Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 22/04 – 03/04/2024
- MBB [ Trung lập ]: Thận trọng trước rủi ro vĩ mô và nợ xấu – PSI.
- IDC [ Trung lập – 55,500đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- DXG [ Tích cực ] Tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh hoàn thiện pháp lý các dự án trọng điểm hỗ trợ quá trình phục hồi của DXG trong năm 2024-2025 – SSI.
- VCB [ MUA – 103,200đ/cp ] Tận dụng khoản dự phòng – MAS.
- TBP [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ 2024 – KBSV..
- FPT [ Tích cực – 128,100đ/cp ] Hợp tác với NVIDIA sẽ hỗ trợ câu chuyện tăng trưởng dài hạn của mảng công nghệ thông tin – SSI.
- GVR [ MUA – 38,000đ/cp] Kỳ vọng giá cao su phục hồi – MAS.
- HDB [ Tích cực – 29,400đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- PHR [ MUA – 64,000đ/cp] Hưởng lợi nhờ giá cao su và quỹ đất chuyển đổi – MAS.
- VRE [ MUA – 32,124đ/cp] Triển vọng BĐS thương mại được cải thiện – MAS.
- SZC [ Tích cực – 43,200đ/cp ]: Lợi nhuận Q1/2024 tăng trưởng mạnh nhờ diện tích đất cho thuê tăng – SSI
- VHM [ Tích cực – 69,400đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- KDH [ Tích cực – 43,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- NT2 [ MUA – 25,278đ/cp ] Kỳ vọng thoát đáy lợi nhuận các quý tiếp theo – MAS.
- NLG [ Tích cực – 45,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- PNJ [ Nắm giữ – 85,900đ/cp ] Dòng tiền cải thiện từ nhu cầu mạnh – MAS.
- HCM [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- SAB [ Trung lập – 63,900đ/cp ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- VNM [ Tích cực – 82,000đ/cp] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI.
- STK [ MUA – 31,800đ/cp] Biên lãi gộp mở rộng – MAS.
- VCB [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ thường niên 2024 – KBSV..
- PNJ [ Tích cực – 112,000đ/cp ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 và KQKD Q1/2024 – SSI.
- POW [ Trung lập – 11,100đ/cp ] KQKD Q1/2024 phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi – SSI.
- NKG [ Trung lập – 23,000đ/cp] Kế hoạch mở rộng tham vọng trong năm 2024-2025 – SSI.
- Ngành cao su: Khởi đầu cho sự chuyển mình – MAS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. MBB [ Trung lập ]: Thận trọng trước rủi ro vĩ mô và nợ xấu – PSI
- Kết quả kinh doanh 2023 hoàn thành kế hoạch. Tổng thu nhập hoạt động của MB đạt 47,306 tỷ đồng trong năm 2023, tăng nhẹ 3.75% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế là 26,306 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 0.18%. MB duy trì vị thế top đầu hệ thống về tăng trưởng tín dụng và hiệu quả sinh lời trên vốn chủ.
- Giảm dư nợ cho vay NVL trong năm 2023. MB đã thu hồi 2,400 tỷ đồng trong tổng số dư nợ cho vay NVL. Ban lãnh đạo Ngân hàng kỳ vọng tình hình tài chính của NVL sẽ cải thiện kể từ quý 2/2024 nhờ được tháo gỡ các vướng mắc pháp lý dự án.
- Kế hoạch phân phối lợi nhuận 2023 và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược. MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8,579.5 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ năm 2024 lên 61,642.7 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15% và chào bán riêng lẻ tối đa 620 tỷ đồng cho cổ đông chiến lược.
- Kế hoạch kinh doanh 2024 thận trọng. MB đặt kế hoạch kinh doanh 2024 thận trọng với mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 6%-8% và tổng tài sản tăng 13% so với thực hiện 2023. Bên cạnh đó, MB tiếp tục dự kiến chi trả cổ tức 10-20% trong năm tới.
- Tình hình kinh doanh Q1/2024. Tăng trưởng tín dụng Q1 của MB chỉ đạt 0.7% so với cuối năm trước. Lợi nhuận sau thuế giảm 11.17% so với cùng kỳ do thu nhập lãi thuần giảm 11.39% YoY.
Link tải full báo cáo:
2. IDC [ Trung lập – 55,500đ/cp ]: Báo cáo cổ phiếu – MBS
- Giai đoạn năm 2024-25, dòng vốn FDI dồi dào cùng các hợp đồng MOU đã ký có thể giúp doanh thu mảng KCN của IDC tăng trưởng 9%/7% svck; doanh thu mảng năng lượng cũng phục hồi 16%/12% svck nhờ thủy văn thuận lợi hơn.
- Tổng hợp lại, MBS dự báo LN ròng 2024-25 tăng 19.5%/2.4% svck.
- MBS khuyến nghị TRUNG LẬP đối với IDC với giá mục tiêu 55,500 đ/CP.
Link tải full báo cáo:
3. DXG [ Tích cực ] Tiếp tục đầu tư và đẩy mạnh hoàn thiện pháp lý các dự án trọng điểm hỗ trợ quá trình phục hồi của DXG trong năm 2024-2025 – SSI
- Theo bản cáo bạch của DXG năm 2023, tại ngày 30/9/2023, DXG có 31 dự án bất động sản đang được phát triển với tổng diện tích đất là 2.100 ha. SSI được biết DXG có những lô đất tốt tại TP. HCM và tỉnh Bình Dương (22,1 ha tại TP. Thủ Đức & Quận 7, TP. HCM và gần 25 ha tại tỉnh Bình Dương) để phát triển chung cư để bán. Nếu các thủ tục pháp lý của dự án này hoàn tất, DXG có thể được hưởng lợi từ nhu cầu căn hộ cao ở cả TP. HCM và tỉnh Bình Dương.
- Theo ĐHCĐ thường niên năm 2024 của DXG tổ chức vào ngày 19/4/2024, ban lãnh đạo DXG đặt kế hoạch hoàn tất pháp lý của 8 dự án quan trọng trong năm 2024. Các dự án này nằm ở TP. HCM, tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai với khoảng 20.000 căn để bán và ban lãnh đạo kỳ vọng với nguồn cung như vậy sẽ giúp Công ty có thể ghi nhận tăng trưởng đáng kể từ năm 2025 trở đi.
- Với kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ phục hồi từ năm 2025, SSI tin rằng DXG sẽ được hưởng lợi từ: i) các lô đất hiện tại đặc biệt là từ các dự án mà DXG đã hoàn thiện các yêu cầu pháp lý; và ii) sự phục hồi của mảng dịch vụ môi giới khi thị trường phục hồi.
- Trong năm 2024, với sự khởi động lại tốt của dự án Gem Skyworld, DXH Riverside và Opal Luxury, SSI kỳ vọng công ty sẽ bắt đầu bán sản phẩm tại các dự án DXH Riverside và Opal Luxury trong nửa cuối năm 2024. Các sản phẩm chung cư này có thể đáp ứng nhu cầu nhà ở, trong khi các căn nhà phố của dự án Gems Skyworld thiên về mục đích đầu tư hơn nên dự kiến DXG có thể mở bán lại từ năm 2025 trở đi. Do đó, SSI ước tính doanh số bán hàng của DXG trong năm 2024 sẽ đạt 5,4 nghìn tỷ đồng từ cả hai dự án DXH Riverside và Opal Luxury, điều này cho thấy sự phục hồi đáng kể từ mức khoảng 150 tỷ đồng doanh số bán hàng trong năm 2023. Ngoài ra, việc mở bán lại dự án Gem Skyworld cùng với hai dự án đã mở bán trong nửa cuối năm 2024, doanh số bán hàng trong năm 2025 dự kiến đạt 12,6 nghìn tỷ đồng (tăng 133% svck), đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt hơn từ năm 2026.
Link tải full báo cáo:
4. VCB [ MUA – 103,200đ/cp ] Tận dụng khoản dự phòng – MAS
- Trong năm tài chính 2023, tổng tài sản của NH TMCP Ngoại thương VN (VCB) gần như không thay đổi, đạt 1,839 nghìn tỷ, tăng nhẹ 1.4% sv.ck. Nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng tài sản là hoạt động cho vay với mức tăng 10.8% sv.ck., đạt 1,242 nghìn tỷ.Ngược lại, tài sản có tính thanh khoản cao, bao gồm danh mục đầu tư, giảm 10.6% sv.ck. Chất lượng tài sản ghi nhận suy giảm trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhưng vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và NPL mở rộng (bao gồm dư nợ nhóm 2) tăng lần lượt 30bpsvà 38bpssv.ck. lên mức98% và 1.42%. Tỷ lệbao phủnợxấu (LLR) cũng ghi nhận giảm 87.1%p sv.ck., xuống còn 230.3%.
- Thu nhập lãi thuần (NII)dựkiến sẽ là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận cũng nhưcủng cốchất lượng tài sản trong năm 2024. Mặc dù có khả năng và nhiều dư địa để gia tăng thị phần trong năm 2023, VCB đã lựa chọn cách sửdụng nguồn lực hiện có đểđảm bảo mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận mà không tăng trưởng tín dụngtrong giai đoạn rủi ro cao. Điều này một lần nữa cho thấy lập trường thận trọng và nhất quán trong hoạt động của VCB. Cho năm 2024, MAS kỳ vọng ngân hàng sẽ linh hoạt hơn trong việc giải ngân, với mức tăng trưởng tín dụng dự kiến hơn 15%, nhờ triển vọng kinh tế vĩ mô khởi sắc hơn. Hơn nữa, kế hoạch phát hành riêng lẻ dự kiến hoàn thành trong nửa đầu năm 2025 sẽ gia tăng nguồn vốn cho VCB, phục vụ nhu cầu vốn cho tăng trưởng tín dụng và cũng gián tiếp củng cố định giá của VCB hiện tại là hợp lý.
- MAS điều chỉnh tăng giá mục tiêu (TP) cho VCB lên 103,200 VNĐ (từ 95,200 VNĐ), tương đương với mức thị giá trên GTSS (P/B) mục tiêu là 2.9x, dựa trên sự điều chỉnh tăng các thông số định giá đối với triển vọng của VCB. Ngoài ra, MAS vẫn đang duy trì một phần phụ trội là 20% cho giá mục tiêu của VCB, phản ánh vị thế của ngân hàng cũng như các chỉ số chất lượng tài sản tốt và khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, rủi ro trong ngắn hạn của VCB vẫn liên quan đến định giá tương đối cao của cổ phiếu so với các ngân hàng khác.
Link tải full báo cáo:
5. TBP [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ 2024 – KBSV
- KQKD 2023: Tổng tài sản tăng 9% YoY lên hơn 350,000 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. Dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt và đảm bảo mức NHNN giao, đạt gần 217,600 tỷ đồng, tăng 18.98% YoY. Số lượng khách hàng đã tăng hơn 3.5 triệu, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu. Theo đó, CASA tăng trưởng 34%, vượt mức 47,000 tỷ đồng hỗ trợ về chi phí vốn cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu thời điểm cuối năm 2023 giảm xuống còn 1.52%. Trong khi các chỉ tiêu khác đều đạt kế hoạch ĐHĐCĐ giao, chỉ tiêu lợi nhuận và ROE lại thấp hơn so với kế hoạch do tình hình chung của nền kinh tế không mấy thuận lợi. Năm 2023, LNTT đạt 5,589 tỷ đồng (-21% YoY và đạt 64% kế hoạch), tương ứng ROE đạt gần 14% do: (1) Nợ xấu tăng cao, ngân hàng phải đẩy mạnh trích lập 3,946 tỷ đồng (tăng 2 lần YoY) và sử dụng 3,014 tỷ đồng dự phòng để xử lý nợ xấu; (2) Hỗ trợ khách hàng bằng cách giảm lãi trực tiếp 1,954 tỷ đồng; và (3) Hoạt động kinh doanh bảo hiểm sụt giảm do khủng hoảng chung của ngành.
- Điểm tích cực là KQKD đầu năm 2024 đã cải thiện, LNTT quý 1 đạt 1,829 tỷ đồng (+3.6% YoY), lũy kế 4 tháng ước tính đạt hơn 2,500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu cũng được kiểm soát tốt khi đang giảm dần.
- Ban HĐQT đưa ra quan điểm thận trọng về kế hoạch kinh doanh 2024 trước lo ngại về tình hình kinh tế nhiều biến động cả trong nước và quốc tế. Cụ thể, mục tiêu LNTT ngân hàng riêng lẻ đạt 7,500 tỷ đồng (tăng 34.2% YoY trên mức nền thấp) – thấp hơn kế hoạch năm 2023 (8,700 tỷ đồng) và thực hiện năm 2022 (7,828 tỷ đồng).
- TPBank được NHNN phân bổ mức “room” tín dụng đạt 15.75%, đây cũng là mức kế hoạch tăng trưởng tín dụng của HĐQT trong năm nay. BLĐ cho biết nếu tình hình giải ngân tốt thì sẽ xin cấp thêm, khi mà ngân hàng đang tập trung cho vay và giảm lãi suất cho các lĩnh vực ưu tiên của Nhà nước, các chương trình xây dựng nông thôn và dự án NOXH.
- Mục tiêu nợ xấu 2024 đạt dưới 2.5% tổng dư nợ, tuy nhiên BLĐ thể hiện quyết tâm sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2% để ưu tiên sự an toàn. Trích lập DPRR dự kiến đạt 2,000 tỷ đồng.
- Chia cổ tức 25%: ĐHĐCĐ thông qua phương án chia cổ tức với tỷ lệ 25%, trong đó 20% bằng cổ phiếu và 5% bằng tiền mặt. Theo đó, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng từ 15,818 tỷ lên 22,016 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
6. FPT [ Tích cực – 128,100đ/cp ] Hợp tác với NVIDIA sẽ hỗ trợ câu chuyện tăng trưởng dài hạn của mảng công nghệ thông tin – SSI
- FPT đã công bố KQKD Q1/2024 với doanh thu và LNST lần lượt đạt 14,1 nghìn tỷ đồng (tăng 20,6% svck) và 2,2 nghìn tỷ đồng (tăng 19,4% svck), kết quả này phù hợp với dự báo của SSI. SSI cho rằng kết quả kinh doanh tốt này chủ yếu là nhờ mảng công nghệ thông tin, mảng hoạt động đóng góp 60% vào doanh thu của FPT và 46% LNTT của FPT (phù hợp với dự báo của SSI):
- Mảng công nghệ thông tin: SSI không bất ngờ với việc hai thị trường Nhật Bản và thị trường Châu Á Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) tiếp tục là động lực dẫn đầu về tăng trưởng doanh thu của mảng CNTT nước ngoài, với mức tăng trưởng lần lượt là 34% svck (tăng trưởng tự nhiên/theo đồng JPY là 44% svck) và 33% svck. Mức tăng trưởng doanh thu Q1/2024 tại thị trường Mỹ và Châu Âu lần lượt là 16% và 44% svck. SSI lưu ý rằng doanh thu chuyển đổi số (DX) chiếm 42% doanh thu CNTT nước ngoài (so với tỷ trọng 40% trong Q1/2023). Doanh thu ký mới ghi nhận mức giảm nhẹ 3,3% svck, do FPT đẩy mạnh ký mới trong tháng 12/2023 nên SSI cho rằng mức giảm này chỉ là tạm thời. Đáng chú ý, trong quý 1, FPT ký 15 hợp đồng large (hợp đồng có giá trị từ 5 triệu USD trở lên) (tăng 150% svck) và 66 hợp đồng mega (hợp đồng có giá trị từ 1 triệu USD trở lên) (tăng 35% svck), phản ánh chiến lược của FPT nhằm tiếp tục tìm kiếm những hợp đồng lớn hơn. Đối với CNTT trong nước, nhờ các hợp đồng với lĩnh vực công và dịch vụ điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) dành cho khách hàng doanh nghiệp trong nước, mảng CNTT trong nước đạt mức tăng trưởng doanh thu 5% svck, nhưng LNTT đạt mức tăng trưởng cao 130% svck (SSI cho rằng dịch vụ điện toán đám mây và AI mang lại biên lợi nhuận trước thuế tương đối cao hơn, giúp biên LNTT tổng thể đạt 2,8% từ mức 1,3% trong Q1/2023).
- Tuy vậy cho năm 2024, ACBS kỳ vọng tình hình kinh doanh của DHC sẽ có phần cải thiện do giá OCC và giấy bao bì sẽ tăng nhẹ một cách ổn định trở lại cùng với nền kinh tế chung khi các ngành như may mặc, da giầy và thủy hải sản được dự báo sẽ có các đơn hàng gia tăng trở lại.
- Về phần dự án Giao Long 3, có thể sẽ tiếp tục bị chậm tiến độ thêm 1 năm so với dự tính được đưa ra trong đại hội cổ đông (ĐHCĐ) 2022. Trong ĐHCĐ 2024 sắp tới, DHC sẽ thống nhất lần cuối vốn đầu tư và cơ cấu sản phẩm của dự án Giao Long 3 và phương án huy động vốn chủ sở hữu đối ứng để triển khai nhà máy này. Tuy nhiên, dự kiến vốn đầu tư sẽ không sai lệch nhiều so với mức 2.600 tỷ đồng và sản phẩm đầu ra sẽ là giấy bao bì có chất lượng cao hơn – Kraftliner. CAPEX và kết quả hoạt động của Giao Long 3 chưa được phản ánh vào mô hình dự phóng lợi nhuận của ACBS cho giai đoạn 2024-2026 do dự kiến rằng, nhà máy chỉ mới hoàn thành và đi vào vận hành.
Link tải full báo cáo:
7. GVR [ MUA – 38,000đ/cp] Kỳ vọng giá cao su phục hồi – MAS
- Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cả năm 2023 lần lượt đạt 22,138 tỷ đồng (-12,9% YoY) và 3,373 tỷ đồng (-29,79% YoY): 1) Doanh thu mảng chiếm tỷ trọng cao nhất từ sản xuất và kinh doanh mủ cao su bị suy giảm mạnh hơn 7,4% ở mức 16,789 tỷ đồng, nguyên nhân phần nào đến từ giá cao su trung bình trong năm 2023 có mức suy giảm 11% so với năm trước đó. 2) GVR ghi nhận khoản lỗ từ công ty liên kết hơn 208 tỷ đồng, do khoản lỗ của công ty gỗ MDF VRG- Dongwha hơn 290 tỷ nguyên nhân bởi sự suy giảm của ngành gỗ trong năm vừa qua và sự thiếu hụt đơn hàng của công ty.
- GVR là doanh nghiệp đứng đầu ngành cao su của Việt Nam với việc sở hữu hơn 245,000ha đất trồng cao su trong nước. Bên cạnh đó doanh nghiệp có hơn 99 công ty con và 16 công ty liên kết. Trong năm 2023, doanh nghiệp đạt sản lượng hơn 445,000 tấn cao su (+3,5% Yoy) và tiêu thụ hơn 520,290 tấn cao su các loại (+3,8% YoY).
- Bắt đầu từ năm 2021, GVR đưa ra kế hoạch phát triển khu công nghiệp của mình trong giai đoạn từ 2021-2030 với mục tiêu đạt hơn 39,000ha và kế hoạch sẽ chuyển đổi 7-8,000 ha mỗi năm trong giai đoạn này. Hiện tại doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp như Nam Tân Uyên, Tân Bình, Hiệp Thạnh…..Trong năm 2023, dự án Nam Tân Uyên 3 đã được giao đất và Hiệp Thạnh 1 được chính phủ phê duyệt đầu tư. Điều này sẽ giúp cho doanh thu của GVR tiếp tục được cải thiện trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong năm nay tập đoàn quyết định thoái vốn 8 công ty và dự thu về hơn 400 tỷ nếu các thương vụ hoàn tất. Điều này sẽ đóng góp tích cực vào lợi nhuận của công ty trong năm nay.
- Với triển vọng lạc quan, MAS dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của GVR trong năm 2024 lần lượt đạt: 25,681 tỷ đồng (+16% YoY) và 4,904 tỷ (+45,4% YoY): 1) Biên lợi nhuận được cải thiện từ mức 22% lên 27% trong đó giá bán cao su trung bình tăng mạnh hơn 16%, giúp doanh thu kinh doanh mủ đạt hơn 19,475 tỷ đồng; 2) Ngành gỗ phục hồi giúp ghi nhận lợi nhuận trở lại từ công ty liên kết; 3) Chi phí lãi vay tăng mạnh hơn 18% ở mức 565 tỷ đồng.
- EPS dự phóng ước đạt ở mức 956 đồng/ cổ phiếu, tương ứng mức P/E đạt 28,9x cao hơn mức trung bình 5 năm của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, MAS vẫn đánh giá khả quan với GVR bởi: 1) Giá cao su kỳ vọng phục hồi mạnh khi nhu cầu của ngành lốp xe tăng trưởng; 2) sở hữu quỹ đất rộng giúp giữ lợi thế cho việc phát triển khu công nghiệp.
Link tải full báo cáo:
8. HDB [ Tích cực – 29,400đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- LNST 2024-2025 được dự báo tăng trung bình 23%/năm khi tín dụng tăng 20%- 23% và NIM cải thiện (+2 điểm cơ bản) trong 2024-2025
- Chất lượng tài sản của HDB được kì vọng cải thiện trong 2024
- MBS khuyến nghị KHẢ QUAN với mức giá mục tiêu 29,400 đồng/cổ phiếu, do (1) điều chỉnh tăng LNST 2024 thêm 19.5% sv dự báo gần nhất; (2) giá trị sổ sách được dùng ở thời đểm cuối 2024 thay vì trung bình 23 và 24 như trước đó.
Link tải full báo cáo:
9. PHR [ MUA – 64,000đ/cp] Hưởng lợi nhờ giá cao su và quỹ đất chuyển đổi – MAS
- PHR là một trong những công ty lớn trong ngành cao su Việt Nam, sở hữu hơn 15.000 ha đất cao su và 3 nhà máy sản xuất với tổng cộng suất thiết kế hơn 30.000 tấn/năm. PHR hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là cao su, bất động sản khu công nghiệp và gỗ.
- Năm 2023, PHR ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 1.354 tỷ đồng (-21% YoY) chủ yếu do sản lượng tiêu thụ và giá bán cao su giảm. Lợi nhuận sau thuế đạt 661 tỷ đồng (-29% YoY) do khoản đền bù từ dự án KCN Việt Nam – Singapore III (VSIP 3) thấp hơn so với năm 2022. Lợi nhuận từ công ty liên kết tăng 175% nhờ khoản lãi tương ứng với phần sở hữu của PHR tại CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC).
- Mảng cao su: Theo Tổng cục Hải quan, tính đến cuối 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cao su tăng mạnh đạt 414,31 nghìn tấn, trị giá 607,35 triệu USD, tăng 8,5% về lượng và 14,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, tính đến cuối tháng 3/2024, giá cao su thiên nhiên trung bình đã tăng 21% so với đầu năm 2024, do tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày càng gia tăng. Kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của PHR sẽ được hưởng lợi nhờ giá cao su tăng.
- Mảng khu công nghiệp: Diện tích cho thuê KCN Tân Bình hiện đã lấp đầy, hiện PHR sẽ tập trung hoàn thiện thủ tục pháp lý cho KCN Tân Lập 1 (201 ha) dự kiến sẽ triển khai vào năm 2025. Ngoài ra, PHR sở hữu quỹ đất chờ chuyển đổi lớn từ các dự án như KCN Tân Bình mở rộng (1055 ha), KCN khác Hội Nghĩa (715 ha), Bình Mỹ (1.002 ha) và các cụm công nghiệp. Kỳ vọng sẽ là chìa khóa thúc đẩy mảng KCN của PHR trong tương lai.
Link tải full báo cáo:
10. VRE [ MUA – 32,124đ/cp] Triển vọng BĐS thương mại được cải thiện – MAS
- Thương vụ bán 41,5% cổ phần của VRE bởi Vingroup có thể làm cổ phiếu VRE hấp dẫn hơn khi các rủi ro với các bên liên quan giảm bớt. Vào ngày 18 tháng 3 năm 2024, Vingroup (VIC) đã công bố kế hoạch thoái vốn tối đa 100% tại Công ty TNHH Phát triển và Đầu tư Thương mại SDI. SDI sở hữu 99% cổ phần tại Công ty Cổ phần Thương mại Sado, mà lần lượt nắm giữ 41,5% cổ phần đang lưu hành tại VRE. Sau giao dịch này, VIC sẽ giữ lại 18,4% cổ phần tại Công ty Cổ phần Bán lẻ Vincom (VRE). Giá trị chuyển nhượng cho 100% cổ phần của SDI là 39,08 nghìn tỷ đồng (1,6 tỷ USD) trong đó bao gồm giá trị cổ phần tại VRE được ước tính khoảng 32,000 đồng/cổ phần, và quyền lợi kinh tế thiểu số của SDI tại hai dự án bất động sản Vũ Yên và Green Hạ Long của VIC/VHM. Đối với các hoạt động kinh doanh hiện tại của VRE, VIC cho biết sẽ ký kết hợp đồng quản lý cùng với VRE, qua đó tiếp tục duy trì hoạt động của các trung tâm thương mại hiện có.
- VRE ưu tiên tối ưu hóa mảng cho thuê trung tâm TM, sẽ giảm phụ thuộc vào doanh thu bàn giao BĐS shophouse: Trong năm 2024, VRE dự kiến ra mắt 2 trung tâm mua sắm Vincom Mega Mall (VMM): Vincom Megamall Grand Park tại TP Hồ Chí Minh (45,255 m2 , tháng 4 năm 2024) và Vincom Megamall Ocean Park 2 (76,679 m2 ), cùng với 4 trung tâm mua sắm Vincom Plaza tại Hà Giang, Bắc Giang, Điện Biên và Đông Hà. 6 trung tâm này sẽ cung cấp tổng cộng thêm khoảng 171,000 m2 diện tích sàn cho thị trường bán lẻ (+10% diện tích GFA hiện tại của VRE). VRE dự kiến thu về khoảng 120 tỷ đồng và 170 tỷ đồng từ việc giao BĐS shophouse trong năm 2024 và 2025. Ban quản lý VRE cho biết hướng đi của công ty sắp tới sẽ chủ yếu tập trung vào việc tối ưu hóa chi phí và doanh thu cho hoạt động cho thuê cốt lõi, thay vì dựa vào việc bàn giao BĐS khi tốc độ hấp thụ tại thị trường BĐS vùng ven đã chậm lại.
Link tải full báo cáo:
11. SZC [ Tích cực – 43,200đ/cp ]: Lợi nhuận Q1/2024 tăng trưởng mạnh nhờ diện tích đất cho thuê tăng – SSI
- LNST Q1/2024 đạt mức tăng trưởng mạnh từ mức nền so sánh thấp so với cùng kỳ. Doanh thu Q1/2024 đạt 213 tỷ đồng (tăng 2,49 lần svck). Trong đó, doanh thu từ cho thuê đất công nghiệp đạt 193 tỷ đồng (tăng 6,35 lần svck) với diện tích cho thuê 8,5 ha (tăng 6,2 lần svck), mức giá thuê đạt 95 USD/m2 (tăng 15% svck), chủ yếu đến từ hợp đồng cho thuê của Sonadezi Corporation (UPCOM: SNZ), và một phần từ các nhà đầu tư nhỏ (diện tích cho thuê từ 1-2ha). Theo đó, LNST đạt 65 tỷ đồng (tăng 4,55 lần svck).
- Diện tích đã cho thuê và ký MOU trong năm 2023 đạt tổng cộng 66,23 ha (tăng 65% svck), trong đó có khách hàng lớn là Electronic Tripod Vietnam (tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, tương đương 6,25 nghìn tỷ đồng) với diện tích cho thuê là 20 ha, và giá thuê 95 USD/m2/chu kỳ thuê.
- Trong năm 2024, SSI kỳ vọng giá thuê sẽ tăng 12% svck, diện tích ký MOU dự kiến đến từ Tripod và các nhà đầu tư nhỏ khác với tổng diện tích 45 ha (tăng 12% svck) – cao hơn kế hoạch cho thuê của công ty là 40 ha. Theo đó, tổng doanh thu ước đạt 1,08 nghìn tỷ đồng (tăng 32,8% svck) và LNST đạt 308 tỷ đồng (tăng 40,5% svck) – cao hơn kế hoạch của công ty là 881 tỷ đồng doanh thu và 228 tỷ đồng lợi nhuận ròng. EPS đạt 1.724 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng cho năm 2024 là 22,7x.
- Luận điểm đầu tư: SSI dự báo EPS năm 2024 và 2025 lần lượt đạt 1.724 đồng/cổ phiếu và 2.024 đồng/cổ phiếu. SZC có những lợi thế như: (1) Diện tích còn lại sẵn sàng cho thuê hơn 400 ha; (2) Triển vọng tăng giá thuê cao hơn so với các KCN khác ở Bà Rịa – Vũng Tàu –KCN Châu Đức hiện có giá thuê thấp hơn 20-35% so với các KCN khác và kết nối cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể từ đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. SSI hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu SZC, với giá mục tiêu 1 năm là 43.200 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 8,4%).
Link tải full báo cáo:
12. VHM [ Tích cực – 69,400đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- Kế hoạch năm 2024: VHM đặt kế hoạch doanh số bán hàng từ 90 nghìn đến 110 nghìn tỷ đồng (cao hơn so với doanh số bán hàng đã đạt trong năm 2023 là 87 nghìn tỷ đồng). Doanh số bán hàng đến từ Vinhomes Ocean Park 2 và 3, Vinhomes Royal Island (Vũ Yên) và 1-2 dự án mới.
- Đối với dự án Vincom Royal Island, dự án được mở bán vào cuối tháng 3/2024 và tiến độ bán hàng rất tốt với khoảng 2.000 căn đã được bán trong số 2.200 căn mở bán sau 1 tháng. Dự án có quy mô 877 ha nằm hoàn toàn trên đảo Vũ Yên, TP. Hải Phòng.
- Kế hoạch doanh thu và LNST cho năm 2024 của VHM lần lượt là 120 nghìn tỷ đồng (tăng 15,8% svck) và 35 nghìn tỷ đồng (tăng 4,4% svck). Ban lãnh đạo Vinhomes nhận thấy thị trường BĐS đã có sự phục hồi tốt trong năm 2024 và nhận định với dân số trẻ, cơ sở hạ tầng ngày càng phát triển cùng với tốc độ đô thị hóa cao, VHM tin tưởng thị trường BĐS sẽ tiếp tục được cải thiện trong tương lai. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, VHM không trả cổ tức của năm 2023 và giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tập trung phát triển các đại dự án mới.
Link tải full báo cáo:
13. KDH [ Tích cực – 43,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- Động lực tăng trưởng của KDH thời gian tới đến từ bàn giao Dự án The Privia cuối 2024 và sẵn sàng mở bán 3 dự án thấp tầng cao cấp GĐ 2024-2026.
- MBS dự phóng LN ròng 2024-25 có thể tăng trưởng 12.9%/3.0% với động lực chính từ bàn giao các dự án Privia và Classia.
- MBS khuyến nghị KHẢ QUAN cho KDH với giá mục tiêu 43,000 đồng/cp.
Link tải full báo cáo:
14. NT2 [ MUA – 25,278đ/cp ] Kỳ vọng thoát đáy lợi nhuận các quý tiếp theo – MAS
- MAS kỳ vọng giá thị trường hiện tại đã phản ánh thông tin về kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý 1 2024. MAS duy trì giá mục tiêu ở mức 25,278 đồng và khuyến nghị Tăng Tỷ Trọng đối với NT2 với dự kiến lợi nhuận sẽ thoát đáy trong các quý sắp tới.
- Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng phát điện và sản lượng điện hợp đồng (Qc) của NT2 lần lượt là 151.7 triệu kWh và 1.3 triệu kWh, trong khi đó tổng sản lượng điện và Qc trong quý 1 năm 2023 lần lượt là 1,074 triệukWh và 1,040 triệukWh. Cả sản lượngphátđiện và Qc đều ghi nhận sựgiảm mạnh lần lượt là 86% và 100% so với cùng kỳnăm trước. Điều đó dẫn đến doanh thu của NT2 giảm 88% so với cùng kì năm trước, đạt 262 tỷ đồng trong quý 1 năm 2024. Lợi nhuận sau thuế trong quý 1 năm 2024 ghi nhận khoản lỗ lớn là 158 tỷ đồng (quý 1 năm 2023: lãi 234 tỷ đồng).
- Liên quan đến hoạt động tài chính trong quý 1 năm 2024, thu nhập tài chính giảm 3.5 tỷ đồng so với quý 1 năm 2023. Đồng thời, công ty cũng đã giảm chi phí hoạt động 5.4 tỷ đồng trong giai đoạn này.
- Trong quý 1 năm 2024, NT2 ghi nhận 70 tỷ đồng thu nhập khác, tăng 70.8 tỷ đồng so với quý 1 năm 2023. Theo thuyết minh của NT2, khoản doanh thu này là thu nhập từ ghi nhận tăng giá trị vật tư dự phòng, sau khi hoàn tấtbảo dưỡng thiết bịdài hạn theo hợp đồng giữa công ty và Siemens AG/Siemens Ltd. Việt Nam khi đạt 100,000 giờ hoạt động “EOH” cho mỗi turbine khí tại nhà máy điện Nhơn Trạch 2.
Link tải full báo cáo:
15. NLG [ Tích cực – 45,000đ/cp ] Báo cáo cổ phiếu – MBS
- Giai đoạn 2024-25, NLG sẽ được hưởng lợi nhờ dòng sản phẩm căn hộ trung cấp hướng tới nhu cầu ở thực đang là tâm điểm của thị trường. Doanh số kí bán dự báo tăng 8%/7% svck trong 2024-25 đến từ các dự án Akari, Southgate và Central Lake.
- MBS dự báo lợi nhuận ròng có thể đạt mức tăng trưởng 13%/5% svck trong 2024-25 nhờ bàn giao các phân khu tiếp theo tại Southagte và Akari.
- MBS đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 45,000 đồng/cp.
Link tải full báo cáo:
16. PNJ [ Nắm giữ – 85,900đ/cp ] Dòng tiền cải thiện từ nhu cầu mạnh – MAS
- CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận(PNJ) là công ty trang sức hàng đầu tại Việt Nam, vận hành hệ thống phân phối lớn nhất và sở hữu nhiều nhãn hiệu trang sức. Công ty có nhiều loại sản phẩm, chủ yếu bao gồm đồ trang sức bằng vàng, bạc và bạch kim. PNJ là một trong 38 công ty trang sức được phép kinh doanh vàng miếng 24k tại Việt Nam. Kênh bán lẻ là xương sống trong hệ thống phân phối của PNJ với 401 cửa hàng trên khắp cả nước.
- Tăng giá TP lên 85,900 đồng; duy trì đánh giá Nên giữ: MAS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tựdo của công ty (FCFF) để định giá cổ phiếu PNJ, với các giả định sau: 1) tỷ suất lợi nhuận yêu cầu là 12%; 2) tốc độ tăng trưởng dài hạn từ năm 2034 là 4%; và 3) không có thay đổi lớn nào trong kế hoạch mở rộng của PNJ (trung bình có 20–25 cửa hàng độc lập mới mỗi năm cho đến năm 2026). MAS nâng giá mục tiêu lên 85,900 đồng (từ 80,800 đồng) và duy trì khuyến nghị Nắm giữ đối với PNJ.
- Doanh thu kênh vàng 24K tăng gây áp lực lên tỉ suất lợi nhuận: PNJ ghi nhận doanh thu Q1 2024 tăng lên mức 12,703 tỷ đồng (+28.4% CK) trong bối cảnh nhu cầu vàng tăng mạnh. Trong đó, doanh thu vàng 24K tăng mạnh 66.3% CK; DT mảng bán lẻ tăng 121% CK. DT vàng 24K tăng mạnh đã làm thay đổi cơ cấu tổng doanh thu khi tỷ trọng 24K tăng lên 41% (Q1 2023: 31.6%) trong khi tỷ trọng bán lẻ giảm xuống 50.5% (Q1 2023: 57.7%). Do lợi nhuận của vàng 24K không lớn nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 13.2% CK, đạt 2,149 tỷ đồng và tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 16.9% (Q1 2023: 19.2%). Trong kỳ, chi phí quản lý, bán hàng tăng lên 1,203 tỷ đồng (+28.7% CK). Lợi nhuận hoạt động và LNST trong Q1 của PNJ lần lượt đạt 936.6 tỷ đồng (-0.5% CK) và 737.8 tỷ đồng (-1.4% CK). Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu thuần 37,147.6 tỷ đồng (+12% CK) và LNST 2,089 tỷ đồng (+6% CK). Dòng tiền cải thiện trong bối cảnh nhu cầu tăng: Doanh thu tăng đáng kểgiúp PNJ tạo ra dòng tiền nhanh hơn khi dòng tiền hoạt động trong Q1 2024 tăng 34.9% CK. Điều này đến từ dòng tiền vào tăng 93.4% CK do hàng tồn kho giảm. Ngoài ra, tốc độ mở rộng hệ thống bán lẻ có thể chậm lại trong bối cảnh thịtrường vàng nóng làm giảm động lực mở mới cũng như tạo áp lực về nguồn hàng cho cửa hàng mới. Trong Q1 2024, số lượng cửa hàng mở mới ròng của PNJ chỉ là 1 cửa hàng (Q4 2023: 10 cửa hàng mới).
Link tải full báo cáo:
17. HCM [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- Tiến độ tăng vốn: Công ty đã hoàn thành hồ sơ nộp lên UBCK và dự kiến sẽ đạt được bước phê duyệt cuối cùng vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm nay.
- Công ty dự kiến sẽ bổ sung thêm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thông qua các khoản vay từ NHTM và phát hành trái phiếu ra công chúng.
- Kế hoạch về tìm kiếm cổ đông chiến lược: Chưa rõ ràng.
- Hệ thống giao dịch mới: Công ty dự kiến ra mắt và vận hành hệ thống giao dịch mới vào tháng 5 để kết nối với hệ thóng KRX. Đồng thời, HCM có kế hoạch tăng thị phần môi giới KHCN lên gấp đôi trong năm nay, đồng thời duy trì thị phần hiện tại cho khách hàng tổ chức.
- Kế hoạch kinh doanh 2024: ĐHCĐ thông qua kế hoạch thận trọng cho năm 2024 với LNTT đạt 1.450 tỷ đồng (tăng 72% svck). LNTT tính đến tháng 4 đạt 500 tỷ đồng (LNTT Q1/2024 đạt 345 tỷ đồng).
- Hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp (IB): Tổng giá trị thương vụ tư vấn thành công năm 2023 đạt 1,2 tỷ USD. Công ty đã ghi nhận một phần doanh thu IB (50 tỷ đồng) trong tháng 4 và dự kiến sẽ ghi nhận thêm khoảng 50-70 tỷ đồng vào tháng 6. Doanh thu IB năm 2024 dự kiến đạt 248 tỷ đồng (tăng 1000% svck).
- Hoạt động tự doanh: Công ty đặt kế hoạch doanh thu đạt 556 tỷ đồng (tăng 18% svck). Công ty có thể bắt đầu đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tại danh mục tự doanh với mức đầu tư dự kiến khoảng 4-5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024.
Link tải full báo cáo:
18. SAB [ Trung lập – 63,900đ/cp ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- Công ty đặt kế hoạch kinh doanh cao cho năm 2024 trong bối cảnh ngành bia chưa khả quan. SAB đặt kế hoạch doanh thu đạt 34,4 nghìn tỷ đồng (tăng 13% svck) và lợi nhuận ròng đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (tăng 7,6% svck), cao hơn lần lượt 15% và 2,6% so với dự báo của SSI (SSI vẫn giữ quan điểm thận trọng về quá trình phục hồi của ngành). Mặc dù quy định không uống rượu bia khi lái xe hiện hành giúp bảo vệ an toàn cho người dân và công ty cũng hoàn toàn ủng hộ, tuy nhiên, quy định cũng đặt ra thách thức về việc điều chỉnh thói quen của người tiêu dùng. Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt cũng là một mối lo ngại khác đang diễn ra đối với thị phần tiêu thụ bia trong nước, nhưng ban lãnh đạo cũng đặt kỳ vọng vào một số cơ hội mới như mảng bia không cồn và thương mại điện tử. Cổ tức tiền mặt năm 2023 dự kiến là 3.500 đồng/cổ phiếu (trong đó công ty đã trả 1.500 đồng, phần còn lại sẽ thanh toán vào ngày 31/7) và 3.500 đồng/cổ phiếu cho năm 2024.
- Kết quả kinh doanh Q1/2024 sát với dự đoán của SSI: Trong Q1/2024, SAB đạt 7.184 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 15,6% svck) và 1,02 nghìn tỷ đồng LNST (tăng 2% svck và 5,9% so với quý trước), kết quả này đã chấm dứt chuỗi tăng trưởng âm của công ty từ Q3/2022. Doanh thu Tết đã được ghi nhận phần lớn trong 2 tháng đầu năm 2024 (Q1/2023 là quý có mức nền so sánh thấp do doanh thu trong dịp Tết chỉ được ghi nhận một phần vào tháng 1/2023), điều này giải thích cho sản lượng tiêu thụ bia tăng so với quý trước. Mức tăng trưởng của LNST thấp hơn một chút so với dự báo của SSI (SSI dự báo tăng 5%) do kết quả hoạt động của các công ty liên kết (như Công ty bao bì lon nhôm và Sabibeco) không đạt kỳ vọng.
- SSI hiện có khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu SAB với giá mục tiêu là 63.900 đồng/cp. Công ty sẽ tổ chức cuộc họp với chuyên viên phân tích vào đầu tháng 5, theo đó, SSI sẽ cập nhật định giá trong báo cáo đầy đủ sắp tới.
Link tải full báo cáo:
19. VNM [ Tích cực – 82,000đ/cp] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 – SSI
- Công ty đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng cho năm 2024 trong bối cảnh tiêu dùng yếu. VNM đặt kế hoạch đạt 63,1 nghìn tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 4,4% svck) và 9,37 nghìn tỷ đồng LNST (tăng 4% svck), kế hoạch này tương đương với dự báo doanh thu năm 2024 của SSI nhưng thấp hơn 7% ước tính LNST của SSI (SSI dự kiến mức biên lợi nhuận gộp khả quan hơn nhờ giá nguyên liệu giảm). Cổ tức tiền mặt năm 2023 dự kiến là 3.850 đồng/cổ phiếu (trong đó công ty đã chi trả 2.000 đồng và đợt 2 sẽ chi trả 900 đồng vào ngày 26/4), cổ tức năm 2024 cũng được đề xuất là 3.850 đồng/cổ phiếu. Công ty đang duy trì chính sách chi trả cổ tức cao, đồng thời thực hiện những chuyển đổi táo bạo để sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
- Kết quả kinh doanh Q1/2024 sát với ước tính của SSI; thị phần sữa nước tăng 2,8% sau khi tung bao bì mới vào tháng 9/2023. Doanh thu và LNST lần lượt tăng 1% và 16% svck theo chia sẻ của công ty (cao hơn 1% so với ước tính của SSI là LNST tăng 15% svck). Theo AC Nielsen, ngành sữa ghi nhận mức tăng trưởng âm 2,8% svck về mặt giá trị trong Q1/2024, trong đó sữa bột dành cho trẻ sơ sinh giảm hơn 20% svck.
- SSI hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu VNM với giá mục tiêu là 82.000 đồng/cp. Công ty sẽ tổ chức cuộc họp với chuyên viên phân tích vào đầu tháng 5, theo đó, SSI sẽ cập nhật định giá trong báo cáo đầy đủ sắp tới.
Link tải full báo cáo:
20. STK [ MUA – 31,800đ/cp] Biên lãi gộp mở rộng – MAS
- CTCP Sợi ThếKỷ (STK) làmột công ty dệt may tập trung vào các sản phẩm sợi polyester. Các sản phẩm chính của công ty là sợi DTY, FDY và POY nguyên sinh và tái chế. STK hiện đang vận hành hai nhà máy sợi tại TP.HCM và Đồng Nai, với tổng công suất 63.000 tấn/năm.
- Hạ giá mục tiêu xuống mức 31,800 đồng; Duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng: MAS sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do của công ty (FCFF) để định giá cổ phiếu STK, với một số giả định chính: 1) Tỷ suất lợi nhuận trên yêu cầu là 14%; và 2) tốc độ tăng trưởng dài hạn sau năm 2034 là 2%. Vì vậy, MAS hạ giá mục tiêu xuống 31,800 đồng (từ 31,900 đồng) và duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng cho cổ phiếu STK.
- Biên lợi nhuận gộp được cải thiện nhưng thu nhập tài chính suy giảm: Khả năng phục hồi của STK vẫn gặp nhiều thách thức trong Q1 2024 khi doanh thu của công ty giảm xuống 265.7 tỷ đồng (- 7.7% CK). Theo STK, sản lượng bán ra trong Q1 ởmứcquanh5,400 tấn (tương tựQ1 2023) nên MAS tin rằng giá bán trung bình của STK được duy trì ở mức 2,000 USD/ tấn. Điểm sáng là tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện đáng kể lên mức 12.1% (so với 6.2% trong Q1 2023) và lợi nhuận gộp đạt 32.3 tỷ đồng (+80.4% CK). Điều này có thể đến từ việc bán hàng tồn kho giá thành thấp. Trong Q1 2024, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm 59.8% CK xuống còn 6.1 tỷ đồng do lãi tiền gửi và thu nhập từ chênh lệch tỷgiá hối đoái giảm. Vì vậy, lợi nhuận hoạt động của công ty chỉ còn 1 tỷđồng (-60.4% CK), dẫn đến lợi nhuận sau thuế Q1 của STK chỉ đạt 0.7 tỷ đồng (-56.3% CK). Cập nhật dự án Unitex: Theo STK, dự án đang trong quá trình lắp đặt máy móc và dự kiến sẽ chính thức vận hành từ T7 2024. Sản lượng của nhà máy sẽ bắt đầu ở mức 60% công suất thiết kế và tăng dần trong các quý tiếp theo. STK dự kiến vận hành Unitex tối đa 80% công suất (28,800 tấn/năm) trong dài hạn.
Link tải full báo cáo:
21. VCB [ Trung lập ] Cập nhật ĐHCĐ thường niên 2024 – KBSV
- Cập nhật KQKD 2023 & 1Q2024: KQKD 2023: Huy động vốn thị trường 1 đạt 1.4 triệu tỷ đồng, tăng 11.8% YoY; dư nợ tín dụng đạt 1.28 triệu tỷ đồng, tăng 10.8% YoY. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát tốt ở mức ~0.99% tổng dư nợ. LNTT cả năm đạt 41,244 tỷ đồng, tăng 10.4% YoY và hoàn thành kế hoạch NHNN giao. Chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm ROAA và ROAE đều duy trì ở mức cao, tương đương 1.81% và 21.99%. Hệ số an toàn CAR ghi nhận mức 11.39%. KQKD 1Q2024: LNTT quý 1 suy giảm nhẹ 4.6% YoY, đạt 10,718 tỷ đồng. Huy động vốn thị trường 1 giảm 3.31% YTD với mục đích tăng hiệu quả sử dụng vốn, hỗ trợ NIM. Dư nợ tín dụng giảm 0.42% YTD chủ yếu do lĩnh vực bản lẻ giảm, trong khi bán buôn ghi nhân tăng trưởng dương. Tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.99% lên 1.22% vào thời điểm cuối quý 1. Ban HĐQT cho biết việc nợ xấu bán buôn tăng đã sớm được nhận diện và đang có biện pháp xử lý, còn nợ xấu bản lẻ nhờ có tỷ lệ tài sản đảm bảo cao nên khả năng mất vốn là không nhiều.
- Kế hoạch năm 2024: NHNN phê duyệt kế hoạch LNTT năm 2024 của VCB ở mức 42,000 tỷ đồng, tăng 4.8% so với kết quả năm 2023. Như vậy, tính đến hết 1Q2024, ngân hàng đã hoàn thành 25.5% mục tiêu lợi nhuận. Tổng tài sản và huy động thị trường 1 đều dự kiến tăng 8% và điều chỉnh phù hợp với mức tăng trưởng tín dụng được giao. Ngân hàng được giao hạn mức tín dụng tối đa là 15.93%. Nếu sử dụng hết mức “room” này, dư nợ tín dụng sẽ lên mức 1.48 triệu tỷ đồng vào cuối 2024. Nợ xấu dự kiến sẽ được kiểm soát dưới 1.5%. Tại đại hội, ngân hàng cho biết sẽ tiếp tục triển khai kế hoạch tăng vốn khoảng 27,700 tỷ đồng lợi nhuận còn lại của 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018 và kế hoạch phát hành riêng lẻ tỷ lệ 6.5%. Ngoài ra, trong tờ trình ĐHCĐ cho thấy VCB sẽ dùng toàn lợi nhuận còn lại năm 2023 sau khi trích quỹ là 24,987 tỷ đồng để chia cổ tức, tuy nhiên phương thức chia không được công bố. VCB thông báo cần sự phê duyệt của cơ quan nhà nước mới có thể thực hiện chia cổ tức.
Link tải full báo cáo:
22. PNJ [ Tích cực – 112,000đ/cp ] Cập nhật ĐHCĐ năm 2024 và KQKD Q1/2024 – SSI
- PNJ gần đây đã tổ chức ĐHCĐ thường niên, tại cuộc họp công ty đặt kế hoạch lợi nhuận ròng năm 2024 ở mức 2,09 nghìn tỷ đồng (tăng 6% svck). SSI cho rằng công ty đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng do giá nguyên liệu vàng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong Q1/2024, PNJ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt là 12,6 nghìn tỷ đồng (tăng 29% svck) và 738 tỷ đồng (giảm 1,4% svck). Trong khi công ty đạt mức tăng trưởng doanh thu cao nhờ sự phục hồi của doanh thu bán lẻ (tăng 12% svck) và doanh thu vàng miếng cao kỷ lục (tăng 66% svck), lợi nhuận ròng gần như đi ngang do công ty vẫn chưa điều chỉnh giá sản phẩm để bù đắp mức tăng của nguyên liệu vàng. Mặc dù doanh thu bán lẻ trong Q1/2024 có dấu hiệu phục hồi sớm (tăng 12% svck), nhưng mức tăng trưởng chủ yếu đến từ mạng lưới cửa hàng lớn hơn (392 cửa hàng vàng trong Q1/2024 so với 357 cửa hàng vàng trong Q1/2023), trong khi doanh thu bán lẻ của các cửa hàng hiện tại chỉ tăng một con số (theo ước tính của SSI). Với sự phục hồi chậm của doanh thu bán lẻ trong Q1/2024, SSI cho rằng PNJ ưu tiên giành thị phần trong Q1/2024, điều này lý giải cho lợi nhuận ròng gần như đi ngang mặc dù doanh thu tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, SSI cho rằng tiêu thụ trang sức sẽ phục hồi rõ nét hơn vào cuối năm, giúp PNJ có thể tăng giá bán trong các quý tới và từ đó cải thiện biên lợi nhuận gộp. SSI cho rằng PNJ có thể tăng giá bán nhờ vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực bán lẻ trang sức. Ngoài ra, PNJ thường xuyên tung ra các bộ sưu tập trang sức mới, theo đó công ty có thể sẽ tăng giá bán để bù đắp mức tăng của giá vàng. Do đó, SSI dự báo lợi nhuận của PNJ sẽ quay trở lại tăng trưởng dương từ Q2/2023. Hiện tại, SSI dự báo lợi nhuận ròng năm 2024-2025 lần lượt là 2,22 nghìn tỷ đồng (tăng 13% svck, từ 2,3 nghìn tỷ đồng) và 2,57 nghìn tỷ đồng (tăng 16% svck, tương đương với ước tính cũ). Do đó, tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024-2025 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của nhu cầu trang sức bên cạnh việc mở rộng mạng lưới (48, 35 và 40 cửa hàng mới vào năm 2023, 2024 và 2025). Với P/E mục tiêu không đổi là 17x theo ước tính lợi nhuận năm 2024-2025, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm cho PNJ là 112.000 đồng (từ 114.000 đồng). Với tiền năng tăng giá là 18%, SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PNJ.
Link tải full báo cáo:
23. POW [ Trung lập – 11,100đ/cp ] KQKD Q1/2024 phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi – SSI
- Doanh thu Q1/2024 đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (giảm 16% svck), do sản lượng điện giảm 11% svck, sản lượng điện hợp đồng (Qc) giảm 30% svck và giá thị trường điện giảm 11% svck, phù hợp với kỳ vọng của SSI. Tuy nhiên, LNST trong Q1/2024 lại cao hơn một chút so với kỳ vọng của SSI, đạt 216 tỷ đồng (giảm 67% svck) nhờ vào khoản thu nhập bất thường của NT2 (khoản ghi nhận tăng giá trị hàng tồn kho liên quan đến vật tư dự phòng cho công tác bảo trì cho tổ máy tua bin khí GT11 và GT12). Với một số điểm lưu ý như sau: Nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 (NT2: HOSE) đóng góp lớn nhất vào sự sụt giảm sản lượng của POW với mức giảm lần lượt là 99% và 86% svck (phù hợp với kỳ vọng của SSI do tình hình thiếu khí cũng như khó khăn tài chính của EVN). Hủa Na và Đakđrinh cũng ghi nhận việc giảm sản lượng lần lượt là 40% và 34% svck, do hoạt động cầm chừng để giữ nước phòng trường hợp thiếu điện. Vũng Áng là nhà máy duy nhất POW vận hành ghi nhận sản lượng tăng 83% svck, nhờ vào Tổ máy 1 trở lại hoạt động từ ngày 12/8/2023 cũng như do EVN tăng tỷ trọng huy động nhiệt điện than (so với cùng kỳ năm ngoái).
- SSI có khuyến nghị gần nhất đối với cổ phiếu POW là TRUNG LẬP, với lợi nhuận cốt lõi Q1/2024 (đã loại trừ thu nhập bất thường như đề cập ở trên) phù hợp với kỳ vọng của SSI, SSI chưa nhận thấy yếu tố trọng yếu để thay đổi khuyến nghị trên, tuy nhiên, SSI sẽ cung cấp thêm đánh giá chi tiết trong báo cáo đầy đủ sắp tới.
Link tải full báo cáo:
24. NKG [ Trung lập – 23,000đ/cp] Kế hoạch mở rộng tham vọng trong năm 2024-2025 – SSI
- Vì lợi nhuận ròng trong Q1/2024 phù hợp với ước tính của SSI nên SSI giữ nguyên dự báo lợi nhuận ròng năm 2024 là 407 tỷ đồng (tăng 250% svck). SSI kỳ vọng sản lượng tiêu thụ năm 2024 sẽ tăng 13,7% svck đạt 982 nghìn tấn nhờ xuất khẩu tăng 18% svck, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa có mức tăng trưởng thấp hơn 7% svck do tốc độ hoạt động xây dựng dân dụng và dự án đều chậm lại. Ban lãnh đạo kỳ vọng sản lượng trong quý 2 có thể tăng khoảng 10% so với quý trước, tương đương khoảng 280 nghìn tấn.
- SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu NKG, nhưng hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 23.000 đồng/cổ phiếu (từ 24.500 đồng) do SSI điều chỉnh giảm hệ số mục tiêu trong bối cảnh mặt bằng lãi suất có thể tăng lên trong nửa cuối năm 2024.
Link tải full báo cáo:
25. Ngành cao su: Khởi đầu cho sự chuyển mình – MAS
- Chính sách mới giúp thúc đẩy phát triển khu công nghiệp: Cây cao su được trồng nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam. Trong đó, Bình Dương, Bình Phước, Vũng Tàu, Tây Ninh…là những khu vực có diện tích trồng lớn nhất. Ngày 12/3/2024, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 227/QĐ-TTg điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025. Trong đó, khu vực Bình phước có sự điều chỉnh quy hoạch đất khu công nghiệp tương đối lớn khi tăng từ 4,080 ha trong quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 9/3/2022 lên 4,908 ha. Hiện nay, có 15 khu công nghiệp được nhà phê duyệt tại tỉnh Bình Phước, trong đó có một số khu công nghiệp lớn như, Becamex, Bắc Đồng Phú, Nam Đồng Phú, Đồng Xoài…. Với lợi thế về sở hữu quỹ đất trồng cao su lớn sẽ giúp cho các doanh nghiệp cao su tại VN dễ dàng chuyển đổi và phát triển mảng kinh doanh khu công nghiệp.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu