TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 27/09 – 01/10/2021

Lượt xem: 1832 | Ngày đăng: 05/10/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 27/09 01/10/2021

  1.   PC1 [ Trung lập – 33,500đ/cp]: Chuyển mình thành doanh nghiệp phát điện – Báo cáo cập nhật – BVSC – 27/09/2021.
  2.   NAF [ MUA – 44,900đ/cp ]: Thăng hoa giữa tâm dịch  – Báo cáo ngắn – MAS – 27/09/2021.
  3.   LHG [ MUA – 66,500đ/cp] Chủ đầu tư có định giá hấp dẫn cho thấy tiến độ tích cực tại dự án KCN trọng điểm  – VCSC – 27/09/2021.
  4.   FPT [ MUA – 112,500đ/cp ]: Tăng trưởng 2 con số, định giá năm 2022 hấp dẫn, khuyến nghị MUA – Báo cáo cập nhật – SSI – 26/09/2021.
  5.   IDC [ Trung lập – 53,300đ/cp ]: Điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021– Đại hội cổ đông bất thường – SSI – 27/09/2021.
  6.   ACB [ MUA – 41,800đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng dù đối mặt nhiều thách thức – Báo cáo cập nhật – MAS – 27/09/2021.
  7.   VHC [ MUA – 60,000đ/cp ] Giá bán cá tra cao bù đắp chi phí hoạt động tăng – Cập nhật KQKD – VDSC – 27/09/2021.
  8.   Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Kỳ vọng gì ở kịch bản giá dầu Brent vượt ngưỡng 80 USD  – Báo cáo ngành – VNDS – 28/09/2021.
  9.   SZC [ Phù hợp thị trường – 47,086đ/cp ]: Động lực từ KDC Hữu Phước – Báo cáo cập nhật – VCBS – 27/09/2021.
  10. VHM [ MUA – 106,785đ/cp ]: Duy trì triển vọng tích cực – Báo cáo phân tích – VCBS – 28/09/2021.
  11. KBC [ MUA – 50,000đ/cp] Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ quỹ đất lớn – Báo cáo cập nhật  – KBSV – 28/09/2021.
  12. FPT [ Tích cực – 109,500đ/cp ]: Đón đầu xu hướng chuyển đổi số – Báo cáo ngắn – CSI – 28/09/2021.
  13. BID [ MUA – 49,057đ/cp ]: Chất lượng tài sản hồi phục sau quá trình tái cơ cấu – Báo cáo phân tích – VCBS – 29/09/2021.
  14. NT2 [ Tích cực – 22,900đ/cp ]: Ước tính sơ bộ Q3/2021 vượt kỳ vọng – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/09/2021.
  15. MSH [ MUA – 97,120đ/cp] Đơn hàng phục hồi tích cực trong bối cảnh toàn ngành đối mặt nhiều khó khăn – Báo cáo cập nhật – BVSC – 28/09/2021.
  16. Ngành dược [ Trung lập ]: Diễn biến chính trong 8T2021 – SSI – 29/09/2021.
  17. MWG [ Tích cực – 143,000đ/cp]: Các tỉnh phía Nam dỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách xã hội – SSI – 27/09/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

 

1.     PC1 [ Trung lập – 33,500đ/cp]: Chuyển mình thành doanh nghiệp phát điện – Báo cáo cập nhật – BVSC – 27/09/2021

  • Doanh thu và lợi nhuận gộp mảng năng lượng tăng trưởng tích cực trong năm 2021 nhờ sự đóng góp từ 3 nhà máy điện gió mới trong những tháng cuối năm. Với sự đóng góp thêm từ 3 nhà máy điện gió này, lợi nhuận gộp của mảng năng lượng dự kiến sẽ chiếm đến 71% tổng lợi nhuận gộp của PC1 trong năm 2022.
  • Mảng xây lắp tích cực trong năm 2021 nhưng nhiều khả năng sẽ chững lại trong năm tới do sự chậm lại của các dự án năng lượng tái tạo cũng như chưa có thông tin về dự án lưới điện lớn sau khi hoàn thành dự án Mạch 3.
  • Kết quả kinh doanh mảng sản xuất công nghiệp sụt giảm trong năm 2021 do PC1 đã hoàn thành việc cung ứng cột điện cho dự án Mạch 3. Với sự sụt giảm các dự án năng lượng tái tạo cũng như chưa có thông tin từ các dự án lớn về lưới điện thì BVSC đánh giá mảng sản xuất công nghiệp năm 2022 sẽ chưa có nhiều biến chuyển và xấp xỉ quanh mức năm 2021.
  • PC1 đã cơ bản hoàn thành việc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ở dự án PCC1 Thanh Xuân. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid19 nên nhiều khả năng PC1 sẽ chưa kịp ghi nhận doanh thu và lợi nhuận của dự án PCC1 Vĩnh Hưng trong năm 2022.
  • Mức định giá của PC1 đang thấp hơn 5,2% so với mức giá giao dịch hiện tại của PC1. Vì vậy, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu PC1.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9023_PC1_BVSC_2021-9-27.pdf

2.     NAF [ MUA – 44,900đ/cp ]: Thăng hoa giữa tâm dịch  – Báo cáo ngắn – MAS – 27/09/2021

  • Nafoods nắm trong tay 70% thị phần chanh leo tại Việt Nam và chiếm 8% thị phần chanh leo cô đặc toàn cầu. Bên cạnh sản phẩm truyền thống là Chanh leo, NAF còn là nhà sản xuất hoa quả, nông sản lớn với công nghệ hiện đại và sản phẩm đa dạng bao gồm nước ép IQF, hoa quả và rau củ đông lạnh, sản phẩm sấy khô, sấy dẻo và hoa quả tươi. Công ty xuất khẩu sản phẩm đi 70 quốc gia, trong đó Châu Âu là thị trường lớn nhất với khoảng trên 40% doanh thu hang năm.
  • Q3/2021, NAF đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận kỷ lục với kết quả lượt là 412 tỷ đồng (+48% so CK) và 20,5 tỷ đồng (+52% so CK) nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường Châu Âu sau đại dịch và tổ chức sản xuất an toàn trong tình trạng giãn cách xã hội nghiêm ngặt tại Nghệ An và Long An là hai khu vực đặt nhà máy sản xuất của NAF. Tính chung 9T2021, NAF ghi nhận DT và LN lần lượt 1,205 tỷ đồng (+32% so CK) và 61 tỷ đồng (+19% so CK) với sản lượng tiêu thụ tăng mạnh ở tất cả các mảng sản phẩm gồm nước ép (+37% so CK), sản phẩm sấy (+10% so CK) và cây giống chanh leo (+45% so CK).
  • Năm 2022, NAF dự báo sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cao, lần lượt 20% so CK và 47% so CK nhờ (1) sự mở cửa trở lại toàn diện của thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á, (2) sự phát triển nhanh của nhóm sản phẩm hoa quả sấy dẻo (xoài, thanh long, cam, mít) và (3) giá hoa quả nguyên liệu được dự báo giảm sau đại dịch.
  • Giá cổ phiếu NAF được xác định bằng phương pháp P/E với hệ số 23.8x (trung bình lịch sử 1 năm) áp dụng trên EPS điều chỉnh dự phóng 2022 ở mức 1,891 đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9025_NAF_MAS_2021-9-27.pdf

3.     LHG [ MUA – 66,500đ/cp] Chủ đầu tư có định giá hấp dẫn cho thấy tiến độ tích cực tại dự án KCN trọng điểm  – VCSC – 27/09/2021

  • Chủ đầu tư có định giá hấp dẫn cho thấy tiến độ tích cực tại dự án KCN trọng điểm.
  • LHG là chủ đầu tư các khu công nghiệp (KCN) Long Hậu (LH) – KCN LH1, LH2 và LH3 (bao gồm LH3.1 và LH3.2) – với tổng diện tích gần 460 ha tại tỉnh Long An. Các KCN này chỉ cách trung tâm TP.HCM 19 km và cách cụm cảng Hiệp Phước 3 km.
  • Tính đến cuối quý 2/2021, các KCN LH1 và LH2 đã được lấp đầy hoàn toàn trong khi tỷ lệ lấp đầy của LH3.1 đạt 33%, tương ứng diện tích cho thuê còn lại là 61 ha có thể đảm bảo triển vọng tăng trưởng lợi nhuận trong trung hạn cho công ty.
  • FPTS xác định mức P/E hợp lý của DGC là 16,75x, cao hơn 20% so với mức P/E trung bình của nhóm doanh nghiệp so sánh là 13,96x, để phản ánh tiềm năng từ Dự án Tổ hợp Hóa chất Đức Giang – Nghi Sơn và Dự án Tổ hợp Chung cư Đức Giang. Với EPS forward 2021 của DGC là 9.616 đồng/cp, FPTS xác định giá mục tiêu của DGC là 161.100 đồng/cp.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9008_DGC_FPTS_2021-9-24.pdf

4.     FPT [ MUA – 112,500đ/cp ]: Tăng trưởng 2 con số, định giá năm 2022 hấp dẫn, khuyến nghị MUA – Báo cáo cập nhật – SSI – 26/09/2021

  • SSI điều chỉnh khuyến nghị đối với cổ phiếu FPT từ Trung lập lên MUA, sau khi áp dụng ước tính lợi nhuận năm 2022. Giá mục tiêu 1 năm tăng lên 112.500 đồng/cp (so với giá mục tiêu trước đây là 93.000 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá 23% (bao gồm tỷ suất cổ tức). Việc điều chỉnh khuyến nghị dựa trên tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ ở mảng Công nghệ.
  • SSI ước tính tăng trưởng LNTT của mảng Công nghệ là 26,9% trong năm 2022 và được thúc đẩy bởi cả hai dịch vụ trong nước và quốc tế, vượt xa mức trung bình các công ty CNTT trên thế giới là +15%. Ngoài ra, với kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2022 là 22% YoY (cao hơn nhiều vs. các công ty CNTT trên thế giới là 15% YoY), FPT đang giao dịch ở mức P/E 2022 là 17,5x – vẫn thấp hơn mức 19,2x của các công ty CNTT trên thế giới & điều này cũng hỗ trợ cho việc điều chỉnh khuyến nghị của SSI.
  • SSI điều chỉnh giảm nhẹ 3% ước tính LNTT 2021 còn 6,4 nghìn tỷ đồng (+20,6% YoY) từ mức 6,6 nghìn tỷ đồng (+24,5% YoY) do tác động của dịch bệnh Covid-19 đến phân khúc dịch vụ CNTT trong nước và quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, SSI cho rằng chi tiêu cho CNTT toàn cầu vẫn duy trì đà tăng cho đến năm 2022 và do đó, SSI điều chỉnh tăng ước tính LNTT 2022 đối với mảng Công nghệ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9019_FPT_SSI_2021-9-27.pdf

 

5.     IDC [ Trung lập – 53,300đ/cp ]: Điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch lợi nhuận năm 2021– Đại hội cổ đông bất thường – SSI – 27/09/2021

  • Điều chỉnh tăng 117% lợi nhuận công ty mẹ. Doanh thu công ty mẹ điều chỉnh từ mức 996 tỷ đồng lên mức 1.711 tỷ đồng (+2,6x YoY). LNST điều chỉnh từ mức 460 tỷ đồng lên mức 1.032 tỷ đồng (+2,3x YoY). Trong đó, lợi nhuận từ thoái vốn tại Thủy điện Dakmi đạt mức 260 tỷ đồng, thoái vốn nhà máy kính siêu trắng đem lại lợi nhuận 84,2 tỷ đồng.
  • Điều chỉnh kế hoạch phân phối lợi nhuận. Cổ tức tiền mặt được điều chỉnh tăng từ mức 10% lên 30%, cổ tức bằng cổ phiếu 10% cho năm 2021. Đồng thời, trích quỹ khen thưởng phúc lợi là 1% lợi nhuận sau thuế.
  • Sửa đổi ngành nghề kinh doanh nhằm mở room nhà đầu tư nước ngoài từ 0% lên 49%. Trong đó, IDC giảm ngành nghề: Đại lý môi giới đấu giá hàng hóa (4610), Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào (4634), bán lẻ thuốc lá thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh (4724), bỏ ngành nghề Định giá bất động sản trong ngành tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất (6820).
  • IDC đang giao dịch tại PE 2021 -2022 lần lượt là 15x, 11,4x và PB là 3,1x. SSI hạ khuyến nghị từ MUA xuống TRUNG LẬP sau khi cổ phiếu IDC đã tăng 63% từ báo cáo trước (link); Giá mục tiêu 1 năm là 53.300 đồng/ CP- điều chỉnh tăng 10,4% so với báo cáo lần trước do tăng giá thuê tại KCN Hựu Thạnh từ 120 USD/m2/chu kỳ thuê lên mức 130 USD/m2/chu kỳ thuê cho năm 2021 và tăng lợi nhuận từ thoái vốn lên 349,2 tỷ đồng.
  • SSI đánh giá tích cực IDC với vị thế là 1 trong những nhà phát triển KCN lớn nhất Việt Nam với diện tích đất 771,52 ha, trong đó có 367,8 ha đất đã đầu tư hạ tầng sẵn sàng cho thuê, tập trung ở các khu vực Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Bình. Đồng thời, KCN Hựu Thạnh sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của IDC trong 3-5 năm tới.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9018_IDC_SSI_2021-9-27.pdf

6.     ACB [ MUA – 41,800đ/cp ]: Duy trì tăng trưởng dù đối mặt nhiều thách thức – Báo cáo cập nhật – MAS – 27/09/2021

  • Lợi nhuận sau thuế đạt 5.072 tỷ đồng (+ 65,8% YoY), tương đương 45% dự phóng cả năm. Thu nhập lãi thuần tăng 47,4% YoY nhờ tăng trưởng tín dụng cao (+ 19,9% YoY; + 9,2% YTD) và NIM tăng mạnh 4,2% (+ 60% YoY; + 50% YTD).
  • NIM ổn định, thu nhập từ phí tăng trưởng mạnh và áp lực trích lập dự phòng thấp sẽ giúp duy trì tăng trưởng. Với triển vọng kinh tế phục hồi khi bình thường mới bắt đầu từ tháng 10, MAS kỳ vọng nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp sẽ phục hồi từquý 4 năm 21, đồng thời khảnăng trả nợcủa các khách hàng bịảnh hưởng bởi dịch cũng dần cải thiện.
  • Yếu tố hỗ trợ: Tỷ lệ cho vay bán lẻ trong dư nợ vay hợp nhất tăng cao hơn dự kiến; diễn biến tốt hơn kỳ vọng của các khoản vay được cơ cấu lại có thể yêu cầu ít phí dự phòng hơn.
  • ACB đang giao dịch tại mức P/B dự phóng cuối năm 2022 là 1,6x cho mức ROE đầu ngành là 26,4%. Trong khi đó, MAS kỳ vọng mức P/B hợp lý (được tính từ mô hình thu nhập thặng dư) là 2 lần, tương ứng với ROE và tăng trưởng dài hạn lần lượt là 20,5% và 4,1%.
  • Sau đợt điều chỉnh giá cổ phiếu gần đây, MAS cho rằng thị trường đã phần nào chiết khấu các rủi ro liên quan đến dịch COVID-19, gồm giảm tăng trưởng tín dụng, giảm NIM, và áp lực tăng dự phòng. Các rủi ro khác bao gồm chi phí hoạt động cao do đầu tư chuyển đổi số, và yêu cầu tăng vốn để giảm đòn bẩy tài chính.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9026_ACB_MAS_2021-9-27.pdf

7.   VHC [ MUA – 60,000đ/cp ] Giá bán cá tra cao bù đắp chi phí hoạt động tăng – Cập nhật KQKD – VDSC – 27/09/2021

  • Dù chi phí bán hàng & QLDN tăng cao, VDSC kỳ vọng nhu cầu cá tra phi lê tăng và giá bán cá tra bình quân phục hồi sẽ giúp LNST của VHC ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số năm 2021. Sau 2021, VDSC tin rằng LNST của VHC sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ nhờ giá bán cá tra tiếp tục được cải thiện, chi phí hoạt động dần hạ nhiệt sau khi COVID-19 được kiểm soát và triển vọng dài hạn sáng hơn của mảng collagen & gelatin.
  • Sử dụng kết hợp phương pháp DCF và SoTP tỷ lệ 50:50, VDSC đưa ra giá trị hợp lý của VHC là 60.000 đồng/cp, tương đương mức sinh lời kỳ vọng 22% bao gồm lợi suất cổ tức tiền mặt 2% theo giá thị trường ngày 20/09/2021. VDSC nâng khuyến nghị từ TÍCH LŨY lên MUA.
  • Giá mục tiêu được nâng lên dựa trên các luận điểm sau: (1) biên lợi nhuận gộp tăng nhờ dự phóng giá bán bình quân cá tra cao hơn, giúp tăng trưởng n/n của LNST sau CĐTS đạt lần lượt 24%/32%/22% trong giai đoạn 2021F-2023F, (2) chuyển phương pháp định giá PE sang định giá từng phần vì VDSC cho rằng mảng collagen & gelatin xứng đáng được định giá ở mức PE cao hơn mảng cá tra, (3) VDSC áp dụng mức định giá PE 10 lần cho mảng cá tra vì VDSC cho rằng VHC đang dần bước vào chu kỳ tăng trưởng mới của ngành cá tra, giúp công ty sẽ tiếp tục duy trì kết quả kinh doanh ở mức cao năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9033_VHC_VDSC_2021-9-28.pdf

8.        Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Kỳ vọng gì ở kịch bản giá dầu Brent vượt ngưỡng 80 USD  – Báo cáo ngành – VNDS – 28/09/2021

  • Giá dầu Brent đạt 79 USD/thùng trong tháng 9 – mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, tăng 52,5% so với đầu năm và tăng gần 88% so với mức giá trung bình năm 2020 (~42 USD/thùng). Đà tăng giá ấn tượng này đến từ sự phục hồi trong nhu cầu dầu thô thế giới sau đại dịch trong bối cảnh nguồn cung phản ứng chậm trong 9T21.
  • Các chiến dịch tiêm chủng giúp các nền kinh tế được mở cửa trở lại. Nhờ vào những chiến dịch tiêm chủng tích cực (ví dụ, tỷ lệ tiêm chủng ở Mỹ, Anh lần lượt là 63,4% và 71,4% tính đến ngày 24/9) kết hợp với chính sách nới lòng tiền tệ mở rộng tài khóa, một số nền kinh tế lớn đã phục hồi mạnh mẽ trong 6T21.
  • Trong bối cảnh nguồn cung khí tự nhiên đang thiếu hụt như hiện nay dẫn đến giá khí tăng cao, dầu thô sẽ được lựa chọn như một trong những giải pháp thay thế khả thi nhất.
  • Ngoài ra, thỏa thuận quản lý nguồn cung cũng được gia hạn từ tháng 4/2022 đến hết 2022. Thỏa thuận này cho thấy việc sản lượng tăng chậm sẽ khiến thị trường thiếu hụt nguồn cung trong những tháng tới. Trong khi đó, mặc dù đã gia tăng sản lượng theo thỏa thuận, sản lượng dầu của OPEC vẫn thấp hơn khoảng 10% so với tổng hạn ngạch áp dụng cho 10 thành viên trong tháng 8 do tình trạng thiếu đầu tư và trì hoãn các hoạt động bảo dưỡng trong thời gian đại dịch.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9034_none_VNDS_2021-9-28.pdf

9. SZC [ Phù hợp thị trường – 47,086đ/cp ]: Động lực từ KDC Hữu Phước – Báo cáo cập nhật – VCBS – 27/09/2021

  • Giá đóng cửa của cổ phiếu của SZC ngày 27/9/2021 đã vượt mức giá mục tiêu mà VCBS đưa ra trong Báo cáo nhanh ngày 19/4/2021 (link) và báo cáo triển vọng tháng 7/2021 (link). VCBS đánh giá trong bối cảnh hiện tại, giá cổ phiếu đã phản ánh hợp lý so với tiềm năng của doanh nghiệp trong năm 2021 và VCBS đưa ra đánh giá PHÙ HỢP thị trường với giá mục tiêu 47.086 đồng/cp (+3,2% so với giá đóng cửa ngày 27/09/2021).
  • Nhiều ngân hàng được cấp thêm room tín dụng trong nửa sau 2021, điều này giúp các ngân hàng có thêm room để tăng trưởng trong thời gian tới, trong điều kiện nhiều ngân hàng đã chạm room trong nửa đầu năm 2021.
  • VCBS vẫn duy trì đánh giá triển vọng dài hạn tích cực cho doanh nghiệp với các lợi thế sẵn có. Tuy nhiên, trong ngắn hạn do ảnh hưởng chung của tình hình đại dịch Covid19, tiến độ triển khai và kinh doanh của các dự án có thể bị ảnh hưởng.
  • Động lực dài hạn cho SZC vẫn phụ thuộc vào 4 yếu tố sau: 1. Mở bán khu dân cư Hữu Phước: KDC với tổng diện tích hơn 40 ha dự kiến là chất xúc tác mạnh mẽ cho doanh nghiệp trong ngắn hạn. Kế hoạch doanh thu trong năm 2021 là 90 tỷ đồng 2. Cho thuê đất KCN ổn định qua các năm 3. Triển khai các giai đoạn tiếp theo của KDC Châu Đức 4. Tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt ổn định qua các năm: hàng năm dự kiến chia 10% mệnh giá.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9031_SZC_VCBS_2021-9-28.pdf

 

10.  VHM [ MUA – 106,785đ/cp ]: Duy trì triển vọng tích cực – Báo cáo phân tích – VCBS – 28/09/2021

  • VHM duy trì triển vọng tăng trưởng tích cực và vị thế đầu ngành với quỹ đất lên tới 164 triệu m2, tập trung chủ yếu tại khu vực vùng ven/ các thành phố lớn và các đô thị vệ tinh có vị trí kết nối giao thông tốt, nằm tại các trục phát triển của các địa phương.
  • Các đại đô thị tiếp tục mang đến nguồn lợi nhuận quan trọng trong năm 2021: Dự án Vinhomes Grand Park, Ocean Park và Smart City tiến tới hoàn thành chuyển nhượng toàn bộ các sản phẩm và duy trì là nguồn đóng góp lớn cho lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2021 – 2022.
  • Tiềm năng từ các đại đô thị Wonder Park, Dream City và Vinhomes Cổ Loa: Các dự án hiện đang được đẩy mạnh triển khai và hướng tới có thể mở bán đợt 1 ngay từ cuối năm 2021. Với tổng quy mô lên đến 960 ha, các đại đô thị trên sẽ là nguồn đóng góp doanh thu và dòng tiền quan trọng cho Vinhomes trong ít nhất 4 năm tới.
  • Mặc dù chịu tác động nhất định từ tình hình dịch Covid-19, KQKD của VHM trong giai đoạn 2021-2022 dự báo sẽ duy trì kết quả tích cực. VCBS đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VHM với mức định giá hợp lý là 106.785 VNĐ/ cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9044_VHM_VCBS_2021-9-30.pdf

11.     KBC [ MUA – 50,000đ/cp] Triển vọng kinh doanh tích cực nhờ quỹ đất lớn – Báo cáo cập nhật  – KBSV – 28/09/2021

  • KBSV khuyến nghị MUA cổ phiếu KBC với giá mục tiêu 50,000 VNĐ/ cổ phiếu, tương đương mức tổng lợi suất sinh lời 20.5% dựa trên phương pháp định giá tổng tài sản (RNAV). KBSV đưa ra khuyến nghị dựa trên các yếu tố sau.
  • KBSV ước tính quỹ đất KCN của KBC có thể bán sẽ tăng từ 309 ha lên 954 ha nhờ: 456 ha thương phẩm tại KCN Tràng Duệ 3, 111 ha thương phẩm tại cụm công nghiệp Long An, và 78 ha tại KCN Quang châu mở rộng hiện đã được phê duyệt 1/2000. Mảng KĐT cũng được kì vọng sẽ đóng góp đáng kể từ 2023 khi KĐT Tràng Cát bắt đầu mở bán, qua đó nâng diện tích KĐT thương phẩm của KBC từ 56 ha lên 306 ha.
  • KBSV nhận thấy giá bán tại các KCN của KBC đã có sự cải thiện đáng kể so với 2020, cụ thể: giá bán tại Quang Châu đã tăng từ 90 USD/m2 lên 108 USD/m2, giá bán tại Tân Phú Trung đã tăng từ 110 USD lên 134 USD/m2, qua đó giúp biên gộp mảng KCN cải thiện từ mức 25.5% vào 2020 lên 57.4% H1/2021.
  • Với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực KCN và có mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, KBC đã liên tục gia tăng quỹ đất sở hữu: dự án KĐT Nam Vũng Tàu 69 ha được UBND Vũng Tàu chọn làm CĐT vào 2020, dự án KCN Nam Tân Tập 245 ha (sở hữu 41%) đã được thủ tướng phê duyệt, và 2500 ha diện tích KCN khác đang nghiên cứu tại Bình Giang, Hưng Yên và Long An.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9037_KBC_KBSV_2021-9-29.pdf

12.     FPT [ Tích cực – 109,500đ/cp ]: Đón đầu xu hướng chuyển đổi số – Báo cáo ngắn – CSI – 28/09/2021

  • Kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm của FPT tiếp tục tăng trưởng tốt. Trong 8 tháng đầu năm 2021, FPT ghi nhận 21.842 tỷ doanh thu (+19,2% YoY) và 4.005 tỷ lợi nhuận trước thuế (+19,8% YoY). Đồng thời biên lợi nhuận trước thuế cũng tăng từ 18,2% lên 18,3%. Đóng góp lớn vào đà tăng trưởng đến từ mảng Công nghệ thông tin (CNTT) với doanh thu 16.095 tỷ đồng (+38% YoY.
  • Chuyển đổi số là chìa khóa thúc đẩy mảng công nghệ. Xu thế chuyển đổi số mạnh mẽ cộng thêm dịch Covid 19 xúc tác sẽ đẩy nhu cầu số hoá của các doanh nghiệp trên thị trường tăng mạnh trong các năm tới.
  • Các lĩnh vực khác tiếp tục khởi sắc. Các dự án đầu tư mới trong mảng Viễn thông và Giáo dục kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận đóng góp cho FPT của 2 mảng này tăng trưởng ổn định từ năm 2022. Ngoài ra, CSI cũng kỳ vọng các chuỗi của hàng của công ty FRT sẽ cải thiện được biên lợi nhuận nhờ vào việc tối ưu hoá hoạt động và tiết kiệm chi phí.
  • CSI dự báo LNTT năm 2021 của FPT đạt 6.100 tỷ (+15,9% YoY) và LNTT năm 2022 đạt mức 7.100 tỷ (+16,4% YoY). Do đó với mức P/E hợp lý theo CSI đánh giá là 19.x lần, CSI đưa ra giá mục tiêu tại cuối quý II/2022 là 109.500 đồng và đưa khuyến nghị KHẢ QUAN (OUTPERFORM) với FPT.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9043_FPT_CSI_2021-9-29.pdf

 

13.     BID [ MUA – 49,057đ/cp ]: Chất lượng tài sản hồi phục sau quá trình tái cơ cấu – Báo cáo phân tích – VCBS – 29/09/2021

  • Lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ nhờ chất lượng tài sản ngày càng cải thiện: Do đã trích lập phần lớn nợ xấu tồn đọng thuộc Đề án tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng từ năm 2021 trở đi sẽ giảm bớt đáng kể giúp lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ.
  • Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2021 khi tình hình dịch bệnh trong nước được kiểm soát tốt và trọng tâm dần chuyển dịch sang phân khúc bán lẻ.
  • Kiểm soát tốt chi phí hoạt động: Tỷ lệ CIR ở mức thấp của ngành nhờ ứng dụng công nghệ vào hoạt động cũng như sự hỗ trợ của nhà đầu tư chiến lược.
  • Lộ trình tăng vốn 2021-2023: Năm 2021 BID dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 12,2% và phát hành thêm cho cổ đông nước ngoài với tỷ lệ 8,5% trong 2022. Trong 2 năm tới NHNN sẽ giảm tỷ lệ sở hữu xuống 65% và tỷ lệ sở hữu nước ngoài còn lại sẽ là 15%.
  • BID là ngân hàng đầu ngành về quy mô và thị phần, với nguồn lực tốt và đang trong giai đoạn cuối của quá trình tích cực tái cơ cấu để làm lành mạnh chất lượng tài sản. Với tiềm năng trong dài hạn của BID, VCBS duy trì khuyến nghị MUA và ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu BID là 49.057 đồng/cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9045_BID_VCBS_2021-9-30.pdf

14.  NT2 [ Tích cực – 22,900đ/cp ]: Ước tính sơ bộ Q3/2021 vượt kỳ vọng – Báo cáo cập nhật – SSI – 27/09/2021

  • Sản lượng điện thương mại của NT2 trong tháng 7 và tháng 8/2021 đạt tổng cộng 385 triệu kwh (-48% so với cùng kỳ). Trong 14 ngày đầu tháng 9, sản lượng điện thương mại đạt 22 triệu kwh và SSI ước tính rằng sản lượng điện trọng Q3/2021 sẽ đạt 450 triệu kwh (-42% so với cùng kỳ). Sự sụt giảm về sản lượng chủ yếu là do tình hình giãn cách xã hội ở miền Nam.
  • Tuy nhiên với sản lượng ước tính trong Q3/2021 là 450 triệu kwh (thấp hơn nhiều so với kế hoạch huy động sản lượng theo hợp đồng Qc là khoảng 780 triệu kwh), NT2 có thể sẽ nhận được khoản bồi thường khoảng 152 tỷ đồng trong Q3/2021 (chi tiết bảng 1). Theo thông báo gửi nhà đầu tư tháng 8/2021, tổng LNTT trong tháng 7 và tháng 8/2021 đạt 144 tỷ đồng. LNTT Q3/2021 dự kiến đạt 200 tỷ đồng so với mức lỗ 5 tỷ đồng trong Q3/2020 (do trung tu). SSI tin rằng kết quả Q3/2021 có thể tốt hơn ước tính do giá trị bồi thường Qc.
  • Ngày 29/9/2021 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho phần còn lại của năm 2020 (tỷ lệ 10% trên mệnh giá).
  • Lợi nhuận Q3/2021 sẽ đột biến do có khoản bồi thường sản lượng theo hợp đồng Qc. Đặc biệt là từ tháng 6/2021 NT2 đã trả hết nợ ngoại tệ, và từ đây trở đi không còn áp lực chi phí lãi vay và rủi ro tỷ giá, đồng thời đảm bảo dòng tiền ổn định hơn. Từ đó kỳ vọng mức cổ tức cho 2021 & 2022 là 1500 VNĐ/cp & 1800 VNĐ/cp; tương ứng tỷ suất cổ tức năm 2021/2022 là 7,3%/8,7% và mức này cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 6-12 tháng dao động khoảng 4% -5,5%.
  • SSI đưa ra giá mục tiêu trong 1 năm đối với NT2 là 22.900 đồng/cp với tổng mức sinh lời là 18,5% bao gồm tỷ suất cổ tức là 7,3%. SSI đưa ra khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu NT2.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9047_NT2_SSI_2021-9-27.pdf

15.   MSH [ MUA – 97,120đ/cp] Đơn hàng phục hồi tích cực trong bối cảnh toàn ngành đối mặt nhiều khó khăn – Báo cáo cập nhật – BVSC – 28/09/2021

  • KQKD 1H2021 tăng trưởng mạnh mẽ trên mức nền thấp. MSH ghi nhận doanh thu và LNST đạt lần lượt 2.152 tỷ VNĐ (+13% yoy) và 216 tỷ VNĐ (+77% yoy) do (1) biên gộp cải thiện lên 21,1% từ mức 16,7% cùng kỳ do tác động từ dịch tại các thị trường tiêu thụ và (2) chi phí lãi vay giảm với dư nợ và lãi suất thấp hơn.
  • Bùng phát sớm tại phía bắc, Covid-19 tác động đến KBC ngay trong Q2/2021 Sau kết quả kinh doanh ấn tượng trong Q1/2021, kết quả kinh doanh quý 2 của KBC đã ghi nhận mức sụt giảm mạnh so với quý trước. Cụ thể công ty ghi nhận 749 tỷ đồng doanh thu (+338% CK) và 70 tỷ đồng LNST (+369% CK), nhưng giảm lần lượt 62,6% doanh thu và đến hơn 90% LNST so với Q1/2021.
  • Doanh số bán lẻ trang phục và phụ kiện tại Mỹ duy trì ở mức tích cực, tương đương mức tháng 7 mặc dù diễn biến dịch phức tạp hơn. Thực tế, trong tháng 8, số ca nhiễm mới mỗi ngày có xu hướng tăng so với 2Q21, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn so với đỉnh dịch giai đoạn T12/2020 – T1/2021.
  • KNXK hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong tháng 7 và 8 hồi phục về mức trước dịch, mặc dù tăng trưởng có chậm lại so với 1H21 do tác động từ diễn biến dịch tại cả thị trường tiêu thụ lẫn trong nước.
  • Đơn hàng MSH được đảm bảo ổn định đến giữa 2022, theo chia sẻ của lãnh đạo. Theo BVSC, tình hình tích cực về đơn hàng của Doanh nghiệp được hỗ trợ từ tập khách hàng lớn tại Mỹ như Columbia Sportswear, G-III, và đặc biệt là Walmart (khách hàng mới trong 2020).
  • BVSC điều chỉnh tăng dự báo LNST-CĐTS của Công ty năm 2021 và 2022 lên lần lượt 467 tỷ VNĐ (+103% yoy) và 479 tỷ VNĐ (+4% yoy) dựa trên kỳ vọng về triển vọng đơn hàng tích cực từ nhóm khách hàng lớn và sức mua nói chung tại Mỹ tiếp tục khả quan.
  • BVSC khuyến nghị OUTPERFORM với MSH, với mức lợi nhuận kỳ vọng là 15% tại giá đóng cửa ngày 29/9/2021 bên cạnh mức lợi suất cổ tức dự phóng 5.000 VNĐ/CP là 6%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9052_MSH_BVSC_2021-9-30.pdf

16.  Ngành dược [ Trung lập ]: Diễn biến chính trong 8T2021 – SSI – 29/09/2021

  • Đợt bùng phát dịch lần thứ 4 ở Việt Nam đã ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty dược phẩm, do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài trên toàn quốc: Lũy kế 8T2021, SSI ước tính tổng doanh thu dược phẩm tại Việt Nam đã giảm -11% so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ các cửa hàng thuốc bán lẻ giảm -3% so với cùng kỳ và doanh thu tại bệnh viện giảm -16% so với cùng kỳ dựa trên ước tính từ các công ty dược niêm yết và dữ liệu đấu thầu thuốc từ Cục Quản lý Dược Việt Nam.
  • Rất ít doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ hoạt động nhập khẩu vắc xin hoặc thuốc điều trị Covid: Mặc dù nhiều công ty dược Việt Nam đã thông báo được Chính phủ cho phép nhập khẩu vắc xin, nhưng đến nay chỉ có VNVC thực hiện được do quy trình nhập khẩu rất phức tạp trong khi nguồn cung vắc xin khan hiếm. Đối với việc sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị Covid, hầu hết nguồn cung đều được kiểm soát chặt chẽ bởi các công ty nhà nước, trừ trường hợp của Stellapharm (công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Stada sở hữu) được chọn là công ty tư nhân đầu tiên sản xuất Molnupiravir (thuốc điều trị Covid chính) với quy mô lớn trong nước.
  • Giá hoạt chất đầu vào dược phẩm toàn cầu (API) đã hạ nhiệt nhanh chóng do Ấn Độ đã nối lại sản xuất và chuẩn bị tăng thêm công suất: Sau khi tăng liên tục trong nửa đầu năm 2021, giá trung bình của hầu hết các API đã đạt đỉnh vào tháng 6 và đi ngang kể từ thời điểm đó, đặc biệt khi Ấn Độ, nhà cung cấp API quan trọng cho Việt Nam, hoạt động sản xuất trở lại vào tháng 5 và bắt đầu hạ giá API xuất khẩu. Sau khi Ấn Độ hạ giá, Trung Quốc cũng bắt đầu giảm giá API từ tháng 8 và MAS nhận định rằng giá API nhập khẩu về Việt Nam tiếp tục giảm trong vài tháng cuối năm 2021.
  • Do địa bàn hoạt động của TNG chính ở Thái Nguyên, ít chịu ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh nên hoạt động vẫn ổn định với nhiều đơn hàng hơn do các doanh nghiệp dệt may phía nam. Lượng đơn hàng TNG đã đủ hoạt động hết năm 2021.
  • Năm 2021, doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 5.840 và 259 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 30,4% và 68,7% so với cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp đạt 13,5%, giảm so với mức 15,1% cùng kỳ; 2) lượng đơn hàng vẫn kỳ vọng duy trì tích cực với giả định tỉnh Thái Nguyên không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid; 3) chi phí tài chính tăng 17,6% do tăng chi phí đầu tư.
  • MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho TNG: 1) hoạt động kinh doanh ổn định mùa dịch hơn nhiều doanh nghiệp dệt may khác; 2) những dự án mới đóng góp tăng trưởng từ năm 2021 trở đi.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/8991_TNG_MAS_2021-9-23.pdf

17.    MWG [ Tích cực – 143,000đ/cp]: Các tỉnh phía Nam dỡ bỏ dần các biện pháp giãn cách xã hội – SSI – 27/09/2021

  • Lợi nhuận ròng tháng 8 của MWG giảm -32% so với cùng kỳ do các chính sách giãn cách được thắt chặt. Điều này đã được dự đoán trước và SSI không ngạc nhiên với kết quả thấp hơn bình thường. Từ ngày 16/9, các tỉnh phía Nam bắt đầu nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, cho phép MWG phục vụ khách hàng tại cửa hàng và cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà tại các khu vực được coi là có nguy cơ dịch thấp.
  • Đây là một tin vui, vì triển vọng mở cửa trở lại trong trường hợp này nhanh hơn so với giả định trước đây của SSI về việc mở cửa trở lại trong khoảng tháng 11. Với việc các cửa hàng MWG mở lại nhanh hơn, SSI điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận ròng giai đoạn 2021-2022 khoảng 1% -2% lần lượt đạt 4,5 nghìn tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ) và 6,0 nghìn tỷ đồng (+35% so với cùng kỳ).
  • Bằng cách áp dụng hệ số mục tiêu không thay đổi dựa trên ước tính lợi nhuận điều chỉnh tăng trong năm 2022 cho mảng ICT và doanh thu mảng bách hóa, SSI đưa ra mức giá mục tiêu mới cho cổ phiếu MWG là 143.000 đồng/cổ phiếu (từ 130.000 đồng). Với tiềm năng tăng là 13%, SSI lặp lại khuyến nghị KHẢ QUAN. Rủi ro giảm đối với khuyến nghị của SSI là thời gian dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9032_MWG_SSI_2021-9-28.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN