TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 20/02 – 24/02/2023

Lượt xem: 1685 | Ngày đăng: 01/03/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 20/02 – 24/02/2023

  1. VNM [ MUA – 89.963đ/cp ]: Báo cáo cập nhật 02.2023 – VNDS.
  2. PTB [ Trung lập – 48.200đ/cp ]: Chờ đợi những tín hiệu phục hồi trong 2024 – VNDS.
  3. PLC [ MUA – 37.500đ/cp ] Điểm nhấn từ dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 – BVSC..
  4. HBC [ Bán ] Hoạ vô đơn chí – FPTS.
  5. DGC [ MUA – 68.000đ/cp ]: Cổ phiếu định giá thấp, đà giảm lợi nhuận dần chững lại – VCSC..
  6. MWG [ Trung lập]: Kế hoạch kinh doanh 2023: vẫn còn nhiều thách thức – BVSC..
  7. KDH [ MUA – 33,400đ/cp ]: Lợi nhuận giảm, nhưng doanh số bán hàng tăng nhờ các đợt mở bán mới – VCSC..
  8. HDG [ MUA – 42.000đ/cp]: Bất động sản khó đã có năng lượng – MAS
  9. DRC [ MUA – 26.550đ/cp] Tháng 1/2023: Xuất khẩu bù đắp sự suy giảm nội địa – BVSC..
  10. VNM [ Trung lập – 82.900đ/cp ]: Hạ khuyến nghị do thiếu yếu tố hỗ trợ – SSI
  11. VNM [ MUA – 83.500đ/cp ]: Biên lợi nhuận kỳ vọng phục hồi từ nửa sau 2023 – BVSC..
  12. VHM [ MUA – 80.400đ/cp ]: Bàn giao theo kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 – VCSC..
  13. VCG [ Nắm giữ – 21.700đ/cp ]: Cơ hội và rủi ro đan xen – MAS.
  14. QNS [ Tích cực – 43.000đ/cp ]: Ngọt như mía đường – SSI
  15. NT2 [ Tích cực – 33.000đ/cp ]: Cổ phiếu phòng thủ với tăng trưởng ổn định – Báo cáo cập nhật – VNDS.
  16. MWG [ Tích cực – 61.500đ/cp ]: Trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2023 – VNDS.
  17. MSN [ Tích cực – 110,000đ/cp]: Tiêu dùng yếu, lãi suất cao hơn ảnh hưởng triển vọng năm 2023 – VCSC..
  18. MBB [ MUA – 27.000đ/cp ]: Định giá hấp dẫn bên cạnh những thách thức trong ngắn hạn – VCSC..
  19. HAH [ MUA – 49.500đ/cp ]: Đội tàu vận tải biển là động lực tăng trưởng dài hạn – FPTS.
  20. VPB [ Tích cực – 25.700đ/cp ]: Tăng trưởng tín dụng sẽ là động lực quan trọng nhất – VNDS.
  21. STB [ MUA – 34.300đ/cp ]: Áp lực trích lập dự phòng giảm hỗ trợ lợi nhuận tăng – VCSC..
  22. PNJ [ MUA – 92.200đ/cp ]: KQKD T1/2023: Vững chắc nhờ nhu cầu mùa cao điểm – BVSC..
  23. HSG/NKG [ Trung lập – 14,900đ/cp – 14,600đ/cp]: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất – SSI
  24. HSG [ Nắm giữ]: Sản lượng bán hàng tiếp tục giảm – KIS.
  25. VHC [ Trung lập – 63,000đ/cp]: Lợi nhuận tiếp tục suy yếu – SSI
  26. TCB [ MUA – 43.200đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận thấp kỷ lục – KBSV..
  27. SAB [ Trung lập – 189.000đ/cp ]: Phục hồi tích cực sau dịch – VCBS
  28. QTP [ Tích cực – 17.900đ/cp ]: Lựa chọn đầu tư an toàn với tỷ suất cổ tức ổn định và dư nợ thấp – SSI
  29. PVT [ Tích cực – 26.300đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi vững đà tăng trưởng – VNDS.
  30. MSN [ Trung lập – 99.100đ/cp ]: Áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu – SSI
  31. DXS [ Tích cực – 8.100đ/cp ]: Đà giảm lợi nhuận tiếp tục trong năm 2023 – VCSC..
  32. CTR [ Trung lập ]: Hạ tầng 5G sẽ cần thêm thời gian để triển khai – VCBS.
  33. Ngành ô tô [ Trung lập ]: Triển vọng Q1/2023: kỳ vọng duy trì tăng trưởng ở mức khá – BVSC..
  34. Ngành Sản xuất phân bón [ Trung lập ]: Giá urê phục hồi từ mức thấp hiện tại – VCSC..
  35. Ngành Bất động sản [ Tiêu cực ]: Mong chờ giải pháp cho ngành bất động sản – MAS.
  36. Ngành xây lắp [ Trung lập ]: Cổ phiếu xây lắp: Thị giá cổ phiếu đã phản ánh kì vọng về giải ngân đầu tư công – MAS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VNM [ MUA – 89.963đ/cp ]: Báo cáo cập nhật 02.2023 – VNDS

  • MBS khuyến nghị MUA cổ phiếu VNM với định giá cổ phiếu ở mức 89.963 đồng/cổ phần (+16,11%). Định giá của VNDS dựa trên ba luận điểm: (1) Giá sữa nguyên liệu vẫn đang trong xu hướng giảm, (2) Thị trường sữa Việt Nam vẫn trong giai đoạn tăng trưởng, (3) VNM là doanh nghiệp đứng đầu về thị phần sữa, có sức khoẻ tài chính lành mạnh với lượng tiền mặt dồi dào. Trong khi đó giá cổ phiếu VNM đã được điều chỉnh giảm so với thời điểm báo cáo cập nhật trước.
  • Cập nhật doanh nghiệp Giá sữa nguyên liệu đã giảm từ quý 3/2022 và vẫn đang trong xu thế giảm: Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng từ quý 4/2022 nhưng do lượng hàng nguyên liệu tồn kho được chốt ở giá cao vẫn còn khiến việc hồi phục bị chậm lại. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa nguyên liệu vẫn đang giảm, biên lợi nhuận gộp sẽ có quý đầu tiên tăng trưởng từ quý 1/2023.
  • Thị trường sữa Việt Nam vẫn hấp dẫn: mặc dù có thể bị ảnh hưởng bởi giai đoạn kinh tế khó khăn trước mắt, thu nhập của người tiêu dùng bị cắt giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sữa vẫn ở mức 12,4% trong giai đoạn 2021-2031.
  • VNM là doanh nghiệp đầu ngành: VNM đang là công ty chiếm thị phần lớn nhất thị trường sản phẩm sữa Việt Nam. Tình hình tài chính của VNM chắc chắn với lượng tiền mặt và tiền gửi gần 20 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản và nợ vay/VCSH chỉ lần lượt ở mức thấp 10,2% và 15%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676904177322_VNM_MBS_2023-02-20.pdf

2.    PTB [ Trung lập – 48.200đ/cp ]: Chờ đợi những tín hiệu phục hồi trong 2024 – VNDS

  • KQKD nửa cuối năm 2022 đã xóa bỏ thành quả trong nửa đầu năm Doanh thu (DT) và LN ròng của PTB tăng trưởng lần lượt 22% svck và 31% svck trong nửa đầu năm 2022, nhưng đã bắt đầu chậm lại kể từ Q3/22 khi nhu cầu xuất khẩu giảm. DT đồ gỗ nội thất năm 2022 đạt 3.383 tỷ đồng (-1,3% svck), chỉ hoàn thành 78% dự phóng của VNDS, chủ yếu do sản lượng xuất khẩu yếu đi trong 6 tháng cuối năm. DT mảng đá năm 2022 tăng trưởng 18,3% svck, nhưng vẫn thấp hơn 12% so với dự phóng. Doanh thu mảng bất động sản năm 2022 giảm 20,7% svck xuống 405 tỷ đồng do PTB hoãn bàn giao dự án Phú Tài Residence (Quy Nhơn).
  • Mảng đá thạch anh có thể là điểm sáng duy nhất trong 2023 PTB hướng tới đẩy mạnh sản xuất đá thạch anh vào năm 2023 sau khi công ty mở rộng được tệp khách hàng thông qua các hội chợ thương mại tại Mỹ vào Q3/22. PTB đã khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đá thạch anh giai đoạn 2 tại Đồng Nai. Công ty kỳ vọng dự án sẽ đi vào hoạt động từ tháng 6/2023, nâng tổng công suất lên 630.000 m2/năm (tăng 40% so với công suất cũ). VNDS ước tính mảng đá thạch anh sẽ tăng trưởng 45%/23% svck, đóng góp 12,4%/14,0% vào doanh thu của PTB trong năm 2023/24.
  • Thiếu động lực tăng trưởng trong ngắn hạn Theo Hiệp hội các Doanh nghiệp Xây dựng Mỹ, doanh số bán nhà cho một hộ gia đình sẽ giảm còn 744.000 căn (-25,5% svck) trong 2023, trước khi tăng lên 925.000 căn vào 2024. Fastmarket dự báo mức tiêu thụ gỗ xẻ mềm của Mỹ sẽ giảm 4-5% (từ 2,2 tỷ feet ván gỗ (BBF)) xuống khoảng 48,2 BBF vào 2023. Vì vậy, VNDS cho rằng nhu cầu về đồ gỗ nội thất và đá tự nhiên sẽ tiếp tục giảm trong năm 2023. Đồng thời, thị trường bất động sản Việt Nam có thể sẽ có một giai đoạn khó khăn trong 2023 cho đến khi chính sách tiền tệ thay đổi. VNDS kỳ vọng nhu cầu tăng trở lại trong Q1/24 nhờ mức nền thấp của Q1/23 và lãi vay mua nhà cũng như giá nhà tại Mỹ hạ nhiệt, qua đó hỗ trợ hoạt động kinh doanh cốt lõi của PTB (gỗ, đá) phục hồi. VNDS dự phóng LN ròng của PTB đạt 455 tỷ đồng (-6,5% svck) và 531 tỷ đồng (+16,5% svck) trong gnăm 2023/24.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903772902_PTB_VNDS_2023-02-20.pdf

3.    PLC [ MUA – 37.500đ/cp ] Điểm nhấn từ dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 – BVSC

  • Dự án Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 sẽ là động lực tăng trưởng chính. Nhằm thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh các động lực khác suy giảm tăng trưởng, Chính phủ đã công bố ngân sách đầu tư công cho năm 2023 vào khoản 793 nghìn tỷ VNĐ (cao nhất từ trước đến nay), trong đó các 12 dự án thành phần thuộc Cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2 được chú ý và quan tâm nhất. Ước tính dự án sẽ cần 2,4 triệu tấn nhựa đường, tương đương mức sản lượng tiềm năng của PLC có thể cung cấp trong 5 năm tới là 733 nghìn tấn (giả định thị phần không đổi ở mức 30%).
  • Tiềm năng tăng trưởng còn có thể đến từ nhiều dự án khác. Trong quy hoạch mạng lưới đường bộ đến năm 2030. Bên cạnh 12 dự án cao tốc Bắc – Nam, PLC có thể tham gia vào các dự án nâng cấp hạ tầng giao thông khác tại các tỉnh. Theo thống kê của BVSC, có khoảng 15 dự án có thể sẽ được khởi công trong năm 2023, với tổng nhu cầu nhựa đường trong 5 năm tới vào khoảng 3,5 triệu tấn. Đây sẽ là động lực tăng trưởng nếu PLC có thể tham gia cung cấp cho các dự án này.
  • Lợi thế cạnh tranh cao giúp gia tăng khả năng nhận được các hợp đồng. Nhờ hệ thống kho trải dài từ Bắc vào Nam, cùng năng lực sản xuất hàng năm là 400.000 tấn, cao nhất thị trường, khiến PLC có lợi thế rất lớn để cung cấp nhựa đường đúng lúc với chi phí hiệu quả cho bất kì dự án nào.
  • Điểm rơi lợi nhuận vào năm 2024. Thường việc rải nhựa đường sẽ diễn ra vào cuối giai đoạn xây dựng (thường kéo dài khoảng 9-12 tháng sau khi đã bàn giao xong mặt bằng), do đó BVSC cho rằng PLC sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ cuối Q4/2023.
  • Mảng dầu nhờn dự kiến tăng trưởng ổn định, không có nhiều đột biến. Tăng trưởng sản lượng dầu nhờn của PLC sẽ tương đương tốc độ tăng trưởng chung của ngành, đạt 1,6%/năm. Động lực tăng trưởng doanh thu đến từ việc gia tăng tỉ trọng sản phẩm cao cấp có giá bán và biên gộp cao hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903601703_PLC_BVSC_2023-02-20.pdf

4.    HBC [ Bán ] Hoạ vô đơn chí – FPTS

  • Năm 2022, HBC ghi nhận kết quả kinh doanh rất tiêu cực với doanh thu đạt 14.123 tỷ (+24% YoY) và lỗ sau thuế 1.138 tỷ (cùng kỳ lãi 103 tỷ), lần lượt hoàn thành 81% và -325% kế hoạch cả năm. Kết quả 2022 tiêu cực chủ yếu tới từ Quý IV, trong đó: (1) HBC lỗ gộp 426 tỷ (một phần do chi phí đầu vào xây dựng đã tăng mạnh từ năm 2021); (2) ghi nhận dự phòng phải thu 359 tỷ (do khó khăn thanh khoản của ngành bất động sản trong H2/2022); và (3) chi phí lãi vay đạt 163 tỷ, +113% YoY (do cả nợ vay và mặt bằng lãi suất cho vay đều tăng).
  • Thêm nữa, HBC còn vướng phải tranh chấp nghiêm trọng về quản trị giữa ông Lê Viết Hải (Chủ tịch Hội đồng Quản trị và nhà sáng lập HBC) và ông Nguyễn Công Phú (Thành viên Độc lập Hội đồng Quản trị HBC), gây gián đoạn quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo từ ông Lê Viết Hải sang ông Lê Viết Hiếu (con trai ông Lê Viết Hải, hiện đang là Phó Tổng Giám đốc Thường trực HBC) và gây ra bất định rất lớn tới triển vọng của doanh nghiệp. FPTS đánh giá rằng tranh chấp này tới nay vẫn chưa kết thúc, dù (1) Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định tạm hoãn toàn bộ nghị quyết liên quan tới thay đổi nhân sự tại HBC vào ngày 19/01/2023; và (2) ông Nguyễn Công Phú đã xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng Quản trị HBC vào ngày 13/02/2023.
  • Khuyến nghị: Với bất định rất cao trong cả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính và tình hình quản trị doanh nghiệp, FPTS không thể đưa ra dự phóng đáng tin cậy về kết quả kinh doanh ngắn hạn của HBC, và tương ứng đưa ra khuyến nghị KHÔNG ĐẦU TƯ vào cổ phiếu HBC, ít nhất cho tới khi tranh chấp quản trị tại HBC kết thúc.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903967467_HBC_FPTS_2023-02-20.pdf

 

5.    DGC [ MUA – 68.000đ/cp ]: Cổ phiếu định giá thấp, đà giảm lợi nhuận dần chững lại – VCSC

  • VCSC giữ khuyến nghị MUA đối với DGC mặc dù đã giảm giá mục tiêu 32% do VCSC giảm dự báo EBITDA cốt lõi năm 2023/2024/2025 thêm 36%/12%/4%.
  • Đối với năm 2023, VCSC đã giảm dự báo sản lượng bán và giá bán trung bình (ASP) lần lượt khoảng 15% và 9% do nhu cầu và giá cả hàng hóa thấp hơn dự kiến — đặc biệt từ thị trường Ấn Độ — cũng như đóng góp chậm hơn dự kiến của nguồn quặng apatit đầu vào giá rẻ mới.
  • VCSC dự báo LNST quý 1/2023 sẽ giảm khoảng 50% YoY và 30% QoQ do những nguyên nhân trên. Tuy nhiên, VCSC ước tính LNST có thể phục hồi 10%-30% QoQ trong quý 2/2023 nhờ tiết kiệm chi phí từ quặng apatit mới và tiêu thụ hết hàng tồn kho đầu vào chi phí cao trong khi giá bán đi ngang.
  • Định giá của DGC có vẻ hấp dẫn với P/E cốt lõi năm 2023/2024 là 6,4x/6,0x so với mức trung bình 3 năm của DGC và P/E trượt trung bình của các công ty cùng ngành lần lượt là 14,0x và 11,5x. DGC cũng có số dư tiền mặt dồi dào chiếm khoảng 50% vốn hóa thị trường. Công ty cũng không có nợ dài hạn.
  • Tuy nhiên, mảng photpho của DGC đang hoạt động gần hết công suất và không thể mở rộng đáng kể do các quy định chặt chẽ. Ngoài ra, các dự án xút-clo-vinyl (CAV) và boxit của công ty sẽ không đóng góp đáng kể vào lợi nhuận cho đến giai đoạn 2025-2026.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903484445_DGC_VCSC_2023-02-20.pdf

6.    MWG [ Trung lập]: Kế hoạch kinh doanh 2023: vẫn còn nhiều thách thức – BVSC

  • Ở mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch tại P/E 2023 là 15,4x (kịch bản cơ sở) và 13,8x (kịch bản tích cực, tích theo mục tiêu kinh doanh), tỏ ra kém hấp dẫn so với mức trung bình 5 năm là 15,5x. Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Công ty thấp hơn nhiều so với dự báo hiện tại của BVSC, cho thấy những thách thức vẫn còn ở phía trước và BVSC vẫn chưa thấy bất kỳ tín hiệu hồi phục nào, trong khi đó định giá hiện tại không còn hấp dẫn. BVSC đang xem xét lại khuyến nghị, dự báo và giá mục tiêu cho MWG.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676979102065_MWG_BVSC_2023-02-21.pdf

7.    KDH [ MUA – 33,400đ/cp ]: Lợi nhuận giảm, nhưng doanh số bán hàng tăng nhờ các đợt mở bán mới  – VCSC

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA đối với CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) và nâng giá mục tiêu thêm 1,2% lên 33.400 đồng/cổ phiếu.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) thay đổi phương pháp định giá đối với dự án Đoàn Nguyên quy mô 6 ha (P. Bình Trưng Đông, TP. Thủ Đức) từ giá trị sổ sách sang DCF do hiện tại VCSC đã có bức tranh pháp lý rõ ràng hơn về dự án này và (2) vị thế nợ vay ròng của KDH thấp hơn vào cuối năm 2022. Những thay đổi tích cực này bị ảnh hưởng một phần bởi mức định giá thấp hơn của VCSC đối với các dự án trung hạn do việc bán và bàn giao chậm hơn dự kiến vào năm 2023.
  • Theo kì vọng bàn giao chậm hơn, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 xuống 30% nhưng tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024 thêm 4% do VCSC kỳ vọng việc bán và bàn giao tại Solina Giai đoạn 1 (Bình Chánh, TP.HCM — 500 căn thấp tầng) sẽ bắt đầu vào năm 2024 so với dự báo trước đây là năm 2023.
  • Đối với năm 2023, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 847 tỷ đồng (-24% YoY), chủ yếu nhờ bàn giao (1) dự án Clarita mới mở bán và (2) các căn còn lại tại Classia và Lovera Vista. VCSC tự tin về giả định ghi nhận của Clarita vào năm 2023 do KDH đã hoàn thành đền bù đất đai và được cấp phép xây dựng cho dự án này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676978441999_KDH_VCSC_2023-02-21.pdf

8.    HDG [ MUA – 42.000đ/cp]: Bất động sản khó đã có năng lượng – MAS

  • Kết quả kinh doanh đi ngang trong năm 2022: Kết thúc năm 2022, HDG ghi nhận 3.642 tỷ đồng doanh thu, giảm 3,6% so với năm 2021 (CK), LNST hợp nhất đạt 1.377 tỷ đồng, tăng 3,4% CK. Năm 2022 được đánh giá là năm rất khó khăn với các doanh nghiệp bât động sản do đó việc HDG đạt kết quả kinh doanh như trên là điểm sáng hiếm hoi của toàn ngành.
  • Mảng năng lượng bù đắp sự sụt giảm từ Bất động sản. Thực tế mảng kinh doanh Bất động sản của HDG cũng gặp phải rất nhiều khó khăn trong năm 2022, trong năm HDG chỉ ghi nhận 1.143 tỷ đồng chỉ bằng 63,5% so với mức kế hoạch 1.800 tỷ đồng được công ty đặt ra đầu năm. Tuy nhiên mảng Năng lượng đã vươn lên trở thành trụ cột về doanh thu và lợi nhuận của HDG. Trong năm doanh thu mảng năng lượng đã tăng trưởng 69% so với cùng kỳ, đạt 2.161 tỷ đồng, MAS ước tính mảng năng lượng đã mang lại hơn 800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất chiếm gần 60% tổng lợi nhuận của tập đoàn.
  • Tăng trưởng khả quan của mảng Năng lượng đến từ việc công ty đã vận hành 2 nhà máy thủy điện là Dak mi 2 (147 MW) và Sông Tranh 4 (48 MW) từ cuối năm 2021 và nhà máy điện gió 7A (50 MW) nâng tổng công suất mảng năng lượng lên 462 MW.
  • Dự kiến 2023 vẫn vững vàng trong tâm bão: Tại Hội nghị tổng kết năm diễn ra mới đây, lãnh đạo tập đoàn đã công bố kế hoạch kinh doanh trong năm 2023 với các chỉ tiêu doanh thu hợp nhất đạt 3.040 tỷ đồng, LNST đạt 1.053 tỷ đồng. Theo đó, doanh nghiệp tiếp tục tập trung chính vào các lĩnh vực mũi nhọn như bất động sản, năng lượng và đầu tư tài chính, trong đó năng lượng vẫn tiếp tục là đầu kéo chính cho công ty.
  • Mảng kinh doanh Bất động sản trong năm 2023 sẽ tiếp tục hạch toán các căn còn lại đã bán trong giai đoạn 1 và 2 MAS ước tính sẽ đóng góp hơn 700 tỷ đồng doanh thu cho công ty. Ngoài ra nếu trong năm 2023 HDG triển khai mở bán giai đoạn 3 của dự án Hado Charm Villas thì đó sẽ là điểm nhấn quan trọng, hỗ trợ đến giá của HDG.
  • Hà Đô còn 9 dự án trên tổng diện tích 123,2 ha dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong giai đoạn 2022 – 2025. Kế hoạch sắp tới HDG dự kiến M&A với 1 công ty BĐS có sẵn quỹ đất sạch hoặc tham gia đấu giá để mua lại quỹ đất. HDG đang nghiên cứu các dự án mới tại Thanh Oai (Hà Nội), Bình Chánh (TP.HCM) nâng tổng quỹ đất lên 450 ha vào cuối 2025. MAS đánh giá khó khăn chung của ngành BĐS có thể sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thanh khoản tốt thực hiện phát triển quỹ đất trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676981935430_HDG_MAS_2023-02-21.pdf

9.    DRC [ MUA – 26.550đ/cp] Tháng 1/2023: Xuất khẩu bù đắp sự suy giảm nội địa  – BVSC

  • Gần đây, BVSC đã liên hệ với DRC để cập nhật các tiến độ hoạt động sau Tết, KQKD sơ bộ Tháng 1/2023 và kể hoạch năm 2023. Các điểm nhấn chính:
  • Xuất khẩu bù đắp sự suy giảm nội địa trong Tháng 1 DRC công bố doanh thu thuần Tháng 1 đạt 301 tỷ, giảm 23% y/y so với 393 tỷ trong T1/2022. Bất chấp kỳ nghỉ Tết, doanh thu xuất khẩu ngày T1/2023 khá vững chắc ở mức hơn 10 triệu USD, so với mức 11 triệu USD vào T1/2022, được hỗ trợ bởi hai thị trường chính là Brazil và Mỹ. BVSC hiểu rằng doanh thu nội địa của DRC đang đình trệ do cả yếu tố thời vụ và nhu cầu sụt giảm trước những khó khăn của thị trường vĩ mô (tình hình xuất khẩu chậm, lạm phát, và môi trường lãi suất cao).
  • Triển vọng tiêu thụ các loại lốp trong Tháng 2-3 Ban lãnh đạo chia sẻ thị trường nội địa đang cho dấu hiệu phục hồi trở lại trong Tháng 2-3 so với mức thấp trong Tháng 1. Trong khi ước tính doanh thu xuất khẩu Tháng 2-3 mạnh mẽ ở mức cao 11–12 triệu USD/ tháng, được hỗ trợ rất lớn bởi nhu cầu liên tục tăng trưởng ở thị trường Brazil. Ngoài ra, DRC cũng cho biết từ Tháng 2, đơn đặt hàng bias cũng cải thiện, phục vụ chính cho các thị trường châu Á, bao gồm Myanmar, Ai Cập, và Trung Đông.
  • Tuy nhiên, do xu thế radial hóa, DRC đang nghiên cứu chuyển dịch các dây chuyền sản xuất lốp bias sang các sản phẩm mới như PCR, LTR để tối ưu hóa năng lực sản xuất.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676979707028_DRC_BVSC_2023-02-21.pdf

10.  VNM [ Trung lập – 82.900đ/cp ]: Hạ khuyến nghị do thiếu yếu tố hỗ trợ – SSI

  • SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu VNM từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP, với tiềm năng tăng giá là 9% và giá mục tiêu 12 tháng dựa trên PER/DCF thấp hơn là 82.900 đồng/cổ phiếu (từ 85.000 đồng). Kết quả kinh doanh Q4.2022 kém khả quan với doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm lần lượt 5% và 16% so với cùng kỳ, trong khi tỷ suất lợi nhuận gộp ghi nhận mức thấp nhất kể từ năm 2015. Trong khi giá sữa bột nguyên liệu giảm đáng kể so với cùng kỳ, VNM vẫn phải ghi nhận hàng tồn kho ở mức chi phí cao trong nửa đầu năm 2023. SSI dự báo mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 6,4% và 10,3% so với cùng kỳ – so với nền ở mức thấp. Ban lãnh đạo kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ cải thiện đáng kể từ Q3.2023 chủ yếu nhờ hợp đồng sữa bột nguyên liệu có giá thấp hơn được ký gần đây. Tuy nhiên, SSI chưa lạc quan về tăng trưởng doanh thu nội địa do áp lực lạm phát và cạnh tranh khốc liệt. Yếu tố hỗ trợ tăng giá: giá nguyên vật liệu đầu vào giảm; rủi ro giảm giá: mất thị phần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070206136_VNM_SSI_2023-02-22.pdf

11.  VNM [ MUA  – 83.500đ/cp ]: Biên lợi nhuận kỳ vọng phục hồi từ nửa sau 2023 – BVSC

  • Kết quả kinh doanh 2022 sụt giảm mạnh. VNM ghi nhận doanh thu thuần Q4 15.069 tỷ (-4,7% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 1.869 tỷ (-15,5% yoy). Như vậy cả năm doanh thu thuần đạt 59.956 tỷ (-1,6% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 8.516 tỷ (-19,1% yoy), chỉ hoàn thành lần lượt 93,6% và 87,2% kế hoạch năm cho 2 chỉ tiêu trên.
  • Thị phần giảm do áp lực cạnh tranh. Tăng trưởng VNM đều chậm hơn khi so sánh với IDP, QNS và thậm chí là MCM. Theo dòng sản phẩm, trong khi sữa nước, sữa chua duy trì được tăng trưởng thì sữa bột giảm, đặc biệt trong mảng sữa công thức trước các nhãn hiệu phân khúc cao cấp.
  • Nỗ lực tái cơ cấu hệ thống phân phối. Các chính sách thúc đẩy kênh MT/Online trước đây không hiệu quả, gây cạnh tranh không lành mạnh với kênh truyền thống, dẫn đến tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán. Kết thúc năm 2022, VNM đã hoàn thành việc cải tổ hệ thống phân phối, qua đó kỳ vọng doanh thu quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong 2023.
  • Biên lợi nhuận có thể phục hồi từ 2H 2023. Sau khi đạt đỉnh vào Q1 2022 thì giá sữa bột đã có xu hướng giảm mạnh về cuối năm, cụ thể, tham chiếu giá WMP bình quân Q4 thấp hơn 20% so với Q1. Tuy vậy, biên gộp VNM lại duy trì xu hướng giảm do vẫn chưa hạch toán hết sữa bột giá cao đã chốt trong giai đoạn 2H 2021 và đầu 2022. Do đó, BVSC rất kỳ vọng biên lợi nhuận của công ty đã chạm đáy và sẽ hồi phục rõ nét hơn từ 2H 2023, dần quay trở về mức cao trong quá khứ từ 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070764246_VNM_BVSC_2023-02-22.pdf

12.  VHM [ MUA – 80.400đ/cp ]: Bàn giao theo kế hoạch hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 – VCSC

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Vinhomes nhưng điều chỉnh giảm 3% giá mục tiêu xuống còn 80.400 đồng/cổ phiếu. Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do dư nợ ròng tính đến cuối năm 2022 cao hơn và VCSC điều chỉnh giảm 10% giả định tổng doanh số bán hàng giai đoạn 2023-2024. VCSC tiếp tục cho rằng VHM có vị thế tốt để tận dụng câu chuyện tăng trưởng ngành BĐS nhà ở của Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, quỹ đất lớn và các dự án phức hợp riêng biệt.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 đạt 33,0 nghìn tỷ đồng (+15% YoY), chủ yếu nhờ bàn giao tại các dự án The Empire và The Crown. Dự báo này thấp hơn 4% so với dự báo trước đây của VCSC chủ yếu do VCSC dự phóng chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) và chi phí tài chính cao hơn.
  • VCSC dự báo tổng giá trị hợp đồng bán hàng năm 2023 đạt 78,0 nghìn tỷ đồng (-39% YoY), với sự đóng góp từ 5 đại dự án hiện tại của VHM và không bao gồm giá trị hợp đồng dịch vụ xây dựng. Giá trị hợp đồng bán hàng này thấp hơn 5% so với dự phóng trước đây của VCSC chủ yếu do VCSC giả định tiến độ bán hàng tại dự án The Crown chậm hơn. VCSC kỳ vọng VHM sẽ tiếp tục mở bán các dự án mới trong năm 2024, hỗ trợ cho giả định tăng trưởng giá trị hợp đồng bán hàng năm 2024 của VCSC là 4% so với năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677069439577_VHM_VCSC_2023-02-22.pdf

13.  VCG [ Nắm giữ – 21.700đ/cp ]: Cơ hội và rủi ro đan xen – MAS

  • Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) báo cáo doanh thu năm 2022 là 8.629 tỷ đồng (50,1% YoY) và LNTT là 1.132 tỷ đồng (57,4% YoY), lần lượt đạt 56,4% và 64,7% so với kế hoạch tài chính năm 2022, với phần lớn doanh thu (70%) đến từ mảng xây lắp. Phân khúc lớn thứ hai là sản xuất, chiếm 11% và các dịch vụ khác, ở mức 12%.
  • Phân khúc Xây lắp: VCG được Bộ GTVT chỉ định là nhà thầu thực hiện thêm 4 gói thầu trong dự án đường cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2. MAS ước tính giá trị riêng của các gói thầu này vào khoảng 8.000 tỷ đồng (~350 triệu USD) trong giai đoạn 2023– 2025. Vì Chính phủ là nhà đầu tư nên các khoản thanh toán sẽ được đảm bảo, dòng tiền sẽ được cải thiện đáng kể, qua đó giảm rủi ro thanh khoản trong hai năm tới. MAS xem phân khúc này là điểm sáng nhất của công ty trong giai đoạn 2023–2024.
  • Phân khúc Bất động sản: Dự án lớn nhất, Cát Bà Amatina, chiếm phần lớn hàng tồn kho và tài sản dở dang dài hạn (MAS ước tính tổng giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng ~ 300 triệu USD), là điểm trừ và làm trì trệ bảng cân đối kế toán, tiêu tốn nhiều vốn đầu tư và chi phí của công ty, khi nhu cầu của thị trường vẫn còn yếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677072037005_VCG_MAS_2023-02-22.pdf

14.  QNS [ Tích cực – 43.000đ/cp ]: Ngọt như mía đường – SSI

  • Lũy kế cả năm 2022, QNS đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 8,3 nghìn tỷ đồng (+13% so với cùng kỳ) và 1,3 nghìn tỷ đồng (+3% so với cùng kỳ), đạt 103% và 101% dự báo của SSI cho năm 2022.
  • Trong Q4.2022, QNS đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 1,9 nghìn tỷ đồng (+25% so với cùng kỳ, – 15% so với quý trước) và 427 tỷ đồng (+11% so với cùng kỳ, +34% so với quý trước). Mảng đường là động lực tăng trưởng doanh thu chính, với doanh thu thuần đạt 523 tỷ đồng trong quý 4 (+51% so với cùng kỳ, – 14% so với quý trước) do QNS được hưởng lợi từ sản lượng mía cao hơn trong vụ mùa 2022/2023. Tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng đường giảm từ 32,8% trong Q4.2021 xuống 26,0% trong Q4.2022, do: (i) tỷ lệ đường RE trong tổng sản lượng đường tiêu thụ tăng lên; và (ii) giá mía nguyên liệu đầu vào tăng cao hơn mức tăng giá bán đường bình quân. Mảng điện sinh khối tiếp tục ghi nhận lãi nhẹ, trong khi mảng sữa đậu nành đạt 915 tỷ đồng doanh thu thuần (+8% so với cùng kỳ, -27% so với quý trước). Mức tiêu thụ sữa đậu nành giảm 12% so với cùng kỳ trong Q3.2022 và 4% so với cùng kỳ trong Q4.2022 – cho thấy sức tiêu thụ ở thị trường thực phẩm dinh dưỡng vẫn yếu. Tỷ suất lợi nhuận gộp mảng sữa đậu nành đạt 36,7% trong Q4.2022 so với 37,4% trong Q4.2021 do chi phí đầu vào tăng (đậu nành, đường, bao bì…). Theo đó, tỷ suất lợi nhuận gộp chung của QNS giảm từ 32,1% trong Q4.2021 xuống 30,2% trong Q4.2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070295782_QNS_SSI_2023-02-22.pdf

15.  NT2 [ Tích cực – 33.000đ/cp ]: Cổ phiếu phòng thủ với tăng trưởng ổn định – Báo cáo cập nhật – VNDS

  • Doanh thu Q4/22 tăng 17% svck đạt 1.923 tỷ nhờ tăng trưởng sản lượng 20% svck. Tuy nhiên, việc biên LN gộp chỉ đạt 4,4% (-5 điểm %) cũng như việc phải ghi nhận thêm 52 tỷ trích lập dự phòng phải thu khó đòi tiền điện từ EVN khiến LN ròng chỉ đạt 6 tỷ (-95% svck). Trong 2022, doanh thu tăng 43% svck đạt 8.786 tỷ nhờ sản lượng tăng trưởng 27% svck và giá bán bình quân tăng 12% svck. Biên LN gộp cải thiện 2 điểm % nhờ sản lượng huy động tối ưu. Chi phí QLDN tăng 297% svck do phải trích lập 239 tỷ khoảng phải thu khó đòi từ EVN. Doanh thu tài chính ròng tăng 28 tỷ do doanh nghiệp đã hoàn thành trả nợ dài hạn từ 2021, kéo LN ròng tăng 366% svck đạt 729 tỷ trong 2022.
  • Tăng trưởng LN 2023 suy yếu, trước khi phục hồi dần từ 2024 Trong 2023, NT2 sẽ thực hiện đại tu nhà máy, thường mất 45 ngày, theo đó sản lượng dự kiến giảm nhẹ 2% svck đạt 3.963tr kWh. Bên cạnh đó, giá bán bình quân dự kiến giảm 12,3% svck với giả định giá dầu Brent thấp hơn đạt 90 USD/thùng, hỗ trợ khả năng cạnh tranh giá của doanh nghiệp. Theo đó, doanh thu và LN ròng 2023 lần lượt đạt 7.516 tỷ (-14% svck) và 712 tỷ (-2,3% svck). VNDS kỳ vọng triển vọng tích cực hơn trong 2024, hỗ trợ bởi nhu cầu điện tăng nhanh của Việt Nam. Sản lượng dự kiến tăng 9% svck đạt 4.304tr kWh và giá bán điện giảm 3% svck với giá định giá dầu Brent giảm xuống mức 80 USD/thùng. Doanh thu và LN ròng 2024 theo đó tăng 4,3% svck và 26% svck đạt 7.836 tỷ và 898 tỷ. VNDS nhận thấy khoản dự phòng phải thu khó đòi 239 tỷ sẽ là tiềm năng tăng giá của NT2, nếu được hoàn nhập, dự kiến LN ròng 2023 sẽ điều chỉnh tăng 30% so với dự phóng hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070553416_NT2_VNDS_2023-02-22.pdf

16.  MWG [ Tích cực – 61.500đ/cp ]: Trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong năm 2023 – VNDS

  • Doanh thu Q4/22 của Bách Hóa Xanh (BHX) tăng trưởng 27,8% svck nhờ tái cấu trúc hệ thống chuỗi. Tuy nhiên, doanh thu Thế Giới Di Động & Điện Máy Xanh (TGDD&DMX) trong Q4/22 lại giảm 26,5% svck. Do đó, MWG chỉ đạt mức doanh thu 30.588 tỷ đồng (-15,4% svck) và LN ròng 619 tỷ đồng (-60,4% svck) trong Q4/22. Biên lợi nhuận hoạt động trong Q4/22 giảm 2,5 điểm % xuống 3,15% do tăng cường khuyến mãi trong giai đoạn tiêu dùng nội địa yếu. Trong năm 2022, doanh thu của MWG tăng trưởng 8,5% svck nhưng LN ròng giảm 16,3% svck, chỉ hoàn thành 92%/77% dự phóng của VNDS.
  • Thời điểm để BHX bắt đầu có lợi nhuận? Doanh thu hàng tháng mỗi cửa hàng của BHX tăng lên 1,38 tỷ đồng trong Q4/22, tăng 2% so với quý trước và 56,8% svck nhưng thấp hơn một chút so với dự báo của VNDS là 1,45 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp đạt 27% trong Q4/22 và không ghi nhận chi phí thanh lý tài sản giúp BHX thu hẹp mức lỗ còn 350 tỷ đồng trong Q4/22 từ mức lỗ trung bình ~850 tỷ đồng trong ba quý trước đó. Với việc dừng mở rộng và biên lợi nhuận gộp được giữ ở mức ổn định 26%, VNDS cho rằng doanh thu hàng tháng trên mỗi cửa hàng là chỉ số chính cần quan sát để theo dõi khả năng sinh lời của BHX. Trong kịch bản cơ sở, VNDS kỳ vọng BHX sẽ có lãi trong Q3/23 khi doanh thu hàng tháng mỗi cửa hàng đạt 1,50-1,55 tỷ đồng (tăng trưởng 8,7%-12% so với Q4/22) nhờ giá trị giỏ hàng tăng khi tiêu dùng phục hồi và lượng người đến BHX tiếp tục tăng.
  • Vượt qua khó khăn 6T23 để quay về quỹ đạo tăng trưởng nửa cuối năm 2023 Nợ ròng/cổ phiếu 2022 giảm còn 963 đồng, tốt hơn so với 8.794 đồng vào 2021 khi MWG giảm nợ và hàng tồn kho để đảm bảo dòng tiền trước khó khăn khi nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. VNDS ước tính LN ròng của MWG trong 6T23 sẽ giảm 16% svck với LN TGDD&ĐMX giảm 39% svck và BHX lỗ 434 tỷ đồng. Trong nửa cuối 2023, với việc các yếu tố vĩ mô tốt hơn, VNDS ước tính LN ròng của MWG sẽ tăng gấp 2 lần svck với TGDD&DMX tăng 16,7% svck và BHX ghi nhận mức lãi 67 tỷ đồng. Nhìn chung, VNDS ước tính DT/LN ròng của MWG sẽ tăng trưởng 3,6%/25,8% svck trong 2023, 15%/19,1% svck trong 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070456022_MWG_VNDS_2023-02-22.pdf

17.  MSN [ Tích cực – 110,000đ/cp]: Tiêu dùng yếu, lãi suất cao hơn ảnh hưởng triển vọng năm 2023 – VCSC

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho Tập đoàn Masan (MSN) thêm 8% và điều chỉnh khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do (1) định giá thấp hơn đối với Masan Consumer Holdings (MCH) đến từ dự báo lợi nhuận từ HĐKD thấp hơn 3% của VCSC đối với MCH trong giai đoạn 2023-2024 và (2) nợ vay ròng cao hơn kể từ cuối năm 2022. Trong Báo cáo cập nhật này, VCSC bổ sung khoản đầu tư vốn chủ sở hữu trị giá 1,5 nghìn tỷ đồng của MSN để mua 25,1% lợi ích vốn chủ sở hữu trong CTCP Trusting Social vào định giá của VCSC.
  • VCSC vẫn lạc quan về triển vọng các mảng kinh doanh hàng tiêu dùng hàng đầu và có phạm vi rộng của MSN sẽ được hưởng lợi từ tăng trưởng tiêu dùng dài hạn tại Việt Nam. Tuy nhiên, VCSC cho rằng mức tiêu thụ yếu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bán lẻ tiêu dùng của MSN trong suốt năm 2023. VCSC cho rằng chi tiêu của người tiêu dùng sẽ tăng vào năm 2024. Ngoài ra, VCSC dự kiến chi phí tài chính của MSN sẽ cao hơn trong ngắn hạn do lãi suất cao hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677070064234_MSN_VCSC_2023-02-22.pdf

18.  MBB [ MUA – 27.000đ/cp ]: Định giá hấp dẫn bên cạnh những thách thức trong ngắn hạn  – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 1,1% giá mục tiêu xuống còn 27.000 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị MUA cho Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB).
  • Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do việc dự phóng tăng chi phí vốn chủ sở hữu từ 15,60% lên 15,75%, do nâng hệ số beta, có ảnh hưởng nhiều hơn so với mức tăng 3,5% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027 của VCSC.
  • VCSC nâng dự báo thu nhập ròng năm 2023 thêm 1,7% lên 20 nghìn tỷ đồng (+9,9% YoY) so với dự báo trước đây, chủ yếu do dự báo thu nhập từ lãi (NII) tăng 6,3%, do dự phóng tăng trưởng tín dụng cao hơn đạt 22,3% so với dự báo trước đây là 20,9%.
  • MBB hiện giao dịch với P/B dự báo năm 2023 là 0,85 lần – thấp hơn 16% so với mức trung vị của một số ngân hàng khác, với ROE dự phóng năm 2023 là 21,1% so với trung vị các ngân hàng khác là 19,7%.
  • Rủi ro: Chi phí tín dụng cao hơn dự kiến do những thách thức hiện tại trong thị trường BĐS và trái phiếu doanh nghiệp; tỷ lệ CASA thấp hơn dự kiến; việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng yếu kém (DCI) có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của ngân hàng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677069930238_MBB_VCSC_2023-02-22.pdf

19.  HAH [ MUA – 49.500đ/cp ]: Đội tàu vận tải biển là động lực tăng trưởng dài hạn – FPTS

  • FPTS tiến hành định giá lần đầu cổ phiếu HAH của Công ty cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An, niêm yết trên sàn HSX. Bằng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF, FPTS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu HAH là 49.500 VND/cp, cao hơn 32% so với giá đóng cửa ngày 21/02/2023 với khuyến nghị MUA.
  • Sản lượng vận tải biển của HAH dự kiến giảm 21% trong năm 2023: trong bối cảnh hoạt động thương mại đang tăng chậm lại do cắt giảm tiêu dùng tại Mỹ và châu Âu, hoạt động cảng và vận tải container của HAH đều sẽ chịu ảnh hưởng giảm sản lượng do thiếu hụt nguồn hàng khai thác trong ngắn hạn (Chi tiết triển vọng)
  • Đẩy mạnh đầu tư tàu vận tải container đón đầu nhu cầu vận tải biển nội Á và nội địa trong dài hạn. Tuyến vận tải nội Á mới cùng đơn vị liên doanh giữa Hải An và Zim Integrated Shipping Ltd. (hãng tàu lớn thứ 10 thế giới) giúp HAH gia nhập thị trường nội Á và mang lại nguồn hàng xuất nhập khẩu cho hoạt động cảng và vận tải biển. Liên doanh kỳ vọng mang lại lợi nhuận 120 tỷ VND/năm (tương đương 9% lợi nhuận trước thuế HAH 2022) (Chi tiết liên doanh)
  • Mức giá thị trường hiện tại của cổ phiếu đang rẻ dù triển vọng kém khả quan: HAH đang được giao dịch với mức giá rẻ, tương ứng với P/E trailling 12 tháng đạt 3,37x (Chi tiết định giá HAH).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677071889028_HAH_FPTS_2023-02-22.pdf

20.  VPB [ Tích cực – 25.700đ/cp ]: Tăng trưởng tín dụng sẽ là động lực quan trọng nhất – VNDS

  • Q4/22: LN ròng tăng trưởng âm do chi phí dự phòng & hoạt động tăng cao Thu nhập lãi thuần Q4/22 tăng 20,6% svck, nhờ tín dụng tăng trưởng 26,0% svck và NIM đi ngang svck. Thu nhập ngoài lãi giảm nhẹ 2,5% svck nhờ thu nhập từ phí dịch vụ tăng mạnh 57,3% svck, bù đắp cho mức giảm 94,2% svck của thu nhập từ mua bán chứng khoán. Chi phí dự phòng và chi phí hoạt động tăng mạnh trong Q4/22, lần lượt ở mức 36,3% và 42,4% svck, khiến LN ròng Q4/22 giảm 6,7% svck. Trong cả năm 2022, LN ròng tăng 53,9% svck hay 16,7% sau khi loại trừ phí trả trước từ thương vụ banca với AIA.
  • Ngân hàng mẹ: vững mạnh trên hầu hết các phương diện Ngân hàng mẹ VPB đạt tăng trưởng tín dụng 30,9% svck trong năm 2022, cao nhất trong hệ thống, nhờ cho vay tăng trưởng mạnh 29,2% svck, đặc biệt là ở phân khúc bán lẻ và SME (+36,8% svck). Tăng trưởng tiền gửi cũng hết sức ấn tượng ở mức 28,5% svck, cao hơn nhiều đối thủ khi VPB tiếp tục thu hút nhiều khách hàng mới với ứng dụng VPBank NEO. LDR trong Q4/22 tăng nhẹ lên 76,8% (+30 điểm cơ bản sv quý trước và +110 điểm cơ bản svck). NIM tăng ~20 điểm cơ bản svck lên 5,5%. Chất lượng tài sản giảm khi tỷ lệ nợ xấu tăng 80 điểm cơ bản svck lên 2,8%, nhưng sv quý trước chỉ tăng 15 điểm cơ bản.
  • FECredit: Phục hồi chậm hơn dự kiến khiến tỷ lệ nợ xấu tăng Theo ban lãnh đạo, sự phục hồi của FEC chậm hơn nhiều so với dự kiến do điều kiện kinh tế không thuận lợi đã tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực từ đến nhóm thu nhập thấp, vốn là khách hàng chính của FEC. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh lên 20,4% trong Q4/22 (+6,8 điểm % svck và +5,4 điểm % sv quý trước) và chi phí dự phòng tăng mạnh 82% svck trong Q4/22 và 23% svck trong 2022. Tính cả năm 2022, FEC ghi nhận khoản lỗ trước thuế 3 nghìn tỷ đồng. Với bối cảnh vĩ mô vẫn đầy thách thức, VNDS cho rằng 2023 sẽ tiếp tục là một năm khó khăn đối với FEC, do đó VNDS dự báo mảng này sẽ lỗ trước thuế khoảng 700 tỷ đồng trong năm nay trước khi quay trở lại có lãi vào năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677152925941_VPB_VNDS_2023-02-23.pdf

21.  STB [ MUA – 34.300đ/cp ]: Áp lực trích lập dự phòng giảm hỗ trợ lợi nhuận tăng – VCSC

  • VCSC nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) thêm 15,1% lên 34.300 đồng/cổ phiếu và duy trì khuyến nghị MUA.
  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) dự báo LNST gộp 2023-2027 tăng 28,5% và (2) giảm giả định đối với chi phí vốn chủ sở hữu của STB từ 16,2% xuống 15,6% do cập nhật tham số beta.
  • VCSC nâng dự phóng LNST năm 2023 thêm 28,6% lên 10,2 nghìn tỷ đồng (+101,5% YoY) do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 13,4% sau khi điều chỉnh tăng giả định NIM thêm 58 điểm cơ bản, (2) tăng 4,4% thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm cả lãi từ giao dịch ngoại hối) và (3) chi phí HĐKD (OPEX) giảm 6,3%. Những yếu tố này được bù đắp một phần bởi chi phí dự phòng tăng 14,9%. VCSC giả định STB sẽ không trích lập thêm chi phí dự phòng cho VAMC trong năm 2023.
  • VCSC tăng dự phóng LNST giai đoạn 2024-2027 thêm 28,4% chủ yếu do (1) tổng NII tăng 14,3% sau khi điều chỉnh tăng giả định NIM trung bình từ 3,59% lên 4,13% do trước đây VCSC đã ước lượng thấp NIM (NIM được tính trước hoàn nhập lãi dự thu tồn đọng) và (2) chi phí dự phòng giảm 19,9% chủ yếu do STB đã trích lập nhiều hơn trong năm 2022 cho các khoản nợ VAMC có tài sản đảm bảo lớn.
  • VCSC duy trì giả định (1) khoản nợ liên quan đến quỹ đất Phong Phú sẽ được xử lý trong năm 2023 và (2) nợ gốc từ việc bán KCN Đức Hòa III sẽ được thu hồi trong năm 2023. Đồng thời, để thận trọng hơn, VCSC lùi thời gian dự kiến cho việc bán 32,5% cổ phần của STB được thế chấp làm tài sản đảm bảo tại VAMC đến năm 2024 thay vì năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677152021832_STB_VCSC_2023-02-23.pdf

22.  PNJ [ MUA – 92.200đ/cp ]: KQKD T1/2023: Vững chắc nhờ nhu cầu mùa cao điểm – BVSC

  • PNJ công bố KQKD sơ bộ Tháng 1/2023 vững chắc: Doanh thu thuần tăng kỷ lục, đạt 4.129 tỷ (+46,3% m/m; +18,8% y/y) và lợi nhuận ròng tăng 13,2% y/y lên mức 302 tỷ (+79,8% m/m). Với kết quả này, PNJ đã hoàn thành lần lượt 12,2% và 15,4% dự báo tương ứng cho cả năm 2023 của
  • Doanh thu mạnh mẽ ở các phân khúc nhờ nhu cầu theo mùa Dù có số ngày hoạt động ít hơn (do Tết đến sớm hơn vào Tháng 1 thay vì Tháng 2 như năm ngoái), PNJ vẫn đạt KQKD khả quan ở khắp các phân khúc chính. Đáng chú ý nhất là:
  • Doanh thu bán lẻ vững chắc, tăng 19,7% m/m lên 2.123 tỷ (chỉ giảm nhẹ 1,7% y/y so với mức đỉnh 2.160 tỷ hồi T1/2022);
  • Doanh thu vàng miếng đạt mức cao mới, 1.630 tỷ và là động lực chính cho tăng trưởng doanh thu Tháng 1, được thúc đẩy bởi nhu cầu mua vàng cho ngày vía Thần tài. Đáng chú ý, PNJ đã chủ động ra mắt 2 bộ sưu tập mới, đồng thời chạy một số chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng mục tiêu;
  • Doanh thu bán buôn giảm 7,5% m/m, xuống 303 tỷ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677153193858_PNJ_BVSC_2023-02-23.pdf

23.  HSG/NKG [ Trung lập – 14,900đ/cp – 14,600đ/cp]: Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất – SSI

  • HSG đang giao dịch ở mức P/E và P/B 2023 lần lượt là 34,1x và 0,8x, trong khi NKG đang giao dịch ở mức 17,0x và 0,7x. SSI cho rằng cả hai công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể ghi nhận lãi trong thời gian tới. Tuy nhiên, tốc độ phục hồi có thể vẫn chậm do nhu cầu yếu có thể ảnh hưởng đến ROE năm 2023: 2,4% đối với HSG và 4% đối với NKG. (HSG có ROE thấp hơn do năm tài chính niên độ 2023 bao gồm khoảng lợi nhuận yếu trong 3 tháng cuối năm 2022).
  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cả hai cổ phiếu, với giá mục tiêu 1 năm cho HSG là 14.900 đồng/cổ phiếu và NKG là 14.600 đồng/cổ phiếu. Mặc dù giá thép phục hồi có thể tác động tích cực đến hàng tồn kho của công ty trong Q1.2023, giá cổ phiếu trong ngắn hạn có thể đối mặt với áp lực chốt lời mạnh sau đợt tăng giá vừa qua do lợi nhuận 6 tháng đầu năm vẫn có thể chịu mức tăng trưởng âm nhiều so với cùng kỳ trong bối cảnh lực cầu vẫn còn yếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677152561815_NKG_SSI_2023-02-23.pdf

24.  HSG [ Nắm giữ]: Sản lượng bán hàng tiếp tục giảm – KIS

  • Sản lượng bán hàng suy giảm trong tháng 1 :Tổng sản lượng tiêu thụ thép tháng 1 đạt 85,232 tấn, giảm 40.9% n/n và 27.6 t/t do dịp lễ Tết. Sản lượng thép tôn chiếm 72.3% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 1, đạt 61,628 tấn, -32.3% t/t và -49.1% n/n. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (29,304 tấn) giảm đáng kể 62.6% n/n và 36.4% t/t. Sản lượng thép tôn trong nước đạt 32,324 tấn (-28% t/t, -24.2% n/n) và sản lượng ống thép đạt 23,604 tấn (-11.4% t/t nhưng +1.7% n/n).
  • Hiệu suất FY4T23 giảm do mức nền cao: Tổng doanh thu lũy kế 4 tháng năm tài chính 2023 (10/2022-01/2023) giảm 42.6% n/n đạt 425,203 tấn trong khi sản lượng ống thép giảm 7.8% n/n đạt 103,223 tấn và thép tôn giảm 48.8% n/n, đạt 321,980 tấn.
  • Tổng sản lượng xuất khẩu FY4T23 (chiếm 39.7% tổng doanh số: 168,678 tấn) giảm 61% n/n trong khi tổng sản lượng tiêu thụ thép nội địa (256,525 tấn) cũng giảm 16.8% n/n. Đánh giá và khuyến nghị
  • KIS đánh giá NẮM GIỮ dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu toàn cầu thấp như KIS đã đề cập trong báo cáo chuyên sâu về thép dẹt. Lợi nhuận đang xem xét lại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677155750930_HSG_KIS_2023-02-23.pdf

25.  VHC [ Trung lập – 63,000đ/cp]: Lợi nhuận tiếp tục suy yếu – SSI

  • Trong Q4.2022, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm lần lượt là -7,8% và -58,2% so với cùng kỳ – thấp hơn rất nhiều so với ước tính của SSI do giá bán cá tra bình quân tiếp tục suy giảm mạnh. Trong ngắn hạn, SSI vẫn kỳ vọng xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ đóng vai trò là động lực tăng trưởng cho ngành, trong khi xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Mỹ và Châu Âu vẫn chưa có nhiều cải thiện. Trong năm 2023, SSI dự báo VHC sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận lần lượt là 11,1 nghìn tỷ đồng (-16% so với cùng kỳ) và 1,4 nghìn tỷ đồng (-28% so với cùng kỳ). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu VHC là 63.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 6%), và lặp lại khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VHC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677493549928_VHC_SSI_2023-02-24.pdf

26.  TCB [ MUA – 43.200đ/cp ]: Tăng trưởng lợi nhuận thấp kỷ lục – KBSV

  • TCB ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 4 đạt 6,819 tỷ VND (-9.9%QoQ và -5.9%YoY), thu nhập ngoài lãi đạt 2,608 tỷ VND (-6.0%QoQ và -10.5%YoY). Chi phí hoạt động quý 4 đạt gần 4 nghìn tỷ VND (+32.4%QoQ và +17.6%YoY). TCB tiếp tục mạnh tay trích 691 tỷ chi phí dự phòng rủi ro (+13.5%QoQ và +10.2%YoY). KQKD giảm trong khi chi phí vẫn tăng khiến LNTT quý 4 chỉ còn khoảng 4,746 tỷ VND (-25.8%QoQ và -19.6%YoY). Lũy kế cả năm 2022, LNTT đạt 25,568 tỷ VND, tăng nhẹ 10%YoY.
  • Lợi suất bình quân đầu ra liên tục được cải thiện đi cùng với sự hồi phục của nền kinh tế, tăng 0.23 điểm %YoY. Tuy nhiên, chi phí vốn gia tăng nửa cuối năm khiến COF của năm tăng tới 0.67 điểm %YoY. NIM 2022 từ đó giảm tới 0.42 điểm %YoY.
  • Dư nợ tín dụng cuối 2022 là 461 nghìn tỷ VND, tăng 12.6% – phù hợp với mức room 13% được cấp năm nay. Căng thẳng thanh khoản khiến TCB phải đẩy mạnh bổ sung nguồn vốn cấp 1 ngay trong quý 4. Tiền gửi khách hàng từ đó tăng 13.9%YoY. Tỷ lệ về thanh khoản như LDR, SMLR vẫn được đảm bảo theo quy định.
  • Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên 0.91% (cùng kỳ 0.66%). Nợ nhóm 2 tăng gấp 4 lần cùng kỳ do điều chỉnh lại tiến độ trả nợ cho khách hàng. BLĐ kỳ vọng sau 3 tháng thử thách thì các khoản này sẽ về nhóm 1. Tỷ lệ bao nợ xấu giảm còn 125% nhờ hoàn nhập dự phòng Covid đã trích.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677236205116_TCB_KBSV_2023-02-24.pdf

27.  SAB [ Trung lập – 189.000đ/cp ]: Phục hồi tích cực sau dịch – VCBS

  • Người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt với những mặt hàng không thiết yếu như bia, rượu. Thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn của người tiêu dùng đối với chất lượng, bao bì… sản phẩm. Giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao và Sabeco chỉ chuyển một phần chi phí sang người tiêu dùng. SAB phải tiếp tục chi mạnh cho marketing và khuyến mãi nhằm duy trì thị phần trong điều kiện cạnh tranh ngành ngày càng gay gắt.
  • VCBS ước tính sản lượng tăng 3% yoy trên mức nền sản lượng cao của 2022 (2022: VCBS ước tính SAB đã tăng trưởng sản lượng 15-18% yoy). Giá bán bình quân ước tính tăng 1% yoy nhờ vào cơ cấu sản phẩm tốt hơn, tỷ trọng sản phẩm cận cao cấp gia tăng.
  • VCBS ước tính DTT 2023 tăng trưởng nhẹ 4,9% yoy đạt 36.696 tỷ đồng, biên LNG đạt 30,0% giảm nhẹ sv năm ngoái (2022: 30,8%). Biên gộp đạt 30,0%. Tỷ trọng CP BH & QLDN vẫn giữ mức cao, đạt tương ứng 4.771 tỷ và 770 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,0% và 2,1% trên tổng DTT. LNST CT mẹ 2023 đạt 5.140,3 tỷ đồng (-1,6% yoy), EPS 2023 đạt 8.016 đồng/cp. Với PE ngành bình quân khoảng 24.5x VCBSi ước tính giá hợp lý của SAB là 196.300 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677492532057_SAB_VCBS_2023-02-24.pdf

28.  QTP [ Tích cực – 17.900đ/cp ]: Lựa chọn đầu tư an toàn với tỷ suất cổ tức ổn định và dư nợ thấp – SSI

  • Tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu giảm giúp QTP thoát khỏi áp lực chi phí nợ vay tăng. Cuối năm 2022, tổng dư nợ giảm đáng kể xuống còn 1 nghìn tỷ đồng từ mức 2,2 nghìn tỷ đồng ở cuối năm 2021. Chi phí lãi vay ước tính giảm 47% so với cùng kỳ và gánh nặng dư nợ giảm là động lực hỗ trợ cho lợi nhuận trong năm 2023. Với mức tăng trưởng LNST dự kiến là +3,6% trong năm 2023, QTP có tỷ suất cổ tức an toàn khoảng 10.7%. Đợt chi trả cổ tức đầu tiên với tỷ lệ 5%/mệnh giá sẽ được thực hiện vào ngày 09/03/2023 và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 23/02/2023. Với giá mục tiêu 1 năm là 17.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá 20%, SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QTP.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677235433771_QTP_SSI_2023-02-24.pdf

29.  PVT [ Tích cực – 26.300đ/cp ]: Lợi nhuận cốt lõi vững đà tăng trưởng – VNDS

  • Doanh thu (DT) Q4/22 tăng 17,2% svck lên 2.439 tỷ đồng nhờ mảng vận tải tăng trưởng tích cực (+25,1% svck), đến từ đóng góp của các tàu mua mới (tổng công suất tăng 17% svck trong năm 2022) cũng như giá cước thuê tàu cao hơn. Nhờ giá cước thuê tàu chở dầu tăng cao trên toàn cầu, PVT đã gia hạn các hợp đồng thuê tàu với mức giá tốt hơn, giúp biên LN gộp Q4/22 tăng 2,2 điểm % svck lên 18%. Tuy nhiên, LN ròng Q4/22 chỉ tăng nhẹ 3,8% svck lên 206,8 tỷ đồng do: (1) chi phí lãi vay tăng 94% svck và (2) chi phí QLDN tăng 62% svck. Cả năm 2022, DT tăng 21,3% svck lên 9.047,5 tỷ đồng và LN ròng tăng 30,6% svck lên 861,2 tỷ đồng nhờ: (1) giá cước vận tải tàu chở dầu/nhiên liệu cao hơn, (2) đóng góp của các tàu mua mới (9 tàu các loại) và (3) thu nhập bất thường từ thanh lý tàu chở dầu cũ.
  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan đối với PVT với giá mục tiêu không đổi dựa trên phương pháp DCF là 26.300 đồng/cp do tác động trái chiều của: (1) điều chỉnh tăng nhẹ dự phóng EPS năm 2023-25, (2) chuyển mô hình DCF sang năm 2023, và (3) nâng lãi suất phi rủi ro từ 3% lên 4%. Động lực tăng giá là giá cước thuê tàu chở dầu thô và nhiên liệu đang tăng trên toàn cầu. Rủi ro giảm giá đến từ giá cước thuê tàu thấp hơn kỳ vọng và lãi suất cao hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677235664432_PVT_VNDS_2023-02-24.pdf

30.  MSN [ Trung lập – 99.100đ/cp ]: Áp lực lạm phát vẫn còn hiện hữu – SSI

  • Trong năm 2023, SSI ước tính tập đoàn sẽ đạt 86,8 nghìn tỷ đồng doanh thu (+13,9% so với cùng kỳ) và 3,2 nghìn tỷ đồng NPATMI (-9,5% so với cùng kỳ). Các động lực thúc đẩy doanh thu bao gồm WCM (+5% so với cùng kỳ), MCH (+6,1% so với cùng kỳ) và Phúc Long (+19,5% so với cùng kỳ). Trong khi đó, chi phí lãi vay tăng và lợi nhuận dự báo đi ngang của TCB sẽ là yếu tố làm chậm lại tăng trưởng lợi nhuận của MSN trong năm 2023. Do đó, SSI hạ giá mục tiêu 1 năm dựa theo phương pháp SoTP đối với cổ phiếu MSN xuống mức 99.100 đồng/cổ phiếu (từ 125.000 đồng) và duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP.
  • Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị: Nhu cầu các mặt hàng tiêu dùng và doanh số bán lẻ cao hơn dự kiến; phát sinh lợi nhuận bất thường; bán thành công cổ phần tại các công ty con (TCX và MHT); và có thể phát hành riêng lẻ. Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Nhu cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng thấp hơn dự kiến; giá/sản lượng đối với các sản phẩm khoáng sản thấp hơn dự kiến; phát sinh chi phí bất thường; và lãi suất tăng cao.
  • Quan điểm ngắn hạn: SSI cho rằng mức tiêu thụ nhìn chung sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi lạm phát tăng cao (có thể đạt đỉnh vào Q1.2023). Do đó, mảng tiêu dùng và bán lẻ của công ty có thể sẽ phải đối mặt với những thách thức và tập đoàn có thể ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận âm trong nửa đầu năm 2023 trước khi phục hồi trong nửa cuối năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677235334090_MSN_SSI_2023-02-24.pdf

31.  DXS [ Tích cực – 8.100đ/cp ]: Đà giảm lợi nhuận tiếp tục trong năm 2023 – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 19% giá mục tiêu cho CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (DXS) xuống 8.100 đồng/cổ phiếu và điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành KHẢ QUAN.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do (1) số dư nợ ròng cao hơn vào cuối năm 2022 và (2) tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng giai đoạn 2023-2027 của VCSC giảm 16% do VCSC hiện kỳ vọng triển vọng thu nhập sẽ thấp hơn trong các năm 2023 – 2024, chủ yếu là do số lượng giao dịch dự kiến thấp hơn và DXS chuyển hướng ngắn hạn sang môi giới truyền thống và bán BĐS (các mảng kinh doanh này có biên lợi nhuận thấp hơn so với gói dịch vụ môi giới đầy đủ).
  • Do khoản lỗ ròng cao hơn dự kiến trong quý 4/2022 đạt 100 tỷ đồng so với mức lỗ ròng 3,4 tỷ đồng trong dự báo trước đó, VCSC điều chỉnh giảm dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023/2024 xuống 54%/38% khi VCSC kỳ vọng DXS vẫn đối mặt với thách thức do thị trường bất động sản gặp khó khăn trong năm 2023.
  • VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2023 xuống 276 tỷ đồng (-13% YoY) chủ yếu do dự báo doanh thu và biên lợi nhuận thấp hơn, mà VCSC kỳ vọng có thể được bù đắp một phần nhờ giảm chi phí bán hàng & hành chính do DXS gần đây đã giảm khoảng 3.000 nhân viên bán hàng (khoảng 30% lực lượng lao động của công ty). VCSC kỳ vọng doanh thu sẽ tiếp tục thấp trong 6 tháng đầu năm 2023 và phục hồi nhẹ trong nửa cuối năm 2023. Ngoài ra, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2024-2027 sẽ tăng trưởng mạnh với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 43% YoY từ mức cơ sở thấp vào năm 2023 do VCSC kỳ vọng vị thế dẫn đầu thị trường của DXS sẽ hỗ trợ sự phục hồi khi lượng giao dịch BĐS tăng lên.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677493121123_DXS_VCSC_2023-02-24.pdf

32.  CTR [ Trung lập ]: Hạ tầng 5G sẽ cần thêm thời gian để triển khai – VCBS

  • VCBS đánh giá CTR còn nhiều dư địa để duy trì mức tăng trưởng tích cực trong dài hạn. Tuy vậy, trong 1-2 năm tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp dự báo sẽ chịu áp lực nhất định từ chi phí lãi vay gia tăng, khó khăn của thị trường BĐS và việc phát triển hạ tầng 5G sẽ cần thêm thời gian để triển khai.
  • VCBS dự phóng doanh thu năm 2023 của CTR đạt 11.040 tỷ đồng (+17,8% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 508 tỷ đồng (+14,3% yoy), tương ứng với EPS là 4.440 VNĐ/ cổ phiếu. VCBS đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu CTR với mức định giá hợp lý là 54.254 VNĐ/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677234911449_CTR_VCBS_2023-02-24.pdf

33.  Ngành ô tô [ Trung lập ]: Triển vọng Q1/2023: kỳ vọng duy trì tăng trưởng ở mức khá – BVSC

  • Trong Báo cáo này, BVSC tập trung thảo luận: (1) Tình hình tiêu thụ xe máy và xe ô tô, và săm lốp trong Tháng 1; (2) Triển vọng KQKD Q1/2023; và (3) cập nhật định giá và khuyến nghị đối với các công ty trong phạm vi nghiên cứu Ngành Ô tô. Sản lượng xe tiêu thụ Tháng 1 thấp, một phần do yếu tố thời vụ Đáng lưu ý, do kỳ nghỉ Tết kéo dài 7 ngày trong Tháng 1, BVSC cho rằng sẽ công bằng hơn nếu nhìn vào con số tổng hợp 2T23, bỏ qua các tác động của kỳ nghỉ Tết. Tính riêng Tháng 1/2023, doanh số bán xe thấp hơn so với tháng trước và cùng kỳ. Trong đó:
  • Doanh số xe máy của Honda giảm 13% m/m, xuống còn 222.545 chiếc (giảm 16% y/y từ nền cao BVSC cho rằng đây là kết quả đáng khích lệ (cao hơn nhiều so với mức trung bình hàng tháng của FY22 là 200.659 chiếc).
  • Doanh số ô tô giảm mạnh 52,8% y/y xuống 13.998 chiếc. Doanh số 3 liên doanh ô tô của VEA với tổng sản lượng giảm 38,4% y/y, vượt trội so với thị trường chung. Sự giảm tốc này là do: (1) Nghỉ Tết; và (2) nhu cầu suy yếu trong bối cảnh vĩ mô không thuận lợi mà BVSC đang theo dõi sát sao.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903687095_BVSC_2023-02-20.pdf

34.  Ngành Sản xuất phân bón [ Trung lập ]: Giá urê phục hồi từ mức thấp hiện tại – VCSC

  • VCSC điều chỉnh giảm 17% dự báo giá urê Trung Đông trung bình cho năm 2023 từ 539 USD/tấn xuống còn 450 USD/tấn (tương đương 90% mức trước xung đột Ukraine – Nga). Tính đến giữa tháng 2/2023, giá urê Trung Đông trung bình từ đầu năm đến nay đạt 411 USD/tấn, thấp hơn 29% so với mức trung bình của quý 4/2022. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp trong ngành, giá urê hiện tại có thể đã chạm đáy, điều này sẽ kích thích nhu cầu urê cao hơn trong những tháng tới.
  • VCSC loại bỏ giả định chênh lệch 7% giữa giá bán bình quân (ASP) của DPM và DCM so với giá urê quốc tế trong giai đoạn 2023-2027. Năm 2022, ASP của DPM và DCM thấp hơn khoảng 4%-8% so với giá urê Trung Đông trung bình, một phần do cả 2 công ty này đều hỗ trợ nông dân. Do giá urê đã giảm kể từ tháng 10/2022 xuống mức phù hợp vào giữa tháng 2/2023, VCSC cho rằng cả 2 công ty sẽ không hỗ trợ nông dân trong giai đoạn 2023-2027. Theo dự báo giá urê Trung Đông thấp hơn và giả định thấp hơn về mức tăng của tỷ giá USD/VND, VCSC giảm ASP trung bình bằng VND của DPM và DCM khoảng 13%-14% trong năm 2023.
  • VCSC kỳ vọng mức tiêu thụ urê toàn cầu và trong nước sẽ tăng vào năm 2023, qua đó hỗ trợ cho sự phục hồi giá urê. Các doanh nghiệp trong ngành kỳ vọng nhu cầu urê toàn cầu sẽ tăng vào năm 2023 do 1) giá urê giảm mạnh và 2) nhu cầu về an ninh lương thực. Ngoài ra, DPM cho biết nhu cầu phân bón trong nước giảm 20%-30% YoY trong năm 2022 chủ yếu do giá phân bón tăng cao. Do đó, VCSC kỳ vọng tiêu thụ urê trong nước sẽ phục hồi vào năm 2023 do VCSC dự báo giá urê sẽ giảm khoảng 30% YoY. VCSC cũng dự báo sản lượng bán urê sẽ tương đối ổn định YoY cho cả DPM và DCM vì VCSC tin rằng cả 2 công ty sẽ dự trữ một số hàng tồn kho cho năm 2023 và ưu tiên thị trường trong nước hơn thị trường quốc tế sau khi xuất khẩu mạnh vào năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1676903404182_VCSC_2023-02-20.pdf

35.  Ngành Bất động sản [ Tiêu cực ]: Mong chờ giải pháp cho ngành bất động sản – MAS

  • Năm 2022 là một năm đầy thách thức đối với ngành bất động sản khi cả nguồn cầu và nguồn cung tuy có tăng so với năm trước nhưng vẫn kém so với thời kỳ trước dịch. Trái với các kỳ vọng thị trường sẽ quay đầu tăng trưởng mạnh mẽ sau khi đại dịch đi qua, hiện nay thị trường bất động sản lại đối mặt nhiều thách thức mới, cụ thể như:
  • Tín dụng ngân hàng bị thắt chặt: Dù trong năm qua Ngân hàng Nhà nước tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng nhưng chủ yếu nguồn tiền này được ưu tiên cho nhóm sản xuất – kinh doanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng yêu cầu chặt chẽ hơn trong việc giải ngân, như hạn chế cho vay để đặt cọc mua nhà hay cần phương án chi tiết khi xây nhà. Những khó khăn trên góp phần không nhỏ khiến cho nhu cầu của thị trường không thể phục hồi mạnh trong 2022.
  • Kênh huy động vốn qua trái phiếu bị kiểm soát: Với Nghị định 65, Chính phủ ban hành nhiều quy định mới siết chặt hơn dòng vốn từ kênh này như nâng cao yêu cầu nhà đầu tư chuyên nghiệp, bắt buộc xếp hạng tín nhiệm, hay phải có phương án sử dụng vốn cụ thể. Với các quy định mới này, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong việc phát hành trái phiếu, dẫn đến không thể tiếp cận được kênh huy động vốn dồi dào này, khiến một số dự án phải trì hoãn chờ nguồn tiền. Đối với nhiều doanh nghiệp trên sàn chứng khoán, do trái phiếu thường được đảm bảo bằng cổ phiếu đã dẫn đến tình trạng khi cổ phiếu bị sụt giảm giá trị cũng dẫn đến hiện tượng bán giải chấp trên thị trường chứng khoán.
  • Lãi suất tăng cao gây áp lực lớn cho người mua nhà và chủ đầu tư: Lãi suất trong hai năm vừa qua đã liên tục tăng mạnh do chịu áp lực từ các yếu tố vĩ mô, và hiện nay đang dao động trên mức 10%/năm, cao nhất kể từ 2015. Sức ép lớn từ việc lãi suất tăng cao không những khiến lực cầu bị hạn chế do người mua nhà ngại lãi vay, mà còn khiến giá nhà bị giảm sút do nhiều người không thể trả lãi phải bán nhà. Từ đó dẫn đến giá mặt bằng chung giảm và gây khó khăn cho doanh nghiệp khi khó chào bán các sản phẩm mới hoặc phải giảm giá bán..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677154591238_MAS_2023-02-23.pdf

36.  Ngành xây lắp [ Trung lập ]: Cổ phiếu xây lắp: Thị giá cổ phiếu đã phản ánh kì vọng về giải ngân đầu tư công – MAS

  • Năm 2023 kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ còn phải đối diện với nhiều thách thức chính như: (1) Nhu cầu tiêu thụ trong nước và thế giới suy giảm kéo theo việc giảm đơn hàng của các doanh nghiệp sản xuất; (2) Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục tăng lãi suất điều hành lên mức trên 5% gây áp lực lớn đến tỷ giá trong nước; (3) Lạm phát trong nước có dấu hiệu gia tăng. Trước những thách thức trên, NHNN đã ưu tiên việc ổn định tình hình kinh tế vĩ mô thông qua việc định hướng dòng vốn tín dụng được giải ngân đúng mục đích tập trung nguồn vốn hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất – kinh doanh.
  • Khi nhiều lĩnh vực sản xuất vẫn đang trong tình trạng khó khăn do thiếu đơn hàng, thì lĩnh vực đầu tư công đang trở thành điểm sáng khi nguồn vốn phân bổ gần như trong tình trạng sẵn sàng. Đầu tháng 2/2023, Bộ Tài Chính cho biết đã phân bổ được trên 638.613 tỷ đồng, đạt 90,32% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (trên 704.044 tỷ đồng). Có thể thấy nếu thành công trong việc giải ngân nguồn vốn đầu tư công sẽ là động lực quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.
  • Tuy nhiên theo số liệu thống kê từ năm 2017 đến nay tỷ lệ giải ngân đầu tư công luôn ở mức thấp (hình 1), trừ các năm 2020 – 2021 thì việc giải ngân được đẩy mạnh để hỗ trợ hậu quả covid-19. Điều này cho thấy việc giải ngân đầu tư công giai đoạn vừa qua được giám sát chặt chẽ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1677159800628_MAS_2023-02-23.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN