TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 25/12 – 29/12/2023

Lượt xem: 954 | Ngày đăng: 08/01/2024 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 25/12 – 29/12/2023

  1. HAH [ Tích cực – 46,100đ/cp]: Lùi một bước, tiến hai bước – VNDS.
  2. IDC [ Trung lập – 52,700đ/cp ]: Doanh số chưa ghi nhận lớn củng cố triển vọng trung hạn – VNDS.
  3. GAS [ Trung lập – 84,000đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư năm 2023 – SSI.
  4. NKG [ Trung lập – 24,500đ/cp ] Giá HRC phục hồi gần đây sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận trong các quý tới – SSI
  5. KDH [ Trung lập – 30,950đ/cp] Tâm lý thị trường cải thiện với việc mở bán thành công dự án The Privia – SSI 
  6. DPM [ MUA – 41,100đ/cp] Kỳ vọng giá URE phục hồi – MAS.
  7. DCM [ MUA – 38,000đ/cp] Phục hồi mạnh mẽ nhờ nội tại vững chắc – MAS.
  8. SZC [ MUA – 50,000đ/cp ] Tín hiệu breakout hoàn thiện, xác nhận cho sự tiếp diễn xu hướng tăng của SZC – FPTS
  9. VHM [ MUA – 60,900đ/cp] Áp lực tạo kim cương – BSC..
  10. NLG [ Trung lập – 40,400đ/cp] Đưa nhà ở vừa túi tiền trở lại – VNDS.
  11. MWG [ Trung lập – 48,500đ/cp] Đông sang, xuân có còn xa? – VNDS.
  12. FRT [ Tích cực – 117,000đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến phục hồi trong các quý sắp tới – SSI.
  13. POW [ Trung lập – 12,980đ/cp ] Vũng Áng và Nhơn Trạch 2 sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024 – SSI.
  14. QTP [ MUA – 16,800đ/cp] Hưởng lợi khi nguồn cung điện thắt chặt tại miền Bắc – KBSV..
  15. CTD [ Tích cực – 79,300đ/cp] Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới – VNDS.
  16. DPM [ Theo dõi – 32,250đ/cp ] Ánh hào quang chỉ còn là dĩ vãng – FPTS.
  17. PTB [ Trung lập – 62,900đ/cp] Triển vọng đã được phản ánh vào giá – VNDS.
  18. VHC [ Theo dõi – 80,900đ/cp] Kỳ vọng hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ từ 2H/2024 – FPTS.
  19. ACB [ Tích cực – 28,300đ/cp ] Chất lượng tài sản vững chắc – VNDS.
  20. BMP [ Trung lập – 103,400đ/cp ] Lợi nhuận có thể đã đạt đỉnh trong năm 2023 – SSI.
  21. Ngành phân bón: Lúa lại trổ bông – MAS.
  22. Ngành biển [ Trung lập ] Nhận định nhanh về Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ bốc dỡ container và các dịch vụ khác tại cảng biển Việt Nam – SSI.
  23. Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Bền bỉ vượt qua khó khăn – VCBS.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu

1.     HAH [ Tích cực – 46,100đ/cp]: Lùi một bước, tiến hai bước –  VNDS

  • VNDS duy trì khuyến nghị Khả quan với tiềm năng tăng giá 23,1% và tỷ suất cổ tức 2,71%. VNDS tăng giá mục tiêu 11,9% khi giá cổ phiếu đã tăng 7,9% kể từ báo cáo gần nhất.
  • Giá mục tiêu của VNDS tăng do giảm WACC và tăng dự phóng sản lượng khai thác tàu trong năm 2023-25.
  • P/E TTM là 10,0 lần, tương đương với mức trung bình của các doanh nghiệp cùng ngành (10,4 lần) nhưng vẫn chưa phản ánh dự phóng tăng trưởng EPS mạnh mẽ của VNDS.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/HAH_251223_VNDS26122023073139.pdf

2.     IDC [ Trung lập – 52,700đ/cp ]: Doanh số chưa ghi nhận lớn củng cố triển vọng trung hạn – VNDS

  • Vào cuối Q3/23, theo IDC các HĐ ghi nhớ (MOUs) đã ký đạt khoảng 95ha từ 5 KCN, VNDS kỳ vọng sẽ được bàn giao trong Q4/23 và nửa đầu 2024. Với diện tích còn lại khoảng 630ha, VNDS tin rằng IDC có thể đảm bảo doanh số đất KCN trong giai đoạn tiếp theo 2024-25 trước khi có thêm sự đóng góp từ các dự án mới (Mỹ Xuân B1 mở rộng và Tân Phước 1 đang chờ phê duyệt đầu tư và dự kiến sẽ bắt đầu cho thuê năm 2025). Do vậy, VNDS kỳ vọng doanh thu KCN sẽ đạt mức tăng trưởng kép 8.5% trong 2023-25.
  • VNDS tin rằng doanh thu phân phối điện sẽ ổn định trong năm 2023 và đạt dự báo cả năm nhờ việc mở cửa trở lại nhà máy thủy điện Đắk Mi 3. Với sản lượng điện phân bổ cho KCN Hựu Thạnh ngày càng cao qua từng năm, VNDS kỳ vọng doanh thu mảng năng lượng sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,5% trong 2024-30.
  • VNDS duy trì quan điểm trước đó rằng hầu hết các dự án BĐS nhà ở chưa mang lại hiệu quả do điều kiện thị trường không thuận lợi và đóng góp của doanh thu mảng này chỉ khoảng 1-3% tổng doanh thu giai đoạn 2019-22. VNDS tin rằng sẽ không có bất kỳ đột phá nào về doanh thu từ các dự án nhà ở trong giai đoạn 2024-25, đặc biệt trong bối cảnh còn nhiều khó khăn cản trở triển vọng ngành BĐS.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/IDC_281223_VNDS28122023162530.pdf

3.     GAS [ Trung lập – 84,000đ/cp ] Cập nhật cuộc họp với nhà đầu tư năm 2023 –  SSI

  • Kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023 phù hợp với kỳ vọng: Theo kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2023, lợi nhuận ròng của GAS ước tính đạt khoảng 11,6 nghìn tỷ đồng, khá phù hợp với dự báo của SSI là 12 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận ước tính sẽ giảm khoảng 23% svck nhưng vẫn vượt kế hoạch thận trọng của công ty là 77%. Doanh thu ước tính giảm khoảng 7,5% đạt hơn 93,2 nghìn tỷ đồng. Sản lượng tiêu thụ khí khô ước đạt khoảng 7,3 tỷ m3, giảm khoảng 5% svck, trong khi sản lượng tiêu thụ LPG ước tăng khoảng 20% đạt mức cao kỷ lục là gần 2,5 triệu tấn, trong đó sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đạt lần lượt là 1,6 triệu tấn và 900 nghìn tấn.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2024: Theo kế hoạch kinh doanh sơ bộ, sản lượng tiêu thụ khí khô trong năm 2024 được đặt ở mức thận trọng là 6,3 tỷ m3, giảm hơn 13% svck. Lợi nhuận ròng dự kiến đạt 5,7 nghìn tỷ đồng (giảm 51% svck) trong kịch bản giá Brent trung bình ở mức 70 USD/thùng, hoặc đạt 6,8 nghìn tỷ đồng (giảm 41% svck) trong kịch bản giá Brent trung bình ở mức 80 USD/thùng.
  • Sản lượng tiêu thụ khí thấp hơn dự báo của SSI là 7,18 tỷ m3 và dựa trên sản lượng đăng ký của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là 4,1 tỷ m3 (so với 5 tỷ m3 trong năm 2023) và chưa tính đến sản lượng LNG, do vậy có thể điều chỉnh tăng trong tương lai. Phương án cuối cùng sẽ phải được PVN cũng như ĐHCĐ thường niên 2024 thông qua.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/GAS_281223_SSI28122023151943.pdf

4.     NKG [ Trung lập – 24,500đ/cp ] Giá HRC phục hồi gần đây sẽ hỗ trợ biên lợi nhuận trong các quý tới – SSI

  • Lợi nhuận ròng Q3/2023 của NKG đạt 24 tỷ đồng, cải thiện từ mức lỗ kỷ lục 419 tỷ đồng trong Q3/2022, nhưng giảm 81% so với quý trước do sản lượng tiêu thụ và giá thép trung bình đều giảm. Lũy kế 9T2023, tổng lợi nhuận ròng giảm 65,5% svck đạt 100 tỷ đồng, hoàn thành 25% kế hoạch năm 2023. Sản lượng tiêu thụ của NKG trong Q3/2023 đạt 208 nghìn tấn, tăng 18,9% so với mức đáy 3 năm trong Q3/2022, nhưng giảm 12,1% so với quý trước do xuất khẩu giảm 19,2% so với quý trước. Lũy kế từ đầu năm, sản lượng tiêu thụ trong 9T2023 giảm 7,9% đạt 638 nghìn tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu và nội địa lần lượt giảm 6,1% và 10,3% svck. Biên lợi nhuận gộp cũng giảm xuống 4,8% từ mức 9% trong Q2/2023 do giá thép điều chỉnh, đặc biệt là tại các thị trường xuất khẩu.
  • Sản lượng xuất khẩu và biên lợi nhuận có thể phục hồi trong những quý tới nhờ giá thép phục hồi: SSI kỳ vọng sản lượng xuất khẩu sẽ phục hồi trong thời gian tới nhờ nhu cầu từ các thị trường phát triển. Giá HRC ở Mỹ và Châu Âu đã tăng lần lượt hơn 50% và 10% kể từ mức đáy trong khoảng tháng 9 đến tháng 10 năm 2023. Mặc dù SSI không kỳ vọng giá sẽ tăng thêm đáng kể tại các thị trường này do nhu cầu thực tế vẫn chưa mạnh, nhưng chênh lệch giá tăng lên sẽ hỗ trợ xuất khẩu thép của Việt Nam trong những tháng tới. Trong tháng 10 và tháng 11, sản lượng tiêu thụ của NKG đạt 137 nghìn tấn, tăng 18% svck.
  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP với cổ phiếu NKG với giá mục tiêu 1 năm là 24.500 đồng/cổ phiếu dựa trên PE và EV/EBITDA mục tiêu lần lượt là 16x và 8x. Khả năng phục hồi về sản lượng tiêu thụ và biên lợi nhuận sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu trong thời gian tới. Tuy nhiên, do định giá hiện tại khá cao so với các cổ phiếu thép khác nên nhà đầu tư nên chờ các nhịp giá điều chỉnh giá để có mức sinh lời tốt hơn. Cổ phiếu NKG phù hợp hơn với nhà đầu tư ưa thích rủi ro do tính biến động của cả giá thép và biên lợi nhuận của công ty.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NKG_281223_SSI28122023151756.pdf

5.     KDH [ Trung lập – 30,950đ/cp] Tâm lý thị trường cải thiện với việc mở bán thành công dự án The Privia  – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP cho KDH, nhưng nâng giá mục tiêu lên 30.950 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 2%), cao hơn một chút so với giá mục tiêu trước đó của SSI là 30.500 đồng/cổ phiếu, phản ánh sự thay đổi trong giả định của SSI về mở bán của dự án The Clarita, The Emeria và The Solina, dự kiến sẽ mở bán muộn hơn so với giả định trước đó và do SSI chuyển cơ sở định giá sang năm 2024.
  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP cho KDH, nhưng nâng giá mục tiêu lên 30.950 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 2%), cao hơn một chút so với giá mục tiêu trước đó của SSI là 30.500 đồng/cổ phiếu, phản ánh sự thay đổi trong giả định của SSI về mở bán của dự án The Clarita, The Emeria và The Solina, dự kiến sẽ mở bán muộn hơn so với giả định trước đó và do SSI chuyển cơ sở định giá sang năm 2024.
  • Trong Q4/2023, SSI ước tính KDH sẽ tiếp tục bàn giao các căn hộ trong dự án The Classia cho người mua nhà và đạt 773 tỷ đồng doanh thu (giảm 37% svck & tăng 25% so với quý trước), LNST đạt 365 tỷ đồng (tăng 230% svck & tăng 74% so với quý trước). Cùng với kết quả kinh doanh 9T2023, SSI dự báo doanh thu thuần và LNST năm 2023 lần lượt là 2,39 nghìn tỷ đồng (giảm 17,7% svck) và 1,03 nghìn tỷ đồng (giảm 4,7% svck), hoàn thành 77% và 101% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ròng cả năm của công ty, với việc ghi nhận doanh thu lớn từ dự án The Classia.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/KDH_281223_SSI28122023151012.pdf

6.     DPM [ MUA – 41,100đ/cp] Kỳ vọng giá URE phục hồi – MAS

  • Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 10,309 tỷ đồng (-30,7% YoY), và lợi nhuận sau thuế ở mức 425 tỷ đồng (-90,4% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ mức 42,3% xuống mức 13% trong cùng kỳ do giá bán phân bón trên thế giới giảm mạnh vì tình trạng dư cung tại nhiều khu vực; 2) Thu nhập tài chính tăng 35,7%YoY đạt 282 tỷ đồng; 3) Chi phí bán hàng giảm 8,6% YoY; 4) Tổng sản lượng tiêu thụ đạt trên 980 ngàn tấn, tăng 12%YoY.
  • DPM là doanh nghiệp xuất khẩu URE hàng đầu Việt Nam. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp. Trong 9 tháng đầu năm 2023, DPM ước sản xuất được gần 591 nghìn tấn (-14.7% so với cùng kỳ), tuy nhiên sản lượng kinh doanh đạt 684 nghìn tấn (+7% so với cùng kỳ) nhờ đẩy mạnh mở rộng thị trường, và thúc đẩy xuất khẩu. Dòng sản phẩm NPK đứng vị trí thứ 2 trong cơ cấu sản phẩm với hơn 104 nghìn tấn NPK được sản xuất và kinh doanh.
  • Tháng 12/2023, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. MAS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ mảng nông nghiệp sẽ được thúc đẩy, qua đó kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ phân bón được cải thiện.
  • Đến 25/12/2023, giá URE ở mức 328 USD/tấn (trading economic) quanh vùng giá thấp nhất trong 1 năm . MAS kỳ vọng giá bán sẽ được hồi phục dần trong năm 2024 nhờ việc hạn chế xuất khẩu Ure của Nga, cũng như nhu cầu phân bón từ nông dân phục hồi trên thế giới.
  • MAS dự phóng tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 lần lượt ở mức 13,496 tỷ (-28% YoY) và 833 tỷ (-85% YoY). Năm 2024, MAS dự phóng tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 16,735 tỷ (+24% YoY) và 2,243 tỷ (+169% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp được cải thiện từ mức 15,3% trong năm 2023 lên mức 22,5% trong năm 2024; 2) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ lần lượt 5% và 6,3%; 3) Sản lượng Phân bón kinh doanh ước đạt hơn 1,4 triệu tấn (+8,2% YoY), trong đó URE tăng 3,6%YoY đạt gần 1 triệu tấn và NPK tăng 12% đạt hơn 150 nghìn tấn.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPM_281223_MIRAE28122023150101.pdf

7.     DCM [ MUA – 38,000đ/cp] Phục hồi mạnh mẽ nhờ nội tại vững chắc – MAS

  • 9 tháng đầu năm 2023, Doanh thu của DCM đạt 9,436 tỷ đồng (-20,6% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 616 tỷ đồng (-81,1% YoY): 1) Biên lợi nhuận gộp giảm từ mức 37,7% xuống 12,3% trong cùng kỳ từ việc giá bán giảm mạnh; 2) Doanh thu bán URE giảm hơn 31%YoY, trong đó doanh thu xuất khẩu URE với mức giảm mạnh hơn 51% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 2,080 tỷ đồng.; 3) Doanh thu tài chính tăng mạnh đóng góp đến từ khoản lãi tiền gửi gần 399 tỷ (+131% YoY) và lãi chênh lệch tỷ giá (+45,5% YoY).
  • DCM là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu URE hàng đầu tại Việt Nam, và đây cũng là sản phẩm chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu doanh thu. 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp ước thực hiện kinh doanh URE hơn 690 nghìn tấn tăng 11% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 trong cơ cấu sản phẩm là NPK có mức tăng đầy ấn tượng hơn 40%, đạt hơn 80 nghìn tấn.
  • Tháng 12/2023, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết nhiều văn bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. MAS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ mảng nông nghiệp sẽ được thúc đẩy, qua đó kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ phân bón được cải thiện.
  • Đến 25/12/2023, giá URE ở mức 328 USD/tấn (trading economic) quanh vùng giá thấp nhất trong 1 năm. MAS kỳ vọng giá bán sẽ được hồi phục dần trong năm 2024 nhờ việc hạn chế xuất khẩu Ure của Nga, cũng như nhu cầu phân bón từ nông dân phục hồi trên thế giới.
  • Một điểm nhấn đáng lưu ý dành cho DCM là giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình tính đến ngày 30/09/2023 chỉ còn 1,257 tỷ đồng. MAS kỳ vọng chi phí khấu hao sẽ giảm mạnh trong năm kế tiếp sẽ giúp biên lợi nhuận được cải thiện. Bên cạnh đó DCM cũng có thông tin về việc thu mua lại nhà máy sản xuất NPK, tuy nhiên tạm thời MAS chưa ghi nhận do thương vụ chưa hoàn thành chính thức và sẽ cập nhật thêm thông tin ở báo cáo sau.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DCM_281223_MIRAE28122023150259.pdf

8.     SZC [ MUA – 50,000đ/cp ] Tín hiệu breakout hoàn thiện, xác nhận cho sự tiếp diễn xu hướng tăng của SZC – FPTS

  • Biến động 2 tháng của SZC là một xu hướng tăng khá tốt. Trong đó, diễn biến trong khoảng 1 tuần trở lại đây ghi nhận sự mở rộng của biên độ chiều giá lên cũng như thanh khoản có phần cải thiện hơn.
  • Chốt phiên 26/12, SZC ghi nhận nến Bullish thu hút mức thanh khoản cao nhất trong 1 tháng. Tín hiệu này đã khiến cổ phiếu chớm breakout mức đỉnh 04/12 và xác nhận cho sự tiếp diễn của xu hướng tăng.
  • Về mặt chỉ báo, MACD tiến gần hơn đến Signal để ngỏ khả năng hình thành giao cắt báo mua cũng xác nhận cho sự nối dài pha tăng giá của SZC.
  • Với việc dư địa của xung lực giá còn rộng mở phía trên, xu hướng tăng của SZC được kỳ vọng tiếp diễn lên vùng Fibonacci 61.8% mở rộng (tính cho xu hướng tăng từ 31.900 đồng lên 45.500 đồng và hiệu chỉnh về 42.000 đồng) tại 50.000 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SZC__2124_FPTS02012024101446.pdf

9.     VHM [ MUA – 60,900đ/cp] Áp lực tạo kim cương – BSC

  • VHM đang giao dịch tại vùng giá thấp nhất kể từ khi niêm yết, tương ứng mức định giá hấp dẫn với PE 2024F=6.9x và P/B 2024F = 0.86x – mức thấp nhất kể từ khi niêm yết.
  • Triển vọng lợi nhuận dài hạn được đảm bảo nhờ (1) quỹ đất liên tục được mở rộng, (2) luôn hiện hữu dự án gối đầu và (3) năng lực và sản phẩm đã được chứng minh.
  • So với Báo cáo gần nhất (31/07/2023), VHM trải qua giai đoạn điều chỉnh sâu -30% do áp lực bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài với khối lượng bán ròng 66.1 triệu cổ phiếu (98.5 triệu cổ phiếu kể từ 23/10/2023-nay).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHM_4124_BSC04012024144035.pdf

10.  NLG [ Trung lập – 40,400đ/cp] Đưa nhà ở vừa túi tiền trở lại – VNDS

  • VNDS nhận thấy nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ lên triển vọng ngành trong 2024 bao gồm: 1) Mặt bằng lãi suất giảm kích thích nhu cầu của người mua nhà và DN phát triển BĐS; 2) Các cơ quan chức năng đang quyết liệt tháo gỡ các nút thắt pháp lý của hàng loạt dự án BĐS; 3) Các DN BĐS tích cực tái cấu trúc tài chính bằng cách giảm nợ vay và tăng trưởng hợp tác với các đối tác lớn có uy tín.
  • Sự mất cân đối cung cầu với tình trạng dư cung ở phân khúc cao cấp, trong khi nguồn cung phân khúc trung cấp luôn thiếu hụt. Tại TP.HCM, 84% nguồn cung căn hộ mới trong 9T23 đến từ phân khúc cao cấp, vì vậy tỷ lệ lấp đầy chỉ đạt 66%. Việc tập trung vào phân khúc nhà ở vừa túi tiền và trung cấp, phù hợp với nhu cầu thị trường sẽ là động lực tăng trưởng bền vững cho NLG. Trong nửa cuối năm 2023, NLG đã ký bán khoảng 2.000 căn hộ thuộc phân khúc Ehome tại các dự án Southgate và Cần Thơ.
  • VNDS dự phóng giá trị ký bán năm 2023 sẽ giảm 57,4% svck xuống còn 4.250 tỷ đồng (175 triệu USD). Tuy nhiên, VNDS kỳ vọng doanh số ký bán năm tài chính 2024-25 sẽ tăng 95,1%/40,9% lên 8.350 tỷ đồng (344 triệu đô la Mỹ)/11.680 tỷ đồng (481,1 triệu đô la Mỹ) từ các dự án Akari, Mizuki, Izumi và Cần Thơ II, vượt qua mức đỉnh ký bán 10.000 tỷ đồng năm 2022.
  • NLG có cơ cấu tài chính lành mạnh với nợ ròng/VCSH chỉ 16,4%, cùng dòng tiền ổn định từ các kỳ thanh toán của khách hàng và sự chủ động hợp tác với các đối tác lớn có uy tín để giảm thiểu rủi ro so với việc phát triển dự án một cách độc lập.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/NLG_281223_VNDS28122023163350.pdf

 

11. MWG [ Trung lập – 48,500đ/cp] Đông sang, xuân có còn xa? – VNDS

  • Mảng điện thoại và điện tử tiêu dùng của MWG hiện chiếm hơn 50% thị phần và tiếp tục được hưởng lợi từ sự tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam cũng như sự chuyển dịch theo hướng thương mại hiện đạiMảng điện thoại và điện tử tiêu dùng của MWG hiện chiếm hơn 50% thị phần và tiếp tục được hưởng lợi từ sự tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam cũng như sự chuyển dịch theo hướng thương mại hiện đại.
  • Thị trường tạp hóa hiện đại chiếm ít hơn 20% thị phần (theo McKinsey). Do đó, BHX sẽ có mức tăng trưởng dài hạn nhờ vào xu hướng lấy thêm thị phần hơn từ thương mại truyền thống. Từ năm 2022, MWG đã đổi mới hệ thống cửa hàng BHX để nâng cao hiệu quả hoạt động, đạt mức tăng trưởng doanh thu 15% svck trong 11T23 với số lượng cửa hàng được tối ưu hóa. Tuy nhiên, BHX phải chịu khoản lỗ 292 tỷ đồng trong Q3/23, lớn hơn mức 267 tỷ đồng trong Q2/23 khiến kỳ vọng hòa vốn càng bị trì hoãn và một phần tác động tới định giá của chuỗi.
  • MWG bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự sụt giảm tiêu dùng, đặc biệt là các sản phẩm không thiết yếu trong thời kỳ kinh tế suy thoái. TGDĐ&DMX đã đánh đổi tăng trưởng doanh thu và biên LN gộp để tạo nên cuộc chiến giá siêu rẻ. Quá trình phục hồi có thể chậm hơn dự kiến, nhưng VNDS tin rằng mảng điện thoại di động và điện tử tiêu dùng của MWG vẫn sẽ được hưởng lợi từ sự tăng trưởng dài hạn của nhu cầu Việt Nam đối với các sản phẩm này.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/MWG_281223_VNDS28122023162917.pdf

12.  FRT [ Tích cực – 117,000đ/cp ] Lợi nhuận dự kiến phục hồi trong các quý sắp tới – SSI

  • Mặc dù FRT ghi nhận lỗ 13 tỷ đồng trong Q3/2023 nhưng vẫn cải thiện so với quý trước nhờ lợi nhuận của chuỗi nhà thuốc Long Châu cải thiện trong khi cuộc chiến giá cả bớt căng thẳng hơn sau khi hàng tồn kho iPhone 14 gần như đã được giải phóng trong Q2/2023. Tuy nhiên, lợi nhuận 9T2023 thấp hơn dự báo cả năm của SSI do nhu cầu yếu. Hiện tại, SSI dự báo lợi nhuận ròng của FRT trong Q4/2023 đạt 30 tỷ đồng (giảm 69% svck so với mức lỗ ròng 13 tỷ đồng trong Q3/2023), nhờ mùa cao điểm của cả iPhone và điện thoại di động khác và cuộc chiến giá cả bớt căng thẳng hơn. Do đó, SSI ước tính năm 2023 công ty ghi nhận lỗ 196 tỷ đồng (từ lãi 200 tỷ đồng) nhưng có lãi trở lại trong năm 2024, SSI ước tính lợi nhuận năm 2024 đạt 439 tỷ đồng (từ 446 tỷ đồng) nhờ (1) lợi nhuận từ FPT Shop phục hồi và (2) lợi nhuận của chuỗi nhà thuốc Long Châu tiếp tục cải thiện nhờ các hoạt động mở mới và gia tăng biên lợi nhuận.
  • SSI lưu ý rằng tỷ lệ sở hữu của FRT trong chuỗi nhà thuốc Long Châu đã giảm từ 89,8% trong Q2/2023 xuống 84,6% trong Q3/2023 do nhân viên của Long Châu tăng vốn. Từ năm 2018, FRT đã cho phép nhân viên Long Châu được góp tối đa 25% vốn Long Châu. Do nhân viên Long Châu chậm góp vốn nên tỷ lệ sở hữu của FRT tại Long Châu ở mức cao hơn hẳn 75% kể từ năm 2018 đến nay. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo, nhân viên Long Châu sẽ tăng vốn trong thời gian tới để tỷ lệ sở hữu của nhân viên tại Long Châu đến cuối năm 2023-2024 sẽ lần lượt đạt 20%-25%. Do đó, SSI điều chỉnh giá mục tiêu cho FRT dựa trên tỷ lệ sở hữu mới.
  • Vị thế đòn bẩy cao là điểm cần lưu tâm chính đối với FRT, đặc biệt là trong môi trường lãi suất tăng cao (Q4/2022 và Q1/2023). Áp lực vốn của FRT đã giảm bớt khi chi phí vay trong Q3/2023 giảm 200 điểm cơ bản so với mức đỉnh và lợi nhuận từ chuỗi nhà thuốc cải thiện. Với chi phí vay thấp hơn, FRT có thể đẩy nhanh tốc độ mở mới cho chuỗi Long Châu để giành thị phần trong bối cảnh đối thủ An Khang và Pharmacity vẫn đang chật vật với mô hình kinh doanh của họ. Quy mô lớn hơn sẽ giúp tăng biên lợi nhuận cho Long Châu về lâu dài. Như vậy, việc giảm chi phí vay có ý nghĩa quan trọng đối với một công ty có vốn vay cao như FRT, do đó SSI nâng hệ số P/S mục tiêu cho chuỗi nhà thuốc từ 0,8x lên 1x. Do đó, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 117.000 đồng/cổ phiếu (từ 105.000 đồng). Do giá cổ phiếu FRT đã tăng 35% kể từ khuyến nghị MUA gần đây nhất của SSI, theo đó, SSI đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu FRT với tiềm năng tăng giá là 13,5%.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/FRT_2124_SSI02012024104007.pdf

13.   POW [ Trung lập – 12,980đ/cp ] Vũng Áng và Nhơn Trạch 2 sẽ là động lực tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2024  – SSI

  • Trong 9T2023, SSI nhận thấy sản lượng điện sụt giảm svck từ tất cả các nhà máy điện do POW sở hữu và vận hành, ngoại trừ nhà máy Vũng Áng và Cà Mau. SSI cho rằng điều này là do điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến công suất hoạt động nhà máy thủy điện. Hơn nữa, tình trạng thiếu khí ở Đông Nam Bộ khiến cho nhà máy Nhơn Trạch 1 và Nhơn Trạch 2 (NT2: HOSE) không đáp ứng được nhu cầu điện và vận hành các nhà máy bằng dầu diesel có chi phí cao. Sang năm 2024, sau khi thời gian tiến hành đại tu trong năm 2023 cho Cà Mau 2, Tổ máy 1 của Vũng Áng, Nhơn Trạch 2 và Tổ máy H2 của Dakdrinh, SSI dự báo công ty sẽ ghi nhận tăng trưởng cả về sản lượng (+14% svck trong năm 2024 so với +3% năm 2023) và LNST (+19% svck so với -52% svck năm 2023). Bên cạnh vấn đề thiếu khí dài hạn do các bể khí đang cạn dần, SSI nhận thấy nguy cơ chậm trễ trong việc vận hành thương mại dự án điện sử dụng LNG – Nhơn Trạch 3&4, SSI kỳ vọng hai nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong thời gian tới: Nhơn Trạch 3 vào nửa cuối năm 2025 và Nhơn Trạch 4 trong nửa cuối năm 2026. SSI đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu POW, với giá mục tiêu 12 tháng là 12.980 đồng/cổ phiếu (tương đương tiềm năng tăng giá là 15,4%; dựa trên phương pháp định giá DCF và EV/EBITDA).

Link tải full báo cáo: https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/POW_2124_SSI02012024104335.pdf

14.  QTP [ MUA – 16,800đ/cp] Hưởng lợi khi nguồn cung điện thắt chặt tại miền Bắc  – KBSV

  • Doanh thu 3Q2023 của QTP đạt 2,507 tỷ VND (-20% yoy). LNST chỉ ghi nhận 12 tỷ VND (-92%). KQKD Quý 3/2023 suy giảm mạnh so với cùng kỳ do QTP thực hiện sửa chữa các tổ máy, dẫn đến sản lượng điện thương phẩm thấp kéo doanh thu suy giảm (QTP thực hiện bảo dưỡng tổ máy trong Quý 4/2023). Luỹ kế 9M2023, doanh thu của QTP đạt 9,211 tỷ VND (+13% yoy). Biên lợi nhuận gộp 9 tháng của QTP chỉ đạt 6%, thấp hơn so với cùng kỳ 2022 (12%).
  • El Nino có xác suất cao sẽ diễn ra trong năm 2024 trước khi chuyển sang pha trung tính. El Nino tiếp diễn đồng nghĩa với nền nhiệt cao, theo đó nhu cầu sử dụng điện cho các thiết bị làm mát tăng lên đáng kể, đặc biệt vào khoảng thời gian nắng nóng đỉnh điểm. Về nguồn cung, miền Bắc hiện tại đang gặp vấn đề khi thiếu hụt nguồn cung mới từ các nhà máy do nhiều dự án chậm triển khai. Theo đó, KBSV kỳ vọng nhóm nhiệt điện sẽ được huy động tích cực để đảm bảo an ninh năng lượng cho khu vực phía Bắc.
  • Dự nợ của QTP giảm mạnh qua các năm nhờ việc tập trung dòng tiền để trả nợ. Theo báo cáo tài chính Quý 3/2023, QTP chỉ còn khoảng 716.2 tỷ VND nợ vay. Dựa trên lịch trả nợ và tình hình thực tế, KBSV dự báo QTP có thể hoành thành trả nợ trả nợ vào năm 2024-2025, góp phần đẩy mạnh dòng tiền thuần của doanh nghiệp. Với việc không còn nợ vay, KBSV cho rằng QTP sẽ giữ mức cổ tức hấp dẫn như hiện nay khi không có kế hoạch mở rộng lớn trong giai đoạn tới.
  • Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu QTP. Giá mục tiêu là 16,800 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 17% so với giá tại ngày 22/12/2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/QTP_2124_KBSV02012024092706.pdf

15.  CTD [ Tích cực – 79,300đ/cp] Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới – VNDS

  • Sau cuộc tái cấu trúc, CTD ghi nhận giá trị hợp đồng ký mới tăng mạnh 153,4% svck đạt 25.000 tỷ đồng tại cuối năm 2021, cho thấy sự hiệu quả của các chiến lược kinh doanh mới. Khi nhu cầu xây dựng dân dụng sụt giảm do thị trường bất động sản bước vào giai đoạn khó khăn kể từ Q3/22, CTD bù đắp bằng việc trúng các gói thầu xây dựng nhà máy cho doanh nghiệp FDI lớn như Tập đoàn LEGO và Foxconn.
  • Bên cạnh việc năng lực thi công dự án công nghiệp được nâng cấp đáng kể sau khi thực hiện các dự án có yêu cầu cao cho các chủ đầu tư FDI, mối quan hệ và sự tín nhiệm của các chủ đầu tư sẽ tạo ra lợi thế để CTD trúng thêm nhiều gói thầu trong thời gian tiếp theo. VNDS kỳ vọng doanh thu xây dựng công nghiệp sẽ tăng trưởng 13,2% CAGR trong giai đoạn năm tài chính 2023-26.
  • Khi Việt Nam đang nỗ lực thực hiện các mục tiêu về môi trường, việc các hoạt động sản xuất chuyển từ giảm thải carbon đến phát thải ròng bằng 0 là xu hướng tất yếu. Trong những năm qua, khi các nhà thầu chuyên xây dựng dân dụng khác cũng đã tích cực tham gia xây dựng công nghiệp, CTD tạo dấu ấn trong ngành với việc tập trung vào mô hình quản trị theo ESG và công nghệ xanh – tính đến cuối tháng 9/23, Coteccons và Unicons đã thực hiện 38 dự án được cấp chứng nhận LEED bạc, vàng.
  • VNDS ước tính doanh thu xây dựng dân dụng của CTD sẽ tăng trưởng 17.2% CAGR trong các năm tài chính 2023-26. VNDS kỳ vọng thị trường bất động sản nhà ở sẽ phục hồi rõ nét hơn trong năm 2024-25, qua đó củng cố nhu cầu xây dựng, nhờ vào: 1) Mặt bằng lãi suất thấp hơn hỗ trợ tâm lý thị trường và tình hình tài chính của chủ đầu tư; và 2) Các luật mới sẽ hỗ trợ hoạt động trên thị trường kể từ năm 2025. Dựa trên mối quan hệ hợp tác lâu năm của CTD với các nhà phát triển bất động sản lớn nội địa, và năng lực đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư ngoại đã được chứng minh, VNDS tin rằng CTD sẽ tiếp tục là một trong những lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư muốn thực hiện các đại dự án mảng dân dụng.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/CTD_2124_VNDS02012024112423.pdf

16.  DPM [ Theo dõi – 32,250đ/cp ] Ánh hào quang chỉ còn là dĩ vãng – FPTS

  • FPTS dự báo biên lợi nhuận gộp mảng Urê của DPM năm 2023 đạt 22,0% (-30,9% đpt YoY), trước khi giảm xuống mức 14,7% (- 7,3 đpt YoY) trong năm 2024 do chịu áp lực kép từ (1) giá bán Urê giảm -7,1% YoY và (2) giá khí đầu vào tăng nhẹ +2,1% YoY theo dự báo của giá dầu. Trong đó, FPTS ước tính giá Urê của DPM năm 2024 đạt 9.100 đồng/kg (~374 USD/tấn), giảm -7,1%, thấp hơn so với mức giảm -8,7% YoY của giá Urê thế giới. Như vậy, FPTS cho rằng giá Urê nội địa vẫn sẽ duy trì ở mức cao hơn (~13,3%) so với giá Urê thế giới trong năm 2024. Giai đoạn 2025- 2028F, biên lợi nhuận gộp mảng Urê dao động quanh mức 15,1%- 16,2%, dựa trên dự báo giá bán Urê và giá khí đầu vào (Chi tiết).
  • Năm 2023, FPTS ước tính doanh thu mảng hóa chất đạt 834,3 tỷ đồng (-52,4% YoY), biên lợi nhuận gộp dự kiến đạt 16,2% (-63,3 đpt YoY), do chịu tác động kép từ (1) giá bán NH3 giảm mạnh – 51,6% YoY và (2) giá khí đầu vào tăng cao +17,6% YoY. Giai đoạn 2024-2028F, FPTS ước tính doanh thu mảng hóa chất đạt 768,8 tỷ đồng (-7,8% YoY) năm 2024 và 719,8 tỷ đồng (-6,4% YoY) năm 2025, trước khi giảm về mức 670,8 tỷ đồng trong giai đoạn 2026-2028F do giá bán NH3 của DPM sẽ duy trì ở mức thấp, đạt lần lượt 8.900 đồng/kg (-16,0% YoY) năm 2024 và 8.200 đồng/kg (-7,9% YoY) năm 2025, và giảm về mức 7.500 đồng/kg trong giai đoạn 2026-2028F, dựa trên dự báo của Fitch Ratings vào T11/2023 (Chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/DPM_2124_FPTS02012024102348.pdf

17.  PTB [ Trung lập – 62,900đ/cp] Triển vọng đã được phản ánh vào giá – VNDS

  • VNDS kỳ vọng thị trường nhà ở Mỹ sẽ dần đần phục hồi trong năm 2024 nhờ việc lãi suất vay mua nhà giảm. Hiệp hội Nhà ở Quốc gia (NAHB) dự báo doanh số bán nhà mới sẽ tăng trong năm 2024 và 2025. Sự tăng trưởng này trong năm 2024 có thể dẫn tới nhu cầu gia tăng với sản phẩm gỗ nội thất, với doanh thu dự kiến sẽ tăng 21,3% svck trong năm 2024 và 13,7% svck trong năm 2025.
  • VNDS dự báo doanh thu mảng đá sẽ tăng 9,2% svck trong năm 2024 và 15,0% trong năm 2025. VNDS kỳ vọng thị trường BĐS Việt Nam sẽ cải thiện trong năm 2024 nhờ những vướng mắc về mặt pháp lý được tháo gỡ và dự kiến Luật Đất đai mới được thông qua (có hiệu lực vào đầu năm 2025). Điều này sẽ đặt ra triển vọng tốt hơn cho doanh thu mảng đá tự nhiên của PTB (chủ yếu là tiêu thụ nội địa). VNDS cũng kỳ vọng doanh thu đá thạch anh sẽ duy trì đà tăng trưởng nhờ vào Giai đoạn 2 của nhà máy đá thạch anh và nhu cầu tốt tại Mỹ.
  • VNDS kỳ vọng doanh thu ô tô sẽ chỉ tăng nhẹ 5% svck trong năm 2024, chủ yếu do mức cơ sở thấp trong năm 2023 trong khi nhu cầu cho các sản phẩm không thiết yếu và giá trị cao như ô tô vẫn còn yếu. Trong mảng BĐS, VNDS chỉ kỳ vọng vào việc bàn giao các căn hộ còn lại ở Phú Tài Residence trong năm 2024, với doanh thu ước tính là 164 tỷ đồng (6,7tr USD).
  • Mặc dù dự báo tăng trưởng lợi nhuận CAGR 2 năm là 24%, VNDS hạ khuyến nghị từ Khả quan sang Trung lập vì VNDS cho rằng đợt tăng giá cổ phiếu từ đầu năm đã phần nào phản ánh những yếu tố tích cực. P/E cho năm 2024-25 là 9,9/ 8,5 lần, sv trung bình P/E 5 năm là 9 lần.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/PTB_2124_VNDS02012024112631.pdf

18.  VHC [ Theo dõi – 80,900đ/cp] Kỳ vọng hoạt động xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ từ 2H/2024 – FPTS

  • VHC hưởng lợi từ cán cân cung – cầu toàn ngành kỳ vọng thâm hụt từ 2H/2024. FPTS cho rằng nguồn cung cá tra thắt chặt do hệ quả giá cá nguyên liệu thấp trong năm 2023, kết hợp dự báo nhu cầu cá tra phục hồi trên diện rộng sẽ khiến cán cân cung – cầu cá tra thâm hụt từ 2H/2024. FPTS kỳ vọng sự thâm hụt này sẽ hỗ trợ phục hồi giá bán bình quân và biên gộp của VHC. FPTS dự phóng giá bán bình quân và biên gộp năm 2024 của VHC lần lượt đạt 3,21 USD/kg (+8% YoY) và 19,6% (+2,2 đpt YoY). (chi tiết).
  • Doanh thu xuất khẩu sang thị trường chủ lực Mỹ (chiếm bình quân 40% tổng doanh thu) kỳ vọng phục hồi 27% YoY, đạt 3.820 tỷ trong năm 2024. Trong 9T/2023, doanh thu xuất khẩu cá tra sang Mỹ của VHC đạt 2.377 tỷ đồng (giảm 52% YoY), do tình trạng lạm phát tăng cao đã khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Trong năm 2024, FPTS kỳ vọng lạm phát thực phẩm hạ nhiệt, kết hợp dự báo thu nhập thực cải thiện sẽ hỗ trợ nhu cầu cá tra phục hồi tại thị trường này. (chi tiết).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/VHC_2124_FPTS02012024102144.pdf

19.  ACB [ Tích cực – 28,300đ/cp ] Chất lượng tài sản vững chắc – VNDS

  • Trong 2024, VNDS dự kiến NIM sẽ ổn định ở mức 3,95%, cao hơn so với trung bình 5 năm là 3,8%. Chi phí vốn (COF) sẽ giảm nhờ vào 1) tiền gửi với lãi suất cao đáo hạn; và 2) CASA cao hơn trung bình ngành. Tuy nhiên, lợi suất tiền gửi có thể phải chịu áp lực do tỷ lệ LDR cao ở mức 80% trong Q3/23 so với trung bình ngành là 74%.
  • VNDS dự phóng dư nợ tín dụng của ACB sẽ tăng 13,6% sv đầu năm trong 2024, thấp hơn so với trung bình ngành là 14% sv đầu năm. Trong 2024, môi trường lãi suất thấp và sự hồi phục kinh tế toàn cầu sẽ thúc đẩy nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực Thương mại và Sản xuất (chiếm 24% tổng dư nợ cho vay của ACB) và các khoản vay kinh doanh cho khách hàng bán lẻ. Ngoài ra, nhu cầu vay mua nhà (~30% dư nợ cho vay) có thể quay trở lại vào cuối 2024.
  • Tăng trưởng thu nhập ngoài lãi sẽ giảm xuống mức bình thường là 10,9% trong 2024 do: 1) không còn lợi thế khi thoái vốn trái phiếu trong bối cảnh lãi suất thấp; và 2) tỷ giá hối đoái ổn định (US$/VND), kết hợp với kỳ vọng về mức lãi suất thấp hơn tại Mỹ.
  • ACB nổi bật với chất lượng tài sản tốt nhất tại Việt Nam. Nhờ chiến lược ưu tiên tập trung vào chất lượng, quản lý rủi ro và tập trung các khoản vay mua nhà trên thị trường thứ cấp và các khoản vay kinh doanh cho hộ gia đình và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ở nhiều lĩnh vực, tỷ lệ NPL của ACB (1,2% đến cuối Q3/23) là thấp nhất trong số các NH. VNDS dự kiến chất lượng tài sản của ACB sẽ cải thiện trong 2024, thể hiện qua tỷ lệ NPL thấp hơn (dự kiến 2024: 0,95%, dự kiến 2023: 1,27%) và tỷ lệ LLR cao hơn (dự kiến 2024: 110%, dự kiến 2023: 95%). Sự phục hồi này đến từ khả năng thanh toán của khách hàng cá nhân và DN vừa và nhỏ được cải thiện khi chi phí vay giảm và kinh tế hồi phục. Do đó, chi phí tín dụng của ACB dự kiến sẽ giảm xuống còn 0,3% so với 0,4% trong 2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ACB_2124_VNDS02012024111711.pdf

20.  BMP [ Trung lập – 103,400đ/cp ] Lợi nhuận có thể đã đạt đỉnh trong năm 2023 – SSI

  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu BMP, với giá mục tiêu lên 103.400 đồng/cổ phiếu (từ 99.200 đồng/cổ phiếu), với P/E mục tiêu 2024F là 10x (không đổi) – tương ứng mức giảm 0,9% so với giá hiện tại.
  • KQKD Q3/2023: BMP đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 926 tỷ đồng (giảm 38% svck, giảm 31% so với quý trước) và 209 tỷ đồng (tăng 19% svck, giảm 29% so với quý trước), giảm từ mức cao kỷ lục trong Q2/2023 do sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể. SSI ước tính sản lượng tiêu thụ trong Q3/2023 giảm 38% svck trong khi giá bán bình quân đi ngang svck do hoạt động xây dựng chậm lại và cạnh tranh gia tăng. Biên lợi nhuận gộp tăng lên 43% trong Q3/2023, so với 42,8% trong Q2/2023 và 28,3% trong Q3/2022, do giá đầu vào PVC giảm. Trong Q3/2023, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu vẫn ổn định ở mức 12,8% so với 13% trong Q2/2023, nhưng đã tăng từ mức 8,8% trong Q3/2022.
  • Ước tính lợi nhuận: Cho năm 2023, SSI dự báo doanh thu đạt 4,7 nghìn tỷ đồng (giảm 19% svck) và LNST đạt 1 nghìn tỷ đồng (tăng 48% svck), SSI điều chỉnh tăng 2% ước tính LNST so với báo cáo trước đây. SSI nhận thấy sản lượng tiêu thụ yếu hơn dự kiến trong nửa cuối năm 2023, nhưng biên LN gộp được hỗ trợ nhờ giá PVC đầu vào giảm. BMP thực hiện chương trình khuyến mại vào nửa cuối Q4/2023 giảm giá bán 8% svck, khuyến khích các đại lý phân phối tích lũy thêm sản phẩm. SSI điều chỉnh ước tính sản lượng tiêu thụ giảm 17% svck (từ ước tính giảm 6% svck như báo cáo trước đó) và duy trì dự báo giá bán bình quân không đổi svck. Cho năm 2024, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (giảm 4% svck) và 847 tỷ đồng (giảm 18% svck), với lợi nhuận ròng/tấn ở mức 10 triệu đồng (giảm 21% svkc), ước tính LNST tăng 4% so với dự báo trước đây. SSI kỳ vọng giá PVC trong năm 2024 sẽ duy trì quanh mức 800 USD/tấn (giảm 4% svck).

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/BMP_2124_SSI02012024104823.pdf

21.  Ngành phân bón: Lúa lại trổ bông – MAS

  • Phân đạm (nitrogen) là mặt hàng phân bón quan trọng nhất thế giới khi chiếm 56% tổng sản lượng tiêu thụ toàn cầu giai đoạn 2015 – 2022. Theo sau, Phân lân (Phosphate) và Phân kali (Potash) lần lượt chiếm tỷ trọng 24% và 19% tổng sản lượng tiêu thụ phân bón cùng giai đoạn.
  • Theo Hiệp hội Phân bón thế giới (IFA), tổng sản lượng phân bón thế giới năm 2023 kỳ vọng phục hồi tích cực 4% trong năm 2023, trước khi tăng tiếp 1,8% trong 2024. Trong khi, Rabobank dự báo có phần lạc quan hơn với mức tăng chung cho mảng phân bón toàn cầu năm 2023 và 2024 lần lượt đạt 3% và 5%. Đây là cơ sở kỳ vọng cho triển vọng chung ngành phân bón thế giới sẽ cải thiện trong năm 2024.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/phanbon_2124_MIRAE02012024103111.pdf

22.  Ngành biển [ Trung lập ] Nhận định nhanh về Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về khung giá dịch vụ bốc dỡ container và các dịch vụ khác tại cảng biển Việt Nam – SSI

  • Vào ngày 25/12/2023, Bộ Giao thông vận tải đã kí Thông tư 39/2023/TT-BGTVT quy định mức khung giá cước nâng hạ container và các dịch vụ tại cảng biển Việt Nam. Thông tư này đã được tất cả các doanh nghiệp trong ngành và nhà đầu tư chờ đợi từ lâu, trong đó điểm quan trọng trong thông tư là mức giá sàn cho dịch vụ nâng hạ được nâng lên 10% ở các phân khúc cảng biển (bao gồm cả cảng sông và cảng nước sâu) so với khung giá trước (quy định tại TT 54/2018/TT-BGTVT), có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
  • So với bản dự thảo trước đó (mà SSI đã đưa ra báo cáo nhận định trước đây), Thông tư chính thức có điểm khác biệt quan trọng: điều khoản quy định “mức giá sàn cho cảng nước sâu tiếp nhận size tàu trọng tải trên 160,000 DWT có thể tăng thêm 10% (theo đó mức giá sàn sẽ là 120% so với giá sàn trước đó) so với các cảng nước sâu khác cùng loại” không được đề cập trong Thông tư này, theo đó, tất cả các cảng nước sâu sẽ chỉ áp mức giá sàn tăng 10% so với mức giá sàn trước đó.
  • Quy định mới dự kiến sẽ giúp tất cả các doanh nghiệp cảng tăng giá cước nâng hạ và giảm cạnh tranh về giá giữa các cảng nhằm nỗ lực thu hút khách hàng và sản lượng qua cảng. Cạnh tranh mạnh về giá giữa các cảng biển từ lâu đã là vấn đề được thảo luận giữa các doanh nghiệp và nhà đầu tư, bởi cảng biển trong nước còn khá phân mảnh và có quy mô nhỏ hơn so với hệ thống cảng của các nước khác. Do đó, việc Chính phủ tham gia quản lý được coi như một biện pháp đối phó với tình trạng cạnh tranh quá mức và có thể đưa giá thị trường về mức hợp lý hơn, mang lại lợi ích cho tất cả các doanh nghiệp cảng biển và cải thiện nguồn thu thuế cho Chính phủ.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/ngangbien_281223_SSI28122023152906.pdf

23.  Ngành ngân hàng [ Trung lập ] Bền bỉ vượt qua khó khăn – VCBS

  • Tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 9,15% tính tới cuối T11.2023, thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 12% cùng kỳ 2022 với động lực chính đến từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp, trong khi tín dụng bán lẻ giảm tốc.
  • Nhu cầu tín dụng nhìn chung vẫn ở mức yếu do nền kinh tế và thị trường bất động sản hồi phục chậm.
  • Dư địa cho vay toàn hệ thống ở mức dồi dào, nhiều ngân hàng chưa sử dụng hết room tăng trưởng tín dụng được NHNN phân bổ. Một số ngân hàng có khả năng mở rộng tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu như TCB, MBB, MSB, HDB, VPB … đã tiếp tục được nới hạn mức tín dụng trong đợt cấp bổ sung vào cuối tháng 11 và nhóm ngân hàng này dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20% trong năm 2023.

Link tải full báo cáo:

https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/nganhang_281223_VCBS28122023143710.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN