TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 21/9-25/9/2020

Lượt xem: 3252 | Ngày đăng: 28/09/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 21/09-25/09:

  1. PVD [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG – Mục tiêu: 11,450 đ/cp]: 2021 có thể là một năm đầy khó khan
  2. ASG: Cánh tay nối dài của Ga hàng hóa sân bay – SSI – Báo cáo niêm yết – 25/09/2020
  3. PNJ: Tháng đầu tiên chứng kiến mức lợi nhuận giảm kể từ tháng 4 – SSI – 24/09/2020
  4. QNS [KHẢ QUAN +29%] – Lợi nhuận đã tạo đáy trong 6 tháng đầu năm 2020 – SSI – 23/09/2020
  5. MWG – Cập nhật công ty – Kết quả kinh doanh tháng 8 vượt ước tính – SSI – 23/09/2020
  6. FPT [KHẢ QUAN]: Giá trị hợp đồng ký mới của dịch vụ CNTT nước ngoài tăng trưởng hấp dẫn + dịch vụ CNTT trong nước cải thiện – SSI – 21/09/2020
  7. Ngành Bất động sản: Các đô thị vùng ven duy trì đà phát triển thị trường – VSCS – 21/09/2020
  8. Ngành điện: Phụ tải sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 – VSCS – 22/09/2020
  9. Ngành dệt may: Lợi nhuận ước tính giảm mạnh trong năm 2020 và phục hồi chậm trong năm 2021 – SSI – 22/9/2020
  10. BWE [MUA +22.8%] – Công ty nước hàng đầu với chuỗi giá trị môi trường hoàn chỉnh – Báo cáo lần đầu – VCSC – 23/09/2020
  11. DHC – Mục tiêu: 53,600đ – Khả năng sinh lời hàng tháng diễn biến theo xu hướng tích cực – VCSC – Báo cáo gặp gỡ NĐT – 21/09/2020
  12. DPM [THEO DÕI – Mục tiêu: 18,440đ/cp] – BSC – Báo cáo lần đầu – 18/09/2020
  13. TPB [NEUTRAL – Mục tiêu: 25,600đ/cp] – Nền tảng ngân hàng số mạnh; Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận hậu Covid-19 lạc quan – BVSC – Báo cáo lần đầu – 25/09/2020

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. PVD [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG – Mục tiêu: 11,450 đ/cp]: 2021 có thể là một năm đầy khó khăn

  • SSI lặp lại khuyến nghị Phù hợp thị trường đối với PVD và giữ nguyên giá mục tiêu là 11,450đ/cp (áp dụng hệ số P/B là 0,35 lần).
  • Ban lãnh đạo đã nỗ lực dẫn dắt PVD vượt qua khó khăn từ dịch Covid-19 và giá dầu thấp để đạt được lợi nhuận trong năm 2020. PVD có cơ cấu chi phí hiệu quả và minh bạch và tỷ lệ đòn bẩy tài chính thấp hơn so với các công ty cung cấp dịch vụ khoan cùng ngành.
  • Tuy nhiên, các hoạt động E&P dự kiến vẫn rất trầm lắng do dịch Covid-19 và giá dầu thấp, ít nhất là đến nửa đầu năm 2021 sẽ là rủi ro chính mà SSI nhìn thấy tại thời điểm hiện tại

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1LQmbOcnUECQL4fN6yKNPiF2NmOc960hC/view?usp=sharing

2. ASG: Cánh tay nối dài của Ga hàng hóa sân bay – SSI – Báo cáo niêm yết – 25/09/2020

Tóm tắt quan điểm đầu tư:

  • ASG niêm yết vào ngày 24/9/2020 với mức giá 30.000 đồng/cp, tương đương hệ số P/E 2019 là 11 lần. Cổ tức năm 2019 được chi trả ở mức 15% trên mệnh giá.
  • ASG là 1 đại diện để đầu tư vào xu hướng tăng trưởng của FDI trong dài hạn, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi các quyết định sản xuất, như sản xuất điện thoại di động, đến Việt Nam.
  • ASG sở hữu kho hàng không kéo dài tại Thái Nguyên (cách Hà Nội chỉ khoảng 60 km) và có mối quan hệ rất chặt chẽ với Samsung – chiếm tỷ trọng 60% trong tổng doanh thu.
  • Để đạt được mức tăng trưởng hơn nữa, ASG có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang 2 ngành nghề kinh doanh mới bao gồm: phát triển khu công nghiệp và trung tâm phân phối, bắt đầu đầu tư vào khoảng năm 2021-2022.

Rủi ro đầu tư:

  • Tập trung khách hàng: Samsung chiếm tỷ trọng 60% trong tổng doanh thu kinh doanh hàng hóa
  • Mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát dịch Covid-19
  • Cổ tức: Có thể bị giảm tạm thời khi bắt đầu đầu tư vào 2 mảng kinh doanh mới.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1pUjdRJGYdNU8l3NqATHlkx0wRRuL-V-_/view?usp=sharing

3. PNJ: Tháng đầu tiên chứng kiến mức lợi nhuận giảm kể từ tháng 4 – SSI – 24/09/2020

  • PNJ đã công bố kết quả kinh doanh tháng 8, trong đó doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 1.238 tỷ đồng (-8,1% so với cùng kỳ) và 52 tỷ đồng (-12% so với cùng kỳ). Lũy kế 8 tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 10.291 tỷ đồng (+0,1% so với cùng kỳ) và 548 tỷ đồng (-23% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 71% và 65,7% kế hoạch năm.
  • Tháng 8/2020, doanh thu bán lẻ giảm 7% so với cùng kỳ, doanh thu bán buôn giảm 40% so với cùng kỳ và doanh thu vàng miếng tăng 10% so với cùng kỳ. Do đợt bùng phát dịch Covid-19 mới ở Đà Nẵng, các cửa hàng PNJ ở thành phố phải đóng cửa gần một tháng. Hiện tại PNJ có 11 cửa hàng vàng và 1 cửa hàng bạc tại thành phố này.. PNJ đã mở ròng 4 cửa hàng (mở 7 cửa hàng vàng và 1 cửa hàng CAO, đóng 2 cửa hàng vàng và 2 cửa hàng bạc), nâng tổng số cửa hàng lên 340 cửa hàng;
  • Theo PNJ, doanh thu bán lẻ đã tăng trở lại trong tháng 9, và kết quả kinh doanh tháng 9 đến thời điểm này có dấu hiệu cải thiện tích cực so với cùng kỳ. SSI cũng lưu ý rằng PNJ đã tiếp tục tiến hành các chương trình khuyến mại vào đầu tháng 9 (giảm giá lên tới 20% đối với trang sức vàng và 30% đối với trang sức bạc);
  • Theo sản phẩm, gần đây trang sức vàng có hàm lượng vàng cao (22k, 24k) bán chạy hơn các sản phẩm trang sức đá quý. Điều này có thể là do (1) sở thích của khách hàng chuyển sang trang sức có khả năng lưu giữ giá trị tốt hơn theo thời gian và (2) sắp tới mùa cưới;
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt mức 17,7%, cao hơn một chút so với mức 17,5% trong tháng 8/2019 nhưng vẫn khá thấp so với các tháng trước đó, do tỷ trọng doanh thu bán lẻ giảm xuống 48% và tỷ trọng doanh thu vàng miếng tăng lên 38%. Trong giai đoạn tháng 5-tháng 7, doanh thu bán lẻ chiếm khoảng 55-58% tổng doanh thu, trong khi doanh thu vàng miếng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15-27% trong tổng doanh thu.
  • Mặc dù kết quả kinh doanh tháng 8 sát với dự đoán của SSI, nhưng mức tăng trưởng doanh thu bán lẻ trong tháng 9 (nếu có thể trở thành sự thực) có thể gây bất ngờ theo hướng tích cực. SSI vẫn đang xem xét lại ước tính lợi nhuận cho đến khi nhận được thêm thông tin công bố đầy đủ.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/18SHlKXF9aEB3ux0yNiPcNEPw6Uo2I7s6/view?usp=sharing

4. QNS [KHẢ QUAN +29%] – Lợi nhuận đã tạo đáy trong 6 tháng đầu năm 2020 – SSI – 23/09/2020

Tóm tắt quan điểm đầu tư:

  • Do các biện pháp bảo hộ dự kiến được thực hiện sẽ tác động tích cực đến tiêu thụ đường trong nước cùng với việc lợi nhuận mang lại từ mảng điện sinh khối trong năm 2021, SSI tăng giá mục tiêu của cổ phiếu QNS lên 43.100 đồng/cp – tương ứng triển vọng tăng giá là 28,7% và tổng mức sinh lời là 37,6% khi tính cả lợi suất cổ tức.
  • Doanh thu sữa đậu nành phục hồi về mức cùng kỳ từ tháng 5, thu hẹp mức giảm so với cùng kỳ xuống mức -4,4% trong quý 2. Kết quả kinh doanh của QNS tốt hơn so với mức bình quân toàn ngành. . Lũy kế, doanh thu sữa đậu nành giảm 6% so với cùng kỳ với sản lượng giảm 9%, trong khi giá bán bình quân tăng 3% trong 6 tháng đầu năm 2020. Công ty đã xuất khẩu sữa đậu nành sang Trung Quốc từ cuối tháng 5 và hiện đã có mặt trên 6 trang thương mại điện tử hàng đầu và 4 chuỗi siêu thị hàng đầu của Trung Quốc.
  • Mảng đường trong nước đang đối mặt với sự canh tranh gay gắt từ đường nhập khẩu, và SSI kỳ vọng các biện pháp bảo hộ sẽ được thực hiện vào năm tới.
  • Kết quả điện sinh khối chịu tác động trái chiều từ sản lượng bã mía thấp và giá bán cao hơn. SSI ước tính khoản lỗ mảng này trong 6 tháng đầu năm 2020 nằm trong khoảng 30 tỷ đồng đến 40 tỷ đồng và sẽ thu hẹp dần vào cuối năm.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/120F754WZH3a4kY0M73f0U0yfp8R7pj5d/view?usp=sharing

5. MWG – Cập nhật công ty – Kết quả kinh doanh tháng 8 vượt ước tính – SSI – 23/09/2020

  • Mặc dù chính sách giãn cách được thực thi ở một số thành phố, doanh thu và lợi nhuận ròng tháng 8 của MWG đạt lần lượt là 8,66 nghìn tỷ đồng (+9% so với cùng kỳ) và 325 tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ), cao hươn ước tính của chúng tôi. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2020, doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 72,97 nghìn tỷ đòng (+6% so với cùng kỳ) và 2.679 tỷ đồng (- 1% so với cùng kỳ), lần lượt hoàn thành 66% và 78% kế hoạch cả năm.
  • Tiêu dùng phục hồi trong tháng 8, được thúc đẩy bởi các gói mua trả góp và tăng thị phần
  • Công ty tiếp tục thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh mới (cửa hàng ĐMX supermini và BHX lớn). Doanh thu/cửa hàng ĐMX supermini đạt 1,2 tỷ đồng, cao hơn so với doanh thu/cửa hàng trong tháng 7 là 1 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh đáng khích lệ như vậy, MWG sẽ tích cực nhân rộng quy mô ĐMX supermini từ tháng 9 trở đi để giành thị phần ở các vùng nông thôn hẻo lánh.
  • Lợi nhuận đang được xem xét lại.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1FxTOnXRMOJV9Wc6miJU4Gk3L63wUX2aF/view?usp=sharing

6. FPT [KHẢ QUAN ]: Giá trị hợp đồng ký mới của dịch vụ CNTT nước ngoài tăng trưởng hấp dẫn + dịch vụ CNTT trong nước cải thiện – SSI – 21/09/2020

Tóm tắt quan điểm đầu tư:

  • FPT công bố mức tăng trưởng mạnh trong 8T2020 và SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu 1 năm là 56.400đ/cp, tương ứng tổng mức sinh lợi là 17% bao gồm 4% lợi suất cổ tức. SSI tin rằng FPT sẽ đạt được tăng trưởng LNTT ước tính năm 2020 là 8% yoy nhờ:
  • Tổng giá trị ký mới từ đầu năm đến nay của dịch vụ CNTT nước ngoài đạt mức tăng trưởng 25% yoy. Các hợp đồng ký mới trong T8/2020 đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, gấp đôi so với T8/2019.
  • Dịch vụ CNTT trong nước cũng cải thiện bất chấp dịch Covid – 19
  • Tỷ suất LNTT của mảng dịch vụ viễn thông khá ổn định một phần nhờ mảng IPTC đạt điểm hòa vốn sớm hơn ước tính
  • FPT có vị thế tiền mặt ròng khoảng 2,6 nghìn tỷ đồng tính đến cuối T6/2020 sẽ là lợi thế lớn về tiềm lực tài chính để vượt qua khó khăn do Covid – 19.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1yVKnHvqrxW14zIqLvn5AiRrvYvmyXgnd/view?usp=sharing

7. Ngành Bất động sản: Các đô thị vùng ven duy trì đà phát triển thị trường – VSCS – 21/09/2020

  • VCSC duy trì luận điểm đầu tư dài hạn, cho rằng ngành BĐS nằm trong nhóm các ngành hấp dẫn nhất đối với các NĐT tìm kiếm cơ hội từ xu hướng tăng trưởng cơ cấu mạnh mẽ diễn ra tại Việt Nam cùng với sự nổi lên mạnh mẽ của tầng lớp thu nhập trên trung bình và dân số thành thị gia tăng.
  • Dịch Covid-19 và việc trì hoãn thủ tục cấp phép dự án ảnh hưởng đến cả nguồn cung và cầu trong 6 tháng đầu năm 2020.
  • Trong trung hạn, VCSC cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định sau dịch Covid-19 có thể ảnh hưởng tâm ký thị trường đối với việc đầu tư vào loại hình sản phẩm BĐS có nhiều tính chất rủi ro hơn.
  • Mỗi loại hình sản phẩm BĐS sẽ gặp ảnh hưởng khác nhau trong tình hình khó khăn hiện tại của thị trường.
  • VCSC kỳ vọng BĐS tại các đô thị vùng ven ghi nhận lượng giao dịch tăng cao hơn nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng cải thiện nhanh chóng.
  • Diễn biến thoái vốn/ bán cổ phần các dự án sẽ hỗ trợ lợi nhuận trong bối cảnh tiến độ bán hàng theo HĐ chậm lại.
  • Các cổ phiếu VCSC đánh giá cao: VHM, KDH, NLG.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/17k07BhjQ4ykjwD-ihpUFqCWsAMNQd13A/view?usp=sharing

8. Ngành điện: Phụ tải sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 – VSCS – 22/09/2020

  • Dịch COVID-19 khiến phụ tải và giá thị trường (CGM) giảm trong 7T 2020.
  • Phụ tải dự kiến sẽ tăng ở mức hai chữ số trong năm 2021 nhờ kinh tế phục hồi.
  • Lượng mưa sẽ bắt đầu phục hồi từ nửa cuối năm 2020 và sẽ hỗ trợ hoạt động của các nhà máy thủy điện trong năm 2021 và 2022.
  • Việc mở rộng công suất năng lượng tái tạo là một xu hướng tăng trưởng của ngành điện Việt Nam.
  • VCSC tin rằng mức độ hồi phục mạnh mẽ của phụ tải sẽ giúp tất cả các nhà máy điện hưởng lợi, đặc biệt quan trọng với các cổ phiếu có tính chất phòng thủ như PPC và NT2.
  • VCSC cho rằng dự báo về sự cải thiện của nguồn cung khí Việt Nam (thông qua các mỏ khí mới trong nước và LNG nhập khẩu) là cực kỳ ý nghĩa cho danh mục điện 4.200 MW của POW.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/18SHlKXF9aEB3ux0yNiPcNEPw6Uo2I7s6/view?usp=sharing

9. Ngành dệt may: Lợi nhuận ước tính giảm mạnh trong năm 2020 và phục hồi chậm trong năm 2021 – SSI – 22/9/2020

  • Triển vọng lợi nhuận năm 2020: 6 tháng đầu năm là thời gian khó khăn đối với các công ty dệt may. Q2 (cụ thể là vào tháng 4 và tháng 5) có thể là quý xấu nhất đối với ngành dệt may, với mức giảm 22,7% so với cùng kỳ. Theo Vitas, tổng kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may có thể giảm 16% so với cùng kỳ trong năm 2020, tương ứng với mức giảm 18% so với cùng kỳ trong 6 tháng cuối năm 2020.
  • Triển vọng lợi nhuận năm 2021: SSI ước tính doanh thu thuần của các công ty niêm yết theo phạm vi nghiên cứu sẽ đạt khoảng 90% mức doanh thu 2019
  • Thay đổi cấu trúc ngành sau dịch Covid-19: Sự thay đổi thói quen tiêu dùng hướng đến các sản phẩm athleisure và đồ cơ bản, cùng với sự tăng trưởng mạnh của kênh bán hàng trực tuyến dự kiến vẫn là những động lực chính cho tăng trưởng chung của ngành sau đại dịch. Mặc dù các nhà sản xuất trong nước hầu như không có khả năng trực tiếp bán hàng trực tuyến tại các thị trường xuất khẩu, song họ có thể nỗ lực để giành thêm đơn hàng từ các thương hiệu được hưởng lợi từ các xu hướng mới hậu Covid-19.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/15NiTc47OsF0akbSaA7Z4wsAF-qiAMEvK/view?usp=sharing

10. BWE [MUA +22.8%] – Công ty nước hàng đầu với chuỗi giá trị môi trường hoàn chỉnh – Báo cáo lần đầu – VCSC – 23/09/2020

  • VCSC công bố báo lần đầu dành cho CTCP Nước – Môi trường Bình Dương (BWE), công ty cấp nước lớn thứ ba tại Việt Nam và nhà phân phối nước độc quyền tại tỉnh Bình Dương, với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 31.100 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 22,8% (bao gồm lợi suất cổ tức 4,6%).
  • BWE sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu nước sạch tăng trưởng mạnh mẽ tại tỉnh Bình Dương. BWE ghi nhận tỷ lệ thất thoát nước – (NRW) – đạt 5,6% trong năm 2019, xếp thứ ba tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tính theo độ hiệu quả, sau Singapore (5%) và Nhật Bản (3%).
  • Chúng tôi dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 11,7% cho doanh thu và EPS 26,5% trong giai đoạn 2020-2024, được dẫn dắt bởi mức tăng sản lượng phân phối nước từ 470.000 m3 /ngày năm 2019 lên 700.000 m3 /ngày trong năm 2020 cũng như công suất xử lý rác thải gia tăng
  • Định giá của BWE tỏ ra hấp dẫn với P/E và EV/EBITDA dự phóng 2021 đạt lần lượt 10,2 lần và 5,4 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi. Các hệ số này thấp hơn lần lượt 24,4% và 41,3% so với P/E (13,5 lần) và EV/EBITDA (9,2 lần) trung vị 4 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực. Chúng tôi dự phóng mức tăng 60% trong tỷ lệ DPS (cổ tức/cổ phiếu) từ 1.000 đồng trong năm 2019 lên 1.600 đồng vào năm 2024.
  • Yếu tố hỗ trợ: Tăng trưởng sản lượng nước và xử lý chất thải công nghiệp cao hơn dự kiến.
  • Rủi ro: hiệu suất hoạt động thấp hơn của các nhà máy mới, cổ tức tiền mặt thấp hơn dự kiến

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1WtvxDAk-ESu1_nnmyH0o-rAJ52yJv2Z8/view?usp=sharing

11. DHC – Mục tiêu: 53,600đ – Khả năng sinh lời hàng tháng diễn biến theo xu hướng tích cực – VCSC – Báo cáo gặp gỡ NĐT – 21/09/2020

VCSC đã tham gia buổi gặp gỡ NĐT trực tuyến của CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC). Cuộc họp xoay quanh nhiều chủ đề, bao gồm KQKD 8 tháng đầu năm 2020 và triển vọng kinh doanh trong trung hạn. Nhìn chung, các ghi nhận chính từ cuộc họp củng cố quan điểm tích cực của VCSC cho DHC.

  • DHC đã hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm 2020 trong 8 tháng đầu năm 2020; ban lãnh đạo kỳ vọng LNST sau lợi ích CĐTS tăng mạnh 54% trong cả năm 2020 và 10% trong năm 2021
  • Giá thùng carton cũ (OCC) đầu vào tăng trở lại trong quý 3/2020, tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng giá OCC sẽ giảm trong năm 2021 khi Trung Quốc có kế hoạch ngưng nhập khẩu OCC.
  • Giá giấy bao bì thành phẩm đang phục hồi từ mức thấp trong tháng 6 nhờ nhu cầu mạnh mẽ.
  • Công suất giấy bao bì mới và phát triển sản phẩm mới đang đi đúng tiến độ để đóng góp doanh thu trong năm 2021.
  • Ban lãnh đạo tái khẳng định nhà máy giấy mới – Giao Long 3 – sẽ có công suất lớn hơn nhà máy Giao Long 2 và có khả năng sản xuất các loại giấy cao cấp hơn.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1K-l6dkOdi-KD0VZOJOZKEODyUcs-sZfY/view?usp=sharing

12. DPM [THEO DÕI – Mục tiêu: 18,440đ/cp] – BSC – Báo cáo lần đầu – 18/09/2020

Định giá:

  • BSC khuyến nghị Theo Dõi mã cổ phiếu DPM với giá 18,440 VND/CP, upside 15% so với giá ngày 18/9/2020 với phương pháp DCF và P/E, tỷ trọng lần lượt là 50% – 50%

Dự báo kết quả kinh doanh:

  • BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 của DPM lần lượt ước đạt 8,104 tỷ đồng (+5.5% YoY) và 809 tỷ đồng (+114.1% YoY). EPS FW 2020 = 2,066 đồng. PE FW 2020 = 8.2 lần.
  • BSC dự báo KQKD 2021 với doanh thu đạt 8,663 tỷ đồng (+6.9% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 603 tỷ đồng (-25.4% YoY). EPS FW 2020 = 1,542 đồng. PE FW 2020 = 10.96 lần.

Quan điểm đầu tư:

  • Duy trì vị thế đầu ngành phân đạm và kì vọng mảng NPK được hòa vốn vào năm 2021
  • Biên lợi nhuận 2020 dự kiến cải thiện mạnh từ 18.25% lên mức 23.1% so với cùng kỳ nhờ vào giá khí đầu vào giảm 18,3%.
  • Dự kiến nhận được khoản đền bù từ bảo hiểm ~200 tỷ đồng vào cuối năm 2020.
  • Kỳ vọng vào khoản hoàn thuế khi luật thuế được sửa đổi vào năm 2021.

Rủi ro :

  • Rủi ro vận hành các nhà máy Ure và tổ hợp NH3 – NPK
  • Rủi ro biến động giá NVL đầu vào
  • Đối mặt với rủi ro cạnh tranh gay gắt đến từ các sản phẩm nhập khẩu

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1j9OSiLbdcokNVqYqJzVBtohbIeXy2Iy1/view?usp=sharing

13. TPB [NEUTRAL – Mục tiêu: 25,600đ/cp] – Nền tảng ngân hàng số mạnh; Triển vọng tăng trưởng lợi nhuận hậu Covid-19 lạc quan – BVSC – Báo cáo lần đầu – 25/09/2020

  • TPB định hướng trở thành ngân hàng số hàng đầu Việt Nam và hiện là ngân hàng bán lẻ quy mô nhỏ, hiện đại với thế mạnh chính là cho vay mua nhà và ô tô.
  • Chu kỳ nợ xấu mới của TPB (2015 – 19) lành mạnh hơn chu kỳ trước dù đã nhích dần lên 1,3%/năm 2019 từ 0,8% năm 2015. Cuối Q2/2020, NPL ở mức 1,5% trong khi nợ nhóm 2 giảm xuống 1,9%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên 112,7% so với 76% Q1/2020 và 97,8% cuối 2019. Đệm dự phòng tăng lên 112,1% cuối Q2/2020. Nguồn vốn ngắn hạn của TPB được sử dụng để cho vay trung và dài hạn ở mức 63,58% cùng với hệ số an toàn vốn CAR (Basel II) ở mức 11,24%, tạo tiền đề cho sự phục hồi có ý nghĩa đối với mảng vay bán lẻ trong 6 tháng cuối năm 2020 và 2021.
  • KQKD 1H20 nhìn chung chưa cho thấy mức độ ảnh hưởng đáng kể bởi Covid-19 – LNTT tăng trưởng 25,6% YoY lên 2.034 tỷ nhờ tăng trưởng thu nhập từ lãi NII, lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối và phí trả trước một lần từ hợp tác với banca độc quyền và cắt giảm OPEX. Với những tác động tiêu cực từ Covid-19, BVSC dự báo triển vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 của TPB sẽ tăng chậm lại, dự báo LNTT của TPB là 4.121 tỷ đồng (+6,5% YoY).
  • Triển vọng lợi nhuận hậu Covid-19 lạc quan – BVSC dự báo LNTT năm 2021 của TPB sẽ phục hồi 15,5% YoY lên 4.758 tỷ nhờ các cho vay khách hàng quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng tốt, NIM cải thiện và sự phục hồi đáng kể từ phí và thu nhập hoa hồng banca.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/13r7I-IX4q38-hBdkKZ0yxOahZ6sz0qQN/view?usp=sharing

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN