TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 26/09 – 30/09/2022

Lượt xem: 1141 | Ngày đăng: 06/10/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 26/09 – 30/09/2022

  1. BAF [ MUA – 33,500đ/cp ]: Cái tên đáng chú ý giữa thời điểm khó khăn – Báo cáo lần đầu – VNDS – 26/09/2022
  2. VSH [ MUA – 48,648đ/cp ] Thủy văn thuận lợi – Báo cáo phân tích – MAS – 27/09/2022
  3. TNG [ MUA – 25,600đ/cp ] Lo ngại đơn hàng giảm đã được phản ánh vào giá – Báo cáo phân tích – MAS – 27/09/2022
  4. PNJ [ MUA – 139,200đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững trong bối cảnh lạm phát – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/09/2022
  5. GAS [ MUA – 128,000đ/cp ]: Giá dầu cao thúc đẩy lợi nhuận năm 2022 đạt mức cao nhất kể từ năm 2015 – Báo cáo phân tích – SSI – 27/09/2022
  6. DBD [ MUA – 53,800đ/cp ]: Cơ hội tăng trưởng lớn từ nhà máy công nghệ cao Nhơn Hội – Báo cáo lần đầu – BVSC – 27/09/2022
  7. Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Nhóm vận tải được hưởng lợi theo đà tăng giá cước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/09/2022
  8. LPB [ MUA – 24,400đ/cp ]: Tiếp tục kỳ vọng nhận phí banca ứng trước trong năm 2022 & 2023 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 30/08/2022
  9. Ngành dệt may [ Trung lập ]: Ngành dệt may ghi nhận kết quả khả quan trong quý 3… – Báo cáo cập nhật – SSI – 30/09/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    BAF [ MUA – 33,500đ/cp ]: Cái tên đáng chú ý giữa thời điểm khó khăn – Báo cáo lần đầu – VNDS – 26/09/2022

  • Thành lập vào năm 2017, BAF ban đầu kinh doanh nông sản sau đó lấn sân sang kinh doanh mô hình 3F (thức ăn chăn nuôi – trang trại – thực phẩm) thông qua một số thương vụ M&A từ năm 2020. Hiện tại, BAF tập trung vào chuỗi giá trị khép kín với hai nhà máy thức ăn chăn nuôi và 15 trang trại lợn với quy mô hơn 200.000 con, thuộc top 5 doanh nghiệp chăn nuôi lợn lớn nhất cả nước. Trong năm 2021, đầu ra của BAF chủ yếu cung cấp cho các công ty sản xuất thịt như Masan MeatLife và thương lái.
  • BAF đặt mục tiêu đạt 10% thị phần về lợn hơi vào năm 2030, tương đương với mức doanh thu 14.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2022-23, công ty bước vào chu kỳ đầu tư mạnh mẽ với 2 nhà máy giết mổ, 5 trang trại lợn thịt, 2 trang trại lợn giống và 3 trang trại tích hợp lợn giống và lợn thịt sẽ đi vào hoạt động kể từ Q3/22-Q1/23. Sau khi các dự án hoàn thành, đàn lợn của BAF sẽ tăng 226% so với hiện tại và giúp công ty hoàn thiện mảng “Thực phẩm” trong mô hình kinh doanh 3F. VNDS tin rằng BAF sẽ được hưởng lợi từ nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng về thịt có thương hiệu và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
  • BAF ghi nhận tăng trưởng chậm lại trong năm 2022 ở cả doanh thu và LN ròng do công ty chủ động thu hẹp mảng kinh doanh nông sản. Tuy nhiên kết quả kinh doanh 2023 sẽ tích cực hơn khi DT từ mảng 3F tăng trưởng 54,0% svck, đóng góp 35,8% vào tổng DT. Biên LN gộp dự phóng tăng 0,7đ % nhờ tỷ trọng mảng 3F trong tổng LN gộp tăng 6,1đ % trong 2023. Nhìn chung, VNDS dự phóng LN ròng của BAF tăng 22,4% svck trong 2023 sau đó ghi nhận mức tăng bền vững 10.2% svck trong 2024 sau giai đoạn biến động mạnh trong 2021-23.

 Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664201007706_BAF_VNDS_2022-09-26.pdf

2.    VSH [ MUA – 48,648đ/cp ] Thủy văn thuận lợi – Báo cáo phân tích – MAS – 27/09/2022

  • Nhu cầu điện Việt Nam dự kiến duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 9.0%/năm đến 2030. Theo Dự thảo Quy hoạch điện 8, tăng trưởng nhu cầu điện hàng năm sẽ đạt khoảng 9.0% trong giai đoạn 2021-2030F nhờ tốc độ dân số tăng trưởng nhanh và dòng vốn FDI dồi dào. Cuối T7/2022, mảng Sản xuất và chế biến chiếm đến 74.6% tổng vốn FDI đăng ký thêm, phản ánh tiềm năng nhu cầu điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hưởng lợi chính từ quá trình tự do hóa thị trường điện. Chi phí sản xuất thấp giúp VSH có lợi thế trong việc bán điện thông qua Thị trường bán buôn điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, cam kết của Nhà nước nhằm đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050 và việc giá than, khí tăng nhanh đã hỗ trợ tỷ lệ huy động của thủy điện so với các nguồn điện khác.
  • Nhà máy Thượng Kontum (220MW) đã đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2021. Nhà máy ước tính cung cấp khoảng 814 triệu kWh điện mỗi năm, nâng tổng công suất sản xuất lên 356MW. Hiện tại, công ty đang đàm phán với EVN để nâng giá bán trung bình của Thượng Kontum từ 1,100 đồng/kWh lên 1,300 đồng/kWh. Nếu thành công, Lợi nhuận trước thuế (LNTT) của VSH dự kiến sẽ tăng thêm trung bình 200 tỷ đồng/năm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664278582407_VSH_MAS_2022-09-27.pdf

3.    TNG [ MUA – 25,600đ/cp ] Lo ngại đơn hàng giảm đã được phản ánh vào giá – Báo cáo phân tích – MAS – 27/09/2022

  • Tiêu thụ tại TT Mỹ và EU tiếp tục phục hồi: 99% doanh thu của TNG đến từ thị trường xuất khẩu, trong đó 2 lớn nhất là Châu Âu và Mỹ với tỷ trọng mỗi thị trường quanh mức 40 – 45% doanh thu. Xét về quốc gia, thị trường Mỹ có tỷ trọng từ 40 – 45%, trong đó đối tác quan trọng của TNG tại thị trường này là Haddad; Pháp xếp thứ 2 với tỷ trọng quanh 27% – 29% với đối tác lớn là Decathlon.
  • Nguồn thu từ mảng bất động sản: Tính đến cuối 2021, TNG đã ghi nhận 514.5 tỷ VND đầu tư vào KCN Sơn Cẩm 1 (tổng số vốn đầu tư ước tính 520 tỷ VND). Công ty cho biết đã hoàn thành khoảng 50% tiến độ giải phóng mặt bằng và đã thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trên khu đất đã hoàn tất giải phóng. Vì vậy, MAS kỳ vọng dự án có thể hoàn thành và giúp TNG đa dạng hơn nguồn thu trong tương lai.
  • Sau 8 tháng đầu năm TNG lãi 203 tỷ đồng LNST. TNG đã công bố kết quả kinh doanh tháng 8/2022, theo đó lũy kế 8 tháng đầu năm TNG ghi nhận 4.704 tỷ đồng doanh thu và 203 tỷ đồng LNST, hoàn thành 78% kế hoạch doanh thu và 72,5% kế hoạch LNST năm 2022. Lũy kế tháng 7 và 8, TNG đã ghi nhận gần 80 tỷ đồng LNST và nhiều khả năng LNST quý 3 sẽ vượt mức 86 tỷ đồng của Q2/2022 và trở thành quý có LN cao nhất từ trước đến nay.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664278414872_TNG_MAS_2022-09-27.pdf

4.    PNJ [ MUA – 139,200đ/cp ]: Tăng trưởng bền vững trong bối cảnh lạm phát – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/09/2022

  • Công ty ghi nhận kết quả kinh doanh tháng 8 tích cực. Trong đó doanh thu thuần có sự hồi phục mạnh mẽ, đạt trên 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 1,338% so với cùng kỳ, do mức nền so sánh thấp trong cùng kỳ năm ngoái khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng nghiêm ngặt trên toàn quốc), lợi nhuận ròng cũng cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận tháng 8/2022 đạt 79 tỷ đồng, so với mức lỗ 78 tỷ đồng trong tháng 8/2021, và tăng 73% so với tháng 8/2019. Tháng 8 năm ngoái, PNJ đã đóng cửa 278 cửa hàng trong tổng số 332 cửa hàng do các biện pháp giãn cách xã hội diễn ra trong thời gian dài. Tháng 8 năm nay, kết quả kinh doanh chỉ bị tác động nhẹ từ những khách hàng thận trọng mua sắm trong tháng 7 âm lịch (được cho là tháng cô hồn và nhiều người tiêu dùng có xu hướng không mua sắm trong tháng này để không đánh mất vận may), Kỳ nghỉ lễ vừa qua cũng không ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm đồ trang sức của khách hàng, dòng tiền đều đặn giúp duy trì doanh thu (cụ thể, doanh thu chỉ giảm khoảng 7% so với tháng trước) . Tuy nhiên, trong tháng này, PNJ đã không thực hiện các chương trình khuyến mãi bán lẻ rầm rộ như trong tháng 7, giúp tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 15,8% trong 7 tháng đầu năm 2022 lên 17,8% trong 8 tháng đầu năm 2022 (tỷ suất lợi nhuận gộp trong 8 tháng đầu năm 2021 là 13,6%). SSI lưu ý rằng nhu cầu vàng trang sức vẫn chưa bị ảnh hưởng bởi áp lực lạm phát do phần lớn khách hàng mua sắm tại PNJ thuộc phân khúc thu nhập trên trung bình. Tuy nhiên, công ty cho biết mặc dù doanh thu quý 4 thường cao, vì đây là mùa cưới và có các sự kiện lễ hội như Giáng sinh diễn ra, nhưng công ty có thể sẽ đưa ra các chương trình khuyến mãi hàng tháng nếu nhận thấy nhu cầu có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664277835518_PNJ_SSI_2022-09-27.pdf

5.    GAS [ MUA – 128,000đ/cp ]: Giá dầu cao thúc đẩy lợi nhuận năm 2022 đạt mức cao nhất kể từ năm 2015 – Báo cáo phân tích – SSI – 27/09/2022

  • SSI đã tham dự cuộc họp nhà đầu tư của GAS tổ chức vào ngày 23 tháng 9 năm 2022. Theo ước tính tạm thời của Ban lãnh đạo, trong ba quý đầu năm 2022, GAS dự kiến đạt 76,5 nghìn tỷ đồng doanh thu (tăng 30% so với cùng kỳ) và 14 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 61,8% so với cùng kỳ). Cho cả năm 2022, Ban lãnh đạo ước tính doanh thu và LNTT sẽ lần lượt đạt 100 nghìn tỷ đồng (tăng 26,6% so với cùng kỳ) và 15,5 nghìn tỷ đồng (tăng 38,4% so với cùng kỳ). SSI lạc quan hơn và kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận 16,8 nghìn tỷ đồng LNTT (tăng 56,5% so với cùng kỳ) và 13,5 nghìn tỷ đồng LNST (tăng 56,5% so với cùng kỳ). Quý 3/2021 là mức nền so sánh thấp cho sản lượng tiêu thụ khí khô của GAS, do các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt được áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn này đã dẫn đến hiệu suất hoạt động các nhà máy nhiệt điện thấp. Trong quý 3, sản lượng khí ước tính đạt 1,7 bcm, tăng 13% so với cùng kỳ do nhu cầu phục hồi từ các nhà máy điện, trong khi lượng khí bán cho các nhà máy đạm và nhà máy công nghiệp vẫn duy trì tốt. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khí tiêu thụ ở mức 5,7 bcm (tăng 4% so với cùng kỳ). Năm tới, SSI cho rằng sản lượng khí khô sẽ hồi phục trở lại mức bình thường do nhu cầu tiêu thụ mạnh hơn, đặc biệt là trong bối cảnh thủy điện có thể sẽ không tốt nhưng 2 năm vừa qua do hình thái La Nina có thể sẽ suy giảm vào năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664277567144_GAS_SSI_2022-09-27.pdf

6.    DBD [ MUA – 53,800đ/cp ]: Cơ hội tăng trưởng lớn từ nhà máy công nghệ cao Nhơn Hội  – Báo cáo lần đầu – BVSC – 27/09/2022

  • Vị thế số 1 về sản xuất thuốc ung thư tại Việt Nam: Hiện tại trong nước có khoảng 10 công ty sản xuất thuốc điều trị ung thư. Trong đó, DBD là doanh nghiệp tiên phong sản xuất thuốc điều trị ung thư với hơn 20 loại hoạt chất khác nhau, trong khi các doanh nghiệp còn lại chỉ có 1-4 hoạt chất trong Nhóm 3-5. Công ty có những sản phẩm thuốc điều trị ung thư chiếm đến 80% thị phần về sản lượng.
  • Dư địa tăng trường dài hạn trong kênh ETC vẫn còn lớn nhờ xây dựng các nhà máy mới đạt tiêu chuẩn GMP PICs/EU: Từ năm 2018, DBD đã có kế hoạch xây dựng 3 nhà máy mới đạt tiêu chuẩn GMP PICs/EU trong giai đoạn 2022 – 2030 với công suất tăng gấp 3 lần so với hiện tại của nhóm thuốc ung thư, thuốc uống dạng rắn không kháng sinh (Non Betalactam) và thuốc vô trùng. Mục tiêu chính của DBD trong dài hạn là giành thị phần tại kênh bệnh viện ở Nhóm 1 & Nhóm 2 bởi các hợp đồng thuốc điều trị ung thư ở Nhóm thuốc biệt dược, thuốc Nhóm 1 & Nhóm 2 đều có giá trị lớn, chiếm đến 85-90% tổng giá trị đấu thầu nhóm thuốc ung thư tại bệnh viện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664278242714_DBD_BVSC_2022-09-27.pdf

7.    Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Nhóm vận tải được hưởng lợi theo đà tăng giá cước – Báo cáo cập nhật – VNDS – 27/09/2022

  • Để đáp lại việc Nga tấn công Ukraine, EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Nga. Theo lệnh trừng phạt mới nhất, hầu hết nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ qua đường biển từ Nga vào EU sẽ bị cấm từ cuối năm 2022. Do đó, EU phải chuyển sang các nguồn cung dầu khác, đặc biệt là từ Mỹ và Trung Đông, khiến dòng chảy thương mại dầu thô toàn cầu bị đảo lộn. Theo ước tính của Bloomberg, lượng dầu từ Trung Đông đến châu Âu trong tháng 7 đã cao hơn 90% so với tháng 1. Ở chiều ngược lại, Nga đang chuyển hướng xuất khẩu sang các khách hàng châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Nhu cầu đối với tàu chở dầu thô và nhiên liệu tăng lên kể từ khi EU áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga và VNDS kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục duy trì trong những tháng tới khi lệnh cấm vận của EU có hiệu lực vào cuối năm nay. Đáng chú ý, với việc là một nguồn thay thế khả thi cho khí trong sản xuất điện, VNDS cho rằng nhu cầu diesel tại châu Âu sẽ tăng tốc trong những tháng tới, làm gia tăng nhu cầu đối với tàu chở nhiên liệu. Hơn nữa, việc chuyển hướng của dòng chảy năng lượng từ Nga đã làm thay đổi các tuyến đường vận chuyển, khiến các chuyến đi dài hơn và gây áp lực lên TT vận tải tàu xăng dầu toàn cầu. Trích dẫn số liệu từ Clarksons Research, LN trung bình của một tàu chở nhiên liệu trong 2 tuần (tính đến ngày 8/8) đã tăng lên 400.000 USD – mức cao nhất kể từ năm 1997. Nhìn chung, VNDS kỳ vọng giá cước tàu chở dầu sẽ duy trì đà tăng trong thời gian tới, mang lại lợi ích cho các đơn vị vận tải dầu khí.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664278115393_VNDS_2022-09-27.pdf

8.    LPB [ MUA – 24,400đ/cp ]: Tiếp tục kỳ vọng nhận phí banca ứng trước trong năm 2022 & 2023 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 30/08/2022

  • Giá mục tiêu cao hơn của VCSC chủ yếu do VCSC nâng dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2026 thêm 6,9%, bị ảnh hưởng một phần bởi mức tăng chi phí vốn CSH trong dự báo của VCSC từ 12,5% lên 13,0%.
  • VCSC tăng dự báo LNST năm 2022 thêm 7,2% đạt 5,1 nghìn tỷ đồng (+78,3% YoY), chủ yếu nhờ (1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 2,1% và (2) thu nhập ngoài lãi (NOII) tăng 22,3% sau điều chỉnh tăng dự báo đối với thu nhập phí ròng (NFI), lãi từ chứng khoán đầu tư và thu nhập ròng khác, bị ảnh hưởng một phần bởi chi phí dự phòng tăng 19,1%.
  • VCSC điều chỉnh giả định kế hoạch huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài thông qua đợt phát hành riêng lẻ 83 triệu cổ phiếu (tương đương 5,28% cổ phần sau phát hành) từ năm 2022 sang năm 2023 do điều kiện thị trường. Giả định của VCSC cho giá phát hành riêng lẻ là 22.000 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1661836902605_LPB_VCSC_2022-08-30.pdf

9.    Ngành dệt may [ Trung lập ]: Ngành dệt may ghi nhận kết quả khả quan trong quý 3…  – Báo cáo cập nhật – SSI – 30/09/2022

  • Trong 8 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD (tăng 16,4% so với cùng kỳ), với kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD (tăng 24,6% so với cùng kỳ) và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD (giảm 5% so với cùng kỳ). Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,9 tỷ USD (tăng 22,5% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu). Trong tháng 8 năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc đạt 3,7 tỷ USD (tăng 53% so với cùng kỳ). Đây là kết quả theo tháng cao kỷ lục cả về tốc độ tăng trưởng và số liệu tuyệt đối. Trong quý 3 năm 2022, một số công ty (như TNG và TCM) vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội. Ngoài ra, trong quý 3/2022, lợi nhuận ròng của các công ty dệt may có trụ sở tại miền Nam vẫn được hưởng lợi từ mức nền so sánh thấp giai đoạn tháng 8 đến tháng 10 năm 2021. Tuy nhiên, tình hình năm nay đã khác.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1664506363436_SSI_2022-09-30.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN