TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 31/8-5/9/2020

Lượt xem: 2672 | Ngày đăng: 05/09/2020 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 31/08 -05/09:

  1. Báo cáo cập nhật nhóm Tập đoàn An Phát – SBSI – Ngày 03/09/2020
  2. MWG [MUA +94,9%] – Lợi nhuận tăng trưởng nhờ chuỗi điện máy, bách hóa – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  3. CII [MUA +46,6%] – Mảng BĐS sẽ dẫn dắt tăng trưởng 2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  4. NLG [MUA +40,5%] – Diễn biến bán hợp đồng cao trong 6 tháng cuối năm 2020; dự án Akari City dẫn dắt lợi nhuận 2021 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020.
  5. NT2 [MUA +31,3%] – Giá PPA giữ nguyên trong năm 2020 hỗ trợ cổ tức tiền mặt – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  6. VHC [MUA +26,9%] – Mảng cá fillet tiếp tục phục hồi; mảng collagen và gelatin tỏa sáng – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  7. POW [MUA +24,5%] – Chờ đợi kết quả đánh giá lại hợp đồng PPA tại nhà máy Cà Mau – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  8. PC1 [MUA +22,0%] – Các dự án điện gió sẵn sàng động thổ trong quý 3/2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  9. KDH (MUA, + 21.4% Giá mục tiêu: 29.800 Đồng/cp): Triển vọng khả quan với doanh số bán lũy kế vượt trội – SSI – Ngày 01/09/20
  10. DCM [Mua 19%] – Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu DCM – PSI – Ngày 03/09/2020 – VCSC – Ngày 03/09/2020
  11. PVS [KHẢ QUAN +16,5%] – Thách thức trong ngắn hạn, nhưng triển vọng cổ tức khả quan – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  12. PLC (KHẢ QUAN +15%, Giá mục tiêu: 23.700 Đồng/cp): Điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận nhờ kết quả kinh doanh Q2 tốt hơn kỳ vọng – SSI – Ngày 29/08/2020
  13. VEA [KHẢ QUAN +14,9%] – Dịch COVID-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đà phục hồi doanh số ô tô và xe máy – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  14. PVT [Khả Quan 12%] – Khuyến nghị khả quan đối với PVT với giá mục tiêu 12.767 đồng/CP – PSI – Ngày 03/09/2020
  15. SAB [KHẢ QUAN +10,5%] – Tiếp tục đà phục hồi – Cập nhật – SSI – Ngày 04/09/2020
  16. NKG [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +9,7%] – Giá HRC thuận lợi hỗ trợ lợi nhuận trong nửa cuối năm – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  17. HSG [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +7,3%] – Biên LN ổn định, chi phí lãi vay giảm trong quý 4 năm tài chính 2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  18. PVI [Phù hợp thị trường 5%] – Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVI – PSI – Ngày 03/09/2020
  19. DPM [PHTT +3,3%] – Nỗ lực cắt giảm chi phí nhằm ứng phó với cước phí vận chuyển khí cao hơn trong tương lai – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  20. VJC [PHTT -9,6%] – Triển vọng phục hồi gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài – Cập nhật- VCSC – Ngày 04/09/2020
  21. NVL [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG -9,9%] – Dự án Aqua City dẫn dắt tăng trưởng doanh số bán theo hợp đồng trong trung hạn – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020
  22. FRT [KÉM KHẢ QUAN -17,0%] – Triển vọng mảng ĐTDĐ vẫn còn thách thức – Cập nhật – VCSC – Ngày 04/09/2020
  23. HVN [KÉM KHẢ QUAN -19,5%] – Triển vọng tiêu cực khi làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 xuất hiện – Cập nhật – VCSC – Ngày 04/09/2020

 

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1. Báo cáo cập nhật nhóm Tập đoàn An Phát – SBSI – Ngày 03/09/2020

a. AAA [Mua 148%] – Sản lượng duy trì tăng trưởng 5% bất chấp dịch bệnh

  • Nhìn vào sản lượng sản xuất 6T/2020 ta có thể thấy hoạt động sản xuất của AAA vẫn duy trì ổn định và không bị ảnh hưởng với dịch Covid như các doanh nghiệp khác. Trong năm 2020, SBSI dự phóng AAA đạt doanh thu 9.549 tỷ đồng (+3,1% yoy), LNST đạt 518 tỷ đồng (+5,5% yoy), hoàn thành 94,2% kế hoạch năm. Năm 2021, với 4 điểm nhấn trong hoạt động kinh doanh, SBSI dự phóng LNST công ty mẹ sẽ tăng mạnh 35,7% lên 677 tỷ đồng, EPS 2021 đạt 3.205 VNĐ/CP.

b. CTCP NHỰA HÀ NỘI – NHH [Mua 47.1%]

  • SBSI cho rằng 6 tháng cuối năm 2020 NHH sẽ tăng công suất để bù đắp cho các đơn hàng bị gián đoạn đầu năm. Năm 2021 sẽ là điểm rơi lợi nhuận của các dự án mở rộng công ty khuôn và M&A công ty An Cường Plastic. Doanh thu ước tính 2020 đạt 1.681 tỷ, tăng 36,4 % yoy, Lợi nhuận đạt mức 121 tỷ yoy. Năm 2021, các nhà máy An Trung Industries, VMC, VAPA tăng công suất cùng với sự đóng góp của ACP, doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng vượt bậc, đạt 2.551 tỷ doanh thu và 196 tỷ lợi nhuận, EPS ước đạt 5.684 đồng/cp

c. HII [Mua 36.5 %] – Lợi nhuận giảm do thiếu vắng lợi nhuận tài chính từ thoái vốn công ty con

  • Về ngắn hạn, với giá hạt nhựa đã phục hồi trong tháng 7,8, SBSI dự phóng doanh thu cả năm 2020 đạt 5.053 tỷ đồng (+9,1% yoy), lợi nhuận sau thuế đạt 62 tỷ đồng (+14,8% yoy). Trong năm 2021, SBSI dự kiến lợi nhuận HII sẽ tăng 56% so với dự phóng 2020 và đạt 158 tỷ đồng, doanh thu tăng 10%.

d. CTCP TẬP ĐOÀN AN PHÁT HOLDINGS – APH [Mua -4%]

  • SBSI dự phóng kết quả APH trong năm 2020 dựa trên cơ sở sản lượng mảng bao bì tiếp tục tăng, doanh thu BĐS ghi nhận vào cuối năm và mảng nhựa kỹ thuật tăng sản lượng bù đắp các đơn hàng gián đoạn đầu năm. Từ năm 2021, triển vọng tích cực từ nhu cầu sản phẩm tự hủy sinh học và dự án PBAT sẽ thúc đẩy lợi nhuận mảng bao bì, mảng BĐS KCN tiếp tục với dự án BĐS KCN An Bình Quốc Tuấn và mảng nhựa kỹ thuật tăng trưởng nhờ vào nhu cầu linh kiện nhựa từ các hãng điện, điện tử. Do đó, năm 2020, SBSI ước tính doanh thu APH đạt 11.138 tỷ đồng (+17,1% yoy), LNST đạt 468 tỷ đồng (-34,3%) và năm 2021 doanh thu và LNST lần lượt đạt 14.262 tỷ đồng, 759 tỳ đồng tương đương tăng 28% và 62,2% so với dự phóng 2020.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/16_ucdkJ_tvd7hvJM07itNPktkoXxudVq/view?usp=sharing

2. MWG [MUA +94,9%] – Lợi nhuận tăng trưởng nhờ chuỗi điện máy, bách hóa – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA khi cho rằng khả năng triển khai kinh doanh mạnh mẽ của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận sau năm 2020 – dù rủi ro tiêu dùng không thiết yếu suy yếu.
  • VCSC giảm giá mục tiêu thêm 4% chủ yếu do VCSC đã ghi nhận đầy đủ hơn tác động pha loãng từ phát hành ESOP hàng năm đối với cổ đông hiện hữu. Giá mục tiêu của VCSC phần nào được hỗ trợ từ việc VCSC dự phóng việc triển khai các cửa hàng DMX siêu nhỏ (mô hình điện máy mới), sẽ thúc đẩy việc hợp nhất thị phần của MWG – đặc biệt tại các khu vực nông thôn, có thu nhập thấp.
  • VCSC tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 3% nhờ việc ghi nhận mô hình DMX siêu nhỏ kể trên, phần nào bị ảnh hưởng bởi chi phí HĐKD dự phóng cao hơn cho BHX (siêu thị mini).
  • BHX: VCSC ước tính khoản lỗ ròng sẽ tăng từ khoảng 1,1 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 lên 1,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 do chi phí logistics liên quan đến việc tăng độ phủ địa lý. VCSC dự báo khoản lỗ ròng sẽ giảm còn 407 tỷ đồng trong năm 2021 khi VCSC kỳ vọng BHX sẽ đạt điểm hòa vốn lợi nhuận trong năm 2021 nhờ mở rộng biên lợi nhuận gộp và tối ưu hóa chi phí.
  • Yếu tố hỗ trợ: triển khai các cửa hàng DMX siêu nhỏ nhanh hơn dự kiến; doanh số/cửa hàng cao hơn của BHX nhờ nâng cấp cửa hàng; triển khai thành công BHX online và mảng kinh doanh ở nước ngoài.
  • Rủi ro cho quan điểm của VCSC: triển khai cửa hàng và tiến độ sinh lời của BHX chậm hơn dự kiến; chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến cho ĐTDĐ và điện máy.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1uNPejbn3dsewhlrNIQQXVI7Pxf-eX1xx/view?usp=sharing

3. CII [MUA +46,6%] – Mảng BĐS sẽ dẫn dắt tăng trưởng 2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) và duy trì giá mục tiêu 24.900 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 46,6%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,7%.
  • VCSC dời giả định thời gian bàn giao của dự án 152 Điện Biên Phủ và D’verano (Lakeview 3) bắt đầu trong năm 2021 so với 2020 trước đây, được bù đắp bởi dự báo bàn giao tăng tốc từ dự án Diamond Riverside và dự án Sơn Tịnh trong năm 2020-2021 so với giả định trước đây bàn giao trong năm 2020-2022.
  • Ngoài ra, giả định của VCSC về thời gian bắt đầu thực hiện thu phí dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội được chuyển sang tháng 11/2020 so với đầu quý 3/2020 như trước đây, được bù đắp bởi mức phí cao hơn so với kỳ vọng trước đây tại dự án này.
  • Sau khi điều chỉnh các giả đinh ở trên, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021 thêm 1,4%/35%, trong khi điều chỉnh giảm 6% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2022.
  • Trong năm 2020, VCSC dự báo doanh thu đạt 5,2 nghìn tỷ đồng (+190% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS 535 tỷ đồng (+173% YoY). Các kết quả tích cực này chủ yếu được dẫn dắt bởi (1) kỳ vọng của VCSC về bàn giao các dự án BĐS trong 6 tháng cuối năm 2020 và (2) lãi tài chính từ chuyển nhượng cổ phần trong dự án Riverpark giai đoạn 1 (phần lớn khoản lãi đã được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2020).
  • VCSC dự báo tăng trưởng 9,5% YoY LNST sau lợi ích CĐTS 2021 đạt 585 tỷ đồng, chủ yếu đến từ đóng góp cả năm của dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội. Trong khi đó, VCSC kỳ vọng mức tăng mạnh 150% YoY trong dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2022 đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến từ chuyển nhượng cổ phần tại dự án Riverpark giai đoạn 2 tại quận 2, TP. HCM.
  • VCSC tiếp tục kỳ vọng CII sẽ hưởng lợi từ dòng tiền ổn định đến từ các dự án BOT trong khi ghi nhận tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận từ các dự án BĐS nhà ở.
  • Rủi ro: trì hoãn dự án; tiếp tục trì hoãn thanh toán cổ tức nhằm tài trợ vốn XDCB.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1i7Jt7h6xwFj6ywk4F-uYC0zlyg8FRMCz/view?usp=sharing

4. NLG [MUA +40,5%] – Diễn biến bán hợp đồng cao trong 6 tháng cuối năm 2020; dự án Akari City dẫn dắt lợi nhuận 2021 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP Đầu tư Nam Long (NLG) và giá mục tiêu 37.500 đồng/CP.
  • VCSC giảm 4% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 đạt 871 tỷ đồng (-9% YoY) chủ yếu do KQKD thấp hơn dự kiến trong 6 tháng 2020 từ dự án Flora Novia và Mizuki Park giai đoạn 1.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021 sẽ tăng 39% so với 2020 đạt 1,2 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu đến được dẫn dắt bởi (1) kế hoạch bàn giao ~1.800 căn hộ tại dự án Akari City giai đoạn 1 và ~750 căn tại dự án Southgate giai đoạn 1 cũng như (2) ghi nhận doanh số bán cổ phần tại dự án Akari City giai đoạn 1.
  • VCSC nâng giá trị bán theo hợp đồng dự phóng 2020 tăng 14% đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (-16% YoY) chủ yếu do điều chỉnh tăng dự phóng cho dự án Southgate giai đoạn 1 và Mizuki Park giai đoạn 2 khi sự phục hồi trong diễn biến bán hợp đồng là cao hơn dự báo trước đây của VCSC.
  • VCSC duy trì quan điểm rằng dự báo thấp trong năm 2020 chỉ là diễn biến tạm thời thay vì đến từ các vấn đề nền tảng cơ bản của NLG. Do đó, VCSC duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) trong giai đoạn 2019-2022 đạt 20% trong giá tri bán theo hợp đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 14%.
  • VCSC cho rằng định giá của NLG là hấp dẫn với P/E 2020/2021 đạt 8,0/5,8 lần và PEG 2019- 2022 đạt 0,5, dựa theo dự báo của VCSC. Giá cổ phiếu của công ty đã tăng 20% trong 3 tháng qua nhờ tâm lý tích cực đền từ sự phục hồi khả quan trong doanh số bán hợp đồng sau các gián đoạn kinh tế do dịch COVID-19 trong tháng 4.
  • Rủi ro cho quan điểm của VCSC: tiếp tục trì hoãn mở bán các lô tiếp theo cho dự án Akari City và Mizuki Park.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1ENgEqOmp5gUzG1miQR38dy8jcefpDrel/view?usp=sharing

5. NT2 [MUA +31,3%] – Giá PPA giữ nguyên trong năm 2020 hỗ trợ cổ tức tiền mặt – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) nhưng giảm giá mục tiêu 1% còn 26.200 đồng/CP.
  • Dựa theo trao đổi gần nhất của VCSC với NT2, VCSC hiện giả định giá hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ không giảm trong năm 2020 trong khi dự báo mức giảm khoảng 47 đồng/kWh trong giai đoạn 2021-2024 so với giả định trước đây là giảm 20 đồng/kWh trong giai đoạn 2020- 2021 và giảm thêm 30 đồng/kWh trong giai đoạn 2022-2024.
  • Do đó, VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 10,6%, giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 thêm 11,4% và tăng dự báo LNST năm 2022/2023/2024 thêm lần lượt 4,0/3,4/0,3%.
  • Tuy nhiên, VCSC duy trì giả định cổ tức tiền mặt ở mức 2.300 đồng/CP (lợi suất 11%) trong năm 2020 và giả định cổ tức tiền mặt tăng từ năm 2021 trở đi.
  • Dựa theo dự báo của VCSC, NT2 hiện được giao dịch tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020 là 4,4 lần so với trung vị trượt của các công ty cùng ngành trong khu vực là 9,4 lần cho các nhà máy điện riêng lẻ và 8,2 lần cho các tập đoàn sản xuất điện. Công ty cũng có mức lợi suất cổ tức hấp dẫn đạt 11% so với trung vị các công ty cùng ngành trong khu vực là 2,4% cho các nhà máy điện riêng lẻ và 4,3% cho các tập đoàn sản xuất điện.
  • Rủi ro: giá PPA cố định giảm mạnh hơn dự kiến và giá khí cao hơn dự kiến bắt đầu từ năm 2021

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1-VMXISwg-XYx0gdGH8RcsbNUYfxYhxrJ/view?usp=sharing

6. VHC [MUA +26,9%] – Mảng cá fillet tiếp tục phục hồi; mảng collagen và gelatin tỏa sáng – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị MUA và nâng giá mục tiêu thêm 18% cho CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) khi VCSC kỳ vọng mảng fillet cá tra khi bước vào chu kỳ tăng trưởng mới sau hơn một năm suy giảm trong khi mảng kinh doanh collagen và gelatin (C&G) có biên LN cao (dự kiến chiếm 45% LNST sau lợi ích CĐTS 2021) có triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ.
  • VCSC nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 thêm lần lượt 1%/18%/18% khi KQKD 6 tháng 2020 cho thấy giá bán trung bình của C&G và sản lượng fillet cao hơn kỳ vọng trước đây của VCSC, giúp bù đắp cho tiến độ vận hành công suất C&G mới chậm hơn (dự kiến trong tháng 10 so với tháng 8/2020 trước đây) và giá bán trung bình fillet thấp hơn.
  • VCSC dự phóng EPS cốt lõi sẽ giảm 18% YoY trong năm 2020 – do nhu cầu thấp hơn cho fillet do dịch COVID-19 – trước khi tăng mạnh 57%/15% YoY trong năm 2021/2022 nhờ sự phục hồi nhu cầu cá tra và đóng góp từ C&G gia tăng.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng với P/E 2021 của VHC đạt 6,7 lần – thấp hơn so với trung bình P/E trượt 5 năm là 7,2 lần.
  • Rủi ro cho quan điểm của VCSC: Trung Quốc thắt chặt các quy định nhập khẩu do lo ngại lây lan dịch COVID-19 từ thủy hải sản nhập khẩu; thị phần và biên LN tại Mỹ thấp hơn dự kiến do cạnh tranh với các đối thủ mới.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1WRmA0whY3EndzMLSvBTz4V8D7ohD53u5/view?usp=sharing

7. POW [MUA +24,5%] – Chờ đợi kết quả đánh giá lại hợp đồng PPA tại nhà máy Cà Mau – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2% nhưng duy trì khuyến nghị MUA dánh cho Tổng CT Điện lực Dầu khí (POW). VCSC cho rằng POW không những là cơ hội đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh dự báo thiếu hụt điện tại Việt Nam nhờ danh mục điện lớn và chất lượng cao của công ty, mà còn là một công ty được hưởng lợi từ xu hướng chuyển đổi sang Khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ củng cố kế hoạch tăng trưởng công suất của POW thông qua các nhà máy điện khí Nhơn Trạch 3 và 4.
  • Giá mục tiêu của VCSC được điều chỉnh giảm chủ yếu do VCSC cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) với số dư nợ ròng quý 2/2020 cao hơn 25% so với báo cáo trước đây. Dự báo của VCSC cho tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2020-2029 gần như không đổi. VCSC duy trì chiết khấu 15% cho giá mục tiêu của VCSC do quá trình đánh giá lại hợp đồng mua bán điện (PPA) cho nhà máy Cà Mau vẫn đang tiếp diễn.
  • VCSC điều chỉnh tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 thêm 0,4% nhờ giá PPA cao hơn tại NT2 một phần bù đắp cho dự báo sản lượng giảm tại nhà máy NT1 và 2 nhà máy thủy điện.
  • VCSC tiếp tục dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của POW sẽ giảm 27% YoY trong năm 2020 do hiệu suất hoạt động thấp hơn tại NT1 và lợi nhuận thấp hơn tại nhà máy Cà Mau do giá PPA mới và dự phòng nợ xấu.
  • VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ 45% chủ yếu do lượng điện bán hợp đồng cao hơn cho nhà máy NT1, sự hồi cả năm của các nhà máy thủy điện và không có lỗ bất thường.
  • Rủi ro: Giá PPA thuận lợi tại nhà máy Cà Mau

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/142dbs_jc3yf0KpLjiCm6q0Zr_cMvSG14/view?usp=sharing

8. PC1 [MUA +22,0%] – Các dự án điện gió sẵn sàng động thổ trong quý 3/2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC nâng giá mục tiêu thêm 1% và duy trì khuyến nghị MUA dành cho PC1. VCSC cho rằng PC1 là cổ phiếu hấp dẫn để đầu tư vào xu hướng chuyển đổi đến năng lương tái tạo do 3 dự án điện gió của công ty chuẩn bị đi vào hoạt động vào cuối năm 2021.
  • VCSC nâng giá mục tiêu vì VCSC dự phóng thêm doanh từ mảng BĐS sau năm 2022, tương ứng với kế hoạch của PC1 đưa mảng BĐS thành mảng kinh doanh cốt lõi trong tương lai, một phần bị ảnh hưởng bởi lợi nhuận thấp hơn từ mảng xây lắp điện và tỷ lệ sở hữu thấp hơn tại 3 dự án điện gió sắp tới của PC1.
  • Tương ứng, VCSC điều chỉnh giảm 3%/3%/9% LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 và nâng LNST sau lợi ích CĐTS mục tiêu 2023/2024 thêm 10%/30%.
  • VCSC dự báo EPS dự phóng 2020 sẽ tăng 18% nhờ bàn giao dự án BĐS Thanh Xuân giúp bù đắp cho lợi nhuận giảm của các mảng khác. VCSC dự phóng tăng trưởng EPS 10% trong năm 2021 nhờ lượng mưa phục hồi cả năm giúp hỗ trợ mảng thủy điện của PC1.
  • Giá mục tiêu chung của VCSC (DCF 70%: P/E 30%) tăng 1% khi định giá theo DCF tăng 4% nhờ dự báo trong trung hạn cao hơn (do doanh thu mảng BĐS cao hơn), trong khi định giá P/E giảm 10% do VCSC điều chỉnh giảm LN cốt lõi/điều chỉnh dự phóng 2020-2021.
  • Rủi ro: rủi ro thực hiện liên quan đến việc PC1 tham gia vào mảng điện gió.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1QgBifevJwRRQBumudSxyUewJCzcO8gIw/view?usp=sharing

9. KDH (MUA, + 21.4% Giá mục tiêu: 29.800 Đồng/cp): Triển vọng khả quan với doanh số bán lũy kế vượt trội – SSI – Ngày 01/09/20

  • Doanh thu của KDH trong quý 2/2020 tiếp tục tăng trưởng mạnh, vượt xa các đối thủ cạnh tranh với mức tăng ngoạn mục đạt 784 tỷ đồng +92% YoY. Tuy nhiên, SSI sẽ tiếp tục theo dõi xem KDH có thể duy trì tăng trưởng vượt trội trong tương lai không. Kết quả này đạt được do tiếp tục ghi nhận các căn biệt thự được giao tại dự án Verosa so với mức cơ sở thấp của năm ngoái.
  • Lợi nhuận trước thuế (LNTT) cũng tăng đạt 322 tỷ đồng (+110% YoY). Tính đến nay, công ty đã hoàn thành 37% kế hoạch năm về lợi nhuận. Do LNTT quý 2 sát với ước tính của SSI, SSI duy trì dự báo doanh thu thuần năm 2020 đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+ 26% YoY) và lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) là 1,1 nghìn tỷ đồng (+20% YoY) đến từ việc bàn giao phần còn lại của dự án Verosa Park và Safira vào cuối năm nay.
  • Năm 2021, SSI dự báo lợi nhuận KDH sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh với ước tính lợi nhuận ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) là 1,35 nghìn tỷ đồng (+ 22% YoY), nhờ bàn giao đúng hạn các dự án chung cư như Lovera Vista, Safira và một phần nhỏ từ dự án thấp tầng Armena chuẩn bị được triển khai.
  • SSI duy trì khuyến nghị MUA đối với KDH nhờ số lượng doanh số bán lũy kế đã thu tiền đạt 3,8 nghìn tỷ đồng (+40% so với năm 2019) từ các dự án hiện tại như Lovera Vista và Safira, điều này sẽ đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận trong năm tới. Thêm vào đó, KDH cũng sở hữu quỹ đất sạch (650 ha) tại TP.HCM, một trong những quỹ đất lớn nhất so với các chủ đầu tư niêm yết khác ở miền Nam. Với tiềm năng mạnh mẽ này, SSI điều chỉnh tăng 7% giá mục tiêu 1 năm lên 29.800 đồng (tăng 21,4% so với giá hiện tại) dựa trên phương pháp RNAV, để phản ánh đầy đủ giá trị tiềm năng của 2 dự án mới của KDH (Amerna và Clarita)

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/13g46qKAcBPdBll2iJs7N-GYCciyXu63L/view?usp=sharing

10. DCM [Mua 19%] – Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu DCM – PSI – Ngày 03/09/2020 – VCSC – Ngày 03/09/2020

KẾT QUẢ KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020

  • Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 3,276.4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 359.9 tỷ đồng, lần lượt giảm 4.9% và tăng 19.9% so với 6 tháng đầu năm 2019.
  • Năm nay DCM đặt kế hoạch thận trọng do bắt đầu triển khai kinh doanh sản phẩm NPK với lợi nhuận sau thuế kế hoạch là 51,91 tỷ. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm doanh nghiệp đã hoàn thành gấp gần 7 lần kế hoạch lợi nhuận.

CẬP NHẬT ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG 2020

  • PSI đánh giá thận trọng cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2020 do những yếu tố biến động khó lường của thị trường nông nghiệp mặc dù doanh nghiệp có thể hưởng lợi nhờ giá khí đầu vào thấp.
  • Doanh thu thuần 2020 dự phóng đạt 7.291 tỷ đồng (+1.6% TH 2019) chủ yếu do ảnh hưởng biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn trong 6 tháng đầu năm và dự kiến nhà máy sẽ dừng bảo dưỡng theo kế hoạch dừng cấp khí của hệ thống PM3 – Cà Mau trong Quý 3.
  • Lợi nhuận trước thuế 2020 đạt 721,8 tỷ (+155% TH 2019) chủ yếu nhờ giá khí đầu vào vẫn ở mức thấp trong khi chi phí nguyên liệu đang chiếm từ 55 – 60% giá vốn. Kịch bản được xây dựng trên cơ sở giá dầu trung bình trong năm 2020 đạt mức 40 – 45 USD/thùng

HƯỞNG LỢI NẾU LUẬT THUẾ GTGT ĐƯỢC THÔNG QUA

  • Nghị trình thảo luận Kỳ họp thứ 10, quốc hội khóa XIV sắp tới đây (từ 19/10 – 12/11/2020) chưa đưa sửa đổi Luật thuế vào nội dung thảo luận. Do đó, thời điểm sớm nhất thông qua luật sửa đổi có thể phải từ năm 2021 trở đi
  • Dự kiến nếu được thông qua, DCM có thể tiết kiệm 300 – 350 tỷ đồng tiền thuế GTGT. Khoản này giúp cải thiện biên lợi nhuận gộp tăng khoảng 4 – 5% và biên lợi nhuận thuần tăng từ 3 – 4%. Do đó, VCSC đánh giá EPS của doanh nghiệp có thể cải thiện lên mức 1,150 – 1,250 VNĐ/cp.
  • Tương ứng với dải P/E lịch sử của DCM từ khi niêm yết đến nay, giá phù hợp của DCM có thể dao động trong khoảng 9.375 đồng/cp – 16.875 đồng/cp

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1tQVx09qxau0j3vXi7ptO9-7gj4dal-go/view?usp=sharing

11. PVS [KHẢ QUAN +16,5%] – Thách thức trong ngắn hạn, nhưng triển vọng cổ tức khả quan – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) trong khi giảm giá mục tiêu thêm khoảng 6%. Trong khi VCSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận năm 2020, VCSC giảm dự báo lợi nhuận thêm khoảng 11% trong năm 2021 và trung bình 4,5% trong giai đoạn 2022-2024 khi VCSC nhận thấy dịch COVID-19 có khả năng ảnh hưởng tiến độ đấu thầu hợp đồng mới trong năm 2021.
  • VCSC kỳ vọng EPS cốt lõi năm 2020/2021 giảm 29,8%/4,4% YoY do lợi nhuận từ mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) giảm và giá thuê ngày của FPSO Ruby thấp hơn.
  • VCSC kỳ vọng triển vọng phục hồi với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 14,2% trong giai đoạn 2020-2024, đến từ lượng backlog mảng M&C đạt 3,1 tỷ USD tính đến cuối năm 2020 và lợi nhuận từ mảng FSO ổn định.
  • Dù thách thức trong ngắn hạn, VCSC duy trì quan điểm tích cực đối với triển vọng của PVS trong trung hạn khi công ty hưởng lợi đầu tiên từ sự phục hồi trong ngành cũng như cơ hội việc làm gia tăng từ các dự án LNG.
  • PVS có 8,6 nghìn tỷ đồng tiền mặt tại quỹ tính đến cuối quý 2/2020, dễ dàng hỗ trợ mở rộng công suất và lợi suất cổ tức gia tăng dự phóng từ 6% trong năm 2020 lên 8% trong năm 2021.
  • PVS hiện được giao dịch tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020 là -1,3 lần (tương ứng tiền mặt ròng cao hơn vốn hóa thị trường), tỏ ra hấp dẫn so với trung vị các công ty cùng ngành là 9,7 lần trong khi PVS có tỷ lệ ROE và đòn bẩy ròng cao hơn so với các công ty cùng ngành.
  • Yếu tố hỗ trợ: cơ hội việc làm từ mở rộng công suất tại trạm LNG Thị Vải.
  • Rủi ro: giá dầu thấp kéo dài có thể dẫn đến thanh lý hợp đồng của FPSO Lam Sơn; rủi ro địa chính trị tại biển Đông.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/199-_xv_jcH7K3Hrzre2cpju5qKuXz42k/view?usp=sharing

12. PLC (KHẢ QUAN +15%, Giá mục tiêu: 23.700 Đồng/cp): Điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận nhờ kết quả kinh doanh Q2 tốt hơn kỳ vọng – SSI – Ngày 29/08/2020

  • SSI lặp lại khuyến nghị Khả quan đối với cổ phiếu PLC, với tổng mức sinh lời kì vọng là 20,5% (bao gồm 7,4% tỷ suất cổ tức) do SSI điều chỉnh giá mục tiêu lên 23.700 đồng/cp (giá mục tiêu trước đây là 18.600 đồng/cp). Giá mục tiêu mới dựa trên ước tính lợi nhuận cao hơn cho 2020/2021 sau khi kết quả kinh doanh Q2 được công bố. Trong Q2, lợi nhuận sau thuế tăng 46,7% so với cùng kỳ nhờ mảng dầu mỡ nhờn tốt hơn kì vọng và Đồng Việt Nam tăng giá trở lại.
  • Lũy kế nửa đầu năm 2020, PLC hoàn thành 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm của PLC. Do đó SSI đã tăng ước tính EPS lên lần lượt là 23% và 5% cho năm 2020 và năm 2021. Cùng với triển vọng tích cực trong năm 2021 và các năm sau đó của PLC nhờ chu kỳ đầu tư công mới, giá cổ phiếu đã tăng 36% kể từ khi SSI khuyến nghị vào ngày 29/4/2020. Xem xét về các yếu tố thuận lợi bao gồm việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và việc đồng USD đang yếu đi, VCSC cho rằng PLC sẽ tiếp tục có kết quả khả quan trong thời gian tới.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1KdrTNvdRMN53UGa05HVlVc0jRO2vyJDN/view?usp=sharing

13. VEA [KHẢ QUAN +14,9%] – Dịch COVID-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đà phục hồi doanh số ô tô và xe máy – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì giá mục tiêu và khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTMáy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEA) khi công ty đem lại cơ hội đầu tư vào thị trường xe máy (2W) rộng lớn và sinh lời cao cùng triển vọng tăng trưởng dài hạn của sở hữu ô tô (4W) tại Việt Nam.
  • VCSC giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 8% khi biên lợi nhuận quý 2/2020 của các công ty liên kết giảm mạnh hơn dự kiến. Ngoài ra, dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực lên tiêu thụ ô tô. Tuy vậy, giá mục tiêu của VCSC được hỗ trợ bởi số dư tiền mặt ròng lớn hơn.
  • Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát trở lại, VCSC điều chỉnh dự báo tăng trưởng doanh số xe du lịch (PC)/xe máy năm 2020 từ -25%/-7% còn -27%/-10%. Tuy nhiên, VCSC kỳ vọng doanh số PC/xe máy sẽ phục hồi với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) dự phóng giai đoạn 2020- 2022 đạt 16%/2% từ mức cơ sở thấp năm 2020.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng P/E dự phóng năm 2020/2021 của vea là 10,4 lần/9,1 lần, nhìn chung phù hợp với P/E trượt trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực. Trong khi đó, lợi suất cổ tức năm 2019/2022 tại 12,4%/12,5% (dự kiến thanh toán trong năm 2020/2021) tỏ ra hấp dẫn.
  • Rủi ro: nhu cầu xe máy và ô tô phục hồi chậm hơn dự kiến; cạnh tranh gia tăng trên thị trường ô tô; thay đổi chính sách cổ tức của VEA hoặc các công ty liên kết có thể dẫn đến mức lợi suất cổ tức thấp hơn dự kiến.

Link tải báo cáo full:

          https://drive.google.com/file/d/1I7VtgbYGKYBoc4gynVzeY0Wqrg02kSqs/view?usp=sharing

14. PVT [Khả Quan 12%] – Khuyến nghị khả quan đối với PVT với giá mục tiêu 12.767 đồng/CP – PSI – Ngày 03/09/2020

  • 6 tháng đầu năm chịu ảnh hưởng bởi Covid 19: Thị trường Vận tải nhiên liệu trong nước suy giảm bởi công suất của NMLD Dung Quất và NMLHD Nghi Sơn chỉ đạt mức thấp, khoảng 70-80% công suất thiết kế. Do những diễn biến từ dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ LPG trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh, đặc biệt trong tháng 2 và 3, nhu cầu tiêu thụ giảm 30% so với thông thường khiến thị trường vận tải dầu thô & dầu sản phẩm sụt giảm
  • Sau 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của PVT ghi nhận 3,407 tỷ đồng giảm 16.5% so với cùng kỳ 2019. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020, đạt 322.8 tỷ đồng giảm 22.8% so với cùng kỳ 2019, chủ yếu do mảng dịch vụ hảng hải dầu khí và dịch vụ khác
  • Hưởng lợi ngắn hạn nhờ giá cước tăng: Trong 4 tháng đầu năm, khi giá dầu thô đang ở mức thấp, nhà đầu tư tranh thủ tích trữ dầu giá thấp khiến nhu cầu thuê tàu chở dầu thô làm kho chứa và vận tải tăng mạnh. Tuy nhiên, xu hướng này bắt đầu giảm từ đầu tháng 5, khi giá dầu đang trên đà tăng lên trở lại, dẫn đến giá cước thuê tàu định hạn đột ngột giảm về mức đầu năm 2020, thậm chí xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm đến nay.
  • NMLD Dung Quất bảo dưỡng 50-55 ngày trong cuối tháng 8 ảnh hưởng đến hoạt động vận tải. Bên cạnh những khó khắn bởi Covid 19, việc NMLD Dung Quất trong tháng 8/2020 bảo dưỡng còn ảnh hưởng đến hoạt động vận tải của PVT, PSI ước tính doanh thu năm 2020 của PVT ước đạt 6,532 tỷ (-15,8% Yoy) và lợi nhuận sau thuế đạt 546 tỷ đồng (-33.5 %Yoy)
  • Kế hoạch mua sắm tàu mới có thể giãn sang các năm tiếp theo do ảnh hưởng Covid 19. PVT đặt kế hoạch mua sắm 5 – 6 tàu mới trong năm nay, tuy nhiên nhiều khả năng PVT có thể giãn sang các năm tới để giữ nguồn lực dự phong trước ảnh hưởng Covid 19
  • Cập nhật định giá doanh nghiệp: PSI đưa ra khuyến nghị khả quan đối với Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí PVTrans với mức giá mục tiêu 12,767 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp chiếu khấu dòng tiền DCF và phương pháp so sánh P/E.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/11tbgCbTA7qwJ07DbYEPLx74xXBSicEL8/view?usp=sharing

15. SAB [KHẢ QUAN +10,5%] – Tiếp tục đà phục hồi – Cập nhật – SSI – Ngày 04/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SAB) khi VCSC giữ quan điểm tích cực đối với tiềm năng cải thiện hiệu quả kinh doanh cốt lõi của SAB, dựa trên đội ngũ ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm cũng như đà phục hồi kinh doanh sau 6 tháng đầu năm 2020 đầy thách thức do bị ảnh hưởng bởi dịch COVID19 và Nghị định 100 về sử dụng phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia.
  • VCSC tăng giá mục tiêu thêm 6% khi tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 5%, chủ yếu nhờ biên lợi nhuận gộp mảng bia của SAB cao hơn VCSC kỳ vọng.
  • VCSC duy trì dự báo tổng doanh số bia giai đoạn 2020-2022 gần như không thay đổi, bao gồm mức giảm 25% trong năm 2020 và phục hồi 15% trong năm 2021, khi tiêu thụ bia kỳ vọng sẽ phục hồi từ các thách thức kể trên.
  • Giá mục tiêu của VCSC tương ứng với P/E dự phóng năm 2021 là 25,7 lần, nhìn chung phù hợp với trung vị P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành tại các thị trường đang phát triển ở Châu Á.
  • Rủi ro cho quan điểm tích cực của VCSC: sự thích nghi chậm của thị trường đối với Nghị định 100; doanh số và khả năng sinh lời thấp hơn dự kiến do cạnh tranh gia tăng; không tận dụng được xu hướng cao cấp hóa từ người tiêu dùng.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1rfh8h8e5TbSlZ35hBGA0pKAPM6Gk-dB0/view?usp=sharing

16. NKG [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +9,7%] – Giá HRC thuận lợi hỗ trợ lợi nhuận trong nửa cuối năm – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho CTCP Thép Nam Kim (NKG) trong khi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% còn 7.600 đồng/CP, chủ yếu đến tư P/E mục tiêu thấp hơn. Giá cổ phiếu của NKG đã giảm 10% trong 3 tháng qua.
  • Khi sản lượng bán của 6 tháng 2020 của NKG thấp hơn kỳ vọng của VCSC – đặc biệt là doanh số bán trong nước do hoạt động xây dựng chững lại trong bối cảnh dịch COVID-19 và cạnh tranh gia tăng – VCSC điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng doanh thu 2020 còn -8% YoY so với – 1% trước đây.
  • VCSC điều chỉnh tăng dự báo biên LN gộp 2020 khi kỳ vọng giá HRC phục hồi bắt đầu từ giữ tháng 5/2020 sẽ củng cố biên LN trong nửa cuối năm. Do đó, VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 thêm 1% lên 130 tỷ đồng (+174% YoY) trong khi giữ dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2024 gần như không đổi.
  • VCSC kỳ vọng NKG sẽ tiếp tục cho thấy các cải thiện tích cực trong mảng kinh doanh cốt lõi sau khi phục hồi lợi nhuận trong quý 2/2019. Tuy nhiên, VCSC duy trì quan điểm rằng chi phí lãi vay của NKG sẽ tiếp tục là gánh năng cho lợi nhuận của công ty trong kỳ dự báo.
  • Rủi ro: biên LN thấp hơn dự kiến đến từ biến động trong chi phí HRC đầu vào; tác động tiêu cực kéo dài từ dịch COVID-19 đến nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1_i4NsB6LVn6OdTkWUz4Nn6Ua1bJmQUYg/view?usp%20=sharing

17. HSG [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +7,3%] – Biên LN ổn định, chi phí lãi vay giảm trong quý 4 năm tài chính 2020 – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) khi tăng giá mục tiêu thêm 16% lên 12.500 đồng/CP trong khi điều chỉnh tăng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 thêm 24%/25%/32% do diễn biến biên LN gộp cao hơn dự kiến (năm tài chính của HSG kết thúc ngày 30/09).
  • Khi phần lớn các công ty lớn trong ngành – như HSG và NKG – đã phục hồi khả năng sinh lời sau giai đoạn giảm tốc tăng trưởng sản lượng bán, VCSC kỳ vọng cạnh tranh sẽ dần gay gắt hơn trong ngắn hạn. • VCSC điều chỉnh tăng dự báo biên LN gộp nhờ quá trình tái cơ cấu kinh doanh của HSG và kỳ vọng của VCSC rằng giá HRC phục hồi bắt đầu từ giữa tháng 5/2020 sẽ củng cố biên LN của HSG trong quý 4/2020
  • VCSC kỳ vọng chi phí lãi vay giảm sẽ hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2020-2025 đạt 6%.
  • Giá cổ phiếu HSG đã tăng 19% trong 3 tháng qua nhờ kết quả tăng trưởng lợi nhuận tích cực. Do đó, định giá của HSG hiện tỏ ra phù hợp với P/E dự phóng 2020/2021 đạt 6,2/6 lần.
  • Rủi ro: biên LN thấp hơn dự kiến đến từ biến động chi phí HRC đầu vào; tác động tiêu cực kéo dài từ dịch COVID-19 đến nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/17b53cQZDhnwvuBAIeYEvUfJzf5ZVrcUF/view?usp=sharing

18. PVI [Phù hợp thị trường 5%] – Khuyến nghị theo dõi cổ phiếu PVI – PSI – Ngày 03/09/2020

Cập nhật KQKD quý II.2020

  • Biên lợi nhuận gộp quý II.2020 tăng lên 24% (so với 17% cùng kỳ năm ngoái), giá vốn giảm 15.4% (yoy) do (1) PVI giảm giá vốn dịch vụ kinh doanh bảo hiểm 500 tỷ so với cùng kỳ và (2) giảm giá dự phòng bồi thường 106 tỷ trong quý 2. Do tiết giảm chi phí, LNST quý 2 đạt 258 tỷ đồng (+53.9% yoy) và biên lợi nhuận thuần tăng đột biến lên 31% trong quý.
  • Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu bảo hiểm của PVI đạt 2,400 tỷ đồng (giảm 28% so với cùng kỳ) do ảnh hưởng nặng của dịch lên mảng bảo hiểm năng lượng và hàng không. Tuy nhiên, do tiết giảm chi phí trong quý 2, LNST lũy kế đạt 453 tỷ đồng, giảm nhẹ 3% so với cùng kỳ năm 2019.
  • Lãi suất tiền gửi giảm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư của PVI. Danh mục đầu tư của PVI có gần 8,000 tỷ đồng tiền gửi, chiếm 82% giá trị danh mục, chủ yếu phân bổ vào tiền gửi ngắn hạn. Trong đầu năm, NHNN đã hai lần điều chỉnh lãi suất điều hành, theo đó các Ngân hàng lần lượt giảm lãi suất tiền gửi từ 0.1%-0.5% tùy theo kỳ hạn. Theo VCSC đánh giá, lãi tiên gửi của PVI sẽ bắt đầu bị ảnh hưởng vào cuối năm do tiền gửi của PVI chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn và trung hạn.
  • Cơ cấu danh mục của PVI trong 2020 đang có xu hướng tăng tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dài hạn lên 21% tính đến cuối quý 2.2020 (so với 17% hồi đầu năm), và đồng thời giảm tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn xuống 49%.

Định giá doanh nghiệp

  • Tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả lĩnh vực bảo hiểm năng lượng và bảo hiểm hàng không của PVI. Theo Reuters, dịch bệnh có thể làm cho ngành dầu khí năm 2020 phải cắt giảm đầu tư và trì hoãn lắp đặt các giàn khoan ngoài khơi. Tuy nhiên khả năng kiểm soát dịch cao hơn lần đầu bùng phát, PSI tăng doanh thu bảo hiểm so với lần dự phóng trước lên 19% đạt 6,930 tỷ đồng, đồng thời giảm 50,2% doanh thu kinh doanh phi bảo hiểm.
  • PSI dự phóng lợi nhuận sau thuế 2020 của PVI đạt 667 tỷ đồng, giảm 5% so với năm ngoái, chủ yếu (1) tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm, (2) Lãi tiền gửi tiết kiệm giảm và (3) khả năng tăng khoản dự phòng giảm giá đầu tư.
  • PSI sử dụng phương pháp so sánh theo trung bình ngành bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam. Với EPS forward 2020 đạt 2,742 đồng/cp, giá trị sổ sách (BVPS) đạt 31,224 đồng/cp, giá trị cổ phần PVI được xác định ở mức giá lần lượt là 32,250 đồng/cp với phương pháp PE và 33,339 đồng/cp với phương pháp PB. Như vậy, giá trị trung bình của công ty là 32,794 đồng/cp

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/14kSxV6nRJHo6KwPVmePxYw4ic7ZaMUE5/view?usp=sharing

19. DPM [PHTT +3,3%] – Nỗ lực cắt giảm chi phí nhằm ứng phó với cước phí vận chuyển khí cao hơn trong tương lai – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) khoảng 3% khi giảm dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2024 trung bình khoảng 5,5%, chủ yếu do chi phí khí cao hơn sau khi VCSC tăng dự báo cước phí vận chuyển khí. Tuy nhiên, VCSC duy trì dự báo lợi nhuận năm 2020. Trong khi đó, VCSC hạ khuyến nghị cho DPM từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi giá cổ phiếu của công ty này đã tăng khoảng 13% trong vòng 3 tháng qua.
  • VCSC kỳ vọng tăng trưởng EPS dự phóng năm 2020 đạt 84% YoY nhờ tăng trưởng sản lượng urê bán ra đạt 12,9% YoY và chi phí khí giảm 18,5% YoY nhờ giá dầu thô giảm – dù giá urê giảm 8,5% YoY.
  • VCSC kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 7,6% trong giai đoạn 2020-2024, đến từ hiệu suất hoạt động cao hơn của nhà máy phức hợp NH3-NPK từ năm 2021 và giá urê tăng trung bình khoảng 3% trong giai đoạn 2021-2024.
  • VCSC tăng dự báo cổ tức tiền mặt năm 2020 từ 1.000 đồng/CP lên 1.200 đồng/CP (lợi suất 7,8%) trong bối cảnh công ty chia mức cổ tức cao hơn dự kiến cho năm 2019.
  • VCSC cho rằng DPM là cơ hội đầu tư vào cổ tức ổn định. DPM có lượng tiền mặt ròng 3,3 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 2/2020, sẽ hỗ trợ mức cổ tức dự phóng năm 2021 đạt 1.500 đồng/CP.
  • Yếu tố hỗ trợ: khoản bồi thường bảo hiểm trị giá 200 tỷ đồng cho việc bảo trì kéo dài ngoài dự kiến trong năm 2019; thay đổi luật thuế giá trị gia tăng cho phép giảm thuế cho nguyên liệu đầu vào.
  • Rủi ro: nhu cầu urê thấp có thể dẫn đến giá urê thấp hơn dự kiến trong năm 2021.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1kcYFFloXKQYmTDpnMatNpyjkrzGGHdRL/view?usp=sharing

20. VJC [PHTT -9,6%] – Triển vọng phục hồi gặp nhiều thách thức trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài – Cập nhật- VCSC – Ngày 04/09/2020

  • VCSC giảm giá mục tiêu cho CTCP Hàng không Vietjet (VJC) 19% còn 89.900 đồng nhưng duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 12% trong vòng 3 tháng qua.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ các mức điều chỉnh giảm (1) 12% trong EBITDAR dự phóng năm 2020 và (2) 21% trong tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng giai đoạn 2020-2023. Các mức cắt này chủ yếu đến từ mức giảm 34% trong dự báo sản lượng hành khách của VCSC cho VJC (tính theo RPK) trong cùng kỳ (2020-2023).
  • Trong năm 2020, VCSC dự báo VJC sẽ ghi nhận khoản lỗ 2,6 nghìn tỷ đồng trong mảng vận chuyển, chủ yếu đến từ (1) mức giảm 68% trong RPK do trì hoãn việc nối lại các chuyến bay quốc tế (VCSC hiện kỳ vọng quá trình này sẽ được thực hiện trong tháng 12/2020); (2) mức giảm 4% YoY trong giá vé máy bay trong nước (tính theo lợi suất hành khách). Lợi nhuận hợp nhất dự kiến ở mức dương (5 tỷ đồng) khi VCSC kỳ vọng khoản lỗ từ mảng vận chuyến của VJC sẽ được bù đắp bởi mảng kinh doanh liên quan đến việc bán máy bay bao gồm bán và cho thuê lại (SALB) và quyền từ chối đầu tiên (ROFR).
  • VCSC cho rằng sẽ có sự phục hồi đáng kể của ngành hàng không Việt Nam tương tự đà phục hồi mạnh mẽ từ các đại dịch và cú shock kinh tế khác trong quá khứ. Tuy nhiên, VCSC cho rằng khả năng phục hồi lần này có thể cần nhiều thời gian hơn do diễn biến phức tạp của dịch COVID19 trên toàn cầu. Theo dự báo của VCSC, tổng sản lượng hành khách của VJC chỉ có thể quay về mức trước khi bùng phát dịch từ năm 2023. Do đó, VCSC cho rằng vẫn còn khá sớm để cân nhắc việc bắt đáy cổ phiếu này.
  • Yếu tố hỗ trợ: các chuyến bay quốc tế hoạt động trở lại sớm hơn dự kiến, giá dầu duy trì ở mức thấp.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1CHpqjJ0LoGi6ZZbw1ELPhhqfMySu0MOr/view?usp=sharing

21. NVL [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG -9,9%] – Dự án Aqua City dẫn dắt tăng trưởng doanh số bán theo hợp đồng trong trung hạn – Cập nhật – VCSC – Ngày 03/09/2020

  • VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho (NVL) cũng như quan điểm của VCSC về triển vọng doanh số bán theo hợp đồng và dự báo lợi nhuận của công ty.
  • Giá mục tiêu theo mô hình định giá RNAV không thay đổi đạt 57.000 đồng/CP khi định giá bổ sung của VCSC cho quỹ đất 92 ha tại khu dân cư Aqua City (Đồng Nai) bị ảnh hưởng bởi số dư nợ cao hơn vào cuối quý 2/2020.
  • VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2019-2022 đạt 2% (so với 5% trong báo cáo cập nhật trước đây), trong đó thu nhập tài chính tiếp tục hỗ trợ cho lợi nhuận của NVL, đến từ đánh giá lại tài sản thông qua hợp nhất các khoản đầu tư (quỹ đất/công ty con) hoặc lãi từ thoái vốn trong bối cảnh kế hoạch M&A và hoạt động đầu tư của công ty tiếp tục đóng vai trò lớn trong hoạt động kinh doanh.
  • Dự báo giá trị bán trước theo hợp đồng của VCSC hầu như không thay đổi đạt 31 nghìn tỷ đồng (-21% YoY) trong năm 2020 và 39 nghìn tỷ đồng (+24% YoY) trong năm 2021 trong khi VCSC kỳ vọng các dự án bất động sản nghỉ dưỡng và Aqua City sẽ đóng góp tổng cộng 75%/41% trong dự báo giá trị bán theo hợp đồng năm 2020/2021.
  • Giá cổ phiếu của NVL đã tăng khoảng 20% tính từ đầu tháng 6 trong bối cảnh tâm lý tích cực liên quan đến công bố của công ty về thoái vốn một phần khỏi dự án Phú Định Habour city (Dự án S, 60 ha tại quận 8, TP. HCM). Ban lãnh đạo cũng chia sẻ kế hoạch thoái vốn lượng cổ phần còn lại tại dự án này cho người mua hiện tại, là 1 chủ đầu tư BĐS hàng đầu trong nước, tùy theo tình hình thị trường.
  • Định giá hiện tại là khác phù hợp với P/E dự phóng năm 2020/2021 là 17,6 lần/17,5 lần và ob là 2,4 lần/2,1 lần so với CAGR EPS pha loãng đi ngang trong giai đoạn 2019/2022, dựa theo dự báo của VCSC.
  • Rủi ro: việc triển khai các dự án BĐS mới tại TP. HCM tiếp tụ bị trì hoãn do thủ tục pháp lý kéo dài; rủi ro pha loãng do tiếp tục phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1GS-xElKPnwWm64zIWMVq6GrXeBCq_0r-/view?usp=sharing

22. FRT [KÉM KHẢ QUAN -17,0%] – Triển vọng mảng ĐTDĐ vẫn còn thách thức – Cập nhật – VCSC – Ngày 04/09/2020

  • VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FRT) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG còn KÉM KHẢ QUAN khi VCSC giảm giá mục tiêu thêm 4%, chủ yếu do triển vọng thách thức hơn dự kiến cho mảng ĐTDĐ trong bối cảnh các gián đoạn kinh tế liên quan đến dịch COVID-19, tăng trưởng thấp của ngành và cạnh tranh gia tăng từ công ty dẫn đầu thị trường là MWG.
  • VCSC điều chỉnh giảm tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 27% chủ yếu do mức giảm 28% trong mảng ĐTDĐ đến từ các yếu tố kể trên.
  • Đối với mảng ĐTDĐ, VCSC dự báo LNST giảm 55% trong năm 2020 do tác động tiêu cực từ dịch COVID-19 đến chi tiêu của người tiêu dùng, lượng khách hàng bán lẻ và hoạt động của các cửa hàng, sau đó phục hồi 77% YoY trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp.
  • Đối với nhà thuốc Long Châu, VCSC ước tính rằng khoản lỗ ròng sẽ tăng từ 31 tỷ đồng trong năm 2019 lên 71 tỷ đồng trong năm 2020, sau đó giảm còn 67 tỷ đồng trong năm 2021 nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp do yếu tố quy mô và tối ưu hóa chi phí.
  • Yếu tố hỗ trợ: triển khai mở rộng cửa hàng và khả năng sinh lời vượt kỳ vọng của chuỗi Long Châu; các kế hoạch tăng trưởng hiệu quả (mở rộng sang các phân khúc khác) cho mảng ĐTDĐ.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/17DMwc3QbS1sfPn90a4uWWoxgWATxYfD7/view?usp=sharing

23. HVN [KÉM KHẢ QUAN -19,5%] – Triển vọng tiêu cực khi làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 xuất hiện – Cập nhật – VCSC – Ngày 04/09/2020

  • VCSC hạ khuyến nghị cho Tổng CT Hàng không Việt Nam (HVN) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG còn KÉM KHẢ QUAN khi VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu thêm 25% còn 19.400 đồng, dẫn đến tổng mức sinh lời dự phóng -19,5%.
  • Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ (1) mức giảm 29% trong EBITDAR dự phóng năm 2020 và (2) mức giảm 254% trong tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng giai đoạn 2020- 2023. Các mức giảm này chủ yếu đến từ mức giảm 25% trong giả định lượng hành khách hàng không (tính theo RPK) trong cùng kỳ.
  • Trong năm 2020, VCSC dự báo HVN sẽ ghi nhận lỗ 10 nghìn tỷ đồng, chủ yếu đến từ (1) mức giảm 62% trong RPK do giả định của VCSC về việc nối lại các chuyến bay quốc tế bị hoãn đến tháng 12/2020 và (2) mức giảm 17% YoY trong giá vé máy bay trung bình (tính theo lợi suất hành khách).
  • VCSC cho rằng ngành hàng không Việt Nam rồi sẽ phục hồi khi đã cho thấy những lần quay lại mạnh mẽ sau các đại dịch và cú sốc kinh tế trong quá khứ. Tuy nhiên, VCSC cho rằng quá trình phục hồi lần này vẫn còn nhiều bất ổn do các diễn biến dịch bệnh khác nhau trên khắp thế giới. Theo giả định hiện tại của VCSC, tổng lượng sản lượng vận tải hành khách của HVN chỉ có thể quay lại con số trước dịch COVID-19 kể từ năm 2022. Do đó, VCSC cho rằng còn quá sớm để cân nhắc bắt đáy cổ phiếu HVN.
  • Yếu tố hỗ trợ: các đường bay quốc tế phục hồi nhanh hơn dự kiến, giá dầu thô duy trì ở mức thấp.

Link tải báo cáo full:

https://drive.google.com/file/d/1B0VO5GBWKLGqHW1lNkRoHShQB5z8AH6O/view?usp=sharing

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN