TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 26/04 – 29/04/2021

Lượt xem: 2844 | Ngày đăng: 06/05/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 26/04 29/04/2021

  1.   VTP [ MUA – 131,900đ/cp]: Luận điểm đầu tư – MBS – 26/04/2021.
  2.   ACB [ Tích cực – 34,328đ/cp]: Kế hoạch kinh doanh Qúy 1/2021 lạc quan – Báo cáo cập nhật – BVSC – 26/04/2021.
  3.   STB [ Tích cực – 38,800đ/cp]: Tốc độ giải quyết tài sản có vấn đề dự kiến vượt kế hoạch – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 26/04/2021.
  4.   TCB [ Trung lập ]: Cập nhật họp ĐHCĐ – KBSV – 26/04/2021.
  5.   MSH [ MUA – 58,900đ/cp]: Phục hồi mạnh trong năm 2021 – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 26/04/2021.
  6.   HPG [ Tích cực – 55,100đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ năm 2021 nhờ giá thép tăng – SSI – 26/04/2021.
  7.   PVS [ Tích cực – 19,400đ/cp]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – SSI – 26/04/2021.
  8.   PC1 [ MUA – 33,700đ/cp ]: Cập nhật thông tin tại ĐHĐCĐ –  Bản tin ĐHĐCĐ – VCBS – 26/04/2021.
  9.   TCB [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội cổ đông 2021 – Cập nhật công ty – SSI – 26/04/2021.
  10. VPB [ Trung lập – 56,300đ/cp]: Giá cổ phiếu tăng mạnh từ kỳ vọng thoái vốn FE Credit  – Cập nhật – VNDS – 27/04/2021.
  11. VNM [ Trung lập – 109,000đ/cp ]: Vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 27/04/2021.
  12. TPB [ Khả quan – 32,000đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021.
  13. HCM [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông– SSI – 26/04/2021.
  14. BSR [ Trung lập ]: Lợi nhuận phục hồi tích cực trong năm 2021, tăng từ mức đáy năm 2020 – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021.
  15. DBC [ Tích cực – 61,600đ/cp]: Cập nhật ĐHCĐ – Tiếp tục hưởng lợi từ giá lợn hơi cao  – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021.
  16. TV2 [ MUA – 77,700đ/cp ]: Cập nhật thông tin ĐHCĐ – VCBS – 27/04/2021.
  17. VNM [ Nắm giữ – 97,000đ/cp ]: KQKD Q1/2021 – Báo cáo nhanh ĐHCĐ – VCBS – 28/04/2021.
  18. PET [ Tích cực – 21,728đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ  – Báo cáo ĐHCĐ – BVSC – 28/04/2021.
  19. NLG [ MUA – 40,445đ/cp]: NLG – ĐÓN ĐIỂM RƠI LỢI NHUẬN  – Báo cáo cập nhật – VCBS – 28/04/2021.
  20. SGP [ Trung lập ]: Cập nhật họp ĐHĐCĐ CTCP Cảng Sài Gòn  – KBSV – 28/04/2021.
  21. VCB [ Tích cực – 108,600đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ – Cập nhật công ty – SSI – 28/04/2021.
  22. DHC [ Tích cực – 108,000đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng cao trên 2 con số  –  Cập nhật kết quả kinh doanh – SSI – 29/04/2021.
  23. GMD [ MUA – 43,600đ/cp ]: Gemalink sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn  – Cập nhật KQKD– VDSC – 29/04/2021.
  24. DPM [ Trung lập – 19,700đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông 2021 – Báo cáo cập nhật – VCBS – 29/04/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.   VTP [ MUA – 131,900đ/cp]: Luận điểm đầu tư – MBS – 26/04/2021

  • MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VTP với giá mục tiêu VND131,900 trên cơ sở tận dụng tối ưu các cửa hàng Viettel làm nơi giao nhận hàng, mở rộng tệp khách hàng cá nhân và SME, phát triển các trung tâm logistic..
  • Kết quả kinh doanh Q1/2021: Doanh thu đạt 5,060 tỷ đồng ( hoàn thành 111,3% kế hoạch Q1), tỷ lệ hoàn thành kế hoạch năm 23.6%. Lợi nhuận trước thuế đạt 134 tỷ đồng (hoàn thành 107% kế hoạch Q1), hoàn thành 21.5% kế hoạch năm. Sản lượng hàng hóa tăng 16%.
  • Hợp tác với Tân Cảng: Xúc tiến hợp tác với Tân Cảng trong Q2/2021. Sau khi hàng nhập kho Tân Cảng, VTP sẽ đến tận cảng để xử lý và thực hiện chuyển phát hàng. Sau 1 năm, VTP sẽ đánh giá lại hiệu quả của việc hợp tác với Tân Cảng.
  • Xây dựng Trung tâm Logistic ở HCM đi vào hoạt động trong Q1/2021. Sau HCM sẽ mở trung tâm Logistic ở Đà Nẵng, Cần Thơ. Mục tiêu mở thêm Trung tâm Logistic ở 17 thị trường trọng điểm trên cả nước. Lợi thế của VTP là làm chủ công nghệ, xây dựng core chính nên giá đầu tư công nghệ thấp hơn so với các đối thủ, chỉ chiếm 60% so với các bên khác. Hiệu quả của Trung tâm Logistic: Công suất chia chọn 42,000 vật phẩm/ giờ. Mỗi Trung tâm Logistic có diện tích khoảng 30k m2. Khai thác chia chọn chỉ tập trung tại các TP lớn (HCM,HN, ĐN, CT) đảm bảo quy mô hàng triệu đơn hàng để đủ đầu tư lắp băng chuyền. Các điểm khác sẽ kết hợp chia chọn và manual.
  • VTP chia sẻ đang trong quá trình thành lập hiệp hội logistic nhằm hỗ trợ các đơn vị trong ngành.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7371_VTP_MBS_2021-4-26.pdf

2.   ACB [ Tích cực – 34,328đ/cp]: Kế hoạch kinh doanh Qúy 1/2021 lạc quan – Báo cáo cập nhật – BVSC – 26/04/2021

  • ACB công bố KQKD Quý 1/2021 ấn tượng với LNTT tăng mạnh 61,3% YoY lên 3.104,3 tỷ, được thúc đẩy bởi thu nhập lãi thuần mạnh mẽ, hoạt động dịch vụ, banca và giao dịch ngoại hối và kinh doanh chứng khoán tăng trưởng khả quan.
  • Cho vay khách hàng của ACB tăng trưởng lạc quan 4,1% YTD đạt 324.311 tỷ, so với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngành Quý 1/2021 là 2,3% YTD. Trong khi đó, tiền gửi khách hàng gần như đi ngang ở mức 352.218 tỷ (-0,3% YTD).
  • NIM Quý 1/2021 tăng lên mức 4,30% (+2 bps QoQ; +61 bps QoQ), chủ yếu do Chi phí huy động thấp ở mức 3,71% (-42 bps QoQ; -137 bps YoY) bù đắp nhiều hơn mức giảm lợi suất tài sản sinh lãi là 7,70% (-41 bps QoQ; -32 bps YoY).
  • Thu nhập phí thuần tăng trưởng mạnh 68,7% YoY lên 625,2 tỷ, là mức cao theo quý mới của ACB. Mặc dù ACB không công bố cơ cấu thu nhập phí chi tiết, BVSC tin rằng kết quả này nhờ tăng trưởng tốt của mảng phí dịch vụ và hiệu quả từ mô hình direct sales mảng banca và các sản phẩm độc quyền từ Sunlife.
  • Chi phí hoạt động Quý 1/2021 giảm 16,7% YoY xuống 1,965 tỷ, chủ yếu do chi phí nhân viên giảm (-13,5% YoY) khi ACB không trích trước chi phí thưởng như đã làm trong Quý 1/2020. Do đó, CIR Quý 1/2021 giảm mạnh xuống 34,6% so với 53,9% tại Quý 1/2020 và mức cả năm 2020 là 42,0%.
  • Giá cổ phiếu ACB đã tăng trưởng mạnh mẽ 19,2% YTD, hiện sát với giá mục tiêu của ACB là 34.328 đồng/cp ở Báo cáo cập nhật Tháng 12/2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7340_ACB_BVSC_2021-4-26.pdf

3.   STB [ Tích cực – 38,800đ/cp]: Tốc độ giải quyết tài sản có vấn đề dự kiến vượt kế hoạch – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 26/04/2021

  • Sau khi tham dự ĐHCĐ của STB vào ngày 23/4/2021, SSI đã quyết định nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STB lên KHẢ QUAN, cùng với giá mục tiêu 1 năm là 26.949 đồng/cổ phiếu (trước đây là 24.300 đồng) – tương ứng với tiềm năng tăng giá là 20%. SSI đánh giá khá tích cực về tốc độ giải quyết tài sản có vấn đề của STB.
  • Chủ tịch HĐQT tự tin rằng STB sẽ xóa tất cả tài sản có vấn đề vào năm 2022, tức là trước 3 năm so với kế hoạch tái cơ cấu STB và trước 1 năm so với kế hoạch mà Chủ tịch đã đề ra trong ĐHCĐ năm trước. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi vẫn duy trì ổn định, áp lực không đáng kể về chất lượng tài sản (nợ xấu ở mức 1,7%; các khoản vay tái cơ cấu theo Thông tư 01 là 0,2%) và tăng trưởng lợi nhuận ròng năm 2021 tương đối tốt (+20% so với cùng kỳ). Giai đoạn khó khăn nhất của STB đã qua và việc giải quyết tài sản có vấn đề đang đi đúng hướng.
  • Tăng trưởng lợi nhuận tốt trong năm 2021. Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 4 nghìn tỷ đồng (+19,8% so với cùng kỳ), dựa trên mức tăng trưởng huy động và tín dụng đều ở mức +9% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát ở mức dưới 2%. Kế hoạch cổ tức tùy vào sự chấp thuận của NHNN do STB đang trong quá trình tái cơ cấu và không được chia cổ tức.
  • Việc giải quyết tài sản có vấn đề sẽ hoàn thành vào năm 2022 – vượt 3 năm so với kế hoạch tái cơ cấu nhưng phụ thuộc nhiều vào việc bán cổ phiếu STB cầm cố tại VAMC. Ngân hàng đã xử lý 46,5 nghìn tỷ đồng tài sản có vấn đề trong giai đoạn 2017-2020. STB hiện còn 39,3 nghìn tỷ đồng tài sản có vấn đề, với tài sản đảm bảo như sau.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7380_STB_SSI_2021-4-26.pdf

4.   TCB [ Trung lập ]: Cập nhật họp ĐHCĐ – KBSV – 26/04/2021

  • Trong năm 2021, Techcombank đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 19,800 tỷ đồng, tăng 25.3% YoY. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt gần 356.200 tỷ đồng, tăng khoảng 12% so với năm ngoái và trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép.
  • Trọng tâm cho vay lĩnh vực bất động sản của TCB được chọn lọc kĩ càng về đối tác hợp tác. Ông Jens Lottner cũng chia sẻ tiềm năng của lĩnh vực này còn rất lớn khi nhóm người Việt thu nhập cao đã và đang có nhu cầu lớn về nhà ở và sẽ còn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai.
  • Ngân hàng tiếp tục trình không chia cổ tức 2020 nhằm để lợi nhuận phục vụ hoạt động kinh doanh.
  • TCB cũng đã có chiến lược đa dạng hoá sang các lĩnh vực khác như viễn thông, năng lượng… những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và không chỉ tập trung vào khách hàng lớn mà các doanh nghiệp nhỏ, vừa và cá nhân.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7342_TCB_KBSV_2021-4-26.pdf

5.   MSH [ MUA – 58,900đ/cp]: Phục hồi mạnh trong năm 2021 – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 26/04/2021

  • SSI đã tham dự ĐHCĐ của MSH với quan điểm tích cực về khả năng phục hồi mạnh của công ty. Năm trước, công ty đã ghi nhận toàn bộ chi phí dự phòng cho các đơn đặt hàng khó đòi tổng trị giá là 182 tỷ đồng (bao gồm New York & Co đã phá sản; 37% trong số đó sẽ được hoàn nhập vào Q2/2021).
  • Nhiều khách hàng quay lại đà tăng và nâng số lượng đặt hàng. Hiện tại MSH có đủ đơn đặt hàng để sản xuất đến hết tháng 9/2021. Tại mức 48.400 đồng/cổ phiếu, MSH đang giao dịch với hệ số P/E năm 2021 là 6,6x, khá thấp so với mức bình quân của các công ty cùng ngành (8x).
  • SSI lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSH và giá mục tiêu 1 năm là 58.900 đồng/cổ phiếu (+21,7% so với giá hiện tại) – tương ứng với tổng mức sinh lời là 30%. Do công ty hiện tại có thể chọn đơn đặt hàng để sản xuất, việc mở rộng công suất từ nhà máy SH10 mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và thu nhập ròng mạnh hơn trong trung hạn. MSH là công ty có câu chuyện phục hồi đáng kể.
  • Kết quả kinh doanh năm 2020: Doanh thu thuần và thu nhập ròng giảm mạnh, lần lượt đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (-13,8% so với cùng kỳ) và 232 tỷ đồng (-48,7% so với cùng kỳ). Sự cố gây khó khăn hơn đó là một khách hàng chính của MSH (New York & Co) đã phá sản vào năm 2020.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2021: Kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 4,2 nghìn tỷ đồng (+10% so với cùng kỳ) và 340 tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ, chưa tính đến hoàn nhập dự phòng của NY&C).
  • Chính sách cổ tức: Tỷ lệ cổ tức 30% cho năm 2020 (tỷ suất cổ tức là 7,6%) sẽ được chi trả vào cuối tháng 5/2021; 30% -45% trên mệnh giá cho năm 2021 (tỷ suất cổ tức khoảng 6,2% -9,3%)

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7378_MSH_SSI_2021-4-26.pdf

 

6.   HPG [ Tích cực – 55,100đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ năm 2021 nhờ giá thép tăng – SSI – 26/04/2021

  • HPG vừa tổ chức ĐHCĐ năm 2021, thông qua kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2021 lần lượt là 120 nghìn tỷ đồng và 18 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng mạnh mẽ 33% và 34% so với cùng kỳ. Theo ban lãnh đạo, lợi nhuận ròng trong Q1/2021 đạt mức cao kỷ lục 7 nghìn tỷ đồng, tăng đáng kể 204% so với cùng kỳ, bao gồm 6,5 nghìn tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh chính và 500 tỷ đồng thu nhập bất thường từ việc thoái vốn mảng nội thất.
  • Với kết quả kinh doanh và giá thép tốt hơn ước tính trong Q1/2021, SSI tăng đáng kể dự báo lợi nhuận sau thuế lên 24,2 nghìn tỷ đồng, tương ứng tăng 80% so với cùng kỳ. SSI ước tính doanh số thép xây dựng và thép cán nóng duy trì ở mức 4 triệu tấn (+17,4% YoY) và 2,9 triệu tấn (+ 220% YoY). Giả định giá trung bình đối với thép xây dựng và thép cán nóng lần lượt là 14,8 triệu đồng/ tấn (+ 22% YoY) và 17,6 triệu đồng/ tấn (+ 35% YoY).
  • Cổ phiếu của HPG đang giao dịch ở mức PE và EV/EBITDA 2021 lần lượt là 7,8 lần và 5,8 lần. Với việc điều chỉnh ước tính lợi nhuận, SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 63.000 đồng/cổ phiếu, dựa trên PE và EV/EBITDA mục tiêu tương ứng là 9x và 6,5 lần. PE và EV/EBITDA mục tiêu đã giảm từ mức 10 lần và 7 lần trước đó, do cơ sở so sánh cao trong năm 2021 dẫn đến mức tăng trưởng chậm lại vào năm 2022.
  • Mặc dù vậy, do cổ phiếu đã tăng giá mạnh gần đây, SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu HPG từ MUA xuống KHẢ QUAN. Rủi ro chính đối với khuyến nghị của SSI là giá thép giảm, sau khi tăng mạnh trong 12 tháng qua.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7377_HPG_SSI_2021-4-26.pdf

7.   PVS [ Tích cực – 19,400đ/cp]: Cập nhật cuộc họp với chuyên viên phân tích – SSI – 26/04/2021

  • SSI đã tham dự cuộc họp với chuyên viên phân tích được PVS tổ chức vào ngày 20/4/2021. Dựa trên kết quả kinh doanh sơ bộ Q1/2021 và thảo luận với ban lãnh đạo về triển vọng của PVS, SSI duy trì ước tính đối với công ty như đã đề cập trong báo cáo trước tại đây.
  • Doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 16 nghìn tỷ đồng (-19,1% so với cùng kỳ) và 1 nghìn tỷ đồng (-2,2% so với cùng kỳ). Các giả định của SSI được đưa ra dựa trên giá dầu Brent là 60 USD/thùng (+37% so với cùng kỳ). Giá dầu Brent bình quân từ đầu năm đến nay dao động quanh mức 61,30 USD/thùng.
  • Do đó, SSI ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 đi ngang so với năm trước, SSI duy trì giá mục tiêu 1 năm là 24.500 đồng/cổ phiếu và lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu dựa trên giả định giá dầu ổn định ở mức 60 USD/thùng sau năm 2021.
  • SSI lưu ý rằng cổ tức năm 2020 dự kiến ở mức 10% trên mệnh giá, tương đương với lợi suất cổ tức là 4,8%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7379_PVS_SSI_2021-4-26.pdf

8. PC1 [ MUA – 33,700đ/cp ]: Cập nhật thông tin tại ĐHĐCĐ –  Bản tin ĐHĐCĐ – VCBS – 26/04/2021

  • VCBS đánh giá các dự án điện gió sẽ đi vào vận hành sớm và hưởng giá tốt, theo đó giúp PC1 bắt đầu tăng trưởng mạnh doanh thu, lợi nhuận mảng phát điện, nhất là từ năm 2022 trở đi bên cạnh các hồ thủy điện hoạt động tốt năm nay do thuận lợi thời tiết. Đối với mảng BĐS trong năm 2021 sẽ thấp hơn so với năm 2020 do chưa có dự án gối đầu.
  • Mảng xây lắp liên tục ký được các hợp đồng lớn hỗ trợ cho việc tăng trưởng nhanh của doanh thu, lợi nhuận trong năm 2020. Kế hoạch doanh thu tăng trưởng của PC1 chủ yếu từ khối xây lắp và thương mại, năm nay ít có đóng góp lợi nhuận từ BĐS (có BLNG cao hơn xây lắp).
  • Do đó tại ĐHCĐ thường niên 2021, PC1 đưa ra kế hoạch khá thận trọng. Tuy nhiên, VCBS vẫn giữ dự phóng doanh thu 2021 đạt 7.560 tỷ đồng, LNST dành cho cổ đông công ty mẹ đạt 490 tỷ đồng (-4% yoy), nếu loại trừ lợi nhuận từ mảng BĐS năm 2020, LNST hợp nhất sẽ tăng trưởng khoảng 38% yoy.
  • VCBS tiếp tục khuyến nghị MUA đối với PC1 như báo cáo ngày 01.03.2021 với giá mục tiêu 33.700 đồng/cp (upside 33,2% so với giá đóng cửa ngày 26.04.2021).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7382_PC1_VCBS_2021-4-26.pdf

9.   TCB [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội cổ đông 2021 – Cập nhật công ty – SSI – 26/04/2021

  • Mảng quản lý tài sản của TCB được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp hiện nay và SSI ước tính ngân hàng sẽ đạt lợi nhuận lớn trong 6T2021. Kế hoạch 2021 về lợi nhuận trước thuế của ngân hàng (19,8 nghìn tỷ đồng) cao hơn ước tính của SSI (18,5 nghìn tỷ đồng). SSI đang xem xét lại khuyến nghị, dự phóng lợi nhuận và giá mục tiêu.
  • TCB đang thử nghiệm mô hình ngân hàng đại lý nhằm thâm nhập sâu hơn vào lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), nơi mà Ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống Vinmart làm điểm bán hàng cho các dịch vụ ngân hàng.
  • Hạn mức tăng trưởng tín dụng hiện tại cho năm 2021 là 12%. Ban lãnh đạo TCB tin rằng ngân hàng sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận với mức tăng trưởng tín dụng này. Nếu được SBV chấp thuận, TCB sẽ tăng trưởng cho vay trên 20% YoY.
  • TCB không có kế hoạch chia cổ tức vào năm 2021 và sẽ giữ lại toàn bộ lợi nhuận chưa phân phối.
  • Giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài sẽ được điều chỉnh giảm từ 22,5% hiện tại xuống 22,47% do phát hành ESOP cho người lao động nước ngoài.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7373_TCB_SSI_2021-4-26.pdf

10.   VPB [ Trung lập – 56,300đ/cp]: Giá cổ phiếu tăng mạnh từ kỳ vọng thoái vốn FE Credit  – Cập nhật – VNDS – 27/04/2021

  • Theo thông tin trong buổi gặp chuyên viên phân tích ngày 23/4, VPB đặt kế hoạch tăng LNTT năm 2021 lên 16.700 tỷ đồng (tương đương 102,6% dự báo của VNDS). Mục tiêu năm 2021 của ngân hàng mẹ bao gồm: 1) 16,6% tăng trưởng tín dụng; 2) tỷ lệ nợ xấu tối đa 3%; và 3) nâng NIM cao hơn mức trước đại dịch là 4,9%. Trong cuối Q1/21, ngân hàng đã cơ cấu lại 7.500 tỷ đồng tín dụng (~2,2% tổng dư nợ cho vay hợp nhất), trong đó 5.800 tỷ đến từ ngân hàng và 1.700 tỷ đến từ FE Credit.
  • VPB công bố thu nhập lãi Q1/21 đạt 9.120 tỷ, tăng trưởng cho vay hợp nhất đạt 14% svck và NIM toàn NH tăng 17 điểm cơ bản. Mức tăng trưởng mạnh mẽ này được thúc đẩy bởi KQKD của ngân hàng mẹ, với tăng trưởng cho vay đạt 17% và chi phí vốn giảm 1,7% svck.
  • VNDS ấn tượng với khả năng quản lý chi phí hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR) của VPB giảm mạnh từ 32% Q1/20 xuống 22% trong Q1/21, thấp nhất ngành. Tuy nhiên, VNDS kỳ vọng CIR của VPB sẽ tăng lên 32% trong năm 2021 do ngân hàng đã tăng số lượng nhân viên thêm 10% sv cuối 2020 và HĐQT dự kiến sẽ đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh trong các quý tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7416_VPB_VNDS_2021-4-27.pdf

11.   VNM [ Trung lập – 109,000đ/cp ]: Vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục – Cập nhật ĐHCĐ – SSI – 27/04/2021

  • SSI đã tham dự ĐHCĐ do VNM tổ chức vào ngày 26/4/2021. Công ty đặt ra kế hoạch năm 2021 thận trọng, với kế hoạch tăng trưởng doanh thu thuần chỉ +4,1% so với cùng kỳ (không tính đến mức tăng giá bán bình quân) và lợi nhuận sau thuế đi ngang so với năm trước.
  • SSI hạ khuyến nghị cổ phiếu VNM từ KHẢ QUAN xuống TRUNG LẬP và hạ giá mục tiêu 1 năm xuống 109.000 đồng/cổ phiếu (từ 121.000 đồng/cp), dựa trên phương pháp P/E và DCF – do SSI điều chỉnh giảm ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt -1% và -1,3% do kết quả kinh doanh Q1/2021 kém hơn ước tính (doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế giảm -6,4% và -6,5% so với cùng kỳ).
  • Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh là nguyên nhân chính dẫn đến kế hoạch không mấy khả quan này của VNM trong năm 2021. Ban lãnh cũng giải thích rằng nhu cầu yếu là do ảnh hưởng của đại dịch.
  • Với lợi nhuận không tăng trưởng năm nay cũng như tăng trưởng khiêm tốn trong các năm tới, VNM đã bị bỏ lại sau so với đà phục hồi lợi nhuận của các công ty niêm yết khác trên sàn.
  • Trong Q1/2021, doanh thu trong nước giảm do dịch Covid-19 bùng phát vào tháng 2 và tháng 3, trong khi doanh thu xuất khẩu tăng 8% so với cùng kỳ. Theo Nielsen, mức tiêu thụ sữa giảm -6,5% so với cùng kỳ trong Q1/2021.
  • Từ đầu năm đến nay, VNM đã giữ giá bán bình quân ổn định mặc dù chi phí đầu vào tăng do tình hình nhu cầu yếu như hiện nay. Giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh (sữa bột tăng 19%-30% so với cùng kỳ và đường tăng +22% so với cùng kỳ trong 4T2021) có thể sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận gộp từ Q2/2021. Trong Q1/2021, MCM ghi nhận doanh thu giảm nhẹ, trong khi lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng ở mức một con số.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7392_VNM_SSI_2021-4-27.pdf

12.   TPB [ Khả quan – 32,000đ/cp ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021

  • Ngân hàng đã đạt kết quả lợi nhuận cao trong vài năm qua, được hỗ trợ bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, NIM cải thiện và hệ số CIR thấp hơn nhờ quá trình số hóa. Kế hoạch kinh doanh năm 2021 đầy tham vọng nhưng khả thi, được củng cố nhờ kết quả kinh doanh Q1/2021 và môi trường lãi suất thấp kéo dài giúp giảm chi phí vốn nói chung.
  • Tuy nhiên, việc tăng vốn (tương đương 9,3% vốn điều lệ trước tăng vốn của ngân hàng) có thể có chút tác động pha loãng tiêu cực. SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TPB cùng giá mục tiêu 1 năm là 32.000 đồng/cổ phiếu, với tiềm năng tăng giá là +14,3%.
  • TPB đặt kế hoạch tổng tài sản là 250 nghìn tỷ đồng, tăng +21% so với cùng kỳ. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 5,8 nghìn tỷ đồng, tăng +32% so với cùng kỳ. Kế hoạch lợi nhuận đã được điều chỉnh lên trước ĐHCĐ và được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh Q1/2021 tốt hơn kỳ vọng. Năm 2020, TPB ghi nhận 900 tỷ đồng thu nhập từ phí trả trước bancassurance không định kỳ, khoản này sẽ không phát sinh trong năm 2021. Nếu loại trừ khoản này, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2021 dự kiến đạt +66,3% so với cùng kỳ.
  • Kế hoạch tăng trưởng tín dụng là +25% so với cùng kỳ, được hỗ trợ bởi cho vay tiêu dùng có thế chấp. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp sẽ chậm hơn so với năm 2020. TPB sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ngân hàng số để thu hút khách hàng (hiện nay là 4 triệu khách hàng) và mở rộng thị phần. TPB đặt kế hoạch tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ, hiện tại là 50%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7402_TPB_SSI_2021-4-27.pdf

13.   HCM [ Trung lập ]: Cập nhật Đại hội Cổ đông– SSI – 26/04/2021

  • Thị trường chứng khoán đã được hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp và các công ty môi giới đã tận dụng lợi thế của thị trường này. Năm 2021, HCM đặt kế hoạch tăng trưởng tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 68% và 82% so với cùng kỳ.
  • Kết quả này sẽ được thúc đẩy nhờ tất cả các dòng thu nhập, bao gồm phí môi giới (+67% so với cùng kỳ), cho vay ký quỹ (+77% so với cùng kỳ), hoạt động tự doanh (+53% so với cùng kỳ) và ngân hàng đầu tư (+112% so với cùng kỳ). Kết quả kinh doanh Q1/2021 ấn tượng với lợi nhuận trước thuế đạt 402 tỷ đồng – tăng +219% so với cùng kỳ và hoàn thành 33% kế hoạch năm.
  • Tại mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, HCM đang giao dịch với hế số P/E và P/B 2021 lần lượt là 15,0x và 1,96x. Tỷ suất cổ tức năm 2021 là 6,3%. Hiện tại, SSI không định giá cổ phiếu này.
  • Lợi nhuận trước thuế năm 2020 đạt 660 tỷ đồng, tăng +24% so với cùng kỳ và vượt 16% kế hoạch năm. Kết quả này được thúc đẩy bởi doanh thu phí môi giới (chiếm 39% tổng doanh thu, +29% so với cùng kỳ), doanh thu tự doanh (chiếm 23% tổng doanh thu, +79% so với cùng kỳ) và thu nhập lãi cho vay ký quỹ (chiếm 35% tổng doanh thu, +8% so với cùng kỳ).
  • Doanh thu phí môi giới tăng trưởng tốt trong bối cảnh năm 2020 khi giá trị giao dịch bình quân hàng ngày (ADT), tăng +59% so với cùng kỳ và đạt 7,4 nghìn tỷ đồng. HCM duy trì vị trí thứ 2 về thị phần môi giới trên sàn HOSE (8,7%), bao gồm 6% thị phần cá nhân và 22,6% thị phần nước ngoài. Tỷ suất lợi nhuận từ phí môi giới tăng nhẹ lên 32,4% so với 31,6% trong năm 2019.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7376_HCM_SSI_2021-4-27.pdf

14.   BSR [ Trung lập ]: Lợi nhuận phục hồi tích cực trong năm 2021, tăng từ mức đáy năm 2020 – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021

  • Năm 2020 lần đầu ghi nhận mức lỗ kể từ năm 2013: BSR báo lỗ trước thuế – 2,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, đây là năm đầu tiên công ty báo lỗ kể từ năm 2013. Sản lượng tiêu thụ giảm -15%, chủ yếu do nhà máy tạm dừng để bảo dưỡng từ tháng 8 đến tháng 10, khiến sản lượng sản xuất giảm gần -50% trong Q3/2020 so với mức trung bình trong hai quý đầu năm 2020.
  • Tuy nhiên, yếu tố chính dẫn đến mức lỗ của năm 2020 là sự sụt giảm trong khoảng chênh lệch giữa giá sản phẩm xăng dầu và giá dầu thô do dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động vận tải, làm giảm tỷ suất lợi nhuận của công ty (đặc biệt là trong hai quý đầu năm 2020).
  • Năm 2021, kế hoạch sản lượng tiêu thụ của BSR đặt ở mức 6,5 triệu tấn, tăng +9,7% từ mức thấp trong năm 2020 do nhà máy hoạt động trong cả năm. Doanh thu kế hoạch đặt ở mức 70,9 nghìn tỷ đồng (+20,9% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận trước thuế đặt kế hoạch 871 tỷ đồng so với mức lỗ 2,9 nghìn tỷ đồng vào năm 2020. Kế hoạch kinh doanh được đặt ra vào cuối năm ngoái, dựa trên giá dầu giả định là 45 USD/thùng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7400_BSR_SSI_2021-4-27.pdf

15.  DBC [ Tích cực – 61,600đ/cp]: Cập nhật ĐHCĐ – Tiếp tục hưởng lợi từ giá lợn hơi cao  – Cập nhật công ty – SSI – 27/04/2021

  • Năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 11,9 nghìn tỷ đồng (+18,9% so với cùng kỳ) và 980 tỷ đồng (- 30% so với cùng kỳ). Tại mức giá 56.200 đồng/cổ phiếu, DBC đang giao dịch với hệ số P/E 2021 là 6,4x và EV/EBITDA là 4,8x, thấp hơn P/E bình quân của các công ty cùng ngành là 10x và EV/EBITDA là 6x.
  • SSI áp dụng hệ số P/E mục tiêu là 7x (thấp hơn P/E trung bình lịch sử của DBC là 8x do lợi nhuận ròng sụt giảm trong năm 2021) và đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 61.600 đồng/cổ phiếu (tăng 14,5% so với giá hiện tại), tổng mức sinh lời tiềm năng là 18%. SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu DBC.
  • Kế hoạch kinh doanh năm 2021: Kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 12,1 nghìn tỷ đồng (+20% so với cùng kỳ) và 827 tỷ đồng (- 41% so với cùng kỳ), trong đó lợi nhuận ròng của hoạt động kinh doanh cốt lõi dự kiến đạt 727 tỷ đồng (-42% so với cùng kỳ).
  • Chính sách cổ tức: 25% trên mệnh giá cho năm 2020 (15% cổ tức bằng tiền mặt và 10% cổ tức bằng cổ phiếu); 30% trên mệnh giá cho năm 2021, với tỷ lệ cổ tức tiền mặt là 20% (tỷ suất cổ tức là 3,6%) và cổ tức bằng cổ phiếu là 10%.
  • ĐHCĐ đã thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Như So mà không cần thủ tục chào mua công khai.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7401_DBC_SSI_2021-4-27.pdf

16.   TV2 [ MUA – 77,700đ/cp ]: Cập nhật thông tin ĐHCĐ – VCBS – 27/04/2021

  • Năm 2021 mặc dù không còn doanh thu lớn từ điện mặt trời, nhưng kỳ vọng dự án Điện gió Tân Thuận do TV2 làm tổng thầu EPC sẽ kịp đi vào vận hành toàn bộ dự án vào tháng 10/2021, bên cạnh một số dự án khác đang trong quá trình chuẩn bị khởi công và đang thi công sẽ giúp TV2 có sự tăng trưởng tốt về doanh thu trên nền doanh thu cao năm 2019 và 2020. Mảng quản lý vận hành nhà máy điện là mảng rất có tiềm năng tăng trưởng do các chủ đầu tư nước ngoài thường sẽ thuê đơn vị trong nước làm hoạt động này.
  • Tuy đem lại doanh thu thấp hơn mảng tổng thầu EPC nhưng QLVH có biên lợi nhuận gộp khá lớn (40 – 50% theo ước tính của VCBS) sẽ đóng góp lớn trong việc tăng trưởng lợi nhuận của TV2 trong tương lai..
  • VCBS dự phóng doanh thu của TV2 trong năm 2021 đạt 3.774 tỷ đồng (+12.8% yoy), LNST đạt 336 tỷ đồng (+28% yoy), tương ứng EPS đạt 9.323 đồng/cp. Theo đó, TV2 giao dịch ở mức P/E forward đạt 5,87.
  • VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với TV2 với giá mục tiêu trong năm 2021 đạt 77.700 đồng (upside 42,1% so với giá đóng cửa ngày 23.04.2020). VCBS sẽ cung cấp một báo cáo phân tích định giá chi tiết về TV2 trong tháng 5/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7383_TV2_VCBS_2021-4-27.pdf

17.   VNM [ Nắm giữ – 97,000đ/cp ]: KQKD Q1/2021 – Báo cáo nhanh ĐHCĐ – VCBS – 28/04/2021

  • Năm 2021 có thể là một năm thách thức phía trước đối với VNM. Ban lãnh đạo đặt mục tiêu năm 2021 thấp hơn kỳ vọng của VCBS. Ngoài ra, doanh thu trong Q1. 21 giảm nhẹ, điều này khiến VCBS lo ngại về triển vọng của VNM trong năm 2021.
  • Doanh thu nội địa tăng trưởng 4,3% yoy bao gồm cả Sữa Mộc Châu, tăng trưởng doanh số bán sữa chua, sữa tươi, sữa bột và sữa đặc lần lượt là 12%, 5%, 0% và 5%. Mộc Châu Milk chỉ đạt 10% yoy.
  • Theo thảo luận của VCSC với NT2, VCSC nhận thấy KQKD này được ghi nhận dựa theo giá hợp đồng mua bán điện (PPA) cũ. Sau khi việc đánh giá lại PPA được hoàn thành trong quý 2/2021, công ty sẽ ước tính lại lợi nhuận quý 1/2021 theo giá PPA mới và ghi nhận mức giảm trong lợi nhuận (do giá PPA thấp hơn) trong KQKD quý 2/2021. VCSC hiện ghi nhận giá PPA giảm từ tháng 01/01/2021 trong mô hình dự báo của VCSC. VCSC ước tính rằng nếu áp dụng mức PPA mới từ ngày 01/01/2021, lợi nhuận quý 1/2021 sẽ chỉ đạt khoảng 80 tỷ đồng, tương ứng 18% dự báo năm 2021 của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7407_VNM_VCBS_2021-4-28.pdf

18.   PET [ Tích cực – 21,728đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ  – Báo cáo ĐHCĐ – BVSC – 28/04/2021

  • PET đặt kế hoạch doanh thu thuần đạt 15.000 tỷ (+11,5% YoY) và LNST tăng trưởng mạnh 42,7% YoY đạt 200 tỷ.
  • Cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt là 1.000 đồng/ cp (tỷ lệ chi trả 65,5%). Cho năm 2021, PET đặt cổ tức tiền mặt tối thiểu 1.000 đồng/ cổ phiếu, tỷ lệ cổ tức tối thiểu hơn 5%. BVSC lưu ý rằng PET đã liên tục chia cổ tức tiền mặt rất cao cho cổ đông với tỷ lệ chi trả trong khoảng 65,5-90,4% trong giai đoạn 2015-20. Ban lãnh đạo chia sẻ cả KH kinh doanh và cổ tức năm 2021 đều được đặt ở mức thận trọng; vì thế cổ tức năm 2021 sẽ điều chỉnh cho phù hợp dựa trên KQKD thực tế năm 2021.
  • Theo Ban lãnh đạo, doanh thu thuần tháng 4 của PET đạt 1,3 nghìn tỷ (vượt kế hoạch của Công ty là 1,25 nghìn tỷ). Ban lãnh đạo kỳ vọng doanh thu thuần và LNST hợp nhất 6T21 sẽ lần lượt đạt trên 8,0 ngàn tỷ (+49,3% YoY) và 120-130 tỷ (+ 100,2-116,9% YoY). Với những con số này, BVSC ước tính doanh thu thuần hợp nhất Quý 2/2021 của PET sẽ tăng mạnh 51,2% YoY lên trên 3,8 nghìn tỷ và LNST hợp nhất tăng mạnh 120,5-160,3% YoY lên 55,3-65,3 tỷ.
  • Ban lãnh đạo chia sẻ rằng PET là nhà phân phối ủy quyền có hiệu quả tốt của Apple với doanh thu cao nhất trong năm 2020. Doanh thu các sản phẩm Apple của PET vẫn rất mạnh mẽ trong Quý 1/2021 chiếm khoảng 30% doanh thu thuần so với 16% doanh thu thuần năm 2020; trong đó, doanh thu iPhone được báo cáo là mang tính thời vụ, trong khi doanh thu các sản phẩm MacBook; iPad; và các phụ kiện ổn định trong suốt cả năm.
  • Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM và giá mục tiêu một năm là 21.728 đồng/cp (Upside: 19,5%, bao gồm suất cổ tức 10,1%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7395_PET_BVSC_2021-4-28.pdf

19.   NLG [ MUA – 40,445đ/cp]: NLG – ĐÓN ĐIỂM RƠI LỢI NHUẬN  – Báo cáo cập nhật – VCBS – 28/04/2021

  • DT đạt 235,8 tỷ đồng (-43,3% yoy, đạt 5% KH năm) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 365,3 tỷ đồng (+231% yoy, đạt 32% KH năm) nhờ khoản thu nhập khác từ việc đánh giá lại vốn góp vào dự án Waterfront 429,1 tỷ đồng.
  • Năm 2021, VCBS ước tính DT của NLG sẽ đạt kế hoạch đề ra với doanh thu thuần đạt 4.963 tỷ đồng (+124% yoy) và LNST cổ đông công ty mẹ đạt 1.152 tỷ đồng (+38% yoy), theo đó EPS 2021 đạt 3.331 đồng/cp, tương ứng PE là 10,49 lần (giả định NLG phát hành riêng lẻ 60 triệu cp trong năm 2021).
  • Doanh số bán hàng tích cực trong từ các dự án: Năm 2021 sẽ ghi nhận căn hộ đã bàn giao tại dự án Akari City, South Gate (Waterpoint – GĐ 1), đất nền tại Nam Long Cần Thơ. DT và LN từ dự án Akari và Waterfront sẽ được hợp nhất trên BCTC của NLG, thay vì ghi nhận lợi nhuận từ công ty liên kết như dự án Mizuki và South Gate).
  • Khoản lãi từ thoái vốn dự án Paragon: Lợi nhuận dự kiến ghi nhận ngay trong năm 2021 là 300 tỷ đồng.
  • Việc mua lại 30% sở hữu còn lại dự án Waterfront- ĐN từ Kepple Land nâng sở hữu lên 65,1% giúp NLG hạch toán khoản lãi từ đánh giá lại khoản đầu tư góp vốn vào dự án Waterfront, lãi từ hoạt động này đạt 427 tỷ đồng đã ghi nhận ngay trong Quý I/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7437_NLG_VCBS_2021-4-28.pdf

20.  SGP [ Trung lập ]: Cập nhật họp ĐHĐCĐ CTCP Cảng Sài Gòn  – KBSV – 28/04/2021

  • Lợi nhuận hợp nhất 3 tháng đầu năm 2021 đạt 78 tỷ đồng tăng 290% so với cùng kỳ, đạt 29% kế hoạch năm.
  • Tổng trích lập tổn thất cho khoản đầu tư tài chính là 1,558 tỷ đồng, còn 270 tỷ đồng chưa trích lập hết cho cảng SSIT. Nếu cảng SSIT lỗ sẽ tiếp tục trích lập.
  • Bà Đỗ Thị Minh, đại diện vốn góp của Công Ty CP Chứng Khoán Asean và CTCP Bất động sản Nghỉ dưỡng Quảng Nam (chiếm 13.07% số lượng cổ phần) được bầu vào HĐQT.
  • Dự kiến trong tháng 7 chính phủ ra thông tư mới về tăng giá sàn dịch vụ cảng. Năm 2020, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng, trình BộGiao thông vận tải dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT ngày 14/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam. Trong đó, Hiệp hội cảng biển và doanh nghiệp đã đề xuất tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ tối thiểu bốc dỡ container nhập khẩu, xuất khẩu khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải tăng lên 10% so với mức giá tại Thông tư số 54/2018/TT-BGTVT, lộ trình áp dụng kể từ 1/1/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7396_SGP_KBSV_2021-4-28.pdf

21.  VCB [ Tích cực – 108,600đ/cp ]: Cập nhật ĐHCĐ – Cập nhật công ty – SSI – 28/04/2021

  • Từ năm 2018, VCB đã theo đuổi chiến lược tăng trưởng cao, được hỗ trợ bởi đợt tăng vốn vào năm 2019. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dư nợ tín dụng đối với VCB có thể vượt BID và CTG trong 3-5 năm tới. Đáng lưu ý là, tăng trưởng tín dụng cao đồng thời với duy trì chất lượng tài sản cao mặc dù quản lý rủi ro chặt chẽ – đây là một thành tựu đáng kể trong thời kỳ rất khó khăn.
  • SSI duy trì ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 29,3 nghìn tỷ đồng (+27,3% so với cùng kỳ) và khuyến nghị KHẢ QUAN, với giá mục tiêu 1 năm là 108.600 đồng/cổ phiếu.
  • Năm 2020 kết thúc giai đoạn đầu tiên về chiến lược cho vay bán lẻ của ngân hàng. Cho vay bán lẻ hiện chiếm 54% tổng dư nợ, với tỷ lệ nợ xấu bán lẻ dưới 0,2%. Hầu hết các khoản vay bán lẻ đều được thế chấp. Các khoản cho vay mua nhà khoảng 230 nghìn tỷ đồng, tương đương ~ 23,5% tổng dư nợ. Các khoản vay có quy mô nhỏ, tỷ lệ nợ xấu thấp và giá trị tài sản thế chấp cao.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7434_VCB_SSI_2021-4-28.pdf

22.  DHC [ Tích cực – 108,000đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng cao trên 2 con số  –  Cập nhật kết quả kinh doanh – SSI – 29/04/2021

  • Nhu cầu tiêu thụ giấy dự báo tăng trưởng 12% trong giai đoạn 2021-2025. Theo Euromonitor, mức tiêu thụ bao bì giấy ở Việt Nam dự kiến tăng 12% trong giai đoạn 2021-2025.
  • Nhu cầu nhập khẩu giấy Trung Quốc gia tăng. Theo RISI, việc tăng năng suất sản xuất mới trong Trung Quốc sẽ chậm lại từ gần 5 triệu tấn năm 2019 xuống chỉ còn 1,4 triệu tấn vào năm 2021. Do đó, Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu giấy bao bì. Dự báo lượng giấy nhập từ Việt Nam đạt 960 nghìn tấn trong năm 2021 (+164% YoY)..
  • Hiệu quả hoạt động các nhà máy của DHC đạt mức cao. Hiện tại, nhà máy Giao Long 2 của DHC đã hoạt động 120% công suất sau khi đi vào hoạt động từ tháng 9/2019. SSI đánh giá tích cực việc nhanh chóng hoạt động tối đa công suất sau thời gian ngắn đã giúp DHC nhanh chóng đạt hiệu quả tối ưu.
  • Dài hạn, đầu tư nhà máy Giao Long 3, thâm nhập thị trường giấy cao cấp (kraftliner). Trong năm 2021, DHC sẽ chuẩn bị đầu tư nhà máy giấy Giao Long 3, với công suất 1.000 tấn/ngày. Tổng mức đầu tư hơn 100 triệu USD, trong đó sản phẩm chính là giấy kraftliner, có giá cao hơn so với giấy testliner. SSI đánh giá, với dự án Giao Long 3 sẽ là động lực tăng trưởng chính của DHC trong giai đoạn 2024-2029.
  • Tài chính lành mạnh. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu giảm từ mức 1x về mức 0,31x trong giai đoạn 2018-2020. SSI dự báo, DHC hoàn thành việc trả khoản nợ va dài hạn 145 tỷ đồng từ Vietcombank để tài trợ cho dự án nhà máy Giao Long 2 trong năm 2021.
  • SSI đánh giá tích cực hoạt động của DHC khi lợi nhuận tiếp tục vẫn duy trì mức tăng trưởng tích cực 2 con số nhờ vào tối đa hóa hoạt động của các nhà máy Giao Long 1 và 2 với lợi thế suất đầu tư thấp và cơ cấu sản phẩm giá trị cao hơn là testliner so với medium, quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Doanh thu thuần dự báo năm 2021 đạt 3.631 tỷ đồng (+25,7% YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt 495 tỷ đồng (+26,2% YoY). Trong dài hạn, SSI cho rằng nhà máy Giao Long 3 với sản phẩm cao cấp kraftliner sẽ là động lực tăng trưởng chính của DHC trong giai đoạn 2024-2029. SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu DHC với giá mục tiêu của DHC là 108.000 đồng/CP tương đương mức PE mục tiêu là 12,7x.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7432_DHC_SSI_2021-4-29.pdf

23.  GMD [ MUA – 43,600đ/cp ]: Gemalink sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng lợi nhuận trong dài hạn  – Cập nhật KQKD– VDSC – 29/04/2021

  • VDSC dự báo doanh thu thuần hàng quý của GMD sẽ đạt 687 tỷ đồng, đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi LNTT giảm 19% so với cùng kỳ xuống 115 tỷ đồng chủ yếu do khoản lỗ từ Gemalink (GML) – cảng container nước sâu vừa đi vào hoạt động của GMD. VDSC ước tính GML sẽ lỗ 81 tỷ đồng trong Q1-2021.
  • Doanh thu hoạt động mảng cảng tăng 22% YoY lên 617 tỷ đồng nhờ sản lượng tăng 8% YoY tại cụm cảng của GMD tại phía Bắc.
  • Doanh thu và LNTT dự kiến tăng trưởng lần lượt 7% YoY và 26% YoY lên 2.785 tỷ đồng và 647 tỷ đồng.
  • Tổng sản lượng ước tính đạt 2,1 triệu TEU (+ 18% YoY), chủ yếu nhờ đóng góp từ Cảng Nam Đình Vũ khi khu cảng này bắt đầu thu hút thêm nhiều tuyến dịch vụ vận tải hàng hải mới. Qua đó, doanh thu mảng cảng dự kiến sẽ tăng 14% YoY.
  • Để phản ánh triển vọng tích cực của cảng Nam Đình Vũ và GML, VDSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 23% lên 43.600 đồng. Mặc dù lợi nhuận chưa khả quan trong ngắn hạn của GML có thể gây áp lực lên tăng trưởng lợi nhuận của GMD và giá cổ phiếu, VDSC tin rằng đây sẽ là cơ hội tốt để MUA cổ phiếu với tổng mức sinh lời kỳ vọng là 30% tính theo giá đóng cửa ngày 29 tháng 4 năm 2021

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7457_GMD_VDSC_2021-4-29.pdf

 

24.    DPM [ Trung lập – 19,700đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông 2021 – Báo cáo cập nhật – VCBS – 29/04/2021

  • DPM gần đây đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên vào ngày 27/4/2021, theo đó ban lãnh đạo đã xin phê duyệt phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2020 là 14% (cao hơn mức trước đây là 10-12%), dựa trên mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 82% so với cùng kỳ . Năm 2021, ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế rất thận trọng, lần lượt là tăng 6% và giảm 48% so với cùng kỳ.
  • Tuy nhiên, SSI dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 19% và 4% so với cùng kỳ (+6% và -7% so với ước tính doanh thu và lợi nhuận trước thuế trước đó do SSI điều chỉnh giả định tăng giá bán urê và tăng chi phí khí đầu vào).
  • Tại mức giá 19.000 đồng/cổ phiếu, DPM đang giao dịch với hệ số P/E, P/B và EV/EBITDA năm 2021 lần lượt là 11,6x, 0,9x và 2,3x. SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới là 19.700 đồng/cổ phiếu (từ 18.400 đồng/cổ phiếu). Với mức tiềm năng tăng giá là 4% so với giá hiện tại (và tỷ suất cổ tức là 6,5% trong năm 2021), SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DPM.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7433_DPM_SSI_2021-4-29.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN