Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 20/11 – 24/11/2023
- VNM [ MUA – 82,436đ/cp]: 3Q23: Hưởng lợi tích cực từ giá đầu vào – VCBS.
- DPM [ Trung lập – 40,853đ/cp ]: Nhu cầu tiêu thụ phục hồi khi bước vào vụ đông xuân – VCBS.
- MWG [ Tích cực – 45,700đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với CVPT: Chuỗi bách hóa sẽ là động lực tăng trưởng chính trong dài hạn – SSI.
- PLX [ Tích cực – 41,500đ/cp ] Định giá tương đối hấp dẫn – VNDS.
- QNS [ Tích cực – 65,100đ/cp] Vụ mùa thuận lợi – VNDS.
- SIP [ MUA – 89,000đ/cp] Cập nhật kết quả 9 tháng – MAS.
- VND [ MUA – 24,500đ/cp] Chấm dứt trạng thái giằng co, VND được kỳ vọng lấy lại đà tăng giá – FPTS.
- DRC [ MUA – 24,650đ/cp ] Phủ nhận áp lực kháng cự từ đường EMA 60 phiên, DRC để ngỏ đà tăng theo quy luật biến động “Choppy market”– FPTS.
- VTP [ MUA – 57,000đ/cp Phủ nhận biến động tiêu cực sau nhịp hiệu chỉnh quá đà, VTP để ngỏ cơ hội tiếp diễn xu hướng tăng trung hạn – FPTS.
- SAB [ Tích cực – 74,500đ/cp] Tiêu thụ bia phục hồi chậm hơn dự kiến. Định giá đã trở về vùng thấp trong lịch sử – BVSC..
- PLX [ Trung lập – 34,800đ/cp Kì vọng kết quả được kinh doanh cải thiện trong 4Q23 và năm 2024 – BVSC
- PNJ [ Tích cực – 92,524đ/cp ] Tháng 10/2023: Lợi nhuận ròng tăng mạnh 31,3% y/y – BVSC..
- FRT [ Trung lập – 109,045đ/cp ] Cập nhật FRT – ACBS.
- PLX [ Tích cực – 40,800đ/cp] Tăng trưởng lợi nhuận cao trong Q3/2023 nhờ thu nhập bất thường từ thoái PGB mặc dù dự phòng hàng tồn kho khá đáng kể – SSI.
- MBB [ Tích cực – 25,900đ/cp] Đà tăng trưởng mạnh với định giá hấp dẫn – VNDS.
- BSR [ MUA – 22,500đ/cp ] Lợi nhuận tang trưởng mạnh mẽ trog quý 3 nhờ dầu DO – PSI.
- PET [ MUA – 28,000đ/cp] Kiểm định thành công hỗ trợ 24.000 đồng, xu hướng tăng của PET được kỳ vọng tiếp diễn trong ngắn hạn – FPTS.
- LAS [ MUA – 17,500đ/cp] Kết thúc pha hiệu chỉnh kỹ thuật, LAS để ngỏ tín hiệu báo mua mở rộng xu hướng tăng trung hạn – FPTS.
- CEN [ MUA – 8,000đ/cp ] Nhịp điều chỉnh ngắn hạn có dấu hiệu kết thúc, CEN được kỳ vọng sẽ tiếp diễn tăng giá trong ngắn hạn. – FPTS.
- CII [ MUA – 20,000đ/cp ] Nguồn cung suy yếu, CII có thể sẵn sàng cho phiên bứt phá. – FPTS.
- GEX [ MUA – 22,000đ/cp ]: Lực cầu tích cực giúp NVL thoát khỏi trạng thái tích lũy ngắn hạn, đà tăng được kỳ vọng tiếp diễn – FPTS.
- GEX [ MUA – 26,000đ/cp ] Lực cầu tích cực trở lại sau quá trình điều chỉnh, GEX được kì vọng sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn. – FPTS.
- STB [ Tích cực – 34,000đ/cp ] Câu chuyện được cải biên: Tăng trưởng lợi nhuận vẫn khả quan – SSI.
- VCB [ Tích cực – 104,000đ/cp] Tín dụng tăng trưởng chậm – SSI.
- BSR [ Nắm giữ – 21,500đ/cp] Bước vào giai đoạn biến động – KBSV..
- PHR [ Tích cực – 53,700đ/cp] Quãng nghỉ cần thiết trước chu kì tăng trưởng mới – VNDS.
- Ngành thép [ Trung lập ] Kỳ vọng phục hồi trong năm 2024 – MBS.
- Vĩ mô: Hướng tới sự phục hồi mạnh hơn vào 2024 – VNDS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VNM [ MUA – 82,436đ/cp]: 3Q23: Hưởng lợi tích cực từ giá đầu vào – VCBS
- Taị Q3.23, DTT của VNM đạt 15.636 tỷ đồng (-2,5% svck), dưới tác động chung của toàn ngành sữa, trong đó, mảng doanh từ thị trường nội địa đạt 13.253 tỷ VNĐ (-4% svck). Tuy nhiên DT xuất khẩu có sự hồi phục tích cực khi Q3.23 đạt 1.246 tỷ VNĐ (+5% svck), nhờ đóng góp từ thị trường Đông Nam Á, đặc biệt sau khi giới thiệu sản phẩm mới vào thị trường Trung Quốc. Nhìn chung, dù DT chưa khởi sắc nhưng nhờ giá sữa bột đầu vào giảm khoảng 30% so với trung bình năm 2022, dẫn đến biên lợi nhuận gộp đạt gần 42%, cao nhất kể từ Q4/21, LNST đạt 2.533 tỷ đồng (+9,1% svck).
- Triển vọng: Giá sữa bột đầu vào giảm mạnh và duy trì ở mức thấp là động lực chủ yếu giúp VNM có thể tăng trưởng được lợi nhuận trong thời gian tới. Đồng thời, xu hướng dịch chuyển tiêu dùng sang các mặt hàng giá phân khúc trung cấp tạo điều kiện cho VNM tăng được 2% thị phần trong thời gian qua. Do đó, VCBS dự báo KQKD cả năm 2023 của VNM sẽ có thể đạt 8.844 tỷ đồng LNST (+3,8% svck), tương đương EPS đạt 4.231 đồng/cổ phiếu.
- Rủi ro: Hoạt động kinh doanh của VNM vẫn tồn tại rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu do cơ cấu xuất nhập khẩu chiếm phần lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc giá nguyên liệu biến động bất lợi so với dự báo có thể gây ảnh hưởng tới lợi nhuận ở cuối năm 2023 nếu tồn kho nguyên liệu giá rẻ không đáp ứng đủ sản xuất.
Link tải full báo cáo:
2. DPM [ Trung lập – 40,853đ/cp ]: Nhu cầu tiêu thụ phục hồi khi bước vào vụ đông xuân – VCBS
- Cho năm 2023, VCBS dự phóng dựa trên giả định giá urê cho năm 2023 ở mức 430 USD/tấn, giá dầu Brent 84 USD/thùng (báo cáo tháng 10 EIA). VCBS tăng dự phóng doanh thu 6% do giả định sản lượng tiêu thụ tăng 10% so với dự báo trước đó (báo cáo ngày 12/09/2023) đạt 14.077 tỷ đồng (-20% yoy). VCBS hạ dự phóng BLNG 5% so với dự báo trước đó mặc dù nhìn chung giá khí đầu vào trong năm 2023 dự kiến giảm so với cùng kỳ nhưng với tốc độ chậm hơn so với giá urê khiến biên lợi nhuận gộp năm 2023 thu hẹp. LNST năm 2023F đạt 1.070 tỷ đồng (-80% yoy).
- Cho năm 2024F, giả định giá urê cho năm 2024 ở mức 440 USD/tấn, giá dầu Brent 86 USD/thùng (báo cáo tháng 10 EIA), và dự phóng doanh thu năm 2024 là 14.526 tỷ đồng (-2,5% yoy), LNST đạt 1.160 tỷ đồng (+8% yoy).
- VCBS hạ giá mục tiêu DPM 6% còn 40.853 đồng/cp, tương đương triển vọng tăng 24% so với giá đóng cửa ngày 18/11/2023. VCBS khuyến nghị MUA cổ phiếu DPM.
Link tải full báo cáo:
3. MWG [ Tích cực – 45,700đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với CVPT: Chuỗi bách hóa sẽ là động lực tăng trưởng chính trong dài hạn – SSI
- MWG gần đây đã tổ chức cuộc họp với CVPT trực tuyến. Trong cuộc họp, ban lãnh đạo bày tỏ quan điểm về lợi nhuận mảng CNTT & điện máy (ICT&CE) đã chạm đáy trong Q2/2023, nhưng nhấn mạnh quá trình phục hồi sẽ chậm vì công ty có thể vẫn phải duy trì chính sách giá cạnh tranh trong bối cảnh lượng hàng tồn kho của các đối thủ cao và nhu cầu yếu. Về dài hạn, trong khi mảng ICT dường như phải đối mặt với nhu cầu bão hòa, động lực tăng trưởng của MWG sẽ phụ thuộc vào mảng bách hóa. Đối với mảng bách hóa, doanh thu/tháng/cửa hàng BHX đạt 1,7 tỷ đồng trong tháng 10, trong khi biên lợi nhuận trước thuế Q3/2023 cải thiện đáng kể đạt -1,8% (so với mức -4,2% trong Q2/2023), nếu loại chi phí bất thường 90 tỷ đồng liên quan đến hoạt động tái cơ cấu trong năm 2022. Kể từ đầu năm 2023, MWG đã chuẩn hóa quy trình vận hành tại các cửa hàng giúp loại bỏ các công việc không cần thiết, tiết kiệm thời gian và chi phí nhân công. Bên cạnh đó, việc tăng lợi nhuận gộp trong khi vẫn duy trì được chi phí logistics ở mức ổn định theo giá trị tuyệt đối cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao biên lợi nhuận. Xét về tỷ lệ phần trăm, tỷ lệ chi phí logistics trên doanh thu giảm từ 6% trong Q4/2022 xuống còn 5% trong Q3/2023. Với xu hướng như vậy, SSI điều chỉnh lại dự báo doanh thu và lợi nhuận cho BHX, ngay cả trong bối cảnh hoạt động huy động vốn không có diễn biến mới. Hiện tại, SSI dự báo lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2024 lần lượt đạt 412 tỷ đồng (giảm 90% svck, từ 503 tỷ đồng) và 2,28 nghìn tỷ đồng (tăng 453% svck, từ 2,18 nghìn tỷ đồng). SSI đưa ra mức giá mục tiêu 12 tháng mới dựa trên pp SOTP cho MWG là 45.700 đồng/cổ phiếu và đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu MWG.
Link tải full báo cáo:
4. PLX [ Tích cực – 41,500đ/cp ] Định giá tương đối hấp dẫn – VNDS
- Duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 23,9% và tỷ suất cổ tức 4,5%. VNDS hạ giá mục tiêu xuống 9,0% so với báo cáo trước đó.
- Giá mục tiêu giảm do điều chỉnh giảm dự phóng EPS năm 2023-25 xuống lần lượt 15,2%/14,8%/13,7% vì chi phí bán hàng cao hơn.
- P/E trượt hiện ở mức 13,0 lần, thấp hơn trung bình ngành trong khu vực (17,7 lần), mức khá hấp dẫn so với triển vọng tăng trưởng của công ty.
Link tải full báo cáo:
5. QNS [ Tích cực – 65,100đ/cp] Vụ mùa thuận lợi – VNDS
- Báo cáo lần đầu với khuyến nghị Khả quan và tiềm năng tăng giá 37,6% lên 65.100 đồng/cp.
- QNS đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành có thương hiệu với thị phần 87% và là nhà sản xuất đường lớn thứ hai tại Việt Nam.
- P/E của QNS hiện đang ở mức 8,6x – thấp hơn trung bình ngành và chưa phản ánh hết triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty.
Link tải full báo cáo:
6. SIP [ MUA – 89,000đ/cp] Cập nhật kết quả 9 tháng – MAS
- Cập nhật 9T/2023, lợi nhuận tiếp tục duy trì xu hướng ổn định. Quý 3/2023 với doanh thu đạt 1,7 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so cùng kỳ (svck) và nhích nhẹ 3% so quý trước, lãi ròng cũng chỉ tăng 1% svck và giảm 25% so quý trước về mức 194 tỷ đồng. Lũy kế 9T/2023 công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 4.762 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ (svck) trong khi lãi ròng giảm 9% về còn 617 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền từ việc cho thuê đất khu công nghiệp (KCN) 9 tháng đầu năm 2023 vẫn ổn định, tăng 71% so cùng kỳ khi đạt 527 tỷ đồng. SIP đã hoàn tất hợp đồng cho thuê 20 ha tại KCN Phước Đông trong 9 tháng đầu năm 2023.
- SIP lọt vào danh mục MSCI Frontier Market Index. MSCI vừa công bố chính thức thêm 14 cổ phiếu vào rổ danh mục MSCI Frontier Market Index, trong đó có đến 6 cổ phiếu Việt Nam gồm: CEO, EVF, KOS, SIP, VPB và CTR, Các thay đổi sẽ có hiệu lực từ ngày 1/12. Hiện có rất nhiều quỹ lớn, quy mô hàng trăm triệu USD đang phân bổ vào các thị trường cận biên (bao gồm Việt Nam) dựa trên rổ MSCI Frontier Markets Index, trong đó đáng chú ý là quỹ iShares Frontier and Select EM ETF (Ishare) hiện có quy mô hơn 600 triệu USD. Tuy nhiên do danh mục Ishare hiện nay có khoảng 165 mã cổ phiếu nên tỷ trọng phân bổ cho SIP (nếu được chọn) cũng sẽ rất thấp.
- Hợp tác đầu tư logistic tại KCN Lộc An. Trong quý 2 công ty thực hiện góp vốn đầu tư hợp tác kinh Doanh với giá trị 800 tỷ đồng, khoản đầu tư này được Chủ tịch HĐQT – Ông Trần Mạnh Hùng chia sẻ là khoản góp vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng cho thuê và trung tâm logistic tại KCN Lộc An – Bình Sơn, đón đầu nhu cầu lưu trữ và vận chuyên hang hóa khi cảng hang không Long Thành đi vào hoạt động. Lãnh đạo công ty đánh giá đây là một dự án rất tiềm năng đối với công ty trong tương lai.
Link tải full báo cáo:
7. VND [ MUA – 24,500đ/cp] Chấm dứt trạng thái giằng co, VND được kỳ vọng lấy lại đà tăng giá – FPTS
- Trong xu hướng tăng giá của VND khoảng 3 tuần, cổ phiếu hiện đang trong pha biến động giằng co quanh vùng 20.000-21.000 đồng thể hiện cho sự hiệu chỉnh của xu hướng tăng này.
- Điểm nhấn của trạng thái biến động hiện tại là nến Bullish Marubozu phiên 20/11 với thanh khoản cao nhất trong gần 1 tháng. Tín hiệu này đã phủ nhận hoàn toàn áp lực cung xuất hiện trong phiên 19/11, đồng thời khiến VND chớm vượt lên trên thái giằng co và tiếp diễn xu hướng tăng trước đó.
- Giao cắt báo mua của MACD lên trên Zero line là tín hiệu củng cố cho xu hướng tăng giá đối với cổ phiếu.
- Mục tiêu cho vị thế mua đối với VND là ngưỡng 24.500 đồng, được xác định dựa trên Fibonacci 100% trên cơ sở tiếp diễn xu hướng tăng.
Link tải full báo cáo:
8. DRC [ MUA – 24,650đ/cp ] Phủ nhận áp lực kháng cự từ đường EMA 60 phiên, DRC để ngỏ đà tăng theo quy luật biến động “Choppy market”– FPTS
- Trên đồ thị EOD, DRC được nhận diện dưới dạng biến động “Choppy market” sau 03 tháng biến động gần nhất. Theo đó, đường EMA (60) chuyển từ trạng thái tăng sang trạng thái đi ngang được đánh giá là khu vực xoay chiều trung tâm cho các nhịp biến động tăng và giảm.
- Chốt phiên 14/11/2023, một nến Bullish xuất hiện đã phát đi tín hiệu báo mua với đường EMA (60).
- MACD cắt lên ngưỡng Zero-line, tương đồng nhịp tăng đầu tháng 10/2023.
- Theo đó, DRC được kỳ vọng hình thành nhịp tăng ngắn hạn hướng lên ngưỡng 24.650 đồng, tương ứng giới hạn trên của trạng thái biến động “Choppy”.
Link tải full báo cáo:
9. VTP [ MUA – 57,000đ/cp Phủ nhận biến động tiêu cực sau nhịp hiệu chỉnh quá đà, VTP để ngỏ cơ hội tiếp diễn xu hướng tăng trung hạn – FPTS
- Nhịp phục hồi từ đầu tháng 11/2023 cho đến nay đang được hỗ trợ bởi động thái mua ròng của khối nhà đầu tư ngoại. Theo quan sát, diễn biến tương đồng cũng được nhận diện trong giai đoạn cổ phiếu đón nhận pha tăng vào nửa cuối tháng 08/2023. Với tín hiệu tiếp diễn xu hướng trung hạn đã xuất hiện trên đồ thị kỹ thuật, VTP được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì động thái tích cực của dòng vốn này trong thời gian tới. Nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc vị thế MUA đối với cổ phiếu VTP theo chiến lược “Trend Trade”.
- Ghi nhận vai trò hỗ trợ động của đường EMA 20 tuần, VTP mở ra kỳ vọng tiếp diễn xu hướng phục hồi trung hạn.
- Trên đồ thị EOD, đường giá đã phủ nhận áp lực kháng cự từ cặp đường EMA 20 và 60 phiên.
- MACD phân kỳ dương với ngưỡng Zero-line. RSI phục hồi về khu vực biến động tích cực 50 – 70.
- Mục tiêu cho tầm nhìn tăng giá ngắn hạn được xác định tại mức Fibonacci extension 127,2%, tương ứng 57.000 đồng.
Link tải full báo cáo:
10. SAB [ Tích cực – 74,500đ/cp] Tiêu thụ bia phục hồi chậm hơn dự kiến. Định giá đã trở về vùng thấp trong lịch sử – BVSC
- Điều chỉnh giảm dự báo 2023. Doanh thu 30.666 tỷ đồng (-12,3% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 4.216 tỷ đồng (-19,3% yoy), chủ yếu do sự suy yếu trong tiêu thụ bia kéo dài và cạnh tranh chi tiêu bán hàng gay gắt. EPS dự phóng 3.024 đồng/cp và P/E 20,9 lần.
- BVSC thận trọng hơn về triển vọng 2024. Cả Sabeco và Heineken đều có quan điểm thận trọng và cho rằng tiêu thụ bia sẽ phục hồi từ nửa sau 2024 hoặc đầu 2025. Riêng Sabeco dù chưa đưa ra kế hoạch cụ thể cho 2024 nhưng cho rằng sẽ phấn đấu để KQKD ít nhất bằng hoặc tăng trưởng nhẹ so với năm nay, nhấn mạnh việc tiếp tục kiểm soát chi phí hoạt động trong đó quản lý sự hiệu quả của chi tiêu cho bán hàng được đặt lên hàng đầu. Trên những cơ sở đó, BVSC dự báo KQKD 2024 với doanh thu 32.080 tỷ đồng (+4,6% yoy) và lợi nhuận sau thuế – cđts 4.436 tỷ đồng (+5,2% yoy). EPS dự phóng 3.182 đồng/cp và P/E 19,8 lần.
- Khuyến nghị đầu tư: Sau khi giá cổ phiếu đã sụt giảm gần 30% kể từ đầu năm phản ánh KQKD kém khả quan, BVSC cho rằng SAB đã trở về thấp và an toàn so với lịch sử. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 74.500 đồng/cp, tương ứng với P/E dự phóng bình quân 23,4 lần trên lợi nhuận năm 2024. Lưu ý giá mục tiêu trên thấp hơn 23% so với cập nhật trước, chủ yếu cho điều chỉnh giảm dự báo 2023 và 2024. Nhà đầu tư thận trọng có thể tiếp tục theo dõi diễn biến của tiêu thụ bia trong vài quý tới trước khi đưa ra quyết định đầu tư.
Link tải full báo cáo:
11. PLX [ Trung lập – 34,800đ/cp Kì vọng kết quả được kinh doanh cải thiện trong 4Q23 và năm 2024 – BVSC
- Kết quả kinh doanh Q3/2023: Các mảng kinh doanh đều có sự hồi phục so với cùng kỳ. Q3 chứng kiến sự tăng trưởng của mảng nhựa đường, khi đạt 894 tỷ đồng (+11,7% yoy), nhờ đẩy nhanh hoàn thiện các dự án thành phần GĐ 1 trong giai đoạn này, trong khi các dự án trong GĐ 2 vẫn còn nhiều chậm trễ. Đối với các mảng kinh doanh khác như dầu mỡ nhờn, doanh thu có sự cải thiện so với cùng kỳ khi đạt 372 tỷ đồng (+3,6% yoy). Trong khi đó, mảng hóa chất đã ghi nhận doanh thu tăng trưởng dương trở lại sau 2 quý đầu năm giảm mạnh, đạt 638 tỷ đồng (+2,2% yoy).
- Định giá và khuyến nghị đầu tư. BVSC điều chỉnh giảm dự phóng doanh thu mảng nhựa đường xuống 7,5% do tiến độ thi công chậm hơn so với kế hoạch. Sử dụng phương pháp FCFF và FCFE, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu PLC tại mức giá mục tiêu cho năm 2023 là 34.800 đồng/cổ phiếu với upside 14,8%.
Link tải full báo cáo:
12. PNJ [ Tích cực – 92,524đ/cp ] Tháng 10/2023: Lợi nhuận ròng tăng mạnh 31,3% y/y – BVSC
- Ở mức giá hiện tại, PNJ đang giao dịch tại mức P/E hấp dẫn là 12,4x (năm 2024) và 10,8x (năm 2025) so với trung bình 5 năm là 18,0x và vị thế dẫn đầu thị trường. BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với PNJ, và giữ nguyên giá mục tiêu theo DCF là 92.524 đồng/cp (Upside: 17,1%). BVSC ưa thích PNJ với vị thế dẫn đầu trong thị trường trang sức có thương hiệu Việt Nam, và thế mạnh tài chính cũng như triển khai cho phép doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ hơn khi nhu cầu tăng trưởng trở lại và phát triển bền vững trong dài hạn.
Link tải full báo cáo:
13. FRT [ Trung lập – 109,045đ/cp ] Cập nhật FRT – ACBS
- Công ty ghi nhận mức lỗ sau thuế trong Q3/2023 giảm đáng kể so với Q2/2023 nhờ biên lợi nhuận gộp của chuỗi FPTShop cải thiện, tốt hơn dự phóng của ACBS. ACBS kỳ vọng công ty có thể có lãi trở lại vào năm 2024, nhờ chuỗi FPTShop có lãi trở lại và Long Châu tiếp tục tăng trưởng tích cực. Khuyến nghị TRUNG LẬP và chuyển giá mục tiêu sang năm 2024 ở mức 109.045 đồng/cổ phiếu.
- FRT công bố doanh thu thuần 8.236 tỷ đồng (+6,8% svck) và lỗ sau thuế 13 tỷ đồng trong Q3/2023 do kết quả kinh doanh ảm đạm của chuỗi FPTShop. Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm đáng kể so với Q2/2023 (-213 tỷ đồng). Lũy kế 9T2023, doanh thu thuần đạt 23.160 tỷ đồng (+6,7% svck) và LNST là -226 tỷ đồng.
- Chuỗi FPT Shop, đóng góp khoảng 53% doanh thu FRT trong 9T2023, ghi nhận doanh thu giảm 19,8% svck và LNST -387 tỷ đồng do sức mua của người tiêu dùng yếu và chiến lược cạnh tranh về giá giữa các nhà bán lẻ sản phẩm CNTT.
- Chuỗi nhà thuốc Long Châu có tỷ trọng đóng góp tăng lên chiếm gần một nửa doanh thu của FRT, tiếp tục đạt mức tăng trưởng ấn tượng với doanh thu tăng 68,9% svck và LNST tăng 374% svck trong 9T2023, nhờ mở rộng mạng lưới cửa hàng mạnh mẽ.
Link tải full báo cáo:
14. PLX [ Tích cực – 40,800đ/cp] Tăng trưởng lợi nhuận cao trong Q3/2023 nhờ thu nhập bất thường từ thoái PGB mặc dù dự phòng hàng tồn kho khá đáng kể – SSI
- Trong Q3/2023, PLX ghi nhận LNTT đạt 1,18 nghìn tỷ đồng (tăng 277% svck và 14,6% so với quý trước). Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, LNTT đạt 3,08 nghìn tỷ đồng (tăng 402% svck), hoàn thành 95% kế hoạch cả năm của công ty. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu của PLX được duy trì tốt ở mức 2,6 triệu m3, tăng 3,2% svck, trong đó kênh bán lẻ đạt 1,7 triệu m3 (tăng 4,9% svck). Lợi nhuận từ mảng xăng dầu đi ngang so với quý trước ở mức 483 tỷ đồng, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức lỗ 199 tỷ đồng trong Q3/2022. Tuy nhiên, SSI lưu ý rằng công ty mẹ đã trích lập chi phí dự phòng tồn kho 777 tỷ đồng trong quý do giá dầu điều chỉnh, và khoản này có thể được hoàn nhập trong các quý tới nếu giá dầu ổn định trở lại.
- SSI điều chỉnh dự báo doanh thu và LNTT năm 2023 từ 282 nghìn tỷ đồng và 4,84 nghìn tỷ đồng xuống lần lượt là 276 nghìn tỷ đồng (giảm 9,2% svck) và 4,58 nghìn tỷ đồng (tăng 102% svck). Trong năm 2024, SSI kỳ vọng mặc dù sản lượng tiêu thụ xăng dầu có thể đạt mức tăng trưởng tự nhiên là 4% svck, LNTT có thể giảm xuống 4,4 nghìn tỷ đồng, giảm 4,3% so với mức nền cao trong năm 2023 do không còn thu nhập bất thường từ việc thoái vốn khỏi PGB. SSI kỳ vọng biên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của PLX sẽ cải thiện trong quý 4 nhờ khả năng hoàn nhập một phần chi phí dự phòng hàng tồn kho đã được trích lập trong quý 3 nếu giá dầu vẫn duy trì ở mức hiện tạ.
- SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PLX nhưng hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 40.800 đồng/cp (từ 45.000 đồng/cổ phiếu) dựa trên P/E mục tiêu là 16x (từ 18x theo trước đó) do định giá thị trường thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại trong quý 4 và năm 2024 so với mức cơ bản cao được thiết lập trong Q4/2022 và năm 2023 có thể gây áp lực lên giá cổ phiếu. Tuy nhiên, mức định giá hấp dẫn hơn, sản lượng tiêu thụ xăng dầu ổn định và khả năng hoàn nhập chi phí dự phòng hàng tồn kho sẽ là các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
15. MBB [ Tích cực – 25,900đ/cp] Đà tăng trưởng mạnh với định giá hấp dẫn – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với mức tăng giá dự kiến là 40,8% và tỷ suất cổ tức 2,7%.
- VNDS đã tăng nhẹ giá mục tiêu từ 25.400 đồng/cổ phiếu kể từ báo cáo trước khi VNDS sử dụng giá trị sổ sách trung bình năm 2023-24.
- P/B hiện tại của NH đang thấp hơn sv cùng ngành và chưa phản ánh ROE vượt trội của MBB sv các NHTM khác.
Link tải full báo cáo:
16. BSR [ MUA – 22,500đ/cp ] Lợi nhuận tang trưởng mạnh mẽ trog quý 3 nhờ dầu DO – PSI
- Doanh thu dầu DO Q3-2023 tăng 7.3% so với quý trước, đạt 14 nghìn tỷ đồng, chiếm 37% tổng doanh thu, trong bối cảnh giá DO neo cao theo giá dầu thô. Hai mặt hàng chủ lực khác cũng ghi nhận tăng trưởng doanh thu tốt so với quý trước là xăng A95 (+23.9%) và nhiên liệu bay JetA1 (+20.7%).
- Biên lãi gộp Q3-2023 của BSR tăng mạnh lên mức 10%. Đáng chú ý, việc crack margin dầu DO tăng cao giúp cho mặt hàng này ghi nhận mức biên lợi nhuận gộp kỷ lục 31.19%. Cùng với đó, nhiên liệu Jet-A1 và sản phẩm xăng đều đạt được mức biên lợi nhuận cải thiện đáng kể so với quý trước.
- Lượng tiền gửi lớn đóng góp quan trọng cho doanh thu hoạt động tài chính của BSR. Sau 9 tháng năm 2023, lãi tiền gửi của BSR đạt 1.2 nghìn tỷ đồng, tăng 92.6% yoy, chiếm 69,1% tổng doanh thu hoạt động tài chính.
- PSI kỳ vọng hoạt động kinh doanh của BSR tiếp tục tăng trưởng tốt nhờ i) crack margin các sản phẩm chủ lực kỳ vọng ở mức cao so với trung bình từ đầu năm, ii) đầu ra các sản phẩm của BSR tiếp tục được bảo đảm, và iii) lượng tiền gửi lớn đóng góp vào doanh thu hoạt động tài chính.
Link tải full báo cáo:
17. PET [ MUA – 28,000đ/cp] Kiểm định thành công hỗ trợ 24.000 đồng, xu hướng tăng của PET được kỳ vọng tiếp diễn trong ngắn hạn – FPTS
- Trong xu hướng tăng giá của PET khoảng 3 tuần, biến động của cổ phiếu kể từ phiên 09/11-nay là một nhịp hiệu chỉnh ngắn hạn và kiểm định vùng hỗ trợ 24.000 đồng.
- Phiên 20/11 cho thấy lực cầu xuất hiện cân bằng với áp lực bán trong phiên trước đó. Lực mua đã được tiếp diễn trong phiên 21/11 khẳng định vai trò hỗ trợ của vùng 24.000 đồng, là đáy của cổ phiếu trong tháng 8 và tháng 10/2023. Tín hiệu này cũng giúp đà tăng của PET đảo chiều vượt qua ngưỡng Fibonacci 38,2% của xu hướng giảm trước đó.
- Chỉ báo RSI bảo toàn trên ngưỡng trung tính thể hiện xung lực tăng giá tiếp tục hỗ trợ cho cổ phiếu.
- Mục tiêu cho vị thế mua đối với PET là ngưỡng 28.000 đồng, gần với Fibonacci 61,8% cũng là đỉnh cũ tháng 10/2023 của cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
18. LAS [ MUA – 17,500đ/cp] Kết thúc pha hiệu chỉnh kỹ thuật, LAS để ngỏ tín hiệu báo mua mở rộng xu hướng tăng trung hạn – FPTS
- Quan sát pha biến động tăng từ giai đoạn tháng 05/2023, FPTS nhận thấy sau giai đoạn tạo đà thì cổ phiếu LAS đã duy trì biến động ổn định dưới dạng mô hình hộp “Darvas” trên đường EMA 20 phiên. Các vị thế giao dịch có thể tận dụng đặc điểm này để mua thêm mỗi khi cổ phiếu thiết lập nền giá mới cũng như sử dụng phương pháp dừng lỗ động theo đường trung bình ngắn hạn này. Trong điều kiện nhóm tín hiệu kỹ thuật đã phát đi cảnh báo cho pha biến động mới, nhà đầu tư được khuyến nghị cân nhắc vị thế MUA đối với cổ phiếu LAS theo chiến lược “Trend Trade”.
Link tải full báo cáo:
19. CEN [ MUA – 8,000đ/cp ] Nhịp điều chỉnh ngắn hạn có dấu hiệu kết thúc, CEN được kỳ vọng sẽ tiếp diễn tăng giá trong ngắn hạn. – FPTS
- Xu hướng tăng ngắn hạn của CEN từ đầu tháng 11/2023 vẫn đang được duy trì dưới sự nâng đỡ của EMA 20 phiên. Thanh khoản phiên tăng từ 1-9/9 ghi nhận thanh khoản cao cho thấy xu hướng được hỗ trợ tích cực bởi lực cầu.
- 02 tuần gần nhất, CEN điều chỉnh ngắn hạn quanh vùng giá 5.500-6.000 đồng. Lực cầu có dấu hiệu quay trở lại từ phiên 17/11 khi thanh khoản phiên tăng giá ghi nhận ở mức cao. Nến Bullish mở gap phiên 21/11 kèm theo tín hiệu bứt phá đang mở ra kì vọng tiếp diễn chiều giá lên.
- MACD đã vượt lên ngưỡng Zero line và cho thấy tín hiệu tiếp tục cải thiện ở phương diện chỉ báo xu hướng.
- Mục tiêu gần của CEN là ngưỡng 8,000 đồng- ngưỡng Fibonacci retracement 50% cho toàn bộ đà giảm từ cuối tháng 9/2023 và cũng là ngưỡng kháng cự của cổ phiếu giai đoạn tháng 6-8/2023.
Link tải full báo cáo:
20. CII [ MUA – 20,000đ/cp ] Nguồn cung suy yếu, CII có thể sẵn sàng cho phiên bứt phá. – FPTS
- Kỳ vọng cho sự tiếp diễn xu hướng tăng ngắn hạn của CII vẫn đang được bảo lưu nhờ vai trò hỗ trợ tích cực của EMA 20 phiên.
- 02 nến tăng liên tiếp đầu tuần đã hoàn bù toàn bộ mức giảm của phiên 17/11. Trong điều kiện thanh khoản phiên phục hồi không lớn và CII vẫn giữ khung dao động hẹp 16.700 – 17.700 đồng thì điều này hàm ý về tín hiệu áp lực cung đã bị triệt tiêu sau 02 tuần hiệu chỉnh và tín hiệu bứt phá báo hiệu tiếp diễn chiều giá lên có thể được kỳ vọng các phiên tới.
- MACD duy trì khoảng cách tích cực với đường signal và đang chớm vượt lên zero-line là cơ sở để kỳ vọng xung lực chiều giá lên có thể tiếp tục được mở rộng.
- Mục tiêu cho vị thế Swing Trade được xác định ở mức 20.000 đồng, tương ứng ngưỡng Fibonacci 100% mở rộng cho nhịp tăng kể từ đầu tháng 11.
21. GEX [ MUA – 22,000đ/cp ]: Lực cầu tích cực giúp NVL thoát khỏi trạng thái tích lũy ngắn hạn, đà tăng được kỳ vọng tiếp diễn – FPTS
- Đà tăng của NVL kể từ đáy 13.500 đến nay cho thấy cấu trúc của một xu hướng tăng tốt giống như đầu năm 2023. Lực cầu nhập cuộc tích cực trong pha tăng trong 2 tuần hỗ trợ cho xu hướng. Nhịp hiệu chỉnh sau đó là trạng thái đi ngang ngắn hạn, cùng với thanh khoản suy yếu thể hiện tâm lý bán cạn kiệt.
- Chốt phiên 22/11, NVL ghi nhận nến Bullish đi với hơn 50 triệu đơn vị khớp lệnh. Đây là tín hiệu xác nhận của lực cầu nhập cuộc và giúp cổ phiếu chấm dứt trạng thái đi ngang và để ngỏ sự tiếp diễn xu hướng tăng trước đó. Tín hiệu này đã được chứng minh trong quá khứ, báo hiệu cho một sự mở rộng về cường độ và thời gian của xu hướng tăng giá.
- Chỉ báo RSI bứt phá và cho thấy dư địa tốt trước vùng quá mua cho thấy xung lực tăng giá của NVL còn được mở rộng.
- Mục tiêu cho vị thế mua đối với NVL là ngưỡng 22.000 đồng, là đỉnh tháng 9/2023 của cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
22. GEX [ MUA – 26,000đ/cp ] Lực cầu tích cực trở lại sau quá trình điều chỉnh, GEX được kì vọng sẽ tiếp tục tăng giá trong ngắn hạn. – FPTS
- Trong khoảng 2 tháng trở lại đây, GEX dao động theo mẫu hình dạng Double Bottoms. Thanh khoản có sự gia tăng mạnh tại nhịp tăng của Second Bottom, cho thấy lực cầu đang hoạt động khá tích cực trong đà tăng này.
- Giai đoạn kiểm định vai trò hỗ trợ vùng neckline ghi nhận mức thanh khoản thấp, cho thấy áp lực điều chỉnh đang khá yếu. Nến Long Bullish với thanh khoản bùng nổ phiên 22/11 báo hiệu cho khả năng cổ phiếu đã hoàn tất nhịp kiểm định, mở ra kịch bản tiếp diễn tăng giá khi lực cầu tích cực đã nhập cuộc trở lại.
- MACD cắt qua ngưỡng zero line và tiếp tục mở rộng đã xác nhận cho tín hiệu phân kì của chỉ báo, củng cố cho khả năng nối dài xu hướng tăng ngắn hạn.
- Mục tiêu gần của GEX là ngưỡng giá 26,000 đồng- vùng đỉnh tháng 09/2023 của cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
23. STB [ Tích cực – 34,000đ/cp ] Câu chuyện được cải biên: Tăng trưởng lợi nhuận vẫn khả quan – SSI
- Việc STB có dự định trở thành cổ đông của Bamboo Airways (OTC: BAV), hãng hàng không đang trong quá trình tái cơ cấu, làm dấy lên một số lo ngại về mặt quản trị doanh nghiệp khi mà ngân hàng vẫn chưa hoàn thành xong đề án cơ cấu của mình. Tuy nhiên, SSI vẫn tin rằng STB hoàn toàn có thể kết thúc đề án tái cơ cấu trước thời hạn đề ra, cụ thể là trước năm 2025. Điều này sẽ giúp ngân hàng giải quyết được 590 triệu cổ phiếu đang bị phong tỏa tại VAMC. Mặc dù SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu STB, nhưng SSI hạ giá mục tiêu 1 năm xuống còn 34.000 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 16%). Việc giảm 9,3% giá mục tiêu so với báo cáo trước đó của SSI nhằm phản ánh rủi ro quản trị doanh nghiệp cũng như điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận năm 2024.
- Trong Q3/2023, STB ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 36% svck), thấp hơn kỳ vọng của SSI do NIM giảm mạnh (-78 điểm cơ bản so với quý trước hay -123 điểm cơ bản svck) và thu nhập ngoài lãi suy giảm (giảm 16,8% svck). Dự phòng tín dụng giảm 66% svck do chi phí trích lập dự phòng trái phiếu VAMC trong Q3/2023 ít hơn dự kiến, chỉ ở mức 500 tỷ đồng. Như vậy, số dư trái phiếu VAMC tại Q3/2023 là 3,9 nghìn tỷ đồng. Kết thúc Q3/2023, tăng trưởng tín dụng đạt 7,6% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động đạt 11,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,2% trong Q3/2023 (so với mức 1,8% trong Q2/2023).
Link tải full báo cáo:
24. VCB [ Tích cực – 104,000đ/cp] Tín dụng tăng trưởng chậm – SSI
- SSI hạ giá mục tiêu 1 năm xuống mức 104.000 đồng/cổ phiếu (từ 105.900 đồng/cổ phiếu theo báo cáo trước đó) đối với cổ phiếu VCB, do SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2023 và 2024 lần lượt là -8% và -5% xuống 40,7 nghìn tỷ đồng (tăng 9% svck) và 46,5 nghìn tỷ đồng (tăng 14% svck). SSI điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận do tình hình cầu tín dụng yếu trong 9 tháng đầu năm (tăng trưởng tín dung của VCB chỉ đạt 3,8% so với đầu năm). Tuy nhiên, SSI vẫn duy trì quan điểm lạc quan về dài hạn và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VCB.
- SSI vẫn ưa thích VCB do ngân hàng có hoạt động cho vay khá thận trọng cũng như hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ. Tuy nhiên, điều này có vẻ không đem lại kết quả khả quan về lợi nhuận cho VCB trong Q3/2023, do thanh khoản quá dồi dào (tăng trưởng tiền gửi vượt xa tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức +7,5% so với +3,8% so với đầu năm) dẫn đến khả năng sinh lời thấp hơn. NIM đã thu hẹp, chỉ đạt 2,96% (giảm 24 điểm cơ bản so với quý trước). Theo đó, thu nhập lãi ròng giảm 10% so với quý trước hay giảm 8% svck, và LNTT đạt 9 nghìn tỷ đồng (giảm 2,4% so với quý trước và tăng 20% svck). Về dài hạn, SSI vẫn tin rằng quan điểm thận trọng về cho vay sẽ giúp ngân hàng duy trì được một bảng cân đối tốt với chất lượng tài sản bền vững.
Link tải full báo cáo:
25. BSR [ Nắm giữ – 21,500đ/cp] Bước vào giai đoạn biến động – KBSV
- Trong tháng 9/2023, giá dầu Brent đã tăng mạnh lên mức 92.5 USD/thùng, nhưng nếu tính trung bình trong 3Q2023 và 9M2023 chỉ đạt lần lượt 86 USD/thùng (-11.9% yoy) và 82 USD/thùng (-20% yoy). Do vậy, KQKD 9M2023 vẫn ghi nhận suy giảm mạnh so với mức nền cao năm 2022. Doanh thu suy giảm 17% yoy trong khi lợi nhuận gộp giảm 50% yoy.
- Duy trì dự báo giá dầu Brent ở mức thận trọng đạt trung bình 80 và 78 USD/thùng cho năm 2023 và 2024. Các yếu tố sẽ tạo áp lực giảm cho giá dầu bao gồm (1) Chỉ số kinh tế vĩ mô tại Mỹ và Trung Quốc suy yếu; (2) Bắt đầu mùa thấp điểm tiêu thụ; và (3) Sản lượng khai thác dầu thô tại các nước ngoài khối OPEC+ tiếp tục gia tăng . Các yếu tố hỗ trợ giá dầu gồm (1) Kết thúc mùa bảo dưỡng; (2) Các nhà máy hóa dầu mới đi vào hoạt động; (3) Tồn kho dầu Diesel thấp kỷ lục; và (4) Khả năng OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng khai thác nhằm chống lại đà giảm của giá dầu.
- Đầu 4Q2023, crack spread Diesel chỉ giảm nhẹ do lượng tồn kho vẫn đang rất thấp so với trung bình 5 năm. Việc các nhà máy lọc dầu toàn cầu quay trở lại hoạt động sau mùa bảo dưỡng là có lợi cho giá dầu thô, nhưng sẽ tác động tiêu cực đến crack spread Diesel khi các nhà máy ồ ạt đẩy loại dầu nặng này ra thị trường. Triển vọng tiêu thụ dầu Diesel cuối năm 2023, đầu năm 2024 không mấy sáng sủa khi các số liệu PMI sản xuất của Mỹ, Eurozone và Trung Quốc đều suy yếu.
- Dựa trên định giá FCFF, và P/B KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 21,500 VNĐ/cổ phiếu, tương đương mức upside 13.2% so với giá tại ngày 24/11/2023. KBSV hạ giá mục tiêu cho cổ phiếu BSR nhằm phản ánh các bất lợi mà BSR sẽ gặp phải gồm (1) rủi ro giá dầu và crack spread biến động mạnh và (2) nhà máy bước vào kỳ bảo dưỡng lần 5 vào cuối 1Q2024.
Link tải full báo cáo:
26. PHR [ Tích cực – 53,700đ/cp] Quãng nghỉ cần thiết trước chu kì tăng trưởng mới – VNDS
- VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 14,1% và tỷ suất cổ tức 6,4%. VNDS giảm giá mục tiêu 6,6% trong khi giá cổ phiếu đã tăng 11,5% kể từ báo cáo gần đây của VNDS.
- Giá mục tiêu của VNDS thay đổi chủ yếu do điều chỉnh giả định WACC và lợi nhuận thấp hơn dự phóng của hai mảng kinh doanh chính: Cao su và BĐS KCN.
- P/B hiện tại là 1,8x, thấp hơn so với trung vị các công ty cùng ngành (2,2x) và cũng thấp hơn P/B trung bình 3 năm gần đây là 2,1x.
Link tải full báo cáo:
27. Ngành thép [ Trung lập ] Kỳ vọng phục hồi trong năm 2024 – MBS
- Nguồn cung thép thế giới dự kiến giảm nhẹ 1% trong năm 2024 trong khi nhu cầu được dự báo tăng 1.9% svck nhờ động lực đến từ EU và Ấn Độ.
- MBS cho rằng các DN ngành thép sẽ có tăng trưởng lợi nhuận 40% svck trong năm 2024 nhờ giá bán và biên lợi nhuận gộp phục hồi.
- HPG và NKG là cổ phiếu lựa chọn cho sự phục hồi của ngành.
Link tải full báo cáo:
28. Vĩ mô: Hướng tới sự phục hồi mạnh hơn vào 2024 – VNDS
- Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ghi nhận mức tăng trưởng hàng năm điều chỉnh theo mùa vụ cao nhất kể từ T11/2022.
- Vốn FDI đăng ký đạt mức cao nhất trong một tháng kể từ T1/2020
- Chỉ số CPI hạ nhiệt xuống 3,59% svck vào tháng 10 năm 2023 (so với +3,66% trong tháng 9).
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-