TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 22/01 – 26/01/2024

Lượt xem: 1001 | Ngày đăng: 02/02/2024 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 22/01 – 26/01/2024

  1. DCM [ Theo dõi – 31,750đ/cp]: Tiềm năng đã được phản ánh hết vào giá – FPTS.
  2. SZC [ Trung lập – 40,500đ/cp ]: Quý 4 bứt tốc là không đủ để về đích – VNDS.
  3. PHR [ Tích cực – 53,700đ/cp ] LN ròng 2023 cao vượt kì vọng – [Cao hơn dự phóng] – VNDS.
  4. DHC [ MUA – 50,300đ/cp ] Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá giấy phục hồi, động lực dài hạn từ nhà máy mới Giao Long 3 – FPTS.
  5. TCB [ Trung lập ] Cập nhật cuộc họp với các chuyên viên phân tích – KBSV..
  6. FPT [ MUA – 120,740đ/cp] Công nghệ và Giáo dục dẫn dắt tăng trưởng – Yuanta.
  7. LPB [ Trung lập – 15,700đ/cp] Thu nhập ngoài lãi làm tăng LN ròng – [Cao hơn kỳ vọng] – VNDS.
  8. PNJ [ Trung lập ] Cập nhật KQKD 4Q2023 & Họp chuyên viên phân tích – KBSV..
  9. SCS [ Tích cực – 102,600đ/cp] Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm – [Thấp hơn kì vọng] – VNDS.
  10. MSB [ Tích cực – 16,700đ/cp] Thay đổi chiến lược tạo tiền đề phát triển bền vững – BVSC..
  11. DGC [ Trung lập – 46,915đ/cp] Áp lực từ mức nền cao năm ngoái – [Phù hợp] – VNDS.
  12. NT2 [ Tích cực – 28,300đ/cp ] KQKD Q4 ấn tượng kết thúc một năm ảm đạm – [Cao hơn dự phóng] – VNDS
  13. TCB [ Tích cực – 40,300đ/cp ] KQKD phục hồi nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi [Phù hợp] – VNDS.
  14. PNJ [ Tích cực – 99,900đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng tích cực – [Phù hợp] – VNDS.
  15. HHV [ MUA – 21,250đ/cp] Kiến tạo để nâng tầm – MAS.
  16. VIB [ Trung lập ] Cập nhật cuộc họp với các chuyên viên phân tích – KBSV..
  17. DHA [ Nắm giữ – 57,000đ/cp] Kỳ vọng hưởng lợi từ xây dựng hạ tầng – AGR..
  18. PNJ [ Trung lập ] Lợi nhuận ròng 2023 của PNJ vững chắc, vượt kỳ vọng 8,4% – BVSC..
  19. HSG [ MUA – 28,000đ/cp ] Giai đoạn tích luỹ có dấu hiệu kết thúc, HSG bỏ ngỏ khả năng sẽ tiếp diễn tăng giá theo xu hướng chính – FPTS.
  20. Vĩ mô: Cập nhật số liệu GDP 4Q Mỹ ngày 26/01 – KBSV..
  21. Vĩ mô: Duy trì tâm lý thận trọng, khối ngoại dừng chuỗi mua ròng – AGR..
  22. Ngành BĐS: Thích ứng với hành lang pháp lý mới – VCBS.
  23. Ngành Cảng biển & Logistic: Động lực tăng trưởng chính đến từ xu hướng làm đầy hàng tồn kho và căng thẳng địa chính trị – SSI.
  24. Ngành BĐS: Đánh giá tác động của Luật Đất đai (sửa đổi) đến thị trường Bất động sản – MBS.
  25. Ngành BĐS khu công nghiệp: Lợi thế cạnh tranh vẫn còn song xu hướng mới đặt ra nhiều thách thức – MBS
  26. Báo cáo trái phiếu: Thị trường TPDN dần thoát đáy – VNDS.
  27. Báo cáo trái phiếu: Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu – SSI.
  28. Báo cáo ETF: Dự báo cơ cấu danh mục các quỹ – PHS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn:
https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

1.     DCM [ Theo dõi – 31,750đ/cp]: Tiềm năng đã được phản ánh hết vào giá –  FPTS

  • FPTS tiến hành cập nhật định giá cổ phiếu DCM – CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. FPTS xác định mức giá mục tiêu của DCM là 31.750 đồng/cp, cao hơn 1,3% so với mức giá đóng cửa ngày 19/01/2024. FPTS đưa ra khuyến nghị THEO DÕI cổ phiếu DCM bởi VNDS cho rằng triển vọng của DCM đã phản ánh hoàn toàn vào giá cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào cổ phiếu DCM ở mức giá 26.100 đồng/cp (tương ứng với tỷ suất sinh lời kỳ vọng 20%), dựa vào các luận điểm ở dưới đây:.
  • Năm 2024, VNDS dự báo biên lợi nhuận gộp mảng Urê đạt 29,2% (+11,5 đpt YoY), chủ yếu do nhà máy Urê của DCM (Đạm Cà Mau) hết khấu hao kể từ cuối T09/2023 giúp tiết kiệm ~874 tỷ đồng trong năm 2024 so với năm 2023. Trong khi đó, VNDS cho rằng tác động từ giá bán Urê tăng +2,3% YoY và giá khí đầu vào tăng +2,3% YoY không ảnh hưởng đáng kể lên biên lợi nhuận gộp mảng Urê của DCM năm 2024. VNDS ước tính giá Urê của DCM tăng lên mức 8.900 đồng/kg (+2,3% YoY), cao hơn 10% so với giá Urê thế giới. Bên cạnh đó, giá khí đầu vào năm 2024 ước tính đạt 9,71 USD/mmBTU (+2,3% YoY), dựa trên (1) tỷ trọng nguồn khí mua bổ sung từ Petronas sẽ tăng từ mức 46% năm 2023 lên mức 49% năm 2024 và (2) giá dầu Brent và FO dự báo đạt lần lượt 82,5 USD/thùng (+0,1% YoY) và 449,9 USD/tấn (+1,3% YoY) (Chi tiết).
  • Trong Q1/2024, DCM dự kiến sẽ M&A công ty TNHH Phân bón Hàn-Việt (KVF) có CSTK phân NPK 360 nghìn tấn/năm, với TMĐT khoảng 600 tỷ đồng, trong đó 30% được tài trợ bằng vốn vay. Vụ thâu tóm này sẽ giúp (1) gia tăng năng lực sản xuất phân NPK (CSTK tăng 120% lên mức 660 nghìn tấn/năm) và mở rộng thị trường sang khu vực Đông Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên khi nhà máy NPK của KVF có lợi thế gần cảng, thuận tiện việc thâm nhập các thị trường xa hơn và (2) tận dụng diện tích kho bãi lớn của KVF giúp tiết giảm chi phí lưu kho và gia tăng sự linh hoạt trong việc lưu trữ nguyên liệu đầu vào để sản xuất NPK và các sản phẩm tự doanh. VNDS dự phóng sản lượng tiêu thụ NPK của DCM sẽ tăng từ mức 325 nghìn tấn trong năm 2024 khi nhà máy NPK của KVF đi vào hoạt động lên mức 550 nghìn tấn trong năm 2029 (CAGR = +11,1%/năm) (Chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DCM_29124_FPTS29012024101733.pdf

2.     SZC [ Trung lập – 40,500đ/cp ]: Quý 4 bứt tốc là không đủ để về đích – VNDS

  • LN ròng Q4/23 tăng 49,2% svck nhờ bàn giao đất khu công nghiệp, đã được kí ghi nhớ trước đó.
  • Mặc dù SZC tiếp tục thể hiện KQKD tích cực trong Q4/23, tuy nhiên như vậy là chưa đủ để đạt được dự phóng cả năm của VNDS, mới chỉ hoàn thành 77,9% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy một chút áp lực lên giá mục tiêu 40.500đ/cp và VNDS sẽ điều chỉnh trong báo cáo cập nhật gần nhất.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SZC_25124_VNDS25012024165525.pdf

3.     PHR [ Tích cực – 53,700đ/cp ] LN ròng 2023 cao vượt kì vọng – [Cao hơn dự phóng] –  VNDS

  • LN ròng Q4/2023 giảm 63,7% svck do thiếu hụt khoản thu nhập bất thường từ tiền đền bù đất dự án VSIP 3.
  • LN ròng 2023 vượt kì vọng của VNDS, nhờ LN khác cao hơn dự kiến.
  • VNDS nhận thấy áp lực tăng giá mục tiêu hiện tại 53.700 đồng/cp và VNDS sẽ cập nhật trong các báo cáo tiếp theo.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PHR_25124_VNDS26012024085806.pdf

4.     DHC [ MUA – 50,300đ/cp ] Biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá giấy phục hồi, động lực dài hạn từ nhà máy mới Giao Long 3 – FPTS

  • FPTS tiến hành định giá lần đầu Công ty Cổ phần Đông Hải Bến Tre (HSX: DHC) bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFE và FCFF với tỷ trọng 50:50. Giá mục tiêu của DHC được xác định là 50.300 VNĐ/cp, cao hơn 23,8% so với mức giá đóng cửa ngày 23/01/2023. FPTS đưa ra khuyến nghị MUA cổ phiếu DHC dựa vào việc cổ phiếu đang được chiết khấu ở mức giá tương đối hấp dẫn và triển vọng dài hạn khả quan, cụ thể như sau.
  • Kỳ vọng biên LNG mảng giấy (chiếm 92,0% LNG 2022) cải thiện sau khi giá bán giấy bao bì phục hồi từ T9/2023. FPTS dự phóng năm 2024F, doanh thu và biên LNG mảng giấy bao bì đạt lần lượt 2.847,5 tỷ VNĐ (+4,8% YoY) và 17,5% (+1,2 đpt YoY) dựa trên (1) kỳ vọng đà tăng giá bán sẽ tiếp tục trong năm 2024 khi nhu cầu tiêu thụ khả quan hơn và (2) sản lượng tiêu thụ của DHC đi ngang dù nhu cầu toàn ngành dự báo cải thiện vì các nhà máy giấy đã hoạt động vượt CSTK. (Chi tiết).
  • Mảng bao bì carton (chiếm 8,7% lợi nhuận gộp 2022) tiếp tục khả quan trong trung hạn. Sản lượng bao bì carton của DHC đã liên tục tăng trưởng với CAGR=13,8%/năm giai đoạn 2018- 2022. Sau khi nhà máy Bao bì Số 2 chạy tối đa hiệu suất, NM Bao bì Số 1 đi vào hoạt động vào T04/2022 giúp CSTK mảng bao bì carton của DHC tăng 94%. FPTS dự phóng sản lượng bao bì carton sẽ tiếp tục tăng trưởng với CAGR=8,7/năm trong giai đoạn 2022-2029F nhờ vào (1) nhu cầu bao bì lớn của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu thủy sản, trái cây, dược,… ở khu vực ĐBCSL và (2) nhà máy mới đi vào hoạt động khiến hiệu suất trung bình sụt giảm còn 63,6% là dư địa tăng trưởng cho mảng này. (Chi tiết).
  • NM Giao Long 3 dự kiến đưa vào hoạt động năm 2027F sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn. DHC hiện đang lên kế hoạch xây dựng NM Giao Long 3 với CSTK 380.000 tấn/năm, dự kiến đưa vào hoạt động năm 2027F giúp năng lực sản xuất của DHC tăng 136%. FPTS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ giấy bao bì của DHC sẽ tăng mạnh 64,6% YoY vào năm 2027F và tiếp tục tăng với CAGR=3,5%/năm giai đoạn 2027-2033F nhờ vào nhu cầu khả quan tại thị trường Việt Nam và Trung Quốc. (Chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DHC_29124_FPTS29012024101908.pdf

5.     TCB [ Trung lập ] Cập nhật cuộc họp với các chuyên viên phân tích  – KBSV

  • Cập nhật KQKD Quý 4/2023 và năm 2023
  • Tính đến cuối năm 2023, tổng dư nợ của TCB đạt 530.1 nghìn tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng là 19.2% YTD – hoàn thành hạn mức tín dụng được NHNN giao. Trong đó, tín dụng của KHCN đã ghi nhận sự hồi phục trở lại trong quý 4, +5% QoQ nhờ nhu cầu vay mua nhà đã quay trở lại. Cho vay KHDN vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng truownrg tín dụng với dư nợ cho vay mảng BĐS- Xây dựng (ReCoM) tăng trưởng mạnh mẽ 60% YTD.
  • Thu nhập lãi thuần (NII) ghi nhận tăng trở lại 11.4% trong quý 4 sau khi giảm 3 quý liên tiếp do tăng trưởng tín dụng đẩy mạnh trong giai đoạn cuối năm, nhờ vậy NII cả năm 2023 chỉ giảm 8.6% YoY. Thu từ hoạt động dịch vụ (NFI) tăng trưởng tích cực trong quý 4 đã kéo kết quả chung của cả năm tăng trưởng 9.5% YoY, đạt 10.2 nghìn tỷ.
  • Trong năm 2023, chi phí hoạt động tăng lên 13.3 nghìn tỷ, tỷ lệ CIR vì vậy đạt 33.1%. Chi phí tín dụng cũng ghi nhận tăng mạnh trong năm vừa qua phản ánh diễn biến suy giảm trong chất lượng tài sản tại ngân hàng cũng như toàn ngành (+102.5% YoY). Do vậy, TCB ghi nhận LNTT đạt 22.9 nghìn tỷ- tương ứng GIẢM 10% YoY, song vẫn hoàn thành kế hoạch năm 2023 mà BLĐ đặt ra.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TCB_25124_KBSV25012024112131.pdf

6.     FPT [ MUA – 120,740đ/cp] Công nghệ và Giáo dục dẫn dắt tăng trưởng  – Yuanta

  • Doanh thu sơ bộ năm 2023 đạt 52,6 nghìn tỷ đồng (+19,6% YoY) và lợi nhuận trước thuế là 9,2 nghìn tỷ đồng, tăng +20,1% YoY. FPT đã hoàn thành 99% dự báo doanh thu của Yuanta (101% kế hoạch năm) và 97,8% dự báo LNTT của Yuanta (102% kế hoạch năm). Mảng công nghệ và giáo dục tăng trưởng hai con số trong khi mảng viễn thông tăng trưởng khiêm tốn.
  • Lưu ý rằng FPT vẫn đạt mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong năm 2023 nếu không có sự đóng góp của các công ty liên doanh và liên kết (như FRT và Synex thường đóng góp thêm ~400 tỷ vào lợi nhuận của FPT mỗi năm).
  • Chuyển đổi sang chiến lược tập trung vào hợp đồng có giá trị lớn đang đem lại kết quả tích cực. Năm 2023, FPT ký 37 hợp đồng lớn, tăng +19,4% YoY.
  • Đà tăng trưởng lợi nhuận đang tích cực trong Q4/2023. Doanh thu sơ bộ Q4/2023 tăng 12,7% YoY (+6,8% QoQ) đạt 14,7 nghìn tỷ đồng. Do đó, mức tăng trưởng LNTT Q4/2023 cao hơn +22,4% YoY (2.435 tỷ đồng) so với mức tăng trưởng LNTT Q3/2023 là +19,8% YoY (2.429 tỷ đồng).
  • Quyết liệt mở rộng thị trường thông qua M&A trong năm 2023 để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai. FPT đã không ngừng mở rộng phạm vi địa lý bằng việc mua lại 3 công ty Mỹ và 1 công ty EU trong năm 2023, nhờ đó tăng cường đáng kể khả năng công nghệ và năng lực bán hàng. FPT đã công bố việc mua lại Intertec vào tháng 2, Landing AI (Mỹ) vào tháng 10, Cardinal Peak (Mỹ) vào tháng 11 và Aosis (Pháp) vào tháng 12.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FPT_23124_FSC23012024161428.pdf

7.     LPB [ Trung lập – 15,700đ/cp] Thu nhập ngoài lãi làm tăng LN ròng – [Cao hơn kỳ vọng] – VNDS

  • Lợi nhuận trước thuế tại Q4/23 tăng mạnh 286,5% svck đạt 2.628 tỷ đồng nhờ thu nhập ngoài lãi tăng đột biến
  • Lợi nhuận ròng lũy kế cho cả năm 2023 tăng 23,5% svck đạt 5.572 tỷ đồng, hoàn thành 129% dự phóng của VNDS.
  • VNDS nhận thấy có tiềm năng tăng giá đối với giá mục tiêu trong báo cáo gần nhất là 15.700 đồng và sẽ cập nhật trong các báo cáo sau.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/LPB_25124_VNDS26012024085415.pdf

8.     PNJ [ Trung lập ] Cập nhật KQKD 4Q2023 & Họp chuyên viên phân tích – KBSV

  • 4Q2023, PNJ ghi nhận ghi nhận doanh thu thuần đạt 9,760 tỷ đồng, tăng 17.6% YoY, biên lợi nhuận gộp đạt 17.9%, lợi nhuận sau thuế đạt 632 tỷ đồng, tăng 34,4% YoY.
  • Lũy kế cả năm 2023, doanh thu thuần của doanh nghiệp này đạt 33.137 tỷ đồng, giảm nhẹ 2.2% YoY, biên lợi nhuận gộp đạt 18.3% tăng 80bps so với mức 17.5% cùng kỳ, nhờ giảm giá vốn hàng bán, mặt hàng vàng bạc đặc thù lưu giữ giá trị không bị cạnh tranh về giá cộng với giá vàng liên tục tăng. Công ty cũng tối ưu được các chi phí hoạt động, tỷ lệ chi phí hoạt động/Lợi nhuận gộp giảm 80bps còn 58.3% trong năm 2023. Dù doanh thu giảm nhẹ nhưng nhờ gia tăng biên lợi nhuận gộp và tối ưu chi phí, lợi nhuận sau thuế của PNJ đạt mức kỷ lục 1,971 tỷ đồng, tăng 8.9% so với YoY.
  • Về doanh thu theo từng mảng, doanh thu bán lẻ trang sức cả năm 2023 giảm 7.8% YoY, doanh thu bán sỉ giảm 30.5% YoY, doanh thu vàng miếng tăng 20.9% YoY, doanh thu các mảng khác tăng nhẹ 5.3% YoY. Cơ cấu doanh thu các mảng bán lẻ, bán sỉ, vàng miếng, khác lần lượt là 58.2%, 8.6%, 31.5% và 1.7%.
  • Luỹ kế cả năm 2023, PNJ mở mới 48 cửa hàng và đóng 7 cửa hàng PNJ. Chuyển đổi mô hình kinh doanh của 3 cửa hàng độc lập PNJ Watch và 2 cửa hàng PNJ Art để tối ưu chi phí.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_25124_KBSV25012024111327.pdf

9.     SCS [ Tích cực – 102,600đ/cp] Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm – [Thấp hơn kì vọng]  – VNDS

  • LN ròng Q4/23 của SCS giảm 18,4% svck, chủ yếu do tỷ suất LN gộp giảm, lấn át ảnh hưởng từ xu hướng phục hồi của doanh thu.
  • LN ròng năm 2023 thấp hơn dự báo của VNDS, mới chỉ hoàn thành 75,8% dự phóng cả năm.
  • VNDS nhận thấy có áp lực lớn lên mức giá mục tiêu 102.600đ/cp và VNDS sẽ điều chỉnh trong báo cáo cập nhật gần nhất..

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHM_4124_BSC04012024144035.pdf

10.  MSB [ Tích cực – 16,700đ/cp] Thay đổi chiến lược tạo tiền đề phát triển bền vững – BVSC

  • MSB có lợi thế chi phí vốn thấp khi sở hữu tỷ lệ CASA cao và cơ cấu vay liên ngân hàng cũng ở mức cao trong hệ thống. Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và trái phiếu chính phủ cũng như giúp giảm chi phí vốn của ngân hàng. Ngoài ra, chi phí huy động giảm mạnh và tỷ lệ CASA cải thiện khi nền kinh tế phục hồi trở lại cũng là yếu tố hỗ trợ cho chi phí vốn thấp của ngân hàng.
  • Chiến lược tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và SMEs dưới sự tư vấn của McKinsey mang đến sự đa dạng hóa trong danh mục cho vay của ngân hàng. Trong kế hoạch tài chính từ năm 2023 – 2027, MSB cũng đặt ra mục tiêu tổng tỷ trọng của khách hàng cá nhân và SMEs không nhỏ hơn 60% tổng dư nợ. Với tầm nhìn trở thành ngân hàng bán lẻ, kỳ vọng MSB có thể mở rộng NIM cũng như thu hút thêm CASA và thu nhập dịch vụ trong tương lai.
  • Tầm nhìn chuyển đổi số: Từ năm 2018, dưới sự tư vấn của McKinsey và BCG, MSB đã đẩy mạnh đầu tư cho số hóa nhằm bắt kịp với mô hình kinh doanh hiện đại của hệ thống ngân hàng thế giới. Việc chuyển đổi số không những giúp ngân hàng giảm chi phí hoạt động mà còn giúp tăng trải nghiệm người dùng, từ đó đóng góp vào kết quả kinh doanh trong những năm sau.
  • Tiềm năng của FCCOM: Việt Nam là thị trường màu mỡ cho mảng tài chính tiêu dùng với cơ cấu dân số vàng. Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ đã tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Tận dụng cơ hội này, MSB có thể đẩy mạnh dư nợ tiêu dùng thông qua kết hợp với ngân hàng số TNEX khi nền kinh tế dần hồi phục.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MSB_23124_BVSC23012024145929.pdf

 

11. DGC [ Trung lập – 46,915đ/cp] Áp lực từ mức nền cao năm ngoái – [Phù hợp] – VNDS

  • Q4/23 EPS giảm 30,3% svck do DT thuần và biên LN gộp giảm lần lượt 23,3% svck và 8,6 điểm %.
  • EPS giảm 44,1% svck, phù hợp với dự phóng của VNDS, hoàn thành 95,6% dự phóng.
  • VNDS không thấy áp lực đáng kể nào lên giá mục tiêu hiện tại là 110.400 đồng/cp, và VNDS sẽ tiếp tục cập nhập trong các báo cáo tớ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_281223_VNDS28122023162917.pdf

12.  NT2 [ Tích cực – 28,300đ/cp ] KQKD Q4 ấn tượng kết thúc một năm ảm đạm – [Cao hơn dự phóng] – VNDS

  • LN ròng của NT2 trong Q4/23 tăng 50,2% svck, chủ yếu nhờ bồi thường do huy động điện dưới sản lượng hợp đồng.
  • Kết quả LN ròng năm 2023 cao hơn dự phóng của VNDS, với mức tăng trưởng svck là -43,9%.
  • VNDS nhận thấy áp lực không đáng kể đối với giá mục tiêu 28.300 đồng, sẽ được cập nhật trong báo cáo tới.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NT2_25124_VNDS25012024170140.pdf

13. TCB [ Tích cực – 40,300đ/cp ] KQKD phục hồi nhờ hoạt động kinh doanh cốt lõi [Phù hợp] – VNDS

  • LN ròng Q4/23 tăng 25,2% svck, đạt 4.439 tỷ đồng, chủ yếu do tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng 16.9% svck và chi phí hoạt động giảm 9.5% svck.
  • LN ròng 2023 phù hợp với dự báo của VNDS, giảm 10,6% svck, đạt 18.004 tỷ đồng, hoàn thành 96% dự báo của VNDS.
  • VNDS không thấy có áp lực nào đối với giá mục tiêu là 40.300 đồng, và sẽ được cập nhật sau khi tiến hành xem xét kỹ lưỡng hơn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/TCB_25124_VNDS26012024091211.pdf

14.  PNJ [ Tích cực – 99,900đ/cp] Lợi nhuận tăng trưởng tích cực – [Phù hợp] – VNDS

  • PNJ ghi nhận lợi nhuận tăng 34,4% svck trong Q4/23, chủ yếu nhờ biên LN gộp cải thiện.
  • KQKD 2023 theo sát dự phóng của VNDS với LN đạt 1.971 tỷ đồng (~80,3tr USD), hoàn thành 103% dự phóng cả năm.
  • VNDS không thấy áp lực đáng kể nào lên giá mục tiêu hiện tại là 99.900 đồng/cp, và VNDS sẽ tiếp tục cập nhập trong các báo cáo tới.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_25124_VNDS26012024091034.pdf

15.  HHV [ MUA – 21,250đ/cp] Kiến tạo để nâng tầm – MAS

  • Được thành lập với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước vào năm 1974, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần vào năm 2014. Cổ phiếu của công ty – với mã chứng khoán HHV – lần đầu tiên được giao dịch trên UPCOM vào năm 2015, sau đó là niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vào năm 2022. HHV hoạt động trong hai lĩnh vực chính: Xây dựng cơ sởhạ tầng và đầu tư dự án theo hình thức Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT).
  • Phân khúc Xây dựng: Trong ba năm qua với sự hỗ trợ từ công ty mẹ Tập đoàn Đèo Cả (DCG), HHV bắt đầu tham gia xây dựng đường cao tốc với tỷ trọng đóng góp 500–600 tỷ đồng mỗi năm vào tổng doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp của phân khúc này cao đáng kể và dẫn đầu ngành với mức trung bình 13,8% trong 4 năm qua. MAS cho rằng công ty rất chọn lọc với cách tiếp cận kỹ lưỡng trong lựa chọn đấu thầu các dự án và tận dụng thế mạnh của công ty để đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp cao như vậy.
  • Phân khúc đầu tư dự án theo BOT: Tập đoàn Đèo Cả là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đầu tư theo hình thức Đối tác Công – Tư (PPP), với công ty con HHV – đơn vị vận hành hầu hết các trạm thu phí BOT của DCG và chiếm gần 90% tổng tài sản của DCG. Trong 7 năm qua, HHV đã tham gia các dựán PPP (chủyếu là dựán BOT) với tổng giá trịđầu tư trên 30.000 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HHV_25124_MIRAE25012024155626.pdf

16.  VIB [ Trung lập ] Cập nhật cuộc họp với các chuyên viên phân tích – KBSV

  • Tăng trưởng tín dụng năm 2023 là 14.2% YTD với dư nợ tín dụng đạt 267,071 tỷ đồng – hoàn thành hạn mức tín dụng được giao bời NHNN. Cho vay phân khúc bán buôn dù chỉ chiếm 15% tỷ trọng tín dụng xong lại ghi nhận mức tăng trưởng ấm tượng 71%, trong khi đó phân khúc bán lẻ có sự chậm lại (+7%) do bối cảnh khó khăn của nên kinh tế anh hưởng đến nhóm khách hàng này.
  • Thu nhập lãi thuần ghi nhận 17,361 tỷ đồng (+16% YoY). Thu nhập từ hoạt động chỉ tăng trưởng 4%; thu nhập từ ngoại hối, vàng ghi nhận 548 tỷ (trong khi cùng kỳ lỗ 275 tỷ đồng) đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của thu ngoài lãi. Nhờ vậy, tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt 22,160 tỷ đồng – tăng trưởng 22.7% YoY, mức tăng trưởng này tương đối tích cực so với toàn ngành cũng như bối cảnh khó khăn chung trong năm qua.
  • Chi phí hoạt động được ngân hàng kiểm soát tốt, tỷ lệ CIR giảm từ 34% trong năm trước về mức 29.8% cuối năm 2023. Dù vậy, do chi phí tín dụng tăng mạnh (+279% YoY) đã bào mòn một phần lợi nhuận, LNTT chỉ tăng nhẹ 1.2% YoY, đạt 10,703 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VIB_29124_KBSV29012024094710.pdf

17.  DHA [ Nắm giữ – 57,000đ/cp] Kỳ vọng hưởng lợi từ xây dựng hạ tầng – AGR

  • KQKD Quý 4.23 lợi nhuận sau thuế tăng trưởng hơn 50%: Trong kỳ, doanh thu của DHA đạt 109,8 tỷ đồng, giảm 5,3% svck do sản lượng bán ra giảm 33.514 m3 svck. Biên lợi nhuận gộp duy trì ổn định, đạt 28% nhờ giá bán đá tiếp tục duy trì ở mức cao do nhu cầu sử dụng cho các công trình giao thông tăng và nguồn cung khan hiếm. Ngoài ra, DHA được hoàn nhập dự phòng chi phí tài chính hơn 267 triệu đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận dự phòng giảm giá chứng khoán hơn 11,5 tỷ đồng (chủ yếu là cổ phiếu HPG). Do đó LNST tăng trưởng 52,1% svck, đạt hơn 18,1 tỷ đồng.
  • Hưởng lợi nhờ nhu cầu tiêu thụ đá xây dựng lớn từ các dự án xây dựng hạ tầng: Theo ước tính của Bộ GTVT, nhu cầu sử dụng đá cho các công trình hạ tầng trọng điểm là 21,5 triệu m3 trong giai đoạn 2023-2025 trong khi nguồn cung tại khu vực ĐBSCL lại hạn chế. DHA sở hữu 3 mỏ đá (Tân Cang 3, Thạnh Phú 2 và Núi Gió) có vị trí thuận lợi với trữ lượng lớn và thời gian khai thác còn lại nhiều, đặc biệt là mỏ Tân Cang 3 có trữ lượng khai thác còn lại khoảng 9,6 triệu m3, cách sân bay Long Thành chỉ 25km và có chất lượng đá tốt được kỳ vọng sẽ là nhà cung cấp đá cho các dự án trọng điểm phía Nam đặc biệt là dự án sân bay Long Thành.
  • Kỳ vọng DHA chi trả cổ tức bằng tiền mặt với lợi suất cao: DHA có lịch sử chi trả cổ tức đều đặn bằng tiền dao động từ 30 – 50% trong vòng 3 năm trở lại đây. Kỳ vọng DHA sẽ duy trì chính sách trả cổ tức bằng tiền mặt cao trong những năm tới nhờ KQKD tăng trưởng ổn định và tình hình tài chính lạnh mạnh nhờ không có dư nợ tài chính.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DHA_29124_AGR29012024105553.pdf

18.  PNJ [ Trung lập ] Lợi nhuận ròng 2023 của PNJ vững chắc, vượt kỳ vọng 8,4% – BVSC

  • Do KQKD Q4/2023 tốt hơn nhiều so với kỳ vọng, BVSC hiện đang xem xét lại dự báo và giá mục tiêu cho PNJ.
  • Với dự báo KQKD hiện tại, định giá PNJ duy trì hấp dẫn với P/E giai đoạn 2024-25 lần lượt là 14,4x và 12,5x so với trung bình 5 năm là 18,0x cùng với vị thế đầu ngành. Trong buổi Pit-stop gần đây, BVSC khuyến nghị Outperform với PNJ tại mức giá mục tiêu 98.000 đồng/cp.
  • BVSC tiếp tục ưa thích PNJ với vị thế đầu ngành trong thị trường trang sức thương hiệu tại Việt Nam, và sức mạnh về tài chính và thực thi cho phép PNJ tận dụng sự phục hồi nhu cầu trong ngắn hạn và phát triển bền vững dài hạn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PNJ_29124_BVSC29012024095438.pdf

19.  HSG [ MUA – 28,000đ/cp ] Giai đoạn tích luỹ có dấu hiệu kết thúc, HSG bỏ ngỏ khả năng sẽ tiếp diễn tăng giá theo xu hướng chính – FPTS

  • Về góc độ dài hạn, HSG đang là cổ phiếu có xung lực tăng giá khá tốt khi đã chớm vượt đỉnh 52 tuần. Giai đoạn tích luỹ theo Ascending Triangle có dấu hiệu kết thúc, do đó HSG được kì vọng sẽ bước vào chu kì tăng giá tích cực mới theo xu hướng dài hạn chi phối biến động cổ phiếu. Theo đó, FPTS khuyến nghị MUA cổ phiếu HSG cho kỳ vọng tiếp diễn xu hướng tăng. Trong đó: – Mức biến động kỳ vọng: 18,9% – Mức dừng lỗ khuyến nghị: 8,7%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HSG_1224_FPTS01022024100345.pdf

20.  Vĩ mô:  Cập nhật số liệu GDP 4Q Mỹ ngày 26/01 – KBSV

  • Bộ Thương mại Mỹ hôm 25/1 đã công bố số liệu GDP nước này tăng 3.3% trong Quý 4/2023 (đã hiệu chỉnh theo cơ sở năm). Tổng cộng cả năm 2023, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.5%, cao hơn so với 2022 (1.9%). Mức tăng trưởng này vượt ngoài kỳ vọng. Trước đó, ước tính của Bloomblerg Economics là 1.8% và mức kỳ vọng của thị trường khoảng 2%.
  • Chi tiêu tiêu dùng cá nhân chiếm phần lớn trong mức tăng trưởng, đạt 2.8% trong Quý 4/2023. Chi tiêu cho hàng hoá giảm xuống 3.8% (so với 4.9% trước đó) trong khi chi tiêu cho dịch vụ tăng lên 2.4% (so với 2.2% trước đó). Động lực chi tiêu lớn nhất dành cho chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ giải trí, phương tiện đi lại và dịch vụ ăn uống.
  • Mặc dù có nhiều tin tốt, trong báo cáo vẫn xuất hiện một vài dấu hiệu đáng lưu ý. Đầu tư tư nhân thấp, phản ánh phần nào ảnh hưởng của lãi suất cao hơn. Những hạng mục gia tăng chi tiêu của người tiêu dùng (giải trí, phương tiện đi lại, …) có tính không bền khi nền kinh tế chậm lại.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/chuyende_29124_KBSV29012024094835.pdf

21.  Vĩ mô: Duy trì tâm lý thận trọng, khối ngoại dừng chuỗi mua ròng – AGR

  • Diễn biến giao dịch ngày 25/01, VN-Index đóng cửa tại 1.170 điểm, giảm gần 3 điểm so với phiên liền trước. Thanh khoản giao dịch đạt gần 11.400 tỷ đồng, giảm 30% so với ngày hôm qua. Độ rộng nghiêng về phía bên bán với số mã giảm giá gấp đôi số mã tăng giá. Khối ngoại bán ròng với giá trị đạt hơn 130 tỷ đồng trên sàn HSX tập trung vào các mã như SAB, DGC, VNM. Một số nhóm ngành hút tiền và có mức tăng tốt hơn so với thị trường chung có thể kể đến như nhóm bán lẻ và nhựa.
  • Trên đồ thị kỹ thuật, lực cầu nhập cuộc có phần dè dặt hơn trong các nhịp tăng điểm khiến cho VNIndex giảm điểm giằng co trong biên độ hẹp trước khi hồi phục một phần về cuối phiên. Điểm tích cực là thanh khoản tiếp tục sụt giảm và để ngỏ cơ hội sớm tìm được điểm cân bằng trở lại quanh ngưỡng hỗ trợ đáng lưu ý 1.165 (+-5). Trong kịch bản tích cực khi ngưỡng hỗ trợ đã đề cập tiếp tục được giữ vững, VN-Index được kỳ vọng sẽ tiếp tục mở rộng xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn và hướng lên vùng 1.200 điểm. Các nhà đầu tư được khuyến nghị gia tăng một phần tỷ trọng trading ngắn hạn, ưu tiên các cổ phiếu sẵn có trong danh mục trong các nhịp rung lắc.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/Tradingview%20_250124_AGR29012024105750.pdf

22.  Ngành BĐS: Thích ứng với hành lang pháp lý mới – VCBS

  • Sau khi đạt đỉnh vào giai đoạn 2016 – 2019, nguồn cung căn hộ sụt giảm mạnh và duy trì ở mức thấp trong vài năm qua, đặc biệt tại các đô thị lớn (Hà Nội & TP.HCM) do: (1) Vướng mắc pháp lý, (2) Đẩy mạnh thanh tra dự án ở cả cấp độ doanh nghiệp lẫn cơ quan quản lý.
  • Đặc biệt từ nửa cuối năm 2022, nguồn cung căn hộ mới gần như đình trệ khi: (1) Thị trường trầm lắng và nguồn vốn từ TPDN bị siết chặt, (2) Các cơ quan quản lý có xu hướng ngần ngại trong phê duyệt hồ sơ pháp lý trong giai đoạn thay đổi pháp luật.
  • So với bản dự thảo trước đó (mà SSI đã đưa ra báo cáo nhận định trước đây), Thông tư chính thức có điểm khác biệt quan trọng: điều khoản quy định “mức giá sàn cho cảng nước sâu tiếp nhận size tàu trọng tải trên 160,000 DWT có thể tăng thêm 10% (theo đó mức giá sàn sẽ là 120% so với giá sàn trước đó) so với các cảng nước sâu khác cùng loại” không được đề cập trong Thông tư này, theo đó, tất cả các cảng nước sâu sẽ chỉ áp mức giá sàn tăng 10% so với mức giá sàn trước đó.
  • Giá bán căn hộ trung bình tăng liên tục trong các năm qua, đặc biệt tăng tốc trong giai đoạn 2020 – 2022 và vượt qua mức tăng trung bình của thu nhập người dân do:
  • Nhu cầu nhà ở lớn từ áp lực an cư và dòng người nhập cư mới hàng năm.
  • Gia tăng chi phí tạo dựng quỹ đất của dự án.
  • Thời gian triển khai dự án kéo dài do khó khăn pháp lý khiến chi phí phát triển dự án bị đội lên. Các chủ đầu tư tập trung phát triển phân khúc nhà ở cao cấp – hạng sang để tương xứng với chi phí và thời gian phát triển dự án. Trong khi đó, phân khúc bình dân (đáp ứng nhu cầu đông đảo người dân) gần như không được phát triển mới.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BDS_25124_VCBS29012024101452.pdf

23.  Ngành Cảng biển & Logistic: Động lực tăng trưởng chính đến từ xu hướng làm đầy hàng tồn kho và căng thẳng địa chính trị – SSI

  • Ngành Cảng biển & logistics có diễn biến vượt trội so với chỉ số Vnindex trong năm 2023, khi ghi nhận mức tăng trưởng vốn hóa là 29,8% svck, trong khi chỉ số VNIndex tăng 12% svck và ngành Công nghiệp chỉ tăng 4% svck.
  • Cổ phiếu có mức tăng cao nhất là VTP (+136%, nhờ lợi nhuận tăng gần 50% svck và cổ phiếu đã được phê duyệt niêm yết trên sàn HOSE) và GMD (+50% chủ yếu nhờ tăng trưởng lợi nhuận mạnh từ lợi nhuận bất thường và tăng giá sàn cảng biển).
  • Cổ phiếu có diễn biến giá kém tích cực nhất là VNA (-34%) và VOS (- 3%) do giá cước tàu hàng khô đã trở về mức bình thường, khiến lợi nhuận của 2 công ty này giảm xuống mức hòa vốn thậm chí ghi nhận lỗ trong Q3/2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/cangbien_29124_SSI29012024103307.pdf

24.  Ngành BĐS: Đánh giá tác động của Luật Đất đai (sửa đổi) đến thị trường Bất động sản – MBS

  • Ngày 18/01/2024 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
  • Điểm nổi bật trong Luật Đất đai (sửa đổi) là tập trung tháo gỡ vướng mắc về định giá đất, giúp thị trường BĐS phát triển minh bạch và bền vững hơn.
  • Bên cạnh tác động tích cực tới nguồn cung mới của toàn ngành, MBS đánh giá các DN đang sở hữu dự án bị vướng mắc có thể được tháo gỡ nhờ Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua nổi bật gồm KDH, NLG, DXG.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/bds_25124_MBS25012024140130.pdf

25.  Ngành BĐS khu công nghiệp: Lợi thế cạnh tranh vẫn còn song xu hướng mới đặt ra nhiều thách thức – MBS

  • Thị trường BĐS KCN năm 2023: nguồn cung và giá đều tăng ổn định Kết thúc năm 2023, tổng diện tích đất công nghiệp cả nước đạt 89.2 nghìn ha (+1.5% svck) với mức tăng chủ yếu ở thị trường miền Bắc. Tổng diện tích đất KCN đã cho thuê đạt khoảng 51.8 nghìn ha, tăng 2.8 nghìn ha (+5.7% svck), tỷ lệ lấp đầy khoảng 57.7%. Tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72.4%. Giá cho thuê ở miền Nam ổn định ở mức 168 USD/m2 trong khi giá cho thuê tại miền Bắc tăng 10% svck đạt 123 USD/m2.
  • Những xu hướng sẽ định hình thị trường BĐS KCN trong năm 2024 KCN truyền thống dần mất đi lợi thế cạnh tranh, thay vào đó KCN hướng tới yếu tố xanh, bền vững ngày càng hấp dẫn nhà đầu tư. Đầu tư vào dự án công nghệ cao sử dụng nguyên liệu sạch, giảm phát thải khí carbon ra môi trường đang là xu thế hiện nay. Ngoài ra, MBS nhận thấy dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển sang thị trường loại 2 nhờ nguồn cung còn lớn, giá thuê thấp.
  • Nhiều yếu tố hỗ trợ đi cùng thách thức mới trong phát triển BĐS KCN MBS nhận thấy Ấn Độ và Indonesia đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với Việt Nam trong thu hút FDI vào lĩnh vực công nghệ cao. CAGR vốn FDI vào Việt Nam 2018-2022 chỉ đạt 4%, trong khi Ấn Độ và Indonesia lần lượt đạt 9% và 13%. Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu làm mất đi lợi thế của Việt Nam trong thu hút đầu tư FDI và sẽ ảnh hưởng tới ngành BĐS KCN. Tuy nhiên, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh nhờ những hiệp định thương mại đã ký kết, chi phí lao động và điện năng hấp dẫn. Việc nâng tầm lên đối tác chiến lược với Mỹ cũng sẽ giúp thu hút đầu tư vào phát triển công nghệ cao.
  • MBS ưa thích mã IDC và PHR: Do doanh nghiệp có (1) quỹ đất sạch, sẵn sàng cho thuê, cũng như vị trí giao thông thuận lợi; đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn (2) tình hình tài chính lành mạnh, vay nợ thấp (3) Định giá hấp dẫn với chính sách cổ tức cao.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BDS_23124_MBS23012024152056.pdf

26.  Báo cáo trái phiếu: Thị trường TPDN dần thoát đáy – VNDS

  • Hoạt động phát hành Trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) chứng kiến thêm sự hồi phục trong Q4/23 nhờ sự gia tăng phát hành của nhóm ngân hàng.
  • Áp lực TPDN riêng lẻ đáo hạn trong năm 2024 vẫn còn lớn.
  • Hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ trong năm 2024 có thể trầm lắng trở lại nếu không có chính sách hỗ trợ thay thế cho Nghị định 08 (NĐ08) hết hiệu lực từ 01/01/2024.
  • Lợi suất Trái phiếu chính phủ (TPCP) duy trì xu hướng giảm.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/traiphieu_29124_VNDS29012024112054.pdf

27.  Báo cáo trái phiếu: Bản tin thị trường tiền tệ, trái phiếu – SSI

  • Lãi suất liên ngân hàng duy trì ở mức thấp Tuần trước, kênh nghiệp vụ thị trường mở không thực hiện giao dịch mới. Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm không có nhiều biến động, duy trì ở vùng 0,15% (không thay đổi so với tuần trước đó). Khối lượng giao dịch trên thị trường 2 giảm nhiệt, với mức trung bình xuống còn 231 nghìn tỷ đồng/ngày (giảm 13% so với tuần trước) và cho thấy áp lực thanh khoản hệ thống phần nào hạ nhiệt.
  • Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của TCTD từ NHNN, lãi suất huy động – cho vay dự báo tiếp tục giảm nhẹ, bình quân kỳ vọng giảm 30-40 điểm cơ bản trong Quý 1/2024 và giảm 20 điểm cơ bản trong cả năm 2024. Điều này phản ánh kỳ vọng của các TCTD là mặt bằng lãi suất sẽ tăng dần về cuối năm, tương đồng với dự báo nhu cầu tín dụng sẽ hồi phục. Cụ thể, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,4% trong quý 1/2024 và tăng 14,2% trong năm 2024 – điều chỉnh tăng so với mức dự báo 13,8% tại kỳ điều tra trước.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/traiphieu_25124_SSI25012024160907.pdf

28.  Báo cáo ETF: Dự báo cơ cấu danh mục các quỹ – PHS

  • PHS nhận thấy các quỹ ETF nội liên tục bị rút vốn trong giai đoạn cuối năm và tiếp tục kéo dài sang giai đoạn đầu năm 2024, trong khi đó các quỹ ETF ngoại đang được giải ngân trở lại.
  • Các quỹ ETF nội dự kiến sẽ thực hiện cơ cấu quý 1 vào ngày 02/02/2024.
  • VN30: không thêm vào và loại ra mã cổ phiếu nào.
  • VNFIN Lead: loại SSB, không thêm mã cổ phiếu nào.
  • VN Diamond: không phải là kỳ thay đổi danh mục mà chỉ cập nhật thông tin tỷ trọng cổ phiếu thành phần..

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ETF_231_PHS23012024140641.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN