TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 26/12 – 30/12/2022

Lượt xem: 1312 | Ngày đăng: 03/01/2023 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 26/12 – 30/12/2022

  1. VHC [ Nắm giữ – 77.000đ/cp ]: Những tín hiệu hạ cánh mềm trong năm 2023F? – KIS.
  2. NKG [ Nắm giữ ]: Tháng 11/2022 – Doanh số bán hàng tăng – KSI
  3. MSN [ Trung lập ] MSN: Đà tăng đã phản ánh vào định giá – VCBS.
  4. HSG [ Nắm giữ ] Tháng 11/2022 – Sản lượng bán hàng tăng nhẹ – KIS
  5. HPG [ Nắm giữ ]: Tháng 11/2022 – Khối lượng xây dựng đã tăng trở lại – KIS.
  6. DHA [ MUA – 44.714đ/cp ]: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, tỷ suất cổ tức hấp dẫn – BVSC..
  7. VIC [ MUA – 89,400đ/cp ]: Doanh số bán hàng tích cực hỗ trợ lợi nhuận năm 2023 – VCSC..
  8. QNS [ Tích cực – 40.400đ/cp]: Cập nhật KQKD sơ bộ năm 2022 của QNS và ngành đường – SSI
  9. DBC [ Trung lập – 15.900đ/cp ]: Định giá chưa hấp dẫn dù triển vọng tích cực hơn – VNDS.
  10. CTD [ MUA – 40.000đ/cp ]: Đối mặt nhiều thách thức – KBSV..
  11. HBC [ Trung lập ]: KQKD quý 4/2022 không tích cực do giá dầu biến động – SSI
  12. ACV [ MUA – 100.000đ/cp ]: Các đường bay thường lệ tới Trung Quốc bắt đầu nối lại – BSC..
  13. VSC [ Trung lập – 31.000đ/cp ]: Vị thế đã thay đổi. Triển vọng ngắn hạn khó khan do kinh tế toàn cầu chậm lại – BSC..
  14. VIB [ Tích cực – 27.000đ/cp ]: Thận trọng trong năm 2023 – VNDS 
  15. TNG [ Trung lập ]: Vượt kế hoạch doanh thu 2022F – Báo cáo cập nhật – KIS.
  16. TCM [ Trung lập ]: Sẵn sàng cán đích – KIS.
  17. SZC [ Tích cực – 44,000đ/cp]: Thị trường bất động sản khó khăn trì hoãn động lực tăng trưởng – VNDS.
  18. PC1 [ MUA – 29.000đ/cp ]: Chờ đợi hiệu quả từ các mảng kinh doanh – VCBS.
  19. DPM [ Trung lập – 43.100đ/cp ]: Cổ tức tiền mặt cao; kế hoạch LNST năm 2023 thận trọng – VCSC..
  20. TPB [ Nắm giữ – 23.600đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS
  21. NLG [ Tích cực – 36.700đ/cp ]: Vững vàng trước thử thách – VNDS
  22. MWG [ Trung lập – 43,500đ/cp ]: Cập nhật Kết quả kinh doanh tháng 11/2022 – SSI
  23. KBC [ Tích cực – 28,000đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông bất thường – SSI
  24. PNJ [ Nắm giữ – 92.200đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    VHC [Nắm giữ – 77.000đ/cp]: Những tín hiệu hạ cánh mềm trong năm 2023F? – KIS

  • Dự phòng hàng tồn kho cao làm giảm LNST trong Q3/22 Trong Q3/22, Vĩnh Hoàn đạt doanh thu 3,261 tỷ đồng (+46.2% n/n và -22.8% q/q), đóng góp chủ yếu bởi 1,502 tỷ đồng (+41% n/n và -24.6% q/q). Biên LN gộp tăng nhẹ 0.8 đpt n/n nhưng giảm 6.8 đpt q/q xuống còn 19% do dự phòng hàng tồn kho đạt 241 tỷ đồng trong Q3/22. Do đó, LNST trong Q3/22 của VHC tăng 79.5% n/n lên 460 tỷ đồng nhưng giảm 41.7% q/q. Nhìn chung, doanh thu 9T22 đạt 10,755 tỷ đồng (+69.1% n/n) và LNST tăng 1,801 tỷ đồng (+178% n/n).
  • Q4/22F mất đà tăng trưởng. KIS điều chỉnh tăng doanh thu và LNST năm 2022 lên 13,900 tỷ đồng và 2,290 tỷ đồng, +2.6%/27.3% so với ước tính trước đây của KIS. Doanh thu Q4/22F có thể đạt 3,145 tỷ đồng (-3.6% q/q và +16.8% n/n) nhờ xuất khẩu cá tra tăng mạnh theo nhu cầu theo mùa ở hầu hết các thị trường, theo ước tính của KIS. KIS dự báo sản lượng xuất khẩu có thể giảm 13.4% q/q và 28.2% n/n do nhu cầu yếu. Biên LN gộp có thể tăng +3.2% q/q nhưng -3.4% n/n do KIS dự kiến Vĩnh Hoàn hoàn nhập dự phòng khoảng 157 tỷ đồng. Do đó, LNST có thể đạt 489 tỷ đồng (+12% q/1 và +11% n/n).
  • Giảm 10% EPS trong 2023F. KIS điều chỉnh giảm ước tính doanh thu/LNST năm 2023 xuống -18.8%/- 9.5%, để phản ánh tăng trưởng doanh thu cá tra chậm lại do triển vọng kinh tế giảm. Trong khi đó, KIS kỳ vọng mảng Collagen & Gelatin và các sản phẩm liên quan đến gạo của Sa Giang sẽ tăng 14.5%. KIS ước tính doanh thu và LNST ở mức 12,126 tỷ đồng /1,850 tỷ đồng, -14.9% n/n /-19,2% n/n trong năm 2023F. KIS cũng đưa ra dự phóng năm 2024 với doanh thu tương đương là 12,481 tỷ đồng/LNST 1,866 tỷ đồng. Ước tính CAGR của EPS cốt lõi -10% trong 2022F-24F.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672052135480_VHC_KIS_2022-12-26.pdf

2.    NKG [ Nắm giữ ]: Tháng 11/2022 – Doanh số bán hàng tăng – KSI

  • Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã công bố một số tiêu đề đáng chú ý về doanh số tháng 11 của công ty. Dưới đây là một số vấn đề chính đáng lưu ý.
  • Doanh số bán hàng tăng: Tổng sản lượng thép bán ra trong tháng 11 đạt 66,089 tấn, giảm 34.9% n/n nhưng tăng 31.3% t/t. Sản lượng thép tôn chiếm 80.0% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 11, đạt 52,906 tấn, -42.2% n/n, 33.5% t/t. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (37,133 tấn) giảm 52.4% n/n nhưng tăng 40.3% t/t. Sản lượng thép tôn trong nước tăng 16.7% n/n, 19.8% t/t (15,773 tấn), và sản lượng ống thép tăng 23.2% t/t và 31.5 n/n (13,183 tấn).
  • Kết quả 11T22 tăng trưởng chậm trong bối cảnh nhu cầu yếu – Tổng sản lượng tiêu thụ 11T22 đạt 808,938 tấn, 19.7% n/n. Trong đó, sản lượng thép tôn giảm 23.6% n/n xuống 660,016 tấn và sản lượng ống thép tăng nhẹ 3.6% so với cùng kỳ, đạt 148,922 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu 11T22 (chiếm 58.6% tổng doanh số: 474,484 tấn) giảm 29.0% n/n trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa (334,454 tấn) giảm 1.4% n/n.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672052050567_NKG_KIS_2022-12-26.pdf

3.    MSN [ Trung lập ] MSN: Đà tăng đã phản ánh vào định giá – VCBS

  • KQKD: KQKD Q3.2022 của MSN ghi nhận 19,523 tỷ đồng DT và 543 tỷ đồng LNST & CĐTS, lần lượt giảm 17,3% và 52.5% svck. Lũy kế 9T.22, DTT giảm 14.3% svck trong khi LNST tăng 46.8% (đạt 3,120 tỷ đồng) phần lớn do khoản nhuận từ việc thoái vốn được hạch toán nốt trong Q1.22.
  • VCBS cho rằng triển vọng các mảng kinh doanh của MSN sẽ không quá tích cực trong năm 2023 trong bối cảnh chi tiêu và sức mua nhìn chung giảm. VCBS dự phóng DTT tăng trưởng 14.7% chủ yếu nhờ sự mở rộng của WCM và MML; trong khi đó LNST duy trì mức tăng một chữ số do biên gộp thu hẹp và chi phí tài chính tăng mạnh khoảng 20%. Với thị giá 94,500 đồng/ CP ngày 21/12/2022, MSN đang được giao dịch với P/E fwd 2023 là 29.75 lần, cao hơn 15% so với P/E trung bình 5 năm gần nhất và 37% so với với các doanh nghiệp cùng ngành. Trong bối cảnh vĩ mô biến động và mặt bằng lãi suất cao, VCBS cho rằng mức định giá này chưa thực sự hấp dẫn. VCBS đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 85,300 đồng/CP, thấp hơn so 11% với giá thị trường.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672050271111_MSN_VCBS_2022-12-26.pdf

4.    HSG [ Nắm giữ ] Tháng 11/2022 – Sản lượng bán hàng tăng nhẹ – KIS

  • Sản lượng bán hàng tăng nhẹ trong tháng 11: Tổng sản lượng tiêu thụ thép tháng 11 đạt 113,543 tấn, giảm 40.4% n/n nhưng tăng nhẹ 7.5% t/t. Sản lượng thép tôn chiếm 79.0% tổng sản lượng tiêu thụ tháng 10, đạt 89,838 tấn, +13.0% t/t và -45.5% n/n. Sản lượng xuất khẩu thép tôn (50,011 tấn) giảm đáng kể 56.8% n/n nhưng tăng 23.6% t/t, điều này cho thấy sự phục hồi nhẹ về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng thép tôn trong nước đạt 39,827 tấn (2.0% t/t, -18.9% n/n) và sản lượng ống thép đạt 23,705 tấn (-19.0 t/t và -7.0% n/n).
  • Hiệu suất FY2T23 giảm do mức nền cao năm tài chính 2022: Tổng sản lượng bán hàng lũy kế 2 tháng năm tài chính 2023 (10/2022-9/2023) giảm 44.5% n/n đạt 222,325 tấn trong khi sản lượng ống thép giảm 12.0% n/n đạt 52,962 tấn và thép áo giảm 50.2% n/n đạt 169,353 tấn. Tổng sản lượng xuất khẩu FY2T23 (chiếm 41.5% tổng doanh số; 92,274 tấn) giảm 60.7% n/n trong khi tổng sản lượng tiêu thụ thép nội địa (130,051 tấn) cũng giảm 21.4% n/n.
  • KIS đánh giá NẮM GIỮ dựa trên một số khó khăn của ngành về giá bán, khả năng cạnh tranh và nhu cầu toàn cầu thấp như KIS đã đề cập trong báo cáo chuyên sâu về thép dẹt.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672051986822_HSG_KIS_2022-12-26.pdf

 

5.    HPG [ Nắm giữ ]: Tháng 11/2022 – Khối lượng xây dựng đã tăng trở lại – KIS

  • Doanh số bán thép xây dựng tăng trở lại trong tháng 11: Tổng sản lượng tiêu thụ thép tháng 11 đạt 509,767 tấn, giảm 13.7% n/n và 9.4% t/t bởi nhu cầu nội địa và toàn cầu thấp. Sản lượng bán hàng thép xây dựng có sự cải thiện so với tháng 10 đạt 252,723 tấn, -20.4% t/t, -6.8% n/n. Trong đó, sản lượng tiêu thụ nội địa tăng 33.1% n/n, 31.0% t/t và xuất khẩu giảm mạnh 71.9% n/n và 26% t/t. Sản lượng tiêu thụ thép tôn đạt 22,757 tấn, giảm 63.4% n/n, nhưng tăng 17% t/t trong khi sản lượng tiêu thụ ống thép (53,471 tấn) tăng 5.1% so với cùng kỳ, -7.2% so với tháng trước. Sản lượng tiêu thụ thép cuộn (HRC) là 180,814 tấn (-32.4% t/t, -12.3% n/n). Tổng sản lượng tiêu thụ nội địa tháng 11 tăng 7.5% so với cùng kỳ, đạt 463,186 tấn.
  • Tăng trưởng bền vững 11T22 trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu yếu: Tổng sản lượng tiêu thụ 11 tháng đầu năm tăng nhẹ đạt 7,301,538 tấn, + 6.0% n/n nhờ thép xây dựng tăng trưởng 8.6% n/n và thép cuộn tăng 5.6% n/n. Tổng sản lượng xuất khẩu 11 tháng đầu năm (1,270,680 tấn) tăng 5.7% so với cùng kỳ trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa (6,030,858 tấn) tăng 6.0% n/n.
  • Những trở ngại trong ngành vẫn còn hiện hữu và do đó, KIS duy trì đánh giá NẮM GIỮ cho cổ phiếu HPG.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672051789475_HPG_KIS_2022-12-26.pdf

6.    DHA [ MUA – 44.714đ/cp ]: Doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao, tỷ suất cổ tức hấp dẫn – BVSC

  • Các mỏ đá của DHA có trữ lượng lớn, thời hạn khai thác dài. Tổng trữ lượng còn lại khoảng 21 triệu tấn, công suất khai thác 1,6 triệu tấn/năm và thời hạn khai thác từ 6 – 15 năm. Điều này giúp dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hằng năm dự báo khoảng 100 tỷ đồng đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cao trong các năm tiếp theo.
  • Mỏ đá Thạnh Phú 2 rất quan trọng với DHA. Thạnh Phú 2 đem lại khoảng hơn 50% doanh thu và LNST cho DHA. Công suất khai thác được cấp phép lớn nhất ở mức 818.000 m3/năm. Trữ lượng còn lại đạt 5,3 triệu m3 và thời hạn cấp phép đến 12/2028. Tuy nhiên, BVSC cho rằng DHA sẽ tiếp tục xin gia hạn cấp phép khai thác tại mỏ đá này trong các năm tiếp theo do: (1) đây là mỏ đá đóng góp lớn nhất vào KQKD cho DHA; (2) mỏ Thạnh Phú 2 mới khai thác đến độ sâu coste – 80m; và (3) DHA đã nhiều lần xin gia hạn cấp phép khai thác thành công trong quá khứ.
  • Mỏ đá Tân Cang 3 có trữ lượng đá còn lại lớn nhất trong các mỏ của DHA, ở mức hơn 10 triệu m3. Thời gian được cấp phép khai thác tới tháng 06/2037. Công suất được cấp phép khai thác hằng năm là 488.000 m3.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672050946740_DHA_BVSC_2022-12-26.pdf

7.    VIC [ MUA – 89,400đ/cp ]: Doanh số bán hàng tích cực hỗ trợ lợi nhuận năm 2023 – VCSC

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho Tập đoàn Vingroup (VIC) nhưng điều chỉnh giảm 20% giá mục tiêu xuống 89.400 đồng/CP, chủ yếu do VCSC hạ định giá đối với mảng BĐS và cho thuê bán lẻ khi VCSC áp dụng chiết khấu 15% vào phương pháp định giá giá trị tài sản ròng (RNAV) đối với VHM và dự phóng thận trọng hơn đối với việc khai trương các TTTM mới của VRE trong giai đoạn 2024-2027. VCSC duy trì quan điểm tích cực về việc Vingroup sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ tầng lớp thu nhập trung bình cao vốn đang gia tăng tại Việt Nam thông qua các công ty BĐS như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.
  • VCSC dự phóng tổng lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) và thu nhập tài chính trong năm 2022 đạt 30 nghìn tỷ đồng do khoản lỗ từ mảng công nghiệp cao hơn dự kiến được bù đắp nhờ thu nhập tài chính cao hơn từ các giao dịch bán buôn của VHM và lãi thoái vốn của VIC trong 9T 2022. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 10,9 nghìn tỷ đồng.
  • Trong năm 2023, VCCS kỳ vọng lợi nhuận cao từ mảng bán BĐS và lợi nhuận phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ, bù đắp cho các khoản lỗ EBIT từ mảng công nghiệp và khách sạn – nghỉ dưỡng. VCSC dự báo EBIT năm 2023 đạt 12,06 nghìn tỷ đồng so với mức lỗ EBIT 7,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.
  • Giá trị định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá khoảng 1,1 tỷ USD so với định giá của VCSC đối với các tài sản này là 1,4 tỷ USD. VCSC cho rằng yếu tố hỗ trợ của VHM và VRE dựa trên định giá của VCSC đối với 2 cổ phiếu này cũng khiến giá cổ phiếu VIC hiện tại trở nên hấp dẫn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672140503595_VIC_VCSC_2022-12-27.pdf

8.  QNS [ Tích cực – 40.400đ/cp]: Cập nhật KQKD sơ bộ năm 2022 của QNS và ngành đường – SSI

  • QNS hiện ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2022 lần lượt đạt 8,3 nghìn tỷ đồng (tăng 13% so với cùng kỳ) và 1,2 nghìn tỷ đồng (giảm 4% so với cùng kỳ). Ngoài ra, QNS đã công bố kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2023 lần lượt là 8,4 nghìn tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ) và 1,0 nghìn tỷ đồng (giảm 16% so với cùng kỳ). SSI lưu ý rằng công ty thường đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng. Công ty dự kiến chi trả cổ tức tiền mặt đợt 2 năm 2022 với tỷ lệ 10%, ngày chốt danh sách là 5/1/2023 (tỷ lệ tạm ứng chi trả cổ tức đợt 1 là 5%).
  • Đối với mảng sữa đậu nành, SSI ước tính sản lượng tiêu thụ cho năm 2022/2023 sẽ tương đương với năm 2021 do sức tiêu thụ của người tiêu dùng yếu hơn. SSI điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng mảng sữa đậu nành xuống 0% so với cùng kỳ cho năm 2023 (từ mức 2% so với cùng kỳ trong dự báo trước đó). Đối với mảng đường, SSI giữ nguyên dự báo, với sản lượng đường tinh luyện tăng 33% và tỷ suất lợi nhuận gộp là 28,4% (so với 29,5% trong năm 2022). Theo đó, năm 2023, SSI điều chỉnh giảm 10% dự báo lợi nhuận xuống 1,3 nghìn tỷ đồng (tăng 9% so với cùng kỳ). Giá mục tiêu mới của SSI đối với cổ phiếu QNS là 40.400 đồng/cổ phiếu (điều chỉnh giảm từ 44.600 đồng/cổ phiếu), dựa trên P/E mục tiêu là 11 lần đối với mảng sữa đậu nành và 6 lần đối với các mảng hoạt động khác. Với tiềm năng tăng giá 14% (tổng ROI là 22%), SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu QNS.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672153117987_QNS_SSI_2022-12-27.pdf

9.    DBC [ Trung lập – 15.900đ/cp ]: Định giá chưa hấp dẫn dù triển vọng tích cực hơn – VNDS

  • KQKD Q3/22: LN ròng tăng trưởng nhờ mảng bất động sản DBC ghi nhận DT mảng kinh doanh chính tăng 12,7% svck trong 9T22 nhờ mảng thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng 9,6% svck và mảng thực phẩm tăng 14,6% svck (theo ước tính của VNDS). Trong khi đó, DT khác tăng 96,2% svck do công ty ghi nhận DT từ việc bàn giao dự án BĐS chung cư Huyền Quang trong Q3/22.
  • Áp lực chi phí giảm, biên LN gộp phục hồi trong năm 2023 VNDS kỳ vọng DBC ghi nhận DT tăng 3,5%/4,1% svck trong 2023/24. VNDS cho rằng, 2023 sẽ là một năm bớt khó khăn hơn với DBC nhờ 1) giá nguyên liệu đầu vào thức ăn chăn nuôi hạ nhiệt và 2) giá lợn hơi dự phóng tăng 5,0% svck. Biên LN gộp DBC được kỳ vọng tăng 1,5đ % trong 2023 và duy trì ở mức 13,2% trong 2024. Do đó, VNDS dự phóng DBC ghi nhận LN ròng phục hồi 68,9% svck trong 2023 và tăng 7,9% svck trong 2024.
  • VNDS duy trì khuyến nghị Trung lập với DBC và hạ giá mục tiêu xuống 15.900đ/cp. Giá mục tiêu của VNDS dựa trên sự kết hợp với tỷ trọng bằng nhau giữa phương pháp DCF (năm cơ sở: 2023) và P/E mục tiêu là 7,0 lần áp dụng với EPS 2023. Rủi ro tăng giá bao gồm 1) giá ngũ cốc toàn cầu thấp hơn dự kiến, 2) giá lợn hơi cao hơn dự kiến và 3) tiêu thụ thịt mạnh hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá bao gồm 1) chi phí đầu vào thức ăn chăn nuôi cao hơn dự kiến và 2) giá lợn hơi thấp hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672153278585_DBC_VNDS_2022-12-27.pdf

10.  CTD [ MUA – 40.000đ/cp ]: Đối mặt nhiều thách thức – KBSV

  • Lợi nhuận sau thuế Quý 3 tiếp tục ghi nhận lỗ 3.5 tỷ VND so với mức lỗ 23.8 tỷ VND trong quý 2 và 11.8 tỷ VND cùng kỳ năm 2021 do (1) Giá nguyên vật liệu tăng cao (2) Các hoạt động xây dựng trong nước vẫn gặp nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh cao khiến các chủ đầu tư xây dựng phải cạnh tranh về giá thầu. Lũy kế 9 tháng đầu năm, LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 1.8 tỷ VND (-97.9%YoY). CTD đã trích lập 299 tỷ VND chi phí dự phòng trong chi phí quản lý doanh nghiệp, cao gấp 5.4 lần so với cùng kỳ, trong đó khoản phải thu hơn 242 tỷ VND từ dự án D’Capitale của chủ đầu tư Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Dự báo KQKD cả năm 2022 của CTD lỗ khoảng 181 tỷ đồng do (1) Công ty tăng cường trích lập dự phòng; (2) Thị trường xây dựng tiếp tục khó khăn trong quý 4/2022.
  • Coteccons sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi (1) Ngành bất động sản dân dụng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2022-2023 (2) Tính cạnh tranh cao của ngành xây dựng (3) Chất lượng các khoản phải thu Coteccons cũng là vấn đề đáng lo ngại khi công ty liên tục phải trích lập các khoản nợ phải thu khó đòi. KBSV ước tính giá trị backlog trong giai đoạn 2023-2026 đạt 18,000 tỷ VND, thấp hơn đáng kể so với giai đoạn 2016-2018. Điểm sáng đối với hoạt động của CTD là đầu tư công được đẩy mạnh trong năm 2023 khi các động lực tăng trưởng khác của năm 2023 suy yếu khiến đầu tư công quay trở lại làm điểm tựa.
  • Dựa trên kết quả định giá, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu CTD với giá mục tiêu là 40,000VNĐ/cổ phiếu, upside 23%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672153561069_CTD_KBSV_2022-12-27.pdf

11. HBC [ Trung lập ]: KQKD quý 4/2022 không tích cực do giá dầu biến động – SSI

  • Theo ước tính sơ bộ được công bố tại hội nghị cuối năm, doanh thu và lợi nhuận ròng năm 2022 của BSR lần lượt đạt 165,5 nghìn tỷ đồng và 12,18 nghìn tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng đáng kể 64% và 82% so với cùng kỳ. Doanh thu thực tế và lợi nhuận ròng vượt đáng kể lần lượt 81% và 840% so với kế hoạch năm.
  • Tuy nhiên, trên cơ sở hàng quý, kết quả sơ bộ năm 2022 cho thấy trong quý 4/2022, doanh thu đạt 38,8 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ), trong khi lợi nhuận thuần âm 723 tỷ đồng, thấp hơn kỳ vọng của SSI, và giảm đáng kể so với lợi nhuận ròng 2,7 nghìn tỷ đồng trong quý 4 năm 2021 và 455 tỷ đồng trong quý 3 năm 2022.
  • Mức chênh lệch giá crack spread trong quý 4 năm 2022 đã giảm trung bình khoảng 8% theo quý. Tuy nhiên, việc lợi nhuận ròng sơ bộ của BSR giảm mạnh có thể chủ yếu do giá dầu giảm 10% trong ba tháng qua, điều này có thể dẫn đến dự phòng hàng tồn kho tăng đáng kể trong quý khi BSR có số dư hàng tồn kho là 13,8 nghìn tỷ đồng vào tháng 9 năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672153004936_BSR_SSI_2022-12-27.pdf

12.  ACV [ MUA – 100.000đ/cp ]: Các đường bay thường lệ tới Trung Quốc bắt đầu nối lại – BSC

  • BSC duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu ACV, đưa ra giá mục tiêu năm 2023 là 100,000 VND/CP, tương đương với Upside +18% so với giá đóng cửa 26/12/2022), dựa trên phương pháp EV/EBITDA mục tiêu = 20-21x. So với Báo cáo trước đó, BSC điều chỉnh tăng dự báo năm 2023 chủ yếu đến từ (1) sản lượng hành khách phục hồi vượt +16% kỳ vọng, (2) mặt bằng lãi suất tiền gửi tăng +1.5%. Tuy nhiên, BSC chiết khấu 12% EV/EBITDA mục tiêu (từ 22-23x xuống 20-21x) trong bối cảnh lãi suất chiết khấu tăng.
  • Trong năm 2022, BSC dự báo ACV ghi nhận doanh thu đạt 14,831 tỷ VND (+212% yoy), NPATMI của ACV đạt 6,925 tỷ VND (+1343% yoy), tương đương EBITDA FWD = 7,743 VNĐ/CP, EV/EBITDA FWD = 20.8x. Trong năm 2023, BSC dự báo ACV ghi nhận doanh thu đạt 18,692 tỷ VND (+37% yoy), NPATMI của ACV đạt 7,745tỷ VND (+12% yoy), EBITDA FWD = 9,391 VNĐ/CP, EV/EBITDA FWD = 17.2x.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672140286806_ACV_BSC_2022-12-27.pdf

13.  VSC [ Trung lập – 31.000đ/cp ]: Vị thế đã thay đổi. Triển vọng ngắn hạn khó khan do kinh tế toàn cầu chậm lại – BSC

  • BSC ước tính giá trị hợp lý năm 2023 của VSC là 31,000 VNĐ/CP, dựa trên phương pháp P/E mục tiêu = 10x, chiết khấu 12% so với P/E trung bình năm 2021 – 2022 = 11-12x, do (1) mức tăng trưởng lợi nhuận thấp và (2) mặt bằng lãi suất đang tăng cao trong năm 2023. Trong dài hạn, BSC cho rằng mức định giá này có thể thay đổi, khi (1) vị thế VSC tăng lên & (2) VSC bước vào chu kỳ tăng trưởng mới nhờ khai thác hiệu quả các tài sản M&A. Tuy nhiên, đối với triển vọng ngắn hạn (1) hoạt động xuất nhập khẩu chậm lại, (2) tiến độ M&A cảng mới chưa rõ, BSC giữ quan điểm tương đối thận trọng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237555631_VSC_BSC_2022-12-28.pdf

14.  VIB [ Tích cực – 27.000đ/cp ]: Thận trọng trong năm 2023  – VNDS

  • LN ròng của VIB trong Q3/22 tăng gấp đôi svck nhờ NIM cải thiện mạnh mẽ và thu nhập từ phí phục hồi trở lại từ mức nền thấp trong Q3/21 (do ảnh hưởng bởi Covid-19). Theo đó, LN ròng 9T22 đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (+46,3% svck), hoàn thành 78% dự phóng của VNDS. Dư nợ tín dụng tăng 12,6% so với đầu năm tính đến cuối Q3/22. VIB cho biết ngân hàng đã sử dụng gần hết hạn mức tín dụng hiện có, và khả năng tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ đạt mức 14,5% svck. VNDS dự báo LN ròng năm 2022 của VIB sẽ tăng 30% svck nhờ NIM cải thiện, thu nhập từ phí tăng mạnh và chi phí tín dụng giảm.
  • Cho vay mua nhà là mảng cho vay chính của VIB (chiếm ~46% danh mục), và đây là động lực giúp VIB cải thiện NIM trong 9T22. Lãi suất vay mua nhà đã tăng mạnh từ nửa cuối 2022 và đạt ~12% cuối Q3/22 (so với mức ~10% năm ngoái). Tuy vậy, khi tín dụng vẫn hạn hẹp và việc phát hành trái phiếu ngày càng khó khăn, lãi suất vay mua nhà đã tiếp tục tăng mạnh và chạm mức 15-16% tính đến thời điểm này. Bối cảnh lãi suất và giá nhà cao như hiện tại sẽ làm giảm nhu cầu mua nhà một cách đáng kể (thực tế điều này đã xảy ra – tham khảo báo cáo ngành BĐS mới nhất của VNDS, trang thứ 3 tại đây để có thêm chi tiết). Theo đó, khả năng triển khai cho vay của VIB sẽ chậm lại; Mặt khác, với danh mục cho vay BĐS lớn, VIB sẽ khó nhận được hạn mức tín dụng cao trong năm sau.
  • VNDS ước tính tăng trưởng tín dụng của VIB đạt 10-15% trong 2023-24 (tăng trưởng kép 2019-21: 25%). Hơn nữa, với môi trường lãi suất cao và căng thẳng thanh khoản tiếp diễn, rủi ro NIM thu hẹp và chi phí tín dụng tăng sẽ hiện hữu. Vì vậy, tăng trưởng LN ròng của VIB sẽ giảm tốc (15-18% trong 2023-24; tăng trưởng kép 2019-21: 40%). Tuy vậy, về dài hạn, VNDS vẫn ưa thích VIB với vị thế tốt trong xu hướng phát triển ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam. Nhờ tập trung vào cho vay mua nhà và mua xe – 2 mảng có tiềm năng lớn hiện nay, VIB đã vươn mình và trở thành top 5 các ngân hàng có tỷ suất sinh lời cao nhất với NIM và ROE trung bình 2019-21 lần lượt là 4,1% và 29%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237882728_VIB_VNDS_2022-12-28.pdf

15.  TNG [ Trung lập ]: Vượt kế hoạch doanh thu 2022F – Báo cáo cập nhật – KIS

  • TNG vượt kế hoạch doanh thu sau 11 tháng: TNG gần đây đã công bố KQKD tháng 11 với doanh thu đạt 507 tỷ đồng (+16% n/n) và LNST không đổi ở mức 20.7 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu tăng nhưng LNST không đổi do chi phí tài chính tăng trong kỳ. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 45% n/n từ 11.7 tỷ đồng lên 17 tỷ đồng. Sau khi được hưởng lợi từ nhu cầu bị dồn nén hậu COVID trong 1H22, ngành dệt may đang phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn kể từ đầu 3Q22 do sức tiêu thụ yếu đối với các sản phẩm may mặc trước lo ngại suy thoái kinh tế tại các thị trường xuất khẩu chính. Tuy phải đối mặt với nhu cầu suy giảm, TNG vẫn giữ được các đơn hàng có giá trị gia tăng cao từ các khách hàng ở phân khúc cao cấp. Nhìn chung, trong 11T22, công ty đạt doanh thu 6,336 tỷ đồng (+27% n/n) và LNST 277 tỷ đồng (+29% n/n), hoàn thành lần lượt 106% và 99% kế hoạch năm 2022F. KIS kỳ vọng TNG sẽ kết thúc năm 2022 với doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 114% và 106% kế hoạch cả năm.
  • Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính: Tong tháng 11, xuất khẩu đóng góp 97% tổng doanh thu, mang về 490 tỷ đồng trong khi doanh thu từ thị trường nội địa chỉ chiếm 3%, đạt 16 tỷ đồng. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 40.1% tổng doanh thu. Tiếp đến là Pháp và Nga khi lần lượt đóng góp 28.8% và 7.3%.
  • Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt hàng trước từ 6 tháng xuống còn 3 tháng do lượng hàng tồn kho cao và sức mua của người tiêu dùng giảm. VITAS cũng lưu ý rằng các công ty dệt may trong nước đã phải cắt giảm khoảng 10%-15% sản lượng và nhiều công ty buộc phải cắt giảm lực lượng lao động. TNG cho biết các đơn đặt hàng cho 1Q23 có dấu hiệu giảm do nhu cầu suy yếu ở thị trường Hoa Kỳ và EU.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672335399907_TNG_KIS_2022-12-28.pdf

16.  TCM [ Trung lập ]: Sẵn sàng cán đích – KIS

  • LNST hồi phục ấn tượng trong tháng 11: Trong tháng 11, TCM đạt KQKD khả quan với doanh thu đạt 13.9 triệu USD (+8.4% n/n, +2.3% t/t) và LNST đạt 0.8 triệu USD (+470% n/n, +0% t/t nhờ việc quản lý chi phí tốt hơn và tiết kiệm được các chi phí liên quan đến phòng tránh Covid). Bên cạnh đó, biên lợi nhuận ròng tăng 4.7% n/n nhưng giảm nhẹ 0.1% t/t trong tháng 11. Doanh thu tháng 11 đến từ 3 mảng chính: may mặc chiếm phần lớn trong tổng doanh thu với 76%, trong khi đó vải và sợi lần lượt đóng góp 15% và 7%. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), các đơn hàng may mặc xuất khẩu đã sụt giảm đáng kể từ T7/2022 do nhu cầu tiêu thụ yếu và lượng hàng tồn kho ở mức cao tại các nhà bán lẻ lớn ở Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, nhờ đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và nỗ lực nâng cao năng suất lao động, quản lý chi phí hiệu quả, TCM vẫn ghi nhận kết quả tích cực trong 11T22. Nhìn chung, trong 11T22, công ty đạt doanh thu 170.3 triệu USD (+23% n/n) và LNST 10.6 triệu USD (+108% n/n), lần lượt hoàn thành 96% và 99% kế hoạch năm 2022. KIS kỳ vọng TCM sẽ kết thúc năm 2022 với doanh thu và LNST lần lượt hoàn thành 103% và 107% kế hoạch cả năm.
  • Thị trường Châu Á đóng góp lớn nhất vào doanh thu: TCM xuất khẩu sản phẩm dệt may sang nhiều nước lớn trên thế giới. Trong tháng 11, xuất khẩu sang châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với 54%, trong đó Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt chiếm 25% và 13%. Tiếp đến là châu Mỹ với 41%, trong đó Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với 36%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672335442787_TCM_KIS_2022-12-28.pdf

17.  SZC [ Tích cực – 44,000đ/cp]: Thị trường bất động sản khó khăn trì hoãn động lực tăng trưởng – VNDS

  • SZC công bố doanh thu (DT)/LN ròng Q3/22 lần lượt giảm 24,3%/65,0% svck. Trong 9T22, doanh thu tăng 17,3% svck lên 663,2 tỷ đồng nhờ doanh thu KCN trong 9T22 tăng 14,6% svck trong bối cảnh nhu cầu thuê KCN tăng cao tại tỉnh BR-VT và khoảng 15,6 tỷ đồng doanh thu từ sân gôn lần đầu tiên được ghi nhận. Dự án Sonadezi Hữu Phước tiếp tục chậm bàn giao và không ghi nhận doanh thu trong 9T22. Ngoài ra, giá bồi thường đất tăng khiến biên lợi nhuận gộp 9T22 của SZC giảm 26,5 điểm % svck xuống 36,5%. Do đó, LN ròng trong 9T22 giảm 37,5% svck, chỉ hoàn thành 42,4% dự phóng cả năm của VNDS.
  • VNDS nhận thấy những khó khăn sẽ làm ảnh hưởng đến KQKD của SZC gồm: 1) chi phí bồi thường đất cho KCN Châu Đức tăng, 2) chậm thủ tục pháp lý để bàn giao dự án Sonadezi Hữu Phước, dù giai đoạn 1 của dự án này đã hoàn thành 90-95% do thay đổi lãnh đạo cấp cao tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • VNDS điều chỉnh DT năm 2022/23 giảm lần lượt 23,4%/10,7% so với dự phóng trước đó sau khi loại bỏ hoàn toàn DT từ BĐS dân cư trong 2022 và giảm DT BĐS dân cư năm 2023 xuống 29,8% so với trước đó, do lo ngại về tiến độ bàn giao của Sonadezi Hữu Phước có thể chậm hơn dự kiến. Theo đó, VNDS điều chỉnh giảm LN ròng 2022/23 lần lượt 36,9%/9,9% so với dự phóng trước đó. VNDS tin rằng thị trường BĐS nhà ở sẽ phục hồi vào năm 2024 sau một năm khó khăn, vì vậy VNDS điều chỉnh tăng DT/LN ròng năm 2024 lần lượt là 1,2%/1,3% so với dự báo trước đó.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237961140_SZC_VNDS_2022-12-28.pdf

18.  PC1 [ MUA – 29.000đ/cp ]: Chờ đợi hiệu quả từ các mảng kinh doanh – VCBS

  • KQKD Q3.2022, PC1 ghi nhận DTT đạt 3.008 tỷ đồng (-4,0% yoy) và LNST giảm mạnh còn 4 tỷ đồng (-97,2% yoy). Lũy kế 9T.2022, DTT đạt 5.997 tỷ đồng (-21,8% yoy), hoàn thành 61% KH năm và LNST đạt 252 tỷ đồng (-56,5% yoy), hoàn thành 33% KH năm. Ảnh hưởng từ chi phí lãi vay và khoản lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản vay có gốc ngoại tệ đã ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận sau thuế.
  • PC1 vẫn là cổ phiếu được VCBS lựa chọn trong ngành xây lắp điện – NLTT nhờ việc mở rộng sang các mảng kinh doanh mới đầy tiềm năng và giữ vững vị thế dẫn đầu ở mảng kinh doanh truyền thống. VCBS giảm dự phóng LNST xuống 34,9% và 21,6% trong năm 2022 và 2023 so với “Báo cáo cập nhật PC1 ngày 07.09.2022” do: (1) Trong Q3.2022, PC1 chịu ảnh hưởng lớn từ chi phí lãi vay và khoản lỗ tỷ giá; (2) Lợi nhuận mảng khai khoáng thấp hơn dự kiến trong năm 2023. VCBS dự phóng doanh thu năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 8.611 tỷ đồng (-12,4% yoy) và 12.503 tỷ đồng (+45,2%), LNST năm 2022F và 2023F lần lượt đạt 429 tỷ đồng (-43,8% yoy) và 865 tỷ đồng (+101,4% yoy). EPS 2022F, 2023F đạt 1.076 đồng/cổ phiếu và 2.471 đồng/cổ phiếu.
  • VCBS sử dụng phương pháp SOTP xác định giá mục tiêu là 29.000 đồng/cp (đã điều chỉnh tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu 15%) – tương đương triển vọng tăng 34,3% so với giá đóng cửa 23/12/2022. VCBS vẫn duy trì khuyến nghị MUA đối với PC1.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237075696_PC1_VCBS_2022-12-28.pdf

19.  DPM [ Trung lập – 43.100đ/cp ]: Cổ tức tiền mặt cao; kế hoạch LNST năm 2023 thận trọng – VCSC

  • VCSC đã tham dự ĐHCĐ bất thường của Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) tại Bà Rịa – Vũng Tàu vào ngày 27/12/2022. Buổi họp thảo luận về 1) việc thanh toán chi phí vận chuyển khí đầu vào bổ sung, 2) đề xuất điều chỉnh tăng mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2022, và 3) kế hoạch doanh thu và LNST năm 2023.
  • Cổ đông chấp thuận cho DPM thanh toán chi phí vận chuyển khí bổ sung trị giá 420 tỷ đồng cho Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS).
  • Cổ đông đã thông qua tờ trình của DPM về việc tăng cổ tức tiền mặt năm 2022 từ 5.000 đồng/cổ phiếu lên 7.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn dự báo của VCSC là 5.000 đồng/cổ phiếu.
  • DPM đặt kế hoạch LNST 2023 thận trọng ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 88% dự báo cả năm của

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672237736299_DPM_VCSC_2022-12-28.pdf

20.  TPB [ Nắm giữ – 23.600đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS

  • Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan trong 9 tháng đầu năm 2022, động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi đều tăng 21% so với 9 tháng đầu năm 2021. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 4,750 tỷ đồng, tăng 35% so với 9 tháng đầu năm 2021. Định giá cổ phiếu ở mức 23,600 đồng/cổ phiếu, MBS khuyến nghị GIỮ cổ phiếu TPB.
  • Kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm tăng 21% so với 9 tháng đầu năm ngoái, với động lực chính đến từ khoản thu nhập lãi thuần tăng 21% so với cùng kỳ. Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp trên thị trường chứng khoán năm 2022, khoản lợi nhuận từ mảng hoạt động đầu tư chứng khoán ghi nhận gần 550 tỷ đồng, giảm 63% svck.
  • Chất lượng tài sản cải thiện. Tỷ lệ nợ xấu giảm 12% svck, ở mức 0.91%. Tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm 22.4% svck, đạt 1.99%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 142%.
  • NIM duy trì ở mức ổn định nhờ duy trì tốt nguồn vốn huy đồng giá rẻ.
  • Ngân hàng có tổng tài sản đạt 317,328 tỷ đồng, và hoàn thành 91% mức kế hoạch đặt ra vào đầu năm nay của ngân hàng. Tổng dư nợ tín dụng tăng 11.7% trong năm nay, đạt gần 180 nghìn tỷ đồng (đã bao gồm khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp)
  • Định giá cổ phiếu: Tại mức giá hiện tại 21,050 đồng/ cổ phiếu, MBS khuyến nghị GIỮ với cổ phiếu TPB, với giá mục tiêu sau 12 tháng là 23,600 đồng/ cổ phiếu theo phương pháp RI.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672335194820_TPB_MBS_2022-12-29.pdf

21.  NLG [ Tích cực – 36.700đ/cp ]: Vững vàng trước thử thách – VNDS

  • VNDS quan sát thấy các sự cố liên quan BĐS của các chủ đầu tư và chính quyền địa phương ở Đồng Nai và Cần Thơ đã làm chậm quá trình phê duyệt ba dự án trọng điểm của NLG là Paragon Đại Phước, Izumi City và Cần Thơ 43ha. Trong cuộc gặp với nhà đầu tư ngày 12/12/2022, NLG đặt mục tiêu hoàn tất thủ tục pháp lý dự án Cần Thơ 43ha trong tháng 12/2022, nguồn doanh thu chính của năm 2022, tuy nhiên VNDS cho rằng điều này khó có thể hoàn thành.
  • Ngành BĐS đang đối mặt với nhiều thách thức gồm: 1) chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu nợ do thắt chặt các khoản vay ngân hàng vào BĐS và giám sát chặt chẽ trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp; 2) lãi suất tăng làm suy yếu nhu cầu mua nhà; 3) nguồn cung mới có thể sụt giảm khi quá trình phê duyệt pháp lý chờ được khai thông với Luật đất đai sửa đổi.
  • VNDS thận trọng hoãn dự phóng ghi nhận doanh thu dự án Izumi City sang 2024 do thủ tục pháp lý chậm hơn kỳ vọng và nhu cầu mua nhà suy yếu. Từ đó, VNDS giảm dự phóng LN ròng 2023-24 lần lượt là 60,3%/45,0%. VNDS ước tính LN ròng 2023 đạt 757 tỷ đồng (+87% svck) nhờ bàn giao dự án BCC Mizuki và mức nền thấp 2022, thấp nhất trong 5 năm qua.

Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu thấp hơn 36.700 đồng/cp dựa trên phương pháp RNAV, với dự phóng LN ròng 2023-24 giảm mạnh, hoạt động ký bán chậm lại và WACC cao hơn. NLG hiện đang giao dịch tại mức P/B 2023 là 1,2 lần, thấp hơn 29% so với P/B trung bình 3 năm là 1,7 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672334757604_NLG_VNDS_2022-12-29.pdf

22.  MWG [ Trung lập – 43,500đ/cp ]: Cập nhật Kết quả kinh doanh tháng 11/2022 – SSI

  • Doanh thu và LNST lần lượt giảm xuống 9,97 nghìn tỷ đồng (giảm 13% so với cùng kỳ) và 159 tỷ đồng (giảm 67% so với cùng kỳ), thấp hơn dự báo của SSI. Mảng ICT & CE (chuỗi cửa hàng TGDD, DMX và Topzone):
  • Doanh thu giảm 22% so với cùng kỳ trong tháng 11 do (1) gần như không ghi nhận doanh thu từ iPhone 14, (2) nhu cầu về ICT & CE suy yếu trong bối cảnh điều kiện vĩ mô không tích cực như lạm phát và thất nghiệp gia tăng và (3) mức cơ sở so sánh cao của quý 4/2021. Hầu hết các ngành hàng (trừ TV tăng nhờ mùa World Cup) đều ghi nhận mức sụt giảm hai con số trong tháng. Công ty phải áp dụng các chương trình khuyến mại giảm giá sâu để giữ chân khách hàng, điều này đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận.
  • Tình trạng suy giảm trong chi tiêu cho các sản phẩm tiêu dùng không thiết yếu có thể kéo dài ít nhất đến nửa đầu năm 2023 – do đó ảnh hưởng đến KQKD của mảng ICT & CE. Trong khi đó, sự cải thiện về lợi nhuận của mảng bách hóa có thể không đủ để bù đắp cho sự suy giảm này. Mảng ICT & CE của MWG rất nhạy cảm với chu kỳ kinh tế mặc dù ban lãnh đạo đã nỗ lực cắt giảm chi phí và duy trì vị thế dòng tiền lành mạnh. Do đó, SSI khuyến nghị các nhà đầu tư xem xét lại cổ phiếu khi giá cổ phiếu ở mức định giá hấp dẫn hơn. SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬPđối với MWG, với giá mục tiêu là 43.500 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672334524506_MWG_SSI_2022-12-29.pdf

23.  KBC [ Tích cực – 28,000đ/cp]: Cập nhật Đại hội Cổ đông bất thường – SSI

  • Mua cổ phiếu quỹ: Cổ đông thông qua phương án mua lại tối đa 100 triệu cổ phiếu (tương đương với 13% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) với giá không quá 34.000 đồng/cổ phiếu. Theo ban lãnh đạo, việc mua lại cổ phiếu có thể giúp ổn định giá cổ phiếu KBC trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động. Tuy nhiên, vốn điều lệ sẽ bị ghi giảm sau khi thực hiện mua lại và dòng tiền của công ty cũng bị ảnh hưởng. VNDS cho rằng việc mua cổ phiếu quỹ sẽ không thực hiện được sớm trong ngắn hạn do cần thời gian chuẩn bị báo cáo tài chính kiểm toán và các phê duyệt cần thiết từ UBCKNN.
  • Chi trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt: Cổ đông đã thông qua phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20% (tương đương tỷ suất cổ tức là 9%) trong năm 2023. Việc chi trả có thể được thực hiện theo nhiều đợt từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế đến 31/12/2022 của Công ty. VNDS dự đoán việc chi trả cổ tức sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất mua lại cổ phiếu. Tại đại hội, Chủ tịch Đặng Thành Tâm cũng chia sẻ kế hoạch trả cổ tức thường xuyên hơn với mức lợi suất hấp dẫn trong vòng 5 năm tới để đảm bảo lợi ích cho cổ đông.
  • Hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ: Nhận định thị trường chứng khoán không thuận lợi cho việc phát hành thêm cổ phiếu, KBC đã được ĐHĐCĐ phê duyệt hủy kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu (tương ứng với 19,6% số cổ phiếu đang lưu hành). VNDS cho rằng đây là một động thái tích cực do rủi ro pha loãng lớn hơn số tiền công ty có thể thu được từ việc phát hành thêm cổ phiếu.
  • Mục tiêu kinh doanh năm 2023: Cổ đông đã thông qua kế hoạch doanh thu và LNST năm 2023 lần lượt là 9.000 tỷ đồng và 4.000 tỷ đồng. Kế hoạch lạc quan này được xây dựng trên cơ sở kỳ vọng công ty có thể cho thuê 200 ha đất tại các dự án khu công nghiệp trong năm 2023. Tính đến thời điểm hiện tại, KBC đã cho một số khách hàng thuê khoảng 100ha, trong đó Foxconn là khách hàng lớn nhất và dự kiến sẽ nhận được giấy phép đầu tư vào ngày 2 tháng 1 năm 2023 tới. Cùng với các dự án đang hoạt động, KBC cũng kỳ vọng sẽ nhận được phê duyệt cho 3 dự án KCN mới có diện tích khoảng 3,000 ha.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672334614269_KBC_SSI_2022-12-29.pdf

24.  PNJ [ Nắm giữ – 92.200đ/cp ]: Báo cáo cập nhật T12.2022 – MBS

  • MBS khuyến nghị NẮM GIỮ và thay đổi giá mục tiêu của PNJ lên 92.200 đồng/cổ phiếu (+12% tăng giá, sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền). Các yếu tố thúc đẩy giá: (1) Hưởng lợi khi tầng lớp trung lưu tại Việt Nam tiếp tục tăng trưởng (2) Tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần Mảng bán lẻ, (3) Đổi mới, tái cơ cấu, áp dụng chuyển đổi số, triển khai nhiều chương trình nhằm mở rộng tệp khách hàng.
  • Lũy kế 11 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của công ty lần lượt đạt 31.063 tỷ đồng (+85,4% so với cùng kỳ) và 1.639 tỷ đồng (+96,1% so với cùng kỳ). Với kết quả này, PNJ đã hoàn thành xuất sắc 120% kế hoạch doanh thu và 124% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.
  • Mảng bán lẻ lũy kế 11 tháng tăng 92,3% so với cùng kỳ. Doanh thu sỉ tăng 71,6% so với cùng kỳ trên nền thấp của 2021 – thời điểm các cửa hàng nhỏ lẻ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid 19. Doanh thu vàng 24K tăng 84,8% so với cùng kỳ.
  • Tại ngày 30/11/2022, PNJ đã có tổng cộng 362 cửa hàng tại 55/63 tỉnh thành. Hệ thống PNJ có 362 cửa hàng độc lập bao gồm 341 CH PNJ Gold, 7 CH PNJ Silver (+287 SiS), 3 CH CAO Fine Jewellery (+12 SiS), 5 CH Style by PNJ (+27 SiS) và 3 CH PNJ Watch (+84 SiS) và 3 CH PNJ Art.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1672409941919_PNJ_MBS_2022-12-30.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN