TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 26/07 – 30/07/2021

Lượt xem: 2216 | Ngày đăng: 04/08/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 26/07 30/07/2021

  1. PET [MUA – 24,200đ/cp]: Lãi ròng 1H2021 tăng 67% nhờ chính thức phân phối các sản phẩm của Apple – MBS – 26/07/2021.
  2. VHC [ Tích cực ]: Kết quả kinh doanh quý 2/2021 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – VNDS – 26/07/2021.
  3. TCB [ Tích cực – 58,200đ/cp ]: Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ với NIM và chất lượng tài sản bền vững – Cập nhật KQKD Q2/2021– SSI – 26/07/2021.
  4. DRC [ Tích cực – 33,400đ/cp]: Quý 2 tăng trưởng đáng kể từ mức thấp năm trước – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021.
  5. FPT [ Trung lập – 93,000đ/cp ]: Thương vụ thứ 2 trong năm 2021 – Intertec International  – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021.
  6. TCB [ Tích cực – 57,200đ/cp ]: 6T21: Tín dụng và CASA tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/07/2021.
  7. DGW [ Tích cực – 146,300đ/cp ]: Đàm phán hợp đồng mới  – SSI – 26/07/2021.
  8. DGC [ MUA – 115,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 27/07/2021.
  9. STK [ MUA – 48,500đ/cp ]: Cập nhật KQKD 1H21 và Dự án Unitex – Báo cáo cập nhật – MAS – 27/07/2021.
  10. NT2 [ Trung lập]: Kết quả kinh doanh Q2/2021 giảm do giá khí tăng và giảm giá PPA – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021.
  11. PNJ [ Trung lập ]: Cập nhật KQKD 6T2021 – dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn nhưng tạo cơ hội trong dài hạn – Cập nhật công ty – SSI – 28/07/2021.
  12. GDT [ Tích cực – 65,491đ/cp ]: Q2/2021: Khả quan; thấp hơn ước tính một chút – Báo cáo cập nhật – BVSC – 28/07/2021.
  13. PHR [ MUA – 65,700đ/cp ]: Kỳ vọng ghi nhận lợi nhuận đột biến trong 2H2021 từ VSIP III cùng các mảng kinh doanh chính – Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – KBSV – 28/07/2021.
  14. GAS [ Tích cực – 109,800đ/cp ]: Tiềm năng tăng giá ở phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 29/07/2021.
  15. Ngành dầu khí [ MUA ]: Ngành dầu khí Việt Nam hưởng lợi mạnh mẽ từ giá dầu tăng cao – KBSV – 27/07/2021.
  16. VIB [ Trung lập ]: Ngân hàng bán lẻ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận  – KBSV – 29/07/2021.
  17. QNS [ Tích cực – 47,300đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2021  – Cập nhật công ty – SSI – 29/07/2021.
  18. DXG [ MUA – 28,300đ/cp ]: Tập trung kế hoạch mở rộng quỹ đất – KBSV – 29/07/2021.
  19. GAS [ Tích cực – 99,100đ/cp]: Sản lượng giảm do La Nina nhưng được hỗ trợ bởi giá dầu cao– PSI – 29/07/2021.
  20. MWG [ Trung lập – 181,190đ/cp ]: Tăng trưởng 1H21 khả quan, triển vọng 2H21 gặp nhiều thách thức do bùng phát dịch  – Cập nhật KQKD – BVSC – 29/07/2021.
  21. TCM [ Trung lập ]: Định giá cao khiến cơ hội đầu tư chưa hấp dẫn, dù sở hữu nền tảng kinh doanh tốt – Báo cáo cập nhật– BVSC– 30/07/2021.
  22. ACV [ Kém khả quan – 77,600đ/cp ]: Triển vọng ngắn hạn giảm do dịch Covid-19 bùng phát – Cập nhật ĐHCĐ 2021 – SSI – 30/07/2021.
  23. Ngành bất động sản [ Tích cực ]: Ngành bất động sản nhà ở, thời điểm thuận lợi đã đến gần – Báo cáo ngành – VNDS – 30/07/2021.

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.PET [MUA – 24,200đ/cp]: Lãi ròng 1H2021 tăng 67% nhờ chính thức phân phối các sản phẩm của Apple – MBS – 26/07/2021

  • MBS khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PET với giá mục tiêu VND24.200 trên cơ sở (i) tiềm năng tăng trưởng cao từ ngành ICT, (ii) KQKD tăng mạnh nhờ phân phối các sản phẩm của Apple, và (iii) giá dầu tăng cao hỗ trợ mảng cung ứng vận tải thiết bị và cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngành dầu khí.
  • Lãi ròng 1H2021 tăng ~67% n/n nhờ chính thức phân phối các sản phẩm của Apple từ cuối tháng 5/2020. PET ghi nhận doanh thu tăng 43% n/n trong nửa đầu năm 2021, đạt tương ứng 7.635 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ PSD tăng 6% n/n, đóng góp ~48% cho PET1.
  • Thị trường điện thoại & laptop Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh. Euromonitor dự báo sản lượng tiêu thụ của điện thoại thông minh tại Việt Nam đạt CAGR 7,4%/năm trong khi laptop đạt 1%/năm giai đoạn 2020-2025.
  • PET lên kế hoạch tăng vốn nhằm bổ sung vốn kinh doanh và đầu tư phát triển thông qua bán toàn bộ hơn 3 triệu CP quỹ và phát hành thêm 4 triệu CP ESOP.
  • MBS điều chỉnh tăng dự phóng LNTT 2021 của PET từ 240 tỷ đồng lên 304 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng ~47% so với kết quả thực hiện năm 2020 trên cơ sở biên LN gộp của DN đang được cải thiện khá trong quý gần đây.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8192_PET_MBS_2021-7-26.pdf

2.   VHC [ Tích cực ]: Kết quả kinh doanh quý 2/2021 khởi sắc – Báo cáo cập nhật – VNDS – 26/07/2021

  • DT trong Q2/21 tăng 41,3% svck đạt 2.343 tỷ đồng, tốt hơn mức 9,2% svck trong Q1/21 nhờ sản lượng xuất khẩu cá tra tăng mạnh (ước tính +45,4% svck), trong khi giá bán bình quân giảm 5,2% svck doanh thu sản phẩm phụ tăng 75,4% svck chủ yếu nhờ giá thức ăn chăn nuôi tăng..
  • Giá trị xuất khẩu của VHC sang Mỹ và Trung Quốc tăng mạnh 124% svck và 37,7% svck, lần lượt đạt 901 tỷ đồng và 387 tỷ đồng. Đáng chú ý, sau kỳ rà soát lần thứ 16 (POR16) vào ngày 28/6/2021, VHC và ANV là 2 công ty duy nhất được hưởng thuế chống bán phá giá 0% sang Mỹ, trong khi các công ty khác phải trả ít nhất là US$0,15/kg (Hình 3).
  • Mặt khác, giá trị xuất khẩu của VHC sang EU giảm 14,3% svck xuống 359 tỷ đồng do: (1) tắc nghẽn cảng do thiếu nhân viên và (2) nhu cầu lương thực giảm do tiến độ mở cửa lại nền kinh tế chậm tại EU.
  • BLNG Q2/21 giảm 1,5 điểm % svck xuống 18,5% do giá bán giảm trong khi giá cá nguyên liệu tăng. Theo Hiệp hội Sản xuất và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá cá nguyên liệu tăng nhanh do giá thức ăn cho cá tăng trong khi giá bán giảm do nhu cầu giảm tại EU và các thủ tục kiểm dịch phức tạp tại Trung Quốc (-12% svck trong tháng 6). Chi phí bán hàng & quản lý cũng tăng 108,9% svck do chi phí vận chuyển tăng trong bối cảnh (1) thiếu container và (2) giá dầu tăng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8199_VHC_VNDS_2021-7-26.pdf

3.   TCB [ Tích cực – 58,200đ/cp ]: Tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ với NIM và chất lượng tài sản bền vững – Cập nhật KQKD Q2/2021– SSI – 26/07/2021

  • SSI điều chỉnh khuyến nghị đối với TCB lên KHẢ QUAN từ Trung lập, nhưng giữ nguyên giá mục tiêu 1 năm là 58.200 đồng/cp, tiềm năng tăng giá 17,6%. Mảng tư vấn phát hành và phân phối trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục hưởng lợi từ môi trường lãi suất thấp kéo dài trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, TCB có dư nợ cho vay nhóm BĐS cao, đây là những công ty có tham gia đầu tư vào mảng khách sạn, nhà hàng hiện có rủi ro cao hơn, có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
  • TCB công bố KQKD khả quan trong Q2/2021 với tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 9,2 nghìn tỷ đồng (+58,3% YoY) và 6 nghìn tỷ đồng (+66,4% YoY). Kết quả này là nhờ tăng trưởng tín dụng cao (+12,6% YTD, +35% YoY), NIM tăng mạnh lên 5,9% (+157 bps YoY), tăng trưởng thu nhập phí mạnh mẽ (+24% YoY) và lãi kinh doanh chứng khoán và ngoại hối tăng đáng kể (+241% YoY) cũng như CIR cải thiện và chi phí tín dụng giảm.
  • Lũy kế 6T2021, LNTT đạt 11,5 nghìn tỷ đồng (+71,2% YoY), hoàn thành 58,3% kế hoạch năm 2021 (19,8 nghìn tỷ đồng). Riêng ngân hàng mẹ đạt 9,6 nghìn tỷ đồng (+69,2% YoY), các công ty con đạt 2 nghìn tỷ đồng (+82% YoY). ROA và ROE 6T2021 vẫn ở mức cao là 3,9% và 23,6%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8198_TCB_SSI_2021-7-27.pdf

4.   DRC [ Tích cực – 33,400đ/cp]: Quý 2 tăng trưởng đáng kể từ mức thấp năm trước – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021

  • DRC gần đây đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 với doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế tăng lần lượt 53% và 146% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ tăng mạnh và chi phí khấu hao giảm. SSI lưu ý rằng Q2/2020 là một quý có mức so sánh thấp, đây là giai đoạn mà các khách hàng chính ở cả Mỹ và Brazil đã tạm ngừng đơn đặt hàng.
  • Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 14,9% trong Q2/2020 lên 18,8% trong Q2/2021 do công suất hoạt động của nhà máy radial cao hơn và chi phí khấu hao giảm. Công suất hoạt động của nhà máy radial đạt 109% trong Q2/2021, so với 65% trong Q2/2020. Trong khi đó, công ty phải chịu chi phí nguyên vật liệu cao trong quý. Chi phí đầu vào bao gồm cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, hóa chất và than đen lần lượt tăng 26%, 15%, 8% và 25% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ mức giảm khấu hao, lợi nhuận gộp trong Q2/2021 sẽ đạt 187 tỷ đồng (+59% so với cùng kỳ).
  • Doanh thu từ lốp bias và lốp radial tăng lần lượt 44% và 69% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng cả về sản lượng tiêu thụ và giá bán bình quân. Sản lượng tiêu thụ lốp bias và radial tăng lần lượt 34% và 67% so với cùng kỳ nhờ sự phục hồi từ mức so sánh thấp trong Q2/2020 trong đó thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh hơn thị trường nội địa. Giá bán bình quân tăng lần lượt 8% và 1% đối với lốp bias và lốp radial, phù hợp với xu hướng tăng của chi phí nguyên vật liệu.
  • Tỷ lệ chi phí bán hàng & quản lý trên doanh thu tăng từ 6,8% trong Q2/2020 lên 7,5% trong Q2/2021, chủ yếu do tăng chi phí quảng cáo và vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, tỷ lệ này đã giảm so với mức đỉnh 8,8% trong Q1/2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8194_DRC_SSI_2021-7-27.pdf

 

5.   FPT [ Trung lập – 93,000đ/cp ]: Thương vụ thứ 2 trong năm 2021 – Intertec International – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021

  • Công ty chưa công bố số liệu tài chính chi tiết về Intertec Intl. SSI sẽ cập nhật thêm sau khi ghi nhận yếu tố này vào mô hình dự báo sau cuộc họp với công ty sắp tới vào ngày 3/8/2021.
  • Nhìn chung, đầu tháng 5/2021, FPT đã công bố thương vụ M&A đầu tiên với công ty CNTT trong nước là Base.vn với sản phẩm mục tiêu là nền tảng cho khách hàng doanh nghiệp (E-hiring, E-work, xử lý công việc, giao tiếp nội bộ, quản lý yêu cầu, đặt cuộc họp, …) FPT đã nắm quyền kiểm soát Base.vn nhưng thông tin chi tiết chưa được công bố.
  • Giá mục tiêu 1 năm cho FPT là 93.000 đồng/cp (xếp hạng Trung lập). LNTT 6T2021 đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, +20,9% so với cùng kỳ, hoàn thành 45% dự báo 2021 của SSI. LNTT Q2/2021 đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (+19,8% so với cùng kỳ).
  • LNTT từ hai mảng kinh doanh chính (công nghệ và viễn thông) đạt 2,5 nghìn tỷ đồng (+31,4% so với cùng kỳ), và tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng chung 6T021.
  • Nhờ trúng thầu hợp đồng mới tại thị trường CNTT trong nước và nước ngoài, tăng trưởng 6T2021 chậm lại, +44% so với cùng kỳ (so với 5T2021: +52% YoY đối với thị trường nước ngoài và +87,5% YoY đối với thị trường trong nước). Trong các quý tới, nửa cuối 2020 có thể là cơ sở so sánh cao về giá trị hợp đồng mới (+42% YoY), do đó tăng trưởng nửa cuối 2021 có thể ở mức thấp.

Link tải full báo cáo:

hhttps://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8212_FPT_SSI_2021-7-27.pdf

6.   TCB [ Tích cực – 57,200đ/cp ]: 6T21: Tín dụng và CASA tăng trưởng mạnh mẽ – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/07/2021

  • TCB là lựa chọn cổ phiếu của VNDS đối với ngành Ngân hàng. TCB có: i) hệ số an toàn vốn cao; ii) chi phí vốn thấp; iii) tăng trưởng tín dụng ổn định dựa trên các mối quan hệ tương hỗ với các tập đoàn lớn; iv) tỷ lệ CIR thấp nhờ hiệu quả hoạt động cao và v) chất lượng tài sản vững chắc.
  • Hệ số an toàn vốn cao, đạt 15,2% vào cuối Q2/21, duy trì mức cao nhất trong ngành. Từ đó đã hỗ trợ thanh khoản và cải thiện lợi suất tài sản nhờ còn nhiều dư địa trong mở rộng mảng cho vay mua nhà, vốn vẫn có nhu cầu tín dụng cao do tốc độ đô thị hóa nhanh và thu nhập của người dân tăng lên, nhờ vậy đã thúc đẩy NIM.
  • TCB duy trì vị thế là 1 trong 3 ngân hàng dẫn đầu về chi phí vốn thấp nhất trong 3 năm qua do tỷ lệ CASA cao. Tính đến cuối Q2/21, tỷ lệ CASA tiếp tục được cải thiện lên 46,1%.
  • Mối quan hệ tương hỗ với các tập đoàn lớn như Vingroup và Masan Group giúp TCB phát triển và mở rộng hoạt động tín dụng nhằm hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp lớn này và chuỗi SME của họ.
  • Giá mục tiêu mới của VNDS là 57.200 đồng, dựa trên định giá thu nhập thặng dư (COE: 12,7%, LTG: 4%) và P/B 2021 2,2 lần, tỷ trọng như nhau. Techcombank hiện chỉ đang giao dịch ở mức P/B 2021 1,9 lần, thấp hơn so với mức trung bình 2,2 lần của các ngân hàng cùng vị thế trong khi TCB có mức tăng trưởng lợi nhuận tương đương.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8206_TCB_VNDS_2021-7-27.pdf

7. DGW [ Tích cực – 146,300đ/cp ]: Đàm phán hợp đồng mới  – SSI – 26/07/2021

  • DGW gần đây đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với chuyên viên phân tích để công bố kết quả lợi nhuận Q2 tăng trưởng mạnh nhờ sự gia tăng thị phần liên tục của điện thoại di động Xiaomi như dự báo trước đó của SSI, nguồn doanh thu mới từ các sản phẩm của Apple và giá bán máy tính xách tay khả quan do khan hiếm trong thời kỳ dịch Covid-19. Công ty cũng chia sẻ thêm về các hợp đồng mới được ký kết cho mảng thiết bị văn phòng (Samsung, Choetech) và hàng tiêu dùng (Vstent).
  • Ngoài ra, DGW đang đàm phán với một nhà cung cấp để phân phối thiết bị gia dụng, bắt đầu từ năm 2022. Do đó, SSI nâng dự báo tăng trưởng lợi nhuận cho cả năm 2021 và 2022 lần lượt là 6% và 4%. Triển vọng lợi nhuận năm 2022 đặc biệt đáng khích lệ, vì Xiaomi vẫn có khả năng giành được thị phần cao hơn nữa cùng với việc nhu cầu điện thoại di động phục hồi sau dịch Covid-19.
  • Kể từ khi SSI nâng khuyến nghị lên KHẢ QUAN vào tháng 4, giá cổ phiếu của DGW đã tăng 17% – vượt giá mục tiêu của SSI. SSI chuyển tử ước tính lợi nhuận bình quân 2021- 2022 sang 2022 trong khi duy trì hệ số P/E mục tiêu không đổi là 14x, và đưa ra mức giá mục tiêu mới là 162.000 đồng/cp trước khi phát hành cổ phiếu thưởng (tăng từ mức giá mục tiêu trước đó là 139.000 đồng). Với tiềm năng tăng giá 17% (bao gồm cả tỷ suất cổ tức 0,8%), SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8195_DGW_SSI_2021-7-27.pdf

8.   DGC [ MUA – 115,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm – Báo cáo cập nhật doanh nghiệp – BSC – 27/07/2021

  • BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DGC với giá mục tiêu 2021 là 115,000 đồng, +19% so với mức giá ngày 26/07/2021 là 92,400 đồng do điều chỉnh dự phóng kinh doanh (mảng cốt lõi) của năm 2021 (+24% so với dự báo gần nhất) và năm 2022 (+32% so với dự phóng gần nhất) do điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm xuất khẩu (WPA + 35%, DAP +40%) khi giá thế giới tăng cao.
  • BSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế (mảng kinh doanh cốt lõi) năm 2021 đạt 8,231 tỷ (+32% YoY) và 1,481 tỷ (+56% YoY). EPS FW 2021 = 8,414 đồng, PE FW 2021 = 11.6 lần, tương đương với mức P/E trung vị ngành. ▪ BSC dự phóng giá trị RNAV Dự án Bất động sản 44 Đức Giang là 352 tỷ.
  • Kết quả kinh doanh quý 2 tiếp tục tăng trưởng mạnh. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2,038 tỷ (+29% YoY) và 333 tỷ (+24% YoY). Lũy kế 6 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt 3,987 tỷ (+28% YoY) và 625 tỷ (+33% YoY).
  • Doanh thu 6 tháng theo sản phẩm: Phốt pho vàng: 1,666 tỷ (+11% DT, +16% SL), WPA: 520 tỷ (+39% DT, -8% SL), H3PO4: 472 tỷ (+56% DT, +51% SL), DAP: 502 tỷ (cùng kỳ không ghi nhận doanh thu), MAP: 202 tỷ (-49% YoY, -55% SL).
  • Biên lợi nhuận gộp quý 2 đạt 24.2%, giảm nhẹ so với cùng kỳ là 24.3%. BSC cho rằng do (i) Q2.20 được hưởng lợi nhờ hỗ trợ giá điện (Q3 – Q4 không được hỗ trợ) (ii) Có độ trễ giữa mức tăng giá bán của DGC và mức tăng của giá thế giới (iii) Việc sửa nhà máy WPA ảnh hưởng 1 phần đến hoạt động sản xuất làm tăng chi phí hoạt động.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8196_DGC_BSC_2021-7-27.pdf

9.   STK [ MUA – 48,500đ/cp ]: Cập nhật KQKD 1H21 và Dự án Unitex – Báo cáo cập nhật – MAS – 27/07/2021

  • MAS dự phóng trong 2H21 hoạt động kinh doanh của STK sẽ tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ hiện tại. Cùng với đó, Dựán Unitex kỳ vọng sẽ góp phần làm tăng thêm giá trị của công ty.
  • Trong 1H21, STK ghi nhận doanh thu (DT) 1,077.7 tỷ VND (+23.9% YoY) và xấp xỉ mức doanh thu 1H19 là 1,100.2 tỷ VND. Lợi nhuận gộp (LNG) và lợi nhuận HĐKD (LNHĐ) tăng mạnh, lần lượt đạt 211 tỷ (+83.1% YoY) và 160.6 tỷ VND (+143.9% YoY). Lợi nhuận sau thuế (LNST) 1H21 đạt 140.85 tỷ VND (+156.5% YoY).
  • Mặc dù dịch COVID đã bước sang năm thứ 2 và tiếp tục diễn biến phức tạp, STK vẫn duy trì tình hình tài chính lành mạnh, thậm chí tốt hơn so với thời điểm dịch bùng phát vào 1H20.
  • Với mức biên độ phá giá thấp so với mặt bằng chung của Việt Nam và khu vực, MAS cho rằng khả năng XK sản phẩm vào thị trường Mỹ của STK sẽ tăng lên so với các đối thủ ở Việt Nam và công ty nhìn chung hưởng lợi từ quyết định của DOC Hoa Kỳ.
  • MAS dự phóng trong 2H21 hoạt động kinh doanh của STK sẽ tiếp tục đà hồi phục mạnh mẽ hiện tại với doanh thu dự phóng cả năm 2021 ở mức 2,226.9 tỷ VND (+26% YoY) cùng với điều chỉnh dự phóng LNHĐ 285.8 tỷ VND (+74.5% YoY) và LNST 242.9 tỷ VND (+69.4% YoY)từ mức 259.1 tỷ VND và 220.2 tỷ VND do các biên LN tăng mạnh.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8209_STK_MAS_2021-7-28.pdf

10.  NT2 [ Trung lập]: Kết quả kinh doanh Q2/2021 giảm do giá khí tăng và giảm giá PPA – Cập nhật công ty – SSI – 27/07/2021

  • Giá mục tiêu 1 năm đối với NT2 là 20.800 đồng/cp (tiềm năng tăng giá 13%). Nếu công ty có thể được hoàn 100 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá từ EVN, LNST nửa cuối 2021 có thể tăng 34% YoY và đây có thể là yếu tố tác động ngắn hạn cho cổ phiếu. Tuy nhiên, SSI khó có thể dự báo thời gian hoàn tiền của EVN. Ngoài ra, KQKD Q1/2022 có thể chưa khả quan do cơ sở so sánh cao trong Q1/2021 (trong Q1/2021, NT2 vẫn áp dụng giá PPA cũ). Do đó, SSI cho rằng nhà đầu tư có thể xem xét cổ phiếu NT2 trong Q2/2022.
  • Sản lượng tiêu thụ điện thấp hơn ước tính và giá khí cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng điện thương mại, % sản lượng hợp đồng (%Qc) và lợi nhuận.
  • Triển vọng nửa cuối 2021: LNST 6T2021 chỉ hoàn thành 35% dự báo năm 2021 của SSI (404 tỷ đồng, -35% YoY), nhưng SSI giữ nguyên dự báo 2021.
  • Do 19 tỉnh thành phố phía Nam đã áp dụng biện pháp giãn cách xã hội trong 14 ngày, sản lượng điện thương mại 2021 ước tính đạt 3,6 tỷ kwh (-7,7%YoY), chỉ hoàn thành 78% kế hoạch của NT2. Sản lượng hợp đồng (%Qc) giả định ở mức 80% tổng sản lượng tiêu thụ.
  • Lý do SSI cẩn trọng về tăng trưởng sản lượng 2022 của NT2 là giá khí cao và khó có thể ước tính sản lượng tiêu thụ điện do Covid-19. Giá khí cao có thể khiến các nhà máy điện khí cũng như NT2 kém cạnh tranh hơn các nguồn điện khác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8211_NT2_SSI_2021-7-27.pdf

11.      PNJ [ Trung lập ]: Cập nhật KQKD 6T2021 – dịch bệnh Covid-19 bùng phát khiến tăng trưởng chậm lại trong ngắn hạn nhưng tạo cơ hội trong dài hạn – Cập nhật công ty – SSI – 28/07/2021

  • Trong tháng 6/2021, PNJ ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận ròng giảm 17,5% YoY và 38,8% YoY (T6/2020 là mức so sánh cao), phản ánh việc đóng cửa 60% các cửa hàng tại TP.HCM do làn sóng bùng phát Covid-19 lần thứ 4.
  • Theo kênh bán hàng, mảng bán lẻ và vàng miếng đạt tăng trưởng ấn tượng 47% YoY và 73% so với cùng kỳ trong 6T2021. Mảng bán buôn cũng đạt tăng trưởng đáng khích lệ 29% YoY.
  • Trong T5/2021, PNJ hợp tác với Pandora và áp dụng mô hình shop-in-shop để quảng bá sản phẩm mới và phát triển phân khúc mới tập trung vào giới trẻ, cũng như thương hiệu mới là Style by PNJ.
  • PNJ triển khai dịch vụ giao hàng nhanh (PNJ4H) để cải thiện trải nghiệm mua sắm online cho khách hàng. Do đó, PNJ ghi nhận tăng trưởng doanh thu online 317% YoY trong 6T2021. Tuy nhiên, doanh thu hầu hết các mặt hàng bán online thấp hơn so với bán tại cửa hàng. Ví dụ, doanh thu online chỉ chếm 5% tổng doanh thu.
  • Biên lợi nhuận gộp đạt 18,6% trong 6T2021 so với 19,7% trong 6T2020 do mảng vàng miếng (biên lợi nhuận gộp thấp) tăng đóng góp vào tổng doanh thu từ 23% trong 6T2020 lên 27% trong 6T2021. SSI ước tính biên lợi nhuận bán lẻ duy trì ở mức khá cao ~31% trong 6T2021 so với 29% trong 6T2020.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8210_PNJ_SSI_2021-7-28.pdf

12.   GDT [ Tích cực – 65,491đ/cp ]: Q2/2021: Khả quan; thấp hơn ước tính một chút – Báo cáo cập nhật – BVSC – 28/07/2021

  • Đến cuối Quý 2/2021, tổng tài sản của GDT là 432,1 tỷ; trong đó, tiền mặt và tiền gửi duy trì dồi dào ở mức 208,0 tỷ (chiếm 48,1% tổng tài sản). GDT duy trì không sử dụng vay nợ dài hạn, đồng thời thận trọng tận dụng lợi thế từ môi trường lãi suất thấp hiện nay, tăng nhẹ nợ ngắn hạn lên 68,2 tỷ (+8,6% YTD.
  • BVSC điều chỉnh giảm dự báo KQKD năm 2021 của GDT, kết hợp tác động của làn sóng COVID-19 thứ tư tại Việt Nam, vốn đang ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất của GDT và doanh thu nội địa. Cho cả năm 2021, BVSC giảm 11,9% dự báo doanh thu thuần của GDT xuống 461,1 tỷ (+15,2% YoY) và giảm 18,1% dự báo LNST xuống 92,1 tỷ (+15,1% YoY).
  • GDT là một trong những công ty có chính sách cổ tức tốt trong phạm vi nghiên cứu của BVSC. GDT duy trì chính sách cổ tức tiền mặt cao và nhất quán, dao động trong khoảng 4.000-6.000 đồng/ cổ phiếu, tương đương với tỷ lệ payout rất cao 89,3-116,9% giai đoạn 2015-20.
  • BVSC duy trì khuyến nghị Outperform đối với GDT, tuy nhiên điều chỉnh giảm 12,6% giá mục tiêu theo phương pháp Chiết khấu dòng cổ tức xuống 65.491/ cp (Upside: 22,4%), chủ yếu là do: (1) Điều chỉnh giảm KQKD trong giai đoạn dự báo; (2) Tăng số lượng cổ phiếu lưu hành do các phát hành thêm trong năm; phần nào được bù đắp bởi (3) Tác động chuyển mô hình định giá của BVSC đến giữa năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8207_GDT_BVSC_2021-7-28.pdf

13.   PHR [ MUA – 65,700đ/cp ]: Kỳ vọng ghi nhận lợi nhuận đột biến trong 2H2021 từ VSIP III cùng các mảng kinh doanh chính – Báo cáo ngắn cơ hội đầu tư – KBSV – 28/07/2021

  • KBSV khuyến nghị MUA, giá mục tiêu 65,700 VND/cp đối với Công ty Cổ phần Cao Su Phước Hòa với triển vọng từ việc chuyển đổi đất cao su thành đất khu công nghiệp, hoạt động ổn định của ngành cao su và các công ty liên doanh liên kết, cùng với đó là mức tỷ suất cổ tức tiền mặt hấp dẫn.
  • Ki vọng ghi nhận lợi nhuận đột biến trong 2H2021 từ VSIP III cùng với hoạt động ổn định ở các mảng kinh doanh chính. KBSV kì vọng tích cực vào KQKD 2H2021 của PHR nhờ (1) Đóng góp lợi nhuận đột biến từ đền bù đất dự án khu công nghiệp VSIP III cùng với (2) Kết quả tích cực từ mảng cao su; (3) Ghi nhận lãi cao từ công ty liên doanh liên kết.
  • Mảng khu công nghiệp là động lực dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận trong thời gian tới. KBSV kì vọng mảng khu công nghiệp của PHR sẽ tiếp tục tích cực dựa trên các yếu tố sau đây: (1) Việt Nam đang là điểm sáng thu hút FDI; (2) Triển vọng tích cực ngành khu công nghiệp tại Bình Dương; (3) PHR sở hữu quỹ đất lớn tại Bình Dương, có kế hoạch chuyển đổi thành đất khu công nghiệp.
  • Kì vọng chi trả cổ tức cao trong năm 2021. Tại ĐHCĐ thường niên năm 2021, PHR thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2020 tỷ lệ 45% và đặt kế hoạch chi trả cổ tức cho năm 2021 tối thiểu 40% tương đương tỷ suất lợi nhuận lần lượt đạt 9.2% và đạt 8.0% tại mức giá hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8219_PHR_KBSV_2021-7-28.pdf

14.  GAS [ Tích cực – 109,800đ/cp ]: Tiềm năng tăng giá ở phía trước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 29/07/2021

  • GAS công bố doanh thu (DT) Q2/21 tăng trưởng 45,3% svck lên 22.702 tỷ đồng nhờ giá dầu FO Singapore tăng gấp đôi và sản lượng LPG tăng 12% svck, bù đắp cho sản lượng khí khô sụt giảm 11% svck.
  • Do OPEC+ thận trọng trong việc tăng sản lượng cùng với sự phản ứng chậm chạp từ nguồn cung của Mỹ, VNDS cho rằng nguồn cung sẽ không tăng đủ nhanh để bắt kịp với sự phục hồi nhu cầu, tạo ra sự thiếu hụt nguồn cung có thể hỗ trợ giá dầu trong thời gian tới.
  • Do sản lượng tiêu thụ khí giảm ngoài mong đợi trong 6T21, VNDS hạ dự phóng EPS năm 2021 xuống 7,9% khi điều chỉnh giảm dự báo sản lượng khí 4% xuống 8.972tr m3. Mặt khác, VNDS nâng dự báo EPS năm 2022-23 lên 6,8-5,7% với giả định giá dầu Brent mới.
  • VNDS nâng giá mục tiêu lên 109.800 đồng nhờ vào việc nâng dự phóng EPS 2022- 23, định giá P/E cao hơn và điều chỉnh hệ số beta của cổ phiếu. Động lực tăng giá là giá dầu cao hơn. Rủi ro giảm giá đến từ giá dầu thấp hơn dự kiến và sự chậm trễ trong việc phát triển các mỏ khí trọng điểm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8218_GAS_VNDS_2021-7-29.pdf

15.   Ngành dầu khí [ MUA ]: Ngành dầu khí Việt Nam hưởng lợi mạnh mẽ từ giá dầu tăng cao – KBSV – 27/07/2021

  • Ngành dầu khí Việt Nam được hưởng lợi mạnh mẽ từ giá dầu tăng cao. KBSV ra báo cáo cập nhật ngành dầu khí với đánh giá MUA (duy trì) nhờ triển vọng tích cực của giá dầu thế giới, đặc biệt là khi đã cao hơn đáng kể mức hòa vốn 60 USD/thùng.
  • KBSV khuyến nghị MUA với GAS, PVT và BSR. KBSVưa thích cổ phiếu PetroVietnam Gas (GAS) nhờ hưởng lợi rõ nét nhất từ xu hướng tăng của giá dầu cũng như triển vọng nhập khẩu LNG trong thời gian tới. KBSV cũng có quan điểm tích cực về Tổng CTCP Vận tải dầu khí PVTrans (PVT) và CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu năng lượng tại Việt Nam ngày càng gia tăng.
  • Kết quả LN Q2 đã thể hiện sự tăng trưởng đáng khích lệ trong điều kiện dịch bệnh nhờ sự phục hồi tích cực của giá dầu. KBSV duy trì quan điểm tích cực về ngành dầu khí trong 2H 2021 với động lực chính từ việc giá dầu thế giới tiếp tục duy trì ở mặt bằng giá cao.
  • Tỉ lệ chuyển nhượng tự do khá thấp với các cổ phiếu dầu khí Việt Nam do việc trì hoãn cổ phần hóa, trong khi các dự án khí mới lại chậm tiến độ. Hơn nữa, nếu các dự án khí mới đi vào hoạt động sẽ là rủi ro cho việc đầu tư các cảng LNG do sản lượng quá lớn của các mỏ khí mới có thể khiến thị trường dư cung.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8222_none_KBSV_2021-7-29.pdf

16.      VIB [ Trung lập ]: Ngân hàng bán lẻ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận  – KBSV – 29/07/2021

  • 2Q2021, VIB có kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng. Thu nhập lãi thuần 2Q2021 đạt khoảng 3,000 tỷ VND, tăng 57.9%YoY với động lực từ tăng trưởng tín dụng đạt 8.1% YTD và NIM vẫn duy trì ở mức cao, đạt 4.6% (+10 bps QoQ).
  • Nợ xấu tính đến 2Q2021 đạt 3,102 tỷ VND tương đương tỷ lệ nợ xấu đạt 1.32%, thuộc nhóm thấp trong hệ thống ngân hàng. Chi phí trích lập dự phòng 2Q2021 đạt 314 tỷ VND, tăng 18.5% YoY, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 64%, tăng so với các quý trước tuy nhiên vẫn thấp hơn so với các ngân hàng đứng đầu như VCB, TCB, CTG, ACB….
  • — Khối ngân hàng bán lẻ đóng góp 70% LNTT của VIB trong 6 tháng đầu năm. Dư nợ tín dụng khối bán lẻ đạt 2Q2021 đạt khoảng 165,000 tỷ VND (+14.2% YTD, +40.3% YoY), chiếm 89% tổng dư nợ tín dụng so với 84% của năm 2020.
  • Mặc dù dự kiến sẽ điều chỉnh giảm lãi cho vay ~ 1-1.5% cho các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid-19, nhờ tăng tỷ trọng đóng góp của khối ngân hàng bán lẻ qua đó giữ được mức lãi suất bình quân cho vay cao, cùng với đó giảm chi phí vốn nhờ cải thiện CASA và tăng các nguồn vốn huy động ngoại tệ, VIB kì vọng sẽ tiếp tục cải thiện mức NIM trong 2H2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 không quá nghiêm trọng.
  • Theo quan điểm của KBSV, trong 3Q2021, áp lực trích lập nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của VIB khi nhóm khách hàng vay mua ô tô sẽ chịu nhiều ảnh hưởng khi các thành phố tiến hành giãn cách xã hội trong khi bộ đệm dự phòng của VIB vẫn còn khá mỏng so với nhóm ngân hàng dẫn đầu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8221_VIB_KBSV_2021-7-29.pdf

17.   QNS [ Tích cực – 47,300đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh Q2/2021  – Cập nhật công ty – SSI – 29/07/2021

  • Riêng trong Q2/2021, QNS đạt 2,03 nghìn tỷ đồng doanh thu (+11,5% so với cùng kỳ) và 361 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+12,8% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, công ty đạt 3,67 nghìn tỷ đồng doanh thu (+13% so với cùng kỳ) và 521 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (+19,2% so với cùng kỳ).
  • Trong 6T2021, doanh thu mảng đường đạt 869 tỷ đồng (+63,3% so với cùng kỳ), nhờ giá bán tăng 32% và sản lượng tăng 23%. Đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận mảng đường tăng đáng kể lên 16,5% trong 6 tháng đầu năm 2021, đây là mức cải thiện đáng kể so với mức đạt hòa vốn trong 6 tháng đầu năm 2020.
  • TDM hiện đang sở hữu hơn 37% cổ phần tại BWE, đây cũng là doanh nghiệp cùng ngành hoạt động tại Bình Dương cũng duy trì nhịp tăng trưởng doanh thu, lãi ròng liên tục trong nhiều năm gần đây.
  • Doanh thu từ sữa đậu nành tăng 2,2% lên 1,91 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021. Đáng chú ý, sản lượng sữa đậu nành tăng 5% so với cùng kỳ lên 123 triệu lít, nhưng giá bán bình quân giảm nhẹ so với cùng kỳ do (1) QNS tăng chiết khấu bán hàng cho nhà phân phối để hỗ trợ trong thời gian dịch Covid-19, thay vì chi cho tiếp thị và quảng cáo và (2) xu hướng người tiêu dùng chuyển sang sản phẩm giá rẻ.
  • Với kết quả 6 tháng đầu năm 2021, SSI nhận thấy rủi ro giảm nhẹ đối với dự báo doanh thu của SSI. Tuy nhiên, SSI vẫn đánh giá KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS, với giá mục tiêu là 47.300 đồng/cổ phiếu. SSI sẽ cung cấp các ước tính chi tiết trong báo cáo đầy đủ sắp tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8215_QNS_SSI_2021-7-29.pdf

18.   DXG [ MUA – 28,300đ/cp ]: Tập trung kế hoạch mở rộng quỹ đất – KBSV – 29/07/2021

  • Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 cải thiện nhờ bàn giao số lượng lớn căn hộ tại dự án Gem Skyworld và Opal Boulevard. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2021 của DXG có nhiều khởi sắc nhờ bàn giao dự án Gem Skyworld và Opal Boulevard. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 6,517 tỷ VND (+645%yoy), lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 830 tỷ VND, so với mức âm 488 tỷ cùng kỳ năm 2020.
  • Lợi nhuận quay lại đà tăng trưởng từ năm 2021 khi bàn giao hơn 3,000 căn tại hai dự án Gem Sky World và Opal Boulevard. KBSV ước tính trong năm 2021, Đất Xanh sẽ ghi nhận 7,616 tỷ VND doanh thu từ hai dự án trên.
  • Dựa trên triển vọng kinh doanh và định giá, KBSV tiếp tục đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu DXG với giá mục tiêu là 28,300/cp, cao hơn 36% so với giá đóng cửa ngày 28/07/2021.
  • KBSV ước tính, doanh thu năm 2021 và 2022 của DXG đạt lần lượt 9,520 tỷ VND và 11,666 tỷ VND, tương ứng với LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1,305 tỷ VND và 1,871 tỷ VND.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8270_DXG_KBSV_2021-7-29.pdf

19.      GAS [ Tích cực – 99,100đ/cp]: Sản lượng giảm do La Nina nhưng được hỗ trợ bởi giá dầu cao– PSI – 29/07/2021

  • Doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ dù tổng sản lượng khí giảm 19%. Nhu cầu của các khách hàng điện khí thấp cùng với một số sự cố kỹ thuật khiến cho sản lượng của PV GAS không đạt kế hoạch.
  • Dự án kho chứa LNG Thị Vải triển khai sát tiến độ. Các cấu phần của dự án kho chứa LNG Thị Vải như đường ống dẫn khí, hệ thống xuất xe bồn đều được PVGAS chú trọng triển khai từ đầu năm và hoàn thành đúng tiến độ.
  • PSI điều chỉnh dự phóng doanh thu và lợi nhuận năm 2021 lần lượt là 75.948 tỷ đồng và 10.182 tỷ đồng (dựa trên kịch bản giá dầu Brent trung bình năm 2021 là 70$/thùng) do (1) mỏ Thiên Ưng – Đại Hùng dừng cấp khí làm ảnh hưởng tới sản lượng bể Nam Côn Sơn 2 và (2) Nhu cầu từ các khách hàng điện khí không ổn định nửa cuối năm do tác động của mùa mưa và dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại khu vực miền Nam.
  • PSI nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu GAS từ PHÙ HỢP VỚI THỊ TRƯỜNG trong báo cáo gần nhất lên thành KHẢ QUAN (upside 17,4% tính cả 45% cổ tức tiền mặt).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8226_GAS_PSI_2021-7-29.pdf

20.   MWG [ Trung lập – 181,190đ/cp ]: Tăng trưởng 1H21 khả quan, triển vọng 2H21 gặp nhiều thách thức do bùng phát dịch  – Cập nhật KQKD – BVSC – 29/07/2021

  • MWG công bố KQKD 1H2021 với doanh thu đạt 62,487 tỷ VNĐ (+12% yoy) và 2,552 (+26% yoy), tương đương lần lượt 51% và 55% dự báo gần nhất của MWG.
  • Nhóm ngành hàng điện thoạt đạt mức tăng trưởng tích cực 16% yoy cùng với mức tăng một chữ số của nhóm laptops, điện lạnh và gia dụng trong khi nhóm điện tử (TVs) chứng kiến mức giảm nhẹ 3% yoy do ảnh hưởng từ các đợt dịch xảy ra gần đây.
  • Doanh thu online tăng 6% trong 1H21 đóng góp 10% tổng doanh thu điện tử điện máy. Đặc biệt, doanh thu online T6/2021 30% so với T5 và 67% so với 4 tháng đầu năm, và đóng góp 15% doanh thu khi dịch bệnh bắt đầu diễn biến phức tạp.
  • Mô hình DMS tiếp tục mở rộng trong T6 với 29 cửa hàng được mở mới, đưa tổng số điểm bán lên 566 trên tổng số 1,731 cửa hàng ĐMX và đóng góp đến 9% của chuỗi này. Doanh thu bình quân của mô hình này cũng hồi phục về mức 1.2 tỷ/cửa hàng sau khi giảm về mức 1 tỷ trong 4 tháng đầu năm.
  • BVSC duy trì đánh giá lạc quan về triển vọng phục hồi và tăng trưởng của MWG sau khi dịch được kiểm soát tốt, với giả định hiện tại là vào T8/2021. Tuy nhiên trước rủi ro dịch có thể phức tạp hơn, BVSC cũng lưu ý rủi ro điều chỉnh giảm đối với dự phóng KQKD hiện tại với mức LNST 2021 đạt khoảng 4,656 tỷ VNĐ (+19% yoy) và mức giá mục tiêu 1 năm gần nhất là 181,190 VNĐ/CP.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8217_MWG_BVSC_2021-7-29.pdf

21.   TCM [ Trung lập ]: Định giá cao khiến cơ hội đầu tư chưa hấp dẫn, dù sở hữu nền tảng kinh doanh tốt – Báo cáo cập nhật– BVSC– 30/07/2021

  • Tăng trưởng 1H21 ở mức một chữ số trên nền lợi nhuận cao nhờ đơn hàng y tế trong 2Q20. Công ty ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt 1,924 tỷ VNĐ (+11% yoy) và LNST-CĐTS đạt 121 tỷ VNĐ (+5% yoy).
  • Tốc độ hồi phục đơn hàng truyền thống rất tích cực trong 1H21, với doanh thu ước tăng trưởng 63% yoy. Tuy nhiên, việc không còn những đơn hàng y tế với mức lợi nhuận tốt mang tính mùa vụ giai đoạn của dịch tại Mỹ, khiến biên lợi nhuận gộp nhìn chung giảm còn 16.5% (1H20: 17.3%).
  • Tỷ lệ tiêm chủng tại TP. HCM vào cuối T6/2021 của Công ty đạt 62.5%, từ đó hỗ trợ năng lực sản xuất của TCM có thể duy trì ổn định dù dịch đang diễn biến phức tạp. Theo thông tin được chia sẻ, được hỗ trợ bởi chiến lược ưu tiên công nhân làm việc tại các KCN của Cơ quan Quản lý, Công ty đã tiến hành tiêm vaccine cho 2,543 CBCNV trên tổng số hơn 4 nghìn nhân sự.
  • BVSC dự báo doanh thu và lợi nhuận cả năm 2021 đạt mức 3.831 tỷ VNĐ (+10% yoy) và 296 tỷ VNĐ (+8% yoy). Tăng trưởng chính đến từ sự phục hồi của các đơn hàng truyền thống khi các thị trường chính dần phục hồi nhờ chiến lược tiêm chủng cũng như lợi thế sở hữu chuỗi cung ứng giúp TCM có thể tận dụng ưu đãi từ các HĐTM thế hệ mới.
  • Khởi công xây dựng nâng năng lực mảng may (giai đoạn 2) tại Vĩnh Long vào T5/2021 và dự kiến hoàn thành vào T12/2021, từ đó nâng công suất thêm 9 triệu sản phẩm (+33%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8262_TCM_BVSC_2021-7-30.pdf

22.   ACV [ Kém khả quan – 77,600đ/cp ]: Triển vọng ngắn hạn giảm do dịch Covid-19 bùng phát – Cập nhật ĐHCĐ 2021 – SSI – 30/07/2021

  • Do sự bùng phát dịch Covid-19 và mức đầu tư khá lớn trong thời gian tới, ACV đã điều chỉnh chính sách cổ tức từ việc trả cổ tức bằng tiền mặt thành 100% cổ tức bằng cổ phiếu. SSI kỳ vọng kế hoạch sẽ được Chính phủ phê duyệt và điều này sẽ đảm bảo sự linh hoạt về tài chính của ACV trong suốt chu kỳ đầu tư tiếp theo này. SSI cho rằng đây là yếu tố tích cực đối với cổ phiếu trong ngắn hạn.
  • Do dịch Covid-19 bùng phát gần đây, SSI điều chỉnh giảm ước tính của ACV cho cả năm 2021 và 2022 để phản ánh triển vọng nhu cầu yếu hơn. SSI giảm giả định sản lượng ACV xuống 2 triệu hành khách quốc tế và 64 triệu hành khách nội địa cho năm 2021, giảm lần lượt -58% và tăng 10% so với cùng kỳ. Ước tính LNTT năm 2021 và 2022 lần lượt giảm xuống còn 1,6 nghìn tỷ đồng (-26% với cùng kỳ) và 3,1 nghìn tỷ đồng (+98% với cùng kỳ).
  • ACV đang giao dịch với hệ số EV/EBITDA 2023 là 14,7x, không cao hơn so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trước dịch Covid là 14x. SSI kỳ vọng triển vọng của công ty sẽ khá đi ngang trong giai đoạn 2021-2022 và chỉ phục hồi từ năm 2023. SSI hạ giá mục tiêu 1 năm cho cổ phiếu ACV xuống 77.600 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá ~ 6%) từ 84.400 đồng/cổ phiếu theo ước tính EV/EBITDA mục tiêu năm 2023 là 18x. SSI cũng hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu ACV xuống KÉM KHẢ QUAN (từ KHẢ QUAN) để phản ánh triển vọng trung hạn yếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8261_ACV_SSI_2021-7-30.pdf

23. Ngành bất động sản [ Tích cực ]: Ngành bất động sản nhà ở, thời điểm thuận lợi đã đến gần – Báo cáo ngành – VNDS – 30/07/2021

  • Lượng căn hộ tiêu thụ tại TP HCM hồi phục mạnh mẽ trong Q2/21, tăng 143,1% svck đạt 4.700 căn, nhờ nguồn cung mới tăng 141,4% svck đạt 3.968 căn. Nguồn cung mới nhà ở liền thổ tiếp tục giảm 85,3% svck chỉ còn 97 căn trong Q2/21, kéo lượng giao dịch giảm 91,4% svck chỉ 80 căn.
  • Nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội trong Q2/21 giảm 36,7% svck còn 3.526 căn do đợt bùng phát COVID-19 từ tháng 5/2021; dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 14,6% svck còn 3.921 căn. Trong khi đó, nguồn cung mới nhà liền thổ tại Hà Nội trong Q2/21 tăng ấn tượng 597,2% svck lên 1.255 căn, lượng giao dịch tăng 460,8% svck lên 858 căn.
  • VNDS cho rằng thị trường BĐS có thể gặp khó khăn tạm thời trong Q3/21 do dịch COVID-19 đang bùng phát. Tuy nhiên, VNDS tin rằng thị trường sẽ nhanh chóng trở lại mạnh mẽ ngay khi dịch được kiểm soát.
  • VNDS duy trì đánh giá Tích cực đối với ngành BĐS nhà ở. Rủi ro giảm giá 1) dịch bệnh kéo dài gây hạn chế trong việc bán hàng và 2) giá nguyên vật liệu xây dựng tiếp tục tăng cao. VNDS lựa chọn cổ phiếu VHM, NLG và KDH dựa trên triển vọng ký bán trong nửa cuối 2021 và 2022 tích cực và sở hữu quỹ đất lớn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8264_none_VNDS_2021-7-30.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN