Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 18/03 – 22/03/2024
- KBC [ MUA – 40,600đ/cp]: Tiềm năng từ quỹ đất lớn – KBSV..
- TNH [ Tích cực – 25,900đ/cp ]: Bệnh viện Lạng Sơn khởi công hỗ trợ tăng trưởng – SSI.
- DGC [ Trung lập – 142,000đ/cp ] Định giá lại triển vọng dài hạn – SSI.
- VCB [ MUA – 109,100đ/cp ] Lợi nhuận sẽ hồi phục – KBSV..
- BID [ Nắm giữ –51,700đ/cp ] Chất lượng tài sản cải thiện – KBSV..
- HSG [ Tích cực – 25,000đ/cp] Lợi nhuận dự kiến tăng mạnh trong Q2/FY2024 – SSI.
- LHG [ MUA – 44,900đ/cp] Nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi, cơ cấu tài chính vững mạnh – VCBS
- DGW [ Nắm giữ – 68,800đ/cp ] Hồi phục trên mức nền thấp – KBSV..
- AGG [ MUA – 28,760đ/cp] Khởi động chu kì phát triển dự án mới – VCBS.
- DGW [ Nắm giữ – 68,800đ/cp] Hồi phục trên mức nền thấp – KBSV..
- VHM [ MUA – 69,000đ/cp] Doanh số duy trì ở mức cao – KBSV..
- PVD [ MUA – 37,800đ/cp ] Kỳ vọng thị trường thuận lợi trong 2 năm tới – KBSV..
- MSB [ MUA – 20,700đ/cp ] Chiến lược chuyển đổi phân khúc khách hang mở ra nhiều tiềm năng tăng trưởng mới – PHS.
- PVT [ MUA – 34,850đ/cp] Nối tiếp đà tăng trưởng – PHS.
- GVR [ Nắm giữ – 35,000đ/cp] Tiềm năng từ NTC3 và Hiệp Thạnh 1 – KBSV..
- MBB [ MUA – 28,100đ/cp] Kết quả kinh doanh khả quan so với toàn ngành – KBSV..
- DGC [ Nắm giữ – 132,200đ/cp] Dự án Nghi Sơn sắp được khởi công – KBSV..
- MWG [ MUA – 54,000đ/cp ] Bảo toàn biến động theo kênh giá hồi quy trung hạn, MWG được kỳ vọng tiếp tục hướng tới vùng đỉnh cũ tháng 9/2023. – FPTS.
- HPG [ MUA – 35,800đ/cp] Chu kỳ mới – KBSV..
- PLX [ MUA – 47,000đ/cp] Triển vọng tích cực nhờ sản lượng và giá bán lẻ xăng dầu tăng – AGR..
- VTP [ Nắm giữ – 92,500đ/cp] Mở rộng mạng lưới, tăng thị phần – KBSV..
- DXS [ MUA – 8,500đ/cp Lực cầu khởi sắc sau 04 tháng điều chỉnh, DXS đang cho tín hiệu bứt phá hình thành nhịp tăng mới. – FPTS.
- HDB [ Tích cực – 27,700đ/cp ] Tăng trưởng tín dụng mạnh tiếp tục được duy trì – SSI.
- VPB [ MUA – 24,900đ/cp] Tăng trưởng tín dụng là động lực trong năm 2024 – KBSV..
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. KBC [ MUA – 40,600đ/cp]: Tiềm năng từ quỹ đất lớn – KBSV
- Lũy kế cả năm 2023, KBC ghi nhận doanh thu và LNST lần lượt 5,645 tỷ VND (+494% yoy) và 2,218 tỷ VND (+41% yoy) nhờ ghi nhận doanh số cho thuê đất lên tới 152 ha từ các KCN Quang Châu, Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung, hoàn thành lần lượt 63% doanh thu và 56% LNST kế hoạch đề ra cho 2023.
- KBC đang có kế hoạch chuẩn bị quỹ đất gối đầu trong nhiều năm tới với tổng diện tích lên đến 3,500 ha đất KCN và 650 ha đất KĐT đảm bảo tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn cho KBC. Trong 2024, KBC tập trung tiến độ các dự án KCN Tràng Duệ 3, CCN Hưng Yên và 2 KCN tại Long An, dự kiến có thể bắt đầu đưa vào cho thuê giai đoạn 2024 – 2025.
- KBSV kì vọng KCN Tràng Duệ 3 sẽ được phê duyệt chủ trương đầu tư trong 1H2024, bắt đầu đóng góp vào doanh số cho thuê đất của KBC trong 2024 bao gồm: 40 ha KCN Tràng Duệ 3, 17 ha KCN Quang Châu, 20 ha KCN Tân Phú Trung và 30 ha KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh.
- Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC, mức giá mục tiêu là 40,600 VND/cổ phiếu, cao hơn 20.8% so với mức giá đóng cửa 33,600 VND ngày 17/03/2024.
Link tải full báo cáo:
2. TNH [ Tích cực – 25,900đ/cp ]: Bệnh viện Lạng Sơn khởi công hỗ trợ tăng trưởng – SSI
- SSI dự báo năm 2024 sẽ tiếp tục thách thức, khi người bệnh hạn chế khám bệnh nếu thấy không cần thiết (đối với các bệnh nặng họ sẽ ưu tiên lựa chọn các bệnh viện công/chuyên khoa). Mặt khác, SSI kỳ vọng bệnh viện TNH Việt Yên sẽ đi vào hoạt động sớm nhất là vào Q3/2024, điều này sẽ mang lại mức tăng trưởng doanh thu cho công ty. Cho năm 2024, SSI nâng dự báo doanh thu đạt 548 tỷ đồng (tăng 3% svck) nhưng hạ dự báo LNST đạt 155 tỷ đồng (tăng 16% svck), dựa trên giả định bệnh viện TNH Việt Yên đi vào hoạt động đúng như dự kiến cũng như chi phí tài chính giảm. Tuy nhiên, SSI cũng giả định chi phí quản lý tăng do chi phí liên quan tới bệnh viện TNH Lạng Sơn. SSI chỉ đưa 4 bệnh viện vào mô hình định giá vì các dự án khác vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển (đối với bệnh viện TNH Hà Nội, mặc dù công ty đã được thành lập nhưng SSI vẫn chưa đưa vào do dự án này vẫn đang ở những giai đoạn đầu).
- SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu 1 năm xuống 25.900 đồng/cổ phiếu (từ 28.000 đồng/cổ phiếu), dựa trên phương pháp DCF (WACC là 10,73%, tốc độ tăng trưởng cuối cùng là 2%, CAGR 2024-2027 là 26%) và P/E là 18x. Tuy nhiên, với mức giá hiện tại, tiềm năng tăng giá là 13%. SSI nâng khuyến nghị cho cổ phiếu TNH từ TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN.
Link tải full báo cáo:
3. DGC [ Trung lập – 142,000đ/cp ] Định giá lại triển vọng dài hạn – SSI
- Trong Q4/2023, DGC đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 2,39 nghìn tỷ đồng (giảm 23% svck) và 746 tỷ đồng (giảm 34% svck), thấp hơn dự báo của SSI do giá bán bình quân phục hồi chậm hơn dự kiến và chi phí điện tăng. Mặc dù doanh thu chất bán dẫn toàn cầu đã sớm có tín hiệu phục hồi trong Q4/2023 (tăng 5% svck), nhưng có thể cần thêm thời gian để giá phốt pho vàng phục hồi song song với nhu cầu bán dẫn. Do đó, SSI hạ ước tính lợi nhuận ròng năm 2024 xuống 4,23 nghìn tỷ đồng (tăng 30% svck, từ 4,34 nghìn tỷ đồng) với mức giá bán trung bình phốt pho vàng thấp hơn (118 triệu đồng/tấn, tăng 12% svck, từ 123 triệu đồng/tấn). SSI cũng đưa ra ước tính lợi nhuận ròng năm 2025 đạt 5,7 nghìn tỷ đồng (tăng 35% svck) nhờ (1) sản lượng tiêu thụ tăng khoảng 7-23% svck, (2) giá bán trung bình tăng 4% svck và (3) chi phí nguyên liệu đầu vào giảm, nhờ tăng tỷ lệ quặng tự khai thác (lần lượt là 80%/90%/100% vào năm 2023/2024/2025) sau khi mở rộng Khai Trường 25. Do đó, mức tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2024-2025 chủ yếu phụ thuộc vào (1) sản lượng tiêu thụ & giá bán phục hồi và (2) giảm chi phí nguyên vật liệu (quặng). Mặc dù điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2024, nhưng SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 142.000 đồng/cổ phiếu (từ 100.000 đồng/cổ phiếu) khi áp dụng mức P/E mục tiêu cao hơn là 12x (từ 10x) và chuyển cơ sở định giá sang bình quân năm 2024-2025 (từ 2024). Do cổ phiếu đã có mức tăng giá ấn tượng trong thời gian gần đây, SSI khuyến nghị TRUNG LẬP đối với DGC.
Link tải full báo cáo:
4. VCB [ MUA – 109,100đ/cp ] Lợi nhuận sẽ hồi phục – KBSV
- 4Q2023, tổng thu nhập hoạt động (TOI) giảm mạnh 14.5% YoY do kết quả kém khả quan ở cả thu nhập lãi thuần (-13.6% YoY) và thu nhập ngoài lãi (-18.1% YoY). Do đó, LNTT giảm 5.8% YoY xuống còn 11,693 tỷ đồng. Lũy kế cả năm 2023, LNTT của VCB ghi nhận tăng trưởng 10.4% YoY, đạt 41,244 tỷ – hoàn thành kế hoạch nă
- Vietcombank đặt mục tiêu 2024 với tổng tài sản tăng ít nhất 8%, tín dụng tăng ít nhất 12% và trong hạn mức NHNN giao, nợ xấu dưới 1.5%, LNTT tăng ít nhất 10%. VCB thống nhất phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích các quỹ năm 2022 với tỷ lệ ~39%.
- Động lực trong nửa đầu năm sẽ đến từ hoạt xuất khẩu, đầu tư công, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng thúc đẩy nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của nhóm khách hàng doanh nghiệp, trong khi nhu cầu tiêu dùng kỳ vọng hồi phục vào cuối năm sẽ cải thiện kết quả kinh doanh ở mảng bán lẻ.
- Tình hình nợ xấu của VCB diễn biến tích cực hơn trong Q4/2023 với NPL giảm xuống còn 0.98% từ 1.21% ở Q3/2023. SSI cho rằng chất lượng tài sản của ngân hàng sẽ cải thiện nhẹ trong năm 2024 khi nhóm nợ xấu (NPL) đang có dấu hiệu đi xuống, trong khi nợ nhóm 2 đã tạo đỉnh vào Q2/2023.
Link tải full báo cáo:
5. BID [ Nắm giữ –51,700đ/cp ] Chất lượng tài sản cải thiện – KBSV
- 4Q2023, BID có thu nhập lãi thuần đạt 14,869 tỷ VND (+7.9% QoQ, +3.1% YoY); TOI đạt 20,602 tỷ VND (+15.2% QoQ, +17.3% YoY). Chi phí trích lập dự phòng đạt 4,885 tỷ VND (-17.9% QoQ, +6.8% YoY) khiến LNTT đạt 7,887 tỷ VND (+33.8% QoQ, +50.3% YoY). Lũy kế cả năm 2023, LNTT đạt 27,650 tỷ VND, tăng 20.2% YoY.
- KBSV kì vọng NIM của BID sẽ được cải thiện trong năm 2024 dựa trên: (1) Các khoản huy động khách hàng lãi suất cao kì hạn 1 năm giai đoạn 4Q2022 – 1Q2023 sẽ đáo hạn trong nửa đầu năm 2024; (2) Lãi suất huy động đang được duy trì ở mức thấp; (3) CASA phục hồi khi các doanh nghiệp quay trở lại ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tỷ lệ nợ xấu 4Q2023 của BID đạt 1.25% (-35bps QoQ) nằm trong nhóm các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp, chỉ cao hơn VCB, TCB, CTG và ACB. Chất lượng tài sản khả quan hơn trong quý 4 (nợ xấu mới tăng thêm giảm, nợ tái cơ cấu giảm) cùng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 181.8%, cao thứ 2 toàn ngành sẽ giảm đáng kể áp lực trích lập dự phòng của BID trong năm 2024.
- Cổ phiếu BID đã có nhịp tăng tốt trong thời gian vừa qua, đã phần nào phản ánh triển vọng kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2024. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 51,700VND/cp, thấp hơn 0.6% so với giá tại ngày 18/03/2023.
Link tải full báo cáo:
6. HSG [ Tích cực – 25,000đ/cp] Lợi nhuận dự kiến tăng mạnh trong Q2/FY2024 – SSI
- Do kết quả sơ bộ cho quý 1 khá phù hợp với ước tính của SSI nên SSI giữ nguyên dự báo lợi nhuận ròng cho niên độ 2024 ở mức 775 tỷ đồng (tăng 24,8 lần svck) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu HSG với giá mục tiêu 1 năm là 25.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù lợi nhuận quý 3 niên độ tài chính 2024 có thể sẽ chịu áp lực do giá thép điều chỉnh trong ngắn hạn sau khi giá quặng sắt và than cốc giảm, SSI cho rằng các nhà đầu tư dài hạn sẽ có cơ hội tích lũy cổ phiếu trong các phiên giá cổ phiếu điều chỉnh.
- Kế hoạch kinh doanh niên độ tài chính 2024 được thông qua với hai kịch bản tương tự như năm trước: Đối với kịch bản thận trọng, kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2024 đặt ở mức 400 tỷ đồng (tăng 13 lần svck), theo đó sản lượng tiêu thụ kế hoạch tăng 13,3% svck đạt 1,63 triệu tấn. Trong kịch bản khả quan, kế hoạch lợi nhuận ròng tăng 17 lần svck đạt 500 tỷ đồng nếu sản lượng tiêu thụ tăng 20,7% đạt 1,73 triệu tấn. Giá bán bình quân giả định giảm 5,2% svck trong kịch bản thận trọng và giảm 5,7% svck trong kịch bản khả quan, chủ yếu do mức nền so sánh cao trong các quý đầu tiên của niên độ tài chính 2023.
Link tải full báo cáo:
7. LHG [ MUA – 44,900đ/cp] Nhu cầu thuê đất và nhà xưởng phục hồi, cơ cấu tài chính vững mạnh – VCBS
- VCBS sử dụng phương pháp định giá từng phần SOTP xác định giá trị hợp lý của LHG ở mức 44.900 đồng/cp, VCBS khuyến nghị MUA cho LHG dựa trên triển vọng tích cực của LHG nhờ sự phục hồi của dòng vốn đầu tư FDI trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung đất KCN tại miền Nam.
- KCN Long Hậu 3.1 hiện còn hơn 44 ha đất có thể cho thuê trong đó diện tích đất có thể cho thuê ngay khoảng 28ha trong bối cảnh nguồn cung đất cho thuê khan hiếm và tỷ lệ lắp đầy cao của các KCN hiện hữu tại thị trường phía Nam.
- LHG hiện đang sở hữu 132.000 m2 nhà xưởng xây sẵn và sẽ tăng lên 146.000 m2 trong năm 2024 nhờ đóng góp của hơn 17.000 m2 nhà xưởng 3A (19-22) được khởi công xây dựng từ cuối năm 2023.
- LHG là doanh nghiệp có cơ cấu tài chính lành mạnh với lượng tiền ròng/cổ phiếu đạt hơn 20.100 đồng/cổ phiếu.
- KCN Long Hậu 3.2 (90 ha) và An Định (200 ha) sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn cho LHG. VCBS kỳ vọng 02 KCN An Định và Long Hậu 3.2 sẽ lần lượt chấp thuận chủ trương đầu tư trong năm 2024 và năm 2025.
Link tải full báo cáo:
8. DGW [ Nắm giữ – 68,800đ/cp ] Hồi phục trên mức nền thấp – KBSV
- Kết thúc 4Q2023, DGW đạt doanh thu thuần 4,849 tỷ đồng (+19% YoY) nhờ đóng góp của iPhone 15. Lợi nhuận gộp đạt 521 tỷ đồng với biên LNG đạt 10.7% giảm 0.8ppts YoY. LNST đạt 90 tỷ đồng giảm 42% YoY do tiếp hỗ trợ chi phí quảng cáo, khuyến mãi cho các nhà bán lẻ. Luỹ kế cả năm 2023, LNST giảm 47% YoY.
- Ngành hàng ICT với mặt hàng điện thoại, laptop chứng kiến sụt giảm mạnh mẽ do nhu cầu các sản phẩm không thiết yếu giảm mạnh, tuy nhiên mức độ giảm đã thu hẹp dần về cuối năm 2023. Dự báo trong năm 2024 với sức mua hồi phục chậm cùng với ngành đang dần bão hoà, ngành hàng ICT sẽ có sự hồi phục chậm trên mức nền thấp.
- Các ngành hàng còn lại tiếp tục duy trì tăng trưởng nhờ liên tục mở rộng danh mục sản phẩm và nhãn hàng mới. Ngành hàng thiết bị văn phòng, công nghiệp với tiềm năng thị trường lớn và với đóng góp thêm từ Achison dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng. Ngành hàng thiết bị gia dụng và FMCG duy trì tăng trưởng nhờ đẩy mạnh những sản phẩm cũ đồng thời liên tục mở rộng danh mục sản phẩm và nhãn hàng mới.
- KBSV dự phóng KQKD năm 2024 của DGW với doanh thu thuần đạt 21,941 tỷ đồng (+17% YoY), LNST đạt 492 tỷ đồng (+36% YoY). Với triển vọng hồi phục lợi nhuận tích cực tuy nhiên mức giá đã phản ánh phần nào kỳ vọng, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 68,800 VND.
Link tải full báo cáo:
9. AGG [ MUA – 28,760đ/cp] Khởi động chu kì phát triển dự án mới – VCBS
- Trong giai đoạn 2024 – 2026, VCBS đánh giá hoạt động triển khai, bán hàng của AGG sẽ sôi nổi hơn khi thị trường dần hồi phục và doanh nghiệp chủ trương khởi động lại hoạt động M&A, xúc tiến hoàn thiện pháp lý các dự án BĐS. VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu AGG với mức định giá hợp lý là 28.760 VND/ cổ phiếu.
- Trong giai đoạn 2024 – nửa đầu năm 2025, AGG sẽ tiếp tục thực hiện bàn giao và ghi nhận doanh thu đối với các sản phẩm còn lại tại dự án West Gate (Bình Chánh, TP.HCM). Ngoài ra, hiệu quả lợi nhuận hoạt động chuyển nhượng BĐS của AGG dự báo sẽ được cải thiện đáng kể nhờ mặt bằng giá bán cao hơn.
- Dự án The Gió (Dĩ An, Bình Dương) hiện đã hoàn thành phần lớn thủ tục pháp lý và dự kiến đưa vào kinh doanh sau khi tính toán xong tiền sử dụng đất cần nộp bổ sung. VCBS đánh giá The Gió sẽ mang lại hơn 7.000 tỷ đồng doanh thu và là nguồn đóng góp chủ đạo đến KQKD của AGG trong giai đoạn 2025 – 2027.
- Bên cạnh việc triển khai The Gió, trong giai đoạn 2024 – 2025 AGG dự kiến đẩy mạnh triển khai các dự án quy mô lớn tại khu vực trung tâm hành chính huyện Bình Chánh (BC27 và BC3.2), theo đó hưởng lợi từ mật độ dân cư và mặt bằng giá bán đã được xác lập bởi West Gate.
Link tải full báo cáo:
10. DGW [ Nắm giữ – 68,800đ/cp] Hồi phục trên mức nền thấp – KBSV
- Kết thúc 4Q2023, DGW đạt doanh thu thuần 4,849 tỷ đồng (+19% YoY) nhờ đóng góp của iPhone 15. Lợi nhuận gộp đạt 521 tỷ đồng với biên LNG đạt 10.7% giảm 0.8ppts YoY. LNST đạt 90 tỷ đồng giảm 42% YoY do tiếp hỗ trợ chi phí quảng cáo, khuyến mãi cho các nhà bán lẻ. Luỹ kế cả năm 2023, LNST giảm 47% YoY.
- Ngành hàng ICT với mặt hàng điện thoại, laptop chứng kiến sụt giảm mạnh mẽ do nhu cầu các sản phẩm không thiết yếu giảm mạnh, tuy nhiên mức độ giảm đã thu hẹp dần về cuối năm 2023. Dự báo trong năm 2024 với sức mua hồi phục chậm cùng với ngành đang dần bão hoà, ngành hàng ICT sẽ có sự hồi phục chậm trên mức nền thấp.
- Các ngành hàng còn lại tiếp tục duy trì tăng trưởng nhờ liên tục mở rộng danh mục sản phẩm và nhãn hàng mới. Ngành hàng thiết bị văn phòng, công nghiệp với tiềm năng thị trường lớn và với đóng góp thêm từ Achison dự báo sẽ duy trì đà tăng trưởng. Ngành hàng thiết bị gia dụng và FMCG duy trì tăng trưởng nhờ đẩy mạnh những sản phẩm cũ đồng thời liên tục mở rộng danh mục sản phẩm và nhãn hàng mớ
- KBSV dự phóng KQKD năm 2024 của DGW với doanh thu thuần đạt 21,941 tỷ đồng (+17% YoY), LNST đạt 492 tỷ đồng (+36% YoY). Với triển vọng hồi phục lợi nhuận tích cực tuy nhiên mức giá đã phản ánh phần nào kỳ vọng, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu DGW với giá mục tiêu 68,800 VND.
Link tải full báo cáo:
11. VHM [ MUA – 69,000đ/cp] Doanh số duy trì ở mức cao – KBSV
- Doanh thu Quý 4/2023 của Vinhomes đạt 8.7 nghìn tỷ VND (-72%YoY), lợi nhuận sau thuế đạt 826 tỷ VND (-91%YoY). Lũy kế cả năm 2023, doanh thu của VHM đạt 103.6 nghìn tỷ VND (+66%YoY), nếu tính cả các giao dịch bán buôn và dự án BCC, doanh thu cả năm đạt 121.4 nghìn tỷ VND (+49%YoY) chủ yếu nhờ bàn giao tại dự án Ocean Park 2 và Ocean Park 3. LNST đạt 33.4 nghìn tỷ VND (+16%YoY). Kết quả này vượt 21% và 12% kế hoạch doanh thu và LNST cả năm 2023.
- Trong quý 4/2023, Vinhomes đã bán được 19,700 sản phẩm (+535%QoQ), trong đó giao dịch bán buôn một dự án tại Tp. HCM chiếm 74% (~14,500 căn). Tổng giá trị hợp đồng đã bán trong quý đạt 30.3 nghìn tỷ VND (+88%QoQ, +68%YoY). Lũy kế cả năm, doanh số bán hàng đạt 87.0 nghìn tỷ VND, giảm 32%YoY.
- Tăng tốc đầu tư: Tình hình thị trường cho thuê giàn khoan trong khu vực đang diễn biến thuận lợi, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm giàn khoan trong thời gian tới.
- KBSV dự báo tổng giá trị hợp đồng bán hàng năm 2024 đạt 89 nghìn tỷ VND (+3%YoY), phần lớn đến từ dự án Ocean Park 2,3 và hai dự án mới được mở bán trong năm 2024 là Vũ Yên và Wonder Park.
- Vinhomes duy trì vị thế hàng đầu nhờ quỹ đất rộng lớn và khả năng triển khai dự án mạnh. Định giá hấp dẫn với P/B 2024fw là 0.8x, dưới đường -1std của trung bình P/B 5 năm của VHM. Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu Vinhomes với giá mục tiêu là 69,000/cp, cao hơn 64% so với giá đóng cửa ngày 19/03/2024.
Link tải full báo cáo:
12. PVD [ MUA – 37,800đ/cp ] Kỳ vọng thị trường thuận lợi trong 2 năm tới – KBSV
- Doanh thu 2023 của PVD tăng nhẹ 6% yoy. PVD không phát sinh doanh thu từ giàn đi thuê như năm 2022 nhưng giá cước trung bình tăng khoảng 34% yoy và hiệu suất hoạt động cải thiện mạnh từ 83% lên mức 96%. Mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan ghi nhận sụt giảm 12% yoy do hoạt động E&P nội địa nhìn chung trầm lắng. Lợi nhuận gộp của công ty tăng mạnh 127% yoy chủ yếu do cước cho thuê và hiệu suất hoạt động tăng trong khi chi phí vận hành không thay đổi đáng kế.
- Động lực tăng trưởng chính cho nhu cầu thuê giàn khoan toàn cầu vẫn đến từ khu vực Trung Đông. S&P Global dự báo Trung Đông sẽ cần khoảng 180 giàn tự nâng trong giai đoạn 2024-2025 (so với chỉ 122 giàn vào năm 2022). Các giàn khoan của Đông Nam Á cũng sẽ bị thu hút về Trung Đông, khiến khu vực này dự báo sẽ đối mặt với tình trạng thâm hụt nguồn cung trong giai đoạn 2024-2025.
- Hiệu suất hoạt động của các giàn tự nâng toàn cầu hiện đã tiến tới mức năm 2014. KBSV kỳ vọng hiệu suất vẫn sẽ duy trì ở mức cao ít nhất trong 2 năm tới trong bối cảnh số giàn khoan tự nâng toàn cầu đang có xu hướng già hóa trong khi số lượng đơn đặt hàng đóng mới đang ở mức thấp kỷ lục. Theo đó, giá cước thuê giàn cũng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và có thể lên tới mốc trên 150,000 USD/ngày như trong giai đoạn 2013-2014.
- KBSV duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVD. Giá mục tiêu là 37,800 VNĐ/cổ phiếu, tương đương mức upside 20.2% so với giá tại ngày 19/03/2024. Định giá hiện tại cao hơn 8.6% so với báo cáo gần nhất do KBSV (1) điều chỉnh hạ giả định lãi suất phi rủi ro và phần bù rủi ro, và (2) bổ sung giàn khoan mới vào mô hình dự phóng.
Link tải full báo cáo:
13. MSB [ MUA – 20,700đ/cp ] Chiến lược chuyển đổi phân khúc khách hang mở ra nhiều tiềm năng tăng trưởng mới – PHS
- MSB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng 10.4% YoY lên 9,189 tỷ đồng trong năm 2023 với sự cải thiện của cả hoạt động tín dụng lẫn thu ngoài lãi. Dù vậy, do Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng trưởng 243.8%YoY, Lợi nhuận sau thuế của MSB trong năm 2023 chỉ còn duy trì tăng nhẹ 0.6%YoY lên 4,644 tỷ đồng.
- PHS kỳ vọng năm 2024 khả quan hơn nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế, phục hồi tâm lý nhà đầu tư và mặt bằng lãi suất tăng nhẹ.
- MSB là một ngân hàng định giá còn hấp dẫn so với toàn ngành, với P/B dự phóng 2024 ở vào 1.1x, PHS ước tính giá trị hợp lý của MSB là 20,700 đồng/cổ phiếu. PHS khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá là 41%.
Link tải full báo cáo:
14. PVT [ MUA – 34,850đ/cp] Nối tiếp đà tăng trưởng – PHS
- (1) Kì vọng tăng trưởng mạnh doanh thu mảng vận tải do tăng công suất: Trong giai đoạn 2022 – 2023, PVT đã tích cực mua thêm 10 tàu (9 tàu chở dầu/ hóa chất và 1 tàu LPG, với tổng tải trọng lần lượt là 254k DWT và 55k DWT), qua đó cũng góp phần đánh dấu năm 2023 là năm kỉ lục mua tàu mới. Cụ thể, PVT đã mua mới 7 tàu trong 2023 (chủ yếu 2H23), qua đó giúp tăng năng lực vận tải dài hạn của các phân khúc chủ lực Dầu/ hóa chất, LPG và Hàng rời lên thêm lần lượt ~ 62%, 57% và 48% so với cuối năm 2022.
- (2) Nguồn cung tàu mới vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu trong 2024: Theo BIMCO, hiệp hội vận tải tàu biển quốc tế lớn nhất thế giới (đại diện cho 62% tổng năng lực vận tải biển), nhu cầu vận tải tàu chở dầu thô được dự báo sẽ tăng 7.0% và 2.5% năm 2024 – 2025 trong khi nguồn cung chỉ có khả năng tăng nhẹ lần lượt 0.6% và 1.1% tương ứng. Về mảng tàu chở sản phẩm hóa dầu, tình hình cầu vượt cung sẽ được giải quyết phần nào vào năm 2025 khi có thêm nguồn cung tàu mới.
- (3) Gia tăng căng thẳng địa chính trị chưa có dấu hiệu giảm nhiệt: Xung đột giữa Nga & Ukraine đã cơ bản thay đổi hoàn toàn dòng chảy năng lượng toàn thế giới – qua đó, dòng chảy năng lượng sẽ phải được vận chuyển xa hơn và qua nhiều trung gian hơn. Bên cạnh đó, các sự kiện gần đây ở biển Đỏ và việc Nato bỏ ngỏ khả năng đưa quân vào Ukraine sẽ là những yếu tố giữ giá cước vận tải biển duy trì ở mức hiện nay.
- PHS dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2024 của PVT lần lượt đạt 11,627 tỷ (+21.7% yoy) và 1,413 tỷ (15.7% yoy) (tương đương EPS 2024F 3,358 đồng). Về định giá, PHS sử dụng kết hợp 03 phương pháp DCF, EV/EBITDA và PE để ước tính giá trị hợp lý của PVT là 34,850 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị là MUA với tiềm năng tăng giá 20.2%.
Link tải full báo cáo:
15. GVR [ Nắm giữ – 35,000đ/cp] Tiềm năng từ NTC3 và Hiệp Thạnh 1 – KBSV
- 2023 GVR thu về 22,080 tỷ VND doanh thu thuần (-13% yoy). Trong đó, doanh thu từ công nghiệp cao su đạt 428 tỷ VND, ghi nhận mức giảm lớn nhất (-46% yoy). Doanh thu mảng cốt lõi cao su tự nhiên đóng góp 77% tổng doanh thu với 16,933 tỷ VND (-6% yoy). LNST của GVR 2023 đạt 3,370 tỷ VND (-29% yoy).
- KBSV kì vọng giá cao su của GVR sẽ giữ được mức tăng 7-8% trong 2024, sản lượng sẽ tăng nhẹ khoảng 2% do: (1) hưởng lợi từ đà tăng của cao su thế giới, (2) lo ngại về thiếu hụt nguồn cung cao su trong dài hạn và (3) nhu cầu từ các thị trường lớn như châu Âu, châu Mỹ và Trung Quốc đều đang có xu hướng hồi phục.
- Từ nay cho đến 2025, tập đoàn đặt ra mục tiêu chuyển đổi đất cho ít nhất 2,900 ha, dồn lực tập trung đẩy nhanh tiến độ cho 8 KCN, kì vọng có thể đưa vào khai thác bắt đầu từ năm sau, muộn nhất là vào năm 2026, đảm bảo tiềm năng tăng trưởng mảng KCN cho GVR.
- Nam Tân Uyên 3 đã được giao đất trong 2023 và Hiệp Thạnh 1 mới được phê duyệt chủ trương đầu tư vào đầu tháng 3 vừa qua đem lại kì vọng tăng trưởng trong ngắn và trung hạn cho mảng KCN của GVR. NTC 3 và Hiệp Thạnh 1 dự kiến có thể bắt đầu cho thuê lần lượt trong năm nay và năm sau.
- KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu GVR, mức giá mục tiêu 35,000 VND/cp, tương ứng với mức sinh lời 7.5% so với mức giá đóng cửa ngày 19/03/2024.
Link tải full báo cáo:
16. MBB [ MUA – 28,100đ/cp] Kết quả kinh doanh khả quan so với toàn ngành – KBSV
- MBB duy trì mức tăng trưởng cao trong năm 2023 khi kiểm soát tốt các cấu phần chi phí: CIR giảm 100bps YoY, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 24.4% YoY. Nhờ đó, LNTT của MBB đạt 26,306 tỷ đồng – tăng trưởng 15.7% YoY, hoàn thành 101% kế hoạch năm.
- Cập nhật tiến độ nhận chuyển giao Oceanbank, MBB cho biết ngân hàng đã hoàn tất thủ tục trình Chính phủ, kỳ vọng sẽ hoàn tất chuyển giao trong quý 2/2024. Việc tiếp nhận Oceanbank sẽ tiếp tục giúp MBB có lợi thế về hạn mức tín dụng được cấp (28% trong năm 2023 – cao thứ 2 toàn ngành). KBSV kỳ vọng tăng trưởng tín dụng năm 2024 của MBB sẽ nằm trong khoảng 20-25% dựa trên cơ sở nền kinh tế sẽ hồi phục rõ ràng hơn trong 2H2023 và MBB hiện đang sở hữu tệp KHDN lớn, tập trung ở những ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế.
- Giai đoạn khó khăn nhất của ngành đã tạm thời đi qua, do đó chất lượng tài sản sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Với MBB, ngân hàng đặt mục tiêu sẽ kiểm soát NPL (trước CIC) dưới 1.5% trong năm 2014.Tuy nhiên, KBSV cho rằng việc giảm trích lập, tăng cường xử lý nợ xấu để đổi lại tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 sẽ tạo áp lực lên chi phí tín dụng trong năm 2024.
- KBSV nâng giá mục tiêu từ 25,000 VNĐ/CP lên mức 28,100 VNĐ/CP. Khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá 20% so với giá đóng của ngày 19/03/2023.
Link tải full báo cáo:
17. DGC [ Nắm giữ – 132,200đ/cp] Dự án Nghi Sơn sắp được khởi công – KBSV
- KQKD 2023 của DGC yếu hơn kỳ vọng ban đầu của KBSV do giá bán hồi phục chậm. Doanh thu 2023 giảm 33% yoy do tăng trưởng mảng TPA không đủ bù đắp cho sụt giảm từ các mảng truyền thống là phốt pho vàng, WPA và phân bón các loại. Biên lợi nhuận gộp giảm từ 47% trong năm 2022 xuống chỉ còn 35% trong năm 2023 do tác động kép từ giá bán đầu ra giảm và chi phí điện đầu vào gia tăng.
- KBSV duy trì quan điểm rằng nhu cầu tiêu thụ thiết bị bán dẫn toàn cầu đã chạm đáy trong giai đoạn quý 2/2023 và sẽ có dư địa hồi phục trong năm 2024 từ mức nền thấp. World Semiconductor Trade Statistics (WSTS) và Gartner dự báo mức tăng trưởng ngành bán dẫn toàn cầu trong năm 2024 đạt lần lượt 13.1% và 16.8% yoy. Rủi ro chính sẽ đến từ triển vọng kinh tế tiêu cực của Trung Quốc.
- KBSV điều chỉnh hạ dự phóng doanh thu đóng góp từ dự án trong năm 2025 xuống 600 tỷ VND với giả định dự án hoàn thành trong đầu 3Q2025 và đạt công suất tối đa trong 4Q2025. Trong năm 2026, KBSV kỳ vọng dự án sẽ đóng góp khoảng 2,400 tỷ VND doanh thu và 480 tỷ VND lợi nhuận gộp, tương đương 15.2% tổng doanh thu và 12.7% tổng lợi nhuận gộp của DGC.
- Dựa trên phương pháp FCFF và P/E, mức giá mục tiêu cho DGC là 132,200VNĐ/cổ phiếu, tương đương upside 7.7% so với giá tại ngày 20/03/2024. KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ cho DGC do các triển vọng dài hạn của công ty đã phần nào được phản ánh trong mức giá hiện tại, khiến upside không còn đủ hấp dẫn để mua mới.
Link tải full báo cáo:
18. MWG [ MUA – 54,000đ/cp ] Bảo toàn biến động theo kênh giá hồi quy trung hạn, MWG được kỳ vọng tiếp tục hướng tới vùng đỉnh cũ tháng 9/2023. – FPTS
- Quy luật biến động của MWG vẫn đang chịu chi phối bởi kênh hồi quy tăng giá hình thành từ tháng 11/2023 và duy trì cho đến hiện tại. Trong đó, đường EMA 20 giữ vai trò hỗ trợ động và đồng thời cũng là chỉ báo tin cậy cho các pha tăng ngắn hạn của đường giá.
- Nến tăng ngày 20/03 với biên độ mở rộng tích cực kèm khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 1,5 lần so với mức trung bình 20 phiên cho thấy sức mạnh nghiêng về phía chiều mua sau tín hiệu kiểm định cận dưới của kênh giá trước đó. Tín hiệu này cũng phủ nhận áp lực bán trong phiên đầu tuần.
- Về mặt chỉ báo, RSI (50) cho phản ứng đảo chiều tại vùng giá trị 50 ủng hộ cho kỳ vọng MWG sẽ tiếp tục duy trì kênh giá trung hạn. MFI cũng đang chững lại chiều giảm và rủi ro từ phân kỳ ngắn hạn cũng đã suy yếu.
- Kỳ vọng nhịp tăng mới sẽ được củng cố nếu đường giá tiếp tục hướng tới vùng giá 50.000 đồng dưới sự hỗ trợ của thanh khoản. Khi đó, mục tiêu cho vị thế mua của MWG là ngưỡng 54.000 đồng, tương ứng với vùng đỉnh cũ tháng 9/2023.
Link tải full báo cáo:
19. HPG [ MUA – 35,800đ/cp] Chu kỳ mới – KBSV
- Doanh thu thuần và LNST của HPG đạt lần lượt 118,953 tỷ VND và 6,800 tỷ VND, giảm 16% và 19% so với cùng kỳ. Trong đó, công suất của HPG dần hồi phục từ 2Q2023 giúp LNST có xu hướng hồi phục QoQ.
- KBSV cho rằng LNST của HPG đã tạo đáy trong 2023 và sẽ dần hồi phục từ 2024 trở đi khi (1) sản lượng tiêu thụ đang dần cải thiện, (2) công suất hoạt động đã được khôi phục về mức ổn định (3) tỷ lệ quay vòng hàng tồn kho đã được tối ưu KBSV kỳ vọng ngành thép sẽ bước vào tăng giá mới trong 2H2024 sau khi giá thép điều chỉnh trong 1H2024, được hỗ trợ bởi triển vọng hồi phục của lĩnh Bất động sản Dân dụng
- Dung Quất 2 (DQ2) dự kiến đi vào hoạt động từ 1Q2025, nâng công suất thép thô của HPG thêm 8.6 triệu tấn/năm với sản phẩm chủ lực là HRC. KBSV cho rằng HPG sẽ đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường miền Nam và xuất khẩu nhằm đáp ứng nguồn cung mới khi DQ2 hoạt động ổn định. Bên cạnh đó, giá HRC xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng cân bằng hơn so với giá Trung Quốc khi Chính phủ nước này đặt mục tiêu nâng tỷ trọng sản lượng thép sản xuất bằng lò EAF lên 15% so với mức 10% hiện nay (điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất thép của các nhà sản xuất)
- KBSV khuyến nghị MUA với cổ phiếu HPG, giá mục tiêu 35,800 VND/cổ phiếu, tương ứng với mức lợi nhuận kỳ vọng 19% so với giá đóng cửa ngày 20/03/2024.
Link tải full báo cáo:
20. PLX [ MUA – 47,000đ/cp] Triển vọng tích cực nhờ sản lượng và giá bán lẻ xăng dầu tăng – AGR
- Cập nhật KQKD: Q4.2023 PLX ghi nhận doanh thu đạt 68.682,5 tỷ đồng (-39% yoy), LNST đạt 764,2 tỷ đồng (-46% yoy) do sản lượng suy giảm. Cả năm 2023, doanh thu và lợi nhuận của PLX đạt lần lượt 274.356 tỷ đồng (-9,8% yoy) và 3.052 tỷ đồng (+60,5% yoy). Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2023 nhờ thị trường xăng dầu ổn định trở lại và khoản thu nhập đột biến từ thương vụ thoái vốn tại PG Bank.
- Triển vọng tích cực nhờ sản lượng và giá bán lẻ xăng dầu tăng: Theo Dự thảo Kế hoạch Phát triển Năng lượng Quốc gia, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng trưởng ổn định 5,5% CAGR giai đoạn 2021-2030. Trong năm 2024, tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu có thể sẽ cao hơn khi so với nền thấp cùng kỳ 2023. Ngoài ra, giá bán lẻ xăng dầu tiếp tục duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng cùng giá dầu. Hiện nay giá dầu Brent đang ở mức 87 USD/thùng, tăng 12% kể từ đầu năm. Các tổ chức lớn trên thế giới đều dự báo giá dầu tiếp tục duy trì ở mức cao, bình quân đạt 85-90 USD/thùng trong năm 2024, cao hơn bình quân 2023 khoảng 10%.
- Kỳ vọng hưởng lợi từ những thay đổi trọng yếu trong Nghị định kinh doanh xăng dầu năm 2024: Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương trình Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95/2021/NĐ-CP và Nghị định 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, có thể kiểm soát chặt chẽ hơn và yêu cầu các cửa hàng bán lẻ xăng dầu xuất hóa đơn điện tử. Hiện tại, nhiều đơn vị bán lẻ xăng dầu đang không phát hành hóa đơn điện tử do đó có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động. Mới đây, Bộ Công Thương đã thu hồi giấy phép kinh doanh của một số doanh nghiệp như Xuyên Việt Oil hay Hải Hà Petro do nợ thuế và lạm dụng quỹ bình ổn giá. AGR đánh giá PLX có cơ hội lớn để giành thêm được thị phần với hệ thống mạng lưới rộng khắp cả nước.
Link tải full báo cáo:
21. VTP [ Nắm giữ – 92,500đ/cp] Mở rộng mạng lưới, tăng thị phần – KBSV
- 2023, VTP ghi nhận doanh thu thuần 19,590 tỷ VND đi ngang so với mức doanh thu đạt được năm 2022. Trong đó, doanh thu hoạt động cốt lõi – doanh thu dịch vụ ghi nhận 10,164 tỷ VND (+12% yoy), mảng bán hàng tuy chiếm tỷ trọng doanh thu cao (48%) đạt 9,445 tỷ VND (-25% yoy) nhưng biên lợi nhuận chỉ ở mức 0.24%.
- Theo báo cáo Allied Market Research công bố, thị trường dịch vụ chuyển phát Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 24.1%/năm giai đoạn từ nay đến 2030. Với vị thế là một trong các doanh nghiệp đầu ngành, VTP dự kiến sẽ hưởng lợi đáng kể từ sự tăng trưởng nhanh của của ngành.
- Trong 2 năm tới, VTP dự kiến đầu tư 3,000 tỷ VND đầu tư mở rộng hạ tầng kho bãi và hệ thống chia chọn. VTP đang chuẩn bị mặt bằng tiến hành xây dựng thêm kho bãi tại các tỉnh trọng điểm. Bên cạnh đó công ty cũng đang có kế hoạch mở rộng hệ thống chuyển phát sang các nước lân cận như Thái Lan, Lào, Myanmar, Trung Quốc.
- Thị phần chuyển phát của VTP sẽ tăng lên mức 20-21% vào cuối năm nay với động lực đến từ: (1) chất lượng dịch vụ cải thiện và (2) VTP liên tiếp thu hút được các đối tác lớn là các tập đoàn nước ngoài.
- Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VTP, giá mục tiêu 92,500 VND/cổ phiếu, tương đương với mức lợi nhuận 2.3% so với giá đóng cửa ngày 21/03/2024.
Link tải full báo cáo:
22. DXS [ MUA – 8,500đ/cp Lực cầu khởi sắc sau 04 tháng điều chỉnh, DXS đang cho tín hiệu bứt phá hình thành nhịp tăng mới. – FPTS
- Sau giai đoạn tăng tích cực tháng 11/2023, đồ thị DXS đã duy trì trạng thái điều chỉnh trong diễn biến của 04 tháng gần nhất. Điểm tích cực là trạng thái giằng co hẹp trong vùng giá 6.900 – 7.200 đồng diễn ra từ tháng 2/2024 đã hoàn thành việc củng cố vai trò hỗ trợ của vùng giá 6.900 và kèm theo đó là những dấu hiệu quay lại của sức mạnh giá dưới sự hỗ trợ của thanh khoản chiều mua.
- Chốt phiên giao dịch 21/03, nến Long bullish kèm khối lượng gia tăng tích cực đã đồng thời đưa đồ thị DXS bứt phá lên khỏi ngưỡng cản 7.200 đồng và đường xu hướng giảm của giai đoạn điều chỉnh. Tín hiệu này đang mở ra khả năng đảo chiều xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu.
- Về mặt chỉ báo, RSI (14) đã bứt phá sớm lên khỏi đường xu hướng giảm từ 04 phiên trước đó và MACD lần đầu mang giá trị dương trở lại sau nhịp điều chỉnh cũng đang ủng hộ cho vị thế mua ngắn hạn.
- Với một cấu trúc của kênh giá tăng trung hạn đang được định hình, DXS được kỳ vọng sẽ hướng tới ngưỡng mục tiêu 8.500 đồng – tương ứng với mức Fibonacci Extension 61,8% tính cho chu kỳ sóng liền trước.
Link tải full báo cáo:
23. HDB [ Tích cực – 27,700đ/cp ] Tăng trưởng tín dụng mạnh tiếp tục được duy trì – SSI
- SSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu HDB lên KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 27.700 đồng/cổ phiếu do SSI điều chỉnh tăng dự báo LNTT năm 2024 thêm 5% lên 16,4 nghìn tỷ đồng (tăng 25,8% svck) và áp dụng P/B mục tiêu cao hơn là 1,4 x (từ 1,0x) để phản ánh tác động tích cực từ việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (trên 20% svck) có thể tiếp diễn trong trung hạn, giúp HDB (i) cải thiện thị phần, (ii) duy trì NIM ở mức trên 5% và (iii) duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lý (dưới 2%). Tuy nhiên, SSI cho rằng việc đẩy nhanh tăng trưởng cho vay, đặc biệt là cho lĩnh vực bất động sản, có thể gây ra những rủi ro nhất định đối với chất lượng tài sản của ngân hàng này nếu thị trường phục hồi chậm hơn dự kiến.
- Cho năm 2024, SSI kỳ vọng cho vay trung và dài hạn vẫn sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho HDB, với mức tăng trưởng 22,2% so với đầu năm lên 432 nghìn tỷ đồng. Với thanh khoản dư thừa trong năm 2023, việc tối ưu hóa tài sản sinh lời sẽ là ưu tiên hàng đầu trong năm 2024 với LDR thuần dự kiến là 87% (so với 83,4% trong năm 2023). Theo đó, SSI ước tính NIM sẽ cải thiện lên 5,14% (tăng 12 bps svck), đồng thời tăng trưởng tín dụng mạnh sẽ giúp tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ xuống mức 1,72% (so với mức 1,79% trong năm 2023). Do đó, SSI dự báo lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 16,4 nghìn tỷ đồng (tăng 25,8% svck) trong năm 2024.
- Quan điểm ngắn hạn: SSI cho rằng tăng trưởng tín dụng dương (tăng 2% so với đầu năm tại tháng 2/2024) cũng như tăng trưởng tín dụng mạnh vào cuối Q4/2023 sẽ tạo ra thêm thu nhập lãi cho HDB trong Q1/2024. Như vậy, NIM dự kiến có thể tăng trong khi nợ quá hạn được cải thiện trong Q1/2024. Từ mức nền so sánh thấp trong Q1/2023, SSI kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận Q1/2024 sẽ khả quan và sẽ là yếu tố hỗ trợ ngắn hạn cho cổ phiếu HDB.
Link tải full báo cáo:
24. VPB [ MUA – 24,900đ/cp] Tăng trưởng tín dụng là động lực trong năm 2024 – KBSV
- 4Q2023, VPB có thu nhập lãi thuần đạt 11,042 tỷ VND (+25.0% QoQ, +7.4% YoY); Chi phí trích lập dự phòng cao nhất năm, đạt 7,018 tỷ VND (+41.8% QoQ, -4.1% YoY) khiến LNTT đạt 2,708 tỷ VND (-13.1% QoQ, +95.8% YoY). Lũy kể cả năm 2023, LNTT đạt 10,987 tỷ VND, giảm 48.2% YoY.
- KBSV kì vọng VPB có đủ cơ sở để đạt được mức tăng trưởng tín dụng 25% dựa trên: (1) nền tảng CAR mạnh mẽ sau khi tăng vốn (2) Mặt bằng lãi suất cho vay thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu tín dụng từ cả khối khách hàng bán lẻ và khối khách hàng doanh nghiệp; (3) Sự hồi phục của nền kinh tế.
- NIM kì vọng hồi phục trong năm 2024 nhờ: (1) Chi phí vốn giảm do lãi suất huy động thấp cùng khoản lãi suất huy động cao đáo hạn; (2) CASA được cải thiện. Tuy nhiên NIM sẽ không tăng mạnh do (1) Áp lực giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy nhu cầu tín dụng; (2) Rủi ro từ chất lượng tài sản.
- Mặc dù chất lượng tài sản đã có sự cải thiện nhưng áp lực trích lập dự phòng vẫn ở mức cao trong năm 2024 do: (1) Bộ đệm dự phòng ở mức thấp; (2) Tăng nhanh quy mô tín dụng trong bối cảnh nền kinh tế còn yếu; (3) Tỷ trọng cho vay bất động sản ở mức cao.
- Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu cho năm 2024 là 24,900VND/cp, cao hơn 32.4% so với giá tại ngày 22/03/2024.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu