TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 3/7-6/7/2020

Lượt xem: 1305 | Ngày đăng: 06/07/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 03/07 -06/07:

  1. PVD: Ban lãnh đạo nhận thấy nhiều thách thức do Covid 19 (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  2. STK: Kế hoạch thận trọng khi dịch Covid 19 bắt đầu có tác động – Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  3. KDH: Kế hoạch lợi nhuận 2020 phù hợp với dự báo (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  4. PTB: Dịch covid 19 ảnh hưởng đến lợi nhuận – Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  5. BVH: Cập nhật ĐHCĐ: Lợi nhuận 2020 không có tăng trưởng (SSI) – Ngày 03/07/2020
  6. LPB: Cập nhật ĐHCĐ: Kế hoạch chuyển niêm yết sang sàn HSX, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài để tăng vốn điều lệ (SSI) – Ngày 03/07/2020
  7. VEA: (Phù hợp với thị trường, giá Target: 48.3K/cp): Kỳ vọng chuyển sàn giao dịch (SSI) – Ngày 03/07/2020
  8. ACV: (Khả quan, giá target: 68.6k/cp): Lỗ không năm trong kế hoạch (SSI) – Ngày 03/07/2020
  9. DRC: (Phù hợp thị trường, giá target: 21.800k/cp): Dịch covid 19 làm giảm sản lượng tiêu thụ (SSI) – Ngày 03/07/2020
  10. PLX: Kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (SSI) – Ngày 03/07/2020
  11. PVT: Cơ hội đi cùng với thách thức (SSI) – Ngày 03/07/2020
  12. LIX: Cập nhật ĐHCĐ (SSI) – Ngày 03/07/2020

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
  1. PVD: Ban lãnh đạo nhận thấy nhiều thách thức do Covid 19 (VCSC) – Ngày 03/07/2020

ĐHCĐ của Tổng CTCP Khoan và dịch vụ khoan dầu khí (PVD) Ban lãnh đạo thông báo đến cổ đông về triển vọng kinh doanh năm 2020, tiến độ liên quan đến hợp đồng dài hạn cho giàn khoan nước sâu (TAD) và thu hồi nợ xấu từ Tổng CT Thăm dò Khai thác Dầu khí Việt Nam (PVEP).

  • PVD đặt mục tiêu cho năm 2020 với doanh thu đạt 201 triệu USD (+7,1% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3 triệu USD (-64,5% YoY), dựa theo giá dầu ở mức 60 USD/thùng và trước khi bùng phát dịch COVID-19.
  • Ban lãnh đạo cho biết LNST sau lợi ích CĐTS sơ bộ trong 6 tháng đầu năm đạt 3,2 triệu USD, giả định PVD có thể thu hồi khoản nợ xấu 2 triệu USD từ PVEP vào cuối tháng 6. LNST sau lợi ích CĐTS sơ bộ 6 tháng đầu năm 2020 hoàn thành 47% dự báo cả năm của chúng tôi và nhìn chung phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
  • PVD đặt mục tiêu vốn XDCB năm 2020 là 39 triệu USD, trong đó 35 triệu USD cho việc đầu tư Bộ thiết bị khoan dầu (DES) cho hợp đồng TAD 10 năm tại Brunei, bắt đầu từ quý 3/2021.
  • Cổ đông thông qua kế hoạch tức cổ phiếu 10% cho năm 2019, dự kiến thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1YOpbAUeVnXCrvkwfoI61Fh0U4tQ2oAbB/view?usp=sharing 

  1. STK: Kế hoạch thận trọng khi dịch Covid 19 bắt đầu có tác động – Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 03/07/2020

ĐHCĐ tập trung vào các ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến KQKD quý 2/2020 của công ty và kế hoạch kinh doanh năm 2020 kém tích cực của STK, thấp hơn nhiều so với dự báo của VCSC. VCSC nhận thấy rủi ro điều chỉnh giảm dự báo hiện tại, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

  • Ban lãnh đạo ước tính doanh số của STK sẽ giảm 50%-60% YoY và lợi nhuận sẽ thấp trong quý 2/2020. Theo ban lãnh đạo, doanh thu 5 tháng đầu năm 2020 đã giảm 19% YoY (so với mức tăng 2% YoY trong quý 1/2020) do đà tiêu thụ hàng may mặc suy yếu tại Mỹ và EU bên cạnh giá bán trung bình (ASP) thấp hơn do có xu hướng tương tự giá dầu.
  • Trong năm 2020, STK đặt kế hoạch bao gồm doanh thu đạt 1,8 nghìn tỷ đồng (-19% YoY), lợi nhuận gộp đạt 260 tỷ đồng (-27% YoY) và LNST đạt 131 tỷ đồng (-39% YoY). Các mục tiêu này lần lượt thấp hơn 17%, 30% và 39% dự báo tương ứng của VCSC.
  • Các điều kiện tài chính của STK duy trì ổn định – hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt mạnh mẽ. ĐHCĐ thông qua cổ tức tiền mặt ở mức 1.500 đồng/CP (lợi suất 8,9%) cho năm tài chính 2019, sẽ được thanh toán trong năm 2020.
  • Dự án liên minh sợi – dệt – nhuộm – may đang đi đúng tiến độ. Theo ban lãnh đạo, đối tác may mặc của STK đang chuẩn bị xây dựng nhà máy. Khi đối tác này và đối tác sản xuất vải hoàn tất xây dựng cơ sở sản xuất, STK lúc đó sẽ xây dựng nhà máy của họ dự kiến bắt đầu trong năm 2021.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1UGJqYoZEBJioLvgGvQjnRm-E0MvEcS_y/view?usp=sharing

  1. KDH: Kế hoạch lợi nhuận 2020 phù hợp với dự báo (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  • Ban lãnh đạo đặt kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS 2020 ở mức 1,1 nghìn tỷ đồng (+20% YoY), chủ yếu được dẫn dắt bởi kế hoạch bàn giao dự án Safira và tiếp tục bán sản phẩm tại dự án Verosa Park. Ban lãnh đạo cho biết tiến độ bán hàng tích cực với số liệu mới nhất về tổng số lượng đã bán đạt 230 (so với mức 150 vào cuối 2019) tại dự án Verosa Park và 1.050 tại dự án Lovera Vista (so với 801 vào cuối 2019). Điều này là phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
  • Cổ đông thông qua (1) kế hoạch cổ tức năm tài chính 2019 bao gồm 500 đồng/CP (lợi suất 2,1%)cổ tức cổ phiếu 5%, và (2) kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng 5% (100 cổ phiếu hiện hữu được nhận 5 cổ phiếu mới).
  • Kế hoạch cổ tức năm tài chính 2020 được thông qua với tỷ lệ 10% mệnh giá.
  • Kế hoạch ESOP 2020 được thông qua với 8 triệu cổ phiếu sẽ được phát hành (chiếm 1,5% tổng số lượng cổ phiếu hiện hành) và giá phát hành 13.000 đồng/CP. Thời gian hạn chế giao dịch là 1 năm.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1-eUa6D-qeZkWDNDrCTzHVn95zO4WLGPJ/view?usp=sharing

  1. PTB: Dịch covid 19 ảnh hưởng đến lợi nhuận – Báo cáo ĐHCĐ (VCSC) – Ngày 03/07/2020
  • Trong năm 2020, PTB đặt kế hoạch doanh thu đạt 5,2 VND (-7%) và LNST 374 tỷ đồng (-18% YoY), thấp hơn lần lượt 5% và 18% dự báo tương ứng của VCSC.
  • Theo PTB, kế hoạch doanh thu giảm chủ yếu đến từ mức giảm 46% YoY trong doanh thu ôtô, trong khi lợi nhuận chủ yếu bị ảnh hưởng bởi mức giảm 22% trong LNTT mảng đá và khoản lỗ ròng nhỏ trong mảng đại lý ôtô.
  • KQKD sơ bộ 6 tháng 2020: doanh thu đạt 2,6 nghìn tỷ đồng (+1,5% YoY) và LNTT 185 tỷ đồng (-21% YoY), tương ứng với tăng trưởng doanh thu 3% và LN giảm 18% YoY trong quý 2/2020. KQKD kém tích cực này chủ yếu đến từ mảng đá và ôtô.
  • Cổ tức tiền mặt: ĐHCĐ thông qua chia cổ tức đợt 2 (thanh toán trong quý 3/2020) là 2.000 đồng/CP (lợi suất cổ tức 3,8%) trong năm 2019. Bao gồm cả khoản nay, PTB sẽ thanh toán tổng công 3.000 đồng/CP cho năm tài chính 2019 (lợi suất cổ tức 5,8%), vượt dự báo của chúng tôi là 1.000 đồng/CP.
  • Cổ tức 2020: 25% theo mệnh giá. Tỷ lệ giữa cổ tức tiền mặt và cổ phiếu sẽ được quyết định sau. Chúng tôi hiện đang dự phóng cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/CP cho năm 2020 (lợi suất cổ tức 1,9%).

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1MGDPLXqclHVfrZeEsxS3XCskzF2B2cvn/view?usp=sharing

  1. BVH: Cập nhật ĐHCĐ: Lợi nhuận 2020 không có tăng trưởng (SSI) – Ngày 03/07/2020

BVH tổ chức Đại hội cổ đông vào ngày 29/6/2020 và công bố một số thông tin mới:

  • Kế hoạch kinh doanh 2020 cẩn trọng. Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận không đổi trong năm 2020, lần lượt là 44,96 nghìn tỷ đồng và 1,18 nghìn tỷ đồng.
  • Cổ tức tiền mặt ở mức 8%. Cổ tức tiền mặt năm 2019 ở mức 8%, tương ứng tỷ suất cổ tức là 1,75%
  • Cập nhật KQKD 6T2020. Công ty chưa đưa ra ước tính lợi nhuận trước thuế 6T2020. Tuy nhiên, tổng doanh thu hợp nhất đạt khoảng 22,18 nghìn tỷ đồng (+6% YoY) và hoàn thành gần 50% kế hoạch năm.
  • Thay đổi thành viên HĐQT. Ông Nguyễn Đình An (hiện là Tổng giám đốc công ty TNHH Quản lý quỹ Bảo Việt) được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018- 2023 thay thế cho ông Nguyễn Minh Hoàng đã từ nhiệm từ tháng 2/2020
  • Ước tính lợi nhuận và định giá: Hiện tại, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng của BVH ở mức 50 nghìn tỷ đồng (+12,1% YoY) và 1.191 tỷ đồng (+0.25% YoY). Ở mức giá hiện tại, BVH đang giao dịch tại PB dự phóng 2020 và 2021 là 1,72x và 1,65x. SSI sẽ cập nhật giá mục tiêu trong báo cáo sắp tới sau khi công ty công bố KQKD Q2/2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1Hs0fITunmHFAapg_5apQYW6GqINdQvAk/view?usp=sharing

  1. LPB: Cập nhật ĐHCĐ: Kế hoạch chuyển niêm yết sang sàn HSX, tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài để tăng vốn điều lệ (SSI) – Ngày 03/07/2020
  • Kế hoạch chuyển niêm yết sang sàn HSX và tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài: LPB dự kiến sẽ hoàn tất việc chuyển niêm yết từ sàn UPCOM sang sàn HSX trong năm 2020. Trong khi đó, ĐHCĐ của LPB đã phê duyệt tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 5% như hiện nay lên 9,99%, mở đường cho việc thực hiện tăng vốn mới trong năm nay
  • Cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% và phát hành vốn mới: LPB sẽ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 10% cho năm 2019 từ lợi nhuận giữ lại
  • Kế hoạch lợi nhuận giảm do dịch Covid-19: LPB đặt kế hoạch cho tổng tài sản, tiền gửi từ khách hàng và tăng trưởng tín dụng cho năm 2020 lần lượt ở mức +3,9% YoY, +1,8% YoY và +10,7% YoY. Kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 1,7 nghìn tỷ đồng (-16,6% YoY) và giảm 23% so với kế hoạch trước dịch Covid-19
  • Định giá: Tại mức giá hiện tại là 8.200 đồng/cp, LPB đang giao dịch với hệ số P/E và P/B năm 2020 lần lượt ở mức 6,29 lần và 0,63 lần. SSI chưa tính đến kế hoạch phát hành tăng vốn mới trong việc định giá.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1wGM8hRdGbTK61VzOpfm5G6uoMzV-ph_j/view?usp=sharing

  1. VEA: (Phù hợp với thị trường, giá Target: 48.3K/cp): Kỳ vọng chuyển sàn giao dịch (SSI) – Ngày 03/07/2020

VEA tổ chức Đại hội cổ đông vào ngày 29/6/2020 và công bố một số thông tin mới sau:

  • Kế hoạch năm 2020 được phê chuẩn: kế hoạch doanh thu năm 2020 được phê duyệt ở mức 1.171 tỷ đồng (+71% YoY) và 6.741 tỷ đồng (-4% YoY) đối với công ty mẹ. Kế hoạch đã bao gồm khoản dự phòng 500 tỷ đồng cho các khoản cho vay chưa thể thu hồi.
  • Niêm yết trên sàn HNX: Vấn đề chuyển sản đã được thảo luận một lần nữa tại ĐHCĐ. Ban lãnh đạo dự kiến VEA sẽ có cơ hội được niêm yết trên sàn HNX trong năm nay, thay vì sàn HOSE.
  • Về hoạt động kinh doanh liên doanh: Ban lãnh đạo của VEA tin rằng các đối thủ cạnh tranh sẽ khó giành được thị phần ở thị trường xe máy của Honda. Đồng thời, việc giảm 50% phí trước bạ (có hiệu lực từ ngày 28/6/2020 đến ngày 31/12/2020 theo Nghị định 70/2020/NĐ-CP) sẽ thúc đẩy nhu cầu về xe ô tô xe lắp ráp trong nước, đây cũng là chính sách hỗ trợ cho thị trường ô tô nói chung trong quá trình phục hồi sau dịch COVID
  • Quan điểm và khuyến nghị: SSI duy trì ước tính trước đây đối với VEA. Doanh thu thuần ước tính đạt 4.508 tỷ đồng (+0,3% YoY) trong năm 2020 và 4.811 tỷ đồng (+6,7% YoY) trong năm 2021. Lợi nhuận ròng ước tính đạt 6.633 tỷ đồng (-9,4% YoY) trong năm 2020 và 7.177 tỷ đồng trong năm 2021.

SSI tiếp tục đưa ra khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG đối với cổ phiếu, với giá mục tiêu 1 năm là 48.300 đồng/cp (+11% so với giá hiện tại và +23% tổng lợi ích bao gồm lợi suất cổ tức là 12%), và SSI lặp lại khuyến nghị mua khi giá giảm.

  • Yếu tố làm tăng ước tính của SSI: Thị trường phương tiện giao thông phục hồi mạnh hơn ước tính của chúng tôi
  • Yếu tố làm giảm ước tính của SSI: Niềm tin của người tiêu dùng thấp, thu nhập thấp hơn do dịch Covid-19.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1l5kQg2K21aVf9z7eajh3um_Jj9mXyZHn/view?usp=sharing

  1. ACV: (Khả quan, giá target: 68.6k/cp): Lỗ không năm trong kế hoạch (SSI) – Ngày 03/07/2020
  • Kế hoạch năm 2020 được đặt ra và phê duyệt ở mức thận trọng: tổng doanh thu được đặt ở mức 11,3 nghìn tỷ đồng (-38% YoY) và lợi nhuận trước thuế được đặt ở mức 2 nghìn tỷ đồng (-80% YoY).
  • Q2/2020 có thể bị lỗ 400 tỷ đồng từ mảng kinh doanh cốt lõi (không bao gồm thu nhập tài chính), trong đó khoản lỗ khoảng 120 tỷ đồng trong riêng tháng 6. SSI tin rằng điều này là hợp lý khi hầu như không có hành khách nào trong tháng 4/2020, số lượng hành khách trong nước đã dần tăng trở lại vào tháng 5/2020 và chỉ đạt được số lượng như năm ngoái vào cuối tháng 6/2020
  • Chi phí đầu tư (CAPEX) sẽ bị hoãn để thích ứng với điều kiện mới về triển vọng ngành hàng không, nhưng các dự án chính vẫn tiến hành đúng tiến độ: 3 dự án trọng điểm sẽ được tiến hành đúng kế hoạch: Mở rộng khu vực T2 của sân bay Nội Bài (2020-2025); xây dựng khu vực mới T3 của sân bay Tân Sơn Nhất (2021-2023); và nhà ga quốc tế Phú Bài (2019-2021)
  • Kế hoạch cổ tức chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, vì vậy kế hoạch sẽ được phê duyệt bằng văn bản sau.
  • Tính khả thi của dự án sân bay Long Thành vẫn đang được xem xét. ACV dự kiến báo cáo khả thi cho dự án này sẽ được phê duyệt vào Q3/2020 và sau đó SSI mới có thể biết liệu ACV có phải là nhà đầu tư cho dự án này hay không.
  • Việc niêm yết lên sàn HOSE vẫn nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo. Công ty đặt mục tiêu niêm yết trên sàn HOSE càng sớm càng tốt, nhưng công ty cần giải quyết hai vấn đề lâu dài: chốt giá trị cổ phần hóa và giải quyết vấn đề khu bay.
  • Một vấn đề quan trọng khác là chính sách của khu bay vẫn đang được sửa đổi và chưa được hoàn thiện. ACV đang trình bày 2 phương án để vận hành khu bay:

(1)     Chính phủ giao ngắn hạn cho ACV (5 năm) để vận hành và duy trì khu bay.

(2)     Chính phủ chuyển khu bay sang cho ACV dài hạn bằng cách mua thêm cổ phần trong ACV.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1xxIFhPOkZfrMGGysFHIwnzWA7fDV7A_C/view?usp=sharing

  1. DRC: (Phù hợp thị trường, giá target: 21.800k/cp): Dịch covid 19 làm giảm sản lượng tiêu thụ (SSI) – Ngày 03/07/2020

DRC đã tổ chức ĐHCĐ vào ngày 24/6/2020 và dưới đây là những thông tin chính:

  • Kế hoạch năm 2020: Kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt ở mức 4,36 nghìn tỷ đồng (+8% YoY) và 280 tỷ đồng (-11% YoY). Kế hoạch này được đặt ra từ đầu năm 2020, khi tác động của COVID-19 được coi là không đáng kể.
  • Dịch Covid-19 làm giảm sản lượng tiêu thụ, cả doanh thu trong nước và xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu vận chuyển ảm đạm do chính sách giãn cách xã hội trên toàn thế giới.
  • EVFTA sẽ không có tác động lên DRC, vì công ty đã đưởng hưởng mức thuế nhập khẩu 0% tại thị trường Châu Âu.
  • Các cập nhật khác: Cổ đông lớn Vinachem sẽ đề xuất giữ nguyên tỷ lệ sở hữu tại DRC (51%). Ngoài ra, việc mở rộng công suất radial vẫn đang trì hoãn do điều kiện thị trường không thuận lợi
  • Quan điểm đầu tư: Hiện mức giá ngày 25/6/2020 là 19.400 đồng/cp, DRC đang giao dịch ở mức P/E và EV/EBITDA 2020 là 11,3 lần và 4,4 lần. Với P/E và EV/EBITDA mục tiêu là 9 lần và 4,5 lần bình quân năm 2020-2021, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 21.800 đồng/cp (bao gồm tỷ suất cổ tức là 7,7%), cao hơn 12% so với mức giá hiện tại

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1B5SmGmwDTqCO-xYMC-MV24QHYPD9EGA4/view?usp=sharing

  1. PLX: Kế hoạch kinh doanh thận trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 (SSI) – Ngày 03/07/2020
  • Việc kế hoạch kinh doanh năm 2020 giảm đáng kể do dịch Covid-19 đã phản ánh vào giá: Năm 2020, doanh thu của PLX dự kiến giảm 36% YoY đạt 122 nghìn tỷ đồng, với kế hoạch tổng sản lượng tiêu thụ xăng dầu là 11,5 triệu m3/tấn (-17% YoY), lợi nhuận trước thuế năm 2020 là 1,57 nghìn tỷ đồng, giảm đáng kể -72% YoY.
  • Kế hoạch thoái vốn nhà nước và bán cổ phiếu quỹ: Theo Quyết định số 1232/QĐ/TTG của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, chính phủ có kế hoạch thoái vốn từ 75,9% xuống 51% trong giai đoạn 2017-2020. Việc thoái vốn có thể bị hoãn đến năm 2020-2021. Tuy nhiên, kế hoạch cụ thể vẫn chưa được hoàn tất.
  • Thoái vốn khỏi PGbank và Pjico: Về việc thoái vốn của PLX khỏi PG Bank, kế hoạch sáp nhập của PG Bank và HD Bank chưa được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt chính thức.
  • Kế hoạch của PLX đối với việc sáp nhập HDB: PLX có thể phải tìm một cách khác để thực hiện việc thoái vốn, nếu thỏa thuận không được phê duyệt sau một thời gian nhất định. Nếu được phê duyệt, SSI tin rằng PLX sẽ có khoản lãi khoảng 640 tỷ đồng (tương đương 37% lợi nhuận trước thuế của năm 2020)
  • Kế hoạch của PLX đối với việc thoái vốn khỏi Pjico: PLX đang đánh giá tỷ lệ sở hữu tối ưu của công ty tại PJico và sẽ trình Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước (CMSC) phê duyệt
  • Kết quả kinh doanh sơ bộ trong Q2/2020: Theo ước tính sơ bộ của PLX, hoạt động kinh doanh xăng dầu có thể đạt lợi nhuận 350 tỷ đồng trong Q2/2020, bao gồm khoản hoàn nhập khoảng 90% dự phòng hàng tồn kho trong Q1/20, tương đương với khoảng 1,4 nghìn tỷ đồng, nhờ giá dầu phục hồi
  • Kế hoạch phát triển dịch vụ bán lẻ: PLX sẽ hợp tác với JX để phân loại các cửa hàng bán lẻ về quy mô, địa điểm, … và xác định mô hình tối ưu cho từng danh mục để phát triển trong những năm tới.
  • Cổ tức và quỹ khen thưởng phúc lợi: Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt cho năm 2019 là 30%, trong đó 20% đã được trả trước trong tháng 3/2020. Trong năm 2020, tỷ lệ cổ tức ít nhất là 12% bằng tiền mặt, tương đương tỷ suất cổ tức là 3%

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/15zQ9CFvDGxXIF8lzyJaTIHevBxKv22jl/view?usp=sharing

  1. PVT: Cơ hội đi cùng với thách thức (SSI) – Ngày 03/07/2020
  • Kế hoạch doanh thu năm 2020: Doanh thu hợp nhất 2020 theo kế hoạch là 6,2 nghìn tỷ đồng, -23% YoY và lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch giảm -45,8% YoY, đây là một kế hoạch cẩn trọng. Lợi nhuận trước thuế 6T2020 ước tính đạt 360 tỷ đồng, -33% YoY, do nhu cầu các sản phẩm xăng dầu giảm và sản lượng từ BSR giảm.
  • PVT cũng đang ở giữa chu kỳ đầu tư (2018-2020) đây là một kế hoạch dài hạn để sinh lời. Cụ thể, kế hoạch capex năm 2020 ấn tượng ở mức 300 triệu USD, do công ty đặt mục tiêu tăng cường sức mạnh và mở rộng đội tàu để cạnh tranh hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế. Cùng với nhu cầu dầu thế giới giảm, cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu PVT

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1mK94GL0U59LaQ8xqrtn32UUiLoEGU8PM/view?usp=sharing

  1. LIX: Cập nhật ĐHCĐ (SSI) – Ngày 03/07/2020
  • Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm khả quan. Trong Q1/2020, nước rửa tay On1 ra đời trong bối cảnh dịch bệnh Covid đã giúp doanh thu tăng trưởng mạnh 54% YoY. Đồng thời giá dầu giảm mạnh giúp giá nguyên liệu chính là LAS và hương liệu giảm, biên lợi nhuận tăng mạnh lên mức 34,8%.
  • Doanh thu 6 tháng 2020 dự kiến đạt 1.516 tỷ đồng (+26,8% YoY) và LNTT đạt 140 tỷ đồng (+35% YoY). Riêng Q2/2020, doanh thu đạt 636 tỷ đồng (+2% YoY) và LNTT đạt 60 tỷ (+7% YoY) do nhu cầu nước rửa tay On1 không nhiều và các nhà phân phối, siêu thị đang bán hàng tồn từ Q1/2020.
  • KẾ HOẠCH 2020 VÀ ĐIỂM NỔI BẬT TẠI ĐẠI HỘI:
  • Doanh thu kế hoạch 2020 dự kiến đạt 2.772 tỷ đồng (+10% YoY) và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 230 tỷ (+2% YoY). Trong đó, (1) Bột giặt tăng trưởng nhẹ 2% YoY; (2) Chất tẩy rửa lỏng tăng trưởng 14-15% YoY, trong đó tăng trưởng mạnh từ nước rửa tay On1 trong Q1/2020 từ nhu cầu tăng mạnh từ dịch Covid 19; (3) Hoạt động gia công duy trì mức tăng trưởng 5% doanh thu. Giá nguyên vật liệu dự kiến giảm giúp biên lợi nhuận gộp duy trì mức cao trên 22%.
  • Kế hoạch đầu tư nâng công suất chất tẩy rửa lỏng từ 60.000 tấn/năm lên 150.000 tấn/năm tại Chi nhánh Bình Dương với giá trị đầu tư 52 tỷ đồng chủ yếu thay bồn nấu, dự kiến thời gian đạt tối đa công suất mới trong 4 năm.
  • Hoàn thiên bộ sản phẩm cho dòng On1: Trong năm 2020, LIX hoàn thành nước rửa tay, nước giặt, nước tẩy, nước xịt thơm quần áo với nhãn hiệu On1 – nhãn hiệu cao cấp của LIX
  • Dự kiến chi phí quảng cáo trong năm 2020 là 20 tỷ đồng (+30% YoY).
  • Cổ tức 2020 dự kiến duy trì mức 30% bằng tiền mặt. Tỷ suất cổ tức đạt 5,4%

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1mK94GL0U59LaQ8xqrtn32UUiLoEGU8PM/view?usp=sharing

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN