TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 17/8-22/8/2020

Lượt xem: 1998 | Ngày đăng: 24/08/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm gửi Quý nhà đầu tư Cập nhật KQKD và các khuyến nghị đầu tư của các công ty chứng khoán từ 17 – 22/08/2020:

  1. TCB (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 22.200 Đồng/cp): Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2020: Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và kinh doanh trái phiếu là điểm sáng – SSI – Ngày 17/08/2020
  2. HVN (BÁN, Giá mục tiêu: 18.600 đồng/cp): Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2020 – SSI – Ngày 17/08/2020
  3. VSC (Phù hợp Thị trường, Giá mục tiêu: 36.700 Đồng/cp): Biên lợi nhuận cải thiện trong bối cảnh đầy khó khăn – SSI – Ngày 19/08/2020
  4. PLX: Kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm 2020 – SSI – Ngày 21/08/2020
  5. Khuyến nghị mua DXG với giá mục tiêu 12.800 đồng/CP – KIS – Ngày 17/08/2020
  6. Khuyến nghị tích cực dành cho BMP với giá mục tiêu 63.300 đồng/CP – BVSC – Ngày 20/08/2020
  7. DHC – Công suất nhà máy giấy mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ – Cập nhật KQKD – VCSC – Ngày 17/08/2020

7.1    DHC [MUA +41,0%] – Lợi nhuận duy trì mạnh mẽ; các biến động từ dịch COVID-19 dần hạ nhiệt – VCSC – Ngày 17/08/2020

  1. TDM [KHẢ QUAN +19,4%] – Tăng trưởng sản lượng thấp hơn trong năm 2020, triển vọng dài hạn duy trì ổn định – Cập nhật VCSC – Ngày 17/08/2020
  2. KDH – Dự án Verosa Park dẫn dắt tăng trưởng LN 6 tháng 2020 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  3. PPC [MUA +34,5%] – Lợi nhuận dự báo sẽ phục hồi từ năm 2021 – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020
  4. REE – Diễn biến kinh doanh mạnh mẽ của các mảng cho thuê văn phòng, bất động sản và nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi mảng điện và mảng M&E – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  5. BMP – KQKD 5 tháng đầu năm 2020 tích cực nhờ doanh số mạnh mẽ, chi phí đầu vào thấp – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – Ngày 18/08/2020
  6. TLG – Chuẩn bị cho năm 2020 thách thức trong khi xây dựng các yếu tố dẫn dắt dài hạn – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – Ngày 18/08/2020

13.1   TLG – KQKD quý 2/2020 cho thấy tín hiệu phục hồi lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  1. VHM – Diễn biến bán hàng tích cực; lợi nhuận đi đúng tiến độ – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  2. PVS – KQKD 6 tháng đầu năm 2020 tích cực hơn dự kiến; khả năng ít việc làm hơn trong năm 2021 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  3. DHG – Doanh số quay đầu sau hoạt động tích trữ hàng hóa trước đó – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  4. DPM – KQKD 6 tháng đầu năm 2020 mạnh mẽ cao hơn so với dự báo của VCSC Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  5. PNJ – KQKD quý 2 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng cho thấy xu hướng tích cực giữa các tháng – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  6. TCM – Các sản phẩm mới thúc đẩy lợi nhuận quý 2, cao hơn dự báo của VCSC – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  7. BMI – Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ghi nhận lỗ là một tín hiệu tích cực – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  8. STB – NIM tăng nhưng chi phí dự phòng cao hơn khiến lợi nhuận đi ngang – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020
  9. SCS [MUA +40,2%] – Lợi nhuận sẽ cải thiện khi công suất vận tải hàng không phục hồi – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020
  10. PTB [MUA +52,0%] – 2020 là một năm nhiều thách thức mặc dù triển vọng trung hạn tươi sáng – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020
  11. GAS [MUA +20,2%] – Cổ phiếu hưởng lợi từ sự chuyển dịch sang nhập khẩu LNG – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. TCB (KHẢ QUAN, Giá mục tiêu: 22.200 Đồng/cp): Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2020: Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) và kinh doanh trái phiếu là điểm sáng – SSI – Ngày 17/08/2020

  • Trong Q2/2020, TCB tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan, với tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 5,75 nghìn tỷ đồng (+27,7% so với cùng kỳ) và 3,62 nghìn tỷ đồng (+18,8% so với cùng kỳ). Đây là kết quả ấn tượng mặc dù mức tăng trưởng tín dụng hạn chế +3,5% so với đầu năm.
  • Kết quả kinh doanh Q2/2020 được thúc đẩy nhờ NIM vẫn ở mức cao (4,32%) và các hoạt động tích cực ở cả trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Thu nhập lãi thuần tăng 23,4% YoY, chủ yếu nhờ dịch vụ phát hành trái phiếu (+52,4% so với cùng kỳ).
  • Đồng thời, TCB ghi nhận 328 nghìn tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và đầu tư chứng khoán trong Q2/2020, cao gấp đôi so với cùng kỳ.
  • Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng lên đạt mức 6,28 nghìn tỷ đồng (+7,9% so với đầu năm), hoàn toàn nhờ vào khách hàng bán lẻ.
  • SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế cho năm 2020 và 2021 lần lượt đạt 13,41 nghìn tỷ đồng (+4,5% so với cùng kỳ) và 14,26 nghìn tỷ đồng (+6,3% so với cùng kỳ). SSI cũng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN nhưng hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 22.200 đồng/cp, triển vọng tăng giá là 12,1%

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1skYmCX1mpzIVlgeamJOJZH-Su-FlJRSC/view?usp=sharing

2. HVN (BÁN, Giá mục tiêu: 18.600 đồng/cp): Cập nhật Đại hội cổ đông năm 2020 – SSI – Ngày 17/08/2020

  • SSI lặp lại khuyến nghị BÁN đối với cổ phiếu HVN, cũng như giá mục tiêu là 18.600 đồng/cp, thấp hơn 22% so với giá hiện tại. HVN đang gặp khó khăn với đợt bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19 ở Việt Nam.
  • Mặc dù HVN đặt kế hoạch doanh thu đạt 40 nghìn tỷ đồng (-60% so với cùng kỳ) trong năm 2020, nhưng ngay cả Ban lãnh đạo cũng không tin tưởng có thể đạt được kế hoạch này do đó công ty đã xin quyền được thay đổi kế hoạch dự kiến một lần nữa.
  • Tuy nhiên, điều SSI quan ngại hơn là về bảng cân đối kế toán của HVN. Trước khi bùng phát lần thứ hai, tình hình tài chính của HVN cũng đầy thử thách. HVN dự kiến lượng tiền mặt dự trữ hiện tại của công ty sẽ hết vào cuối tháng 8, và công ty sẽ tiếp tục sử dụng các khoản vay ngắn hạn ở ngân hàng và hoãn các khoản thanh toán cho chủ nợ/người cho thuê.
  • Điều kiện pháp lý hiện tại chưa phù hợp cho một gói cứu trợ trực tiếp của chính phủ cho các hãng hàng không, và HVN phải đợi cơ quan quản lý điều chỉnh các luật liên quan.
  • Đợt bùng phát lần thứ hai của dịch Covid-19, Chỉ có các chuyến bay nội địa được tái hoạt động với tần suất gần về mức trước dịch bệnh với mức cao nhất là 508 chuyến/ngày trong một vài ngày tháng 7 (+40% so với cùng kỳ), HVN đã quay về mức hoạt động ở mức 28% so với mức bình quân năm 2019 – khiến tình hình tài chính càng thêm tồi tệ

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1LZs3ZSLUjC3phQrH-KUwfD5s6vuZtHUR/view?usp=sharing

3. VSC (Phù hợp Thị trường, Giá mục tiêu: 36.700 Đồng/cp): Biên lợi nhuận cải thiện trong bối cảnh đầy khó khăn – SSI – Ngày 19/08/2020

  • Bị ảnh hưởng đồng thời bởi dịch Covid-19 và xu hướng phát triển của cảng biển nước sâu, doanh thu của VSC trong 6 tháng đầu năm giảm 10,7% so với cùng kỳ (đạt 801 tỷ đồng) do sản lượng hàng hóa qua cảng giảm 20%. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng 33,8% so với cùng kỳ đạt 141 tỷ đồng do công ty kiểm soát chi phí tốt hơn và không phát sinh chi phí bất thường.
  • Mặc dù SSI ưa thích cổ phiếu VSC nhờ mức cổ tức tiền mặt ổn định là 20% trên mệnh giá mỗi năm, tương đương tỷ suất cổ tức là 7%,
  • nhưng SSI cũng cần theo dõi hai yếu tố quan trọng trong các quý sắp tới bao gồm:
  • SSI quan ngại về việc sản lượng xếp dỡ của VSC giảm với quy mô cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh tại khu vực Hải Phòng trong 6 tháng đầu năm 2020 và SSI muốn quan sát liệu tình hình này có thể được cải thiện trong các quý sắp tới hay không
  • SSI đánh giá tích cực về khả năng của VSC trong việc kiểm soát chi tốt hơn và cải thiện vấn đề quản trị doanh nghiệp.
  • SSI kỳ vọng việc cải thiện tỷ suất luận gộp có thể được duy trì, đặc biệt khi sản lượng xếp dỡ tiếp tục phục hồi với nhu cầu cải thiện sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
  • VSC đang giao dịch với hệ số P/E 2021 là 8,2 lần. Với hệ số P/E và P/B mục tiêu năm 2021 tương đương mức bình quân ngành là 9 lần và 1,1 lần, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 36.700 đồng/cp, với triển vọng tăng giá là 13,6%. Khuyến nghị của SSI đối với cổ phiếu là PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1oB4NUQa7qelXhlef1X7NfMSr53HsK_dX/view?usp=sharing

4. PLX: Kỳ vọng phục hồi vào nửa cuối năm 2020 – SSI – Ngày 21/08/2020

  • Trong Q2/2020, kết quả kinh doanh của PLX cho thấy sự phục hồi đáng kể so với khoản lỗ vào Q1/2019 nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng và việc hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho được trích trong quý trước. Doanh thu và lợi nhuận trước thuế Q2/2020 lần lượt đạt 26,7 nghìn tỷ đồng (-46% so với cùng kỳ) và 791 tỷ đồng (- 51% so với cùng kỳ).
  • Tuy nhiên, SSI ước tính kết quả kinh doanh của PLX sẽ phục hồi mạnh hơn trong nửa cuối năm 2020, và đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trên 100% trong năm 2021 do giá dầu tiếp tục ổn định và hoạt động vận tải phục hồi. Hiện tại SSI đang xem xét lại định giá và khuyến nghị đối với cổ phiếu.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1KDZpSVWiEhCkKzgo-IiIs8gf2q9Bs0Sd/view?usp=sharing

5. Khuyến nghị mua DXG với giá mục tiêu 12.800 đồng/CP – KIS – Ngày 17/08/2020

  • Lỗ 6 tháng đầu năm do trích lập dự phòng: DXG báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm lỗ 488.1 tỷ đồng do trích lập dự phòng 526 tỷ đồng cho việc chuyển nhượng 36% cổ phần tại Long Điền Group
  • Kỳ vọng doanh thu ký bán nửa cuối năm: Ngày 19/7, DXG tổ chức sự kiện mở bán dự án khu đô thị Gem Sky World (GSW) 92 ha tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (tổng số 4,000 đơn vị). KIS cho rằng tổng giá trị ký bán ước tính trong năm 2020 có thể đạt 3,499 tỷ đồng, giúp đảm bảo doanh thu bất động sản của DXG trong 2021 – 2022.
  • KIS giữ nguyên dự phóng LNST công ty mẹ 2020 của DXG ở mức 834 tỷ đồng dựa trên giả định tăng số căn bán được (1,400 đơn vị so với 700 đơn vị) và giá bán tại dự án GSW (18 triệu đồng/m2 so với 15 triệu đồng/m2). Lợi nhuận từ GSW trong 6 tháng cuối năm sẽ giúp bù đắp khoản dự phòng 526 tỷ đồng đã ghi nhận ở 6 tháng đầu năm.
  • KIS có cái nhìn tích cực đối với hoạt động bán 36% cổ phần của Long Điền Group vì dòng tiền này sẽ giải tỏa áp lực tăng nhu cầu vốn lưu động của DXG trong các năm tới, giúp duy trì cơ cấu nợ vay.
  • KIS duy trì khuyến nghị MUA và giá mục tiêu dựa trên RNAV là 12,800 đồng với chiết khấu 10 – 50% áp dụng cho giá trị hợp lý của từng dự án dựa trên thời gian thực hiện và thu hồi đất tương ứng

Link tải báo cáo full:

https://static.tinnhanhchungkhoan.vn/Uploaded/BCPT/2020_08_17/baocaocapnhatdxg_BMOK.pdf

6. Khuyến nghị tích cực dành cho BMP với giá mục tiêu 63.300 đồng/CP – BVSC – Ngày 20/08/2020

  • BMP đóng cửa tại mức giá 54.100 đồng vào ngày 19/8/2020, theo đó giao dịch tại mức P/E và EV/EBITDA năm 2020 lần lượt là 9,0x và 4,3x; và mức P/E và EV/EBITDA năm 2021 lần lượt là 8,4x và 4,1x; hấp dẫn so với mức trung bình ngành hiện tại là 11,7x và 5,2x.
  • Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 63.300 đồng/cổ phần (26,2% upside bao gồm suất cổ tức hấp dẫn 9,2%; mức P/E hợp lý năm 2020 là 10,5x).

BVSC duy trì quan điểm BMP ở vị thế cạnh tranh để hưởng lợi từ xu hướng gia tăng hợp nhất của ngành và đẩy mạnh đầu tư công trong giai đoạn tới, nhờ những lợi thế cạnh tranh riêng biệt:

  • Tài sản thương hiệu lâu đời, chất lượng sản phẩm vượt trội và hệ thống phân phối trên cả nước được tái cấu trúc tốt;
  • Bảng cân đối kế toán và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mạnh mẽ và lợi nhuận tốt nhất ngành là những điều kiện tiên quyết, khả năng giúp BMP outperform với những công ty cùng ngành, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn từ Covid-19;
  • Chuỗi sản xuất vượt trội khi nguyên vật liệu được mua gần như hoàn toàn trong nước; và
  • Ban lãnh đạo tâm huyết.

Link tải báo cáo full:

https://tinnhanhchungkhoan.vn/bcpt/bvsc-khuyen-nghi-tich-cuc-danh-cho-bmp-voi-gia-muc-tieu-63300-dongcp-3929.html

7. DHC – Công suất nhà máy giấy mới thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ – Cập nhật KQKD – VCSC – Ngày 17/08/2020

  • DHC đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+203% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 168 tỷ đồng (+262% YoY).
  • VCSC cho rằng KQKD tích cực này đến từ đóng góp đầy đủ của nhà máy giấy mới Giao Long 2, vốn bắt đầu hoạt động thương mại vào tháng 9/2019, giúp mở rộng công suất giấy của DHC 4,5 lần. Ban lãnh đạo cho biết nhà máy Giao Long 2 được vận hành trong toàn bộ 6 tháng đầu năm 2020.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2020, VCSC ước tính doanh thu giấy tăng 320% YoY và đóng góp 88% tổng doanh thu của công ty trong khi doanh thu bao bì giảm 5% YoY khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng mảng bao bì của DHC, phần lớn các khách hàng này là các nhà xuất khẩu hải sản và trái cây tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
  • Trong quý 2/2020, biên lợi nhuận gộp giảm còn 14,7% so với mức 24,2% trong quý 1/2020 và 19,3% trong quý 2/2019 do

(1)     dịch COVID-19 gây ra các gián đoạn lên hệ thống thu gom giấy cũ tại EU, Mỹ và Nhật Bản trong giai đoạn tháng 3-5/2020, dẫn đến chi phí thùng cacton cũ (OCC) tăng mạnh,

(2)     giá bán giấy trung bình giảm trong quý 2/2020 so với quý 1/2020 và quý 2/2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh giá giấy bao bì bắt đầu phục hồi trong tháng 6/2020 và giá OCC cũng giảm trở lại từ khi các nền kinh tế EU, Mỹ và Nhật Bản mở cửa, DHC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của công ty sẽ cải thiện so với tháng trước từ tháng 8/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/143d20yagVc1SRis3MV7LIkidhFPINwJR/view?usp=sharing

7.1 DHC [MUA +41,0%] – Lợi nhuận duy trì mạnh mẽ; các biến động từ dịch COVID-19 dần hạ nhiệt – VCSC – Ngày 17/08/2020

  • VCSC duy trì giá mục tiêu và khuyến nghị MUA dành cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) nhờ khả năng tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì của Việt Nam thông qua việc mở rộng công suất của công ty.
  • VCSC giữ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020, nhưng điều chỉnh giảm 5% LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2022 khi VCSC giả định nhà máy bao bì mới sẽ bắt đầu hoạt động trong năm 2022 (thay vì 2021 trong báo cáo trước đây) – một phần do tiến độ đặt mua máy móc thiết bị chậm do dịch COVID-19.
  • VCSC nâng dự phóng tổng sản lượng giấy bán ra giai đoạn 2020-2022 thêm 5% khi KQKD 6 tháng 2020 vượt dự phóng của chúng tôi. Trong khi đó, VCSC điều chỉnh giảm 90 điểm cơ bản biên LN gộp trung bình 2020-2022 do giá bán trung bình của giấy/bao bì giảm và giá thùng carton cũ (OCC) đầu vào tăng trong năm 2020. Các thách thức này phần lớn xuất hiện trong 6 tháng 2020, nhưng đã giảm dần kể từ tháng 6, theo DHC.
  • Củng cố bởi tăng trưởng công suất, các ưu đãi thuế, dòng tiền tự do mạnh mẽ và việc bình thường hoá sau các gián đoạn do dịch COVID-19, VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS của DHC sẽ đạt 24% trong giai đoạn 2019-2022.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng với P/E dự phóng 2020 của DHC là 10,6 lần, phù hợp với P/E trượt trung vị trượt 5 năm các công ty cùng ngành là 10,9 lần. Ngoài ra, DHC cũng ghi nhận lợi suất cổ tức 2020 là 6,3%.
  • Rủi ro cho quan điểm: giá bán giấy thấp hơn do tình hình kinh tế chững lại tại Trung Quốc; nguyên liệu OCC thiếu hụt trở lại do dịch COVID-19 tại các quốc gia phát triển.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1S112neVH4JlIGY9K9–UKe43nbmA_HYU/view?usp=sharing

8. TDM [KHẢ QUAN +19,4%] – Tăng trưởng sản lượng thấp hơn trong năm 2020, triển vọng dài hạn duy trì ổn định – Cập nhật VCSC – Ngày 17/08/2020

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM) 5% còn 28.500 đồng/CP khi VCSC giảm trung bình 5% dự báo lợi nhuận giai đoạn 2020-2022 do dự báo sản lượng nước thương phẩm thấp hơn, chủ yếu đến từ lo ngại về tác động của tình trạng dịch COVID19 bùng phát trở lại. Tuy nhiên, VCSC gần như giữ nguyên dự báo lợi nhuận giai đoạn 2023-2024. VCSC cũng hạ khuyến nghị từ MUA còn KHẢ QUAN. Tính từ cuối quý 1/2020, giá cổ phiếu của TDM đã tăng khoảng 20%.
  • VCSC kỳ vọng TDM sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ trong 2 năm tiếp theo, dẫn dắt bởi kinh tế dần bình ổn, hiệu suất hoạt động cải thiện của các nhà máy nước mới và đóng góp thu nhập từ cổ tức gia tăng của công ty liên kết BWE (TDM sở hữu 38,5% cổ phần). VCSC dự phóng cổ tức tiền mặt /cổ phiếu của TDM tăng 50% từ 1.000 đồng trong năm 2019 lên 1.500 đồng trong năm 2024.
  • Định giá của TDM tỏ ra hấp dẫn với P/E và EV/EBITDA hợp nhất dự phóng năm 2021 của VCSC lần lượt là 6,8 lần và 6,7 lần. Các giá trị này lần lượt thấp hơn 30% và 34% so với trung vị P/E (9,7 lần) và EV/EBITDA (10,1 lần) trong 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực.
  • Rủi ro: hiệu suất hoạt động thấp của lượng công suất mới; rủi ro pha loãng từ mở rộng công suất.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1bk9jDj3PGWCFsVscS7-iMKOiK5NedfF4/view?usp=sharing

9. KDH – Dự án Verosa Park dẫn dắt tăng trưởng LN 6 tháng 2020 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) công bố KQKD quý 2/2020 với doanh thu thuần đạt 785 tỷ đồng (+92% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 253 tỷ đồng (+125% YoY). Theo ban lãnh đạo, KQKD quý 2/2020 chủ yếu được dẫn dắt bởi bàn giao 57 căn hộ tại dự án Verosa Park. Lũy kế 6 tháng 2020, LNST sau lợi ích CĐTS đạt 408 tỷ đồng (+90% YoY), tương ứng với 36% dự báo cả năm của VCSC là 1,12 nghìn tỷ đồng (+23% YoY) như được trình bày trong báo cáo cập nhật của chúng tôi, KDH [MUA +45,0%] – Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận vững chắc, phát hành ngày 18/05/2020.
  • Tính từ đầu năm đến nay, công ty đã bán 107 căn tại dự án Verosa Park (tổng 300 căn thấp tầng; Quận 9, TP. HCM) và 246 căn tại dự án Lovera Vista (tổng 1.300 căn hộ cao tầng; huyện Bình Chánh, TP. HCM). Theo đó, tính đến tháng 07/2020, tổng luỹ kế số lượng các căn đã bán tại dự án Verosa Park (257 căn) và Lovera Vista (1.047 căn) đã đạt 80-87% tổng số căn của dự án, so với mức 50- 60% tại thời điểm cuối 2019. Diễn biến tích cực này phù hợp với dự báo của VCSC về diễn biến bán hàng tại hai dự án này.
  • VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể cho dự báo lợi nhuận 2020 khi (1) kết quả lợi nhuận 6 tháng 2020 mạnh mẽ là phù hợp với kỳ vọng của VCSC và (2) VCSC kỳ vọng việc bàn giao theo kế hoạch tại dự án Safira (tổng 1.600 căn hộ cao tầng – đã bán hết 100%, Quận 9, TP. HCM) sẽ hỗ trợ lợi nhuận 6 tháng cuối 2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1WTKTra3CMkN-ZfMB-MqH5vib6Vm4xCLS/view?usp=sharing

10. PPC [MUA +34,5%] – Lợi nhuận dự báo sẽ phục hồi từ năm 2021 – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • VCSC giảm giá mục tiêu thêm 1% trong khi duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) nhờ vị trí đắc địa cho việc phát điện và bề dày kinh nghiệm hoạt động trong bối cảnh thiếu hụt điện dự phóng của Việt Nam trong các năm tiếp theo.
  • VCSC giảm giá mục tiêu chủ yếu do số dư tiền mặt ròng của PPC trong quý 2/2020 thấp hơn so với quý 1/2020, tác động nhẹ đến mô hình định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của VCSC trong khi dự báo lợi nhuận và dòng tiền tự do trong dài hạn của VCSC duy trì không thay đổi.
  • VCSC tăng 7% dự báo LNST năm 2020 trong khi giảm 4% dự báo LNST năm 2021 khi VCSC dự báo thu nhập cổ tức từ HND và QTP cao hơn 28% trong năm 2020. Ngược lại, VCSC cho rằng sẽ không có thu nhập cổ tức từ QTP trong năm 2021 (tổng thu nhập cổ tức dự phóng của PPC trong năm 2021 thấp hơn 17% so với con số trước đây).
  • PPC hiện được giao dịch với định giá hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2020 là 8,8 lần so với trung vị P/E trượt của các công ty cùng ngành là 14,1 lần. Ngoài ra, PPC có mức lợi suất cổ tức ổn định 10.8%.
  • Yếu tố hỗ trợ: thu nhập bất thường; chi phí bảo trì thấp hơn dự kiến trong năm 2020; khả năng ghi nhận đóng góp từ nhà máy điện Phả Lại 3 (600 MW) trong năm 2026.
  • Rủi ro: giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp hơn dự kiến; sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1WtaY_s4iwpHs8irUT8Yb9gM1yMlQ7VBv/view?usp=sharing

11. REE – Diễn biến kinh doanh mạnh mẽ của các mảng cho thuê văn phòng, bất động sản và nước bị ảnh hưởng đáng kể bởi mảng điện và mảng M&E – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) công bố KQKD quý 2/2020 với LNST sau lợi ích CĐTS giảm 14% YoY còn 374 tỷ đồng. Nhìn chung, LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 của REE giảm 20% YoY còn 630 tỷ đồng, hoàn thành 42% dự báo cả năm của VCSC.
  • Mức giảm trong 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu đến từ mảng điện và mảng cơ điện lạnh (M&E) và phần nào được bù đắp bởi mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các mảng cho thuê văn phòng, bất động sản và nước.
  • Dù VCSC tiếp tục kỳ vọng mảng M&E phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2020 (nhờ ghi nhận doanh thu cao hơn vào thời điểm cuối năm), VCSC nhận thấy có khả năng điều chỉnh giảm nhẹ dự báo lợi nhuận năm 2020 (chủ yếu đến từ rủi ro điều chỉnh giảm dự báo mảng M&E dựa theo KQKD 6 tháng đầu năm 2020 kém tích cực của mảng này).

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1wc8OCqTZN_IkqBbFXuQEWtQyVy82_HFa/view?usp=sharing

12. BMP – KQKD 5 tháng đầu năm 2020 tích cực nhờ doanh số mạnh mẽ, chi phí đầu vào thấp – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • Cổ đông thông qua kế hoạch của ban lãnh đạo cho năm 2020, bao gồm doanh thu đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (+5% YoY) và LNTT đạt 582 tỷ đồng (+10% YoY), phù hợp với dự báo của chúng tôi.
  • Cổ đông cũng thông qua đề xuất của BMP về việc chia cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2019 ở mức 5.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 9,1% – trong đó 4.000 đồng/CP đã được thanh toán).
  • Kế hoạch cổ tức cho năm tài chính 2020 được thông qua ở mức tối thiểu 50% LNST. Trước đây, BMP đặt kế hoạch cổ tức tiền mặt cho giai đoạn năm tài chính 2016-2018 chỉ ở mức 4.000 đồng/CP– tương ứng 62%-64% mức cổ tức thanh toán trong cùng giai đoạn.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1-pJ8AcgI4NFct4ySh26ycG6V8OZ_5aV8/view?usp=sharing

13. TLG – Chuẩn bị cho năm 2020 thách thức trong khi xây dựng các yếu tố dẫn dắt dài hạn – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • Cổ đông đã thông qua kế hoạch của ban lãnh đạo cho năm 2020, với LNST sau lợi ích CĐTS giảm 37% YoY còn 220 tỷ đồng trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến doanh số các mặt hàng văn phòng phẩm.
  • Cổ đông cũng thông qua chia cổ tức cho năm tài chính 2020 ở mức 20% trên mệnh giá bằng tiền mặt hoặc cổ phiếu. TLG đặt kế hoạch cổ tức tiền mặt cho năm tài chính 2019 ở mức 2.000 đồng/CP (lợi suất 6,3%) – trong đó công ty đã thanh toán tổng cộng 1.500 đồng/CP vào tháng 11/2019 và tháng 2/2020.
  • Cổ đông thông qua kế hoạch bán 1,5 triệu cổ phiếu quỹ của TLG (tương ứng 1,97% lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại) cho CB-CNV với mức giá 10.000 đồng/CP, dự kiến thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2020. Thời gian hạn chế giao dịch cho lượng cổ phiếu này là 2 năm. 1,5 triệu cổ phiếu quỹ này đã được TLG mua từ ngày 15/04 đến 14/05/2020, với giá mua trung bình là 30.874 đồng/CP.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1-pJ8AcgI4NFct4ySh26ycG6V8OZ_5aV8/view?usp=sharing

13.1 TLG – KQKD quý 2/2020 cho thấy tín hiệu phục hồi lợi nhuận – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) đã công bố KQKD quý 2/2020, trong đó doanh thu đạt 645 tỷ đồng (-33% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 37 tỷ đồng so với mức 153 tỷ đồng trong quý 2/2019, do tình trạng đóng cửa trường học kéo dài từ Tết Nguyên Đán (cuối tháng 1) đến đầu tháng 5/2020.
  • Dù lợi nhuận quý 2/2020 vẫn ở mức khiêm tốn, VCSC nhận thấy một số tín hiệu phục hồi tích cực so với khoản lỗ 20 tỷ đồng trong quý 1/2020. Biên lợi nhuận gộp của TLG phục hồi từ 28,9% trong quý 1/2020 lên 33,5% trong quý 2/2020 khi TLG bắt đầu ghi nhận lợi nhuận từ chi phí nhựa đầu vào thấp. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí SG&A/doanh thu giảm từ 35,3% trong quý 1/2020 còn 26,7% khi TLG nỗ lực cắt giảm chi phí nhằm bù đắp phần nào cho khoản doanh thu giảm do tác động của dịch COVID19.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2020, TLG ghi nhận doanh thu đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-28% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 17 tỷ đồng (-91% YoY). VCSC tiếp tục kỳ vọng doanh số và lợi nhuận của TLG sẽ gia tăng đến cuối năm 2020 khi năm học mới bắt đầu vào tháng 9 – cùng với môi trường giá nhựa thấp.
  • Tuy nhiên, khi lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2020 của TLG thấp hơn dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của VCSC là 256 tỷ đồng, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm dự báo cho TLG như đã đề cập trong báo cáo cập nhật gần nhất, TLG [MUA +77,7%] – Cả doanh số và biên LN sẽ phục hồi khi các trường học mở cửa trở lại, ngày 07/05/2020

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1S2b0EgBCFbRPBpjypp1GNq-fqYoxWMK4/view?usp=sharing

14. VHM – Diễn biến bán hàng tích cực; lợi nhuận đi đúng tiến độ – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Vinhomes (VHM) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2020, trong đó tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS đạt 8% YoY (10,6 nghìn tỷ đồng), tương ứng 42% dự báo cả năm của chúng tôi.
  • Khi VCSC tiếp tục kỳ vọng tiến độ bàn giao các căn hộ bán lẻ đã được bán trước tại 3 đại dự án sẽ tăng tốc trong 6 tháng cuối năm 2020, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đến dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của VCSC là 25,5 nghìn tỷ đồng (+20% YoY) như đã đề cập trong báo cáo cập nhất gần nhất của VCSC, VHM [MUA +56,5%] – Giá trị hợp đồng bán ổn định giúp duy trì tăng trưởng lợi nhuận, ngày 18/05/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1Bu7B4dQJWtFOvscZPYM82TkICZtHmLJL/view?usp=sharing

15. PVS – KQKD 6 tháng đầu năm 2020 tích cực hơn dự kiến; khả năng ít việc làm hơn trong năm 2021 – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2020 với doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi lần lượt giảm 2,3% YoY và 37,8% YoY. Trong quý 2/2020, doanh thu tăng 13,4% YoY trong khi LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi giảm 29,7% YoY.
  • Mức giảm trong LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 đến từ 1) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận chậm hơn của mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) khi tiến độ của dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt (SV-ĐN) và dự án Gallaf chững lại do dịch COVID-19 và 2) lợi nhuận từ liên doanh kho dầu nổi (FPSO/FSO) giảm do giá thuê ngày thấp hơn của FPSO Ruby.
  • Tuy nhiên, doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 58,8% và 63,4% dự báo cả năm tương ứng của chúng tôi. KQKD này cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi, chủ yếu nhờ diễn biến kinh doanh mảng M&C và mảng FPSO.
  • Trong khi VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng nhẹ dự báo năm 2020, VCSC cũng cho rằng có khả năng giảm dự báo năm 2021 khi chúng VCSC cho năm 2021 do dịch COVID-19.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1kvfGsWYm0Fux3RTe4IeDv05OMAThLKAn/view?usp=sharing

16. DHG – Doanh số quay đầu sau hoạt động tích trữ hàng hóa trước đó – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Dược Hậu Giang (DHG) đã công bố KQKD quý 2/2020, trong đó doanh thu ròng đạt 820 tỷ đồng (-16% YoY) trong khi LNST đạt 186 tỷ đồng (+6% YoY). Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu ròng đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-4% YoY) trong khi LNST sau lợi ích CĐTS đạt 363 tỷ đồng (+16% YoY).
  • Doanh thu hàng tự sản xuất (chiếm 90% doanh thu 6 tháng đầu năm 2020 của DHG) giảm 12% YoY trong quý 2/2020, VCSC cho rằng mức giảm này đến từ sự bình thường hóa sau khi các nhà thuốc và người mua tích trữ thuốc không kê đơn như thuốc tăng đề kháng và thuốc giảm đau trong quý 1/2020.
  • Biên lợi nhuận gộp chung tăng mạnh 5,5 điểm phần trăm YoY lên 50,3% trong 6 tháng đầu năm 2020 nhờ

(1) giá nguyên liệu thô rẻ hơn so với 6 tháng đầu năm 2019, mức đã được chốt trong năm 2018 khi các luật bảo vệ môi trường tại Trung Quốc dẫn đến mức tăng mạnh đột ngột trong giá hoạt chất đầu vào (API); do đó, biên lợi nhuận gộp mảng hàng tự sản xuất tăng từ 51% trong 6 tháng đầu năm 2019 lên 55% trong 6 tháng đầu năm 2020;

(2) đóng góp doanh thu thấp hơn từ mảng phân phối có biên lợi nhuận thấp.

  • Do biên lợi nhuận gộp mảng hàng tự sản xuất vượt kỳ vọng của VCSC, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo hiện tại, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1KLR_mwOjs3fTv0j4htyTd_0RTm2WFcie/view?usp=sharing

17. DPM – KQKD 6 tháng đầu năm 2020 mạnh mẽ cao hơn so với dự báo của VCSC Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) đã công bố KQKD quý 2/2020, với doanh thu đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+12,8% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 308 tỷ đồng (gấp 8,5 lần so với quý 2/2019). Trong 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu tăng 10,6% YoY trong khi LNST sau lợi ích CĐTS đạt 408 tỷ đồng (gấp 5 lần so với 6 tháng đầu năm 2019).
  • KQKD mạnh mẽ này đến từ 1) tăng trưởng sản lượng bán urê mạnh mẽ đạt 60,1% YoY – từ mức cơ sở thấp 6 tháng đầu năm 2020, do giai đoạn bảo trì kéo dài – và 2) chi phí khí đầu vào thấp hơn (giảm khoảng 30% YoY) nhờ giá dầu thấp – dù giá urê giảm khoảng 17% YoY.
  • VCSC lưu ý rằng LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 chính thức của công ty cao hơn 16% so với con ước sơ bộ đã công bố tại ĐHCĐ diễn ra giữa tháng 6.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 lần lượt hoàn thành 48,7% và 58,6% dự báo cả năm của chúng tôi. LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2020 cao hơn nhẹ so với dự kiến của VCSC nhờ chi phí bán hàng và quản lý thấp hơn dự kiến, cho thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1HbIWN4eZv2xNsu1fAwV7O8ngGavI36WI/view?usp=sharing

18. PNJ – KQKD quý 2 bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng cho thấy xu hướng tích cực giữa các tháng – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 trong đó doanh thu đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (-7% YoY) trong khi LNST đạt 32 tỷ đồng (-81% YoY). Trong 6 tháng 2020, doanh thu thuần đạt 7,7 nghìn tỷ đồng (đi ngang YoY) trong khi LNST đạt 440 tỷ đồng (- 26% YoY).
  • Sau khi chịu ảnh hưởng từ dịch COVID-19 dẫn đến tạm thời đóng cửa các cửa hàng trong tháng 4 (doanh thu bán lẻ -62% YoY), tổng doanh thu bán lẻ và LNST tháng 5 và 6 của PNJ tăng lượt 23% và 11%, được VCSC cho rằng đến từ (1) nhu cầu tồn đọng, (2) PNJ đẩy mạnh khuyến mãi và (3) mức cơ sở thấp trong quý 2/2019 do sự cố bất thường trong giai đoạn triển khai hệ thống ERP mới.
  • Biên LN gộp giảm trong 6 tháng 2020 do cơ cấu sản phẩm cũng như gia tăng khuyến mãi
  • Chi phí SG&A giảm nhẹ 6 tháng 2020 do các động thái tiết kiệm chi phí bao gồm điều chỉnh khoản thưởng cho CB-CNV và tái thương lượng giá thuê mặt bằng.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1-kGzlEBCTGkCSz1V5lTANryOIH2kAM1U/view?usp=sharing

19. TCM – Các sản phẩm mới thúc đẩy lợi nhuận quý 2, cao hơn dự báo của VCSC – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) đã công bố KQKD quý 2/2020 tich cực cao hơn nhẹ so với KQKD sơ bộ công bố bởi TCM tại ĐHCĐ diễn ra ngày 22/06/2020. Trong quý 2/2020, doanh thu đã tăng 20% YoY đạt 948 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 56% YoY đạt 81 tỷ đồng.
  • KQKD tích cực trong quý 2 chủ yếu đến từ các đơn hàng có biên LN cao của các sản phẩm mới khi TCM đã xuất khẩu khẩu trang kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế sang Mỹ từ tháng 5. Các đơn hàng của các sản phẩm mới này phần nào bù đắp cho mức giảm của các đơn hàng truyền thống từ các nhà nhập khẩu vải và may mặc trong bối cảnh dịch COVID-19.
  • Trong 6 tháng 2020, doanh thu đã giảm 1,8% oy đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, nhưng LNST sau lợi ích CĐTS tăng 21% YoY đạt 115 tỷ đồng. Mức chênh lệch giữa doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS chủ yếu đến từ tăng trưởng biên LN gộp đạt 1,8 điểm % YoY trong 6 tháng 2020.
  • Nhờ các sản phẩm mới, biên LN gộp cải thiện của TCM cải thiện đáng kể trong quý 2/2020 đạt 19,8% sau khi giảm 14,4% trong quý 1/2020 – mức thấp nhất kể từ năm 2017. VCSC cho rằng các đơn hàng có biên LN cao tại Mỹ trong bối cảnh dịch COVID-19.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng 2020 hoàn thành lần lượt 50,0% và 67,3% dự báo cả năm của chúng tôi. Chênh lệch này chủ yếu do tăng trưởng biên LN cao hơn dự kiến đến từ doanh số xuất khẩu các sản phẩm mới.
  • VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận, dù cần đánh giá chi tiết. Ban lãnh đạo chia sẻ rằng các sản phẩm mới sẽ chỉ là yếu tố dẫn dắt ngắn hạn khi (1) nhu cầu tăng mạnh do dịch COVID-19 trong khi (2) cạnh tranh từ mảng này hiện đang khá gay gắt.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1JF4Tge0ueKYFjNHd0-U0EVRLhQuJc8sf/view?usp=sharing

20. BMI – Hoạt động kinh doanh bảo hiểm không ghi nhận lỗ là một tín hiệu tích cực – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) công bố KQKD hợp nhất 6 tháng 2020 với doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+17,9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 87 tỷ đồng (-4,9% YoY), hoàn thành lần lượt 58,0% và 55,8% dự báo 2020 của VCSC. Mức giảm trong lợi nhuận chủ yếu đến từ (1) mức giảm 19,3% trong hoa hồng từ hoạt động nhượng tái bảo hiểm, (2) mức tăng 40,9% YoY trong chi phí dự phòng và (3) mức giảm 2,2% YoY trong thu nhập tài chính ròng được bù đắp phần nào bởi mức giảm 12,8% YoY trong chi phí bồi thường và dự phòng ròng.

  • Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 6 tháng 2020 được báo cáo đạt 2,0 nghìn tỷ đồng (+21,6% YoY) – với con số quý 2 đạt 989 tỷ đồng (+15.9% YoY).
  • Doanh thu phí bảo hiểm ròng 6 tháng 2020 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+23,9% YoY), tương ứng với tỷ lệ giữ lại 76,5% so với 72,8% trong 6 tháng 2019.
  • Tỷ lệ kết hợp trong 6 tháng 2020 là 99,8% (-3,5 điểm %) – với tỷ lệ thất thoát và tỷ lệ dự phòng lần lượt là 31,0% (-11,8 điểm % YoY) và 68,8% (+8,3 điểm % YoY).
  • Thu nhập tài chính ròng 6 tháng 2020 đạt 71 tỷ đồng.
  • VCSC không ghi nhận thay đổi đáng kể trong dự báo lợi nhuận 2020 của chúng tôi, dù cần đánh giá chi tiết hơn.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/11Z2BoUwriO8LCCQWoC3rA-fQ6XVewByI/view?usp=sharing

21. STB – NIM tăng nhưng chi phí dự phòng cao hơn khiến lợi nhuận đi ngang – Báo cáo KQKD – VCSC – Ngày 18/08/2020

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) đã công bố KQKD hợp nhất 6 tháng 2020 với LN ròng đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-1,9% YoY), hoàn thành 37,9% dự báo 2020 của chúng tôi. Mức giảm nhẹ trong LNST chủ yếu do

(1)     mức lỗ 33 tỷ đồng từ chứng khoán đầu tư,

(2)     mức giảm 75,2% YoY trong thu nhập ròng khác có thể đến từ tỷ lệ thu hồi nợ chậm hơn và

(3)     mức tăng 49,6% YoY trong chi phí dự phòng đã phần nào được bù đắp bởi tăng trưởng lần lượt 22,2% và 13,3% YoY trong thu nhập lãi ròng (NII) và thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm giao dịch ngoại hối).

VCSC ghi nhận rủi ro điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận 2020 của VCSC.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1JBkZ8tcj2TKoKYmsVNqWmj-t1J4HP-V9/view?usp=sharing

22. SCS [MUA +40,2%] – Lợi nhuận sẽ cải thiện khi công suất vận tải hàng không phục hồi – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) nhưng điều chỉnh giảm giá mục tiêu 11% còn 143.200 đồng/CP.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu phản ánh mức giảm 13% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2025. VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021 lần lượt 10%/15%, chủ yếu phản ánh việc gỡ bỏ các lệnh hạn chế di chuyển quốc tế chậm hơn dự kiến tại Việt Nam.
  • VCSC hiện đang dự báo doanh thu 2020 đạt 667 tỷ đồng (-11% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 436 tỷ đồng (-13% YoY). Các mức giảm chủ yếu đến từ giả định sản lượng hàng hóa quốc tế giảm 13% YoY trong năm 2020 (so với giả định trước đây của VCSC là 3,8% YoY).
  • Giả định sản lượng hàng hóa quốc tế 2020 của VCSC tương ứng với mức giảm 14% YoY trong 6 tháng cuối năm 2020. Trong khi đó, VCSC hiện đang dự báo tăng trưởng hàng hóa trong nước là 1% năm 2020, nhờ các chuyến bay trong nước đã được phục hồi hoàn toàn và tương ứng với tăng trưởng 4,1% trong 6 tháng cuối năm 2020.
  • VCSC kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp khi VCSC dự báo doanh thu 786 tỷ đồng (+18% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS 530 tỷ đồng (+23% YoY) trong năm 2021 – giả định sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 18% YoY và sản lượng hàng hóa trong nước tăng 7,0% YoY.
  • VCSC duy trì quan điểm tích cực về SCS nhờ tình hình tài chính lành mạnh và vị thế thị trường ổn định của công ty, bất chấp các khó khăn trong ngắn hạn. VCSC cho rằng SCS hiện có vị thế tốt để duy trì tình hình tài chính kể cả khi dịch COVID-19 kéo dài hơn dự phóng của VCSC. Sau một giai đoạn thách thức, VCSC kỳ vọng lợi nhuận SCS sẽ phục hồi mạnh mẽ, đến từ

(1) tăng trưởng sản lượng hàng hóa hàng không ổn định tại TP. HCM – phù hợp với tăng trưởng sản xuất và tiêu dùng mạnh mẽ – và

(2) SCS duy trì vị thế thị trường chỉ có 2 công ty cạnh tranh tại sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất (SGN).

  • Rủi ro: hoạt động thương mại giảm; công suất hàng không hạn chế tại sân bay SGN.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1gBG_Jt8Vsv9aEHqviD_eJli16a8UvacU/view?usp=sharing

23. PTB [MUA +52,0%] – 2020 là một năm nhiều thách thức mặc dù triển vọng trung hạn tươi sáng – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA và giá mục tiêu dành cho CTCP Phú Tài (PTB), đến từ danh mục mỏ đá đa dạng của PTB, triển vọng tích cực của mảng đá thạch anh nhân tạo (quartz), và tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam và tiêu thụ ôtô trong nước.
  • VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 gần như không đổi khi điều chỉnh giảm 1%/16% tổng LN gộp của mảng đá/ôtô giai đoạn 2020-2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện trở lại ở Việt Nam, trong khi VCSC điều chỉnh tăng LN gộp mảng gỗ thêm 23% khi KQKD 6 tháng 2020 vượt dự báo của chúng tôi.
  • Nhìn chung, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không tính mảng BĐS) sẽ giảm 18% trong năm 2020 và sau đó tăng mạnh lần lượt 19%/23% trong giai đoạn 2021/2022 nhờ phục hồi trên diện rộng sau dịch COVID-19. Ngoài ra, VCSC dự phóng dự án căn hộ của PTB sẽ hoàn thành bàn giao và đóng góp 32% tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2021 của PTB.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng với P/E 9,1 lần cho PTB, thấp hơn trung bình trượt 5 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần. Theo quan điểm của VCSC, chiết khấu định giá của PTB so với các công ty cùng ngành là hợp lý do cơ cấu công ty đa ngành, năng lực triển khai mảng BĐS vẫn chưa được chứng minh, công bố thông tin hạn chế và dòng tiền tự do thấp.
  • Rủi ro cho quan điểm tích cực của VCSC: hoạt động xây dựng trong nước và tiêu thụ ôtô tiếp tục suy yếu do sự xuất hiện trở lại của dịch COVID-19 tại Việt Nam; thuế mới đối với nội thất gỗ của Việt Nam; triển khai các mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và đá thạch anh).

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1jihLDGx_ad8U2kkB-F2lzeD70Q5-uN6x/view?usp=sharing

24. GAS [MUA +20,2%] – Cổ phiếu hưởng lợi từ sự chuyển dịch sang nhập khẩu LNG – Cập nhật – VCSC – Ngày 18/08/2020

  • VCSC điều chỉnh tăng nhẹ giá mục tiêu cho Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) thêm 0,3% khi VCSC tăng 6,2% dự báo lợi nhuận năm 2020 nhờ giá khí cao hơn cho các khu công nghiệp, trong khi gần như giữ nguyên dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2030.
  • Tuy nhiên, VCSC nâng khuyến nghị từ KHẢ QUAN lên MUA khi giá cổ phiếu của GAS đã giảm khoảng 10% trong vòng 3 tháng qua.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 sẽ phục hồi 21,9% YoY, chủ yếu nhờ sản lượng khí phục hồi (đến từ đóng góp từ mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt/SV-ĐN, dự kiến bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2021) và giá dầu nhiên liệu phục hồi khoảng 30%.
  • VCSC ước tính tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 7,8% trong giai đoạn 2019-2030, đến từ khoản lợi nhuận cao hơn từ mảng vận tải (dẫn dắt bởi LNG) có tác động mạnh hơn khoản lợi nhuận thấp hơn từ mảng phân phối khí khi các mỏ khí giá rẻ dần hết trữ lượng. VCSC dự báo lợi nhuận từ mảng vận tải sẽ tăng gấp đôi và đóng góp khoảng 70% lợi nhuận ròng của GAS vào năm 2025 so với mức khoảng 40% trong năm 2019.
  • GAS có khả năng tài chính mạnh mẽ với lượng tiền mặt 1,4 tỷ USD và tỷ lệ đòn bẩy ròng – 62,3%.
  • Định giá của GAS tỏ ra hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2021 là 15 lần – thấp hơn 21,5% trung vị các công ty cùng ngành trong khu vực.
  • Yếu tố hỗ trợ: dự án SV-ĐN bắt đầu đóng góp khí sớm hơn dự kiến.
  • Rủi ro: giá dầu thấp hơn dự kiến.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1veT9s7Q3VErhYb25MTgq_DUcpIFvWmlV/view?usp=sharing

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN