TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 25/07 – 29/07/2022

Lượt xem: 1276 | Ngày đăng: 01/08/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 25/07 – 29/07/2022

  1. PNJ [Khác – 139,000đ/cp]: Dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022
  2. HT1 [Khác – 18,000đ/cp] KQKD quý 2 tăng so với quý 1/2022 nhưng giảm YoY do chi phí đầu vào cao – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022
  3. PNJ [MUA – 136,800đ/cp] Tăng trưởng ấn tượng trên tất cả các kênh bán hàng – Báo cáo phân tích – SSI – 25/07/2022
  4. NLG [Khác – 57,000đ/cp]: Bàn giao tại Akari City, Southgate hỗ trợ lợi nhuận quý 2 – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022
  5. Ngành ô tô [Trung lập]: Triển vọng ngành ô tô 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 – Báo cáo ngành – SSI – 25/07/2022
  6. QNS [Khác – 45,800đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng một chữ số dù doanh thu mảng đường thấp – Báo cáo phân tích – VCSC – 26/07/2022
  7. TCB [MUA – 53,300đ/cp]: Duy trì tăng trưởng tốt giữa khó khăn – Báo cáo phân tích – KBSV – 26/07/2022
  8. TCB [MUA – 46,700đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng tích cực – Báo cáo cập nhật – BVSC – 26/07/2022
  9. ACG [Khác – 78,000đ/cp]: Doanh thu và biên lợi nhuận tiếp tục vượt kỳ vọng của chúng tôi – Báo cáo phân tích – VCSC – 26/07/2022
  10. BMP [Khác – 66,800đ/cp]: Biên lợi nhuận tăng dẫn dắt lợi nhuận quý 2/2022 tích cực – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022
  11. VIB [Khác] Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/07/2022
  12. VCB [MUA – 95,600đ/cp]: Lợi nhuận Q2/22 tăng trưởng ấn tượng – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/07/2022
  13. DRC [Khác – 32,900đ/cp]: Biên lợi nhuận gộp phục hồi mạnh so với quý trước – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022
  14. BSR [Khác – 31,700đ/cp]: Ghi nhận lợi nhuận cao nhất lịch sử trong quý 2 từ biên xăng dầu cao – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022
  15. TPB [Khác – 39,200đ/cp]: Diễn biến NOII vượt trội bù đắp cho mức tăng trong dự – Báo cáo phân tích – VCSC – 28/07/2022
  16. PGV [MUA – 40,800đ/cp]: Q2/2022: Lợi nhuận thấp do thiếu hụt than – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  17. HPG [Khác]: Cập nhật nhanh KQKD quý 2/năm 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/07/2022
  18. LPB [MUA – 21,000đ/cp]: KQKD Q2/2022 vượt xa kỳ vọng nhờ lãi không thường xuyên – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  19. TCB [MUA – 60,700đ/cp]: KQKD Q2/2022 tích cực bất chấp khó khăn – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  20. DXG [MUA – 33,100đ/cp]: KQKD Q2/2022 thấp hơn kỳ vọng 33% nhưng 6 tháng cuối năm sẽ tích cực hơn – Báo cáo nhanh – HSC – 28/07/2022
  21. SCS [MUA – 200,000đ/cp]: Triển vọng lạc quan trong thị trường độc quyền nhóm, Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  22. VEA [MUA – 56,700đ/cp]: Tháng 6/2022: Nguồn cung khó khăn tác động tới doanh số – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  23. VCB [MUA – 99,700đ/cp]: Lợi nhuận Q2/2022 tăng 50% từ nền thấp – HSC – 28/07/2022
  24. LPB [Khác – 24,000đ/cp]: Kết quả 6 tháng đầu năm 2022 vượt dự báo của chúng tôi – Báo cáo phân tích – VCSC – 28/07/2022
  25. QNS [MUA – 57,900đ/cp]: KQKD Q2/2022 thấp hơn dự báo do lợi nhuận mảng đường giảm – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  26. HAX [MUA – 24,348đ/cp]: Q2/2022: LNST tăng mạnh 14 lần nhờ tỷ – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  27. HPG [MUA – 39,500đ/cp]: Ngắn hạn khó khăn, dài hạn tích cực; Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  28. PAC [Trung lập]: Q2/2022: Vượt kỳ vọng, nhờ giá nguyên liệu giảm – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  29. NLG [MUA – 62,800đ/cp]: KQKD Q2/2022 sát kỳ vọng mặc dù chậm ghi nhận lợi nhuận chuyển nhượng dự án – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022
  30. VPB [Khác – 49,100đ/cp]: Chi phí tín dụng tăng mạnh gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022
  31. TPB [Khác]: Chủ động giảm số dư danh mục trái phiếu doanh nghiệp – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/07/2022
  32. STB [Khác – 38,400đ/cp]: STB đạt một dấu mốc mới trong xử lý lãi dự thu – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022
  33. VIB [Khác – 31,700đ/cp]: Các khoản vay nước ngoài hỗ trợ NIM; thu nhập phí dịch vụ thanh toán tăng trưởng tốt – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022
  34. NT2 [MUA – 33,000đ/cp]: Quý 2 rực rỡ khẳng định cho một năm phục hồi – Báo cáo cập nhật – VNDS – 29/07/2022
  35. DXG [Khác – 44,000đ/cp]: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 giảm từ mức cơ sở cao; dự án mở bán chậm hơn dự kiến – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022
  36. PVS [Khác – 33,200đ/cp]: Chi phí tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận mảng M&C – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022
  37. Ngành hàng không [Trung lập]: Triển vọng nửa cuối năm 2022 – Báo cáo ngành – SSI – 29/07/2022
  38. Ngành chế biến thịt [Trung lập]: Giá thịt lợn có khả năng đạt đỉnh vào Q3/22 – Báo cáo ngành – VNDS – 29/07/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    PNJ [Khác – 139,000đ/cp]: Dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022 – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022

  • VCSC đã tham dự cuộc họp gặp gỡ NĐT của CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) vào ngày 21/7, trong đó ban lãnh đạo đã chia sẻ KQKD 6 tháng đầu năm 2022 sơ bộ khả quan và thảo luận về kế hoạch kinh doanh của công ty.
  • Những ghi nhận chính của VCSC từ cuộc họp củng cố niềm tin của VCSC vào triển vọng tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PNJ trong 6 tháng cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi cơ sở khách hàng có thu nhập trung bình cao, vị thế thống trị thị trường và sự phục hồi sau các hạn chế liên quan đến đại dịch trong năm 2021. Do đó, VCSC nhận thấy khả năng tăng dự báo cả năm của VCSC cho năm 2022, dù cần thêm đánh giá chi tiết. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng tăng trưởng doanh thu của PNJ sẽ quay về mức bình thường vào năm 2023.
  • Ban lãnh đạo nhận xét rằng tốc độ tăng trưởng về cả khách hàng mới và khách hàng hiện hữu đã đạt mức cao nhất trong 4 năm qua trong khi tăng trưởng doanh số trên các cửa hàng hiện hữu cũng đạt mức cao kỷ lục. Ban lãnh đạo chưa nhận thấy tác động lớn nào từ áp lực lạm phát đối với hoạt động kinh doanh của PNJ trong tháng 6-7/2022. Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự kiến sẽ có một số tác động vào khoảng cuối quý 3/2022 đến đầu quý 4/2022 khi tác động lạm phát của giá hàng hóa cao hơn đến Việt Nam có độ trễ từ 4 đến 6 tháng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo cho rằng công ty sẽ tăng trưởng ít nhất 30% YoY trong 6 tháng cuối năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658761531117_PNJ_VCSC_2022-07-25.pdf

2.    HT1 [Khác – 18,000đ/cp] KQKD quý 2 tăng so với quý 1/2022 nhưng giảm YoY do chi phí đầu vào cao  – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022

  • CTCP Xi măng VICEM Hà Tiên 1 (HT1) báo cáo doanh thu quý 2/2022 đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+6% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 136 tỷ đồng (-44% YoY). Sự chênh lệch giữa tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong quý 2/2022 chủ yếu do 1) giá than đầu vào cao vượt mức tăng giá bán trung bình (ASP) của HT1 và 2) sản lượng tiêu thụ giảm 7% YoY trong bối cảnh hoạt động xây dựng trong nước phục hồi chậm.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu của HT1 đạt 4,3 nghìn tỷ đồng (+9% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 161 tỷ đồng (-52% YoY).
  • Trong quý 2/2022, sản lượng tiêu thụ xi măng của HT1 là 1,79 triệu tấn (-7% YoY và + 18% QoQ). Con số này tương ứng với sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2022 là 3,3 triệu tấn (-3% YoY), hoàn thành 49% dự báo cả năm 2022 của chúng tôi là 6,7 triệu tấn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658761418728_HT1_VCSC_2022-07-25.pdf

3.    PNJ [MUA – 136,800đ/cp] Tăng trưởng ấn tượng trên tất cả các kênh bán hàng  – Báo cáo phân tích – SSI – 25/07/2022

  • Điểm nhấn đầu tư: SSI đã tham dự cuộc họp Chuyên viên phân tích của PNJ vào ngày 21/7 để cập nhật về kết quả quý 2 và quan điểm của Ban lãnh đạo về triển vọng nhu cầu trong tương lai. Mặc dù áp lực lạm phát đã ảnh hưởng đến một số ngành tiêu dùng không thiết yếu, nhưng Ban lãnh đạo PNJ cho biết không nhận thấy tác động đáng kể nào đến doanh số bán trang sức do doanh thu tháng 6 và tháng 7 vẫn tăng mạnh. Trong quý 2/2022, PNJ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 8,1 nghìn tỷ đồng (tăng 81,1% so với cùng kỳ) và 367 tỷ đồng (tăng 64,8% so với cùng kỳ). Trong năm 2022, SSI kỳ vọng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 29,1 nghìn tỷ đồng (tăng 49% so với cùng kỳ) và 1,7 nghìn tỷ đồng (tăng 66% so với cùng kỳ). Điều này có nghĩa là LNST trong 6 tháng cuối năm 2022 sẽ tăng trưởng 107% so với cùng kỳ năm ngoái do PNJ ghi nhận lỗ trong quý 3/2021. Trong năm 2023, SSI kỳ vọng PNJ sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 33,4 nghìn tỷ đồng (tăng 14,5% so với cùng kỳ) và 2 nghìn tỷ đồng (tăng 15% so với cùng kỳ). SSI điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm của cổ phiếu PNJ xuồng 136.800 đồng/cổ phiếu (từ 142.300 đồng/cổ phiếu), tương đương tiềm năng tăng giá là 20%. SSI hạ P/E mục tiêu từ 20 lần xuống 19 lần, phản ánh nhu cầu có khả năng giảm do áp lực lạm phát dự kiến sẽ xảy ra từ quý 4 năm 2022. SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PNJ, do quý 3/2022 là quý tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658762021937_PNJ_SSI_2022-07-25.pdf

4.    NLG [Khác – 57,000đ/cp]: Bàn giao tại Akari City, Southgate hỗ trợ lợi nhuận quý 2 – Báo cáo phân tích – VCSC – 25/07/2022

  • CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) đã công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu thuần đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+210% YoY so với mức cơ sở thấp của quý 2/2021) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 110,7 tỷ đồng (+135% YoY) chủ yếu được hỗ trợ từ việc bàn giao tại Akari City Giai đoạn 1 (P1) (khoảng 90 căn) và Southgate (khoảng 140 căn).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần tăng 187% YoY đạt 1,8 nghìn tỷ đồng, nhưng LNST sau lợi ích CĐTS giảm 73% YoY còn 111,3 tỷ đồng. LNST sau lợi ích CĐTS trong 6 tháng đầu năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do khoản lãi phi tiền mặt trị giá 429 tỷ đồng trong quý 1/2021 từ việc đánh giá lại việc hợp nhất dự án Izumi City. Ngoài ra, VCSC cho rằng chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước chủ yếu do các chi phí được ghi nhận liên quan đến việc mở bán Izumi City và các dự án khác, cũng như việc bàn giao các căn hộ cao tầng tại Akari City P1 trong kỳ.
  • Doanh thu thuần và LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 của NLG lần lượt hoàn thành 35% và 9% dự báo cả năm của VCSC. Do VCSC tiếp tục kỳ vọng việc chuyển nhượng cổ phần tại Paragon và bàn giao Southgate và Cần Thơ sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm 2022, VCSC nhận thấy không có thay đổi đáng kể đối với dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 của VCSC là 1,2 nghìn tỷ đồng (+16% YoY), dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658761243322_NLG_VCSC_2022-07-25.pdf

5.    Ngành ô tô [Trung lập]: Triển vọng ngành ô tô 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023 – Báo cáo ngành – SSI – 25/07/2022

  • SSI dự báo nhu cầu ô tô có thể suy giảm trong nửa cuối năm 2022, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với cùng kỳ nhờ mức nền so sánh thấp năm 2021 (do ảnh hưởng của giãn cách xã hội). Tuy nhiên, mức tăng trưởng 6 tháng cuối năm vẫn thấp hơn mức tăng 23% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022, do các yếu tố: (1) giá xăng dầu neo cao, (2) thời gian giao xe kéo dài và thiếu hụt các mẫu ô tô phổ biến do tình trạng thiếu chip toàn cầu, (3) chính phủ ngừng ưu đãi 50% phí trước bạ đối với xe ô tô (lắp ráp, sản xuất trong nước) kể từ tháng 6/2022. Đối với nhu cầu xe máy, SSI dự báo sẽ không tăng trưởng trong nửa cuối năm 2022 (so với mức tăng trưởng 4% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022), do công ty lớn nhất là Honda (chiếm 80% thị phần) đang gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ các mẫu xe tay ga phổ biến do thiếu chip và nguyên vật liệu. Điều này đã gây ra sự chênh lệch giá đáng kể giữa nhà sản xuất và đại lý, do đó người tiêu dùng sẽ trì hoãn mua các mẫu xe mới vào lúc này.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658762121775_SSI_2022-07-25.pdf

6.    QNS [Khác – 45,800đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng một chữ số dù doanh thu mảng đường thấp – Báo cáo phân tích – VCSC – 26/07/2022

  • CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 4 nghìn tỷ đồng (+9% YoY) và 541 tỷ đồng (+4% YoY), hoàn thành 46% và 43% dự báo cả năm của VCSC. Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu đến từ mảng sữa đậu nành có biên lợi nhuận cao, bù đắp cho lợi nhuận yếu từ mảng đường, chủ yếu do cạnh tranh gay gắt với đường nhập khẩu, dẫn đến rủi ro giảm dự báo hiện tại của VCSC – dù cần thêm đánh giá chi tiết.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu sữa đậu nành tăng 12% YoY so với mức tăng 23% YoY trong quý 1/2022 do tăng trưởng giảm tốc trong quý 2/2022 (+5% YoY). Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng LNTT của mảng sữa đậu nành thấp hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu do biên lợi nhuận gộp của mảng kinh doanh này giảm 1,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do chi phí đầu vào cao hơn (cụ thể, hạt đậu nành).
  • Doanh thu đường giảm 3% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp của mảng đường giảm 3,7 điểm phần trăm trong 6 tháng đầu năm 2022 do chi phí mía đường nguyên liệu đầu vào tăng sau đợt tăng giá đường vào năm 2021. Thị trường đường Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi nhờ Việt Nam công bố kết luận điều tra lẩn trốn thuế đối với đường Thái Lan nhập khẩu từ các nước ASEAN; tuy nhiên, biểu thuế chính thức vẫn chưa được áp dụng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658834490833_QNS_VCSC_2022-07-26.pdf

7.    TCB [MUA – 53,300đ/cp]: Duy trì tăng trưởng tốt giữa khó khăn  – Báo cáo phân tích – KBSV – 26/07/2022

  • TCB ghi nhận thu nhập lãi thuần quý 2 đạt 7,794 tỷ VND (-3.9%QoQ và +18.3%YoY), thu nhập ngoài lãi đạt 3,241 tỷ VND (+62.5%QoQ và +23.8%YoY). Chi phí dự phòng 2Q2022 chỉ khoảng 417 tỷ VND, gần gấp 2 quý 1 nhưng giảm mạnh 30%YoY. Nhờ đó, LNTT 2Q2022 tăng khoảng 21.6%YoY và 7.9%QoQ, đạt 7,321 tỷ đồng. Lũy kế 6T2022, LNTT đạt 14,106 tỷ VND (+22.3%YoY), hoàn thành 52% kế hoạch năm.
  • Lợi suất bình quân từ hoạt động cho vay vẫn tiếp tục giảm tới 37bps QoQ do khó khăn trong hoạt động cho vay cũng như tỷ suất sinh lời của danh mục chứng khoán đầu tư giảm 1.21 điểm %. Lãi suất đầu vào bình quân chỉ tăng nhẹ 7bps QoQ, đạt 2.22%. NIM giảm mạnh 44bps so với quý trước, xuống còn 7.43%.
  • Tăng trưởng cho vay khách hàng duy trì khả quan ở mức 12.8%YTD trong khi dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm 21.2%YTD. Tín dụng từ đó tăng 7.6%YTD. Huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 25.6%YTD, tiền gửi khách hàng và giấy tờ có giá lần lượt tăng nhẹ ở mức 2.2%YTD và 10.2%YTD.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658835195123_TCB_KBSV_2022-07-26.pdf

8.    TCB [MUA – 46,700đ/cp]: Lợi nhuận tăng trưởng tích cực  – Báo cáo cập nhật – BVSC – 26/07/2022

  • Quý 2/2022, cho vay khách hàng của Techcombank 12,8% YTD, tương ứng với mức tăng so với cuối Quý 1 là 7,1%. Trong bối cảnh Ngân hàng nhà nước chưa cấp thêm hạn mức tín dụng mới, Techcombank đã giảm mạnh giá trị nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp từ 76,8 nghìn tỷ cuối Quý 1 xuống còn 49,3 nghìn tỷ để có hạn mức tín dụng cho cho vay khách hàng.
  • Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản giao động quanh mức của Quý 1/2022 và vẫn ở mức tích cực như: (1) NPL ở mức 0,6%; (2) tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 172%; (3) số ngày phải thu ở mức 70 ngày; (4) tỷ lệ nợ tái cơ cấu ở mức 0,1% trên tổng dư nợ.
  • Quý 2/2022, tăng trưởng huy động đạt 3% YTD tương ứng với mức giảm 0,8% QoQ và tiếp tục chậm hơn khá nhiều so với mức tăng trưởng tín dụng là 7,6% YTD.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658834777637_TCB_BVSC_2022-07-26.pdf

9.    ACG [Khác – 78,000đ/cp]: Doanh thu và biên lợi nhuận tiếp tục vượt kỳ vọng của chúng tôi – Báo cáo phân tích – VCSC – 26/07/2022

  • CTCP Gỗ An Cường (ACG) báo cáo KQKD tích cực trong quý 2/2022 với doanh thu và LNST lần lượt tăng 15% và 16% YoY. Ngoài ra, doanh thu và LNST 6 tháng đầu năm 2022 lần lượt hoàn thành 46% và 50% dự báo cả năm của VCSC.
  • Doanh thu trong nước trong 6 tháng đầu 2022 tăng 11% nhờ vào nhu cầu nội thất được phục hồi. Ngoài nguồn cung BĐS mới, nhu cầu này còn đến từ các giao dịch BĐS thứ cấp và các chủ nhà hiện hữu, mà ban lãnh ACG cho là đang diễn biến tích cực.
  • Ngoài ra, xuất khẩu trực tiếp tăng 20% mặc dù nhu cầu của thị trường Mỹ giảm tốc, do ACG gia tăng sản xuất từ mức thâm nhập thị trường còn thấp với dư địa tăng trưởng dồi dào. Trong quý 2/2022, ACG đã ký kết hợp tác với công ty con mảng BĐS tại Mỹ của Sumitomo – cổ đông chiến lược của ACG – điều này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của ACG trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658834362262_ACG_VCSC_2022-07-26.pdf

10.     BMP [Khác – 66,800đ/cp]: Biên lợi nhuận tăng dẫn dắt lợi nhuận quý 2/2022 tích cực  – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022

  • CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) báo cáo KQKD quý 2/2022 tích cực – phù hợp với kết quả sơ bộ được công bố trong buổi gặp gỡ NĐT diễn ra ngày 21/07/2022 – với doanh thu đạt 1,6 nghìn tỷ đồng (+7% YoY và + 15% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 145 tỷ đồng (+247% YoY và +14% QoQ).
  • Sản lượng bán ống nhựa quý 2/2022 của BMP tăng 17% QoQ từ mức thấp của quý 1/2022 đạt 26.400 tấn. Tuy nhiên, sản lượng bán quý 2/2022 giảm 13% YoY do hoạt động xây dựng trong nước phục hồi chậm sau dịch COVID-19.
  • Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp của BMP tăng lên 25,1% – lần đầu tiên quay trở lại mức này từ quý 3/2020. Diễn biến biên lợi nhuận tích cực này là nhờ giá nhựa đầu vào điều chỉnh từ mức cao của năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658922392978_BMP_VCSC_2022-07-27.pdf

11.   VIB [Khác] Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/07/2022

  • Lợi nhuận quý 2/2022: VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 27,8% so với cùng kỳ) trong quý 2 và 5 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2022, hoàn thành 48% kế hoạch của ĐHCĐ – và đang đi đúng kỳ vọng của SSI Research. Động lực cho tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ là mức tăng tương đối tốt của thu nhập lãi (tăng 25% so với cùng kỳ) khi tín dụng tăng 9,7% so với đầu năm và khả năng kiểm soát chi phí ở mức hợp lý. Mặc dù lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhưng chất lượng tài sản là điểm cần chú ý khi tỷ lệ nợ xấu trong quý 2/2022 đã tăng 6 bps so với quý trước, lên mức 2,45%. Trong khi đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ ở mức 54% – mức thấp nhất trong các ngân hàng SSI đang nghiên cứu. Tuy nhiên, SSI vẫn đang chờ ngân hàng công bố số dư các khoản vay tái cơ cấu Covid-19 để có được đánh giá toàn diện hơn về chất lượng tài sản của VIB.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658923624381_VIB_SSI_2022-07-27.pdf

12.          VCB [MUA – 95,600đ/cp]: Lợi nhuận Q2/22 tăng trưởng ấn tượng   – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/07/2022

  • Thu nhập lãi thuần (NII) tăng 15,4% svck trong bối cảnh tín dụng tăng 19,8% svck và NIM giảm nhẹ. Tín dụng tăng trưởng 14,4% so với đầu năm, cao hơn mức tăng trưởng toàn ngành là 9,35%, chủ yếu nhờ mảng bán lẻ tăng trưởng cho vay 16,5% so với đầu năm.
  • NIM giảm 11 điểm cơ bản svck về 3,39% trong Q2/22 khi lợi suất tài sản giảm 15 điểm cơ bản svck bù trừ với chi phí vốn giảm nhẹ 5 điểm cơ bản svck. VNDS nhận thấy CASA được cải thiện lên 34,4% cuối Q2/22 từ mức 30,7% cuối Q2/21 và 32,9% cuối Q4/21. Việc cải thiện CASA đã giúp VCB bù đắp một phần việc tăng lãi suất tiền gửi ở tất cả các kỳ hạn.
  • Thu nhập ngoài lãi (non-ii) tăng trưởng 75,7% svck, chủ yếu nhờ thu nhập từ hoạt động ngoại hối (49,2% svck) và thu hồi nợ xấu đã xử lý (145% svck).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658923762045_VCB_VNDS_2022-07-27.pdf

13.     DRC [Khác – 32,900đ/cp]: Biên lợi nhuận gộp phục hồi mạnh so với quý trước – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022

  • CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) đã công bố KQKD quý 2/2022 với doanh thu ròng đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (-4,7% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 84 tỷ đồng (-21% YoY).
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS lần lượt đạt 2,4 nghìn tỷ đồng (+14,9% YoY) và 150 tỷ đồng (-11,9% YoY).
  • VCSC cho rằng LNST sau lợi ích CĐTS trong quý 2/2022 có mức giảm cao hơn doanh thu YoY là do (1) biên lợi nhuận gộp giảm 1,0% YoY do chi phí đầu vào tăng và (2) chi phí bán hàng, hành chính và quản lý (SG&A) tăng 1,3% YoY.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS trong 6 tháng đầu năm 2022 hoàn thành lần lượt 47,1% và 43,3% dự báo cả năm của VCSC. Tuy nhiên, thời gian 6 tháng cuối năm thường là mùa cao điểm xuất khẩu của DRC, do đó VCSC cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658923183988_DRC_VCSC_2022-07-27.pdf

14.     BSR [Khác – 31,700đ/cp]: Ghi nhận lợi nhuận cao nhất lịch sử trong quý 2 từ biên xăng dầu cao – Báo cáo phân tích – VCSC – 27/07/2022

  • CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) công bố báo cáo tài chính quý 2 với doanh thu đạt 52 nghìn tỷ đồng (+88,1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS cao kỷ lục đạt 9,9 nghìn tỷ đồng (+488,4% YoY), nhờ biên xăng dầu và diesel cao trong quý 2/2022.
  • Trong quý 2/2022, biên dầu diesel và xăng trung bình đạt 37 USD và 27 USD/thùng, tăng lần lượt 10,3 lần YoY và 3,4 lần YoY và tăng gần gấp 3 và gấp đôi mức trung bình tương ứng trong quý 1/2022, do nguồn cung bị thắt chặt từ xung đột Nga-Ukraine, Trung Quốc mở cửa trở lại khiến nhu cầu tăng cao và sự phục hồi nhu cầu đang diễn ra trên toàn cầu.
  • LNST trong quý 2/2022 tăng hơn 4 lần so với LNST quý 1/2022. Đáng chú ý, BSR ghi nhận khoản hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho trị giá 1,5 nghìn tỷ đồng trong quý 2.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1658923103238_BSR_VCSC_2022-07-27.pdf

15.     TPB [Khác – 39,200đ/cp]: Diễn biến NOII vượt trội bù đắp cho mức tăng trong dự – Báo cáo phân tích – VCSC – 28/07/2022

  • Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 tích cực với tổng thu nhập HĐKD (TOI) là 8,2 nghìn tỷ đồng (+31,4% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 3 nghìn tỷ đồng (+26,0% YoY), hoàn thành 50,8% và 44,4% dự báo năm 2022 tương ứng của VCSC. LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 22,5% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 71,6% YoY, (3) thu nhập từ kinh doanh ngoại hối tăng 34,4% YoY và (4) thu nhập ròng khác tăng lên 337 tỷ đồng so với 41 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021 – trong đó 310 tỷ đồng là thu hồi nợ xấu. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) và chi phí dự phòng, lần lượt tăng 35,0% YoY và 39,6% YoY trong 6 tháng đầu năm 2022. Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 chiếm 67,8% dự báo cả năm của VCSC. Ngoài ra, LNST quý 2 năm 2022 đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+33,3% so với quý trước – QoQ). VCSC không thấy có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659022499537_TPB_VCSC_2022-07-28.pdf

16.     PGV [MUA – 40,800đ/cp]: Q2/2022: Lợi nhuận thấp do thiếu hụt than – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • PGV công bố KQKD Q2/2022 yếu với doanh thu đạt 11.891 tỷ đồng (tăng 13,3% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 407 tỷ đồng (giảm 52,3% so với cùng kỳ) với sản lượng điện tiêu thụ là 7.011 triệu kWh. Cả lợi nhuận thuần và sản lượng tiêu thụ điện đều thấp hơn 10% so với dự báo của HSC. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 22.796 tỷ đồng (tăng 16,1% so với cùng kỳ) và lợi nhuận thuần là 1.255 tỷ đồng (giảm 23,5% so với cùng kỳ) với sản lượng tiêu thụ điện là 14.252 triệu kWh (giảm 0,8% so với cùng kỳ). Lợi nhuận thuần và sản lượng tiêu thụ điện thấp hơn 5% so với dự báo của HSC.
  • Kể từ tháng 3/2022, thế giới đã trải qua tình trạng thiếu hụt than do châu Âu cấm vận than xuất khẩu từ Nga. Thị trường thắt chặt cùng với giá tăng cao đã khiến Việt Nam không thể nhập khẩu than. Trong 6 tháng đầu năm 2022, sản lượng than nhập khẩu của Việt Nam để phát điện giảm 70% so với cùng kỳ. Tình trạng thiếu hụt than này đã gây ra việc thiếu hụt năng lượng do nguồn cung than trong nước của Việt Nam chỉ đáp ứng 70% nhu cầu than để sản xuất điện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659020475221_PGV_HSC_2022-07-28.pdf

17.     HPG [Khác]: Cập nhật nhanh KQKD quý 2/năm 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/07/2022

  • HPG đã công bố KQKD quý 2/2022, trong đó doanh thu tăng 7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận ròng giảm 59% so với cùng kỳ xuống còn 4.023 nghìn tỷ đồng, thấp hơn kỳ vọng của SSI. Việc lợi nhuận giảm mạnh có thể do biên lợi nhuận thu hẹp trong bối cảnh giá thép giảm và chi phí đầu vào tăng lên, đặc biệt là giá than cốc.
  • Sản lượng thép chững lại do nhu cầu trong nước yếu: Sản lượng thép xây dựng của HPG ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn là 6% so với cùng kỳ, đạt 1,04 triệu tấn, nhờ vào sản lượng xuất khẩu tăng trưởng 40% so với cùng kỳ trong quý 2/2022. Đây là kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong bối cảnh tiêu thụ toàn ngành giảm 10% so với cùng kỳ. HPG phải đối mặt với nhiều thách thức trong quý, bao gồm hoạt động xây dựng chững lại do giá vật liệu xây dựng cao, việc giá thép giảm khiến các nhà phân phối giảm lượng hàng tồn kho, cùng với đó là sự giảm tốc của thị trường bất động sản đã ảnh hưởng đến nhu cầu toàn thị trường. Dẫu vậy, HPG đã nỗ lực tăng thị phần lên 36,25% trong nửa đầu năm 2022 so với 32,4% vào năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659022639048_HPG_SSI_2022-07-28.pdf

18.     LPB [MUA – 21,000đ/cp]: KQKD Q2/2022 vượt xa kỳ vọng nhờ lãi không thường xuyên – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • LPB đã công bố lợi nhuận thuần Q2/2022 đạt 1.435 tỷ đồng (tăng 93,7% so với cùng kỳ) với tổng thu nhập HĐ (tăng 55% so với cùng kỳ) tăng mạnh, chi phí HĐ (tăng 22,7% so với cùng kỳ) tăng vừa phải và chi phí dự phòng (tăng 57% so với cùng kỳ) tăng đáng kể. Lợi nhuận thuần 6 tháng đầu năm đạt 2.855 tỷ đồng (tăng 76,5% so với cùng kỳ), bằng 70% dự báo của HSC cho cả năm 2022 và vượt kỳ vọng.
  • Sau khi khởi đầu chậm chạp trong Q1/2022 (giảm 0,6% so với quý trước), tổng tín dụng đã tăng tốc (tăng 9,2% so với quý trước) trong Q2/2022 và tăng 8,6% so với đầu năm. Tăng trưởng tín dụng trong Q2/2022 cao hơn một chút so với Q2/2021 (tăng 8,1% so với đầu năm) và Q2/2020 (tăng 8,2% so với đầu năm). Đáng chú ý là LPB đã không còn TPDN trong Q2/2022 từ chỉ 19 tỷ đồng trong Q1/2022.
  • Về mặt huy động, tổng vốn huy động tăng 2,6% so với đầu năm đạt 270 nghìn tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng tăng 3,1% so với đầu năm, giấy tờ có giá tăng 5,7% so với đầu năm trong khi vay liên ngân hàng giảm 1,4% so với đầu năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659022075489_LPB_HSC_2022-07-28.pdf

19.     TCB [MUA – 60,700đ/cp]: KQKD Q2/2022 tích cực bất chấp khó khăn – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • TCB đã công bố KQKD Q2/2022 khả quan với LNTT đạt 7.321 tỷ đồng (tăng 21,7% so với cùng kỳ). Tổng thu nhập HĐ tăng khá (tăng 19,9% so với cùng kỳ) nhờ lãi thuần HĐ dịch vụ (tăng 42,6% so với cùng kỳ) và thu nhập khác (tăng 68,4% so với cùng kỳ) tăng mạnh mặc dù thu nhập lãi thuần (tăng 18,4% so với cùng kỳ) tăng trưởng thấp hơn một chút và lãi mua bán trái phiếu (giảm 28% so với cùng kỳ) giảm. Nhờ chất lượng tài sản ổn định, chi phí dự phòng (giảm 30% so với cùng kỳ) tiếp tục giảm, từ đó đóng góp vào sự tăng trưởng của lợi nhuận.
  • Tín dụng tăng 7,6% so với đầu năm (đi ngang trong Q2) và có dịch chuyển đáng kể sang cho vay khách hàng cá nhân (tăng 59,4% so với cùng kỳ, tăng 27% so với đầu năm và tăng 19,7% so với quý trước) trong khi tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp lớn (cả cho vay và TPDN) (giảm 7% so với cùng kỳ, giảm 0,5% so với đầu năm và giảm 17,8% so với quý trước) giảm. Cho vay khách hàng cá nhân đóng góp 46,5% trong tổng tín dụng (so với mức 38,8% trong Q1/2022) và cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn đóng góp 37,6% (so với mức 45,6% trong Q1/2022). Cho vay mua nhà (tăng 25% so với quý trước), đặc biệt là cho vay mua nhà lần đầu (tăng 49,6% so với quý trước) là động lực tăng trưởng chính của cho vay khách hàng cá nhân. Tỷ trọng tín dụng của TCB dành cho lĩnh vực BĐS tại thời điểm cuối Q2/2022 là 66,9%; bao gồm 28,7% tín dụng dành cho chủ đầu tư và 38,2% dành cho người mua nhà.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659020306807_TCB_HSC_2022-07-28.pdf

20.     DXG [MUA – 33,100đ/cp]: KQKD Q2/2022 thấp hơn kỳ vọng 33% nhưng 6 tháng cuối năm sẽ tích cực hơn – Báo cáo nhanh – HSC – 28/07/2022

  • DXG đã tổ chức hội nghị chuyên viên phân tích về KQKD Q2/2022. Hội nghị đã có sự tham gia đông đảo và dưới đây là những ghi nhận chính: DXG công cố lợi nhuận thuần Q2/2022 đạt 130 tỷ đồng, giảm 56,3% so với cùng kỳ và doanh thu đạt 1.698 tỷ đồng, giảm 52,3% so với cùng kỳ. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận thuần Q2/2022 giảm mạnh so với cùng kỳ đã nằm trong dự đoán vì nền cao trong Q2/2021 (nhờ bàn giao sản phẩm tại dự án Boulevard và Gem Sky World), kết quả lợi nhuận thực hiện vẫn thấp hơn 33% so với kỳ vọng của HSC vì tốc độ bàn giao sản phẩm tại dự án Gem Sky World chậm hơn kỳ vọng và kết quả mảng môi giới BĐS không được như dự báo trước sự tăng cường giám sát tín dụng dành cho lĩnh vực BĐS của chính phủ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659021977954_DXG_HSC_2022-07-28.pdf

21.     SCS [MUA – 200,000đ/cp]: Triển vọng lạc quan trong thị trường độc quyền nhóm, Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TIA) là sân bay quốc tế chính của Việt Nam, lần lượt đóng góp 35% và 46% tổng lượng hành khách và hàng hóa hàng không của Việt Nam trong năm 2020. Sản lượng hàng hóa hàng không tại TIA tăng trưởng bình quân 13%/năm trong giai đoạn 2015-2019 (trước dịch). Mặc dù sản lượng hàng hóa tại TIA giảm 18% trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng đã hồi phục 18% trong năm 2021.
  • SCS và TCS (CTCP Dịch vụ Hàng hóa Tân Sơn Nhất – không niêm yết) là 2 công ty độc quyền khai thác nhà ga hàng hóa hàng không tại TIA, giúp 2 công ty đạt được tỷ suất LNTT ấn tượng là 60-70%. Đáng chú ý là SCS có triển vọng lợi nhuận tích cực hơn nhờ khả năng mở rộng công suất. TCS không còn quỹ đất để mở rộng và hiện đang hoạt động gần hết công suất. HSC kỳ vọng SCS sẽ tận dụng được phần lớn lượng hàng hóa hàng không gia tăng tại TIA từ năm 2023 trở đi.
  • HSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 tăng trưởng 15% đạt 649 tỷ đồng. Cho năm 2023 và 2024, HSC dự báo lợi nhuận thuần lần lượt tăng trưởng 15% và 24% đạt 748 tỷ đồng và 929 tỷ đồng. Theo dự báo trên của HSC, lợi nhuận thuần 3 năm tới sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 18% nhờ sản lượng tăng trưởng. Dự báo của HSC thấp hơn 4-17% so với dự báo bình quân của thị trường vì HSC thận trọng về triển vọng tăng trưởng sản lượng trong những quý tới do kinh tế tang trưởng chậm lại. Công ty có dòng tiền mạnh và không có vay nợ. HSC dự báo tổng lượng tiền mặt của SCS sẽ đạt 35.675đ/cp vào năm 2024 nếu tính trên số lượng cổ phiếu lưu hành hiện tại, bằng 23% thị giá hiện tại của cổ phiếu SCS.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659007462122_SCS_HSC_2022-07-28.pdf

22.     VEA [MUA – 56,700đ/cp]: Tháng 6/2022: Nguồn cung khó khăn tác động tới doanh số  – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • Doanh số xe máy của Honda tiếp tục chịu ảnh hưởng do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Mặc dù các nhà cung cấp tại Thượng Hải đã nối lại sản xuất từ đầu tháng 6, nhưng nguồn cung vẫn gặp khó khăn do thời gian giao hàng chậm. Trong khi đó, doanh số ô tô tăng chậm lại khi chính sách hỗ trợ miễn 50% lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước đã hết hạn vào cuối tháng 5/2022.
  • Doanh số xe máy của Honda là 147.693 chiếc trong tháng 6/2022, giảm 1,4% so với mức nền thấp trong tháng 6/2021 do thiếu hụt nguồn cung. Nguồn cung cấp chip cho xe tay ga bị gián đoạn do các nhà cung cấp tại Thượng Hải ngừng sản xuất trong bối cảnh thành phố áp dụng các biện pháp phong tỏa. Giá bán lẻ của những mẫu xe không đủ nguồn cung này đã được các đại lý đẩy lên cao, gây ra những phản ứng từ người tiêu dùng.
  • Doanh số xe máy của Honda trong Q2/2022 là 487.791 chiếc (giảm 6,5% so với cùng kỳ), so với giảm 1,8% so với cùng kỳ trong toàn ngành. Nhu cầu vẫn được duy trì, nhưng người tiêu dùng đã tìm kiếm các sản phẩm khác có giá hợp lý hơn. Do đó, thị phần của Honda đã giảm xuống 74,4% trong Q2/2022 so với 78,1% trong Q2/2021. Theo dhúng tôi được biết, nguồn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659007106959_VEA_HSC_2022-07-28.pdf

23.     VCB [MUA – 99,700đ/cp]: Lợi nhuận Q2/2022 tăng 50% từ nền thấp – HSC – 28/07/2022

  • VCB đã công bố KQKD Q2/2022 khả quan với LNTT tăng mạnh từ nền thấp cùng kỳ và đạt 7.423 tỷ đồng (tăng 50,2% so với cùng kỳ). LNTT 6 tháng đầu năm 2022 đạt 17.373 tỷ đồng (tăng 28% so với cùng kỳ), bằng 47% dự báo của HSC cho cả năm 2022; nói chung sát kỳ vọng.
  • Tín dụng Q2/2022 vẫn tăng trưởng ổn định ở mức cao, tăng 14,4% so với đầu năm (tăng 6,9% so với quý trước) nhờ cho vay khách hàng cá nhân tăng 15,8% so với đầu năm. Cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn cũng tăng 12,7% so với đầu năm; trong đó cho vay doanh nghiệp FDI tăng mạnh tới 22,5% so với đầu năm. VCB đã gần sử dụng hết hạn mức tăng trưởng tín dụng được giao là 15% và kỳ vọng sẽ được nâng hạn mức lên 17-18% cho cả năm trong 2-3 tháng tới.
  • Trong cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân, cho vay mua nhà tăng 16% so với đầu năm, thấp hơn một chút so với mức khoảng 20-25% trong các năm trước. Hiện tỷ trọng tín dụng của VCB dành cho các chủ đầu tư BĐS là 4%. Ngoài ra, tỷ lệ giá trị khoản vay/giá trị căn nhà đối với cho vay mua nhà là khoảng 50- 60%, là mức tương đối thấp, cho thấy sự thận trọng của VCB trong hoạt động bảo lãnh cho vay mua nhà.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659020383924_VCB_HSC_2022-07-28.pdf

24.     LPB [Khác – 24,000đ/cp]: Kết quả 6 tháng đầu năm 2022 vượt dự báo của chúng tôi – Báo cáo phân tích – VCSC – 28/07/2022

  • Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 7,0 nghìn tỷ đồng (+47,3% YoY) và lợi nhuận ròng sau thuế là 2,9 nghìn tỷ đồng (+76,5% YoY), lần lượt hoàn thành 52,7% và 59,7% so với dự báo lợi nhuận cho cả năm 2022 của VCSC. Không tính giả định phí bancassurance ứng trước của VCSC, lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành 70,8% dự báo cả năm của VCSC. Kết quả LNST ấn tượng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 39,9% YoY, (2) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 33,3% YoY, (3) lãi 347 tỷ đồng từ đầu tư chứng khoán so với 2 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, mà VCSC cho rằng có thể chủ yếu đến từ việc bán cổ phần tại STB do LPB nắm giữ, (4) thu nhập ròng khác đạt 206 tỷ đồng so với 38 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021, và (5) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 17,6% YoY thấp hơn đáng kể tăng trưởng TOI. Các yếu tố này bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 54,1% YoY. Theo cơ sở quý, LNST quý 2/2022 đạt 1,4 nghìn tỷ đồng (+1,0% so với quý trước). VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo lợi nhuận của VCSC cho LPB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659022210894_LPB_VCSC_2022-07-28.pdf

25.     QNS [MUA – 57,900đ/cp]: KQKD Q2/2022 thấp hơn dự báo do lợi nhuận mảng đường giảm – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • KQKD Q2/2022 của QNS thấp hơn so với dự báo của HSC do kết quả mảng đương kém tích cực. Doanh thu thuần tăng 8,9% so với cùng kỳ đạt 2.202 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng nhẹ 1,3% so với cùng kỳ đạt 365 tỷ đồng, thấp hơn 11% so với dự báo của HSC.
  • Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần tăng 9,7% so với cùng kỳ đạt 4.015 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng 3,8% so với cùng kỳ đạt 541 tỷ đồng, thấp hơn 8% so với dự báo của HSC.
  • Doanh thu mảng đường (bao gồm đường và mật) giảm 7,4% so với cùng kỳ xuống 426 tỷ đồng trong Q2/2022 do sản lượng tiêu thụ đường giảm 15%. Do đó, lợi nhuận gộp mảng đường giảm 35% so với cùng kỳ. Trong 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận gộp mảng đường giảm 25% so với cùng kỳ xuống 108 tỷ đồng, chỉ đạt 26% dự báo cả năm 2022 của HSC và thấp hơn 32% so với dự báo của HSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659020225004_QNS_HSC_2022-07-28.pdf

26.     HAX [MUA – 24,348đ/cp]: Q2/2022: LNST tăng mạnh 14 lần nhờ tỷ  – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • Lợi nhuận thuần Q2/2022 của HAX tăng gần 14 lần so với cùng kỳ đạt 81 tỷ đồng (so với 6 tỷ đồng trong Q2/2021) với doanh thu thuần đạt 1.546 tỷ đồng (tăng 23,6% so với cùng kỳ). Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần tăng 19,4% so với cùng kỳ đạt 3.207 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần tăng 120,5% so với cùng kỳ đạt 135 tỷ đồng, sát với dự báo của HSC và đạt lần lượt 50% và 62% dự báo cả năm 2022 của HSC.
  • Doanh thu thuần Q2/2022 đạt 1.546 tỷ đồng (tăng 23,6% so với cùng kỳ) với doanh số đạt 615 xe (tăng 15,0% so với cùng kỳ). Nhu cầu tăng mạnh sau giai đoạn phong tỏa, được hỗ trợ nhờ chính sách hỗ trợ miễn 50% lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước của Chính phủ, trong đó Mercedes là doanh nghiệp được hưởng lợi. Tuy nhiên, nguồn cung đã bị giới hạn trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chip toàn cầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659020104806_HAX_HSC_2022-07-28.pdf

27.     HPG [MUA – 39,500đ/cp]: Ngắn hạn khó khăn, dài hạn tích cực; Mua vào – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • Giá thép toàn cầu tiếp tục giảm trong tháng 7/2022 phản ánh nhu cầu yếu đối với cả thép dài (Thép xây dựng và phôi thép) và thép dẹt (HRC, tôn và ống thép) do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và phong tỏa kéo dài tại Trung Quốc. Trong nước, giá thép xây dựng đang giảm chậm hơn so với giá HRC do chi phí vận tải cao đối với hàng cồng kềnh và cơ chế thuế bảo hộ. Ngoài ra, nhu cầu trong nước cũng đang giảm, sát với diễn biến nhu cầu thép yếu đi trên toàn cầu.
  • HSC hạ dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2022-2024 để phản ánh (1) nhu cầu trầm lắng đối với sản phẩm thép các trong nước và quốc tế và (2) tỷ suất lợi nhuận thu hẹp do giá sản phẩm thép tiếp tục giảm và (3) chi phí lãi vay và lỗ từ chênh lệch tỷ giá tăng. Theo đó, HSC hạ 17% dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 xuống 25,5 nghìn tỷ đồng (giảm 26% so với cùng kỳ). Trong năm 2023-2024, HSC hạ lần lượt 10% và 5% dự báo lợi nhuận thuần nhưng lợi nhuận thuần vẫn sẽ hồi phục lên lần lượt 29,6 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 16,4%) trong năm 2023 và 33,9 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 14,2%) trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659007720970_HPG_HSC_2022-07-28.pdf

28.     PAC [Trung lập]: Q2/2022: Vượt kỳ vọng, nhờ giá nguyên liệu giảm – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • KQKD Q2/2022 của PAC vượt dự báo của HSC, mặc dù được hỗ trợ nhờ các khoản doanh thu chất lượng thấp hơn. Doanh thu thuần tăng 20,6% so với cùng kỳ đạt 908 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần tăng 34,1% so với cùng kỳ đạt 55 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận thuần tăng lần lượt 14,7% và 19,8% so với cùng kỳ, và đạt lần lượt 54,4% và 61,4% dự báo cả năm 2022 của HSC.
  • Trong khi doanh thu thuần trong quý tăng mạnh, điều này có thể chủ yếu do Công ty đẩy mạnh bán hàng qua các kênh phân phối. Giá bán bình quân tăng 3% so với cùng kỳ trong kỳ. HSC tin rằng nhu cầu thực không thực sự ấn tượng như mức tăng trưởng doanh thu thuần và tăng chậm lại do hoạt động giao thông giảm (do chi phí xăng tăng mạnh).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659007001370_PAC_HSC_2022-07-28.pdf

29.     NLG [MUA – 62,800đ/cp]: KQKD Q2/2022 sát kỳ vọng mặc dù chậm ghi nhận lợi nhuận chuyển nhượng dự án – Báo cáo phân tích – HSC – 28/07/2022

  • KQKD Q2/2022 của NLG nói chung sát ước tính của HSC với lợi nhuận thuần đạt 111 tỷ đồng, tăng 135% so với cùng kỳ và doanh thu đạt 1.241 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ. Doanh thu và lợi nhuận Q2/2022 đạt được chủ yếu từ bàn giao nhà tại dự án Southgate và Akari City.
  • Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu đạt 1.828 tỷ đồng, tăng mạnh 187% so với cùng kỳ và lợi nhuận thuần đạt 111 tỷ đồng, giảm 73% so với cùng kỳ. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 có sự khác biệt lớn so với 6 tháng đầu năm 2021 là vì nền so sánh cao trong Q1/2021 (và 6 tháng đầu năm 2021). Trong 6 tháng đầu năm 2021, NLG đã ghi nhận 423 tỷ đồng lãi không thường xuyên sau khi hợp nhất dự án Izumi (169 ha tại Đồng Nai) vào BCTC.
  • Nếu loại bỏ 423 tỷ đồng lợi nhuận không thường xuyên, lợi nhuận thuần Q1/2022 đạt 106 tỷ đồng so với khoản lỗ sau thuế 16 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659007230461_NLG_HSC_2022-07-28.pdf

30.     VPB [Khác – 49,100đ/cp]: Chi phí tín dụng tăng mạnh gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022

  • Ngân hành TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) đã công bố KQKD hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022 với LNTT đạt 15,3 nghìn tỷ đồng (+70% YoY), hoàn thành 56% dự báo năm 2022 của VCSC nhờ thu nhập bất thường từ phí hỗ trợ bancassurance với AIA khoảng 5,5 nghìn tỷ đồng được ghi nhận trong quý 1/2022. Nếu VCSC loại trừ khoản thu nhập bất thường này, LNTT hợp nhất từ kinh doanh cốt lõi trong 6 tháng đầu năm 2022 đã hoàn thành khoảng 45% dự báo cả năm của VCSC, tương ứng LNTT quý 2/2022 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (-26,4% so với quý 1/2022). VCSC cho rằng sẽ không có thay đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659095510863_VPB_VCSC_2022-07-29.pdf

31.     TPB [Khác]: Chủ động giảm số dư danh mục trái phiếu doanh nghiệp – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/07/2022

  • TPB công bố KQKD nửa đầu năm 2022 với tăng trưởng tín dụng thực tế giảm – 1,7% so với quý trước. Tại thời điểm 30/6/2022, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt +8,7% so với đầu năm do ngân hàng giảm số dư cho vay trái phiếu doanh nghiệp (giảm 4,3 nghìn tỷ đồng hay -16% so với quý trước) và đẩy mạnh đầu tư trái phiếu của các tổ chức tín dụng khác (tăng 2,9 nghìn tỷ đồng hay 11% so với quý trước). Đáng chú ý, điều này không ảnh hưởng tiêu cực đến NIM và lợi suất tài sản trung bình vẫn tăng 31 điểm cơ bản. Cùng với thu nhập tốt từ phí dịch vụ, lãi kinh doanh trái phiếu và hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập với danh mục trái phiếu, ngân hàng đạt 2,2 nghìn tỷ động LNTT, tăng trưởng +37% so với cùng. Lũy kế 6T2022, ngân hàng đạt 3,8 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng 51% ước tính hiện tại của SSI.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659066030738_TPB_SSI_2022-07-29.pdf

32.     STB [Khác – 38,400đ/cp]: STB đạt một dấu mốc mới trong xử lý lãi dự thu – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) công bố KQKD hợp nhất cho 6 tháng đầu năm 2022 với TOI (tổng thu nhập từ HĐKD) là 11,3 nghìn tỷ đồng (+26,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (+8,6% YoY), đạt lần lượt 46,1% và 43,3% dự báo tương ứng cả năm 2022 của VCSC. LNST tăng chủ yếu nhờ (1) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 84,7% YoY, (2) Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 43,9% YoY và (3) Thu nhập ròng khác tăng 4 lần YoY, bị ảnh hưởng một phần bởi (1) thu nhập từ lãi (NII) giảm 13,2% YoY và (2) chi phí dự phòng tăng 99,0% YoY. So với quý trước (QoQ), STB báo cáo LNST quý 2/2022 đạt 804 tỷ đồng, giảm 36,9% (QoQ) và 27,7% YoY, chủ yếu do hoàn nhập lãi dự thu và tăng trích lập dự phòng. VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với dự báo lợi nhuận của VCSC cho STB, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659065385226_STB_VCSC_2022-07-29.pdf

33.     VIB [Khác – 31,700đ/cp]: Các khoản vay nước ngoài hỗ trợ NIM; thu nhập phí dịch vụ thanh toán tăng trưởng tốt – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022

  • Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với LNST đạt 4,0 nghìn tỷ đồng (+27% YoY), hoàn thành 48% dự báo năm 2022 của VCSC. LNST tăng chủ yếu do (1) thu nhập từ lãi (NII) cao hơn 26% YoY bù đắp cho (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) giảm 2,6% YoY, (3) chi phí HĐKD (OPEX) tăng 9,4% YoY và (4) chi phí dự phòng tăng 17,4% YoY. Ngoài ra, LNTT quý 2/2022 là 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 20,4% so với quý trước – QoQ). Nhìn chung, KQKD 6 tháng đầu năm 2022 của VIB phù hợp với dự báo của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659095608581_VIB_VCSC_2022-07-29.pdf

34.     NT2 [MUA – 33,000đ/cp]: Quý 2 rực rỡ khẳng định cho một năm phục hồi  – Báo cáo cập nhật – VNDS – 29/07/2022

  • Doanh thu Q2/22 NT2 tăng 66% svck đạt 2.688 tỷ đồng hỗ trợ bởi mức tăng mạnh cả giá bán (+34% svck) lẫn sản lượng (+24% svck), trong bối cảnh giá khí tăng cao. Do đó, biên LN gộp Q2/22 của công ty cũng được cải thiện 10,7 điểm % lên 15,2% từ mức rất thấp trong Q2/21. Doanh thu tài chính giảm 48% svck với doanh thu tiền gửi giảm mạnh, chi phí tài chính cũng giảm 85% svck do doanh nghiệp đã hoàn tất trả nợ vay dài hạn từ Q2/21. Theo đó, LN ròng Q2/22 tăng mạnh 1.386% svck đạt 365 tỷ đồng, giúp LN ròng 6T22 tăng 276% svck lên mức 524 tỷ đồng, hoàn thành 74% dự phóng của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659095887631_NT2_VNDS_2022-07-29.pdf

35.     DXG [Khác – 44,000đ/cp]: Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 giảm từ mức cơ sở cao; dự án mở bán chậm hơn dự kiến – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022

  • VCSC đã tham dự buổi gặp gỡ NĐT của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (DXG) vào ngày 27/07/2022. Trong buổi gặp mặt, ban lãnh đạo đã công bố lợi nhuận và doanh số bán hàng sơ bộ trong 6 tháng đầu năm 2022 cũng như kế hoạch phát triển dự án trung hạn.
  • LNST sau lợi ích CĐTS sơ bộ 6 tháng đầu năm 2022 giảm 52% so với mức cơ sở cao của 6 tháng đầu năm 2021. Ban lãnh đạo chia sẻ LNST sau lợi ích CĐTS sơ bộ quý 2/2022 đạt 130 tỷ đồng (-56% YoY), chủ yếu do bàn giao tại dự án Gem Sky World (GSW) và St. Moritz. Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần sơ bộ của DXG đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (-46% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 401 tỷ đồng (-52% YoY), lần lượt hoàn thành 38% và 32% dự báo cả năm của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659095387145_DXG_VCSC_2022-07-29.pdf

36.     PVS [Khác – 33,200đ/cp]: Chi phí tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận mảng M&C – Báo cáo phân tích – VCSC – 29/07/2022

  • Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với doanh thu đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (+33,5% YoY) và LNST cốt lõi sau lợi ích CĐTS đạt 180 tỷ đồng (-39,3% YoY) – LNST 6 tháng chỉ hoàn thành 21,4% dự báo cả năm và thấp hơn kỳ vọng của VCSC.
  • VCSC cho rằng tăng trưởng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022 là nhờ vào công việc mới của mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) từ các hợp đồng quốc tế, bao gồm dự án khí Gallaf Giai đoạn 2 & 3 cũng như các dự án điện gió Shwe và Hải Long. Trong khi đó, LNST sau lợi ích CĐTS giảm do chi phí vận chuyển, nhân công và nguyên liệu tăng, dẫn đến giảm biên lợi nhuận gộp mảng M&C trong giai đoạn này.
  • Lợi nhuận gộp mảng M&C 6 tháng đầu năm 2022 giảm 63,9% YoY và hoàn thành 10,8% dự báo cả năm của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659065850891_PVS_VCSC_2022-07-29.pdf

37.     Ngành hàng không [Trung lập]: Triển vọng nửa cuối năm 2022 – Báo cáo ngành – SSI – 29/07/2022

  • Tăng trưởng lợi nhuận nửa cuối năm 2022 được dự phóng cao hơn nửa đầu năm, dựa trên một số nguyên nhân: • Đi lại trong nước có xu hướng hồi phục mạnh: trong tháng 6, sản lượng hành khách nội địa đạt 120-130% mức năm 2019, so với chỉ 16% trong tháng 12/2021, nhờ nhu cầu dồn nén trong 2 năm qua. Năm 2022, khách trong nước ước tính đạt 89 triệu lượt khách (+200% YoY và +20% so với 2019). • Khách quốc tế ước tính tăng dần đến cuối năm đạt 5 triệu lượt khách trong năm nay (15% của mức 2019): trong tháng 6, khách quốc tế chỉ bằng 10% mức trước COVID, tăng từ 5% tại thời điểm cuối năm 2021 do không còn kiểm soát biên giới hay cách ly/ xét nghiệm Covid, Việt Nam cũng là một trong những nước nới lỏng các quy định nhất khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. • Nhu cầu tăng giúp các hãng hàng không chuyển chi phí nhiên liệu cho khách hàng, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ.
  • Tuy nhiên, tăng trưởng lợi nhuận chưa mạnh do khách quốc tế là nguồn lợi nhuận chính của tất cả các công ty trong ngành (sân bay, dịch vụ hàng không, hãng hàng không), và việc nối lại các đường bay quốc tế ước tính diễn ra chậm trong năm, do các thị trường chính như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn chưa mở cửa lại ở nhiều mức độ khác nhau. Do đó, lợi nhuận của cả ngành ước tính tăng mạnh hơn từ năm 2023 trở đi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659066213040_SSI_2022-07-29.pdf

38.     Ngành chế biến thịt [Trung lập]: Giá thịt lợn có khả năng đạt đỉnh vào Q3/22 – Báo cáo ngành – VNDS – 29/07/2022

  • Tính đến ngày 27/07 giá lợn trong nước tăng 19,9% so với tháng trước và 38,6% so với đầu năm. Trong đó, khu vực miền Bắc ghi nhận mức tăng 18,3% so với tháng trước. VNDS cho rằng giá tăng do 1) thiếu hụt nguồn cung ở một số tỉnh do dịch ASF (dịch tả lợn châu Phi) bùng phát trong Q1/22, 2) chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao và 3) tác động từ đà tăng giá lợn ở Trung Quốc. Giá lợn trong nước trung bình đạt 55.800đ/kg trong 7T22 (-22,0% svck).
  • Gần đây, chính phủ đang theo dõi sát diễn biến giá thịt lợn trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng. Giá thịt đóng góp khoảng 4% vào CPI của Việt Nam. VNDS cho rằng với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong 2022, chính phủ sẽ áp dụng một số biện pháp bình ổn trong trường hợp giá thịt lợn tăng quá nhanh. Bên cạnh đó, VNDS chưa nhận thấy dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2022. Do vậy, đà tăng giá gần đây có thể chỉ kéo dài trong ngắn hạn. VNDS kỳ vọng giá heo sẽ đạt đỉnh 80.000đ/kg sau đó hạ nhiệt vào Q4/22, trung bình đạt 65.500đ/kg (+31,8% svck) trong nửa cuối 2022 và 60.000đ/kg (-2,9% svck) trong cả năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1659096178440_VNDS_2022-07-29.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN