TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 15/03 – 18/03/2021

Lượt xem: 1606 | Ngày đăng: 24/03/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 15/03 18/03/2021

  1. CTD [ MUA- 94,700đ/cp]: Tìm kiếm động lực tăng trưởng – MAS – 15/03/2021
  2. HBC [ BÁN – 14,200đ/cp]: Thị giá vượt kỳ vọng phục hồi – MAS – 15/03/2021
  3. DGC [ Khả quan – 80,000đ/cp]: Tăng trưởng nhờ nhà máy axit điện tử và tiết giảm chi phí quặng – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2021
  4. Triển vọng ngành đường năm 2021 [ Tích cực]: Chu kỳ hồi phục và kỳ vọng vào thuế tự vệ – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2021
  5. MSB [ MUA – 21,900đ/cp]: MSB- Sẵn sàng bứt phá- Báo cáo cập nhật – VCBS- 16/03/2021
  6. PNJ [ Tích cực- 93,600đ/cp]: Khẳng định năng lực- Báo cáo cập nhật- MAS – 17/03/2021
  7. LTG [ Theo dõi – 40,200đ/cp]: Hoạt động tái cấu trúc bước đầu mang lại tín hiệu tích cực- Cập nhật KQKD – VDSC – 17/03/2021
  8. DXG [ Trung lập- 27,500đ/cp]: Triển vọng kinh doanh hồi phục, định giá hợp lý trong ngắn hạn- Báo cáo cập nhật- BVSC- 17/03/2021
  9. NKG [ Trung lập- 20,500đ/cp]: Ánh Kim ở Phương Nam – MAS- Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh – 17/03/2021
  10. Triển vọng ngành Ngân hàng [ Tích cực]: Tăng trưởng đột biến trong Q1/2021- SSI- 18/03/2021
  11. Triển vọng ngành vận tải hàng không [ Trung lập]: Hồi phục chậm. Triển vọng chưa rõ ràng- Báo cáo cập nhật- BVSC- 18/03/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.   CTD [ MUA – 94,700đ/cp]: Tìm kiếm động lực tăng trưởng – MAS – 15/03/2021

  • MAS khuyến nghị MUA cổ phiếu CTD với giá mục tiêu 94.700 đồng/cp, xác định dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FFCF). MAS kỳ vọng Coteccons vượt qua những thách thức về tăng trưởng sau một năm có quá nhiều sự thay đổi lớn, dù hiện tại doanh nghiệp đang sở hữu một bảng cân đối lành mạnh với tỷ lệ Tiền /TTS là 23%, nhiều dư địa cho việc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh..
  • Cho năm 2021: MAS dựphóng giảm tốc độ tăng trưởng so với báo cáo ngày 21/08/2020 do lo ngại công ty sẽ gặp thách thức trong việc tìm kiếm nguồn lực tăng trưởng trong 2021, đặc biệt khi Ban lãnh đạo chủ chốt – những người gắn bó với công ty từnhững ngày đầu thành lập –đã từnhiệm. MAS dựphóng tốc độtăng trưởng doanh thu năm 2021 là 10%, biên lợi nhuận gộp là 5,0%, theo đó DT, LNST và EPS lần lượt là 16.057 tỷ đồng (+10% yoy), 549 tỷ đồng (+18% yoy) và 7.288 đồng/cp (+26% yoy).
  • 2020 đánh dấu cột mốc quan trọng của Coteccons (CTD): hàng loạt sựthay đổi tại các vịtrí lãnh đạo chủ chốt tại Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc. Tính đến thời điểm hiện tại, 5/5 thành viên Hội đồng quản trị của CTD đều là người nước ngoài.
  • Kết quả kinh doanh năm 2020: Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 14.596 tỷ đồng (-38,5% yoy) và 589 tỷ đồng (-33,9% yoy), tương ứng 91% và 98% so với Kế hoạch kinh doanh tại ĐHCĐ 2020. Đây là kết quả thấp nhất trong 5 năm vừa qua khi CTD trải qua những khó khăn trong cả nội tại (mâu thuẫn thượng tầng) và ngoại cảnh (dịch bệnh). Bên cạnh đó, MAS lưu ý Công ty đã trích lập dựphòng khoản phải thu 125 tỷđồng trong Q4/2020, điều chưa từng xuất hiện trong 5 năm qua, theo đó, tỷlệCPQLDN/DT tăng lên 3,5% so với mức bình quân 5 năm là 2,0%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/6988_CTD_MAS_2021-3-15.pdf

2.   HBC [ BÁN – 14.200đ/cp]: Thị giá vượt kỳ vọng phục hồi – MAS – 15/03/2021

  • MAS xác định giá trị hợp ký cổ phiếu HBC là 14.200 đồng/cổ phiếu, dựa trên phương pháp so sánh chỉsố EV/Doanh thu. MAS dự phóng dòng tiền ròng (Unlevered Free Cash Flow) của HBC tiếp tục âm trong 2021, do đó MAS cho rằng lựa chọn chỉ số EV/doanh thu để định giá dựa trên doanh thu dự phóng cho năm 2021 ởthời điểm hiện tại là phù hợp.
  • KQKD năm 2020:Doanh thu vàlợi nhuận sau thuế (LNST)lần lượt đạt 11.228 tỷđồng (-40% YoY) và74tỷđồng (-82% YoY), theo đó MAS ước tính EPS là 290đồng/cổ phiếu (-83% YoY).
  • Cho năm 2021: MAS dự phóng doanh thu, LNST và EPS lần lượt là 11.565 tỷ đồng (+3% YoY), 85 tỷ đồng (+13,5% YoY) và 330đồng/cổ phiếu (+13,5% YoY).
  • Dòng tiền tự do (Unlevered Free Cash Flow) âm trong 5 năm qua. MAS dự phóng dòng tiền này tiếp tục âm trong 2021F do chưa nhận thấy sựcải thiện trong hoạt động thu hồi công nợ, cũng như vốn lưu động ròng âm liên tục âm qua các năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7017_HBC_MAS_2021-3-15.pdf

3.   DGC [ Khả quan – 80.000đ/cp]: Tăng trưởng nhờ nhà máy axit điện tử và tiết giảm chi phí quặng – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2021

  • DGC đạt kết quả kinh doanh đáng khích lệ trong năm 2020 với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng lần lượt là 23% YoY và 66% YoY nhờ tăng trưởng sản lượng kinh doanh cho các mặt hàng chính và cải thiện biên lợi nhuận gộp.
  • Trong năm 2021, tuy doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tăng trưởng chỉ 16% YoY, SSI ước tính lợi nhuận sau thuế có thể tăng 40% lên 1.324 tỷ đồng nhờ (1) tăng sản lượng kinh doanh phân bón DAP, (2) nhà máy axit điện tử đi vào hoạt động từ tháng 8 2021 và (3) tiết giảm chi phí quặng nhờ tự khai thác quặng từ Khai Trường 25 từ quý 2 2021.
  • Trong năm 2022, DGC sẽ đưa vào vận hành nhà máy Nghi Sơn giai đoạn 1. Với việc thiếu hụt cung xút tại Việt Nam, SSI nhận định dự án Nghi Sơn sẽ giúp DGC tăng trưởng khả quan trong dài hạn.
  • Với PE mục tiêu là 10x, SSI đánh giá cổ phiếu DGC ở mức 80.000 đồng/cp. SSI khuyến nghị KHẢ QUAN cho cổ phiếu DGC. Công ty duy trì trả 15% cổ tức tiền mặt và 15% cổ tức bằng cổ phiếu trong 2018-2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7025_DGC_SSI_2021-3-15.pdf

4.   Triển vọng ngành đường năm 2021 [Tích cực]: Chu kỳ hồi phục và kỳ vọng vào thuế tự vệ – Báo cáo cập nhật – SSI – 15/03/2021

  • SSI ước tính QNS sẽ đạt 9,17 nghìn tỷ đồng doanh thu (+41,3% YoY) và 1,3 nghìn tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+24% YoY) năm 2021. SSI cho rằng với nhu cầu nội địa ở mức 2,2 triệu tấn mỗi năm, QNS với vị thế là công ty đường lớn thứ 2 cả nước, sẽ không khó để chiếm lĩnh được ít nhất 10% thị phần, một khi thuế tự vệ được áp dụng. SSI cũng ước tính mảng điện biomass sẽ quay trở lại có lãi năm 2021 nhờ vào sản lượng đường tăng.
  • Sản lượng sữa đậu nành ước tăng 7% và giá bán trung bình tăng 2% năm 2021. Tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ chỉ đạt 40,6% (so với mức 44,4% năm 2020) do giá đậu nành và giá đường tăng mạnh. Cần lưu ý là công ty đã chốt được giá đậu nành cho một nửa nhu cầu đậu nành cho sản xuất năm 2021 ở mức giá tốt.
  • Cho năm tài chính 2020, SBT hiện đang đặt kế hoạch doanh thu thuần và LNTT lần lượt là 14.358 tỷ đồng (+12% YoY) và 662 tỷ đồng (+31% YoY), dựa trên mục tiêu về sản lượng tiêu thụ là 1.058 nghìn tấn đường (tương đương so với năm 2020). SSI đánh giá đây là kế hoạch hoàn toàn khả thi, và SBT có thể vượt kế hoạch do (1) giá đường trong nước vẫn đang tiếp tục tăng và (2) giả định thuế tự vệ sẽ được áp dụng trong Q1/2021.
  • SSI lưu ý rằng trước năm 2017, SBT chưa thực hiệp sáp nhập BHS và chỉ chiếm 16% thị phần nội địa so với 40% thị phần hiện nay, và giai đoạn 2018-2020 là thời điểm khó khăn chung của ngành, đồng thời SBT ghi nhận mức lợi nhuận rất thấp trong giai đoạn này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/6571_C4G_VNDS_2021-2-1.pdf

5.   MSB [ MUA – 21,900đ/cp]: MSB – SẴN SÀNG BỨT PHÁ – Báo cáo cập nhật  – VCBS – 16/03/2021

  • Năm 2020, MSB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.523 tỷ đồng (+95,9% yoy) nhờ mức tăng trưởng ấn tượng của cả thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi.
  • Tín dụng tăng trưởng tốt ở giai đoạn cuối năm 2020: MSB ghi nhận tín dụng tăng trưởng 25,1% với mức tăng chủ yếu tập trung ở Q4.2020. Cụ thể, cho vay khách hàng đạt 79.341 tỷ đồng (+18,9% yoy) và dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt 5,622 tỷ đồng (+29,3% yoy).
  • Huy động từ tiền gửi và giấy tờ có giá ghi nhận mức 99.222 tỷ đồng (+10,4% yoy). Trong đó, 87.510 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng (chiếm ~88% trên tổng huy động vốn), còn lại 11,711 tỷ đồng là giấy tờ có giá. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của MSB đạt mức 23.327 tỷ đồng (+48,8% yoy), tỷ lệ CASA tăng mạnh lên 26,7% với triển vọng đến từ nhóm khách hàng cá nhân.
  • Tổng thu nhập hoạt động đạt 7.182 tỷ đồng (+52,3% yoy), bao gồm: Thu nhập lãi thuần ghi nhận 4.822 tỷ đồng (+57,5% yoy). Chi phí vốn giảm đáng kể so với năm 2019 giúp biên lãi ròng NIM mở rộng đạt 3,4% cuối năm 2020. Thu nhập ngoài lãi đạt 8.291 tỷ đồng (+42,8% yoy). Tăng trưởng ghi nhận ở các hoạt động là thế mạnh của MSB bao gồm: tạo lập thị trường trái phiếu Chính phủ và giao dịch ngoại hối, bancassurance.
  • VCBS khuyến nghị MUA và ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MSB là 29.621 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7032_MSB_VCBS_2021-3-16.pdf

6.   PNJ [Tích cực – 93.600đ/cp]: Khẳng định năng lực – Báo cáo cập nhật – MAS – 17/03/2021

  • Đến cuối năm 2020, PNJ đã mở được 336 cửa hàng, giảm từ mức 346 cuối năm 2019 do tác động tiêu cực của COVID–19. Trong đó, 36% cửa hàng đặt tại Hồ Chí Minh đóng góp hơn 50% doanh thu; Đông và Tây Nam Bộ (không bao gồm HCM) chiếm tổng cộng 25% số lượng cửa hàng. Tuy nhiên, khu vực miền Bắc chỉ đang chiếm 18% số lượng cửa hàng. Dù còn nhiều thách thức trong việc mở rộng tại thị trường này, nhưng đây cũng là cơ hội cho PNJ có thể tiếp tục tăng trưởng.
  • Dịch bệnh giúp PNJ khẳng định năng lực cạnh tranh khi doanh thu bán lẻ Q2/2020 chỉ giảm 4% so với CK, và tăng trở lại 10%, 23% so với CK trong Q3 và Q4/2020. Trong khi thị trường vàng trang sức nói chung đến Q4/2020 vẫn suy giảm khoảng 40% so với CK.
  • Trong T1/2021, PNJ ghi nhận 2,170 tỷ VND doanh thu (+30% CK) và 168 tỷ VND LNST (+2.5% CK). Tăng trưởng doanh thu đến từ kinh doanh vàng miếng, mảng có biên lợi nhuận thấp nên LNST tăng không đáng kể so với cùng kỳ. Tuy nhiên cần lưu ý, 2 tháng đầu năm 2020, PNJ chưa bị ảnh hưởng bởi COVID.
  • MAS nâng giá mục tiêu PNJ từ VND83,200 lên VND 93,600 với khuyến nghị Tăng tỷ trọng, dựa trên tốc độ hồi phục ấn tượng của PNJ và triển vọng tăng trưởng từ 2021. Tại mức giá hiện tại, PNJ có P/E forward 2021 ở mức 14.4 lần, thấp hơn trung bình 4 năm của PNJ (16 lần) và P/E hiện tại của VN–Index (18.2 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7039_PNJ_MAS_2021-3-17.pdf

7.   LTG [ Theo dõi – 40,200đ/cp]: Hoạt động tái cấu trúc bước đầu mang lại tín hiệu tích cực – Cập nhật KQKD – VDSC –  17/03/2021

  • DTT Q4 đạt 3.534 tỷ đồng (+77% yoy) nhờ doanh thu mảng thuốc BVTV tăng 65% yoy (ước đạt 2.028 tỷ đồng) khi nhu cầu vật tư nông nghiệp phục hồi và doanh thu mảng gạo tăng 174% yoy (lên 1.203 tỷ đồng) nhờ tăng cường bán hàng cho các công ty xuất khẩu. Biên LNG duy trì ở mức 20,1% và lợi nhuận gộp đạt 712 tỷ đồng (+86% yoy).
  • VDSC điều chỉnh tăng dự phóng doanh thu mảng thuốc BVTV thêm 35% lên 4.832 tỷ đồng (+10,5% yoy). Đồng thời, mảng dịch vụ nông nghiệp là một kênh phân phối mới, cũng góp phần thúc đẩy doanh thu mảng thuốc BVTV.
  • Ở mảng gạo, điều chỉnh dự phóng doanh thu tăng thêm 33% lên 2.415 tỷ đồng (+13,7% yoy) khi LTG mở rộng kênh phân phối thông qua việc bán hàng cho các công ty xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu gạo được kỳ vọng phục hồi.
  • Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp dự báo tăng nhẹ so với năm 2020. Biên lợi nhuận ròng ước tính cải thiện thêm khoảng 21 điểm cơ bản, giúp LNST cổ đông công ty mẹ tăng 16% YoY lên 425 tỷ đồng.
  • VDSC điều chỉnh dự phóng tăng trưởng doanh thu và LNST năm 2021 lên lần lượt 8.352 tỷ đồng và 425 tỷ đồng, đều tăng 25% so với dự phóng trước đó. Giá mục tiêu của LTG theo đó cũng được điều chỉnh tăng từ 29.000 đồng/cổ phiếu lên 40.200 đồng/cổ phiếu. VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu này.

Link tải full báo cáo:                                                                         

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7023_LTG_VDSC_2021-3-17.pdf

8.   DXG [ Trung lập – 27,500đ/cp]: Triển vọng kinh doanh hồi phục, định giá hợp lý trong ngắn hạn – Báo cáo cập nhật – BVSC – 17/03/2021

  • Kế hoạch bàn giao dự án Gem Sky World từ quý 4.2020 bị trì hoãn sang Q1.2021 giúp dư địa tăng trưởng lợi nhuận 2021 trở nên lớn hơn. Do đó, BVSC cũng điều chỉnh lại dự phóng kết quả kinh doanh 2021.
  • Bên cạnh dự án lớn đang triển khai là Gem Sky World, Công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm quỹ đất mới ở Bình Dương để triển khai trong 2021. Theo chia sẻ, DXG tích lũy được 1 quỹ đất quy mô 5ha ở Thuận An, Bình Dương. Quy mô dự án theo ước tính của BVS khoảng 4.000 – 5.000 sản phẩm.
  • Kế hoạch chào bán 15% vốn của DXG tại DXS, nếu thành công, thì tạo ra 1 mức thặng dư cho giá trị sổ sách của DXG. BVSC cho rằng Kế hoạch IPO với DXS là thông tin hỗ trợ về mặt định giá cho DXS trong 1H.2021.
  • Thời điểm hiện tại, hoạt động kinh doanh của DXG có những thay đổi tích cực như những gì BVSC kỳ vọng. Và kế hoạch IPO DXS và kết quả lợi nhuận cao trong H1.2021 là thông tin còn lại hỗ trợ cho DXG trong Q2.2021. BVSC cho rằng giá cổ phiếu DXG sẽ tiếp tục diễn biến tích cực và hướng đến mục tiêu 27.500 VND/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7014_DXG_BVSC_2021-3-17.pdf

9.   NKG [Trung lập – 20,500đ/cp]: Ánh Kim ở phương Nam – MAS – Báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh – 17/03/2021

  • Kết quả kinh doanh của NKG năm 2020 khá tích cực với doanh thu và lợi nhuận ròng (LNR) lần lượt đạt VND11,560 tỷ (-5% YoY) và VND295 tỷ (+524% YoY). Trong đó,sản lượng của Nam Kim dù giảm nhẹ ở mảng tôn mạ với nhu cầu yếu do dịch bệnh nhưng mảng ống thép tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 562,069 tấn (-4.3% YoY) và 141,774 tấn (+71% YoY).
  • LNR tiếp tục tăng trưởng khả quan trong FY21. Năm FY21, MAS dự phóng doanh thu đạt VND16,766 tỷ (+45% YoY) và LNR đạt VND680 tỷ (+130% YoY). Tăng trưởng sản lượng tiêu thụ tôn và ống thép dự kiến lần lượt đạt 640,680 tấn (+14% YoY) và 163,040 tấn (+15% YoY).
  • Biên lợi nhuận từ HĐKD năm FY21 mở rộng nhờ giá HRC tăng mạnh từ 4Q20. Trong 2Q20-3Q20, giá HRC trung bình đạt USD500/tấn. Tuy nhiên, giá HRC trung bình trong 4Q20 và 1Q21 đã tăng mạnh, lần lượt đạt mức USD640/tấn và USD712/tấn. Biên lợi nhuận gộp của NKG trong 4Q20 đạt 9% (sv. 4% trong 4Q19).
  • Cải thiện chất lượng bảng cân đối kế toán, dự phóng tỷ suất cổ tức tiền mặt năm FY21 đạt 5.4%. MAS đánh giá từ năm FY17 đến nay, đây là lần đầu tiên Nam Kim duy trì được chất lượng bảng cân đối kế toán ở mức an toàn.
  • MAS điều chỉnh tăng giá mục tiêu lên mức VND 27,600 (upside +25.2% – Báo cáo cập nhập NKG – MUA) với PE forward FY21 ở mức 7.4x. Biên lợi nhuận HĐKD của công ty cải thiện nhanh hơn so với kỳ vọng của

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7030_NKG_MAS_2021-3-17.pdf

10.   Triển vọng ngành ngân hàng [ Tích cực ]: Tăng trưởng đột biến trong Q1/2021 – SSI – 18/03/2021

  • SSI kỳ vọng ngành ngân hàng tiếp tục tăng trưởng vượt trội so với các ngành khác trong Q1/2021, nhờ tỷ suất lợi nhuận tương đối hấp dẫn và triển vọng tín dụng được cải thiện khi hầu hết các ngân hàng đã đẩy nhanh xóa nợ xấu và tăng cường trích lập dự phòng bao nợ xấu trong Q4/2020. Tại ngày 31/12/2020, LLCR trung bình đạt mức cao nhất trong ba năm qua. Với các ngân hàng SSI nghiên cứu, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế sẽ tăng khoảng 55% -65% so với cùng kỳ. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có khả năng sẽ đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục hơn nữa, tăng khoảng 75% -85% so với cùng kỳ khi các ngân hàng này đã tăng cường trích lập dự phòng để giải quyết các tài sản có vấn đề. Trong khi đó, các ngân hàng thương mại cổ phần dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế khoảng 45% -55% so với cùng kỳ.
  • Tăng trưởng tín dụng đạt 15% so với cùng kỳ. SSI ước tính tăng trưởng tín dụng bình quân so với đầu năm của 10 ngân hàng thuộc phạm vi nghiên cứu sẽ đạt mức tương đương Q1/2020 là +1,5%-1,6% so với đầu năm hay +15% so với cùng kỳ, ngoại trừ MBB và VIB – hai ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng tốt trong hai tháng đầu năm 2021.
  • SSI tin rằng Q1/2021 sẽ là đỉnh cao của tăng trưởng so với cùng kỳ trong năm 2021, vì các ngân hàng đã ghi nhận nhiều thu nhập bất thường (kinh doanh ngoại hối, kinh doanh trái phiếu….) trong 9 tháng cuối năm 2020. Cả năm 2021, lợi nhuận trước thuế ước tính sẽ đạt mức tăng trưởng ấn tượng là +24% so với cùng kỳ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng +15% so với cùng kỳ và chi phí tín dụng giảm (-22 bps). Do đó, SSI duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng ngành ngân hàng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7041__SSI_2021-3-18.pdf

11.  Triển vọng ngành Vận tải hàng không [ Trung lập ]: Hồi phục chậm. Triển vọng chưa rõ ràng – Báo cáo cập nhật – BVSC– 18/03/2021

  • Hộ chiếu vaccine là lời giải cho các đường bay quốc tế. Việc các quốc gia đang nghiên cứu để triển khai hộ chiếu vaccine tạo cơ sở cho BVSC tin tưởng về việc các đường bay quốc tế có thể được nối lại trong nửa cuối năm 2021.
  • Đóng góp từ thị trường quốc tế trong năm 2021 là chưa nhiề Trong năm 2019, thị trường quốc tế ước chiếm lần lượt là 65% và 50% doanh thu của HVN và VJC. BVSC cho rằng một số đường bay sẽ được mở thí điểm và tăng dần tần suất vào cuối năm 2021. Tuy nhiên, việc mở lại giai đoạn này sẽ bị giới hạn ở một số quốc gia, với tần suất thấp để có thể dễ dàng kiểm soát. Do đó đóng góp vào tổng doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành là không đáng kể.
  • Thị trường nội địa cạnh tranh gay gắ Tình trạng dư cung tại thị trường nội địa ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hầu hết các hãng hàng không, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng là khác nhau. BVSC cho rằng tác động lên VJC sẽ ít nghiêm trọng hơn nhờ đã có kinh nghiệm với mô hình giá rẻ, trong khi HVN hoạt động với mô hình máy bay truyền thống sẽ chịu ảnh hưởng lớn hơn khi giá giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7035__BVSC_2021-3-18.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN