 13.576MW điện khí LNG và các nguồn điện khí nội (cá Voi Xanh và Báo Vàng) sang 2030-35 sau khi cập nhật lại tính khả thi về tiến độ. Để bù đắp công suất thiếu hụt, quy hoạch tăng thêm 9.694-19.571MW nguồn thủy điện tích năng và pin lữu trữ (BESS) cùng ~6.700-9.600MW các nguồn linh hoạt, sinh khối và nhập khẩu. Với quan điểm huy động nhất quán, hệ thống điện sẽ vận hành tương tự như hiện nay, với các nguồn NĐ than sẽ chạy nền nhờ chi phí biến đổi thấp, điện khí có vai trò chạy lưng, các nguồn thủy điện và nguồn lưu trữ sẽ phủ đỉnh cho hệ thống và đặc biệt điện gió, ĐMT là nguồn ưu tiên phải phát.
  • Nhìn sang 2035, QHĐ8 ĐC chấp thuận đưa thêm 6.000MW điện hạt nhân vào hệ thống, đóng vai trò như một nguồn chạy nền quan trọng, Suất đầu tư các nguồn điện NLTT sẽ giảm nhanh, tính kinh tế ngày càng cao hơn so với nguồn truyền thống, do đó, tiếp tục được đẩy mạnh. Các nguồn điện than và khí tiếp tục là nguồn chạy nền và lưng, tuy nhiên sẽ có những phương án chuyển đổi NL sang sinh khối/ammoniac/hydro. Các nguồn điện linh hoạt và pin lưu trữ đóng vai trò phủ đỉnh ngày càng quan trọng do tỉ trọng và xu hướng huy động nhóm nhiệt điện sẽ giảm dần.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VNDynamics_NganhDien_20250715_117072025093949.pdf

10.  Báo cáo ngành Xây dựng hạ tầng: Vững vàng hướng tới chu kì mới – MBS

  • MBS dự báo giải ngân trong năm 2025 có thể tăng trưởng 24% svck đạt mức 743,300 Tỷ VNĐ (tương đương hoàn thành 90% kế hoạch của Chính phủ). Trong đó khoảng 60% dành cho lĩnh vực giao thông.
  • Năm 2025 trở thành năm bản lề trong chu kì đầu tư công trung hạn 2025 – 30 khi thực hiện triển khai các thủ tục cũng như quá trình đền bù, GPMB thuộc các dự án chiến lược như đường sắt HP – HN – LC, cao tốc Bắc – Nam mở rộng và đường sắt cao tốc Bắc – Nam.Theo Tổng cục thống kê, giải ngân đầu tư công trong 5T/25 đạt trên 221 nghìn tỷ VNĐ, tăng trưởng 24% svck và đạt khoảng 24% kế hoạch giải ngân cả năm. Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Tài Chính, tỷ lệ giải ngân sau 5T đạt 24.3% (cao hơn mức 21.6% cùng kì năm 2024.
  • Động lực tăng trưởng chính đến từ việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý, thể chế nhằm thúc đẩy quá trình triển khai dự án. Cụ thể hơn, Luật Đầu tư Công và Luật PPP (sửa đổi) đi vào vận hành giúp phân quyền với các địa phương cũng như đơn giản hoá thủ tục trong quy trình phê duyệt và giải ngân. Bên cạnh đó, quy trình tháo gỡ và GPMB giảm bớt góp phần tích cực.tới thời gian triển khai dự án.
  • Bên cạnh đó, vấn đề thiếu hụt nguyên vật liệu như cát, đá xây dựng đã phần nào được giải quyết nhờ gia tăng nguồn cung tại các mỏ mới. Cụ thể hơn, Nghị quyết 168/NO-CP cho phép các mỏ khoáng sản tiếp tục khai thác khi hoàn tất tiền sử dụng đất trong khi chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất. Bên cạnh đó, 1 số tỉnh phía Nam đẩy nhanh quá trình cấp phép mỏ mới và điều này góp phần gia tăng nguồn cung vật liệu như cát, đá xây dựng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NganhXDHatang_2025071617072025093836.pdf

11.  Báo cáo ngành BĐS Dân cư: Tín hiệu tích cực từ cơ chế cải cách – MBS

  • Nguồn cung: Thị trường BĐS sơ cấp Hà Nội ghi nhận đối lập rõ rệt giữa loại hình cao tầng và thấp tầng. Thị trường cao tầng chững lại sau giai đoạn tăng trưởng đều đặn, trong khi thị trường thấp tầng liên tục ghi nhận tăng trưởng trong cả nguồn cung và lượng tiêu thụ. Nguồn cung thấp tầng sơ cấp ghi nhận hấp thụ tốt trong thời gian ngắn, ngay cả đối với những dự án có quy mô lớn.
  • Giá bán: Giá bán sơ cấp cao tầng duy trì ổn định khi các dự án mở mới trong thời gian này có mức giá tương đối hấp dẫn. Đối với dự án thấp tầng, giá bán nối tiếp xu hướng tăng từ năm 2024 và tạo mức nền cao mới. Tuy nhiên ngay cả khi giá bán cao, tỷ lệ hấp thụ các dự án thấp tầng vẫn ở mức tốt.
  • Kỳ vọng 2025: Đối với thị trường cao tầng, ước tính thị trường Hà Nội dự kiến sẽ chứng khoảng 31,700 căn hộ chung cư trong năm 2025. Tỷ lệ hấp thụ dự kiến sẽ duy trì ổn định, giữa bối cảnh nhiều nguồn cung mới trong các quý tiếp theo. Thị trường thấp tầng, trong những quý tiếp theo của năm 2025, kỳ vọng sẽ ghi nhận thêm nhiều các dự án khu đô thị phát triển ở khu vực ngoại thành của Hà Nội như Đan Phượng, Bắc Từ Liêm và Văn Giang (Hưng Yên, giáp ranh Hà Nội).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VNDynamics_BDSDancu_2025071117072025094041.pdf

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp  ————-

Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.

– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

BÀI VIẾT LIÊN QUAN