TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 19/03 – 26/03/2021

Lượt xem: 1841 | Ngày đăng: 01/04/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 19/03 26/03/2021

  1. PNJ [Tích cực- 96,500đ/cp]:  Tăng trưởng tích cực hậu đại dịch với triển vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trang sức Việt Nam- BVSC- 19/03/2021
  2. DRC [ MUA- 32,300đ/cp]: Báo cáo cập nhật cơ hội đầu tư- KBSC- 19/03/2021
  3. DBC [ Khả quan- 70,400đ/cp]: Mảng kinh doanh cốt lõi năm 2020 đạt kết quả ấn tượng- Báo cáo cập nhật- SSI- 19/03/2021
  4. GDT [ Tích cực- 74,951đ/cp]: 2021 là khởi đầu của chu kì tăng trưởng mới- Báo cáo lần đầu- BVSC – 19/03/2021
  5. VTP [ Trung lâpk- 94,500đ/cp]: Một bước lùi ngắn trong lộ trình tăng trưởng dài hạn- Báo cáo cập nhật- SSI- 19/03/2021
  6. TCM [ MUA- 99,600đ/cp]: Tăng trưởng bền vững –  Báo cáo cập nhật – MAS- 19/03/2021
  7. GMD [ Khả quan- 34,600đ/cp]: Thương mãi phục hồi mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận- SSI- 23/03/2021
  8. CTG [ MUA- 46,400đ/cp]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích- Báo cáo cập nhật- SSI- 22/03/2021
  9. Cập nhật ngành điện [ Trung lập]: Chi phí đầu vào cho hệ thống điện tăng- Báo cáo cập nhật- SSI- 22/03/2021
  10. BID [ Nắm giữ- 51,300đ/cp]: Kế hoạch LNTT 2021 tắng 44%- KBSV- 22/03/2021
  11. LTG- [ MUA- 41,830đ/cp]: Gía gạo thế giới tăng mạnh- Báo cáo cập nhật doanh nghiệp- BSC- 23/03/2021
  12. CSV [ MUA- 40,000đ/cp]: Phát triển vững chắc- BSC- 22/03/2021
  13. Ngành dầu khí [ Trung lập]: Trên đà hồi phục mạnh mẽ- Báo cáo ngành- VNDS- 22/03/2021
  14. SHB [ Trung lập- 20,100đ/cp]: Lợi nhuận năm 2021 có thể tăng cao nhờ chi phí dự phòng giảm và NIM cải thiện- Báo cáo cập nhật- SSI- 24/03/2021
  15. DPM [ Theo dõi- 21,400đ/cp]: Gía ure cao kìm hãm tác động tiêu cực của đà tăng giá khí- Cập nhật KQKD- VDSC – 24/03/2021
  16. SBT [ MUA- 22,700đ/cp]: Ngành đường hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá- Báo cáo cập nhật doanh nghiệp- BSC – 26/03/2021
  17. Triển vọng ngành Thép [ Tích cực]: Báo cáo triển vọng Q1/2021- Báo cáo cập nhật- SSI- 22/03/2021
  18. PC1 [ Theo dõi- 32,200đ/cp]: Mảng điện sẽ bù đắp cho mảng bất động sản trong năm 2021- Báo cáo cập nhật- VDSC- 26/03/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.  PNJ [ Tích cực – 96,500đ/cp]: Tăng trưởng tích cực hậu đại dịch với triển vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trang sức Việt Nam – BVSC – 19/03/2021

  • KQKD 2020 củng cố hơn nữa vị thế của PNJ tại thị trường bán lẻ trang sức với lợi nhuận đạt 1.069 tỷ VNĐ (-10% yoy), vượt 29% KH ĐHCĐ thông qua, trong bối cảnh thị trường chung bị tác động tương đối nặng nề bởi COVID-19.
  • Tháng 1/2021, PNJ ghi nhận doanh thu bán lẻ tăng trưởng 10% yoy trong khi lợi nhuận tương đương cùng kỳ. Kết quả này phần nào cho thấy những thách thức trong ngắn hạn, như dự báo của BVSC, khi thu nhập toàn dân cần thời gian để hồi phục trong khi nhu cầu từ nhóm thu nhập cao nhiều khả năng sẽ giảm nhiệt.
  • Nhìn chung cho cả năm 2021, BVSC dự báo PNJ có thể đạt mức tăng trưởng dương, với doanh thu và lợi nhuận đạt 19.151 tỷ VNĐ (+9% yoy) và 1.203 tỷ VNĐ (+13% yoy).
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu PNJ với mức giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 96.500 VNĐ/CP, tương đương mức lợi suất là 16%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7046_PNJ_BVSC_2021-3-19.pdf

2.   DRC [ MUA – 32.300đ/cp]: Báo cáo cập nhật cơ hội đầu tư – KBSC – 19/03/2021

  • KBSC khuyến nghị NẮM GIỮ với mã cổ phiếu DRC, doanh nghiệp sản xuất lốp xe hàng đầu Việt Nam với hai loại sản phẩm chủ lực là lốp Radial và lốp Bias. Giá mục tiêu 32,300VNĐ/cp cho triển vọng 12 tháng.
  • Kết quả kinh doanh 2020 khả quan hơn dự báo. Trong năm 2020, DRC ghi nhận kết quả kinh doanh đáng khích lệ với lợi nhuận đạt 256.5 tỷ đồng (+2.4% YoY) và doanh thu 3,647 (-5.5% YoY) dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm.
  • Với việc hiệu suất hoạt động nhà máy Radial hiện tại của DRC sớm đạt 100% nhờ nhu cầu hồi phục, kế hoạch tăng công suất lốp radial (Giai đoạn 3) từ 600,000 chiếc/năm hiện tại lên 1.2 triệu vào năm 2024 sẽ mở ra giai đoạn tăng trưởng mới và bền vững cho DRC về dài hạn.
  • KBSC điều chỉnh tăng lợi nhuận thuần năm 2021 thêm 14.4% lên 352.7 tỷ đồng do chi phí khấu hao cắt giảm lớn hơn trong dự báo trước sau khi cho rằng DRC sẽ giữ nguyên chính sách khấu hao hiện tại và tăng 20.5% giá mục tiêu lên 32,300 VNĐ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7043_DRC_KBSC_2021-3-19.pdf

3.   DBC [ Khả quan – 70.400đ/cp]: Mảng kinh doanh cốt lõi năm 2020 đạt kết quả ấn tượng – Báo cáo cập nhật – SSI – 19/03/2021

  • Dabaco gần đây đã tổ chức cuộc họp với các chuyên viên phân tích để cập nhật về kết quả kinh doanh đầy ấn tượng trong năm 2020, cũng như cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch kinh doanh năm 2021.
  • Kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2020 thể hiện chiến lược dài hạn của Tập đoàn là đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và mở rộng năng lực mảng chăn nuôi và đàn heo nái, kể cả trong những năm khó khăn 2016-2018. DBC có kế hoạch mở rộng đáng kể về sản lượng tiêu thụ trong năm 2021 bằng cách nâng cao công suất hoạt động của nhà máy hiện tại, cũng như hợp đồng canh tác.
  • Với tình hình tài chính mạnh như hiện tại, Tập đoàn có lợi thế để khai thác HORECA và mảng bất động sản để đạt lợi nhuận đột biến trong năm 2021, rất có thể sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận ròng thận trọng của ban lãnh đạo trong năm. Năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 11,9 tỷ đồng (+18,9% so với cùng kỳ) và 980 tỷ đồng (-30% so với cùng kỳ).
  • SSI áp dụng mức P/E mục tiêu không thay đổi là 8x và EPS năm 2021 là 8.797 đồng, và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 70.400 đồng/cp (+15,6% so với giá hiện tại). Do đó, SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7059_DBC_SSI_2021-3-19.pdf

4.   GDT [Tích cực – 74,951đ/cp]: 2021 là khởi đầu của chu kỳ tăng trưởng mới – Báo cáo lần đầu – BVSC – 19/03/2021

  • BVSC phát hành Báo cáo lần đầu đối với CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HSX: GDT) với khuyến nghị OUTPERFORM và giá mục tiêu 1 năm là 74,951 đồng/ cp (Upside: 74,9%) dựa theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền (DCF; tỷ trọng 50%) và Chiết khấu dòng cổ tức (DDM; tỷ trọng 50%).
  • GDT được biết đến là công ty xuất khẩu hoạt động trong thị trường ngách. GDT duy trì tỷ trọng xuất khẩu ở mức cao bền vững, khoảng 85% doanh thu thuần, hậu thuẩn chính bởi tập khách hàng trung thành ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
  • Triển vọng ngành gỗ còn nhiều tiềm năng. Bất chấp đại dịch COVID-19, ngành gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam chứng tỏ khả năng bền bỉ, duy trì đà tăng trưởng 2 chữ số, kim ngạch xuất khẩu năm 2020 đạt 12,37 tỷ USD (+16,3% YoY; Tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2009-20 là 15,2%/ năm).
  • Với dấu hiệu phục hồi nhu cầu ngày càng rõ rệt từ Quý 3/2020, GDT đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho chu kỳ tăng trưởng mới sau đại dịch bằng cách: (1) Mua một nhà máy đã xây dựng ở Bình Dương để bổ sung cho năng lực sản xuất, và (2) Tận dụng mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp (NCC) trong thời kỳ đại dịch để tích cực tích lũy một lượng đáng kể hàng tồn kho ở mức giá cạnh tranh.
  • Nhu cầu tiêu thụ đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ từ các thị trường xuất khẩu chủ chốt của Công ty, phản ánh qua các đơn đặt hàng tăng mạnh gần đây. BVSC kỳ vọng việc triển khai tích cực vắc xin COVID-19 trên toàn cầu sẽ tiếp tục thúc đẩy đà phục hồi hơn; GDT hoàn thành đầy đủ chứng chỉ BSCI và áp dụng phương thức thanh toán mới với các đối tác từ Mỹ mở ra thêm cơ hội tăng trưởng trong giai đoạn bình thường mớ
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu GDT, giá mục tiêu 1 năm là 74.951 đồng/cp, tiềm năng tăng giá là 74,9% so với giá thị trường ngày 18/3/2021

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7045_GDT_BVSC_2021-3-19.pdf

5.   VTP [ Trung lập – 94,500đ/cp]: Một bước lùi ngắn trong lộ trình tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật  – SSI – 19/03/2021

  • VTP đang giao dịch ở hệ số P/E 2021 và 2022 lần lượt là 20x và 16x, thấp hơn so với mức bình quân ngành trong khu vực là 25x. SSI cho rằng thị trường CPN ở Việt Nam vẫn khá hấp về dài hạn, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm ước đạt khoảng 20%-25% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Google-Temasek.
  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu VTP xuống TRUNG LẬP từ KHẢ QUAN, SSI kỳ vọng tăng trưởng nửa đầu năm 2021 sẽ giảm tốc so với kết quả cao trước đó (VTP giảm cơ chế giá từ nửa cuối năm 2020). Cổ phiếu có thể kém hiệu quả hơn so với thị trường trong ngắn hạn (3-6 tháng).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7062_VTP_SSI_2021-3-19.pdf

 

6.   TCM [ MUA – 99,600đ/cp]: Tăng trưởng bền vững – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/03/2021

  • MAS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do (FCFF) để định giá TCM, theo đó giá trị hợp lý 1 cổ phần TCM sẽ ở mức 99.600 đồng/cp. So với giá đóng cửa ngày 18/03/2021 là 84.300 đ/cp, giá mục tiêu cao hơn 18,14%, do đó MAS khuyến nghị Tăng tỷ trọng với TCM.
  • Dịch Covid-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới, mang lại thách thức chưa từng có tiền lệ. Ngành dệt may Việt Nam là một trong số những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi đầu ra các doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu. Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong ngành đã giảm lần lượt 17,7% và 23,5% so với cùng kỳ trong 2020.
  • Năm 2021 được dự báo sẽ là năm tích cực cho ngành Dệt may nhờ sự hồi phục của các đơn hàng xuất khẩu, hiện tại TCM cũng đã ghi nhận đơn hàng đến cuối Q2/2021. Các hiệp định tự do thương mại CPTPP và EVFTA đã mang lại những khách hàng mới cho TCM thể hiện ở sự chuyển dịch thị trường xuất khẩu của công ty (xem bảng 1). Trong năm 2021, công ty dự kiến sẽ tập trung mở rộng thị trường Châu âu và kỳ vọng mức tăng trưởng 2 con số từ thị trường này.
  • Song song với việc xây dựng nhà máy mới, TCM cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái ở nhà máy Vĩnh Long. Trong bối cảnh thế giới đang chú trọng các nguồn năng lượng tái tạo, các khách hàng đặc biệt là đối tác Mỹ và châu Âu có xu hương ưu tiên đặt hàng cho các nhà cung cấp chú trọng công tác môi trường .

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7053_TCM_MAS_2021-3-19.pdf

7.   GMD [Khả quan – 34,600đ/cp]: Thương mại phục hồi mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận – SSI – 23/03/2021

  • SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với với cổ phiếu GMD, và nâng giá mục tiêu lên 38.500 đồng/cp (từ 30.800 đồng/cp) – triển vọng tăng giá là 11%. SSI có quan điểm tích cực đối với cổ phiếu nhờ triển vọng tốt hơn về hoạt động của công ty trong năm 2021 và các năm tiếp theo được dẫn dắt bởi cảng Gemalink, do đó SSI nâng ước tính lợi nhuận năm 2021 của GMD tăng 22% so với báo cáo trước.
  • Năm 2020, GMD đạt 2,6 nghìn tỷ đồng doanh thu (-1,5%) và 437 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (- 28,7%), cả hai chỉ tiêu đều vượt kế hoạch thận trọng mà công ty đã đặt ra từ đầu năm. Mảng kinh doanh cốt lõi của GMD khá ổn định trong suốt thời gian chuỗi cung ứng bị gián đoạn do dịch Covid19. Doanh thu khai thác cảng giảm -7%, trong khi mảng logistics tăng +46%.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm xuống 36,5% trong năm 2020 từ 38,3% trong năm 2019 do tỷ suất lợi nhuận gộp của cả hai mảng đều giảm và tỷ lệ doanh thu logistics cao hơn.
  • Lợi nhuận giảm chủ yếu do lợi nhuận từ công ty liên kết giảm, lợi nhuận liên kết đạt 160 tỷ đồng trong năm 2020 so với 236 tỷ đồng trong năm 2019, trong đó Gemalink lỗ 32 tỷ đồng, GMD Shipping Holdings lỗ 15 tỷ đồng trong năm 2020. Trong khi đó, công ty liên kết lớn nhất của GMD là SCSC (SCS: HOSE), ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm -7% chủ yếu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến lĩnh vực vận tải hàng không.
  • Lợi nhuận giảm cũng do doanh thu hoạt động tài chính giảm. Chỉ tiêu này chỉ đạt 27 tỷ đồng trong năm 2020 so với 107 tỷ đồng trong năm 2019 khi GMD ghi nhận khoản thu nhập lớn từ việc bán các khoản đầu tư. Do đó, tỷ suất lợi nhuận ròng giảm mạnh từ 23,2% trong năm 2019 xuống 16,8% trong năm 2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7072_GMD_SSI_2021-3-23.pdf

8. CTG [ MUA- 46,400đ/cp ]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích  – Báo cáo cập nhật – SSI – 22/03/2021

  • SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của CTG đạt 20,2 nghìn tỷ đồng (+18,4% so với cùng kỳ), với giả định tăng trưởng tín dụng, tiền gửi và tài sản lần lượt là 10,8%, 10,8% và 9,8% so với cùng kỳ. SSI cũng duy trì giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu CTG là 46.400 đồng/cp. Tại mức giá 39.550 đồng/cp, CTG đang giao dịch với hệ số P/B 2021 là 1,5x, tương ứng triển vọng tăng giá là 17,3%.
  • Cập nhật kết quả kinh doanh Q1/2021: Ngân hàng dự kiến tổng tài sản tăng 3% so với đầu năm, với tăng trưởng tín dụng tăng nhẹ. Lợi nhuận trước thuế trong Q1/2021 dự kiến đạt khoảng 7-8 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 135%-169% so với cùng kỳ, không bao gồm phí bảo hiểm trả trước.
  • Kế hoạch năm 2021: Ban lãnh đạo CTG đặt kế hoạch tăng trưởng tiền gửi và tín dụng lần lượt khoảng 6%-12% và 8%-12% so với cùng kỳ. Số dư nợ xấu trong tổng dư nợ dự kiến dưới mức 2%. Đối với kế hoạch lợi nhuận trước thuế, ngân hàng đang chờ Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
  • Chi trả cổ tức: Năm 2020, Ngân hàng dự kiến chi trả 5% cổ tức bằng tiền mặt và khoảng 7%-10% cổ tức bằng cổ phiếu. Ngoài ra, còn có 28,8% cổ tức bằng cổ phiếu cho giai đoạn 2017-2018.
  • Kế hoạch hoạt động trung hạn 2021-2023: CTG đặt kế hoạch ROE đạt khoảng 16-18%, thu nhập ròng ngoài lãi trong tổng thu nhập hoạt động đạt khoảng 21- 23%, tăng trưởng lợi nhuận đạt khoảng 10-12% so với cùng kỳ, và tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7073_CTG_SSI_2021-3-22.pdf

9.   Cập nhật ngành điện [ Trung lập ]: Chi phí đầu vào cho hệ thống điện tăng – Báo cáo cập nhật – SSI– 22/03/2021

  • Sản lượng hợp đồng Qc các nhà máy nhiệt điện giảm chủ yếu là do huy động sản lượng nhiều từ thuỷ điện và một phần đóng góp mới từ nhóm điện mặt trời. Nhóm nhiệt điện chịu tác động bất lợi do sản lượng hợp đồng thấp cùng với giá than và khí đầu vào tăng.
  • Chi phí đầu vào cho hệ thống điện tăng chủ yếu do giá bán cao từ nhóm năng lượng tái tạo, cộng thêm giá khí cũng tăng khiến EVN phải cố gắng kiểm soát chi phí. Do đó, nhóm công ty năng lượng truyền thống có thể gặp khó khăn trong việc đàm phán/điều chỉnh hợp đồng mua bán điện (PPA) với EVN.
  • Ngoài ra, áp lực để EVN tăng giá điện bán lẻ có xác suất cao do chi phí đầu vào tăng do nhóm năng lượng tái tạo giá khí tăng (các mỏ khí giá rẻ dần cạn kiệt và các mỏ khí mới có giá cao hơn đi vào khai thác như Sao Vàng Đại Nguyệt sẽ làm giá khí tăng).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7075__SSI_2021-3-22.pdf

10.   BID [ Nắm giữ – 51,300đ/cp]: Kế hoạch LNTT 2021 tăng 44% – KBSV – 22/03/2021

  • Lũy kế cả năm 2020, thu nhập lãi thuần đạt 35,797 tỷ VND, giảm 0.5% YoY; LNST đạt 7,224 tỷ VND, giảm 15.5% YoY, chủ yếu do trong năm BID đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng (+14.9% YoY).
  • Tỷ lệ nợ xấu 4Q2020 đạt 1.76%, giảm 21 bps QoQ, nguyên nhân do nợ nhóm 2 giảm mạnh 104 bps QoQ. Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến chất lượng nợ, BID đẩy mạnh trích lập dự phòng trong năm 2020 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao nhất trong 5 năm trở lại đây của BID.
  • BID đặt kế hoạch LNTT 2021 đạt 13,000 tỷ VND, tăng 44% YoY; đặt mức trích lập dự phòng kế hoạch cao, đạt 24 nghìn tỷ (+~3% YoY) trước các yếu tố ảnh hưởng của dịch và các rủi ro chung của nền kinh tế cùng với khoản trích lập theo thông tư 01/2020
  • Trong giai đoạn 2021-2022, BID đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 48.5 nghìn tỷ VND thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ. Trong trước hợp phát hành thành công, CAR của BIDV sẽ được cải thiện, đảm bảo cho câu chuyện tăng trưởng tín dụng cho các năm tớ
  • Dựa tên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu là 51,300 VND/cp, cao hơn 14.9% so với giá tại ngày 22/03/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7069_BID_KBSV_2021-3-22.pdf

11.    LTG [ MUA – 41,830đ/cp]: Giá gạo thế giới tăng mạnh  – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 23/03/2021

  • BSC dự báo giá mục tiêu LTG 2021 đạt 41,830 đồng (+17% upside so với ngày 23/03/2021) dựa theo 2 phương pháp PE (9x) và DCF.
  • BSC kỳ vọng DTT và LNST của LTG đạt lần lượt 8,336 tỷ đồng (+11.1% YoY) và 426 tỷ đồng (+15.4% YoY) , tương đương EPS đạt 4,455 đ, PE fw = 8.1x.
  • Tổng sản lượng gạo thế giới năm 2021 dự kiến đạt 504 triệu tấn (+1.36% YoY). Theo USDA, tổng sản lượng gạo thế giới năm 2021 đạt mức kỷ lục trong 8 năm qua, phần lớn sản lượng tăng mạnh ở quốc gia Thái Lan (+5.4% YoY), Indonesia (+2.3% YoY), và Phillippines (+2.3% YoY), nhờ vào thời tiết thuận lợi với lượng mưa lớn từ chu kỳ La Nina và giá gạo thế giới tăng mạnh trong thời gian qua sẽ thúc đẩy ngành nông nghiệp mở rộng diện tích trồng lúa.
  • Tiêu thụ gạo thế giới dự báo đạt 501 triệu tấn (+1% YoY) trong NĐ 2021/22 theo tình báo kinh tế EIU. EIU dự báo tiêu thụ gạo thế giới sẽ tiếp tục tăng trong 2 năm tới do dân số tăng và vai trò cung cấp gạo của chính phủ các nước Châu Á trên thị trường gạo thế giới đang tăng lên sau khi họ thực hiện các chương trình an ninh lương thực.
  • BSC đánh giá năm 2021 sẽ tiếp tục là một năm thuận lợi cho ngành lúa gạo Việt Nam với dự báo tăng trưởng +1.1% YoY. Theo báo cáo kinh tế nông nghiệp của BMI, sản lượng sản xuất gạo của Việt Nam sẽ đạt mức 27.4 triệu tấn (+1.1% YoY) vào năm 2021, tăng trưởng bình quân 1.05% trong 2021- 2024f. Nhu cầu tiêu thụ trong nước đạt mức 21.327 triệu tấn (+0.1% YoY), và sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng này tới 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7070_LTG_BSC_2021-3-23.pdf

12.   CSV [MUA – 40,000đ/cp]: Phát triển vững chắc – BSC – 22/03/2021

  • BSC khuyến nghị THEO DÕI mã cổ phiếu CSV với giá 40.000 VND/CP, upside 21.9% so với giá ngày 19/03/2021 với phương pháp P/E. Mức giá này tương đương với mức P/E mục tiêu là 10.0 lần.
  • BSC dự báo DTT và LNST của CSV lần lượt đạt 1,464 tỷ đồng (+9.3% YoY) và 202 tỷ đồng (+11.7% YoY). EPS fw = 4,052 Đồng và P/E =8.0, P/B = 1.5.
  • Di dời nhà máy sang KCN Nhơn Trạch 6 giúp tăng công suất Xút NaOH thêm 50,000 tấn/năm. Vinachem có kế hoạch thoái vốn tại CSV từ 65% xuống 51%.
  • Nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu với giá mục tiêu nằm tại vùng giá 40-40.5, cân nhắc cắt lỗ nếu ngưỡng hỗ trợ 27.8 bị xuyên thủng.
  • DT và LNST 2020 lần lượt đạt 1,566 tỷ VND (-14% yoy) và 251 tỷ VND (-28% yoy), chủ yếu do cầu trong nước giảm sút, khiến một số sản phẩm chính như NaOH hay H2SO4 giảm cả về lượng tiêu thụ lẫn giá bán. CSV đặt kế hoạch DT và LNST công ty mẹ năm 2021 đạt lần lượt 1,104 tỷ VND (+5% YoY) và 176 tỷ VND (-3% YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7044_CSV_BSC_2021-3-22.pdf

13.    Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Trên đà hồi phục mạnh mẽ   – Báo cáo ngành – VNDS – 22/03/2021

  • Giá dầu Brent đã leo lên mức 68 USD/thùng trong tháng 3 để từ đầu năm 2021, tăng 31,2% so với đầu năm và 58,1% so với giá dầu trung bình năm 2020 (~43 USD/thùng). Đà tăng của giá dầu chủ yếu được hỗ trợ bởi các yếu tố từ phía nguồn cung, trong bối cảnh nhu cầu dầu toàn cầu vẫn chưa phục hồi do nhiều quốc gia tiếp tục chính sách hạn chế đi lại để kiềm chế sự lây lan của các biến chủng mới. Những yếu tố hỗ trợ bao gồm: (1) OPEC+ nhiều lần gia hạn cắt giảm sản lượng và Ả Rập Xê Út tình nguyện cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 01/2021 và (2) nguồn cung bị gián đoạn do đợt lạnh kỷ lục tại Mỹ.
  • VNDS điều chỉnh giả định giá dầu Brent trung bình năm 2021 lên 60 USD/thùng, tăng 13,2% so với giả định trước đó (53 USD/thùng). VNDS kỳ vọng nhu cầu dầu sẽ phục hồi nhanh hơn trong nửa cuối 2021 và đạt mức gần tương đương trước dịch là ~100tr thùng/ngày vào cuối năm 2021 (dựa trên dự báo của EIA) nhờ vào việc triển khai vắc xin trên toàn cầu và gói kích thích kinh tế của Mỹ; trong khi các tín hiệu từ phía nguồn cung cho thấy OPEC+ đang tập trung vào việc tái cân bằng thị trường dầu mỏ cũng như nỗ lực để hỗ trợ cho sự phục hồi lành mạnh của giá dầu trong năm 2021. VNDS cũng kỳ vọng giá dầu FO Singapore biến động cùng chiều với dầu Brent, đạt mức trung bình 340- 350 USD/tấn trong năm 2021.
  • VNDS tin rằng đà tăng của giá dầu có khả năng thúc đẩy các hoạt động thăm dò & khai thác (E&P) dầu khí tại Việt Nam, mang lại những cơ hội việc làm tiềm năng cho các công ty phía thượng nguồn, như PVDrilling (PVD), PTSC (PVS). Bên cạnh đó, một số công ty trung nguồn cũng có thể hưởng lợi từ giá dầu cao hơn như PVGas (GAS) vì giá bán sản phẩm của công ty được tính theo giá dầu thế giới. Ngược lại, biên lợi nhuận của các doanh nghiệp hạ nguồn (nhà máy điện, đạm) có thể bị thu hẹp lại do áp lực tăng giá dầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7089__VNDS_2021-3-22.pdf

14.   SHB [ Trung lập – 20,100đ/cp]: CLợi nhuận năm 2021 có thể tăng cao nhờ chi phí dự phòng giảm và NIM cải thiện – Báo cáo cập nhật – SSI– 24/03/2021

  • Thu nhập tăng mạnh giúp SHB giảm bớt gánh nặng nợ xấu trong năm 2020. NIM và thu nhập ngoài lãi cải thiện giúp tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 30% so với cùng kỳ đạt 12,2 nghìn tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế (LNTT) chỉ tăng 8% so với cùng kỳ đạt 3,3 nghìn tỷ đồng – sát với kế hoạch năm 2020 của Ngân hàng. Chi phí dự phòng tăng mạnh lên 4,6 nghìn tỷ đồng (+92,5% so với cùng kỳ), trong khi tỷ lệ nợ xấu (bao gồm trái phiếu VAMC và tài sản tồn đọng thuộc đề án sáp nhập HBB) giảm từ 4,02% (2019) xuống 3,35% (2020).
  • Lợi nhuận năm 2021 ước tính tăng +70% so với cùng kỳ, đạt 5,6 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng này ước đến từ tăng trưởng tín dụng 15%, NIM nới rộng +34 bps, hệ số CIR giảm xuống 34,7% và chi phí dự phòng giảm -14% so với cùng kỳ.
  • SSI nâng giá mục tiêu lên 20.100 đồng/cp (từ 18.500 đồng/cp), ước tính EPS cao hơn (+68% so với cùng kỳ) trong năm 2021 do lợi nhuận tăng trưởng tốt. Với triển vọng tăng giá là 7%, SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SHB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7097_SHB_SSI_2021-3-24.pdf

15.    DPM [ Theo dõi – 21,400đ/cp]: Giá ure cao kìm hãm tác động tiêu cực của đà tăng giá khí – Cập nhật KQKD – VDSC – 24/03/2021

  • Trong Q4 2020, sản lượng bán urê được chủ động điều chỉnh giảm do DPM dự báo giá bán cao trong Q1 2021. Giá khí đốt tăng kết hợp với giá phân bón giảm khiến biên LNG giảm xuống 20,1% so với 24,4% trong Q4 2019.
  • Nhu cầu nông sản trên toàn cầu đang dần phục hồi đã thúc đẩy mức tăng giá urê trong những tháng đầu năm có thể vượt qua mức tăng của giá khí đầu vào, mang lại lợi nhuận vượt trội trong Q1. Sau đó, các điều chỉnh trong lực cầu có thể khiến giá urê dần hạ nhiệt nhưng giá khí nhiều khả năng duy trì ở mức cao, làm giảm hiệu ứng tích cực của giá bán cao lên lợi nhuận.
  • Cả năm, giá khí đầu vào giảm mạnh hơn giá bán phân bón trong bối cảnh dịch bệnh đã giúp LNST tăng vọt 78% lên 693 tỷ đồng, trong khi doanh thu vẫn đi ngang ở mức 7.762 đồng (+1% YoY). Biên lợi nhuận gộp tăng từ 18,2% trong năm 2019 lên 22,3%.
  • Kết hợp phương pháp FCFF và P/E, DPM tăng giá mục tiêu cho DPM từ 17,000 đồng/cổ phiếu trong Báo cáo chiến lược năm 2021 lên 21.400 đồng/cổ phiếu. Với mức cổ tức tiền mặt dự kiến là 1.300 đồng/cổ phiếu trong 12 tháng tới, tổng mức sinh lời là 18%, dựa trên giá đóng cửa ngày 26/3/2021. Do đó, DPM khuyến nghị TÍCH LŨY đối với cổ phiếu DPM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7105_DPM_VDSC_2021-3-26.pdf

16.   SBT [ MUA- 22,700đ/cp]: Ngành đường hưởng lợi từ thuế chống bán phá giá  – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 26/03/2021

  • BSC khuyến nghị MUA SBT nâng giá mục tiêu là 27,640 đồng, upside 21.8% so với giá ngày 24/03/2021. BSC nâng giá mục tiêu do KQKD cải thiện nhờ (1) Giá đường thế giới tăng mạnh trong Q1/2021 +20-25% YoY; (2) Xuất khẩu đường RE đi Châu Âu, Trung Quốc tăng mạnh trong Q4/2020 và Q1/2021; (3) Thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của chính phủ.
  • SBT có lợi thế trong việc chủ động nguồn nguyên vật liệu đầu vào khi có VNL lớn (diện tích lớn liền kề áp dụng cơ giới hoá cao), cùng với việc sở hữu GMC – Nhà thương mại giao dịch hàng hóa quốc tế. Xuất siêu đường cho thị trường Trung Quốc và EU. Ngành đường Việt Nam được phục hồi nhờ thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp của chính phủ.
  • Khả năng cạnh tranh gay gắt từ đường giá rẻ Thái Lan khi hiệp định ATIFA có hiệu lực đầu năm 2020.
  • Kết thúc Quý 2 NĐ 2020/21, SBT đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 3,851 tỷ đồng (+30% YoY) và 140 tỷ đồng (+7.7 lần YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7106_SBT_BSC_2021-3-26.pdf

17.   Triển vọng ngành Thép [ Tích cực ]: Báo cáo triển vọng Q1/2021 – Báo cáo cập nhật – SSI– 22/03/2021

  • Tiêu thụ thép Việt Nam vẫn giữ ở mức 23 triệu tấn năm 2020, tăng trƣởng ở mức 1% yoy – Sản lượng tiêu thụ đang nghiêng dần về thép dẹt với cơ cấu sản lượng là 39% thép thanh và 61% thép dẹt, tăng dần từ mức chỉ 53% tiêu thụ thép dẹt năm 2016.
  • Theo số liệu của MOIT, tiêu thụ thép trong 2 tháng đầu năm tăng 20% về sản lượng với tăng trưởng chủ yếu đến từ thị trường xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu thép tăng trƣởng 33% về sản lƣợng và 70% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
  • Động lực tăng trưởng chính cho xuất khẩu sắt thép đến từ thị trường Mỹ và Châu Âu với sản lượng xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đã chiếm đến 62% năm 2020 và 44% năm 2019 của tổng lượng xuất khẩu cả năm.
  • Mức độ tập trung trong ngành thép ngày càng tăng, đặc biệt trong năm 2020 khi nhu cầu tiêu thụ thép đầu năm giảm mạnh, làm tăng áp lực cạnh tranh, khiến cho các doanh nghiệp nhỏ giảm dần thị phần vào các doanh nghiệp lớn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7107__VCBS_2021-3-26.pdf

18.    PC1 [ Theo dõi – 32,200đ/cp]: Mảng điện sẽ bù đắp cho mảng bất động sản trong năm 2021 – Báo cáo cập nhật – VDSC – 26/03/2021

  • Doanh thu mảng xây dựng điện sẽ tăng trưởng trở lại nhờ vào thị trường sôi động điện gió. Backlog và doanh thu ước tính đạt lần lượt 3.700 tỷ đồng và 4.125 tỷ đồng, +22% YoY và +37% YoY.
  • Sản xuất điện sẽ là mảng đóng góp chính vào lợi nhuận doanh nghiệp. Trong đó: (1) thủy điện sẽ được hưởng lợi từ La Nina và vận hành cả năm của ba nhà máy mới. (2) điện gió sẽ bắt đầu đóng góp kể từ Q3 và sẽ tăng trưởng trong dài hạn. Biên lợi nhuận gộp cao sẽ mang đến lợi nhuận và dòng tiền dồi dào.
  • Năm thấp điểm của mảng bất động sản. Doanh nghiệp dự định bàn giao dự án bất động sản vào đầu năm 2022 nhưng VDSC ước tính đóng góp từ giữa năm 2022.
  • PC1 đang dần chuyển thành công ty sản xuất điện với công suất mở rộng liên tục trong những năm gần đây. Với thế mạnh xây dựng các nhà máy điện, công ty có khả năng xây dựng nhanh chóng với chi phí đầu tư hiệu quả.
  • VDSC điều chỉnh giả định về điện gió theo thông tin mới nhất và xây lắp điện theo thông tin doanh nghiệp cung cấp và tăng hệ số P/E theo ngành sản xuất điện (10x). VDSC đưa ra khuyến nghị TÍCH LŨY đối với mã cổ phiếu này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7104_PC1_VDSC_2021-3-26.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN