TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 16/08 – 20/08/2021

Lượt xem: 2163 | Ngày đăng: 27/08/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 16/08 20/08/2021

  1.   VRE [ MUA – 33,400đ/cp]: Ảnh hưởng trước tình hình dịch bệnh – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021.
  2.   STK [ Trung lập – 46,100đ/cp ]: Triển vọng kinh doanh trung dài hạn hứa hẹn nhờ xu hướng chuyển dịch và chiến lược “xanh hóa” toàn cầu – Báo cáo cập nhật – BVSC – 16/08/2021.
  3.   KDH [ Nắm giữ – 41,400đ/cp] Doanh thu & lợi nhuận ổn định trong 2021 – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021.
  4.   VNM [ Nắm giữ – 93,000đ/cp]: Nửa sau 2021 khó khăn – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021.
  5.   NLG [ Nắm giữ – 45,000đ/cp ]: Ghi nhận thu nhập trong nửa cuối năm – Báp cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021.
  6.   MML [ Tích cực  – 81,400đ/cp ]: Định giá đã ở mức hợp lý – Báo cáo cập nhật – VNDS – 16/08/2021.
  7.   GMD [ Tích cực – 56,200đ/cp Gemalink sẽ hoạt động hết công suất vào 2022 –Cập nhật công ty – SSI – 16/08/2021.
  8.   VCB [ MUA – 112,600đ/cp ]: Trên đỉnh lợi nhuận  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021.
  9.   NVL [ Tích cực – 107,700đ/cp ]: Định giá đã hợp lý dù dài hạn tích cực – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/08/2021.
  10. Ngành phân bón [ Trung lập ]: Lợi nhuận 2021 mạnh mẽ, nhưng định giá không hấp dẫn – SSI – 19/08/2021.
  11. ADS [ MUA – 37,958đ/cp ]: Kết quả kinh doanh 6T2021 – Cập nhật công ty – VCBS – 18/08/2021.
  12. CTG [ MUA – 40,600đ/cp ]: Đẩy mạnh trích lập trong 2Q2021 – KBSV – 17/08/2021.
  13. BMP [ Kém khả quan  – 51,700đ/cp ]: Hạ khuyến nghị: tác động từ dịch Covid-19 và chi phí đầu vào tăng – SSI – 17/08/2021.
  14. SZC [ Trung lập – 42,700đ/cp ]: Tăng trưởng khả quan nhờ các nhà đầu tư trong tập đoàn Sonadezi – SSI – 16/08/2021.
  15. CTR [ Trung lập – 88,900đ/cp ]: Lợi thế từ vị trí dẫn đầu thị phần của Tập đoàn Viettel – SSI – 16/08/2021.
  16. BMP [ Trung lập – 61,412đ/cp ]: Dự báo KQKD Quý 3/2021 tiếp tục giảm sâu – Báo cáo cập nhật – BVSC – 18/08/2021.
  17. CTG [ Phù hợp thị trường – 35,100đ/cp ]: Tăng trích lập cho các khoản nơ tái cơ cấu – Báo cáo phân tích – VCBS – 16/08/2021.
  18. TV2 [ MUA – 59,900đ/cp]: Soi sáng mọi nẻo đường – Báo cáo ngắn – MAS – 17/08/2021.
  19. PVS [ Tích cực – 30,200đ/cp ]: Duy trì triển vọng tích cực –Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/08/2021.
  20. MSH [ Tích cực – 78,700đ/cp]: Điểm nhấn đầu tư – Báo cáo cập nhật – VCBS – 19/08/2021.
  21. CTG [ Tích cực – 42,000đ/cp ]: Q2/21 kém khả quan khi trích lập dự phòng tăng cao – Báo cáo cập nhật – VNDS – 19/08/2021.
  22. MBB [ MUA – 31,100đ/cp ]: Củng cố lợi thế cạnh tranh dài hạn –Báo cáo phân tích – VCBS – 19/08/2021.
  23. MWG [ Tích cực – 175,700đ/cp]: Những sóng gió ngắn hạn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 19/08/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.VRE [ MUA – 33,400đ/cp]: Ảnh hưởng trước tình hình dịch bệnh – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021

  • Dịch bệnh Covid bùng phát trở lại vào đầu tháng 6 khiến cho ngành bán lẻ nói chung và VRE nói riêng chịu ảnh hưởng khi phải đóng cửa nhiều trung tâm thương mại, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vốn chiếm hơn 30% trung tâm thương mại.
  • Doanh thu giảm nhẹ 7.3% còn 1,510 tỷ đồng, trong đó doanh thu hoạt động cho thuê tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ năm trước, còn doanh thu từ bàn giao sản phẩm bất động sản giảm mạnh chỉ còn 96 tỷ đồng (cùng kỳ lên đến 294 tỷ đồng). Điều này phù hợp với nhận định của MAS về việc tỷ trọng từ bàn giao bất động sẽ giảm dần trong tương lai.
  • Kết thúc 6 tháng đầu năm, VRE đạt được 3,737 tỷ đồng doanh thu và 1,169 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 13% và 40% so với cùng kỳ năm trước và đạt 42% chỉ tiêu doanh thu và 47% chỉ tiêu lợi nhuận. Tuy vậy với tình hình diễn biến dịch phức tạp như hiện nay, MAS dự phóng kết quả kinh doanh quý 3 năm nay sẽ giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng kỳ vọng sẽ bật lại mạnh mẽ trong quý 4 khi dịch bệnh bắt đầu được kiểm soát và các trung tâm thương mại được mở lại.
  • MAS hạ dự phóng doanh thu VRE năm 2021 6.6% xuống còn 8,543 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 2,592 tỷ đồng (giảm 5.8% so với dự phóng trước đó), trong đó hầu hết đến từ hoạt động cho thuê. Tuy vậy, nhìn chung kết quả kinh doanh của VRE theo dự phóng của MAS vẫn khả quan so với năm 2020, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ lần lượt 2.6% và 8.7%.
  • MAS duy trì khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng cho cổ phiếu VRE và điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống còn 33,400 đồng do những diễn biến khó lường của dịch bệnh. MAS cũng lưu ý một số rủi ro nhất định sau đối với VRE: a) cạnh tranh từ thương mại điện tử, và b) kế hoạch tăng trưởng có thể bị chậm lại do Vingroup tập trung vào các mảng kinh doanh chiến lược khác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8530_VRE_MAS_2021-8-16.pdf

2.   STK [ Trung lập – 46,100đ/cp ]: Triển vọng kinh doanh trung dài hạn hứa hẹn nhờ xu hướng chuyển dịch và chiến lược “xanh hóa” toàn cầu – Báo cáo cập nhật – BVSC – 16/08/2021

  • STK ghi nhận KQKD 1H21 hồi phục mạnh mẽ so với cùng kỳ, với doanh thu và LNST đạt 1.077 tỷ VNĐ (+24% yoy) và 141 tỷ VNĐ (gấp 2.6x cùng kỳ).
  • Sợi tái chế tiếp tục là động lực thúc đẩy KQKD nhờ xu hướng “xanh hóa” toàn cầu, với doanh thu tăng 98% yoy và đóng góp 57% doanh thu Công ty.
  • Trong ngắn hạn, do ảnh hưởng từ cách biện pháp phòng chống dịch, mặc dù vẫn có thể duy trì sản xuất, KQKD 3Q21 sẽ kém tích cực hơn 1H21. Thực tế, từ cuối tháng 7, Công ty vận hành khoảng 60% công suất do hạn chế từ chính sách “3 tại chỗ.
  • BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021 đạt mức 1.915 tỷ VNĐ (+8% yoy) và 243 tỷ VNĐ (+66% yoy), tương đương mức EPS điều chỉnh đạt 2.982 VNĐ/CP. BVSC kỳ vọng đợt dịch lần này sẽ được kiểm soát tích cực và tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu dần bình thường hóa vào giữa tháng 9.
  • Quyết định về ban hành thuế chống bán phá giá sơ bộ với các loại sợi polyester nhập khẩu sẽ là động lực cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn và cải thiện năng lực cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong trung dài hạn.
  • Dự án Unitex, là chiến lược của STK nhằm nắm bắt được triển vọng trung dài hạn trên, dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi so với hiện tại vào 2025. Tổng mức đầu tư dự án vào khoảng 120 triệu USD, với tỷ lệ vốn vay khoảng 70%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8529_STK_BVSC_2021-8-16.pdf

3.   KDH [ Nắm giữ – 41,400đ/cp] Doanh thu & lợi nhuận ổn định trong 2021 – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021

  • MAS giữ nguyên mức giá mục tiêu 41.400 đồng/cp cho cổ phiếu KDH, không thay đổi so với kỳ báo cáo gần nhất (Tiến chậm nhưng chắc chắn–20/05/2021). Thị giá cổ phiếu đã tăng 15% kể từ báo cáo gần nhất (VNIndex +6% trong cùng giai đoạn). Vì vậy, MAS điều chỉnh khuyến nghị về Nắm Giữ đối với KDH.
  • Rủi ro: Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 với tình trạng giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh trên toàn quốc khiến các dự án dừng thi công, tiến độbán hàng phải điều chỉnh..
  • KQKD 1H21: Doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 1.948 tỷ đồng (+31,1% YoY) và 470 tỷ đồng (+15,2% YoY). Doanh thu và LNST trong 6 tháng đầu năm đến từ bàn giao các dựán: Lovera Vista, Safira và Verosa Park. Trong đó, dựán Lovera Vista bắt đầu bàn giao từ T5/2021.
  • Dự kiến 2H21: Không thay đổi so với báo cáo gần nhất. Trong 2H21, doanh thu và lợi nhuận dự phóng đạt lần lượt 2.799 tỷ đồng (-8,1% YoY) và 689 tỷ đồng (-7,7% YoY), chủ yếu đến từ Lovera Vista do đây là dự án mới bàn giao, trong khi đó số lượng hàng tồn của 2 dựán Safira và Verosa Park không còn nhiều.
  • 2 dự án mới trong năm nay là Armena (4,7ha, Phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức) và Clarita (5,8ha, Phường Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức) với sản phẩm chính là nhà liên kế và biệt thự. Tuy nhiên, tiến độ triển khai có thể bị ảnh hưởng bởi tác động từ dịch bệnh. MAS kỳ vọng KDH sẽ triển công tác khai bán hàng 2 dự án này vào 4Q21.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8533_KDH_MAS_2021-8-16.pdf

4.   VNM [ Nắm giữ – 93,000đ/cp]: Nửa sau 2021 khó khăn – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021

  • MAS điều chỉnh khuyến nghị cho cổ phiếu VNM về mức Nắm Giữ với giá mục tiêu là 93,000 đồng. Giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số 19.5 (mức trung bình từ đầu năm 2021 đến hiện tại) áp dụng trên EPS dự phóng năm 2021.
  • Doanh thu giảm do COVID. Kết quả nghiên cứu thị trường của Kantar World Panel trong 5 tháng đầu năm 2021 cho thấy tiêu dùng các sản phẩm sữa giảm 5% so với CK ở khu vực thành thị và tăng nhẹ 3% so CK ở khu vực nông thôn do tác động của làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021.
  • Lợi nhuận ròng giảm do áp lực kép. Giá sữa bột nguyên liệu thế giới tăng 34% so ck trong 6T2021. Hiện tượng này khiến biên LN gộp 6T2021 của VNM giảm 2.7 điểm phần trăm so CK. Với biên LN gộp giảm và DT giảm, VNM ghi nhận LN ròng giảm 7.6% so CK, xuống 5,411 tỷ đồng.
  • MAS dự phóng doanh thu nội địa của VNM năm 2021 sẽ giảm 4.0% so CK về mức 48,808 tỷ đồng do tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong 6T cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8537_VNM_MAS_2021-8-17.pdf

 

5.   NLG [ Nắm giữ – 45,000đ/cp ]: Ghi nhận thu nhập trong nửa cuối năm – Báp cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021

  • Khuyến nghị:MAS giữ nguyên mức giá mục tiêu 45.000 đồng/cp cho cổ phiếu NLG, không thay đổi so với kỳ báo cáo gần nhất (Chuyển hóa nội lực–04/05/2021). Thị giá cổ phiếu đã tăng 20% kể từ báo cáo gần nhất (VNIndex +9% trong cùng giai đoạn), do đó MAS điều chỉnh khuyến nghị về Nắm Giữ đối với NLG.
  • Rủi ro: Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4với tình trạng giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh trên toàn quốc khiến các dự án dừng thi công, tiến độ bán hàng phải điều chỉnh.
  • KQKD 1H21: Doanh thu thuần và LNST lần lượt đạt 636 tỷđồng (-3,3% YoY) và 412 tỷđồng (+131% YoY). Trong đó lợi nhuận chủ yếu đến trong Quý 1 từ khoản thu nhập đánh giá lại chênh lệch giá mua và giá thị trường của dự án Izumi City khi NLG tăng tỷ lệ sở hữu từ 35,1% lên 65,1%.
  • Phát hành cổ phiếu riêng lẻ: NLG đã được UBCKNN chấp thuận phát hành riêng lẻ 60 triệu cổphiếu với giá dự kiến phát hành từ 30.800 – 37.600 đồng/cp, dự kiến NLG sẽ thu về ~2.000 tỷ đồng. Số vốn sẽ được dùng để nhận chuyển nhượng dự án PG Hải Phòng (200 tỷ) và phát triển dự án Akari Lô F (1.800 tỷ đồng). Thời gian phát hành dự kiến trong 2H21.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8531_NLG_MAS_2021-8-16.pdf

6.   MML [ Tích cực  – 81,400đ/cp ]: Định giá đã ở mức hợp lý – Báo cáo cập nhật – VNDS – 16/08/2021

  • MML đã ghi nhận mức tăng giá ấn tượng 48,6% kể từ đầu năm nay. VNDS cho rằng đà tăng mạnh của giá cổ phiếu đã phản ánh kỳ vọng của các nhà đầu tư vào kết quả kinh doanh tích cực của công ty sau khi thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực thịt mát và mở rộng sang thị trường mới (gia cầm) thông qua 3F Việt.
  • Tuy nhiên, VNDS vẫn ưa thích MML cho đầu tư dài hạn nhờ yếu tố LN ròng tăng trưởng cao trong 2-3 năm tới (với mức tăng trưởng kép 29,1% trong giai đoạn 2021-23).
  • Do đó, VNDS hạ đánh giá xuống Trung lập với giá mục tiêu cao hơn là 81.400 đồng dựa trên tỷ trọng bằng nhau giữa phương pháp định giá DCF (WACC: 10,5%, chi phí vốn: 12,9%, tăng trưởng dài hạn: 1,0%) và EV/EBITDA mục tiêu là 15,0 lần.
  • MAS áp dụng EBITDA trung bình 2021-22 và nâng EV/EBITDA mục tiêu từ 12,0x lên 15,0x nhằm phản ánh tốt hơn theo biến động của thị trường hiện tại. Rủi ro tăng giá là tốc độ mở rộng điểm bán lẻ nhanh hơn so với kỳ vọng. Rủi ro giảm giá bao gồm giá lợn hơi và các nguyên liệu đầu vào mảng TACN cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8541_MML_VNDS_2021-8-17.pdf

7. GMD [ Tích cực – 56,200đ/cp Gemalink sẽ hoạt động hết công suất vào 2022 –Cập nhật công ty – SSI – 16/08/2021

  • SSI duy trì triển vọng tích cực đối với Gemadept. Về phía cầu, SSI kỳ vọng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng mạnh mẽ trong năm 2021 và 2022. Tuy nhiên, về phía cung, hoạt động sản xuất của Việt Nam có thể gặp khó khăn trong nửa cuối 2021 do dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát tại các tỉnh miền Nam.
  • SSI cho rằng Gemadept là một lựa chọn đầu tư tốt trong ngành logistics Việt Nam với mạng lưới logistic tích hợp rộng khắp cả nước. SSI nhắc lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với GMD với giá mục tiêu 1 năm là 56.200 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 14,7%).
  • Khuyến nghị của SSI chưa bao gồm tác động tiềm năng từ việc nâng giá sản dịch vụ cảng biển, hay tác động từ việc thoái vốn các dự án BĐS/ cao su/ cảng, đây có thể là yếu tố tác động tích cực đến giá cổ phiếu GMD.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8572_GMD_SSI_2021-8-17.pdf

8.      VCB [ MUA – 112,600đ/cp ]: Trên đỉnh lợi nhuận  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/08/2021

  • Duy trì động lực tăng trưởng về cả quy mô lẫn lợi nhuận. Trong 6T 2021, dư nợ tín dụng của VCB đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng tăng 9.8% đạt 921,948 tỷ đồng (so với hạn mức được cấp là 10.5%), trong đó cho vay khách hàng cá nhân (tăng trưởng cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEslà động lực tăng trưởng chính với mức tăng lần lượt là 11.8% và 9.8% so với đầu năm.
  • Lợi nhuận vẫn cao trong bối cảnh tăng mạnh trích lập dự phòng nhằm duy trì chất lượng tài sản. Trong 6T 2021, VCB đã tiến hành trích lập lớn (5,500 tỷ đồng) và dự kiến sẽ trích lập hơn 10,000 tỷ cho cả năm mặc dù tỉ lệ LLR của VCB đang ở mức cao nhất so với toàn ngành (368% – cuối 2020).
  • Vùng định giá hấp dẫn,tương đối an toàn trong trung hạn và động lực từcâu chuyện tăng vốn. Dựa vào kết quả thực hiện 6T 2021, Kế hoạch kinh doanh 2021 và chiết khấu thêm các rủi ro liên quan tới dịch Covid-19, MAS dự phóng cả năm 2021, VCB sẽ đạt được EPS VND5,546 và Giá trịsổ sách VND30,428.
  • Tăng tỉ trọng với giá mục tiêu 112.600 đồng/ cổ phiếu. MAS khuyến nghị tăng tỉ trọng cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 112.600 đồng/ cổ phiếu, được xác định dựa trên phương pháp so sánh..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8539_VCB_MAS_2021-8-17.pdf

9.    NVL [ Tích cực – 107,700đ/cp ]: Định giá đã hợp lý dù dài hạn tích cực – Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/08/2021

  • Trong Q2/21, doanh thu thuần của NVL tăng 258,4% svck lên 2.544 tỷ đồng nhờ ghi nhận lượng bàn giao BĐS lớn đạt 2.173 tỷ đồng (+506,9% svck). Trong đó, các dự án BĐS nghỉ dưỡng (NovaWorld Hồ Tràm, NovaHill Mũi Né, NovaWorld Phan Thiết) đóng góp gần 70% doanh thu bàn giao, dự án nằm ở trung tâm TP.HCM (Saigon Royal, Victoria Village) chiếm hơn 25% và phần còn lại được ghi nhận từ những căn đầu tiên tại Aqua City.
  • Trong Q2/21, NVL bán được 2.569 căn (+134,0% svck), tương đương 1,3 tỷ USD (~28.110 tỷ đồng) từ Aqua City, NovaWorld Phan Thiết và NovaWorld Hồ Tràm. Lũy kế 6 tháng đầu năm, số lượng và giá trị ký bán mới ghi nhận lần lượt là 4.388 căn (+141,1% svck) và 1,98 tỷ USD (+204,2% svck).
  • VNDS nâng dự báo LN ròng giai đoạn 2021-2023 lên 7,7%-39,9% do điều chỉnh tăng thêm 860 tỷ đồng doanh thu bàn giao từ Saigon Royal và Victoria Village vào năm 2021.
  • Giá mục tiêu mới dựa trên phương pháp RNAV của VNDS là 107.700 đồng, tương ứng với khuyến nghị Trung lập cho cổ phiếu NVL. VNDS cho rằng NVL đã đạt mức định giá hợp lý do cổ phiếu này đã tăng 123% so với đầu năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8575_NVL_VNDS_2021-8-19.pdf

10.            Ngành phân bón [ Trung lập ]: Lợi nhuận 2021 mạnh mẽ, nhưng định giá không hấp dẫn – SSI – 19/08/2021

  • Do thiếu than, nguồn cung urea tại Trung Quốc giảm trong 6T2021. Cùng với giá dầu tăng, giá urea thế giới tăng. SSI ước tính nguồn cung hạn chế vẫn tiếp diễn trong 2022, do đó giá urea trên thị trường vẫn ở mức cao. Do thiếu cung urea trong nước và thế giới, các công ty sản xuất urea Việt Nam (DPM, DCM) ghi nhận lợi nhuận mạnh mẽ trong Q2/2021 do giá bán urea cao có thể bù đắp cho việc giá khí đầu vào tăng.
  • Vì vậy, SSI điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận 2021 đối với DPM (+75%) và DCM (+62%). Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu DPM và DCM có thể vẫn duy trì đà tăng nhờ tăng trưởng lợi nhuận đáng khích lệ trong nửa cuối 2021 (46% YoY đối với DPM và 60% YoY đối với DCM) nhờ giá urea tăng.
  • Tuy nhiên, trong Q3/2021, SSI ước tính sản xuất urea trong nước sẽ tăng. Trong trường hợp thừa cung tại thị trường urea trong nước, DPM và DCM có thể xuất khẩu sản lượng dư thừa sang các thị trường nước ngoài và hưởng giá bán cao. Do đó, lợi nhuận 2022 có thể duy trì ở mức cao, mặc dù tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ có thể không đáng kể do cơ sở so sánh cao trong năm 2021.
  • SSI tăng giá mục tiêu đối với DPM (từ 19.700 đồng/cp lên 32.000 đồng/cp) và DCM (từ 19.100 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp) dựa trên ước tính 2022. Định giá cổ phiếu hiện tại đã ở mức cao. SSI khuyến nghị TRUNG LẬP đối với DPM (giảm 8% so với giá hiện tại, tỷ suất cổ tức 5%, ROI -3%) và DCM (tăng 7% so với giá hiện tại, tỷ suất cổ tức 4%, ROI 11%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8574_none_SSI_2021-8-19.pdf

11.            ADS [ MUA – 37,958đ/cp ]: Kết quả kinh doanh 6T2021 – Cập nhật công ty – VCBS – 18/08/2021

  • Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu đầu vào và triển vọng giá thành phẩm tăng giúp tăng biên lợi nhuận cho mảng kinh doanh chính của ADS. Theo chia sẻ của doanh nghiệp, ADS nhập khẩu 100% bông từ nước ngoài và đã mua đủ hàng tồn kho cũng như kí kết các hợp đồng đảm bảo nguồn cung hết năm 2021.
  • Ngoài ra, ADS hưởng lợi chung từ diễn biến xuất khẩu tích cực của dệt may Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Công thương, 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt và may mặc đạt 18,6 tỷ USD, tăng 14,1%. Đồng thời, kim ngạch xuất khẩu sơ, sợi dệt các loại đạt 3 tỷ USD, tăng 63% so với cùng kỳ.
  • Trong năm 2021, ADS dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 100 tỷ thực hiện các dự án kinh doanh mảng sợi và mảng bất động sản.
  • ADS thành lập năm 2006 với sản phẩm chính là sợi, khăn bông và nhà ở xã hội. Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính là sản xuất sợi bông và xuất khẩu khăn, ADS bắt đầu lấn sân sang mảng BĐS nhà ở và công nghiệp với hàng loạt dự án đang được đầu tư tới 2023, tạo ra động lực tăng trưởng mới cho doanh nghiệp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8557_ADS_VCBS_2021-8-19.pdf

12.         CTG [ MUA – 40,600đ/cp ]: Đẩy mạnh trích lập trong 2Q2021 – KBSV – 17/08/2021

  • 2Q2021, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 10,879 tỷ VND (+2.2% QoQ, +39.5% YoY); TOI đạt 14,083 tỷ VND (+9.0% QoQ, +41.2% YoY). Tuy nhiên, chi phí dự phòng tăng mạnh, đạt 7,106 tỷ VND, (+221% YoY, +426% QoQ) khiến cho LNST 2Q2021 chỉ đạt 2,239 tỷ VND (-65.4% QoQ, -38.0% YoY).
  • Tỷ lệ nợ xấu 2Q2021 đạt 1.34%, tăng 46bps QoQ, chủ yếu do nợ nhóm 5 tăng đột biến 59bps QoQ. Theo thông tin từ phía CTG, đây là phần nợ xấu tương ứng của một doanh nghiệp lớn, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 tuy nhiên không thuộc đối tượng được áp dụng cơ cấu nợ theo thông tư 01/2020 và 03/2021.
  • Trong 2H2021, CTG đặt mục tiêu NPL < 1.5%, tăng trưởng tín dụng hiện tại đã đạt gần biên độ NHNN đặt ra là 7.5% và kì vọng nới được tăng trưởng trong thời gian tới. Ngoài ra, CTG dự định trích lập hết phần dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo thông tư 03 trong năm 2021.
  • Trong trường hợp thuận lợi, CTG có thể bắt đầu ghi nhận Upfront fee từ hợp tác độc quyền phân phối bảo hiểm với Manulife vào 4Q2021 hoặc muộn hơn vào 1Q2022 sau khi Manulife hoàn tất mua lại Aviva.
  • Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTG. Giá mục tiêu là 40,600 VND/cp, cao hơn 17.3% so với giá tại ngày 17/08/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8581_CTG_KBSV_2021-8-19.pdf

13.      BMP [ Kém khả quan  – 51,700đ/cp ]: Hạ khuyến nghị: tác động từ dịch Covid-19 và chi phí đầu vào tăng – SSI – 17/08/2021

  • Mặc dù doanh thu tăng trưởng tích cực 16% trong Q2/2021, lợi nhuận sau thuế (LNST) của BMP giảm -73% so với cùng kỳ đạt 42 tỷ đồng do tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh, xuất phát từ chi phí đầu vào tăng cao. Kết quả kinh doanh của công ty có thể đạt mức thấp nhất từ trước đến nay trong Q3/2021, với công suất hoạt động giảm xuống khoảng 20% -50% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 do giãn cách xã hội ở miền Nam. SSI hạ ước tính sản lượng tiêu thụ năm 2021 của BMP từ 115 nghìn tấn xuống 99 nghìn tấn (-10% so với cùng kỳ) và tỷ suất lợi nhuận gộp ước tính từ 18,2% xuống 14,0%.
  • Theo đó, SSI kỳ vọng doanh thu và LNST năm 2021 lần lượt đạt 4,8 nghìn tỷ đồng (+3% so với cùng kỳ) và 202 tỷ đồng (-61% so với cùng kỳ). Do đó, SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu từ TRUNG LẬP xuống KÉM KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 51.700 đồng/cổ phiếu (từ giá mục tiêu trước đây là 55.000 đồng/cp), dựa vào hệ số P/E mục tiêu không đổi là 11x và ước tính lợi nhuận năm 2022 (trước đây áp dụng ước tính lợi nhuận năm 2021).
  • SSI cho rằng giá cổ phiếu có thể giảm trong ngắn hạn và sau đó sẽ ổn định trở lại sau khi KQKD từ Q4/2021 phục hồi. Năm 2022, kết quả kinh doanh của công ty có thể tăng trở lại với lợi nhuận ròng ước tính đạt 391 tỷ đồng (+94% so với mức thấp trong năm 2021), nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 13% và giá hạt nhựa điều chỉnh 5%. Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: chi phí đầu vào thấp hơn ước tính.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8573_BMP_SSI_2021-8-17.pdf

14.       SZC [ Trung lập – 42,700đ/cp ]: Tăng trưởng khả quan nhờ các nhà đầu tư trong tập đoàn Sonadezi – SSI – 16/08/2021

  • SSI cho rằng lợi nhuận gộp biên của SZC có thể duy trì trên 60% do chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng tại KCN Châu Đức ở mức thấp. Ngoài ra, nhu cầu đất thuê sẽ tăng do sự chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và sự phát triển cơ sở hạ tầng ở Bà Rịa – Vũng Tàu, giúp nhu cầu đất thuê dự kiến sẽ tăng 5-8% so với cùng kỳ trong giai đoạn 2021- 2025.
  • Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tác động của dịch Covid-19 đã làm giảm số lượng nhà đầu tư mới trong Q3/2021. SSI hạ khuyến nghị MUA xuống TRUNG LẬP sau khi giá cổ phiếu đã tăng 35,3% kể từ tháng 7/2021, với giá mục tiêu là 42.700 đồng/cổ phiếu.
  • KQKD 6T2021. Doanh thu trong Q2/2021 đạt 224 tỷ đồng (+46,7% so với cùng kỳ) và LNST đạt 109,4 tỷ đồng (+53% so với cùng kỳ). Phần lớn doanh thu từ cho thuê đất KCN Châu Đức, đạt 221 tỷ đồng (+65,8% so với cùng kỳ) với 25 ha đất đã cho thuê.
  • Ước tính lợi nhuận. Trong nửa cuối năm 2021, SSI ước tính doanh thu đạt 179 tỷ đồng (+12,5% so với cùng kỳ) và LNST đạt 76 tỷ đồng (+25,2% so với cùng kỳ), chủ yếu từ 13,5 ha cho D2D thuê vào tháng 7/2021.
  • Rủi ro: (1) Chi phí đền bù giải tỏa tăng cao; (2) Các vấn đề về quy định của Khu đô thị Châu Đức có thể khiến dự án bị đình trệ; (3) Dòng tiền từ dự án BOT giảm do việc thu phí bị tạm dừng trong một năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8544_SZC_SSI_2021-8-17.pdf

15.      CTR [ Trung lập – 88,900đ/cp ]: Lợi thế từ vị trí dẫn đầu thị phần của Tập đoàn Viettel – SSI – 16/08/2021

  • Tăng trưởng LNST 2021 ước tính đạt 23% YoY. Theo ban lãnh đạo, CTR ước tính tăng trưởng cao hơn ở 30% YoY theo kịch bản cơ sở. Ước tính của SSI cẩn trọng hơn do tác động tiềm ẩn từ Covid-19.
  • Trước khi có thêm động lực tăng trưởng nhờ 5G vào cuối 2022, CTR đã hưởng lợi lớn từ việc mở rộng thị trường của Tập đoàn Viettel. Trong giai đoạn 2018-2020, thị phần số lượng thuê bao điện thoại di động của Viettel tăng lên 54% trong 2020, tăng 4% so với 2018. Trong khi đó, trong giai đoạn 2017-2019, thị phần băng thông internet của Viettel tăng mạnh từ 31,4% lên 38,6%.
  • Mảng cho thuê hạ tầng viễn thông bắt đầu tăng đóng góp vào lợi nhuận gộp. Trong 6T2021, tỷ trọng của mảng này trong lợi nhuận gộp đã tăng lên 14% từ mức chỉ 2% trong 6T2020.
  • Động lực tăng trưởng chính cho CTR từ những mãng kinh doanh ít chịu ảnh hưởng từ Covid-19 như quản lý, cho thuê và xây lắp hạ tầng viễn thông. CTR cũng có tăng trưởng EPS hấp dẫn trong 2021/2022/2023 là 22%/15%/25%, so với các công ty cùng ngành trong Châu Á là 20%/10%/8% tương ứng. Với giá mục tiêu 1 năm là 88.900 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 6%, SSI khuyến nghị Trung lập đối với CTR.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8545_CTR_SSI_2021-8-17.pdf

16.         BMP [ Trung lập – 61,412đ/cp ]: Dự báo KQKD Quý 3/2021 tiếp tục giảm sâu – Báo cáo cập nhật – BVSC – 18/08/2021

  • BMP báo cáo KQKD Quý 2/2021 kém lạc quan, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của BVSC: Doanh thu thuần tăng 16,1% YoY đạt 1.452,3 tỷ, khá sát với ước tính của BVSC là 1.485,2 tỷ; trong khi lợi nhuận ròng giảm mạnh 72,9% YoY xuống 41,8 tỷ, thấp hơn ước tính của BVSC là 109,4 tỷ (-30,0% YoY) ở báo cáo cập nhật trước của BVSC.
  • Sản lượng tiêu thụ Quý 2/2021 của BMP tăng nhẹ 1,6% YoY lên 30.244 tấn (+18,2% QoQ). Sau khi giá bán của BMP tăng do nguyên liệu đầu vào tăng đột biến, giá bán trung bình Quý 2/2021 tăng lên 48,0 triệu/ tấn (+6,5% QoQ; +13,9% YoY).
  • Risk-reward của BMP hiện chưa hấp dẫn: Mặc dù lợi nhuận 6 tháng đầu năm và triển vọng Quý 3/2021 dự báo kém lạc quan nhưng giá cổ phiếu của Công ty gần như không đổi so với đầu năm, BVSC tin rằng giá cổ phiếu chủ yếu được hỗ trợ bởi việc cổ đông lớn thứ hai của BMP đã gia tăng tỷ lệ sở hữu từ 5,98% lên hơn 10% hiện tại.
  • Dựa trên những thông tin mới cập nhật, BVSC hạ khuyến nghị đối với BMP xuống NEUTRAL và giảm giả mục tiêu theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiền xuống 61.412 đồng/cp (Upside: 7,2%), định giá BMP ở mức EV/ EBITDA năm 2022 là 5,32x.
  • BVSC cho rằng lợi nhuận sụt giảm trong Quý 3/2021 là thông tin không thuận lợi, có thể ảnh hưởng tiêu cực tới giá của cổ phiếu BMP. Khi diễn biến giá về vùng hấp dẫn, BVSC sẽ sớm cập nhật và đưa ra khuyến nghị với nhà đầu tư để có thể đón được cơ hội phục hồi của BMP trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8577_BMP_BVSC_2021-8-18.pdf

17.         CTG [ Phù hợp thị trường – 35,100đ/cp ]: Tăng trích lập cho các khoản nơ tái cơ cấu – Báo cáo phân tích – VCBS – 16/08/2021

  • Tăng trưởng tín dụng 8 – 12%/năm trong 3 năm tới: hiện tại CTG đã đáp ứng chỉ số an toàn vốn CAR theo thông tư 41 (Basel II) và ngân hàng cho biết kế hoạch tăng trưởng tín dụng 8 – 12%/năm trong 3 năm tới là hoàn toàn khả thi.
  • Kỳ vọng hoàn tất thủ tục chuyển đối tác bảo hiểm độc quyền vào cuối năm 2021 hoặc đầu 2022: hiện tại đối tác Manulife đang trong quá trình đợi hoàn tất các thủ tục để có thể sáp nhập với AVIVA, sau khi thực hiện sáp nhập, Manulife sẽ tiến hành ký kết hợp đồng phân phối bảo hiểm mới với CTG.
  • Thoái vốn các công ty con: CTG hiện vẫn tiếp tục thực hiện lộ trình thoái vốn tại các công ty con để gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu ngân hàng mẹ khi có nhà đầu tư chiến lược phù hợp tham gia.
  • Với thay đổi về giả định trích lập dự phòng, VCBS hạ dự phóng LNTT năm 2021 của CTG xuống 19.296 tỷ đồng (+13% yoy). VCBS ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu CTG là 38.233 đồng/cổ phiếu và khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với cổ phiếu của ngân hàng Vietinbank.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8555_CTG_VCBS_2021-8-18.pdf

18.     TV2 [ MUA – 59,900đ/cp]: Soi sáng mọi nẻo đường – Báo cáo ngắn – MAS – 17/08/2021

  • Giữ vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh và đầu tư các công trình điện như thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió. TV2 có nền tảng tài chính lành mạnh với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu quý 2/2021 chỉ ở quanh mức 9%. Đây là cơ sở giúp TV2 triển khai cùng lúc nhiều dự án. Mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 của TV2 sẽ tham gia làm chủ 500 MW nguồn điện.
  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng đạt 1.706 tỷ và 100 tỷ đồng, lần lượt tăng 66% và 6% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,2% xuống còn 6,5% do ảnh hưởng khó khăn từ dịch Covid; 2) doanh thu tài chính tăng 26% nhờ doanh thu tài chính khác; 3) chi phí bán hàng được nhận hơn 25 tỷ nhờ chi phí nhận được từ bảo hành.
  • Ảnh hưởng chung dịch Covid-19 đã tác động khiến nhu cầu tiêu thụ điện cả nước chậm lại khi sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2021 của EVN chỉ đạt 112 tỷ kw, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Trong khi, mức tăng trưởng sản lượng điện những năm gần đây duy trì quanh mức 9% – 11%.
  • Năm 2021, dự báo doanh thu và lãi ròng đạt 4.291 tỷ và 295 tỷ đồng, lần lượt tăng 28,2% và 12,4%: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 12,8% xuống 11,2% do khó khăn do giá thầu không khả quan trong mùa dịch Covid; 2) mảng hoạt động tư vấn, xây dựng điện được đóng góp chính từ các dự án như Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Điện gió Tân Thuận, Điện mặt trời Sơn Mỹ, …..
  • EPS forward 2021 đạt 6,548 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 7,6 lần. MAS đánh giá tích cực dành cho TV2: 1) công ty đầu ngành tư vấn, thi công xây lắp điện; 2) nhu cầu tiêu thụ điện kỳ vọng vẫn kỳ vọng duy trì nhịp tăng trưởng trung bình 9% – 10%/năm trong 5 năm tới thúc đẩy nhu cầu xây dựng điện cũng như nguồn thu mới từ khoản vốn đầu tư các dự án năng lượng; 3) tài chính lành mạnh, nợ vay thấp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8580_TV2_MAS_2021-8-19.pdf

19.       PVS [ Tích cực – 30,200đ/cp ]: Duy trì triển vọng tích cực –Báo cáo cập nhật – VNDS – 18/08/2021

  • Doanh thu (DT) thuần trong Q2/21 giảm 44,5% svck xuống còn 3.063 tỷ đồng chủ yếu do khối lượng công việc của mảng Cơ khí & Xây dựng (M&C) giảm. Biên LN gộp Q2/21 tăng 4,1 điểm % svck lên 8,5% theo đà phục hồi của giá dầu.
  • Bên cạnh hợp đồng mới được trao tại dự án Gallaf Batch 3 vào ngày 29/7, PVS còn tham gia vào các hợp đồng khảo sát địa chấn cho các dự án điện gió ngoài khơi như dự án Thăng Long và La Gàn.
  • Do khối lượng công việc mảng M&C và O&M (Vận hành & Bảo dưỡng) thấp hơn dự kiến và chi phí QLDN tăng đáng kể trong 6T21, VNDS giảm dự phóng EPS 2021 xuống 15,2%.
  • Do việc giá dầu cao hơn có thể thúc đẩy tâm lý thị trường đối với cổ phiếu dầu khí, VNDS nâng P/E mục tiêu 2021-23 từ 13,1 lần lên 15,4 lần (+1,5 độ lệch chuẩn sv. P/E trung bình 4 năm), điều này giúp làm mờ tác động của việc giảm dự phóng EPS năm 2021. Do đó, giá mục tiêu tăng lên 30.200 đồng, dựa trên tỷ trọng tương đương phương pháp định giá DCF và P/E mục tiêu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8576_PVS_VNDS_2021-8-19.pdf

20.      MSH [ Tích cực – 78,700đ/cp]: Điểm nhấn đầu tư – Báo cáo cập nhật – VCBS – 19/08/2021

  • Kết quả kinh doanh: Lũy kế 1H.2021, DTT và LNTT lần lượt đạt 2.153 tỷ đồng và 264 tỷ, tăng 13% và 77% so với cùng kỳ. Biên LNG đạt 21,1% so với 16,7% cùng kỳ do MSH đã tích lũy lượng hàng tồn kho giá rẻ từ đầu năm và có nhiều đơn hàng FOB với biên lợi nhuận cao hơn.
  • Triển vọng: Năm 2021, MSH có nhiều thuận lợi từ triển vọng ngành đến nội lực của công ty.
  • Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tiềm năng sang Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa hạ nhiệt và sang châu Âu khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020.
  • Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu tiềm năng sang Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ – Trung chưa hạ nhiệt và sang châu Âu khi hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020.
  • Nội lực tài chính của MSH vẫn trong đà khỏe mạnh lên nhờ thay đổi chính sách đối với các khoản phải thu và tăng cường nhiều hơn các đơn hàng FOB với biên lợi nhuận cao hơn hình thức CMT.
  • MSH là công ty may mặc lâu đời tại Việt Nam. Công ty đã và đang trở thành đối tác tin cậy của rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng trên toàn thế giới như Colombia Sportwear, Sae-A Trading, The Gap, Mango, G-III Fashion,… Do đó, VCBS khuyến nghị KHẢ QUAN và ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MSH cho năm 2021 là 86.848 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8594_MSH_VCBS_2021-8-20.pdf

 

21.      CTG [ Tích cực – 42,000đ/cp ]: Q2/21 kém khả quan khi trích lập dự phòng tăng cao – Báo cáo cập nhật – VNDS – 19/08/2021

  • CTG là ngân hàng lớn thứ ba tại Việt Nam, CTG hoàn toàn có vị thế để mở rộng sang mảng bán lẻ nhờ cơ sở khách hàng và chi nhánh mạng lưới rộng khắp cả nước.
  • Cuối năm 2020, CTG và Manulife Việt Nam thông báo đã ký thoả thuận thành lập quan hệ đối tác phân phối bảo hiểm độc quyền cho 16 năm. VNDS kỳ vọng doanh số bán bảo hiểm của ngân hàng sẽ đạt mức tăng trưởng kép 100% trong 3 năm tới – mức nhanh nhất trong các ngành kinh doanh của NH.
  • Vào tháng 8 năm 2021, CTG được thêm vào chỉ số thị trường Cận biên của Morgan Stanley Capital International (MSCI). Việc xuất hiện trong chỉ số sẽ giúp CTG thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.
  • Hiện tại, CTG đang giao dịch ở mức P/B 2021 là 1,7x, thấp hơn một chút so với trung bình ngành. VNDS cho rằng mức định giá như vậy là hoàn toàn hấp dẫn với một ngân hàng có ROE trung bình 2021-22 đạt mức 19%.
  • Tiềm năng tăng giá của CTG bao gồm việc ghi nhận từ thương vụ thoái vốn. Rủi ro giảm giá là chi phí vốn cao hơn dự kiến do cạnh tranh cho các khoản tiền gửi dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8599_CTG_VNDS_2021-8-20.pdf

22.       MBB [ MUA – 31,100đ/cp ]: Củng cố lợi thế cạnh tranh dài hạn –Báo cáo phân tích – VCBS – 19/08/2021

  • VCBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cơ hội đầu tư vào cổ phiếu MBB với tập khách hàng phong phú và đa dạng, chất lượng tài sản tốt, nguồn vốn dồi dào và triển vọng tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Giá trị hợp lý của cổ phiếu MBB là 39.484 đồng/cổ phiếu.
  • Tín dụng còn dư địa tăng trưởng tốt trong dài hạn.
  • Số lượng khách hàng tăng nhanh nhờ chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả với sự hỗ trợ của ngân hàng số.
  • Lợi thế về chi phí vốn và thanh khoản dồi dào giúp biên lãi ròng NIM tiếp tục duy trì ở mức cao.
  • Các công ty con hoạt động hiệu quả giúp thu nhập ngoài lãi tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Tiết giảm chi phí hoạt động nhờ ứng dụng công nghệ và số hóa vào hoạt động.
  • Áp lực trích lập thấp nhờ bắt đầu quá trình trích lập xử lý tài sản sớm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8593_MBB_VCBS_2021-8-20.pdf

23.      MWG [ Tích cực – 175,700đ/cp]: Những sóng gió ngắn hạn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 19/08/2021

  • Đối với mảng kinh doanh điện thoại di động và điện tử tiêu dùng (DTTD), VNDS cho rằng mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhưng doanh thu từ các mảng kinh doanh này sẽ phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch Covid-19 bị đẩy lùi nhờ thị phần thống trị của MWG (45% đối với điện tử tiêu dùng và 55% cho điện thoại di động) và hệ thống hoạt động hiệu quả của MWG.
  • Đối với mảng bách hóa, Covid-19 là đòn bẩy thúc đẩy kênh bán hàng hiện đại tại Việt Nam, trong đó BHX là chuỗi hưởng lợi với thị phần lớn (khoảng 20% vào cuối năm 2020), giúp MWG duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu trong thời gian đại dịch.
  • Định giá của VNDS cho TGDD & DMX giảm 5,6% so với dự báo trước đó do VNDS giảm doanh thu năm 2021/22 của TGDD xuống 9,21%/9,32% và doanh thu của DMX xuống 7,4%/12,9% để phản ánh những khó khăn trong ngắn hạn do các đợt giãn cách xã hội trên toàn quốc.
  • Giá cổ phiếu MWG đã tăng mạnh trong thời gian gần đây, 11,9% từ 01/07/21 đến 16/08/21 và 43% so với đầu năm, phần nào đã phản ánh triển vọng của BXH vào giá. Do đó, VNDS hạ khuyến nghị từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP do tiềm năng tăng giá ít đi.
  • Rủi ro giảm giá: Đại dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến, các cửa hàng BHX & DMX mở ít hơn dự kiến và doanh thu trên mỗi cửa hàng của mỗi chuỗi thấp hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8598_MWG_VNDS_2021-8-20.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN