TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 19/12 – 23/12/2022

Lượt xem: 1055 | Ngày đăng: 27/12/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 19/12 – 23/12/2022

  1. VHM [ MUA – 82.900đ/cp ]: Doanh số bán hàng cao sẽ hỗ trợ lợi nhuận năm 2023; định giá hấp dẫn – VCSC..
  2. VCG [ Trung lập – 45.500Đ/CP ]: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022, nhưng khó duy trì trong năm 2023 – SSI
  3. TCB [ MUA – 42.500Đ/cp ] Báo cáo cập nhật T12-2022 – MBS.
  4. POW [ Tích cực – 18.400đ/cp ] Nhiệt điện phục hồi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong 2023-24 – VNDS.
  5. VTP [ Tích cực – 33.900đ/cp ] : Cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng khả năng sinh lời – VCSC..
  6. FPT [ Tích cực – 95.400đ/cp ]: Tăng trưởng hai con số từ mảng dịch vụ CNTT nước ngoài đã bù đắp kết quả không khả quan của mảng dịch vụ CNTT trong nước & quảng cáo trực tuyến – Báo cáo cập nhật – SSI
  7. DRC [ Tích cực – 23,500đ/cp ]: Doanh thu lốp radial tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp – VCSC..
  8. VNE [ Trung lập]: Báo cáo thăm doanh nghiệp – BVSC..
  9. VCB [ Nắm giữ – 87.000đ/cp ]: Cập nhật báo cáo T12.2022 – MBS.
  10. MSN [ MUA – 116.000đ/cp ]: Khó khăn trong ngắn hạn. Câu chuyện dài hạn vẫn sáng – BVSC..
  11. FRT [ Nắm giữ – 82.100đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS
  12. BMP [ Nắm giữ – 67.300đ/cp ]: Giá PVC thấp hỗ trợ biên lợi nhuận – KBSV..
  13. PTB [ MUA – 55.300đ/cp ]: 2023 – Tạo nền để bứt phá – MAS.
  14. TPB [ Trung lập – 22.800đ/cp ]: Lãi suất tăng khiến NIM gặp khó – SSI
  15. PNJ [ Tích cực – 117.000đ/cp ]: Cập nhật KQKD tháng 11 – Báo cáo cập nhật – SSI
  16. KDH [ MUA – 35,000đ/cp ]: Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn – KBSV
  17. HDB [ Tích cực – 25,000đ/cp]: Đà tăng trưởng ổn định trong 2023-24 – VNDS.
  18. GMD [ Tích cực – 62.300đ/cp ]: Lợi nhuận duy trì tăng trưởng trong khó khăn – VNDS.
  19. DRC [ Trung lập – 23.300đ/cp ]: Nhu cầu thị trường xuất khẩu suy giảm – SSI 
  20. DCM [ MUA – 32.400đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS.
  21. BSR [ MUA – 18.245đ/cp ]: BSR: chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm năm 2023 dự kiến điều chỉnh giảm so với nền cao năm 2022 – VCBS

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.    VHM [ MUA – 82.900đ/cp ]: Doanh số bán hàng cao sẽ hỗ trợ lợi nhuận năm 2023; định giá hấp dẫn – VCSC

  • VCSC giữ nguyên khuyến nghị MUA đối với CTCP Vinhomes (VHM) nhưng giảm giá mục tiêu thêm 22,5% còn 82.900 đồng/cổ phiếu chủ yếu do VCSC tăng giả định WACC thêm 0,9 điểm phần trăm, áp dụng chiết khấu 15% cho định giá RNAV và giảm dự báo doanh số bán hàng giai đoạn 2023-2024 thêm 8%. VCSC tiếp tục cho rằng công ty có vị thế tốt để tận dụng câu chuyện tăng trưởng ngành bất động sản nhà ở của Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, quỹ đất lớn và các dự án phức hợp riêng biệt.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 30,8 nghìn tỷ đồng (-21% so với mức cơ sở cao của năm 2021), chủ yếu nhờ doanh thu bán lẻ và doanh thu bán buôn tại The Empire, The Crown và Grand Park. VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 3% khi VCSC giảm dự báo doanh thu ghi nhận đối với Ocean Park và Smart City, phần nào được bù đắp bởi doanh thu bán buôn được ghi nhận là thu nhập tài chính trong 9 tháng đầu năm 2022. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 34,3 nghìn tỷ đồng (+11% so với năm 2022), chủ yếu nhờ bàn giao tại The Empire và The Crown.
  • VCSC tăng dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2022 (không bao gồm giá trị hợp đồng dịch vụ xây dựng) thêm 12% đạt 101 nghìn tỷ đồng (+28% YoY) do doanh số bán hàng 9 tháng đầu năm 2022 cao hơn kỳ vọng trước đây của VCSC. VCSC dự báo giá trị hợp đồng bán hàng năm 2023 sẽ giảm 19% so với năm 2022 còn 82 nghìn tỷ đồng với sự đóng góp từ 5 đại dự án hiện tại của VHM. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng VHM sẽ mở bán các dự án Wonder Park (~133 ha) và Cổ Loa (~385 ha), cả 2 dự án đều ở Hà Nội, vào năm 2024.
  • VCSC cho rằng VHM đang có định giá rất hấp dẫn với P/E năm 2022/2023 là 7,5/6,7 lần (dựa trên dự báo của VCSC và so với P/E năm 2022/2023 của các công ty cùng ngành trong khu vực là 9,7/9,3 lần) và P/B năm 2022 là 1,6 lần với ROE năm 2022 cao là 22,7%, bên cạnh tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 17,3% vào cuối quý 3/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671510761731_VHM_VCSC_2022-12-19.pdf

 

2.    VCG [ Trung lập – 45.500Đ/CP ]: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh trong năm 2022, nhưng khó duy trì trong năm 2023 – SSI

  • Viglacera (VGC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng (kính, gạch ốp lát và sứ vệ sinh), đồng thời là chủ đầu tư của 11 khu công nghiệp với 879 ha đất còn lại sẵn sàng cho thuê tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trong đó, một số khách hàng lớn của VGC như Samsung, Accor,…. SSI kỳ vọng VGC trong dài hạn sẽ có thể duy trì lợi nhuận ổn định từ các khu công nghiệp hiện có. VGC hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 11,1x và 15,3x. SSI đưa ra giá mục tiêu là 45.500 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 6%), và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VGC.
  • Kết quả kinh doanh quý 3 năm 2022 rất tích cực. Doanh thu thuần đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (hay 134 triệu USD) (tăng 45% so với cùng kỳ), với mảng vật liệu xây dựng (kính xây dựng, sứ vệ sinh, gạch granite & ceramic, gạch ngói – chiếm 79% tổng doanh thu) tăng trưởng mạnh (tăng 72,8% so với cùng kỳ).
  • Tăng trưởng trong quý 4 năm 2022 dự kiến sẽ giảm tốc. Dự báo doanh thu thuần và LNST trong quý 4/2022 lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (giảm 33% so với cùng kỳ) và 211 tỷ đồng (giảm 47% so với cùng kỳ) do nhu cầu vật liệu xây dựng giảm và những thách thức của thị trường bất động sản.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671511104410_VGC_SSI_2022-12-19.pdf

 

3.    TCB [ MUA – 42.500Đ/cp ] Báo cáo cập nhật T12-2022 – MBS

  • Chất lượng tài sản vẫn đứng hàng đầu trong ngành ngân hàng. Phần lớn nợ xấu của TCB đến từ mảng cho vay KHCN và SME, trong khi mảng cho vay KHDN gần như không có nợ xấu. Mặc dù tỷ trọng cho vay mảng KHCN và SME đã gia tăng đáng kể nhưng TCB vẫn duy trì được tỷ lệ NPL rất thấp so với ngành.
  • Cho vay bán lẻ tiếp tục được gia tăng nhờ cho vay mua nhà. Trong 9T2022, tăng trưởng tín dụng của TCB chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng của 2 nhóm KHCN vá SME trong khi cho vay KHDN và TPDN lại ghi nhận sự sụt giảm. Tại cuối Q3/2022, mảng cho vay KHCN và SME tăng trưởng lần lượt 37.0% và 9.2% so với cuối năm 2021, trong khi mảng KHDN và TPDN giảm lần lượt -3.3% và -30.2% so với đầu năm..
  • Độ dày vốn và CASA đứng đầu ngành ngân hàng. Tại cuối Q3/2022, CAR hợp nhất theo BASEL II của TCB đạt 15.7%, cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ CASA cũng giảm xuống mức 46.5% so với mức 50.5% tại cuối năm 2021. Tuy nhiên, đây vẫn là mức CASA cao nhất toàn ngành ngân hàng. Trong cơ cấu CASA, nhóm KHCN đóng góp 58.9%, tỷ lệ này giảm hơn so với mức 62.3% tại cuối năm 2021.
  • Định giá hấp dẫn so với vị thế của TCB. Mức P/B hiện tại của TCB là 0.9x, tương đối thấp hơn so với mức P/B trung bình ngành là 1.3x. MBS cho rằng đây là một mức định giá tương đối hấp dẫn so với vị thế của TCB. Cụ thể, ROE trong Q3/2022 của TCB đạt 20.9% cao hơn so với mức 19.5% của toàn ngành. Không chỉ vậy, TCB đã duy trì tỷ lệ ROE luôn trên mức 20% kể từ Q2/2021, cao hơn nhiều so với mức dưới 18% của toàn ngành..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671511714014_TCB_MBS_2022-12-19.pdf

 

4.    POW [ Tích cực – 18.400đ/cp ] Nhiệt điện phục hồi dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong 2023-24 – VNDS

  • KQKD 9T22: Chi phí tăng mạnh trong Q3/22 kéo lợi nhuận ròng giảm Sản lượng điện 9T22 giảm 17% svck chủ yếu do sản lượng Vũng Áng 1 giảm. Giá bán trung bình tăng 18% svck do giá đầu vào tăng, DT giảm 1,9% svck đạt 20.556 tỷ đồng. LN gộp 9T22 giảm 7% svck với biên LN gộp giảm 4 điểm% khi Cà Mau 1 đại tu. Chi phí bán hàng & QLDN 9T22 tăng 32% svck do NT2 phải trích lập dự phòng, trong khi chi phí tài chính tăng 7% svck do lỗ tỷ giá tăng 426% svck. LN ròng Q3/22 giảm 86% svck, kéo LN ròng 9T22 giảm 34% svck xuống 1.210 tỷ đồng, hoàn thành 52% dự phóng của VNDS. Trong năm 2022, dự báo LN ròng sẽ giảm nhẹ 3,8% svck nhờ LN ròng Q4/22 tăng so với mức lỗ Q4/21. Tuy nhiên, dự phóng LN ròng năm 2022 sẽ thấp hơn 27% so với báo cáo trước của VNDS vì chi phí tài chính tăng và các thương vụ thoái vốn được chuyển sang năm 2023.
  • Triển vọng 2023-24: Sản lượng nhiệt điện tăng nhờ mở rộng công suất Trong 2023, VNDS dự báo DT và LN ròng tăng lần lượt 24%/61% svck lên 34.008/2.767 tỷ đồng, nhờ tổ máy 1 Vũng Áng 1 (600MW) trở lại, và 308 tỷ LN bất thường từ thoái vốn Điện Việt Lào. Trong 2024, sản lượng bổ sung từ Nhơn Trạch 3 sẽ là yếu tố giúp DT và LN ròng tăng lần lượt 23%/15,5% svck lên 42.049/3.197 tỷ đồng. Mặc dù NT3&4 hiện vẫn chưa chốt được các điều khoản về sản lượng trong PPA, VNDS dự kiến dự án sẽ vẫn có thể vận hành từ Q4/24 do tiến độ san lấp, giải phóng mặt bằng và thu xếp vốn tích cực.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671509996495_POW_VNDS_2022-12-19.pdf

 

5.    VTP [ Tích cực – 33.900đ/cp ] : Cạnh tranh gay gắt ảnh hưởng khả năng sinh lời – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 33.900 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) do giá cổ phiếu đã giảm 48% trong 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC là do (1) VCSC nâng giả định WACC thêm 90 điểm cơ bản lên 12,0%, (2) VCSC điều chỉnh giảm 56% P/E mục tiêu xuống 11,0 lần và (3) VCSC điều chỉnh giảm 5% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025, được bù đắp một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ việc cập nhập mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023.
  • VCSC dự phóng doanh thu năm 2023 đạt 26 nghìn tỷ đồng (+10% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 405 tỷ đồng (+12% YoY). VCSC dự báo mảng dịch vụ chuyển phát sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu nhờ đà tăng trưởng mạnh của mảng thương mại điện tử, bị ảnh hưởng một phần khi VCSC dự phóng sức tiêu dùng yếu hơn trong năm 2023. VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ chững lại do sự cạnh tranh gay gắt và biên lợi nhuận thấp của mảng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử..
  • VCSC dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS là 13% trong giai đoạn 2023-2026 do (1) mảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh tại Việt Nam nhờ vào mức độ tiếp cận thương mại điện tử của khách hàng ngày càng tăng, (2) VTP cải thiện hiệu quả cơ cấu chi phí và (3) mảng dịch vụ chuyển phát phục hồi hoàn toàn trong khi chi phí vận hành giảm.
  • Rủi ro: Sự cạnh tranh về giá kéo dài trong ngành chuyển phát nhanh; đầu tư vào các mảng kinh doanh mới kém hiệu quả; nền kinh tế chững lại ảnh hưởng tiêu cực cao hơn mong đợi đối với sức tiêu dùng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671592834298_VTP_VCSC_2022-12-20.pdf

 

6.    FPT [ Tích cực – 95.400đ/cp ]: Tăng trưởng hai con số từ mảng dịch vụ CNTT nước ngoài đã bù đắp kết quả không khả quan của mảng dịch vụ CNTT trong nước & quảng cáo trực tuyến  – Báo cáo cập nhật – SSI

  • SSI giữ nguyên ước tính LNTT năm 2022 cho FPT là 7,7 nghìn tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ), và KQKD của FPT trong 11 tháng đầu năm đã đạt 93% ước tính của
  • Mảng dịch vụ CNTT trong nước & quảng cáo trực tuyến tăng trưởng âm kể từ quý 4 năm 2022.
  • LNTT mảng dịch vụ CNTT nước ngoài duy trì tăng trưởng hai con số (37% trong 11 tháng đầu năm 2022 và 30% trong giai đoạn tháng 10~11/2022). Đồng JPY đã mạnh lên 5,4% so với mức đáy vào tháng 10.
  • Doanh thu mảng dịch vụ viễn thông đạt mức tăng trưởng hơn 12.8% giai đoạn tháng 10~11/2022 như dự kiến, trong khi LNTT tăng trưởng khoảng 24%. So với cùng kỳ năm ngoái, phí thuê bao internet đã giảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
  • Theo quan điểm của SSI, thời điểm tích lũy cổ phiếu là 6 tháng đầu năm 2023 khi các lo lắng về mức tăng trưởng chậm đi đã được phản ánh vào giá cổ phiếu. Cụ thế SSI kỳ vọng tốc độ tăng trưởng ở 6T đầu năm khoảng 12-13% (do tác động không khả quan từ mảng dịch vụ CNTT trong nước & quảng cáo trực tuyến), so với tốc độ tăng trưởng hai con số được dự báo trong nửa cuối năm 2023. Về dài hạn, SSI hoàn toàn kỳ vọng FPT sẽ quay trở lại mức tăng trưởng hai con số. Với hệ số P/E và PEG năm 2023 lần lượt là 13x và 0,7x trong kịch bản cơ sở của SSI và tăng trưởng LNTT là18% so với cùng kỳ trong năm 2023, SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm là 95.400 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 25%) , và lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FPT.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671593048940_FPT_SSI_2022-12-20.pdf

 

7.    DRC [ Tích cực – 23,500đ/cp ]: Doanh thu lốp radial tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng thấp – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 30% giá mục tiêu còn 23.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) do giá cổ phiếu của DRC đã giảm 32% trong 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do (1) VCSC điều chỉnh giảm 13% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 và (2) VCSC nâng giả định WACC (13,5% so với 12,6% trong dự báo trước đây) do VCSC nâng giả định phần bù rủi ro (ERP) và chi phí nợ vay, được bù đắp một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ việc cập nhập mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023 và nâng giả định tốc độ tăng trưởng đạt 2%.
  • VCSC dự báo doanh thu năm 2023 đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (+8,9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 323 tỷ đồng (+0,3% YoY). VCSC dự phóng tăng trưởng doanh thu chậm lại chủ yếu do VCCS kỳ vọng nhu cầu giảm trong năm 2023 do kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức. Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 cũng bị ảnh hưởng do VCSC dự phóng chi phí sản xuất cao hơn và năng lực định giá giảm.
  • VCSC điều chỉnh giảm 18% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2028 chủ yếu do VCCS (1) điều chỉnh giảm 28% tổng doanh số bán lốp bias giai đoạn 2023-2028 và (2) nâng tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu trung bình thêm 1,8 điểm % trong giai đoạn 2023-2028.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671592742563_DRC_VCSC_2022-12-20.pdf

 

8.    VNE [ Trung lập]: Báo cáo thăm doanh nghiệp – BVSC

  • Nhà máy Thuận Nhiên Phong 1 đã hoàn thành việc xây dựng dự án nhà máy điện gió Thuận Nhiên Phong 1 với 8 turbine gió (30,4 MWh). Tuy nhiên, Công ty chỉ kịp vận hành thương mại (COD) đúng thời hạn 31/10/2021 cho 5/8 trụ turbine. Dự kiến VNE sẽ sớm có thể phát điện thương mại cho 3 cột turbine gió còn lại, giúp đóng góp vào KQKD và mang lại dòng tiền về cho VNE trong năm 2023.
  • Tiềm năng mảng xây lắp điện rất lớn trong thời gian tới khi nhu cầu xây dựng mới và sửa chữa đường dây cao thế và trạm biến áp của VN vẫn tăng trưởng mạnh. Cụ thể, theo dự thảo quy hoạch điện VIII ngày 11/11/2022, tổng vốn đầu tư cho phát triển lưới điện truyền tải là khoảng 15,2-15,6 tỷ USD (mỗi năm 1,5-1,6 tỷ USD). Tổng mức đầu tư cho lưới điện và nguồn điện đã tăng 293% so với giai đoạn 2016-2020.
  • Thi công xây lắp là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi và là thế mạnh của VNE. VNE đã có 34 năm kinh nghiệm trong xây lắp điện và 25 năm kinh nghiệm xây lắp đường dây 500KV. VNE đã thi công được 28 công trình đường dây 500kV với tổng chiều dài 1.576 km và 59 công trình đường dây 220kV với tổng chiều dài 2.280km.
  • VNE sở hữu bất động sản tại nhiều tỉnh thành bao gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Long An, Quảng Trị và Đắk Lắk. Nhiều BĐS của VNE có vị trí đẹp tại các thành phố lớn TP.HCM và Đà Nẵng. Đây có thể là nguồn lực lớn giúp VNE có thể bứt phá trong hoạt động kinh doanh cốt lõi là đầu tư các dự án điện tái tạo và xây lắp điện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671620287335_VNE_BVSC_2022-12-21.pdf

 

9.    VCB [ Nắm giữ – 87.000đ/cp ]: Cập nhật báo cáo T12.2022 – MBS

  • Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm 2022, động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần tăng 22% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 20,000 tỷ đồng, tăng 29% so với 9 tháng đầu năm 2021. Định giá cổ phiếu ở mức 87,000 đồng/cổ phiếu, MBS khuyến nghị GIỮ cổ phiếu VCB.
  • Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm tăng 18% so với 9 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần tăng 22% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp trên thị trường chứng khoán năm 2022, thu nhập ngoài lãi chỉ ghi nhận tăng nhẹ 7% so với 9T2021, chủ yếu do khoản lỗ ghi nhận ở mảng hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán (lỗ 120 tỷ svck ghi nhận lãi 120 tỷ).
  • Chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm 31.5% svck, ở mức 0.8%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 tiếp tục giảm, đạt 0.36%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 402%.
  • Định giá cổ phiếu: Tại mức giá hiện tại 79,200 đồng/ cổ phiếu, MBS khuyến nghị GIỮ với cổ phiếu VCB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 87,000 đồng/ cổ phiếu theo phương pháp kết hợp R/I và P/B.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671620553268_VCB_MBS_2022-12-21.pdf

 

10.  MSN [ MUA – 116.000đ/cp ]: Khó khăn trong ngắn hạn. Câu chuyện dài hạn vẫn sáng – BVSC

  • Tăng trưởng giảm tốc nhanh trong Q3 chủ yếu do mảng tiêu dùng chậm lại và chi phí tài chính tăng mạnh. Trong 9 tháng 2022, MSN ghi nhận doanh thu thuần 55,6 ngàn tỷ đồng (-14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,1 ngàn tỷ đồng (+46,8% yoy) thấp hơn nhiều so với kỳ vọng hồi đầu năm của BVSC.
  • Giảm dự báo 2022 – 2023: Năm 2022, BVSC dự báo doanh thu đạt 78,2 ngàn tỷ (-11,8% yoy) và LNST-CĐTS 3,4 ngàn tỷ (-60,4% yoy). Năm 2023, BVSC dự báo doanh thu đạt 89,3 ngàn tỷ (+14,3% yoy) và LNST-CĐTS 3,9 ngàn tỷ (+14,5% yoy). EPS 2022 – 2023 lần lượt là 2.385 và 2.731 đồng/cp, tương với P/E dự phóng 39,8x và 34,8x.
  • Khó khăn trong ngắn hạn, câu chuyện dài hạn vẫn sáng. BVSC vẫn lạc quan về câu chuyện ngành Tiêu dùng của MSN, đó là phục vụ các nhu cầu chưa được khai phá hoặc chưa được đáp ứng đúng mức của người tiêu dùng thế hệ mới. Đó là sự bùng nổ của đa dạng hoá, tiện lợi hoá, cao cấp hoá sản phẩm; sự quan tâm ngày một nhiều đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sức khoẻ; sự chuyển dịch hành vi mua sắm từ kênh truyền thống sang kênh hiện đại và đa kênh v.v. Tuy nhiên trong ngắn hạn, BVSC cho rằng chiến lược này sẽ gặp phải một số khó khăn khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu trong bối cảnh sức mua giảm do thất nghiệp, lạm phát, tín dụng thắt chặt và giá cả các loại tài sản tích luỹ giảm mạnh.
  • BVSC đưa ra giá mục tiêu 116.000 đồng/cp và khuyến nghị OUTPERFORM đối với MSN, trong đó BVSC có tăng chiết khấu định giá SoTP từ 5% lên 15% để phản ánh độ nhạy của những cổ phiếu tăng trưởng (P/E cao) với môi trường lãi suất tăng và những khó khăn/rủi ro kinh doanh trong 6 – 12 tháng tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671620190114_MSN_BVSC_2022-12-21.pdf

 

11.  FRT [ Nắm giữ – 82.100đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS

  • MBS khuyến nghị NẮM GIỮ với FRT với giá mục tiêu là 82.100 đồng (tăng 10.3% so với mức tham chiếu ngày 19/12/2022) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF), phản ánh đà tăng trưởng dần chậm lại của FPT Shop, cũng như đà tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng sinh lời dần được cải thiện của chuỗi nhà thuốc Long Châu. Ngoài ra, nhờ mở rộng quy mô và chú trọng cơ cấu sản phẩm, biên lợi nhuận gộp của FRT đang trong xu hướng được cải thiện.
  • Kết thúc 9 tháng đầu năm 2022, FRT ghi nhận doanh thu và LNTT lần lượt đạt 21.708 tỷ đồng và 369 tỷ đồng, tăng trưởng 55% và 2,7 lần svck. Với kết quả này, FRT đã hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận năm.
  • Chuỗi FPT Shop đem về 15.233 tỷ doanh thu, tăng 32% so với cùng kỳ, đóng góp 70% vào tổng doanh thu. Doanh số bán hàng online tăng 39% và đạt 4 nghìn tỷ đồng, chiếm 26% doanh thu của FPT Shop. Doanh thu chuỗi Long Châu đạt 6.562 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần so với 2021.
  • Chuỗi FPT Shop có 745 cửa hàng, tăng thêm 98 cửa hàng so với 647 cửa hàng cuối năm 2021. Long Châu sở hữu 800 nhà thuốc trên cả nước, mở mới 400 nhà thuốc so với đầu năm, hoàn thành kế hoạch mở mới đưa ra đầu năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671620430513_FRT_MBS_2022-12-21.pdf

 

12.  BMP [ Nắm giữ – 67.300đ/cp ]: Giá PVC thấp hỗ trợ biên lợi nhuận – KBSV

  • Lũy kế 9 tháng đầu năm, BMP đạt lợi nhuận 448 tỷ đồng (+349% YoY) với doanh thu đạt 4,400 tỷ đồng (+40.5% YoY) và sản lượng đạt hơn 74 triệu tấn (+11% YoY). Sản lượng hồi phục, giá bán tăng trong khi nguyên vật liệu chính có xu hướng đi xuống là các yếu tố chính giúp kết quả kinh doanh cải thiện đáng kể.
  • Nhu cầu đầu tư vào cơ sở hạ tầng còn tiềm năng bởi kỳ vọng đầu tư công tiếp tục được đẩy mạnh, dòng vốn FDI dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang Việt Nam và tiềm năng tăng trưởng kinh tế khả quan của Việt Nam trong dài hạn.
  • BMP chiếm thị phần lớn nhất trong ngành ống nhựa, sở hữu nhiều lợi thế bền vững như thương hiệu lớn, hiệu quả hoạt động, hệ thống phân phối rộng khắp, dòng tiền mạnh và có lợi thế về nguồn cung nguyên vật liệu với TPC Vina.
  • Nguyên liệu chủ yếu là PVC – chiếm khoảng 70% đã giảm mạnh về vùng thấp nhất giai đoạn 2016-2022, tương ứng giảm khoảng 35% so với trung bình năm 2021 và 60% so với đỉnh cao nhất giúp biên lợi nhuận tiếp tục duy trì ở mức cao.
  • KBSV dự báo BMP sẽ duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao trong khoảng 5,000 – 7,000 VND/cp giai đoạn 2022-2026, tương ứng lợi suất cổ tức ở mức 9-12%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671620673682_BMP_KBSV_2022-12-21.pdf

 

13.  PTB [ MUA – 55.300đ/cp ]: 2023 – Tạo nền để bứt phá – MAS

  • Phú Tài (PTB) hoạt động 4 mảng kinh doanh chính: sản xuất phân phối gỗ, sản xuất phân phối đá tự nhiên, phân phối xe ô tô Toyota và phát triển bất động sản. Cơ cấu xuất khẩu thường chiếm hơn 50% tổng doanh thu hàng năm.
  • 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ đạt 5.164 tỷ và 412 tỷ đồng, lần lượt tăng 9,1% và 6,3% cùng kỳ: 1) doanh thu mảng đá và gỗ tăng trưởng 13,4% và 2,8%YoY; 2) doanh thu mảng bất động sản ở mức 359 tỷ đồng từ dự án Phú Tài Residence.
  • Dự án Nhà máy chế biến nguyên liệu đá thạch anh với quy mô dự án 65.000 tấn bột thạch anh/năm (tương đương 46.500m3 bột thạch anh/năm) đã đi vào hoạt động từ quý 2/2022, sẽ cải thiện biên lợi nhuận khi hoạt động đầy đủ công suất. Dự án nhà máy gỗ Phù Cát số 3 dự kiến vận hành từ quý 1/2023 với công suất tăng từ 84.050 lên mức 102.050 m3/năm (tăng 21% công suất).
  • Năm 2022, dự báo doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ ở mức 7.046 tỷ và 550 tỷ đồng, lần lượt tăng 8,5% và 7,4%YoY. Năm 2023, doanh thu và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ dự báo ở mức 6.964 tỷ và 538 tỷ đồng, giảm 1,2% và 2,2%YoY: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 23% lên mức 23,5% nhờ cải thiện chi phí nguyên liệu đầu vào; 2) mảng đá và gỗ kỳ vọng tăng trưởng 9% và 7% cùng kỳ; 3) mảng bất động sản không có đóng góp mới trong năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671799620752_PTB_MAS_2022-12-22.pdf

 

14.  TPB [ Trung lập – 22.800đ/cp ]: Lãi suất tăng khiến NIM gặp khó – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu TPB và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 22.800 đồng/cổ phiếu, bằng cách áp dụng P/B mục tiêu sau khi đã điều chỉnh giảm từ 1,8x xuống 1,x để phản ánh mối quan ngại của SSI với rủi ro tiềm tàng từ trái phiếu doanh nghiệp tại TPB. Mặt bằng lãi suất tăng nhanh làm cho NIM suy yếu và tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khiến cho TPB có thể sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới. Tổng thu nhập hoạt động quý 3 năm 2022 chứng kiến mức tăng trưởng khiêm tốn với chỉ 2,5% so với cùng kỳ đạt gần 3,8 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do sự suy giảm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trái phiếu trong bối cảnh lãi suất trái phiếu tăng lên. SSI ước tính LNTT của TPB trong quý 4/2022 sẽ đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 26,2% so với cùng kỳ), giúp LNTT cả năm 2022 tăng trưởng 32,5% so với cùng kỳ (đạt 8 nghìn tỷ đồng).
  • Năm 2023, LNTT dự báo tăng trưởng 11,8% so với cùng kỳ, lên gần 9 nghìn tỷ đồng, điều này dẫn đến tỷ lệ P/B và P/E dự phóng sẽ lần lượt là 0,9x và 5x – cao hơn so với các ngân hàng khác cùng quy mô.
  • Quan điểm ngắn hạn: Một loạt biến động liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản và xây dựng có thể xảy ra trong thời gian tới, điều này có thể gây tác động không tích cực lên tâm lý thị trường, mặc dù KQKD trong quý 4/2022 được dự báo sẽ khả quan.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798738255_TPB_SSI_2022-12-23.pdf

 

15.  PNJ [ Tích cực – 117.000đ/cp ]: Cập nhật KQKD tháng 11 – Báo cáo cập nhật – SSI

  • Trong tháng 11 năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của PNJ lần lượt đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (tăng 17% so với cùng kỳ) và 152 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ). Bất chấp nhu cầu dồn nén cao trong tháng 11 năm 2021, doanh thu bán lẻ trong tháng 11 năm 2022 vẫn ghi nhận mức tăng 26% so với cùng kỳ, lên 1,6 nghìn tỷ đồng, một kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, doanh thu bán lẻ tháng 11 năm 2022 đã giảm 17% so với tháng trước (so với mức giảm ở mức 1 con số trong tháng 11 năm 2019 và tháng 11 năm 2020), điều này có thể báo hiệu nhu cầu đang dần suy yếu.
  • SSI giữ nguyên dự báo LNST năm 2022 và 2023 của PNJ lần lượt ở mức 1,8 nghìn tỷ đồng (tăng 79% so với cùng kỳ) và 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ). SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận ròng trong vài tháng tới (từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023) có thể giảm xuống mức một con số do nhu cầu dồn nén cao trong giai đoạn so sánh năm trước (từ tháng 12/2021 đến tháng 3/2022). SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PNJ với giá mục tiêu 1 năm là 117.000 đồng/cổ phiếu. Trong ngắn hạn, tăng trưởng lợi nhuận ròng giảm tốc có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, trước khi lấy lại được động lực với mức tăng 10~15% từ quý 2 năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798887687_PNJ_SSI_2022-12-23.pdf

 

16.  KDH [ MUA – 35,000đ/cp ]: Đẩy mạnh triển khai các dự án lớn – KBSV

  • Khang Điền là một trong những chủ đầu tư có uy tín và kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực đầu tư và phát triển BĐS trung và cao cấp tại thành phố Hồ Chí Minh. Khang Điền sở hữu quỹ đất lớn lên tới hơn 600ha, đều nằm tại Tp. HCM, tập trung tại khu vực Tp. Thủ Đức và khu vực phía Tây Tp. HCM với vị trí thuận lợi.
  • Trong năm 2023-2024, Khang Điền có kế hoạch sẽ mở bán gối đầu các dự án có quy mô nhỏ Clarita – The Privia – The Solina. Các dự án này sẽ đảm bảo giá trị bán hàng cũng lợi nhuận của KDH trong trung hạn trong khi chờ đợi mở khóa các quỹ đất có quy mô lớn. KBSV ước tính tổng giá trị bán hàng trong năm 2023 đạt khoảng 4,304 tỷ VND (+54%YoY) và năm 2024 đạt 7,236 tỷ VND (+68%YoY) (Doanh số bán hàng ước tính chưa bao gồm dự án Đoàn Nguyên).
  • Khang Điền hiện đang đầu tư 3 dự án có quy mô lớn bao gồm KDC Tân Tạo (330ha), KCN Lê Minh Xuân (110ha) và KDC Phong Phú 2 (130ha). Các dự án này được kỳ vọng giúp Khang Điền khẳng định vị thế của doanh nghiệp cũng như đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn.
  • KBSV ước tính lợi nhuận sau thuế của KDH năm 2022 và 2023 đạt lần lượt là 1,254 tỷ VND (+4%YoY) và 1,337 tỷ VND (+7%YoY). Dựa trên triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KDH với giá mục tiêu là 35,000VND/cổ phiếu, upside 39% so với giá đóng cửa ngày 21/12/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671799706375_KDH_KBSV_2022-12-23.pdf

 

17.  HDB [ Tích cực – 25,000đ/cp]: Đà tăng trưởng ổn định trong 2023-24 – VNDS

  • Là một trong số ít những ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao LN ròng của HDB trong Q3/22 tăng 40,9% svck nhờ tăng trưởng tín dụng cao, thu nhập phí tăng mạnh (+111% svck nhờ mảng bảo hiểm). LN ròng 9T22 đạt 6 nghìn tỷ đồng (+32,3% svck), hoàn thành 76% dự phóng cả năm của VNDS. HDB là một trong số ít những ngân hàng được cấp hạn mức tín dụng cao trong năm nay nhờ vào (i) hệ số CAR cao (15,3%), (ii) LDR thấp (71,4%), (iii) cơ cấu tín dụng khá lành mạnh khi nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), (iv) tham gia cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém.
  • Triển vọng ngành Ngân hàng: con đường gập ghềnh phía trước Việc NHNN tăng mạnh 200 điểm cơ bản lãi suất điều hành sẽ tác động tiêu cực đến NIM của các ngân hàng khi chi phí vốn tăng và lãi suất cho vay khó có thể theo kịp.
  • VNDS hạ P/B mục tiêu xuống 1,3 lần từ 2,0 lần để phản ánh những khó khăn của ngành. Cùng với tỷ trọng 50% của phương pháp thu nhập thặng dư (COE: 16,1%, LTG: 3%), VNDS đưa ra giá mục tiêu mới là 25.000 đồng/cp. HDB hiện đang giao dịch ở mức P/B 2023 rất thấp chỉ 1,0 lần, cho thấy rằng rủi ro đã được phản ánh vào giá. Rủi ro giảm giá gồm (i) lãi suất tăng cao hơn dự kiến và (ii) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến. Tuy vậy, việc ký kết hợp đồng bảo hiểm với FWD thành công sẽ là một động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho HDB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798321175_HDB_VNDS_2022-12-23.pdf

 

18.  GMD [ Tích cực – 62.300đ/cp ]: Lợi nhuận duy trì tăng trưởng trong khó khăn – VNDS

  • Trong 9T22, doanh thu của GMD tăng 31,5% svck, trong đó doanh thu dịch vụ cảng biển tăng 22,9% svck nhờ tình trạng dư cung tại cụm cảng Hải Phòng giảm dần. Doanh thu logistics tăng 88,0% svck nhờ đóng góp chính của mảng vận tải container hưởng lợi từ giá cước vận tải container tăng vọt. Sản lượng container của Gemalink đã đạt 900.000 TEU và ghi nhận lợi nhuận (LN) ròng khoảng 103,9 tỷ đồng trong 9T22, giúp lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 109,2% svck. Tuy nhiên, chi phí tài chính 9T22 tăng 58,3% svck do lỗ tỷ giá cao (+129,6% svck) khi đồng USD tăng giá. Do đó, LN ròng 9T22 tăng 94,2% svck lên 806 tỷ đồng, đạt 80,0% dự báo cả năm của VNDS.
  • Do lượng đơn hàng mới từ các thị trường lớn toàn cầu suy giảm, trong Q3/22, sản lượng container tại cụm cảng Hồ Chí Minh và cụm cảng Cái Mép – Thị Vải giảm 7% svck trong khi sản lượng container tại cụm cảng Hải Phòng đi ngang. VNDS cho rằng những khó khăn này sẽ tiếp diễn trong năm 2023 và ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt động của các cảng biển Việt Nam. Tuy nhiên, VNDS tin rằng một số yếu tố tích cực như cước vận tải biển giảm, tình trạng tắc nghẽn được giải tỏa, chính sách zero-Covid của Trung Quốc được gỡ bỏ sẽ phần nào giảm bớt tác động từ nhu cầu toàn cầu suy giảm trong năm 2023.
  • VNDS duy trì dự báo EPS 2022 và hạ dự báo EPS 2023 xuống 12,2% do triển vọng mảng logistics của GMD suy yếu. Trong 2024, VNDS kỳ vọng những khó khăn toàn cầu sẽ giảm bớt và sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của GMD, do đó VNDS tăng dự báo EPS 2024 thêm 2,2%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798400420_GMD_VNDS_2022-12-23.pdf

 

19.  DRC [ Trung lập – 23.300đ/cp ]: Nhu cầu thị trường xuất khẩu suy giảm – SSI

  • DRC đã công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quý 3 năm 2022, với lợi nhuận tăng 128% so với cùng kỳ do công ty được hưởng lợi từ giá bán tăng và sản lượng tiêu thụ lốp cao hơn. Tuy nhiên, SSI nhận thấy sự suy giảm ở thị trường xuất khẩu lốp xe bias và khả năng cạnh tranh cao hơn đối với lốp radial từ các nhà sản xuất lốp xe Trung Quốc, sau khi các biện pháp phong tỏa của quốc gia này được dỡ bỏ, điều này khiến SSI phải điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2022 và 2023 lần lượt 6% và 26%, xuống còn 310 tỷ đồng (tăng 7% so với cùng kỳ) và 280 tỷ đồng (giảm 10% so với cùng kỳ), với LNST quý 4/2022 giảm 4% so với cùng kỳ. Với KQKD năm 2023 thấp hơn và với P/E mục tiêu điều chỉnh giảm từ 12x xuống 11x (so với trung bình 3 năm là 12,9x và trung bình 5 năm là 15,5x), SSI điều chỉnh giảm giá mục tiêu xuống 23.300 đồng/cổ phiếu và hạ khuyến nghị đối với DRC xuống TRUNG LẬP.
  • Quan điểm ngắn hạn: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giảm đáng kể (giảm 4% so với cùng kỳ trong quý 4/2022 so với mức tăng 128% so với cùng kỳ trong quý 3/2022). Điều này sẽ làm tăng áp lực bán cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798792126_DRC_SSI_2022-12-23.pdf

 

20.  DCM [ MUA – 32.400đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS

  • Lợi nhuận năm 2022 của DCM tiếp tục tăng trưởng cao nhờ giá phân bón tăng mạnh. Hoạt động sản xuất và bảo dưỡng nhà máy phân bón vượt kế hoạch. MBS khuyến nghị MUA cổ phiếu DCM với mức định giá 32.400 đồng/cổ phần với các luận điểm sau: (1) Lợi nhuận duy trì ở mức cao (2) nguồn lực tài chính mạnh, công ty đã trả hết nợ vay (3) Nhà máy NPK đã hoàn thành và đưa sản phẩm ra thị trường.
  • Kết quả kinh doanh đạt mốc cao nhất từ khi nhà máy đi vào hoạt động: Trong quý 3/2022, mặc dù Công ty tiến hành bảo dưỡng định kỳ nhà máy trong tháng 9 nhưng DCM đã có sự chuẩn bị lượng hàng tồn kho giúp sản lượng tiêu thụ tăng 30% so với cùng kỳ, ước đạt 193 nghìn tấn Urea Cà Mau và 26 nghìn tấn Urea hàng hóa, sản lượng tiêu thụ NPK cũng đạt 11,5 nghìn tấn. Giá bán phân bón giảm khá mạnh so với nửa đầu năm nhưng vẫn neo ở mức cao, tăng hơn khoảng 30% so với cùng kỳ giúp kết quả kinh doanh của Công ty tăng đột biến. Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, doanh thu thuần đạt 3.307 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 785,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 82,5% và 99,7% so với cùng kỳ 2021.
  • Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 11.466 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.492 tỷ đồng, lần lượt tăng 89,5% và 297% so với cùng kỳ, thực hiện 127% về doanh thu và 642% về lợi nhuận trước thuế so với kế hoach cả năm. Dù mới qua 3 quý nhưng doanh thu và lợi nhuận đã vượt lần lượt 16% và 78,5% doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021. Giá phân bón có xu hướng giảm từ mức đỉnh đầu năm 2022 nhưng vẫn ở mức cao so với các năm trước:
  • Giá phân bón thế giới các tháng cuối năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 tăng rất mạnh do nguồn cung từ Nga, Trung Quốc bị thắt chặt. Hiện nay giá phân bón đã bắt đầu có xu hướng điều chỉnh giảm do nguồn cung tăng lên. Giá Urea trung bình 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm đã giảm khoảng 16% tại Trung Quốc và giảm 23% tại Trung Đông. Tuy nhiên, mặt bằng giá vẫn ở mức cao giúp kết quả kinh doanh vẫn khả quan.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671799054131_DCM_MBS_2022-12-23.pdf

 

21.  BSR [ MUA – 18.245đ/cp ]: BSR: chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm năm 2023 dự kiến điều chỉnh giảm so với nền cao năm 2022 – VCBS

  • VCBS đưa dự phóng giả định giá dầu Brent cho năm 2022-2023 ở mức 90-80 USD/thùng. Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất chưa có thông tin chính thức về lộ trình vận hành nên VCBS tạm chưa đưa dự án này vào mô hình định giá.
  • Giá dầu thô thế giới/giá bán xăng dầu thành phẩm trong Q4.2022 có sự giảm mạnh, do đó dự kiến lợi nhuận BSR sẽ giảm mạnh trong Q4.2022. Cho năm 2022, VCBS dự phóng BSR ghi nhận doanh thu 144,423 tỷ đồng (+44% yoy, hoàn thành 158% kế hoạch), LNST đạt 12,590 tỷ đồng (+90% yoy, vượt 9 lần kế hoạch), EPS 2022F đạt 4,068 đồng/cp.
  • Dự phóng năm 2023 doanh thu đạt 120,586 tỷ đồng (-17% yoy), LNST đạt 8,496 tỷ đồng (-33% yoy), EPS 2023F 2,734 đồng/cp. Doanh thu/Lợi nhuận 2023 được dự phóng thấp hơn năm 2022 do giả định chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm năm 2023 dự kiến điều chỉnh giảm so với nền cao năm 2022. Sử dụng phương pháp định giá dòng tiền DCF, VCBS đưa ra khuyến nghị “MUA” cho cổ phiếu BSR với giá mục tiêu kỳ hạn 1 năm là 18.245 đồng/CP (+31% so với giá đóng cửa ngày 20/12/2022).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671798170895_BSR_VCBS_2022-12-23.pdf

 

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN