TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 25/10 – 29/10/2021

Lượt xem: 1688 | Ngày đăng: 08/11/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 25/10 – 29/10/2021

  1. VHC [ Tích cực – 70,200đ/cp]: Vươn lên mạnh mẽ từ đại dịch – SSI – 25/10/2021
  2. TCB [ Tích cực – 63,300đ/cp ]: Kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng mạnh mẽ – BVSC – 25/10/2021
  3. DGT [ Tích cực – 65,500đ/cp] COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến KQKD Quý 3/2021 – Cập nhật KQKD –BVSC – 25/10/2021
  4. FCN [ Tích cực – 18,400đ/cp ]: Nền móng vững chắc cho 2022 – Báo cáo lần đầu – VNDS – 25/10/2021
  5. IJC [ MUA – 36,300đ/cp ]: Thong thả về đích – Báo cáo cập nhật – MAS – 25/10/2021
  6. NAF [ MUA – 35,800đ/cp ]: Bay cao nhờ EVFTA – Báo cáo lần đầu – MAS – 26/10/2021
  7. PHR [ Tích cực – 71,500đ/cp ] Tỏa sáng sau cơn mưa – Báo cáo lần đầu – VNDS – 25/10/2021
  8. PC1 [ Tích cực – 46,800đ/cp ]: Tập trung vào các dự án điện gió– Báo cáo ngắn – SSI – 26/10/2021
  9. PVD [ Trung lập – 25,100đ/cp ]: Triển vọng dài hạn tươi sáng hơn – Cập nhật công ty – SSI – 19/10/2021
  10. NLG [ Tích cực – 65,000đ/cp ]: Định giá lại quỹ đất – SSI – 27/10/2021
  11. D2D [ MUA – 76,800đ/cp] Tài chính vững mạnh – Báo cáo ngắn – MAS – 26/10/2021
  12. SAB [ MUA – 190,000đ/cp ]: Cập nhật nhanh KQKD Q3/2021 – Giai đoạn khó khăn nhất đã qua – Báo cáo lần đầu – SSI – 28/10/2021
  13. ACB [ Tích cực – 41,940đ/cp ]: Quý 3/2021 đi ngang so với cùng kỳ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 27/10/2021
  14. TPB [ Tích cực – 52,000đ/cp ]: Mạnh mẽ trên mọi mặt – Báo cáo cập nhật – VNDS – 26/10/2021
  15. DHA [ MUA – 76,000đ/cp ] Nguyên liệu của đầu tư công – Báo cáo lần đầu – VNDS – 27/10/2021
  16. KDC [ Tích cực – 69,800đ/cp ]: Ngày trở về của Kido’s Bakery – VNDS – 28/10/2021
  17. CTG [ Trung lập ]: Cập nhật nhanh KQKD Q3/2021 – SSI – Cập nhật công ty – 29/10/2021
  18. DPR [ MUA – 91,000đ/cp] Từ Cao su đến Khu công nghiệp – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/10/2021
  19. BCM [ MUA – 70,800đ/cp ]: Nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam – Báo cáo ngắn – MAS – 28/10/2021
  20. ACB [ Tích cực ]: Q3/21: Lợi nhuận đi ngang so với cùng kỳ – Cập nhật KQKD – VNDS – 28/10/2021

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. VHC [ Tích cực – 70,200đ/cp]: Vươn lên mạnh mẽ từ đại dịch – SSI – 25/10/2021

  • VHC công bố kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng trong Q3, doanh thu thuần đạt 2.231 tỷ đồng (+24% so với cùng kỳ) và LNST cho cổ đông công ty mẹ đạt 255 tỷ đồng (+46% so với cùng kỳ). Lũy kế 9 tháng, VHC đã hoàn thành 74% và 93% chỉ tiêu năm cho doanh thu thuần và LNST. VHC là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có lợi nhuận tốt nhất trong tình hình phong tỏa trong Q3, nhờ nhu cầu hồi phục mạnh mẽ từ thị trường Mỹ và giá bán tăng tốt. Công ty đã duy trì hoạt động ở mức 85-90% công suất bình thường, trong khi duy trì phương án sản xuất 3 tại chỗ và giữ chi phí vận hành ở mức ổn định.
  • VHC đã liên tục chứng tỏ vị thế đầu ngành của mình, và SSI cho rằng cổ phiếu VHC xứng đáng được tăng mức định giá trong vòng 2 năm qua. SSI tăng mức P/E mục tiêu cho các ngành hàng chính của VHC lên 13 lần cho ngành hàng wellness và SGC, và 10 lần cho ngành hàng cá tra (trước đây là 10 lần và 7,5 lần) và sử dụng EPS trượt đến giữa năm 2022 để tính giá mục tiêu. Giá mục tiêu mới cho cổ phiếu là 70.200 đồng/cổ phiếu (tăng từ mức 47.000 đồng/cổ phiếu), tương đương với tiềm năng tăng giá 13,4% và tổng mức sinh lời 16,6%. SSI nâng khuyến nghị từ mức TRUNG LẬP lên KHẢ QUAN.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9241_VHC_SSI_2021-10-22.pdf

2. TCB [ Tích cực – 63,300đ/cp ]: Kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng mạnh mẽ – BVSC – 25/10/2021

  • BVSC ưa thích Techcombank do đây là ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm với mức tăng trưởng kép 10 năm qua là 19,5%/năm. Cùng với đó Techcombank là ngân hàng có văn hóa đổi mới sáng tạo và là ngân hàng tiên phong trong việc tạo ra nhiều dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
  • Techcombank cũng là ngân hàng có hiệu quả hoạt động cao với ROE bình quân 5 năm gần đây lên tới 20,5% với đòn bẩy tài chính thấp nhất trong hệ thống ở mức 6,1 lần. Cùng với đó BVSC đánh giá TCB là ngân hàng hàng đầu về khả năng chống chịu tác động của đại dịch Covid19 cũng như khả năng phục hồi nhanh chóng khi nền kinh tế quay trở lại bình thường. Do đó, Phòng Phân tích khuyến nghị OUTPERFORM đối với TCB với mức giá mục tiêu là 63.300 đ/cp tương ứng với tiềm năng tăng giá là 19,7% so với giá đóng cửa ngày 21/10/2021 là 52.900 đ/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9245_TCB_BVSC_2021-10-22.pdf

3. DGT [ Tích cực – 65,500đ/cp] COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến KQKD Quý 3/2021 – Cập nhật KQKD –BVSC – 25/10/2021

  • Ảnh hưởng nặng nề bởi sự trở lại của COVID-19 tại Việt Nam, GDT đã công bố KQKD Quý 3/2021 ảm đạm: Doanh thu đạt 32,6 tỷ (-69,4% YoY) và LNST đạt 5,7 tỷ -73,9% YoY). Doanh thu lũy kế 9M21 đạt 247,2 tỷ (-10,6% YoY) và LNST đạt 43 tỷ (-17,3% YoY); hoàn thành 54%/50% kế hoạch doanh thu/ LNST năm 2021 của Công ty.
  • Doanh thu Quý 3/2021 giảm mạnh 69,4% YoY xuống 32,6 tỷ (-71,6% QoQ), các quy định cách ly xã hội do COVID-19 là nguyên nhân chính, dẫn đến việc ngừng sản xuất và môi trường tiêu thụ nội địa đình trệ. Điều đó có nghĩa rằng, xuất khẩu đóng góp phần lớn doanh thu Quý 3.
  • BLN gộp Quý 3/2021 giảm mạnh xuống 27% (-1,7 điểm % QoQ; -5,1 điểm % YoY), chủ yếu do: (1) Việc ngừng sản xuất không thể tối ưu hóa chi phí cố định; và (2) Lạm phát chi phí nhân công, trong đó Công ty hỗ trợ công nhân và các chi phí liên quan đến COVID-19, chẳng hạn như xét nghiệm nhằm tuân thủ chính sách “3 tại chỗ” tại nhà máy Bình Dương, được hoạt động lại vào đầu Tháng 9.
  • Đến cuối Quý 3/2021, tổng tài sản của GDT là 382,2 tỷ; trong đó, tiền mặt và tiền gửi ngân hàng vẫn dồi dào với tổng giá trị 130 tỷ (chiếm 34% tổng tài sản). Nợ ngắn hạn được quản lý tốt, giảm từ 62,8 tỷ vào đầu năm xuống còn 54,7 tỷ trong Quý 3, GDT duy trì không có nợ dài hạn. Đòn bẩy tài chính vẫn ở mức thấp với tỉ lệ D/E là 0,19 lần và D/A là 0,14 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9244_GDT_BVSC_2021-10-22.pdf

4. FCN [ Tích cực – 18,400đ/cp ]: Nền móng vững chắc cho 2022 – Báo cáo lần đầu – VNDS – 25/10/2021

  • VNDS ưa thích FCN nhờ: (1) Được thành lập từ năm 2004, FCN là một trong những công ty nội địa hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp nặng với chuyên môn sâu về nền móng. VNDS kỳ vọng hoạt động xây dựng của FCN sẽ phục hồi trong năm 2022-23 nhờ dòng vốn đầu tư công và FDI mạnh mẽ. (2) VNDS nhận thấy FCN đang tham gia nhiều hơn vào các dự án NLTT với hoạt động xây dựng tại 5 nhà máy điện gió lớn và 2 nhà máy khác trong danh mục đầu tư. Công ty cũng đặt mục tiêu đầu tư vào 7 nhà máy NLTT với tổng công suất 1,000MW. (3) VNDS kỳ vọng kế hoạch phát hành riêng lẻ của FCN sẽ được thực hiện trong năm ay, giúp công ty cải thiện bảng cân đối kế toán..
  • Giá mục tiêu của VNDS dựa trên phương pháp định giá từng phần cho mảng xây dựng và hai nhà máy NLTT (Vĩnh Hảo 6 và Quốc Vinh – Sóc Trăng). Đối với mảng xây dựng, VNDS sử dụng phương pháp DCF 5 năm với WACC 11,2%. Trong khi mảng NLTT sẽ sử dụng phương pháp DCF 10 năm với WACC trung bình là 11,3%, dựa trên ước tính của công ty về tiến độ đưa các nhà máy vào hoạt động.
  • Đối với khoản Đầu tư vào công ty liên kết và Lợi ích cổ đông thiểu số, VNDS sử dụng ghi nhận giá trị sổ sách tại ngày 30/06/2021. Do đó, giá mục tiêu của VNDS là 18.400 đồng/cp, tương ứng với khuyến nghị Khả quan cho FCN.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9243_FCN_VNDS_2021-10-22.pdf

5. IJC [ MUA – 36,300đ/cp ]: Thong thả về đích – Báo cáo cập nhật – MAS – 25/10/2021

  • Kết thúc 9T2021, IJC ghi nhận 2.339 tỷ đồng doanh thu (+27,1% CK) và 691 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (LNTT, +151% CK). Lợi nhuận sau thuế (LNST) tương ứng đạt gần 554 tỷ đồng, tăng cao gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước, EPS đạt 2.519 đồng. So với kế hoạch năm, IJC đã hoàn thành lần lượt 76% kế hoạch doanh thu và 87% kế hoạch LNTT. Trong Q3/2021, biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng trong gần như toàn bộ thời gian, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bất động sản, tuy nhiên IJC vẫn ghi nhận gần 250 tỷ đồng doanh thu từ bất động sản và có phát sinh dòng tiền vào.
  • Kế hoạch đầu tư quỹ đất mới của IJC vẫn đang được thực hiện theo tiến độ. Trong Q3/2021, công ty đã chi ra hơn 380 tỷ đồng để mua lại quỹ đất dự án khu tái định cư Hòa Lợi. Theo kế hoạch, đây là dự án được công ty thực hiện trong giai đoạn từ 2022 trở đi.
  • Trong kỳ báo cáo, IJC đã thực hiện chi trả 326 tỷ đồng cổ tức (tỷ lệ 15% vốn) cho cổ đông, việc này dẫn đến dòng tiền tài chính bị thâm hụt và công ty phải vay thêm 146 tỷ đồng để bù đắp. Nhìn chung, IJC vẫn đang có dòng tiền tốt ngay cả trong giai đoạn giãn cách xã hội.
  • Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bình Dương vào ngày 02/10/2021 đã có văn bản chỉ đạo về việc tổ chức lại việc thu phí đường bộ tại các dự án BOT trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ Q4 trở đi IJC sẽ được tiến hành thu phí trở lại dự án BOT QL13. Ngoài việc mang lại nguồn doanh thu hơn 65 tỷ đồng mỗi quý (trung bình 6T2021), quan trọng hơn hoạt động này sẽ mang lại dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9268_IJC_MAS_2021-10-25.pdf

6. NAF [ MUA – 35,800đ/cp ]: Bay cao nhờ EVFTA – Báo cáo lần đầu – MAS – 26/10/2021

  • MAS phát hành báo cáo lần đầu cho cổ phiếu NAF với khuyến nghị MUA và giá mục tiêu 35.800 đồng. Giá mục tiêu được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số 22.0x (Trung bình lịch sử 1 năm) áp dụng trên EPS điều chỉnh năm 2022.
  • NAF là nhà sản xuất nước ép chanh leo cô đặc lớn nhất Việt Nam và chiếm 7% thị phần nước ép chanh leo toàn cầu. Bên cạnh đó, mảng hoa sản xuất hoa quả sấy khô, sấy dẻo của công ty cũng đang phát triển rất nhanh chóng sau khi được đưa vào kinh doanh từ năm 2020.
  • NAF mới đây công bốkết quả DT và LNST Q3/2021 khả quan, đạt 412 tỷ đồng và 20,5 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 48% và 52% so với CK. Đây là mức tăng trưởng cao trong điều kiện các nhà máy của công ty buộc phải thực hiện cách ly từ cuối tháng 7/2021 do ảnh hưởng của làn sóng Covid-19 lần thứ tư tại Việt Nam.
  • Tính chung 9T2021, NAF đã đạt tổng DT, LNST lần lượt là 1.205 tỷđồng và 61 tỷđồng với mức tăng trưởng 32% và 19,1% so CK. Hoàn thành tương ứng 80% kế hoạch DT và 80% kế hoạch LNST 2021. Biên LNR 9T2021 giảm nhẹ 0,6 điểm phần trăm so CK xuống 5.0% do các chi phí gia tăng liên quan đến phòng chống dịch bệnh và vận tải. Ước tính, cả 3 nhóm sản phẩm chính của NAF đều có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 9T2021. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nước ép tăng 37%, sản phẩm sấy tăng 10% và cây giống tăng 45% so CK nhờ nhu cầu thế giới phục hồi sau khi vaccine Covid-19 được phổ biến trên toàn cầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9267_NAF_MAS_2021-10-26.pdf

7. PHR [ Tích cực – 71,500đ/cp ] Tỏa sáng sau cơn mưa – Báo cáo lần đầu – VNDS – 25/10/2021

  • PHR là nhà sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ ba trong các doanh nghiệp niêm yết cùng ngành, sở hữu diện tích vườn cây cao su hơn 14.500ha tại Việt Nam và 8.000ha tại Campuchia. PHR đặt mục tiêu chuyển đổi hơn 5.600ha quỹ đất cao su thành khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương, để nắm bắt nhu cầu thuê đất KCN đang ngày càng tăng tại các tỉnh phía Nam, được thúc đẩy bởi xu hướng dịch chuyển sản xuất với chiến lược “Trung Quốc+1”.
  • VNDS kỳ vọng PHR có thể nhận 898 tỷ đồng tiền bồi thường và hỗ trợ tái định cư cho 691ha tại KCN VSIP 3 trong 2022, giúp LN ròng năm 2022 tăng mạnh mẽ 161,1% svck. Bên cạnh đó, trong số 5.600ha chuyển đổi thành KCN, VNDS cho rằng có 4 KCN tiềm năng (tương đương 2.600ha) có thể khai thác trong 3 năm tới. Từ đó, VNDS dự báo doanh thu mảng KCN của PHR đạt 521 tỷ đồng (+702,2% svck) trong năm 2023 và 1.109 tỷ đồng (+112,6% svck)/1.799 tỷ đồng (+62,2% svck) trong 2024-25.
  • Tại Bình Dương, PHR có 6.530ha diện tích vườn cây khai thác và 5.969ha diện tích kiến thiết cơ bản (KTCB) vào cuối 2020. Hầu hết vườn cây KTCB có thể đưa vào khai thác trong 2022-25. Cùng với 7.664ha diện tích khai thác tại Kampong Thon và sự hỗ trợ từ giá cao su tự nhiên tăng mạnh do nhu cầu toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng mạnh và thiếu hụt nguồn cung, VNDS dự báo doanh thu mảng cao su tự nhiên của PHR sẽ đạt tăng trưởng kép (CAGR) là 10,0% với CAGR sản lượng tiêu thụ là 8,7% trong 2021-25.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9263_PHR_VNDS_2021-10-26.pdf

8. PC1 [ Tích cực – 46,800đ/cp ]: Tập trung vào các dự án điện gió– Báo cáo ngắn – SSI – 26/10/2021

  • Theo ước tính của SSI, nếu không gồm thu nhập bất thường từ phần định giá lại CTCP Tấn Phát trong Q2/2021, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) có thể tăng 16% so với cùng kỳ trong 2022 (559 tỷ đồng) – nhờ 3 dự án điện gió lớn (Liên Lập, Phong Nguyên và Phong Huy). PC1 cũng có tăng trưởng NPATMI dài hạn trong 2023 (+40% so với cùng kỳ) nhờ dự án Vĩnh Hưng và Bắc Từ Liêm và dự án niken mới của Tấn Phát.
  • SSI khuyến nghị KHẢ QUAN và giá mục tiêu 1 năm là 46.800 đồng/cp (tiềm năng tăng 13,3%) đối với PC1. Dự án thủy điện 81MW dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ 2024 – 2026, giúp tăng tổng công suất thủy điện lên 283 MW đến năm 2026 – từ mức 168 MW năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9271_PC1_SSI_2021-10-26.pdf

9. PVD [ Trung lập – 25,100đ/cp ]: Triển vọng dài hạn tươi sáng hơn – Cập nhật công ty – SSI – 19/10/2021

  • Bất chấp sự sụt giảm cả về sản lượng tiêu thụ khí khô (-26% svck) và sản lượng LPG (-10% svck) trong Q3/21 do sự bùng phát của biến thể Delta, doanh thu Q3/21 của GAS vẫn tăng trưởng 16,3% svck lên 18.543 tỷ đồng chủ yếu nhờ giá năng lượng tăng vọt, trong đó giá dầu FO Singapore và giá LPG tham chiếu lần lượt tăng 66,1% svck và 82,4% svck.
  • Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt tự nhiên đang thiếu hụt dẫn đến giá khí đốt tăng cao trên toàn cầu, dầu thô sẽ được xem như một trong những giải pháp thay thế khả thi nhất. VNDS kỳ vọng đây sẽ là động lực tăng giá tiềm năng cho thị trường dầu mỏ cho đến năm sau.
  • VNDS giảm 8,8% dự phóng EPS 2021 để phản ánh tốc độ phục hồi chậm hơn dự kiến trong 9T21 do biến thể Delta đã ảnh hưởng đến sản lượng bán khí khô cho các nhà máy điện. Tuy nhiên, VNDS vẫn lạc quan về triển vọng của GAS trong 2021-23, đặc biệt là khi sản lượng tiêu thụ khí khô dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2022 kết hợp với môi trường giá năng lượng cao. Nhìn chung, VNDS kỳ vọng LN ròng của GAS sẽ tăng 21,2% svck trong năm 2021, sau đó tiếp tục tăng trưởng lần lượt là 25,1%/10,9% svck trong năm 2022-23.
  • VNDS nâng giá mục tiêu lên 130.800 đồng chủ yếu do điều chỉnh tăng P/E mục tiêu 2022 từ 17,3x lên 21,4x nhờ vào: (1) giá dầu tăng và (2) Kho cảng LNG Thị Vải dự kiến đóng góp từ nửa cuối 2022. Do đó, VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan đối với GAS. Động lực tăng giá là giá dầu cao hơn. Rủi ro giảm giá đến từ giá dầu thấp hơn dự kiến và sự chậm trễ trong các dự án cơ sở hạ tầng năng lượng trọng điểm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9282_GAS_VNDS_2021-10-27.pdf

10. NLG [ Tích cực – 65,000đ/cp ]: Định giá lại quỹ đất – SSI – 27/10/2021

  • SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu NLG, chủ yếu đến từ việc đánh giá lại quỹ đất và kế hoạch mở bán đầy tham vọng của công ty trong giai đoạn 2021-2025. SSI cũng nâng 23% giá mục tiêu kể từ báo cáo gần đây lên 65.000 đồng/cổ phiếu, trong đó đã cập nhật giả định giá bán trung bình cao hơn kỳ vọng từ các dự án lớn của NLG. Tại các tỉnh phía Nam, mặc dù có ảnh hưởng dịch Covid nhưng nhu cầu từ người mua nhà/nhà đầu tư vẫn tăng mạnh do lãi suất thấp và các dự án bất động sản hưởng lợi từ việc phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của Southgate (từ 50% lên khoảng 60% -65%) sẽ hỗ trợ cho giá cổ phiếu..
  • KQKD Q3/2021: Mặc dù tổng doanh thu Q3 giảm 78% so với cùng kỳ chủ yếu do thiếu hoạt động bàn giao bật động sản, LNST vẫn tăng +813% so với cùng kỳ do ghi nhận khoản lãi tài chính 361 tỷ đồng từ hợp nhất dự án Southgate. Lũy kế 9T2021, LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) đạt 709 tỷ đồng (+240% so với cùng kỳ), hoàn thành 62% kế hoạch cả năm.
  • Năm 2021, SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu để phản ánh việc tạm hoãn hoạt động bàn giao các căn hộ tại dự án Akari do dịch bệnh. Tuy nhiên, SSI duy trì ước tính NPATMI nhờ khoản thu nhập tài chính/thu nhập khác liên quan đến việc đánh giá lại dự án Waterfront và Southgate lần lượt trong Q1 và Q3. Cụ thể, SSI ước tính tổng doanh thu đạt 2 nghìn tỷ đồng doanh thu (-10% so với cùng kỳ) và NPATMI đạt 1,1 nghìn tỷ đồng (+28% so với cùng kỳ).
  • Năm 2022, SSI tiếp tục duy trì ước tính NPATMI đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+11% so với cùng kỳ) do lượng doanh số mở bán lũy kế tích cực trong Q3/2021. Tại mức giá hiện tại, NLG đang giao dịch với hệ số P/E và P/B 2022 lần lượt là 14,2x và 1,9x.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9269_NLG_SSI_2021-10-27.pdf

11. D2D [ MUA – 76,800đ/cp] Tài chính vững mạnh – Báo cáo ngắn – MAS – 26/10/2021

  • D2D là doanh nghiệp hoạt động chính ở khu vực Đồng Nai với các mảng kinh doanh chính: đầu tư kinh doanh bất động sản, khu công nghiệp, khu dân cư, đầu tư kinh doanh chợ.
  • 9 tháng năm 2021, doanh thu và lãi ròng 344 tỷ và 194 tỷ đồng, lần lượt tăng 62% và 5,4% so với cùng kỳ: 1) doanh thu dự án khu dân cư Lộc An chiếm đến 293 tỷ đồng, tăng 84% cùng kỳ; 2) mảng cho thuê hạ tầng khu công nghiệp ở mức 43 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ; 3) doanh thu tài chính chỉ đạt 33 tỷ đồng, giảm 73% cùng kỳ do công ty tăng đầu tư, giảm khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn.
  • D2D là doanh nghiệp bất động sản, khu công nghiệp sở hữu cơ cấu tài chính lành mạnh không có nợ vay. Lượng tiền gửi ngân hàng lên đến hơn 700 tỷ, tương đương 73% vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền ổn định duy trì quanh mức 25% – 35% trong nhiều năm.
  • Doanh thu và lãi ròng năm 2021 dự báo ở mức 501 tỷ và 283 tỷ đồng, tăng 40,3% và 5,5% cùng kỳ, chủ yếu đóng góp từ dự án Lộc An. Năm 2022, dự báo doanh thu và lãi ròng ở mức 552 tỷ đồng và 318 tỷ đồng, tăng 10,1% và 12,5% cùng kỳ nhờ: 1) Một số dự án mới kỳ vọng đóng góp cho năm 2022 trở đi: dự án 45 căn nhà liền kề Bửu Long, dự án khu công nghiệp và nhà xưởng cho thuê tại KCN Châu Đức, dự án KDC phường Thống Nhất, …; 2) doanh thu tài chính tăng 25,7%, đạt 55 tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9286_D2D_MAS_2021-10-27.pdf

12. SAB [ MUA – 190,000đ/cp ]: Cập nhật nhanh KQKD Q3/2021 – Giai đoạn khó khăn nhất đã qua – Báo cáo lần đầu – SSI – 28/10/2021

  • Dựa trên KQKD Q3/2021, SSI điều chỉnh lại giả định và giảm ước tính đối với SAB do Chính phủ đã mở cửa kinh tế trở lại trong tháng 8 (link). Năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 25,2 nghìn tỷ đồng (-9,8% YoY) và 4,3 nghìn tỷ đồng (-13,6% YoY), tương ứng giảm -17,2% ước tính lợi nhuận ròng. Năm 2022, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng đạt 29,9 nghìn tỷ đồng (+18,7% YoY) và 4,9 nghìn tỷ đồng (+15,2% YoY), tương ứng giảm -14,8% ước tính lợi nhuận ròng. Mặc dù chi phí nguyên liệu thô và giá mạch nha (malt) tiếp tục tăng, SSI nhận thấy việc chốt giá đầu vào và mua sắm chung với Thaibev sẽ tiếp tục giảm thiểu rủi ro này. Do đó, SSI giảm nhẹ ước tính biên lợi nhuận gộp 2022 từ 30,4% còn 30,2%. Trong khi đó, tỷ lệ chi phí SG&A/ doanh thu có thể ở mức cao là 14%, do chi phí quảng cáo và khuyến mãi tiếp tục tăng để cạnh tranh sản phẩm.
  • Do điều chỉnh ước tính, SSI điều chỉnh giá mục tiêu 1 năm đối với SAB là 190.000 đồng/cp (ước tính cũ là 183.000 đồng), tương ứng PE mục tiêu là 28x (từ 25x), sử dụng phương pháp DCF. Do SAB đã tạm thời giành lại thị phần trong thời gian giãn cách xã hội, còn quá sớm để kết luận vị trí dẫn đầu thị trường sẽ được duy trì. Tuy nhiên, SSI cho rằng cổ phiếu xứng đáng được định giá lại do: (i) SSI cho rằng nhu cầu phục hồi mạnh từ tháng 11 sau giai đoạn giãn cách xã hội; và (ii) SAB có thể tận dụng thế mạnh kênh on-trade (bán tại cửa hàng) và mạng lưới phân phối để bắt kịp tăng trưởng sản lượng tiêu thụ nhanh hơn, do người dân bắt đầu ăn uống tại nhà hàng trở lại.
  • Ở mức giá 164.600 đồng/cp, SAB đang giao dịch tại PE 2021 và 2022 là 27,5x và 23,9x, tương đối hấp dẫn so với PE trung bình lịch sử là 34x. SSI khuyến nghị MUA cổ phiếu với tiềm năng tăng giá 15,4%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9289_SAB_SSI_2021-10-28.pdf

13. ACB [ Tích cực – 41,940đ/cp ]: Quý 3/2021 đi ngang so với cùng kỳ – Báo cáo cập nhật – BVSC – 27/10/2021

  • Gần đây, ACB đã công bố Báo cáo tài chính hợp, LNTT Quý 3/2021 đạt 2.615,6 tỷ (+0,9% YoY) trong bối cảnh COVID-19 tái diễn tồi tệ nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Kết quả thấp hơn một chút so với ước tính của BVSC là 2.719 tỷ (+4,9% YoY). Lũy kế, LNTT 9 tháng đầu năm 2021 của ACB tăng trưởng mạnh 39,9% YoY lên 8.968 tỷ, đạt 85,0% kế hoạch của Ngân hàng và tương đương 71,9% dự báo của BVSC trong Cập nhật gần nhất.
  • Tăng trưởng tín dụng của ACB giảm tốc xuống 331 nghìn tỷ (-1,5% QoQ; +8,0% YTD), cao hơn một chút so với mức 7,2% của toàn ngành. Theo Ban lãnh đạo, cho vay khách hàng đang có dấu hiệu tăng trở lại sau khi giảm tốc trong 3 tháng vừa qua. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu sẽ tối ưu hết hạn mức tín dụng năm 2021 hiện tại là 13,5%, điều này cho thấy ACB còn dư địa để tăng tín dụng mạnh mẽ trong Quý 4. Để thực hiện, Ngân hàng đang đưa ra một số chương trình với lãi suất hấp dẫn, trong đó dự định sẽ hi sinh khoảng 500 tỷ thu nhập từ lãi, không chỉ hỗ trợ khách hàng hiện tại mà còn phát triển hơn nữa cơ sở khách hàng, hỗ trợ ACB tăng trưởng ở tương lai.
  • ACB đóng cửa tại mức giá 31.400 đồng/cổ phiếu vào ngày 27/10/2021, giao dịch tại mức P/B năm 2021 là 1,9x và năm 2022 là 1,5x, không hề đắt so với mức P/B lịch sử trung bình 5 năm gần nhất là 1,93x và mức sinh lợi ROE dự kiến duy trì bền vững trên 20% tính đến cuối năm 2026. BVSC duy trì khuyến nghị Outperform; nhưng đang xem xét lại dự báo và giá mục tiêu.
  • ACB duy trì là cổ phiếu ưu thích của BVSC với: (1) Nền tảng ngân hàng bán lẻ ưu việt, (2) Chất lượng tài sản tốt, (3) Lợi suất sinh lời cao và bền vững; và (4) Ban lãnh đạo thận trọng trong việc quản lý chất lượng tài sản qua việc chủ động trích lập dự phòng, hỗ trợ triển vọng tăng trưởng trong những năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9291_ACB_BVSC_2021-10-28.pdf

14. TPB [ Tích cực – 52,000đ/cp ]: Mạnh mẽ trên mọi mặt – Báo cáo cập nhật – VNDS – 26/10/2021

  • VNDS thích TPB với mục tiêu đầu tư dài hạn, do: i) Livebank đưa TPB dẫn đầu làn sóng ứng dụng Fintech; ii) Năng lực mở rộng cho vay mạnh nhờ tiếp. (1) Vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng số giúp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng trẻ và khả năng cho vay của TPB mặc dù ngân hàng có mạng lưới mỏng. (2) Chất lượng tài sản vững chắc với nguồn dự phòng dồi dào giúp đảm bảo lợi nhuận ngân hàng. Cuối Q2/21, TPB duy trì trong nhóm 5 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp nhất và tỷ lệ bao nợ xấu (LLR) cao nhất. (3) VNDS kỳ vọng ngân hàng duy trì mức tăng trưởng kép lợi nhuận ròng cao ở mức 24% cho giai đoạn 2022-23 .
  • Giá mục tiêu của VNDS là 52.000đ/cp dựa trên định giá thu nhập thặng dư (Chi phí vốn: 14%, tăng trưởng dài hạn: 3%) và P/BV 2022 ở mức 2x, với tỷ trọng bằng nhau. TPB hiện đang giao dịch ở mức 2x P/B cho năm 2021, bằng với mức trung bình ngành, phản ánh tỷ lệ ROE tương đương. Vì vậy, VNDS duy trì áp dụng hệ số P/B mục tiêu ở mức 2x và luân chuyển sử dụng giá trị sổ sách 2022. Tiềm năng tăng giá bao gồm NIM cải thiện tốt hơn dự báo và/hoặc tín dụng tăng cao hơn kỳ vọng. Rủi ro giảm giá đến từ nợ xấu tăng cao hơn dự báo do ảnh hưởng của đại dịch.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9290_TPB_VNDS_2021-10-26.pdf

15. DHA [ MUA – 76,000đ/cp ] Nguyên liệu của đầu tư công – Báo cáo lần đầu – VNDS – 27/10/2021

  • DHA cung cấp sản phẩm chính vật liệu xây dựng: dùng trộn bê tông xây nhà, làm cầu, cống, công trình giao thông, thủy lợi, … Các sản phẩm được khai thác và sản xuất tại 3 mỏ đá chính.
  • Mỏ Núi Gió: thời gian khai thác tới năm 2038, tổng dự trữ còn lại đạt 4,2 triệu m3 + Mỏ Tân Cang 3: khai thác tới năm 2027, còn lại đạt 2,8 triệu m3 + Mỏ Thạnh Phú 2: khai thác tới năm 2028, còn lại đạt 6,1 triệu m3.
  • Doanh thu thuần quý 3/2021 đạt 67,5 tỷ (-35,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 17,1 tỷ (- 31,2% YoY). Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần đạt 234 tỷ (-15,8 % YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 56,6 tỷ (-16,1% YoY): 1) Sản lượng bán hàng giảm mạnh trong quý 3 với mức giảm 251.624 m3 đá các loại: 2) Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 18% YoY; 3) Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 33,2% xuống Trong cơ cấu doanh thu 9 tháng năm 2021, doanh thu từ mỏ Thạnh Phú 2 đạt 114 tỷ đồng, chiếm 49% tổng doanh thu. Tân Cang 3 mang về hơn 81 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% tổng doanh thu, còn lại là từ Núi Gió.
  • Với kỳ vọng hoạt động phục hồi, cũng như các gói đầu tư công hỗ trợ của Chính phủ từ quý 4/2021, MAS dự phóng doanh thu thuần năm 2021 đạt 356 tỷ (-7% YoY) và lợi nhuận sau thuế ở mức 90 tỷ đồng (-8,6 % YoY); 1) Sản lượng cả năm 2021 đạt xấp xỉ 2,2 triệu m3 (-12% YoY); 2) Doanh thu tài chính tăng 10%YoY; 3) Biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 31,8% lên mức 32%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9293_DHA_MAS_2021-10-28.pdf

16. KDC [ Tích cực – 69,800đ/cp ]: Ngày trở về của Kido’s Bakery – VNDS – 28/10/2021

  • VNDS đánh giá cao KDC vì (1) vị trí dẫn đầu trong thị trường dầu ăn và kem giúp công ty tăng trưởng trên sự phát triển của ngành F&B; (2) Trở về kinh doanh ngành bánh kẹo vốn là thế mạnh truyền thống của KDC từ khi thành lập; (3) kết quả hoạt động 9T/21 cao hơn mong đợi nâng cao niềm tin của VNDS về triển vọng của công ty. VNDS kỳ vọng lợi nhuận của KDC sẽ tăng trưởng mạnh mẽ 168,0% svck trong năm 2021 và tăng trưởng kép 17,5% trong giai đoạn 2022-23.
  • VNDS duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu là 69.800 đồng dựa trên trung bình giữa định giá chiết khấu dòng tiền 10 năm và định giá P/E. – VNDS nâng định giá P/E thêm 7,5% lên 70.510 đồng sau khi chuyển sang EPS trung bình năm 2022-23. Tuy nhiên, VNDS hạ P/E mục tiêu xuống mức 25,0 lần so với mức 30,0 lần trước đây vì VNDS cho rằng mức định giá nên được điều chỉnh về mức bình thường sau quá trình M&A và tái cơ cấu của tập đoàn KDC trong giai đoạn 2020-21. VNDS nâng định giá chiết khấu dòng tiền thêm 7,2% lên 68,954 đồng / cổ phiếu dựa trên việc chuyển định giá sang năm 2022 và tăng lợi nhuận ròng năm 2022/23.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9302_KDC_VNDS_2021-10-28.pdf

17. CTG [ Trung lập ]: Cập nhật nhanh KQKD Q3/2021 – SSI – Cập nhật công ty – 29/10/2021

  • Chi phí dự phòng tiếp tục ảnh hưởng đến lợi nhuận trong Q3/2021. Mặc dù lợi nhuận trước dự phòng (PPOP) đạt 8,6 nghìn tỷ đồng (+11% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 3 nghìn tỷ đồng (+5,4% so với cùng kỳ), do chi phí tín dụng vẫn ở mức cao 2,1% . Tuy nhiên, lũy kế 9T2021, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng trưởng mạnh +34% so với cùng kỳ, đạt 13,9 nghìn tỷ đồng. Điều này chủ yếu là do mức tăng trưởng vượt trội trong Q1/2021.
  • Tăng trưởng tín dụng giảm tốc, tăng +6,5% so với đầu năm (hay +0,7% so với quý trước) do cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn giảm -3,5% so với cùng kỳ. Trong khi đó, cho vay khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn duy trì ổn định, lần lượt tăng +1,3%, +2,1% và +6,3% so với đầu năm theo tính toán của SSI.
  • NIM giảm thêm -41 điểm cơ bản so với quý trước xuống 2,8%. Điều này đã được kỳ vọng trước do các chương trình cắt giảm lãi suất cho vay đối với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Lãi suất cho vay bình quân trong Q3/2021 là 6,84% (-46 điểm cơ bản so với quý trước).
  • Chất lượng tài sản suy giảm trong khi chi phí tín dụng vẫn tăng. Nợ xấu mới hình thành vẫn tăng trong quý ở mức 6,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 0,6% tổng dư nợ vào cuối Q2), giảm so với mức 7,9 nghìn tỷ đồng trong Q2 (tương đương 0,8% tổng dư nợ vào cuối Q1). Theo đó, tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,67% (so với 1,34% vào cuối Q2). Đáng chú ý, nợ Nhóm 4 tăng mạnh thêm 10,4 nghìn tỷ đồng (+859% so với quý trước).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9307_CTG_SSI_2021-10-29.pdf

18. DPR [ MUA – 91,000đ/cp] Từ Cao su đến Khu công nghiệp – Báo cáo cập nhật – SSI – 29/10/2021

  • SSI khuyến nghị lần đầu đối với cổ phiếu DPR là MUA, với giá mục tiêu 1 năm là 91.000 đồng/cp – tương ứng mức sinh lời 17,5% (bao gồm 4% tỷ suất cổ tức). SSI nhận thấy tiềm năng đáng kể từ quỹ đất lớn của DPR, có thể chuyển sang đất khu công nghiệp – đây là một cơ hội lớn cho công ty để khai thác giá trị và doanh thu trong tương lai. Nhu cầu KCN tăng rõ rệt tại Bình Phước, đặc biệt khi dự án đường cao tốc nối TP.HCM – Bình Dương (Thủ Dầu Một) – Bình Phước (Chơn Thành) hoàn thành vào năm 2025. Giá thuê KCN tại Bình Dương tăng 50% từ 2019 đến nay (từ mức 80 USD/m2 năm 2019 lên 120 USD/m2 năm 2021). Dự án cao tốc hành thành có thể giúp tăng giá thuê tại Bình Phước.
  • Ngoài ra, giá thuê tại Bình Phước thấp hơn 54%-59% so với Bình Dương (55-65 USD/m2 tại Bình Phước so với 120-160 USD/m2 tại Bình Dương) khiến các KCN ở Bình Phước trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, SSI cho rằng mảng kinh doanh truyền thống là cao su của DPR sẽ tiếp tục hưởng lợi từ giá thị trường tăng trong ngắn hạn. Ngoài ra, thu nhập từ thanh lý cây cao su sẽ đạt tăng trưởng 2 con số trong 2021-2022 nhờ nhu cầu xuất khẩu đồ nội thất hồi phục. Năm 2021, SSI ước tính lợi nhuận tăng 28% so với cùng kỳ nhờ giá cao su thuận lợi và thu nhập từ thanh lý cây cao su tăng. Năm 2022, SSI cho rằng DPR sẽ ghi nhận thu nhập bồi thường đất là 317 tỷ đồng – giúp lợi nhuận tăng 100% so với cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9308_DPR_SSI_2021-10-29.pdf

19. BCM [ MUA – 70,800đ/cp ]: Nhà phát triển khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam – Báo cáo ngắn – MAS – 28/10/2021

  • Là một trong số những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất KCN lớn nhất Việt Nam. Tổng quy mô các dự án do BCM quản lý (bao gồm các liên doanh VSIP – BCM sở hữu 49% và BW – sỡ hữu 30%) lên đến 15.000 ha. Ngoài ra BCM còn sở hữu gần 1.000 ha đất đô thị dự án Thành phố mới Bình Dương. BCM hiện có hệ sinh thái hoàn thiện giữa KCN – dịch vụ và đô thị. Các khu công nghiệp cũ của Becamex đều có tỉ lệ lấp đầy gần 100%, trong khi các khu công nghiệp mới như KCN Bàu Bàng (2015) và KCN Bàu Bàng mở rộng (2017) mới đi vào khai thác cũng đang thu hút đầu tư và hiện có tỷ lệ lấp đầy lần lượt 88% và 37%. Tổng quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê của BCM hiện nay đạt khoảng 710 ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Bình Dương, điểm nóng trong thu hút FDI từ trước đến nay.
  • Kết quả kinh doanh nửa đầu năm và triển vọng 6T cuối 2021. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2021 BCM đạt 3.036 tỷ đồng doanh thu (-17% CK). Nhờ chi phí vốn giảm sâu nên lợi nhuận gộp đã đạt 1.306 tỷ đồng. Cộng thêm 614 tỷ đồng lãi từ các công ty liên doanh liên kết, công ty ghi lãi trước thuế 1.050 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tương ứng đạt 974 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 49,6% so với nửa đầu năm 2020, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 929 tỷ đồng. Nửa cuối năm 2021, dù trải qua giai đoạn bùng phát dịch trong quý 3 nhưng MAS kỳ vọng BCM sẽ ghi nhận thêm 5.265 tỷ đồng doanh thu và 2.037 tỷ đồng LNST. Tính cả năm 2021, công ty có thể đạt 8.675 tỷ đồng doanh thu (+33,4 CK) và 2.965 tỷ đồng LNST (+49,4% CK). Hiện nay BCM đang trong giai đoạn đầu tư mới nhiều dự án lớn thông qua việc liên doanh hợp tác lơn với các đối tác lớn như (Warburg Pincus, tập đoàn NTT East, Tokyu…) cùng với nhiều dự án lớn đang triển khai, triển vọng trong những năm tiếp theo của BCM rất khả quan.
  • MAS sử dụng phương phương pháp so sánh P/B làm phương pháp chính để định giá BCM, trong đó các DN được so sánh là: SZC, VGC, IDC hiện có mức P/B trung bình 4,7 lần, do đó mức giá mục tiêu của BCM là 70.800 đ/cp, cao hơn giá đóng cửa ngày 28/10/2021 là 32,8% và khuyến nghị MUA với BCM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9305_BCM_MAS_2021-10-29.pdf

20. ACB [ Tích cực ]: Q3/21: Lợi nhuận đi ngang so với cùng kỳ – Cập nhật KQKD – VNDS – 28/10/2021

  • TN lãi thuần (NII) Q3/21 tăng 24,4% svck nhờ dư nợ vay tăng 13,1% svck và biên lãi suất (NIM) tăng 23 điểm cơ bản svck. Tuy nhiên, NIM quy đổi cả năm trong Q3/21 bắt đầu giảm sv quý trước do giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Lợi suất tài sản giảm 58 điểm cơ bản sv quý trước xuống còn 7, quy đổi cả năm trong Q3/21 giảm 56 điểm cơ bản sv quý trước xuống còn 3,9%.
  • TN ngoài lãi (Non-II) tăng 37,5% svck nhờ TN phí thuần (NFI) tăng 29,3% svck và lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh tăng 9,5 lần svck.
  • Về mặt chi phí, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) tăng lên 39,6% trong Q3/21 từ 38,6% trong Q3/20 do chi phí nhân viên tăng 79,9% svck.
  • ACB tích cực trích lập dự phòng trong Q3/21 với mức tăng 406,2% svck, khiến LN ròng Q3/21 chỉ tăng 1,4% svck, thấp hơn mức tăng 70,1% svck của Q2/21.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9301_ACB_VNDS_2021-10-28.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

– Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN