TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 19/07 – 23/07/2021

Lượt xem: 1907 | Ngày đăng: 28/07/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 19/07 – 23/07/2021

  1. ACB [ Trung lập ]: Lợi nhuận tăng mạnh trong 2Q2021– KBSV – 19/07/2021
  2. Ngành thực phẩm và đồ uống nửa cuối năm 2021 [ Tích cực ]: Tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối 2021 và 2022 – SSI – 19/07/2021
  3. IDC [ Tích cực – 42,000đ/cp ]: Quỹ đất khu công nghiệp lớn nhiều tiềm năng – Báo cáo lần đầu – BVSC – 19/07/2021
  4. ACB [ Tích cực ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 19/07/2021
  5. PPC [ Nắm giữ – 23,900đ/cp ]: Cổ tức cao trong bối cảnh lợi nhuận giảm – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/07/2021
  6. NKG [ MUA – 40,800đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp của NKG tăng mạnh và duy trì ổn định – KBSV – 19/07/2021
  7. DGW [ Trung lập ]: Tiếp tục mở rộng phân phối nhiều nhãn hàng mới – KBSV – 21/07/2021
  8. Ngành thép [ Trung lập ]: Cổ phiếu ngành thép dưới tác động của Dự thảo điều chỉnh thuế XNK – Báo cáo ngành – VNDS – 19/07/2021
  9. VPB [ Trung lập ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q2-2021 – Cập nhật công ty – SSI – 21/07/2021
  10. TPB [ Tích cực – 38,690đ/cp ]: Các hoạt động cốt lõi và chất lượng tài sản tích cực – Báo cáo cập nhật – BVSC – 21/07/2021
  11. LHG [ Theo dõi – 55,700đ/cp ]: Dự án mới – Cơ hội mới – BSC – 22/07/2021
  12. DRC [ Tích cực – 36,492đ/cp ]: KQKD Quý 2/2021 mạnh mẽ; vượt dự báo – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/07/2021
  13. DGW [ Tích cực – 154,843đ/cp ]: Quý 2/2021 vượt ước tính; hưởng lợi từ COVID-19 – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/07/2021
  14. DGW [ MUA – 162,200đ/cp ]: Trụ vững giữa tâm bão – Báo cáo ngắn – MAS – 22/07/2021
  15. DGC [ MUA – 104,600đ/cp ]: Lợi nhuận cất cánh – Báo cáo ngắn – MAS – 23/07/2021 .
  16. STK [ Trung lập – 43,300đ/cp ]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – Kết quả khả quan nhưng định giá không còn hấp dẫn – Cập nhật công ty – SSI – 23/07/2021
  17. TDM [ MUA – 35,500đ/cp ]: Ngôi sao giữa mùa dịch – Báo cáo ngắn – MAS – 23/07/2021
  18. MBB [ Tích cực ]: Tăng trưởng chậm lại trong Q2/21 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 23/07/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1. ACB [ Trung lập ]: Lợi nhuận tăng mạnh trong 2Q2021– KBSV – 19/07/2021

  • Trần tăng trưởng tín dụng của ACB được NHNN tăng từ 9.5% lên 13.5%, trong 2H2021, ACB sẽ tập trung quản lý rủi ro, tập trung giải ngân cho vay vào các lĩnh vực ACB mong muốn, tránh giải ngân vào các lĩnh vực không trọng yếu theo chiến lược của ngân hàng.
  • Tập trung tăng trưởng CASA thông qua các gói phí mới để tăng lượng khách hàng, cải thiện chi phí vốn, đưa ra các dịch vụ đi kèm như bảo lãnh, thanh toán nước ngoài và FX để cải thiện thu nhập ngoài lãi trong khi thu nhập lãi thuần dự kiến duy trì bằng với 1H2021.
  • Theo quan điểm của KBSV, trong 3Q2021, áp lực nợ xấu do tác động của dịch Covid-19 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của nhóm ngân hàng và ACB sẽ không phải ngoại lệ mặc dù hiện tại tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ACB đang ở mức cao.
  • Bên cạnh đó, NIM giảm, tăng trưởng tín dụng dự kiến chậm lại để quản trị rủi ro cùng với CIR trở lại mức trung bình 36-40% sẽ khiến lợi nhuận của ACB khó duy trì ở mức cao như 1H2021.Tuy nhiên, chất lượng tài sản tốt cùng với việc vào rổ VN30 trong thời gian tới sẽ là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho giá cổ phiếu trong nửa cuối năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8145_ACB_KBSV_2021-7-19.pdf

2. Ngành thực phẩm và đồ uống nửa cuối năm 2021 [ Tích cực ]: Tăng trưởng doanh thu trong nửa cuối 2021 và 2022 – SSI – 19/07/2021

  • Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng nhanh ảm đạm trong thời kỳ đại dịch do các biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt là trong làn sóng Covid thứ 4 bắt đầu vào tháng 5/2021. Theo Nielsen, tiêu thụ hàng FMCG tại Việt Nam giảm quý thứ 4 liên tiếp trong Q1/2021 (giảm – 4,3% YoY), xu hướng này dự kiến tiếp tục trong Q2. Doanh số bán lẻ (đã điều chỉnh lạm phát) tăng 3,55% trong 6T2021 (so với -5,77% trong 6T2020) theo mô hình phục hồi chữ V mặc dù chưa quay trở lại mức trước Covid (+ 8,5% trong 6T2019).
  • Do người tiêu dùng thu nhập thấp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch, xu hướng dịch chuyển sang các mặt hàng giá rẻ tiếp diễn. Trong khi đó, người tiêu dùng tầng lớp trung lưu và thượng lưu không bị ảnh hưởng, thể hiện qua việc tiêu thụ hàng không thiết yếu và hàng cao cấp duy trì tốt, và SSI nhận thấy sức mua bị dồn nén đã tăng trở lại sau giai đoạn giãn cách.
  • Trong đại dịch, danh mục sản phẩm đạt kết quả vượt trội là dầu ăn, thực phẩm ăn liền, gia vị, gia vị, đường và chăm sóc cá nhân, trong khi một số danh mục yếu hơn là sữa và bia.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8142_none_SSI_2021-7-19.pdf

3. IDC [ Tích cực – 42,000đ/cp ]: Quỹ đất khu công nghiệp lớn nhiều tiềm năng – Báo cáo lần đầu – BVSC – 19/07/2021

  • BVSC đánh giá cao về tiềm năng trong dài hạn của IDC với quỹ đất lớn để phát triển KCN mà Công ty đang sở hữu. Sự thay đổi trong cơ cấu cổ đông sau khi Bộ Xây dựng và Bitexco thoái vốn giúp cho cấu trúc cổ đông tập trung hơn.
  • Điều này giúp hoạt động của IDC sẽ quyết liệt, để khai thác tối ưu quỹ đất lớn đang sở hữu. Theo đó, dòng tiền trong 2021-2025 dự báo sẽ gia tăng mạnh khi các quỹ đất công nghiệp được kinh doanh. Kết quả kinh doanh trong 2021 dù chưa thay đổi lớn, nhưng vẫn có cơ hội cho 2022, nếu công ty thay đổi chính sách ghi nhận.
  • Với kết quả định giá theo phương pháp từng phần, giá trị hợp lý cho mỗi cổ phần của IDC là 42.000 đồng/cp. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với IDC với mức lợi nhuận kỳ vọng 38% với thời gian nắm giữ 6-12 tháng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8149_IDC_BVSC_2021-7-20.pdf

4. ACB [ Tích cực ]: Kết quả kinh doanh sơ bộ Q2/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 19/07/2021

  • ACB đạt 6,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2021, tăng +66% so với cùng kỳ và hoàn thành 60% kế hoạch năm của Ngân hàng. Tính riêng Q2/2021, LNTT tăng trưởng đột biến +72% so với cùng kỳ đạt 3,2 nghìn tỷ đồng do NIM nới rộng và thu nhập phí tăng mạnh.
  • Với tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng tốt và chi phí hoạt động được tiết giảm (-31% xuống 1,2 nghìn tỷ đồng), ACB đã dành nguồn lực để trích lập toàn bộ 1,4 nghìn tỷ đồng dự phòng cho các khoản nợ tái cơ cấu trong nửa đầu năm 2021 thay vì phân bổ khoản chi phí này trong 3 năm như quy định tại Thông tư 03.
  • Gần đây, ngân hàng đã công bố gói cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến ngày 15/10/2021. Mức giảm lãi suất sẽ từ khoảng 0,3% đến 0,8% đối với các khoản vay ngắn hạn và từ 0,5% đến 1% đối với các khoản vay dài hạn. Tác động ước tính là NIM giảm -50 bps trong nửa cuối năm 2021 so với nửa đầu năm 2021.
  • Hiện tại, SSI không thấy có rủi ro trọng yếu nào đối với ước tính lợi nhuận hiện tại, với LNTT năm 2021 đạt 11,9 nghìn tỷ đồng (+24% so với cùng kỳ). Theo ước tính của SSI, tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2021 sẽ đi ngang so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng chậm hơn và NIM thấp hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8141_ACB_SSI_2021-7-20.pdf

5. PPC [ Nắm giữ – 23,900đ/cp ]: Cổ tức cao trong bối cảnh lợi nhuận giảm – Báo cáo cập nhật – MAS – 19/07/2021

  • MAS điều chỉnh giảm giá mục tiêu đối với cổ phiếu (CP) PPC từ 27,600 đồng về mức 23,900 đồng và duy trì khuyến nghị Nắm Giữ (lợi nhuận kỳ vọng +4%). Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu dòng cổ tức. CP PPC đang giao dịch tại mức P/B forward 2021 là 1.4x, cao hơn 9% so với các doanh nghiệp nhiệt điện có quy mô vốn hóa tương đồng..
  • Mặc dù điều chỉnh giảm 37% dự phóng lợi nhuận ròng (LNR) 2021 do sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến tại nhà máy nhiệt điện than Phả Lại 2 (PL2), MAS cho rằng 2021 là năm ghi nhận tỷ suất cổ tức cao nhất cho các cổ đông PPC.
  • Theo nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2021, cổ tức trên lợi nhuận giữ lại từ 2020 về trước được thông qua ở mức 5,894 đồng/CP. PPC đã trả 4,644 đồng/CP qua các đợt cổ tức vào T12/2020, T3, T5 và T7/2021. Phần còn lại sẽ được chia trong 2021. Theo đó, tỷ suất cổ tức ước đạt 19% trong 2021, cao hơn giai đoạn 2016-2020 (bình quân 12%). Tại thời điểm cuối T6/2021, số dư tiền ròng (sau khi trừ nợ phải trả) đạt 692 tỷ đồng, tương đương 2,100 đồng/CP 2022-2023, MAS dự phóng PPC sẽ giữ tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức ở mức 84%/LNR. Cổ tức/CP dự kiến đạt bình quân 2,000 đồng và tỷ suất cổ tức duy trì mức 9%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8144_PPC_MAS_2021-7-20.pdf

6. NKG [ MUA – 40,800đ/cp ]: Biên lợi nhuận gộp của NKG tăng mạnh và duy trì ổn định – KBSV – 19/07/2021

  • Nhu cầu từ các thịtrường xuất khẩu chính của NKG tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của NKG là khu vực ASEAN, EU và Bắc Mỹ. Các quốc gia này đang thúc đẩy nền kinh tế bằng cách bơm các gói chi tiêu do chính phủ tài trợ cho các hạng mục cơ sở hạ tầng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép.
  • Giá thép HRC và CRC tăng và chưa có dấu hiệu chậm lại do thiếu hụt thép dẹt trên thịtrường EU. Theo Hiệp hội thép thế giới, EU sản xuất 138,8 triệu tấn thép thô vào năm 2020, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoài và là năm thứ ba liên tiếp so với mức đỉnh gần đây là 169 triệu tấn vào năm 2017.
  • Biên lợi nhuận gộp của NKG tăng mạnh và duy trì ổn định. Hàng tồn kho tăng mạnh 70% của Q2/2021 so với Q1/2021, và 63% của Q1/2021 so với Q4/2020 do nhu cầu tăng mạnh từ thị trường trong nước lẫn suất khẩu, do vậy công ty đẩy mạnh hoạt động sản xuất, tích trữ hàng tồn kho thành phẩm, nguyên vật liệu do đó hàng tồn kho có xu hướng tăng dần nhằm phục vụ nhu cầu thép để phục hồi cũng như kích thích nền kinh tế.
  • Rủi ro lớn đối với Thép Nam Kim là 1) giá nguyên vật liệu đầu vào là thép HRC tăng cao nhưng không được chuyển vào giá bán 2) bảo hộ ngành thép từ các thị trường do NKG xuất khẩu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8146_NKG_KBSV_2021-7-20.pdf

7. DGW [ Trung lập ]: Tiếp tục mở rộng phân phối nhiều nhãn hàng mới – KBSV – 21/07/2021

  • Doanh thu Q2/2021 đạt 4,218 tỷ đồng (63% YoY), luỹ kế 6 tháng đầu năm doanh thu đạt 9,225 tỷ đồng (tương đương 61% kế hoạch cả năm). Lợi nhuận ròng ở mức 223 tỷ đồng (139% YoY) và đã hoàn thành 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
  • Biên lợi nhuận gộp được cải thiện đáng kể nhờ gia tăng tỷ trọng bán các mặt hàng có biên gộp cao như máy tính xách tay và thiết bị văn phòng. Theo tổng hợp của DGW, biên lợi nhuận gộp sau 6 tháng 2021 đạt 7.2% và biên lợi nhuận ròng đạt 2.8% (+0.9 điểm % yoy).
  • Lợi nhuận có thể cải thiện nhẹ trong nửa cuối năm 2021, nhưng có thể tăng trưởng tốt hơn trong năm 2022: Do doanh số bán chậm, cùng với cạnh tranh gay gắt và chi phí nguyên vật liệu (từ thép đến chip vận hành) tăng, lợi nhuận ngành ô tô dự kiến chỉ phục hồi ở mức một con số trong nửa cuối năm 2021.
  • Nhóm hàng thiết bị văn phòng tiếp tục tăng trưởng mạnh với tổng doanh thu ở mức 663 tỷ đồng (122% YoY) riêng trong quý 2. Các sản phẩm đóng góp doanh thu chính là IOTs (141 tỷ đồng) và các loại sạc dự phòng, adapter (154 tỷ đồng).
  • Nhóm hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng doanh thu nhỏ (luỹ kế 160 tỷ trong 6T2021 – chiếm 1,7% tổng doanh thu). DGW kì vọng tương lai nhóm hàng này sẽ đem lại doanh thu cao hơn với thị trường tương đối tiềm năng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8152_DGW_KBSV_2021-7-21.pdf

8. Ngành thép [ Trung lập ]: Cổ phiếu ngành thép dưới tác động của Dự thảo điều chỉnh thuế XNK – Báo cáo ngành – VNDS – 19/07/2021

  • Bộ Tài chính vừa đề xuất sửa đổi mức thuế xuất nhập khẩu đối với một số mặt hàng thép, cụ thể: (1) tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 0% lên 5% và (2) giảm 5-10% thuế nhập khẩu một số mặt hàng thép (từ mức 15-25%).
  • Trong trường hợp được Chính phủ thông qua, thuế suất sửa đổi sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của HPG; trong khi POM và VIS là những doanh nghiệp được hưởng lợi.
  • VCSC kỳ vọng đà tăng của giá thép trong 6 tháng đầu năm 2021 sẽ dần giảm và ổn định ở gần mức hiện tại, dẫn đến việc biên lợi nhuận gộp trong nửa cuối năm điều chỉnh từ mức cao của nửa đầu năBộ Tài chính đề xuất điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu thép nhằm hạ nhiệt đà tăng của giá thép nội địa Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trung bình giá thép xây dựng nội địa trong Q2/21 đạt 16,7 triệu đồng/tấn, tăng mạnh 50% so với cùng kỳ (svck) năm 2020 và 39% sv thời điểm cuối năm 2020.
  • VNDS cho rằng tác động của việc điều chỉnh thuế lần này sẽ không quá lớn đối với các doanh nghiệp thép đang niêm yết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8151_none_VNDS_2021-7-21.pdf

9. VPB [ Trung lập ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q2-2021 – Cập nhật công ty – SSI – 21/07/2021

  • Nhìn chung lợi nhuận của VPB tương đối bất ngờ với nhiều yếu tố đan xen. Trong khi lợi nhuận ngân hàng mẹ tốt hơn ước tính đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (+123% YoY), LNTT công ty con như FECredit thấp hơn ước tính, giảm còn khoảng 320 tỷ đồng (-79% YoY).
  • Trên cơ sở hợp nhất, LNTT đạt 5 nghìn tỷ đồng (+37% YoY) trong Q2/2021 và 9 nghìn tỷ đồng (+37% YoY) trong 6T2021, hoàn thành 54% kế hoạch năm tại ĐHCĐ và 51% ước tính của SSI. Tăng trưởng ngân hàng mẹ duy trì tốt nhờ mở rộng mạnh mảng cho vay mua nhà, NIM tăng và lãi từ chứng khoán đầu tư (1,39 nghìn tỷ đồng). Trong khi đó, FeCredit có tăng trưởng tín dụng giảm, dự phòng cao và NIM giảm.
  • Mặc dù SSI cho rằng Ngân hàng có nhiều cách để cải thiện NIM nhờ nguồn thu từ thương vụ thoái vốn FeCredit, CASA cải thiện và dư địa để tối ưu hóa cơ cấu tài sản, chất lượng tài sản vẫn có thể ảnh hưởng đến triển vọng dài hạn của Ngân hàng.
  • SSI đang xem xét dự báo và giá mục tiêu dựa trên cuộc họp với Ngân hàng vào cuối tháng 7 sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8162_VPB_SSI_2021-7-22.pdf

10. TPB [ Tích cực – 38,690đ/cp ]: Các hoạt động cốt lõi và chất lượng tài sản tích cực – Báo cáo cập nhật – BVSC – 21/07/2021

  • TPB công bố KQKD Quý 2/2021 khả quan với LNTT tăng mạnh 54,6% YoY lên 1.584,6 tỷ, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao hơn ngành, NIM mở rộng, tăng trưởng thu nhập từ phí và banca tốt và CIR thấp.
  • TPB đạt tăng trưởng tín dụng tốt cuối Quý 2/2021 là 9,5% YTD, cao hơn mức 5,5% toàn ngành, nhờ cho vay khách hàng tăng trưởng 10,2% YTD lên 132.204 tỷ (+6,3% QoQ); TPB tiếp tục cho thấy nỗ lực kiểm soát chất lượng tín dụng: Cho vay MMLC (-0,1% YTD), SME (+10,9% YTD) và cá nhân (+13,2% YTD).
  • NIM Quý 2/2021 tăng lên mức 4,79% (+14 bps QoQ; +59 bps QoQ), chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,50% (-28 bps QoQ; -83 bps YoY) bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 8,28% (-14 bps QoQ; -17 bps YoY).
  • NIM Quý 2/2021 tăng lên mức 4,79% (+14 bps QoQ; +59 bps QoQ), chủ yếu do chi phí huy động thấp ở mức 3,50% (-28 bps QoQ; -83 bps YoY) bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 8,28% (-14 bps QoQ; -17 bps YoY).
  • Cuối Quý 2/2021, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của TPB ở mức thấp 17,47%; tỷ lệ LDR theo quy định cũng ở mức thấp là 64,75%. Tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức tốt là 12,85%.
  • Cuối Quý 2/2021, nợ tái cơ cấu tiếp tục giảm đáng kể 27,2% QoQ xuống 1,268 tỷ (0,95% dư nợ). Nợ tái cấu trúc giảm ở tất cả các nhóm khách hàng: MMLC (-10,5% QoQ), SME (-2,4% QoQ) và cá nhân (-75,4% QoQ).
  • BVSC hiện dự báo LNTT năm 2021-22 cho TPB là 5,8 nghìn tỷ (+33,1% YoY) và 6.9 nghìn tỷ (+18,1% YoY). Ở mức giá cổ phiếu hiện tại là 33.000 đồng/ cp (Ngày 20/07/2021), TPB đang giao dịch ở mức P/B một năm (tính đến giữa năm 2022) là 1,41x, mà BVSC cho là hấp dẫn, so với mức tăng trưởng lợi nhuận CAGR giai đoạn 2020-22 là 25,4% và ROE dự phóng trung bình trên 23%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8156_TPB_BVSC_2021-7-22.pdf

11. LHG [ Theo dõi – 55,700đ/cp ]: Dự án mới – Cơ hội mới – BSC – 22/07/2021

  • BSC khuyến nghị THEO DÕI mã cổ phiếu LHG với giá 55,700 VND/CP upside 13.2% so với giá ngày 21/7/2021 với phương pháp RNAV với chi phí sử dụng vốn WACC là 12% cho dự án Long Hậu 3.
  • DTT và LNST 2021 lần lượt đạt 831 tỷ đồng (+29% YoY) và 282 tỷ đồng (+42% YoY), tương ứng hoàn thành 93% và 176% KH năm 2021. EPS fw = 5,076 đồng và P/E fw=9.7 – cao hơn P/E TB 5 năm của LHG ở mức 5.7 lần, P/B fw =1.8.
  • Khu công nghiệp – mảng kinh doanh chính nhiều tiềm năng (1) 2021-2023 : KCN Long Hậu 3 GĐ 1 (124ha) đảm bảo tốc độ tăng trưởng lợi nhuận KCN CAGR là 26%; (2) 2024- 2030: Dự án KCN Long Hậu 3 mở rộng (90ha) và Khu CN An Định (200 ha).
  • Doanh thu ổn định từ mảng thuê nhà xưởng hiện hữu và tiềm năng dài hạn từ diện tích cho thuê nhà xưởng 29ha tại KCNC Đà Nẵng.
  • Doanh thu ổn định từ mảng thuê nhà xưởng hiện hữu và tiềm năng dài hạn từ diện tích cho thuê nhà xưởng 29ha tại KCNC Đà Nẵng. Thực hiện nghĩa vụ thanh toán chi phí đền bù 280 nền nhà tại dự án Khu dân cư – tái định cư Long Hậu cho CT TNHH Tân Thuận.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8163_LHG_BSC_2021-7-22.pdf

12. DRC [ Tích cực – 36,492đ/cp ]: KQKD Quý 2/2021 mạnh mẽ; vượt dự báo – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/07/2021

  • DRC đóng cửa ở mức 28.050 đồng/ cp vào ngày 16/07/2021, giao dịch ở mức P/E và EV/EBITDA 1 năm forward là 8,17x và 5,08x, chiết khấu 40%/ 21% so với mức trung bình trong lịch sử 5 năm là 13,7x/ 6,4x cho mức tăng trưởng LNST và ROE dự báo năm 2021 là 47,8% là 22,0%. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 36.492/cp, upside hấp dẫn là 35,4%.
  • DRC được trang bị cạnh tranh để ghi nhận tăng trưởng KQKD ấn tượng trong giai đoạn tới khi chi phí khấu hao và chi phí lãi vay sụt giảm mạnh, cùng với triển vọng phục hồi tiêu thụ khả quan trên cả thị trường xuất khẩu và nội địa. BVSC ưa thích DRC với sự kết hợp vượt trội giữa khả năng sinh lời dẫn đầu ngành, triển vọng tăng trưởng khả quan, bảng cân đối kế toán mạnh và chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn. Triển vọng tăng trưởng dài hạn hứa hẹn, hậu thuẩn bởi Dự án mở rộng công suất Nhà máy radial (Giai đoạn 3).
  • DRC công bố KQKD Quý 2/2021 ấn tượng: Doanh thu thuần tăng trưởng tích cực 52,7% YoY lên 1.205 tỷ, trong khi LNTT tăng mạnh 121,3% YoY lên 132,8 tỷ, cao hơn 18,0% so với dự báo LNTT Quý 2/2021 của BVSC là 112,5 tỷ (+108,2% YoY) ở Cập nhật trước đây.
  • Vị thế tài chính vững mạnh – Cuối Quý 2/2021, tổng tài sản của DRC là 2.677 tỷ; trong đó, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng dồi dào ở mức 249,8 tỷ (9,3% tổng tài sản). DRC duy trì nợ ngắn hạn ở mức thấp 344,1 tỷ (-3,0 QoQ; +12,3% YTD), trong khi gần như tất toán nợ dài hạn với dư nợ dài hạn cuối Quý 2/2021 là 0,51 tỷ (-37,2% YTD).
  • Cho Quý 3/ 2021, DRC đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 1.077 tỷ (+14% YoY) và LNTT là 95 tỷ (+24% YoY). BVSC tin rằng DRC có thể dễ dàng hoàn thành các chỉ tiêu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8153_DRC_BVSC_2021-7-22.pdf

13. DGW [ Tích cực – 154,843đ/cp ]: Quý 2/2021 vượt ước tính; hưởng lợi từ COVID-19 – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/07/2021

  • Mặc dù doanh thu Quý 2/2021 thực tế thấp hơn dự báo của BVSC, nhưng tăng trưởng lợi nhuận ròng vượt đáng kể dự báo của SSI nhờ BLN cải thiện tốt. Mặc dù SSI nhận thấy tiềm năng tăng dự báo kết quả kinh doanh đáng kể cho năm 2021-22, tuy nhiên SSI không thay đổi vào thời điểm hiện tại do sự không chắc chắn về COVID-19.
  • Cho năm 2021, BVSC dự báo doanh thu thuần của DGW là 19.988 tỷ (+59,5% YoY) và lợi nhuận ròng là 421,9 tỷ (+57,9% YoY). Cho năm 2022, BVSC dự báo doanh thu thuần của DGW là 24.468 tỷ (+ 22,4% YoY) và lợi nhuận ròng là 519,9 tỷ (+ 23,2% YoY.
  • Với giá cổ phiếu hiện tại, DGW đang giao dịch ở mức P/E forward 1 năm dự phóng (đến giữa năm 2022) và năm 2022 lần lượt là 12,3x và 11,2x. Duy trì OUTPERFROM và giữ nguyên TP theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiền không đổi ở mức 154.843 đồng/ cổ phiếu (Upside: 15,8%).
  • BVSC khuyến nghị các nhà đầu tư nên theo dõi các nỗ lực của Công ty trong việc củng cố chuỗi giá trị của mình (ví dụ, các hoạt động M&A và các hợp đồng MES độc quyền tiềm năng cho các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao hơn, chẳng hạn như thiết bị gia dụng, có quy mô thị trường lớn lên đến 1 tỷ USD), là yếu tố tiềm năng củng cố triển vọng tăng trưởng cho giai đoạn tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8155_DGW_BVSC_2021-7-22.pdf

14. DGW [ MUA – 162,200đ/cp ]: Trụ vững giữa tâm bão – Báo cáo ngắn – MAS – 22/07/2021

  • Hoạt động chính trong lĩnh vực phân phối trong lĩnh vực công nghệ (ICT) khi hợp tác 30 thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới với khoảng 16.000 điểm bán hàng toàn quốc. Ngoài ra, DGW còn triển khai phân phối ngành hàng chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhanh.
  • Thị phần điện thoại Xiaomi tại Việt Nam đã tăng lên mức 12% trong năm 2020. DGW định hướng sẽ đẩy mạnh thị phần Xiaomi lên mức 15% – 18% trong năm 2021. Một điểm nhấn đáng chú ý là thị phần điện thoại thông minh của Xiaomi đã vươn lên thứ 2 toàn cầu đạt mức 17% trong quý 2/2021 (theo Canalys Research).
  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng DGW đạt 9.225 tỷ và 223 tỷ đồng, lần lượt tăng 88% và 139% cùng kỳ nhờ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 6,5% lên 6,8%; 2) doanh thu mảng máy tính xách tay & máy tính bảng tăng 45% cùng kỳ; 3) mảng điện thoại và thiết bị văn phòng ghi nhận tăng trưởng vượt trội lần lượt đạt 118% và 125% cùng kỳ.
  • Động lực tăng trưởng của DGW kỳ vọng tiếp tục trong những năm tới nhờ việc thêm vào liên tục các thương hiệu mới trong hệ sinh thái như: điện thoại & máy tính (Apple, Huawei), thiết bị văn phòng (Samsung, Choetech), hàng tiêu dùng (Regenflex, VStent) khi các nhóm thương hiệu mới này đã đóng góp 27% doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2021.
  • Năm 2021, MAS ước tính doanh thu và lãi ròng của DGW lần lượt đạt 18.915 tỷ và 505 tỷ, tăng 51% và 89% cùng kỳ: 1) mảng điện thoại kỳ vọng đạt 10.307 tỷ đồng doanh thu, tăng 61% với động lực chính vẫn là Xiaomi và Apple; 2) mảng máy tính xách tay và máy tính bảng kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 27% nhờ đóng góp mới từ Macbook và Ipad; 3) chi phí tài chính giảm 28% nhờ việc giảm nợ vay tiếp tục; 4) biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 6,7%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8166_DGW_MAS_2021-7-23.pdf

15. DGC [ MUA – 104,600đ/cp ]: Lợi nhuận cất cánh – Báo cáo ngắn – MAS – 23/07/2021

  • Là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất, buôn bán các mặt hàng hóa chất phục vụ ngành Công – Nông Nghiệp. DGC cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại VN sản xuất thành công hóa chất khử khuẩn Cloramin B, dùng phun khử khuẩn trong phòng chống dịch Covid-19.
  • 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 3.988 tỷ và 625 tỷ đồng, tăng 29% và 33% cùng kỳ: 1) sản lượng các sản phẩm chính như phốt pho vàng, axit phosphoric trích ly, phân bón đều tăng trưởng tốt; 2) sự cải tiến công nghệ, cũng như chủ động một phần nguyên liệu đầu vào giúp biên lợi nhuận gộp chỉ giảm nhẹ từ 24% xuống mức 23,2%; 3) chi phí tài chính giảm 33% cùng kỳ.
  • Dự án mỏ Apatit- Khai trường 25 với trữ lượng 3,7 triệu tấn với vòng đời 6 năm, đã vào khai thác tập trung từ quý 2/2021. Điều này giúp DGC chủ động hơn 30% nguyên liệu Apatit đầu vào, nguyên liệu sản xuất các sản phẩm từ phốt pho, qua đó giúp gia tăng biên lợi nhuận gộp.
  • Dự án bất động sản Đức Giang tại Long Biên, Hà Nội với quy mô khoảng 60 căn hộ liền kề và 800 căn hộ đã có phê duyệt 1/500 sẽ được khởi động khi có giấy phép xây dựng chính thức với thời gian thi công giai đoạn 1 khoảng 4-6 tháng cho 60 căn hộ liền kề đầu tiên. Hiện tại, toàn bộ căn hộ đã được đặt mua.
  • Năm 2021, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng đạt 8.284 tỷ và 1.455 tỷ đồng, lần lượt tăng 32,8% và 53,4% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 24,6% nhờ cải thiện công nghệ, giảm bớt chi phí, cũng như giá bán khả quan; 2) mảng phốt pho vàng dự kiến doanh thu 3.912 tỷ đồng, tăng 33,1%YoY nhờ nhu cầu thế giới khả quan; 3) doanh thu tài chính tăng 10% YoY, đạt 135 tỷ đồng.
  • EPS forward 2021 đạt 8.503 đ/cp, tương ứng P/E forward ở mức 10,2 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho DGC: 1) vị trí dẫn đầu ngành hóa chất, thường xuyên đầu tư nâng cao công nghệ, cải thiện chi phí; 2) lợi thế bất ngờ từ sự thiếu hụt chip ngắn hạn; 3) dự án bất động sản kỳ vọng tạo doanh thu đột biến từ năm 2022; 4) dự án Nghi Sơn khởi công trong năm 2021, tạo sức bật trong dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8164_DGC_MAS_2021-7-23.pdf

16. STK [ Trung lập – 43,300đ/cp ]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – Kết quả khả quan nhưng định giá không còn hấp dẫn – Cập nhật công ty – SSI – 23/07/2021

  • SSI đã tham dự cuộc họp cập nhật KQKD Q2/2021 của STK và bối cảnh cạnh tranh gần đây trong ngành. Nhìn chung, kết quả Q2/2021 đã phục hồi tốt so với mức thấp của năm trước như SSI ước tính.
  • Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tỷ trọng doanh thu 20% sợi nguyên sinh và 80% sợi tái chế vào năm 2026 (từ tỷ lệ sợi nguyên sinh/sợi tái chế hiện tại là 57/43). Trong khi hầu hết các nhà đầu tư lo ngại về việc các công ty mới tham gia vào phân khúc sợi tái chế đang trở nên hấp dẫn, ban lãnh đạo STK vẫn tự tin, điều này sẽ có tác động không đáng kể trong ngắn hạn do đối thủ mới cần nhiều thời gian để tăng sản lượng và duy trì nguồn cung với chất lượng ổn định.
  • Với mức giá hiện tại là 39.800 đồng/cổ phiếu, STK đang giao dịch ở hệ số P/E năm 2021 và 2022 lần lượt là 10,9x và 9,2x, mức khá cao. SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu là 43.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là 8,8%, tương ứng khuyến nghị TRUNG LẬP.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8168_STK_SSI_2021-7-23.pdf

17. TDM [ MUA – 35,500đ/cp ]: Ngôi sao giữa mùa dịch – Báo cáo ngắn – MAS – 23/07/2021

  • Doanh thu quý 2/2021 đạt 113 tỷ (+18% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 48,5 tỷ, tăng 2,5% cùng kỳ: 1) Biên lợi nhuận gộp giảm nhẹ xuống 54% so với mức 56% cùng kỳ; 2) lợi nhuận sau thuế quý 2 giảm mạnh hơn so với quý 1/2021 vì không còn ghi nhận doanh thu tài chính từ cổ tức; 3) Chi phí lãi vạy tăng nhẹ 2,7% so với cùng kỳ.
  • Lũy kế 6 tháng đầu năm doanh thu đạt 205 tỷ (+14.5% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 167 tỷ (+114%YoY) cho thấy TDM có kết quả kinh doanh tích cực trong nửa đầu năm.
  • TDM hiện đang sở hữu hơn 37% cổ phần tại BWE, đây cũng là doanh nghiệp cùng ngành hoạt động tại Bình Dương cũng duy trì nhịp tăng trưởng doanh thu, lãi ròng liên tục trong nhiều năm gần đây.
  • TDM là doanh nghiệp top đầu cung cấp nước sạch ở khu vực Bình Dương, sở hữu 2 nhà máy là Dĩ An và Bàu Bàng. Trong năm 2020, doanh nghiệp đã thực hiện đầu tư mở rộng 2 nhà máy: 1) Mở rộng nhà máy Dĩ An nâng tổng công suất lên 200,000 m3/ ngày đêm được đưa vào hoạt động trong tháng 1/2020; 2) mở rộng nhà máy Bàu Bàng lên mức 60,000 m3/ ngày đêm và được đưa vào hoạt động vào tháng 12/2020. Điều này sẽ giúp cho giảm áp lực quá tải công suất thiết kế như đã xảy ra trong năm 2019.
  • Doanh thu thuần dự phóng năm 2021 ước đạt 436 tỷ (+13% YoY) và lợi nhuận sau thuế ước đạt 275 tỷ (+59% YoY): 1) Biên lợi nhuận cải thiện từ mức 52,9% lên mức 53,5% do giá bán kỳ vọng tăng 5% đối với nước sạch (6,672 đ/m3) và sản lượng tiêu thụ ước đạt 65,9 triệu m3 (+7% YoY); 2) Doanh thu tài chính tăng 4,7 lần so với cùng kỳ đóng góp từ cổ tức được nhận trong quý 1/2021.
  • EPS dự phóng đạt 2,876 đồng/ cổ phiếu và P/E dự phóng đạt 10,2 lần, đây cũng là mức P/E thấp hơn trung bình 5 năm của mình. MAS đánh giá tích cực dài hạn với TDM: 1) Lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ sản lượng tiêu thụ hàng năm duy trì tăng trưởng tích cực, cũng như giá bán nước liên tục tăng trong nhiều năm; 2) nhu cầu sản xuất phục hồi mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8165_TDM_MAS_2021-7-23.pdf

18. MBB [ Tích cực ]: Tăng trưởng chậm lại trong Q2/21 – Báo cáo cập nhật – VNDS – 23/07/2021

  • NII trong 6T21 tăng 34,3% svck đạt 12.515 tỷ đồng nhờ mức tăng 26,5% svck từ dư nợ vay. Cuối T6/21, tín dụng MBB tăng trưởng 10,5% sv cuối năm 2020, mức cao thứ hai trong các ngân hàng có mức vốn hóa trung bình và lớn. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gần đây đã nâng mức tăng trưởng tín dụng cho MBB lên 15% trong năm 2021. VNDS tin rằng ngân hàng vẫn có khả năng tăng trưởng tín dụng trong nửa cuối năm 2021.
  • Lợi suất tài sản trong 6T21 giảm 25 điểm cơ bản về 7,77% do cắt giảm lãi suất nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng trong đợt dịch Covid-19. Trong khi đó, chi phí vốn (CoF) giảm 85 điểm cơ bản do cắt giảm lãi suất từ 1-2% svck đối với tất cả các kỳ hạn. Điều này dẫn đến NIM trong 6T21 tăng 50 điểm cơ bản lên 5,22%.
  • Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) trong 6T21 đạt 32,5%, thấp hơn so với mức 34,7% trong 6T20. Chi phí dự phòng trong 6T21 tăng 28,1% svck đạt 4.240 tỷ đồng, dẫn đến chi phí tín dụng đạt 2,7% trong 6T21, cao hơn 2,6% trong 6T20.
  • VNDS kỳ vọng NII tăng 26,1% svck nhờ tăng 17% svck dư nợ cho vay và NIM tăng 35 điểm cơ bản. VNDS dự báo tăng trưởng chi phí thuần đạt 27% svck nhờ thu nhập từ phí thanh toán và hoa hồng mảng bảo hiểm tăng mạnh. Cùng với mức CIR đạt 37% và chi phí tín dụng đat 2,2%, thu nhập lãi thuần được kỳ vọng tăng trưởng 37,4% svck đạt 11.343 tỷ đồng trong năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8169_MBB_VNDS_2021-7-23.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN