Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 27/12 – 31/12/2021
- DXG [ MUA – 34,100đ/cp ]: Hạch toán được đẩy nhanh và đã phản ánh một phần vào giá – HSC – 27/12/2021
- VCB [ Tích cực – 113,800đ/cp ]: Yếu tố căn bản vẫn vững chắc; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 28/12/2021
- CTG [ Tích cực – 41,100đ/cp ] Triển vọng tích cực hơn & định giá hấp dẫn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 28/12/2021
- VT2 [ MUA – 85,800đ/cp ]: Vững vàng giữa mùa dịch – MAS – 28/12/2021
- PNJ [ MUA – 117,300đ/cp]: Cập nhật 11T2021: Lợi nhuận phục hồi ổn định – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/12/2021
- GMD [ MUA –56,300đ/cp ]: Lợi nhuận 2022 tăng 36.3% nhờ Gemalink – Báo cáo cập nhật – KBSV – 28/12/2021
- FPT [ MUA – 123,000đ/cp ] 3Q2021, LNST tăng 19.7% YoY – KBSV – 27/12/2021
- ACG [ Trung lập]: Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn – Báo cáo lần đầu – BVSC – 28/12/2021
- MWG [ MUA – 176,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh tháng 11/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 28/12/2021
- DBD [ Theo dõi – 49,800đ/cp ]: Triển vọng đấu thầu nhóm 1 – 2 bị trì hoãn mở rộng quy mô bán lẻ trong dài hạn – Báo cáo nhanh – FPTS – 27/12/2021
- Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Đón sóng Đầu tư công – MAS – 29/12/2021
- MCH [ MUA – 151.200đ/cp ]: Báo cáo lần đầu: Triển vọng kinh doanh tươi sáng cùng lợi thế lớn từ tập đoàn – KBSV – 30/12/2021
- ACV [ Trung lập ] Mở lại các chuyến bay quốc tế – Cập nhật công ty – SSI – 29/12/2021
- Ngành hàng không [ Trung lập ]: Lộ trình phục hồi rõ ràng hơn với hạn chế đi lại dần được nới lỏng – Báo cáo ngành – VCSC – 29/12/2021
- Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức – SSI – 30/12/2021
- HDB [ Tích cực – 35,600đ/cp ]: Thông tin tích cực đã phản ánh một phần; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 30/12/2021
- VPB [ MUA – 45,800đ/cp ] Phát hành riêng lẻ nâng cao giá trị – Báo cáo cập nhật – HSC – 30/12/2021
- TDC [ MUA – 34,900đ/cp ] Quỹ đất đang được các NĐT quốc tế quan tâm – Báo cáo cập nhật – MAS – 30/12/2021
- Ngành thực phẩm và đồ uống [ Trung lập ]: Sau cơn mưa trời lại sáng – Báo cáo ngành – VNDS – 30/12/2021
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. DXG [ MUA – 34,100đ/cp ]: Hạch toán được đẩy nhanh và đã phản ánh một phần vào giá – HSC – 27/12/2021
- HSC nâng 27,8% giá mục tiêu dựa trên phương pháp SOTP lên 34.100đ sau khi nâng dự báo lợi nhuận và bổ sung thêm 1 dự án. Tuy nhiên, HSC hạ khuyến nghị xuống Tăng tỷ trọng vì giá cổ phiếu đã tăng mạnh.
- HSC lần lượt nâng 31,8% và 6,7% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021- 2022 vì DXG đẩy nhanh hạch toán. Theo đó, cho năm 2023, HSC giảm 33,6% dự báo lợi nhuận thuần (giảm so với năm 2022 nhưng sẽ tăng trở lại vào năm 2024).
- Thị giá DXG hiện đang chiết khấu 26,8% so với RNAV, thấp hơn mức chiết khấu bình quân 3 năm là 39,2%; tuy nhiên mức chiết khấu giảm là có cơ sở. HSC áp dụng mức chiết khấu 20% đối với RNAV để tính ra giá mục tiêu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9925_DXG_HSC_2021-12-27.pdf
2. VCB [ Tích cực – 113,800đ/cp ]: Yếu tố căn bản vẫn vững chắc; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 28/12/2021
- HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng với VCB nhưng giảm nhẹ giá mục tiêu xuống 113.800đ (tiềm năng tăng giá 13,9%) sau khi giảm dự báo lợi nhuận và đưa ra các giả định định giá mới.
- HSC lần lượt giảm 8,9%; 11,7% và 3,9% dự báo lợi nhuận năm 2021, 2022 và 2023 sau khi hạ dự báo lãi thuần HĐ dịch vụ và nâng dự báo chi phí dự phòng. Theo dự báo mới, EPS giai đoạn 2021-2023 tăng với tốc độ CAGR là 23,6%.
- Hiện P/B dự phóng năm 2022 là 2,56 lần; thấp hơn 0,8 độ lệch chuẩn so với bình quân quá khứ (từ năm 2017) nhưng cao hơn 58% so với bình quân các NHTM. Mức định giá phụ trội đã thu hẹp đáng kể trong 1 năm qua và không cao nếu nhìn vào yếu tố căn bản tuyệt vời và triển vọng tích cực của VCB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9926_VCB_HSC_2021-12-28.pdf
3. CTG [ Tích cực – 41,100đ/cp ] Triển vọng tích cực hơn & định giá hấp dẫn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 28/12/2021
- HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với CTG nhưng giảm nhẹ giá mục tiêu xuống 41.100đ (tiềm năng tăng giá: 27,4%) sau khi giảm dự báo lợi nhuận và đưa ra giả định định giá mới.
- HSC lần lượt giảm 19,2%; 12,7% và 4,8% dự báo lợi nhuận năm 2021, 2022 và 2023; chủ yếu vì nâng giả định chi phí dự phòng. Triển vọng tăng trưởng trung hạn tích cực hơn mặc dù có khó khăn trong ngắn hạn.
- Hiện P/B dự phóng năm 2022 là 1,42 lần; thấp hơn 28% so với NHTM tương đồng nhất là BID (khoảng cách định giá nới rộng từ cuối tháng 6). Tại giá mục tiêu mới, P/B dự phóng năm 2022 của CTG là 1,81 lần; thấp hơn 7% so với BID.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9927_CTG_HSC_2021-12-28.pdf
4. VT2 [ MUA – 85,800đ/cp ]: Vững vàng giữa mùa dịch – MAS – 28/12/2021
- CTCP TV Xây dựng Điện 2 (TV2) giữ vị thế đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh và đầu tư các công trình điện như thủy điện, nhiệt điện, điện mặt trời, điện gió. TV2 có nền tảng tài chính mạnh với tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu quý 3/2021 chỉ ở quanh mức 9%. Đây là cơ sở giúp TV2 triển khai cùng lúc nhiều dự án. Mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025 của TV2 sẽ tham gia làm chủ 500 MW nguồn điện.
- Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, TV2 đạt doanh thu thuần 3.319 tỷ đồng, tăng 60,5%YoY và lãi ròng 201 tỷ đồng, tăng 39% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,5% xuống còn 8,0%; 2) khoản thu nhập khác đạt 17 tỷ đồng; 3) mảng dịch vụ điện phục hồi mạnh trong quý 3, đạt 3.199 tỷ đồng doanh thu trong 9 tháng, tăng 59% cùng kỳ.
- Do ảnh hưởng dịch Covid nên sản lượng điện thương phẩm 11 tháng đầu năm 2021 của EVN chỉ đạt 206,59 tỷ kWh, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Trong khi, mức tăng trưởng sản lượng điện những năm gần đây duy trì quanh mức 9% – 11%/năm.
- Một số dự án quan trọng hiện tại của TV2: 1) dự án Tân Thuận giai đoạn 1 & 2 với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng; 2) dự án đưa điện ra huyện Côn Đảo quy mô 4.800 tỷ đồng; 3) dự án thủy điện Thác Bà 2 tổng đầu tư 707 tỷ đồng; 3) dự án điện khí Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu vốn đầu tư 3,78 tỷ USD, bao gồm 6 thành viên trong đó có TV2; 4) Dự án điện sinh khối Hậu Giang 20MW quy mô 875 tỷ đồng.
- Năm 2021, dự báo doanh thu và lãi ròng đạt 5.021 tỷ và 287 tỷ đồng, lần lượt tăng 50,1% và 9,6% cùng kỳ. Năm 2022, dự báo doanh thu và lãi ròng lần lượt đạt 6.264 tỷ và 386 tỷ đồng, lần lượt tăng 24,7% và 34,4% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 8,5% lên mức 9,4%; 2) mảng dịch vụ xây dựng điện đạt doanh thu 6.042 tỷ đồng, tăng 24,6% cùng kỳ; 3) doanh thu tài chính đạt 79 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9929_VT2_MAS_2021-12-28.pdf
5. PNJ [ MUA – 117,300đ/cp]: Cập nhật 11T2021: Lợi nhuận phục hồi ổn định – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/12/2021
- SSI tiếp tục giữ nguyên ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 18,3 nghìn tỷ đồng (+4,2% so với cùng kỳ) và 993 tỷ đồng (-7,1% so với cùng kỳ) trong năm 2021. Năm 2022, SSI ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 21,6 nghìn tỷ đồng (+18,4% so với cùng kỳ) và 1,44 nghìn tỷ đồng (+45% so với cùng kỳ). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với PNJ là 117.300 đồng/cổ phiếu (+24% so với giá hiện tại), dựa trên P/E mục tiêu không đổi là 20x, do đó SSI khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu. Với giá 94.700 đồng/cổ phiếu, PNJ giao dịch với hệ số P/E 2021 và 2022 lần lượt là 23,8x và 16,2x.
- Trong khi vẫn cần tiếp tục theo dõi tình hình để xác nhận sự phục hồi của nhu cầu trong vài tháng tới, tình hình dịch Covid-19 trong 2 năm qua có thể dẫn đến sự phục hồi theo mô hình chữ K khi nền kinh tế nhanh chóng chọn lọc người thắng người thua, với sự củng cố hơn nữa trên thị trường trang sức nói chung. Do thị trường vẫn đang bão hòa và bị chi phối bởi một số lượng lớn các cửa hàng tư nhân, SSI cho rằng PNJ có nhiều khả năng mở rộng và giành thị phần trong trung hạn.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9928_PNJ_SSI_2021-12-28.pdf
6. GMD [ MUA –56,300đ/cp ]: Lợi nhuận 2022 tăng 36.3% nhờ Gemalink – Báo cáo cập nhật – KBSV – 28/12/2021
- Lũy kế 9 tháng, Gemadept ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ròng lần lượt là 2,168 tỷ (+14.1% yoy) và 575 tỷ (+34.7% yoy). Trong đó, doanh thu mảng cảng đạt 1,884 tỷ (+20% yoy), doanh thu mảng logistics đạt 284 tỷ (-14.2% yoy).
- Tổng sản lượng cập cảng trong 3 quý đầu năm của Gemalink đạt 1,905,000 TEU (+52% yoy), trong đó đóng góp lớn nhất tới từ khối cảng Hải Phòng tăng 13% yoy lên 754,359 TEU và Gemalink đạt 528,351 TEU. Khối cảng Hải Phòng đã có tăng trưởng tích cực trong năm khi khu vực Lạch Huyện (trọng tải cập cảng -21.7% yoy) bị phù sa bồi lắng nên không tiếp được tàu trọng tải lớn.
- KBSV ước tính LNST của GMD trong 2022 có thể đạt 848 tỷ VNĐ (+36.3% yoy), trong đó đóng góp chính tới từ tăng trưởng vượt bậc của Gemalink với 137 tỷ đồng lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết so với 3 tỷ lợi nhuận của 2021. Giả định của KBSV tới từ mức sản lượng ước tính cho 2022 của Gemalink là 1.35 tr TEU (+50% yoy), cũng như cước phí tăng 10%.
- Phía GMD cho biết công ty hiện đang làm việc với các hãng tàu trên thế giới để chuyện nhượng 25% vốn tại Gemalink ở công ty con (tỷ lệ lợi ích cho GMD là 15%), qua đó giảm tỷ lệ sở hữu tại Gemalink xuống 50%. KBSV ước tính khoản chuyển nhượng này có thể đem về lợi nhuận cho GMD là 343 tỷ. Tuy nhiên, phần chuyển nhượng này chưa được cho vào định giá do cần thêm thông tin chi tiết về thời gian cũng như mức giá.
- Sử dụng phương pháp định giá từng phần (SOTP), KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD, giá mục tiêu 56,300 VNĐ/cp, tương ứng mức sinh lời 22.9% so với giá đóng cửa ngày 26/12/2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9932_GMD_KBSV_2021-12-28.pdf
7. FPT [ MUA – 123,000đ/cp ] 3Q2021, LNST tăng 19.7% YoY – KBSV – 27/12/2021
- 3Q2021, FPT duy trì tăng trưởng tích cực với doanh thu đạt 8,725 tỷ VND, tăng 15.5% YoY; LNST 3Q2021 đạt 1,375 tỷ VND, tăng 19.7% YoY. Doanh thu tháng 10- 11/2021 đạt 6,848 tỷ VND, tăng 31.6% YoY; LNST tháng 10-11/2021 đạt 5,851 tỷ VND, tăng 19.8% YoY.
- Mảng xuất khẩu phần mềm tại thị trường Mỹ, EU và thị trường APAC tăng trưởng ấn tượng trong 3Q2021, lần lượt đạt 64% YoY, 25% YoY và 22% YoY, trong khi đó thị trường Nhật Bản với tỷ trọng đóng góp lớn nhất tăng 9% YoY.
- Trong 9M2021, giá trị đơn hàng kí mới dịch vụ CNTT nước ngoài đạt 12,807 tỷ VND, tăng 33.5% YoY. Trong khi đó, nhu cầu chuyển đổi số trong nước tăng cao trong cả khối nhà nước lẫn tư nhân là động lực cho mảng dịch vụ CNTT trong nước phát triển. Đối với khối viễn thông, tăng trưởng ổn định ở mảng băng thông rộng và FPT Play sẽ là động lực chính.
- Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT. Giá mục tiêu là 123,000 VND/cp, cao hơn 30.1% so với giá tại ngày 27/12/2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9931_FPT_KBSV_2021-12-28.pdf
8. ACG [ Trung lập]: Tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn – Báo cáo lần đầu – BVSC – 28/12/2021
- BVSC phát hành Báo cáo lần đầu đối với CTCP Gỗ An Cường (UPCOM: ACG) với khuyến nghị NEUTRAL và giá mục tiêu 1 năm là 93.189 đồng/cp dựa theo phương pháp Chiết khấu dòng tiền (FCFF). ACG được biết đến là công ty sản xuất gỗ công nghiệp hàng đầu thị trường Việt Nam với 55% thị trường nguyên liệu gỗ công nghiệp và vật liệu trang trí bao gồm tấm MFC, tấm laminate, tấm acrylic tại Việt Nam phân khúc trung cấp và cao cấp.
- Ngành gỗ và sản xuất gỗ có sức đẩy mạnh mẽ: Bất chấp những khó khăn của COVID-19, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (G&SPG) của Việt Nam năm 2020 bền bỉ và tăng đáng kể 16,3% YOY lên 12,27 tỷ USD, chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2015-2020 đạt 12,4%.
- Lợi thế cạnh tranh nổi bật so với đối thủ: ACG còn có lợi thế về portfolio lớn và đầy đủ các sản phẩm và giải pháp tích hợp. Tập khách hàng của ACG lớn, lâu năm và ACG có mạng lưới bán hàng khắp cả nước nhờ tích cực triển khai bán hàng đa kênh.
- Triển vọng tăng trưởng dài hạn phụ thuộc vào giải quyết đầu ra: BVSC dự báo doanh thu và LNST năm 2021 của ACG lần lượt là 3.508 tỷ đồng (- 6,5% YOY) và 458 tỷ đồng (-6,9% YOY). Với công suất hoạt động của cả hai nhà máy vào khoảng 60-70% như hiện tại tương ứng doanh thu khoảng 4.000-4.500 tỷ đồng mỗi năm.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9934_ACG_BVSC_2021-12-29.pdf
9. MWG [ MUA – 176,000đ/cp ]: Cập nhật kết quả kinh doanh tháng 11/2021 – Cập nhật công ty – SSI – 28/12/2021
- MWG đặt kế hoạch doanh thu và LNST năm 2022 lần lượt là 140 nghìn tỷ đồng và 6,35 nghìn tỷ đồng (so với ước tính của SSI là 139,9 nghìn tỷ đồng và 7.115 tỷ đồng). Kế hoạch được đưa ra dựa trên các giả định sau.
- Giãn cách xã hội không diễn ra một cách nghiêm ngặt như năm 2021.
- Mở mới 200 cửa hàng ĐMX Supermini và 40 cửa hàng Topzone. Thử nghiệm các ý tưởng mới (quần áo thể thao, quần áo thời trang, sản phẩm chăm sóc trẻ em).
- Ngừng mở mới BHX để cải thiện lợi nhuận. MWG kỳ vọng BHX sẽ đạt được lợi nhuận ròng bền vững từ cuối năm 2022, trước khi mở rộng quy mô trên toàn quốc trong năm 2023.
- SSI duy trì ước tính lợi nhuận ròng năm 2021 là 4,7 nghìn tỷ đồng. Vì MWG sẽ ngừng mở mới cửa hàng BHX, SSI có thể sẽ điều chỉnh lại ước tính cho năm 2022. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá mục tiêu hiện tại của SSI là 176.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9933_MWG_SSI_2021-12-29.pdf
10. DBD [ Theo dõi – 49,800đ/cp ]: Triển vọng đấu thầu nhóm 1 – 2 bị trì hoãn mở rộng quy mô bán lẻ trong dài hạn – Báo cáo nhanh – FPTS – 27/12/2021
- Tỷ suất lợi nhuận gộp đạt 39,6% (9T 2021), duy trì ở mức 39-41% từ năm 2020, tăng so với mức 30-37% trong giai đoạn 2015-2019, nhờ DBD tái cơ cấu danh mục dược phẩm.
- Chiến lược mở rộng kênh bán lẻ có hiệu quả. Doanh thu từ kênh bán lẻ đạt ~408,0 tỷ (2020), tương đương với CAGR 17,8%/năm trong giai đoạn 2018-2020, nhờ DBD (i) mở rộng danh mục sản phẩm Đông dược và các sản phẩm thiết bị y tế hỗ trợ phòng COVID-19, (ii) mở rộng độ phủ tại các nhà thuốc truyền thống, và (iii) tiếp cận trực tiếp khách hàng cả nước qua hệ thống nhà thuốc trực tuyến của doanh nghiệp.
- Rủi ro bị chiếm dụng vốn: Số ngày phải thu tăng từ 75,7 (2016) lên 113,0 (9T 2021); số ngày phải trả giảm từ 78,5 (2016) xuống 41,4 (9T 2021), đặc biệt khi DBD tham gia nhiều hơn vào mảng phân phối thiết bị y tế. Các khoản nợ quá hạn từ khách hàng tương đương với ~15% giá trị phải thu.
- Kết quả xét chuẩn EU-GMP cho dây chuyển sản xuất thuốc điều trị ung thư tại NM Bidiphar CNC ảnh hưởng trực tiếp tới triển vọng mở rộng thị trường ở kênh bệnh viện của DBD. Do đó, tiến độ xét duyệt là yếu tố quan trọng cần theo dõi và sẽ được cập nhật khi có thêm thông tin.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9937_DBD_FPTS_2021-12-29.pdf
11. Ngành xây dựng [ Trung lập ]: Đón sóng Đầu tư công – MAS – 29/12/2021
- Thị trường xây dựng tại Việt Nam đạt giá trị 57.5 tỷ USD trong 2020 và dự kiến đạt 94.9 tỷ USD vào 2026, với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến 8.7%/năm trong giai đoạn 2021- 2026. Ngành Xây dựng đóng góp tỷtrọng đáng kểcho tăng trưởng của Việt Nam, bình quân 8%/năm trong vòng 10 năm qua.
- Xuất khẩu, Tiêu dùng và Đầu tư Công được xem là “Cỗ xe tam mã” của Chính phủ trong hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh Tiêu dùng chưa hồi phục hoàn toàn do tác động nặng nề của đại dịch thì Xuất khẩu và Đầu tư công là 2 mũi nhọn còn lại mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Vì thế trong thời gian 3-5 năm tới, Đầu tư công là lĩnh vực được dành sự quan tâm đặc biệt và được Chính phủ tập trung nguồn lực cho các dự án hạ tầng nhằm kích thích tăng trưởng và hỗ trợ phục hồi kinh tế.
- MAS lựa chọn một số cổ phiếu đáp ứng tiêu chí vốn hóa, thanh khoản, mang tính đặc trưng và đại diện cho từng phân khúc xây dựng. Theo đó, MAS kỳ vọng nhóm cổ phiếu này có khả năng hưởng lợi trực tiếp từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ, hoặc gián tiếp từ tác động lan tỏa của chính sách này. Cụ thể:
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9935_none_MAS_2021-12-29.pdf
12. MCH [ MUA – 151.200đ/cp ]: Báo cáo lần đầu: Triển vọng kinh doanh tươi sáng cùng lợi thế lớn từ tập đoàn – KBSV – 30/12/2021
- CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) là công ty con của Tập đoàn Masan (MSN), đồng thời là một công ty với vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng. MCH sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng và đặc biệt được hưởng lợi nhờ hệ sinh thái rộng của Tập đoàn.
- Với nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp ngày càng gia tăng nhờ thu nhập và nhận thức của người tiêu dùng ngày càng nâng cao. MCH đã định hình cho mình chiến lược cao cấp hoá sản phẩm ở hầu hết các ngành nhỏ đang tham gia kinh doanh như: thực phẩm tiện lợi, gia vị (nước mắm, nước tương).
- Doanh thu 9T/2021 đạt 18,694 tỷ đồng (+14.3% YoY) so với doanh thu thuần 9 tháng đầu năm 2020 (16,359 tỷ đồng). Ngoài ra, biên LNG sau 9T/2021 đạt 41.1% (tăng 0.4 điểm % so với mức 40.7% cùng kì 2020). Tình hình tài chính của MCH cũng rất lành mạnh với tỉ lệ tiền và tương đương tiền ở mức ổn định, đi kèm với chính sách trả cổ tức tiền mặt qua các năm.
- KBSV dự phóng doanh thu thuần của MCH đạt 27,749 tỷ đồng (+18.8% YoY) và LNST đạt 4,920 tỷ đồng (+7% YoY). Cho năm 2022, KBSV kì vọng MCH đạt doanh thu 32,181 tỷ đồng (+15.9%) và LNST sẽ tăng mạnh trong năm 2022 đạt 5,840 tỷ đồng (+18.7% YoY). Dựa vào triển vọng kinh doanh và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA với cổ phiếu MCH, giá mục tiêu 151,200 VNĐ/cp, cao hơn 32.6% mức giá đóng cửa ngày 29/12/2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9946_MCH_KBSV_2021-12-30.pdf
13. ACV [ Trung lập ] Mở lại các chuyến bay quốc tế – Cập nhật công ty – SSI – 29/12/2021
- Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận mở lại các chuyến bay quốc tế mục đích chung bắt đầu từ ngày 1/1/2022. Đây là một điểm mới rất quan trọng đối với ACV. Những luận điểm chính SSI đưa ra như sau:
- Hành khách quốc tế chiếm phần lớn lợi nhuận của ACV, do phí và doanh thu liên quan (phí an ninh, bán hàng miễn thuế..) từ hành khách quốc tế cao hơn nhiều so với hành khách nội địa.
- Quyết định mở lại các chuyến bay thường xuyên cho các mục đích chung trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng (số ca hàng ngày hiện tại vẫn trong khoảng 15.000-16.000 ca/ngày) cho thấy sự thay đổi trong thái độ của chính phủ Việt Nam từ việc coi Covid-19 như một đại dịch, chuyển sang coi đây như là một bệnh dịch đặc hữu (một căn bệnh dai dẳng – nhưng vẫn còn phổ biến). Theo đó trong năm 2022F, các nhà đầu tư có thể hy vọng giãn cách xã hội hay hạn chế chuyến bay ít xảy ra (ít nhất là ở thị trường nội địa mà Việt Nam nắm quyền kiểm soát), và sự phục hồi tốt hơn về lượng hành khách và lợi nhuận cho ACV kể từ bây giờ trở đi.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9942_ACV_SSI_2021-12-30.pdf
14. Ngành hàng không [ Trung lập ]: Lộ trình phục hồi rõ ràng hơn với hạn chế đi lại dần được nới lỏng – Báo cáo ngành – VCSC – 29/12/2021
- VCSC có quan điểm tích cực về sự phục hồi của ngành hàng không trong giai đoạn 2022- 2026 khi VCSC bắt đầu nhận thấy (1) các hạn chế di chuyển giảm dần trong phân khúc vận tải hành khách bằng đường hàng không trong nước của Việt Nam và (2) triển vọng các hạn chế vận tải hàng không trên toàn cầu giảm dần.
- Các chuyến bay trong nước thường lệ đã tạm ngừng hoạt động vào cuối tháng 8/2021. Tuy nhiên, do chương trình tiêm chủng nhanh chóng và hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đã cho phép dần nối lại các chuyến bay nội địa bắt đầu từ đầu tháng 10 năm 2021. Tần suất các chuyến bay trong nước tiếp tục tăng sau khi được Chính phủ phê duyệt, mặc dù số lượng các ca nhiễm COVID-19 hàng ngày vẫn duy trì ở mức khá cao. Do đó, VCSC tin rằng Việt Nam đang dần áp dụng các cơ chế phòng dịch phù hợp hơn (ví dụ: xét nghiệm trước chuyến bay và khai báo y tế & di chuyển). VCSC tin rằng với các biện pháp phòng dịch hợp lý, các chuyến bay trong nước sẽ tiếp tục được hoạt động ngay cả khi tình hình dịch COVID-19 phức tạp.
- Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ kết nối Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất của TP. HCM và Sân bay Quốc tế Nội Bài của Hà Nội đến các điểm đến có nguy cơ thấp vào giữa tháng 12/2021. Việc nối lại sẽ bắt đầu vào tháng 1/2022 với yêu cầu hành khách đã tiêm chủng đầy đủ tự cách ly tại nhà/nơi lưu trú chỉ 3 ngày. Với tỷ lệ tiêm chủng cao ở các nguồn hành khách chính đến Việt Nam, VCSC tin rằng các chuyến bay quốc tế sẽ có sự phục hồi mạnh mẽ bắt đầu từ nửa cuối 2022 khi tần suất các chuyến bay dự kiến sẽ tăng trở lại mức trước dịch COVID-19.
- VCSC hiện dự báo số lượng chuyến bay trong nước của 2 hãng hàng không lớn tại Việt Nam sẽ phục hồi về mức khoảng trước dịch COVID-19 vào năm 2024, trong khi số lượng chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không này sẽ xấp xỉ con số năm 2019 vào năm 2026. VCSC kỳ vọng rằng hãng hàng không giá rẻ CTCP Hàng không VietJet (HOSE: VJC) sẽ bắt đầu báo cáo lợi nhuận dương trong mảng vận tải vào năm 2022, trong khi hãng hàng không đầy đủ dịch vụ Vietnam Airlines (HOSE: HVN) sẽ bắt đầu ghi nhận lợi nhuận vào năm 2025.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9940_none_VCSC_2021-12-30.pdf
15. Ngành thủy sản [ Trung lập ]: Duy trì đà tăng trưởng tích cực nhưng việc định giá lại là một thách thức – SSI – 30/12/2021
- Năm 2021, chuỗi giá trị thủy sản tiếp tục bị gián đoạn, gây tác động tiêu cực đến nguồn cung và logistics của ngành thủy sản, trong khi nhu cầu đã tăng dần tại các thị trường lớn như Mỹ và Châu Âu do HORECA dần mở cửa trở lại trong năm. Các biện pháp giãn cách xã hội ở Việt Nam trong Q3/2021 đã ảnh hưởng đến ngành thủy sản quy mô nhỏ và gây ra tình trạng thiếu lao động cho các công ty. Các nhà sản xuất phải đối mặt với áp lực chi phí lạm phát, bao gồm cả nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, hầu hết các công ty xuất khẩu (đặc biệt là các công ty ở châu Á) phải chịu chi phí gia tăng do thiếu container, giá cước vận chuyển tăng (chi phí vận chuyển từng chiếm 1,5% doanh thu so với 4,5% doanh thu trong năm 2021 của các công ty xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam) và tình trạng tắc nghẽn cảng kéo dài.
- Trong bối cảnh cạnh tranh đối với tôm, SSI nhận thấy trong khi Ấn Độ vẫn đang vật lộn với sự gián đoạn chuỗi giá trị, thì Ecuador nổi lên với thành công tuyệt đối, tiếp theo là Việt Nam và Indonesia. Xuất khẩu sang Mỹ và Châu Âu tiếp tục tăng mạnh (+23%/+13% so với cùng kỳ), trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (-25% so với cùng kỳ) vẫn chậm hơn do các quy định nghiêm ngặt về dịch Covid – 19 tại các cảng biển Trung Quốc.
- Đối với xuất khẩu cá tra, Việt Nam vẫn duy trì vị trí dẫn đầu. Tăng trưởng xuất khẩu được thúc đẩy bởi thị trường Mỹ (+50% so với cùng kỳ) cả về sản lượng và giá, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc (thị trường lớn nhất) và Châu Âu (mặc dù đã có Hiệp định EVFTA) vẫn kém khả quan (-26%/-20% so với cùng kỳ). Giá cá tra chạm đáy trong Q4/2020, sau đó dần phục hồi trở lại. Giá cá tra bình quân tại Mỹ hiện đạt 3,40 USD/kg (tăng 50% so với cùng kỳ), tương đương 75% mức giá đỉnh trong năm 2018.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9943_none_SSI_2021-12-30.pdf
16. HDB [ Tích cực – 35,600đ/cp ]: Thông tin tích cực đã phản ánh một phần; duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 30/12/2021
- HSC giữ nguyên khuyến nghị Tăng tỷ trọng và nâng giá mục tiêu lên 35.600đ (tiềm năng tăng giá 18,5%) sau khi nâng dự báo và cập nhật giả định định giá.
- HSC nâng nhẹ dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2021-2023 (bình quân nâng 3,9%) sau khi nâng dự báo lãi thuần HĐ dịch vụ và giảm dự báo chi phí hoạt động.
- Sau khi giá tăng mạnh gần đây, hiện P/B dự phóng năm 2022 của HDB là 1,65 lần (đã điều chỉnh pha loãng); cao hơn khoảng 0,95 độ lệch chuẩn so với bình quân quá khứ (1,3 lần) nhưng tương đương các ngân hàng khác.
- Tại giá mục tiêu mới, P/B dự phóng năm 2022 là 1,95 lần; cao hơn các ngân hàng khác một chút vì dự báo tăng trưởng lợi nhuận và ROE cao hơn bình quân.
- Giá cổ phiếu HDB đã tăng 37% trong tháng 11, khả quan hơn cổ phiếu ngành ngân hàng nói chung và VNindex; và HSC cho rằng điều này là nhờ KQKD khả quan và kế hoạch phát hành tối đa 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi trong tháng này. HSC nâng 13% giá mục tiêu dựa trên phương pháp thu nhập thặng dư lên 35.600đ sau khi nâng dự báo và chuyển thời điểm định giá đến cuối năm 2022. Định giá hiện đã cao hơn một chút so với bình quân quá khứ. Tuy nhiên, với triển vọng tăng trưởng cao hơn bình quân ngành của HDB (lợi nhuận thuần giai đoạn 2020-2023 của HDB tăng trưởng với tốc độ CAGR là 28,4% so với mức bình quân 26,4%) cũng như ROE bình quân giai đoạn 2021-2023 cao hơn (22,7% so với 19,8%), HSC cho rằng HDB xứng đáng được định giá cao hơn một chút. Kế hoạch phát hành trái phiếu chuyển đổi sắp tới (nhiều khả năng làm tăng giá trị sổ sách) cũng là một cơ sở để định giá của HDB cao hơn bình quân các ngân hàng khác. Tại giá mục tiêu mới, P/B dự phóng năm 2022 là 1,95 lần (sau khi đã điều chỉnh pha loãng) so với bình quân các ngân hàng khác là 1,85 lần.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9952_HDB_HSC_2021-12-31.pdf
17. VPB [ MUA – 45,800đ/cp ] Phát hành riêng lẻ nâng cao giá trị – Báo cáo cập nhật – HSC – 30/12/2021
- Giá cổ phiếu VPB đã tăng 86% trong 12 tháng qua, vượt 16% so với mức tăng bình quân của các ngân hàng khác. Giá VPB tăng mạnh một phần là nhờ cổ phiếu ngành ngân hàng nói chung được định giá lại ở mặt bằng cao hơn trong nửa đầu năm 2021, nhưng quan trọng hơn là nhờ thành công của thương vụ thoái vốn 50% tại FEC. Theo đó, hiện P/B trượt dự phóng 1 năm của VPB đã cao hơn bình quân quá khứ nhưng thấp hơn 11% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân. HSC nâng 12% giá mục tiêu lên 45.800đ; tương đương tiềm năng tăng giá 34% và P/B dự phóng năm 2022 là 1,94 lần; tương đương bình quân nhóm NHTM tư nhân.
- HSC kỳ vọng đợt phát hành riêng lẻ sắp tới sẽ được thực hiện trong nửa đầu năm 2022 tại mức P/B dự phóng năm 2022 trên 2 lần; từ đó có thể giúp BVPS của VPB tăng thêm 12-20% và theo đó giảm P/B dự phóng năm 2022 xuống còn 1,2-1,3 lần, là một mức định giá hấp dẫn đối với cổ phiếu VPB. Nâng khuyến nghị lên Mua vào.
- HSC lần lượt nâng 3,4%; 9,2% và 11% dự báo lợi nhuận năm 2021, 2022 và 2023. Dự báo EPS mới cho năm 2022-2023 của HSC cao hơn thị trường, tăng với tốc độ CAGR là 28,7%.
- Hiện P/B dự phóng năm 2022 của VPB là 1,46 lần; cao hơn một chút so với bình quân quá khứ nhưng thấp hơn 11% so với bình quân nhóm NHTM tư nhân. Đáng chú ý là kế hoạch phát hành riêng lẻ sắp tới có thể nâng BVPS của VPB thêm 12-20% theo ước tính của HSC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9953_VPB_HSC_2021-12-31.pdf
18. TDC [ MUA – 34,900đ/cp ] Quỹ đất đang được các NĐT quốc tế quan tâm – Báo cáo cập nhật – MAS – 30/12/2021
- Trong tháng 10/2021, xuất hiện thông tin Gamuda Land đã thâu tóm lô đất 5.6 hecta với giá trị thương vụ 53.88 triệu USD (tương đương 1,250 tỷ đồng), tại phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Theo thông tin MAS tìm hiểu thì quỹ đất này thuộc dự án Uni-town Galaxy của TDC.
- Dự kiến Gamuda Land sẽ thanh toán làm 2 lần. Lần 1 là khoản đặt cọc 48%, tương đương với 25,86 triệu USD (600 tỷ đồng). Lần 2 là 52%, tương đương với 28,02 triệu USD (650 tỷ đồng) khi bên bán thực hiện xong việc chuyển quyền sử dụng đất.
- Theo thông tin TDC công bố, Unitown Galaxy có quy mô 350 căn nhà phố thương mại, đang có giá trị ghi sổ tại ngày 30/09/2021 là 842 tỷ đồng. Như vậy so với giá chuyển nhượng trên, mức lãi gộp của dự án sẽ là hơn 400 tỷ đồng.
- Khu vực Thành phố mới Bình Dương ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà phát triển bất động quốc tế, ngay trong tháng 12, Capital Land cũng đầu tư mua lại quỹ đất 18,9 ha tại khu vực này từ BCM để phát triển dự án có quy mô lên đến 18.330 tỷ đồng. Giá trị quỹ đất của các doanh nghiệp Bất động sản của tỉnh cũng theo đó hưởng lợi lớn.
- Địa bàn kinh doanh chính của TDC là các tỉnh: (1) Bình Dương (19,6 ha tại Tân Uyên, 16,8 ha tại Thủ Dầu Một); Bình Phước (6,8 ha tại Bàu Bàng) và Hải Phòng (10,2 ha tại huyện Thủy Nguyên), đáng chú ý khi phần lớn quỹ đất hiện nay của TDC tại được công ty đầu tư vào giai đoạn từ 2010 – 2015, khi giá bất động sản ở các khu vực này còn ở mức thấp.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9951_TDC_MAS_2021-12-31.pdf
19. Ngành thực phẩm và đồ uống [ Trung lập ]: Sau cơn mưa trời lại sáng – Báo cáo ngành – VNDS – 30/12/2021
- Áp lực chi phí nguyên vật liệu sẽ giảm dần từ năm 2022 Theo Ngân hàng Thế giới, giá ngũ cốc toàn cầu dự kiến sẽ giảm nhẹ vào năm 2022 tuy nhiên vẫn sẽ neo ở mức cao. VNDS cho rằng, các nhà sản xuất thực phẩm như VNM, MCH và KDC có thể hưởng lợi từ điều này và cải thiện biên LN gộp trong 2022 nhờ giá nguyên liệu giảm.
- Ngành thực phẩm và đồ uống sẽ phục hồi vào năm 2022 VNDS nhận thấy có sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng bao gồm 1) thay đổi chi tiêu sang thực phẩm tươi sống và đóng gói, 2) nhu cầu hàng tiêu dùng cao cấp đang gia tăng và 3) ưa thích mua sắm trực tuyến tại nhà và siêu thị. Do đó, xu hướng tiêu dùng mới này sẽ trở thành động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống. VNDS cho rằng các công ty có hệ thống phân phối rộng khắp và danh mục sản phẩm đa dạng có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng và phục hồi từ năm 2022.
- Các công ty thực phẩm đồ uống sẽ ghi nhận tăng trưởng tích cực trong năm 2022. VNDS kỳ vọng các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống trong danh mục theo dõi sẽ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu 8,2% svck trong 2022, trong đó KDC và QNS có mức tăng trưởng ấn tượng nhất.
- VNDS ưa thích những công ty có vị thế dẫn đầu ngành, hệ thống phân phối rộng khắp và danh mục sản phẩm đa dạng, có thể nhanh chóng bắt kịp xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng. Dựa vào các tiêu chí trên, VNDS lựa chọn VNM, MCH và KDC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9947_none_VNDS_2021-12-31.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-