TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 22/11 – 26/11/2021

Lượt xem: 1434 | Ngày đăng: 01/12/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 22/11 – 26/11/2021

  1. MWG [ Tích cực – 185,700đ/cp]: Phục hồi mạnh mẽ hậu giãn cách – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/11/2021
  2. VHM [ Tích cực – 115,000đ/cp ]: Xứng đáng mức định giá cao hơn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 21/11/2021
  3. VIB [ MUA – 46,150đ/cp] Tiếp tục tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/11/2021
  4. DPM [ MUA – 54,900đ/cp ]: Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – KBSV – 21/11/2021
  5. MWG [ MUA – 169,300đ/cp ]: Vượt qua nghi ngờ – Báo cáo ngắn – MAS – 22/11/2021
  6. STK [ Theo dõi – 67,000đ/cp ]: Sợi tái chế và nhà máy mới dẫn dắt tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – VDSC – 22/11/2021
  7. HND [ MUA – 23,300đ/cp ] Điểm chuyển – Cập nhật kết quả kinh doanh – VDSC – 22/11/2021
  8. REE [ Nắm giữ – 68,500đ/cp]: Bóng ma Covid – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021.
  9. Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ – Báo cáo ngành – VNDS – 19/11/2021
  10. VCB [ MUA – 112,600đ/cp ]: Duy trì ngôi vương – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021
  11. MSN [ Tích cực – 179,000đ/cp] 2022: Trở lại đỉnh cao lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021
  12. MWG [ Tích cực – 154,400đ/cp ]: Phục hồi hậu dịch Covid-19 – BSC – 23/11/2021.
  13. DGW [ MUA – 163,300đ/cp ]: Tăng tốc trở lại – Báo cáo ngắn – MAS – 23/11/2021
  14. SZC [ MUA – 62,700đ/cp ]: Tiềm năng đột phá – Báo cáo cập nhật – BSC – 23/11/2021
  15. PLX [ Tích cực – 67,000đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi từ Q4/2021 nhờ sản lượng tiêu thụ và giá dầu tăng – SSI – 24/11/2021
  16. DXG [ MUA – 31,300đ/cp]: Đẩy mạnh mở bán trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021
  17. MSN [ MUA – 186,000đ/cp ]: Thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi cho thấy sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng – VCSC – 26/11/2021
  18. DGW [ Tích cực – 155,685đ/cp ]: Tăng trưởng tích cực tiếp tục thúc đẩy đánh giá lại định giá – Báo cáo cập nhật – BVSC – 23/11/2021
  19. Ngành Ô tô [ Trung lập ] Sẵn sàng hồi phục – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/11/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. MWG [ Tích cực – 185,700đ/cp]: Phục hồi mạnh mẽ hậu giãn cách – Báo cáo cập nhật – BVSC – 22/11/2021

  • LNST-CĐTS Quý 3/2021 đạt 785,8 tỷ VNĐ (-17% yoy), tích cực hơn so với dự báo trước đó của BVSC trong bối cảnh giãn cách xã hội diện rộng tại miền Nam.
  • Xu hướng phục hồi đáng khích lệ tiếp tục diễn ra trong tháng 10, với doanh thu toàn Công ty đạt hơn 12.000 tỷ VNĐ (+38% yoy), với doanh thu mảng ĐTĐM đạt mức ấn tượng 10.000 tỷ VNĐ (+50%), một phần đến từ sức mua bị dồn nén do các hoạt động bán hàng và giao nhận bị ảnh hưởng trong thời gian giãn cách.
  • Do đó, cùng với KQKD Quý 3/2021 vượt kỳ vọng, BVSC điều chỉnh tăng nhẹ dự báo doanh thu và LNST-CĐTS cho cả năm 2021 lần lượt đạt hơn 118.000 tỷ VNĐ (+9% yoy) và 4.391 tỷ VNĐ (+12% yoy). Kết quả này tương đương dự phóng LNSTCĐTS Quý 4/2021 đạt khoảng 1.087 tỷ VNĐ (+15% yoy).
  • Sang năm 2022, BVSC điều chỉnh tăng, với LNST-CĐTS Công ty đạt 6.637 tỷ VNĐ (+50% yoy) so với mức dự phóng 5.788 tỷ VNĐ trước đây (1) tăng mức độ cải thiện hiệu quả của chuỗi BHX, (2) nâng kỳ vọng về biên lợi nhuận gộp và hiệu quả hoạt động tài chính với khả năng tiếp cận các khoản vay lãi suất hấp dẫn nhờ quy mô và dòng tiền kinh doanh khỏe mạnh.
  • MWG đang giao dịch tại mức PE dự phóng 2021 và 2022 là 22x và 15x, là tương đối hấp dẫn. Do đó, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu cho MWG là 185.700 VNĐ/CP, tương đương mức lợi nhuận kỳ vọng là 34%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9615_MWG_BVSC_2021-11-22.pdf

2. VHM [ Tích cực – 115,000đ/cp ]: Xứng đáng mức định giá cao hơn – Báo cáo cập nhật – VNDS – 21/11/2021

  • Tổng quỹ đất của Vinhomes (VHM), bao gồm cả quỹ đất đang thu hồi, là 16.800ha tính đến T9/2021, gấp khoảng ba lần so với quỹ đất của công ty niêm yết đứng thứ hai – Novaland (NVL). Điều này chứng tỏ khả năng thu hồi đất và quy hoạch tổng thể của VHM là rất cao, theo quan điểm của VNDS. Tính đến T9/2021, 90% tổng quỹ đất của công ty vẫn chưa được triển khai, cho thấy tiềm năng rất lớn của VHM trong tương lai.
  • VHM hiện đang trong giai đoạn ký bán cuối cùng với 27.700 căn hộ tại các dự án Vinhomes Grand Park, Ocean Park và Smart City. Từ 2022, VHM dự kiến tung ra thị trường 3 dự án mới là Vinhomes Cổ Loa, Dream City và Wonder Park. Giữa đại dịch Covid-19, VHM vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan nhờ doanh thu bán lẻ ổn định và hoạt động bán buôn ấn tượng. Về dài hạn, VNDS cho rằng Vinhomes Green Bay Hạ Long và Vinhomes Long Beach Cần Giờ sẽ là những “bom tấn” và động lực tăng trưởng cho VHM.
  • VNDS đánh giá tích cực về VHM trong ngắn hạn và dài hạn. Cổ phiếu VHM chỉ tăng 20,8% từ đầu năm (so với mức tăng 33,5% của VN-Index) trong khi nhiều cổ phiếu bất động sản nhỏ hơn ghi nhận mức tăng mạnh. Với khả năng sinh lời vượt trội so với ngành (ROE trượt đạt 54,4%), VNDS cho rằng VHM xứng đáng được định giá cao hơn nhờ vị thế dẫn đầu và hiệu quả hoạt động vượt trội (ROE trượt 12T đạt 54,4%). Do đó, VNDS cho rằng đây là thời điểm tốt để tích lũy cổ phiếu VHM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9614_VHM_VNDS_2021-11-22.pdf

3. VIB [ MUA – 46,150đ/cp] Tiếp tục tăng trưởng – Báo cáo cập nhật – MAS – 22/11/2021

  • Duy trì động lực tăng trưởng về cả quy mô lẫn lợi nhuận. Trong 9T 2021, Tổng tài sản và huy động tiền gửi từ khách hàng của VIB đạt hơn 285.0 và 170.6 tỷ đồng (+16.5% và 13.5% so với đầu năm). Dư nợ tín dụng của VIB đạt 187.8 nghìn tỷ đồng (+10.8% so với đầu năm) – trong đó cho vay khách hàng cá nhân (tăng trưởng cho vay mua nhà) vẫn là động lực tăng trưởng chính.
  • Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam với ngành nghề cho vay không chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19. Trong 9 tháng đầu năm 2021, dự nợ bán lẻ của VIB tăng trưởng 15.5%, kể cả trong giai đoạn dịch. Danh mục tín dụng đa dạng hóa nhưng tập trung phân khúc bán lẻ (cho vay mua nhà, ô tô,thẻ tín dụng…) cùng với giá trị trung bình cho mỗi khoản vay không quá lớn vẫn đang chứng tỏ lợi thế lớn giúp VIB phân tán rủi ro.
  • Vùng định giá hợp lý trong trung hạn Dựa vào kết quả thực hiện 9T 2021 cùng với việc đã dự phóng chiết khấu khá nhiều các rủi ro liên quan tới dịch Covid-19 trong báo cáo gần nhất, MAS duy trì dự phóng cả năm 2021 và giai đoạn 2022 – 2023.
  • MAS duy trì khuyến nghị tăng tỉ trọng cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 46.150 đồng/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9617_VIB_MAS_2021-11-22.pdf

4. DPM [ MUA – 54,900đ/cp ]: Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – KBSV – 21/11/2021

  • KBSV nhận định trong năm 2021, cả doanh thu và LNST của DPM sẽ có mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể, doanh thu cả năm ước đạt 10,820 tỷ VND (+39.4% YoY) và LNST đạt 1,667 tỷ VND (+137.7% YoY). Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu DPM, mức giá mục tiêu 54,900 VND/CP, cao hơn 19% mức giá đóng cửa ngày 19/11/2021.
  • Giá phân bón tiếp tục duy trì ở mức cao với nguồn cung hạn chế, trong khi nhu cầu trong nước phục hồi. Với việc các nước sản xuất phân bón lớn như Nga và Trung Quốc hạn chế sản lượng xuất khẩu, giá phân bón trên thế giới được đánh giá sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bên cạnh đó, triển vọng hồi phục giá gạo được kỳ vọng là yếu tố thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước.
  • Tình hình tài chính lành mạnh, ROE cao nhất ngành, đòn bẩy thấp. Với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ là 8%, DPM là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp phân bón. Với việc kiểm soát chi phí hiệu quả, biên lợi nhuận gộp của DPM đạt 23.7%, cao gấp 3 lần trung bình ngành.
  • Việc thay đổi về chính sách thuế sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón cho DPM hơn 360 tỷ đồng. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XV, Bộ Công Thương đã đề xuất việc chuyển phân bón từ mặt hàng không chịu thuế GTGT sang mặt hàng chịu thuế 5%. Bộ Tài Chính sẽ đóng vai trò tham mưu cho Chính phủ sửa đổi và hoàn thiện Luật Thuế để sớm trình lên Quốc Hội khoá XV trong các kỳ họp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9618_DPM_KBSV_2021-11-22.pdf

5. MWG [ MUA – 169,300đ/cp ]: Vượt qua nghi ngờ – Báo cáo ngắn – MAS – 22/11/2021

  • MWG nằm trong 100 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương với gần 5000 cửa hàng và hơn 70.000 người nhân sự. Cuối quý 3/2021, MWG có 1.934 cửa hàng Bách Hóa xanh, 1.781 cửa hàng Điện máy xanh + bluetronics, 950 cửa hàng Thế giới di động, và 119 nhà thuốc An Khang.
  • 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu và lãi ròng MWG lần lượt đạt 86.820 tỷ và 3.336 tỷ đồng lần lượt tăng 6,7% và 12,1% so với cùng kỳ: 1) số lượng cửa hàng Bách Hóa xanh tăng 12,5% so với cùng kỳ, trong khi doanh thu tăng 50% nhờ doanh thu bình quân mỗi cửa hàng BHX tăng 25,9%YoY; 2) biên lợi nhuận gộp tăng từ 21,7% lên mức 23,3% nhờ sự gia tăng đóng góp từ BHX; 3) chuỗi Topzone (chuyên bán Apple) đóng góp 347 tỷ đồng doanh thu; 4) doanh thu mảng Thế giới di động và Điện Máy Xanh giảm 7% và 2% trước áp lực đóng cửa 60% điểm bán trên toàn quốc trong quý 3/2021.
  • BHX đang dần trở thành động lực tăng trưởng mới của MWG khi chiếm cơ cấu doanh thu ngày càng lớn. Tỷ trọng doanh thu BHX/tổng doanh thu MWG đã tăng mạnh từ 19,6% cuối năm 2020 lên mức 26% vào cuối quý 3/2021. Thị trường Việt Nam với hơn 98 triệu dân, trong đó 34% dân số thành thị và sẽ là cơ hội để MWG phát triển mạnh các mảng bán lẻ. Ngoài ra, Topzone – chuỗi ủy quyền phân phối sản phẩm Apple được MWG đẩy mạnh mở rộng hoạt động trong năm 2022 để chiếm lĩnh thị phần Apple tại VN dự báo có thể đạt trên 2 tỷ USD doanh thu trong năm 2020.
  • EPS forward 2022 đạt 9.511 đồng/cp, tương ứng P/E forward 2022 ở mức 14,6 lần. MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho MWG: 1) vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hệ thống quản trị doanh nghiệp (ERP) hoạt động hiệu quả; 2) chuỗi Bách hóa xanh dần trở thành đầu tàu thúc đẩy tăng trưởng MWG nhờ thương hiệu trở nên phổ biến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9616_MWG_MAS_2021-11-22.pdf

6. STK [ Theo dõi – 67,000đ/cp ]: Sợi tái chế và nhà máy mới dẫn dắt tăng trưởng dài hạn – Báo cáo cập nhật – VDSC – 22/11/2021

  • VDSC tin rằng triển vọng dài hạn của STK vẫn rất hứa hẹn, thể hiện qua dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm LNST của VDSC giai đoạn 2021-2025 là 24%. Điều này được thúc đẩy bởi (1) thuế chống bán phá giá của Việt Nam đối với sợi polyester filament nhập khẩu, (2) nhu cầu sợi tái chế của ngành may mặc đang tăng nhanh, ước tính tăng trưởng kép hàng năm của mức tiêu thụ toàn cầu là 25% trong giai đoạn 2020-2025 và (3) nhà máy Unitex giúp tăng công suất gấp đôi năm 2025, bắt đầu hoạt động 60% công suất năm 2023. Tuy nhiên, VDSC cho rằng kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn đã phần lớn được phản ánh vào giá cổ phiếu, thể hiện qua việc giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong thời gian qua.
  • Sử dụng kết hợp định giá 50:50 của phương pháp FCFF và PE, VDSC đưa ra giá trị hợp lý của cổ phiếu STK là 67.000 đồng/CP, tương đương với mức sinh lời kỳ vọng 8%, bao gồm tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt 2,5% từ ngày 19/11/2021. VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9613_STK_VDSC_2021-11-22.pdf

7. HND [ MUA – 23,300đ/cp ] Điểm chuyển – Cập nhật kết quả kinh doanh – VDSC – 22/11/2021

  • Kết quả kinh doanh của công ty trong 9T2021 tương đối kém do sự bùng nổ năng lượng tái tạo và hoạt động tích cực của các nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, đây chỉ là khó khăn tạm thời kìm hãm sự tăng trưởng của công ty. Mùa khô trong Q4/2021 và sự phục hồi của ngành nhiệt điện trong năm 2022 sẽ giúp công ty hoạt động ổn định trở lại. Lợi nhuận năm 2022 và 2023 được dự phóng lần lượt khoảng 832 tỷ đồng, +152% YoY và 1.147 tỷ đồng, +38% YoY. Hơn nữa, công ty sẽ trở thành con gà đẻ trứng vàng ngay sau khi HND kết thúc nghĩa vụ nợ vào năm 2024. VDSC kỳ vọng công ty sẽ sử dụng những dòng tiền dồi dào đó để trả cổ tức.
  • Sử dụng các phương pháp định giá EV/EBITDA, FCFF và P/E, VDSC đưa ra giá trị hợp lý của HND là 23.300 đồng/cổ phiếu. Bên cạnh mức cổ tức tiền mặt dự kiến là 400 đồng/cổ phiếu trong vòng 12 tháng tới, tổng mức sinh lời kỳ vọng cho nhà đầu tư là 30% theo giá đóng cửa vào ngày 22/11/2021. Do đó, VDSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9625_HND_VDSC_2021-11-23.pdf

8. REE [ Nắm giữ – 68,500đ/cp]: Bóng ma Covid – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021

  • Kết quả kinh doanh 9 tháng tăng trưởng so với cùng kỳ, nhưng dưới mức kỳ vọng. Doanh thu hợp nhất và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3,912 tỷ đồng (-1.6% CK) và 1,063 tỷ đồng (+8.8% CK), hoàn thành 56.4% và 58.6% kế hoạch năm 2021.
  • Mảng M&E: Tổng giá trị hợp đồng (M&E) ký mới đạt 2,399 tỷ đồng tăng 32.4% so với 9 tháng 2020, đúng với kỳ vọng của MAS là mảng M&E sẽ bắt đầu phục hồi dần bắt đầu từ quý 3 2021. Theo REE, việc doanh thu và lợi nhuận mảng này sụt giảm lớn trong quý 3 một phần đến từ việc nhiều dự án đã thi công chưa kịp hoàn công để ghi nhận do ảnh hưởng thời gian giãn cách xã hội. REEPRO và REETECH vẫn còn bị tác động nặng do dịch bệnh như đã dự báo.
  • Bất động sản, hạ tầng nước và bán lẻ điện: Kết quả kinh doanh vẫn rất ổn định và đi khá sát với kỳ vọng cả năm như trong báo cáo gần nhất. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng ghi nhận lần lượt 335 tỷ, 210 tỷ và 16 tỷ đồng, đạt 74.3%, 72.2% và 85.3% kỳ vọng 2021 của MAS. Etown 6 có thể sẽ triển khai trễ hơn so với kế hoạch nhưng vẫn dự kiến hoàn thành trong quý 3-4/2023.
  • Mảng Năng lượng – Điện gió và nhiệt điện: ghi nhận kết quả tốt hơn kỳ vọng. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng ghi nhận lần lượt 31 tỷ và 91 tỷ, đạt 80.3% và 95.8% dự phóng 2021 của MAS. Hiện tại, theo như thông tin REE cung cấp, 3 dự án điện gió mới đã hoàn thành kịp tiến độ và do đó đã được công nhận COD, kịp hưởng giá FIT (8.5 cent/kWh cho Phú Lạc 2 và Lợi Hải 2, 9.8 cent/kWh cho Trà Vinh). Các nhà máy điện gió này dự kiến sẽ hoạt động hết công suất trong năm 2022 cùng với ưu đãi thuế suất 0% cho 4 năm đầu tiên.
  • MAS khuyến nghị Nắm giữ với REE với giá mục tiêu giảm 5.8% về mức 68,500 đồng (lợi nhuận kỳ vọng +6.20%) khi điều chỉnh giảm bình quân 8% LNST trong 2021 – 2022, xác định theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCF.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9629_REE_MAS_2021-11-23.pdf

9. Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ – Báo cáo ngành – VNDS – 19/11/2021

  • Lượng giao dịch Q3/21 ảm đạm ở miền Nam do giãn cách xã hội chặt chẽ Thị trường căn hộ TP HCM trong Q3/21 chứng kiến sự sụt giảm mạnh cả về lượng cung mới (-70,0% svck) xuống 1.600 căn và lượng giao dịch (-68,4% svck) xuống còn 1.582 căn, mức thấp nhất trong 5 năm. Nguồn cung nhà liền thổ vẫn gặp khó khăn khi chỉ 10 căn được mở bán, giảm 99,2% so với cùng kỳ (svck).
  • COVID-19 bùng phát kìm hãm đà phục hồi của thị trường nhà ở Hà Nội Không giống như TP HCM, nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội trong Q3/21 chỉ giảm nhẹ 0,6% svck, đạt 3.483 căn. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ giảm 33,4% svck do phân khúc cao cấp có tỷ lệ hấp thụ thấp và hoạt động bán hàng bị gián đoạn.
  • Triển vọng 2022: Sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ. VNDS kỳ vọng thị trường BĐS nhà ở phục hồi từ 2022, dựa trên ba yếu tố: 1) nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng trong 2022; 2) lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; và 3) nguồn cung mới hồi phục ấn tượng nhờ nới lỏng pháp lý.
  • Triển vọng tăng trưởng tích cực trong dài hạn khi liên tục đầu tư vào các dự án nhằm đa dạng sản phẩm, tối ưu hóa chuỗi giá trị và định hướng phát triển sang lĩnh vực thực phẩm.
  • Bất động sản nghỉ dưỡng: những điều xấu nhất đã qua. VNDS tin rằng BĐS nghỉ dưỡng sẽ hồi phục nhanh chóng trong tương lai nhờ hỗ trợ của vắc xin cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch tại Việt Nam. Sóng gió của BĐS nghỉ dưỡng do dịch COVID-19 gây ra có thể kết thúc từ cuối 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9627_none_VNDS_2021-11-23.pdf

10. VCB [ MUA – 112,600đ/cp ]: Duy trì ngôi vương – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021

  • Duy trì động lực tăng trưởng, giữ vững vị trí số 1 về lợi nhuận. Trong 9T 2021, dư nợ tín dụng của VCB đã tăng trưởng ấn tượng đạt 936.3 nghìn tỷ (+ 11.5% so với đầu năm và 1.6% so với Q2/21) – mức tăng khá cao xét theo quy mô ngân hàng, đặt trong bối cảnh dịch bệnh/ giãn cách triền miên 9T đầu năm. Mức tăng 11.5% này hiện đã vượt chỉtiêu kế hoạch 2021 đã đề ra (10.5%). Khối khách hàng cá nhân (cho vay mua nhà) và khối doanh nghiệp SMEs vẫn đang là động lực tăng trưởng dự nợ tín dụng chính.
  • Lợi nhuận vẫn cao trong bối cảnh tăng mạnh trích lập dự phòng nhằm duy trì chất lượng tài sản. 9T 2021, VCB đã hoàn thành 77.2% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 – đạt 19,311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong 9T 2021, VCB đã tiến hành trích lập lớn (8,013 tỷ đồng, +32.8% yoy, tương đương 77.9% mức dự phóng của MAS là 10,281 tỷ).
  • Vùng định giá hấp dẫn, tương đối an toàn trong trung hạn và động lực từ câu chuyện tăng vốn. Dựa vào kết quả thực hiện 9T 2021, Kế hoạch kinh doanh 2021 và chiết khấu thêm các rủi ro liên quan tới dịch Covid-19, MAS duy trì quan điểm và dự phóng lợi nhuận cho cả năm 2021. Theo đó, EPS và Giá trị sổ sách của VCB sẽ đạt lần lượt VND5,546 và VND30,428/ cổ phiếu (trước chia cổtức bằng cổ phiếu 27%). Với giá giao dịch hiện tại, cổ phiếu VCB đang được giao dịch dưới mức trung bình trailing PE và PB và 4 năm gần đây.
  • Duy trì khuyến nghị Tăng tỉ trọng với giá mục tiêu 112.600 đồng/ cổ phiếu. MAS duy trì khuyến nghị tăng tỉtrọng cổ phiếu VCB với giá mục tiêu 112.600 đồng/ cổ phiếu (+13.62%), được xác định dựa trên phương pháp so sánh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9631_VCB_MAS_2021-11-23.pdf

11. MSN [ Tích cực – 179,000đ/cp] 2022: Trở lại đỉnh cao lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021

  • MAS khuyến nghị Tăng tỷ trọng với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 179,000 đồng. Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp tổng các giá trị thành phần áp dụng với năm mảng kinh doanh của tập đoàn: thực phẩm đóng gói (MCH), chuỗi giá trị thịt (MML), khai thác kim loại hiếm (MHT), bán lẻ tạp hóa (VCM) và dịch vụ tài chính (TCB).
  • 9T2021, nhiều tỉnh thành tại Việt Nam phải áp dụng các biện pháp cách ly xã hội nhằm phòng dịch COVID-19. Trong lúc đó, kinh tế thế giới lại phục hồi nhờ các quốc gia lớn đã thực hiện xong tiêm chủng vắc xin chống virus SARS-COV-2 cho đại bộphận dân số. Bối cảnh này đã hỗtrợ DT các công ty con MSN đều tăng mạnh so CK (Hàng tiêu dùng +13.4%, chuỗi giá trị thịt +32.8%, vật liệu công nghệ cao +89.3% và bán lẻ tạp hóa +5.0%). Kết quả, DT hợp nhất tăng 16.5% so CK trong 9T2021, đạt 64,801 tỷ đồng. LN sau thuế đạt 2,983 tỷ đồng, tăng 267.9% so CK nhờ DT tăng, biên LNHĐ cải thiện mạnh ở mảng bán lẻ tạp hóa và vật liệu công nghệ cao.
  • Trong Q4/2021, MSN sẽ thoái toàn bộ vốn ở mảng thức ăn chăn nuôi, ước tính thu về 7,200 tỷ đồng để giảm nợ và tập trung phát triển mảng thịt. Ngoài ra, MSN cũng sẽ phát hành riêng lẻ 4.9% cổ phiếu The Crown X cho SK để thu về 340 triệu USD.
  • Việt Nam sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm vắc xin chống COVID-19 trên toàn quốc trong Q1/2022. Do đó, hoạt động kinh doanh và thói quen tiêu dùng nội địa được kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trạng thái bình thường trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9630_MSN_MAS_2021-11-23.pdf

12. MWG [ Tích cực – 154,400đ/cp ]: Phục hồi hậu dịch Covid-19 – BSC – 23/11/2021

  • So với báo cáo khuyến nghị MUA gần nhất ngày 10/09/2021 (Link), giá cổ phiếu MWG đã ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, tiệm cận mức định giá 140,400 VND trước đó.
  • BSC đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN và nâng giá mục tiêu dự phóng năm 2022 lên mức 154,400VND (upside +11.4% so với mức giá ngày 22/11/2021) dựa trên hai phương pháp P/E (50%) và DCF (50%).
  • Mô hình Điện Máy Xanh Supermini sẽ là chìa khóa giải quyết bài toán tăng trưởng thị phần và động lực thúc đẩy tăng trưởng chính năm 2022 hậu dịch Covid-19.
  • Bách Hóa Xanh tiếp tục tiến dần về mức hòa vốn và dự kiến đạt điểm hòa vốn trong nửa cuối năm 2022.
  • MWG sẽ tái định giá giao dịch ở mức PE cao hơn khi BHX đạt mức hòa vốn.
  • Rủi ro về khả năng hồi phục sức mua sau dịch Covid-19. Tốc độ tăng trưởng doanh thu chậm đối với các cửa hàng khu vực tỉnh và khả năng tối ưu hóa chi phí chưa đạt kỳ vọng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9634_MWG_BSC_2021-11-24.pdf

13. DGW [ MUA – 163,300đ/cp ]: Tăng tốc trở lại – Báo cáo ngắn – MAS – 23/11/2021

  • Digiworld (DGW) là một trong hai công ty phân phối sản phẩm công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam khi hợp tác 30 thương hiệu công nghệ nổi tiếng, với khoảng 16.000 điểm bán hàng toàn quốc. DGW còn phân phối ngành hàng chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng nhanh.
  • 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty DGW đạt 13.050 tỷ và 330 tỷ đồng, tăng 53,2% và 96,7%YoY: 1) doanh thu máy tính xách tay & máy tính bảng và điện thoại tăng trưởng 44,7% và 53%YoY; 2) doanh thu thiết bị văn phòng gây ấn tượng với tăng trưởng đạt 80%YoY nhờ các sản phẩm công nghệ kết nối (IoT) từ Huawei, Xiaomi, Apple; 3) biên lợi nhuận gộp tăng từ 6,4% lên 6,9%.
  • Xiaomi tạo ảnh hưởng tại Việt Nam khi thị phần điện thoại gia tăng liên tục tăng từ 12% cuối năm 2020 lên mức 17% vào cuối quý 3/2021. Đây là mức tăng trưởng mạnh nhất trong top 5 thương hiệu lớn nhất nhờ chiến lược đa dạng hóa nhiều dòng sản phẩm. Điều này cũng sẽ hỗ trợ làm gia tăng khả năng cạnh tranh của Xiaomi tại Việt Nam khi thương hiệu đang được người tiêu dùng đón nhận tích cực.
  • Động lực tăng trưởng DGW kỳ vọng trong những năm tới nhờ việc thêm vào liên tục các thương hiệu mới trong hệ sinh thái như: điện thoại & máy tính (Apple, Huawei), thiết bị văn phòng (Samsung, Choetech), hàng tiêu dùng (Regenflex, VStent). Đặc biệt, mảng hàng tiêu dùng được ban lãnh đạo DGW kỳ vọng bứt phá mạnh trong năm 2022 nhờ kết nối thêm một thương hiệu nổi tiếng vào danh mục sản phẩm.
  • Năm 2021, MAS ước tính doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông công ty mẹ DGW đạt 19.233 tỷ và 553 tỷ, tăng 53% và 107% cùng kỳ. Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 26.046 và 902 tỷ đồng, tăng 35,4% và 63,2% cùng kỳ: 1) mảng hàng tiêu dùng đạt tăng trưởng 96,5% doanh thu; 2) doanh thu Máy tính xách tay & máy tính bảng và điện thoại tăng trưởng 32,1% và 39,4% nhờ sự gia tăng chủ yếu từ hai thương hiệu Xiaomi và Apple; 3) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7% lên mức 7,2%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9635_DGW_MAS_2021-11-24.pdf

14. SZC [ MUA – 62,700đ/cp ]: Tiềm năng đột phá – Báo cáo cập nhật – BSC – 23/11/2021

  • BSC khuyến nghị MUA đối với mã cổ phiếu SZC cho năm 2022 với giá 62,700 VND/CP, upside 26% so với giá ngày 22/11/2021 với phương pháp SOTP với WACC =9%.
  • Sở hữu quy mô đất KCN lớn hơn 1,500ha (so với trung bình khu vực là 319ha) và vị trí thuận lợi gần cảng và đường quốc lộ , được kì vọng hưởng lợi từ (1) nhu cầu tiếp tục được cải thiện nhờ dòng vốn FDI trở lại sau dịch Covid-19 (2) Tỷ lệ lấp đầy* dưới 50% – Thấp hơn so với khu vực (71%) và cả nước (71%).
  • Biên lợi nhuận kỳ vọng tiếp tục cải thiện nhờ dư địa tăng giá lớn và giá vốn duy trì ở mức thấp do đã hoàn thành đền bù 1,783/2,287ha, với giá 147,400 đồng/m2.
  • Mảng KĐT Hữu Phước (25ha) dự kiến sẽ đóng góp tích cực lợi nhuận ~120 tỷ đồng trong 2022, với CAGR lợi nhuận trong giai đoạn 2022-2026 là 20%.
  • KĐT Hữu Phước chậm được mở bán chậm hơn kì vọng; Tiến độ GPMB và bán hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chi phí xây dựng và GPMB tăng cao hơn kì vọng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9633_SZC_BSC_2021-11-24.pdf

15. PLX [ Tích cực – 67,000đ/cp ] Lợi nhuận phục hồi từ Q4/2021 nhờ sản lượng tiêu thụ và giá dầu tăng – SSI – 24/11/2021

  • Doanh thu của PLX trong Q3/2021 tăng 26% nhờ giá xăng dầu tăng; tuy nhiên, LNTT chỉ đạt 112 tỷ đồng – giảm 90% so với cùng kỳ do gần như tất cả các mảng hoạt động (đặc biệt là xăng dầu, vận tải và hóa dầu) đều bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp giãn cách xã hội. Tuy nhiên, SSI ước tính rằng PLX sẽ dần phục hồi trong Q4/2021 do nhu cầu và giá dầu tăng. SSI ước tính LNTT năm 2021 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (+200% so với cùng kỳ), với giả định rằng sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước giảm -7% so với cùng kỳ đạt 8,4 triệu m3/tấn. Trong năm 2022, SSI ước tính doanh thu và LNTT sẽ tiếp tục tăng trưởng lần lượt 10% và 30% so với cùng kỳ đạt 177 nghìn tỷ đồng và 5,4 nghìn tỷ đồng nhờ sản lượng tiêu thụ xăng dầu tăng 9% và các mảng khác phục hồi. SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 67.000 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9639_PLX_SSI_2021-11-25.pdf

16. DXG [ MUA – 31,300đ/cp]: Đẩy mạnh mở bán trong năm 2022 – Báo cáo cập nhật – MAS – 23/11/2021

  • Kết quả kinh doanh quý 3 kém tích cực hơn các quý trước bởi quá trình giãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động môi giới BĐS. Tuy nhiên, lũy kế 9 tháng đầu năm 2021, kết quả kinh doanh của DXG có nhiều khởi sắc nhờ bàn giao dự án Gem Skyworld và Opal Boulevard. Doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 7,819 tỷ VND (+317%yoy), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 882 tỷ VND, so với mức âm 388 tỷ cùng kỳ năm 2020.
  • Lợi nhuận quay lại đà tăng trưởng từ năm 2021 khi bàn giao hơn 3,000 căn tại hai dự án Gem Sky World và Opal Boulevard. MAS ước tính trong năm 2021, Đất Xanh sẽ ghi nhận 7,616 tỷ VND doanh thu từ hai dự án trên. Doanh thu năm 2021 và 2022 của DXG ước tính đạt lần lượt 9,520 tỷ VND và 11,597 tỷ VND, tương ứng với LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1,244 tỷ VND và 1,697 tỷ VND.
  • Trong năm 2022, DXG tập trung hoàn thiện và mở bán các dự án mới tại Bình Dương như Opal Cityview, Opal Parkview và Park City. Ngoài ra, dự án Gem Riverside cũng được kì vọng sẽ mở bán trở lại. Tổng giá trị hợp đồng bán của các dự án trong năm 2022 ước đạt 9,175 tỷ VND (+32%YoY).
  • Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 31,300/cp, cao hơn 20% so với giá đóng cửa ngày 23/11/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9642_DXG_KBSV_2021-11-25.pdf

17. MSN [ MUA – 186,000đ/cp ]: Thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi cho thấy sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng – VCSC – 26/11/2021

  • VCSC giữ KN MUA và nâng giá mục tiêu 8% khi VCSC nâng tổng dự phóng LNST-CĐTS giai đoạn 2022-2023 thêm 4% chủ yếu do dự phóng cao hơn dành cho Masan Consumer Holdings (MCH), WinCommerce (WCM) và Techcombank (TCB). VCSC cũng đưa thời điểm giá mục tiêu về cuối năm 2022 so với giữa năm 2022 trong báo cáo trước đây.
  • VCSC duy trì quan điểm lạc quan về việc MSN sẽ hưởng lợi từ tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn của Việt Nam nhờ các nền tảng kinh doanh tiêu dùng hàng đầu của công ty bao gồm mảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), thịt có thương hiệu và bán lẻ.
  • Hoạt động M&A gần đây của Masan (đầu tư vào Phúc Long và Mobicast – thoái vốn khỏi mảng thức ăn chăn nuôi) thể hiện sự tập trung mạnh mẽ của Masan vào chiến lược xây dựng hệ sinh thái các hoạt động kinh doanh tiêu dùng. Cổ phiếu MSN sẽ càng hấp dẫn hơn nếu mục tiêu của BLĐ về việc tiếp tục tái cơ cấu để công ty hoàn toàn tập trung 100% vào hoạt động kinh doanh tiêu dùng (tiếp tục giảm tỷ trọng vào các mảng kinh doanh có tính chất hàng hóa) được hiện thực hóa.
  • Dự phóng tăng trưởng EPS giai đoạn 2022-2023 ở mức cao của VSSC được dựa trên kỳ vọng các mảng HĐKD cốt lõi đều có tăng trưởng khả quan (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm giai đoạn 2022-2023 là 43% đối với LN từ HĐKD – không tính mảng thức ăn chăn nuôi), đóng góp LN cao hơn từ TCB, và chi phí tài chính thuần giảm nhờ dòng tiền tự do vững mạnh cũng như số tiền thu được từ giao dịch chuyển nhượng mảng thức ăn chăn nuôi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9652_MSN_VCSC_2021-11-26.pdf

18. DGW [ Tích cực – 155,685đ/cp ]: Tăng trưởng tích cực tiếp tục thúc đẩy đánh giá lại định giá – Báo cáo cập nhật – BVSC – 23/11/2021

  • BVSC nâng Giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Chiết khấu dòng tiên lên 155.685 đồng/cổ phiếu (Upside: 14,1%, bao gồm suất cổ tức 0,7%) và nâng khuyến nghị lên OUTPERFORM cho DGW.
  • Lợi nhuận vẫn cao trong bối cảnh tăng mạnh trích lập dự phòng nhằm duy trì chất lượng tài sản. 9T 2021, VCB đã hoàn thành 77.2% kế hoạch lợi nhuận năm 2021 – đạt 19,311 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong 9T 2021, VCB đã tiến hành trích lập lớn (8,013 tỷ đồng, +32.8% yoy, tương đương 77.9% mức dự phóng của BVSC là 10,281 tỷ).
  • Những thay đổi cơ cấu đang giúp đánh giá lại định giá của toàn Ngành ICT; tuy nhiên, BVSC tin rằng DGW có vị trí cạnh tranh để duy trì premium dựa trên triển vọng mở rộng thị phần sáng sủa từ cả Xiaomi và Apple, giúp DGW outperform so với thị trường chung. Việc đánh giá lại định giá hơn nữa của DGW được hỗ trợ bởi việc thâm nhập sắp tới của Công ty vào thị trường hàng gia dụng có quy mô là 1,0 tỷ USD tại Việt Nam.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9647_DGW_BVSC_2021-11-26.pdf

19. Ngành Ô tô [ Trung lập ] Sẵn sàng hồi phục – Báo cáo cập nhật – VNDS – 24/11/2021

  • Theo VAMA, doanh số ô tô trong Q3/21 đạt 34.467 chiếc (-50,7% svck) do các nhà phân phối/đại lý đã phải đóng cửa các cửa hàng để thực hiện giãn cách xã hội. Đặc biệt, doanh số bán ô tô trong T8/21 chỉ đạt 8.884 chiếc – thấp nhất kể từ năm 2015. Thêm nữa, ngày 15/10/21, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về việc giảm 50% thuế trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước và lắp ráp từ ngày 15/11/21 đến hết ngày 30/05/22.
  • Năm xu hướng thể hiện triển vọng của ngành ô tô Việt Nam bao gồm 1) xe Hàn sẽ duy trì vị thế số 1 tại thị trường ô tô Việt Nam, 2) sự lên ngôi của Crossover và SUV, 3) chính sách ưu đãi của Chính phủ là động lực chính thúc đẩy sự phục hồi của ngành ô tô năm 2022; 4) Xe điện (EV) sẽ trở thành phương tiện phổ biến trong tương lai không xa, và 5) “Make in Việt Nam”: cơ hội cho VinFast và các doanh nghiệp phụ trợ.
  • Covid-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề lên kết quả kinh doanh trong Q3/21 của các công ty ô tô niêm yết. Hầu hết các công ty đều ghi nhận lỗ ròng trong Q3/21. VNDS kỳ vọng các công ty trong ngành ô tô như SVC, HAX, CTF và VEA sẽ phục hồi mạnh mẽ trong Q4/21-2022 nhờ mức nền thấp trong Q3/21 và hưởng lợi từ 5 năm xu hướng kể trên. VNDS cho rằng đây là “thời điểm vàng” để đầu tư vào các cổ phiếu ngành ô tô.
  • VNDS kỳ vọng HAX sẽ được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi từ Chính phủ khi hầu hết các mẫu xe của HAX đều được lắp ráp tại Việt Nam. Trong khi đó VNDS kỳ vọng Toyota Cross và Toyota Raize là những động lực tăng trưởng LN chính của VEA trong năm 2022 nhờ vào sự xu hướng sử dụng ngày càng tăng đối với CUV và xe điện hybrid.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9645_none_VNDS_2021-11-26.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN