Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 07/09 -12/09:
- PNJ [MUA +41,9%] – Doanh số phục hồi tích cực kể từ giai đoạn khó khăn tháng 3, tháng 4 – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VHM [MUA +41,4%] – Bàn giao tại các đại dự án sẽ thúc đẩy lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- VRE [MUA +28,7%] – Tiềm năng phục hồi từ mức cơ sở thấp trong năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- MSN [MUA +28,2%] – Hướng đến giảm đòn bẩy tài chính sau vài thương vụ M&A gần đây – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- BVH (MUA +26%, Giá mục tiêu: 60.000 Đồng/cp): Tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 phụ thuộc vào các cơ hội giao dịch ngắn hạn – 11/09/2020
- [FPT – MUA +24.2%] Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 61.500 đồng/CP – MBS – 09/09/2020
- [BSR – MUA +24%] Khuyến nghị khả quan BSR với giá mục tiêu 8.200 đồng/CP – PSI – 08/09/2020
- STB (MUA +23%, Giá mục tiêu: 13.830 Đồng/cp): Trích lập dự phòng tăng mạnh – 07/09/2020
- GVR [MUA +22,6%] – Mảng gỗ thấp hơn dự báo; triển vọng mảng KCN duy trì – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- KDH [MUA +22,6%] – Kế hoạch bàn giao mạnh mẽ thúc đẩy triển vọng lợi nhuận – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- DRC [KHẢ QUAN +19,4%] – Cạnh tranh ảnh hưởng triển vọng phục hồi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VIC [KHẢ QUAN +17,5%] – Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai làm chậm tốc độ phục hồi của Vinpearl – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- BMI [KHẢ QUAN 14,3%] – Rút ngắn dự báo cho giai đoạn thị trường “cứng” (hard market) – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- ACB [KHẢ QUAN +13,2%] – Các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 ở mức trung bình trong danh mục theo dõi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- TPB [KHẢ QUAN +11,4%] – Các khoản vay cơ cấu theo TT 01 dự báo sẽ gia tăng nhưng NIM ổn định sẽ bù đắp – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- ACV [KHẢ QUAN +10,5%] – Sự phục hồi cần nhiều thời gian hơn do nhu cầu di chuyển suy giảm – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- DRC (KHẢ QUAN +10%, Giá mục tiêu: 19.400 Đồng/cp): Nhà máy radial hết khấu hao thúc đẩy lợi nhuận năm 2021 -08/09/2020
- [DPM +9%] Khuyến nghị theo dõi DPM với giá mục tiêu 24.762 đồng/CP – PSI – 08/09/2020
- VIB [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +8,5%] – Báo cáo tài chính kiểm toán cung cấp thêm các thông tin về rủi ro nợ quá hạn – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- AST [PHTT +5,3%] – Dịch COVID-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đà phục hồi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VNM [PHTT +2,5%] – Triển vọng tăng trưởng ổn định – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- GEX [PHTT +0,0%] – Kỳ vọng hợp nhất với VGC trong quý 4/2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- QNS [PHTT -7,6%] – Giá cổ phiếu tăng mạnh không đến từ cải thiện cơ cấu nền tảng kinh doanh – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- TCM [PHTT -9,0%] – Các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn đã phản ánh vào giá cổ phiếu – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- PVD [PHTT -9,6%] – Khả năng ít hợp đồng hơn trong năm 2021 do dịch COVID-19 – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- BSR [KÉM KHẢ QUAN -10,6%] – Làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 ảnh hưởng đà phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- BID [KÉM KHẢ QUAN -15,8%] – Triển vọng thu nhập lãi giảm do các biện pháp hỗ trợ trong dịch COVID-19 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- Khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu OIL –PSI – 08/09/2020
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PNJ [MUA +41,9%] – Doanh số phục hồi tích cực kể từ giai đoạn khó khăn tháng 3, tháng 4 – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC giữ khuyến nghị MUA dành cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) khi VCSC tin rằng các lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ (cụ thể như thương hiệu uy tín hàng đầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp cũng như năng lực sản xuất và thiết kế dẫn đầu) sẽ dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận gia tăng sau năm 2020 – bất chấp các rủi ro đến từ chi tiêu người tiêu dùng hạ nhiệt.
- Mảng trang sức của PNJ có vị thế tốt để tận dụng tăng trưởng dài hạn đến từ người tiêu dùng có thu nhập trung bình cao của Việt Nam, một phần thông qua việc mở rộng cửa hàng vốn có dư địa dồi dào – đặc biệt là tại miền Bắc và các khu vực cấp 2/cấp 3.
- VCSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 2% khi VCSC nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2022 thêm 4% chủ yếu do dự phóng doanh thu bán lẻ cao hơn một phần bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh giảm biên LN gộp bán lẻ. Các điều chỉnh dự báo này phần nào đến từ các chiến dịch khuyến mãi lớn của PNJ, sẽ kích thích nhu cầu nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
- Rủi ro cho quan điểm của VCSC: chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến; mở rộng cửa hàng chậm hơn dự kiến; cạnh tranh gia tăng.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1IpE504EB6Z3g9FVGBNA6JkNPCPJdp2FM/view?usp=sharing
2. VHM [MUA +41,4%] – Bàn giao tại các đại dự án sẽ thúc đẩy lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Vinhomes (VHM) với giá mục tiêu không thay đổi ở mức 111.000 đồng/CP khi VCSC cho rằng công ty có vị thế tốt để tiếp tục tận dụng câu chuyện tặng trưởng ngành BĐS nhà ở tại Việt Nam trong dài hạn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, thị phần thống trị và hình thức đầu tư đa mục đích riêng biệt.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 3% còn 24,8 nghìn tỷ đồng (+14% YoY) chủ yếu do khoản chi phí bất thường 930 tỷ đồng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2019. Trong giai đoạn 2021-2022, VCSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận.
- VCSC duy trì dự báo tăng trưởng giá trị bán trước theo hợp đồng của VHM ở mức tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) đạt 15% trong giai đoạn 2019-2022, chủ yếu đến từ doanh số bán lẻ và bán buôn tại các đại dự án Vinhomes.
- Yếu tố hỗ trợ: tiến độ thủ tục pháp lý tăng tốc cho các siêu đại dự án (quy mô quỹ đất hơn 3.000 ha) bao gồm Green Hạ Long và Long Beach Cần Giờ.
- Rủi ro: chu kỳ đi xuống của ngành BĐS; chi phí đất và xây dựng thực tế cao hơn dự kiến
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1gz4fo1gM9z8v-uNJ1H2Yb2LCbgZ2Jn9h/view?usp=sharing
3. VRE [MUA +28,7%] – Tiềm năng phục hồi từ mức cơ sở thấp trong năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Vincom Retail (VRE) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 6% lên 35.000 đồng/CP chủ yếu do cập nhật mô hình định giá cho mảng cho thuê của VRE từ năm 2020 sang giữa năm 2021, bù đắp cho tác động tiêu cực của các mức giảm 18%/7%/0% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020/21/22.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 18% còn 2,1 nghìn tỷ đồng (- 27% YoY) khi KQKD 6 tháng đầu năm 2020 thấp hơn kỳ vọng của VCSC trong bối cảnh dịch COVID-19 dẫn đến việc trì hoãn triển khai dự án trung tâm thương mại (TTTM) mới.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 thêm 7% còn 3 nghìn tỷ đồng (+42% YoY) chủ yếu do việc trì hoãn thời gian triển khai các TTTM mới và tương ứng đóng góp lợi nhuận chậm hơn từ các TTTM này. Tuy nhiên, VCSC kỳ vọng VRE sẽ ghi nhận lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp năm 2020, đến từ kỳ vọng của VCSC cho rằng nhu cầu mua sắm của khách hàng sẽ dần phục hồi vào các dịp lễ cuối năm 2020 và đầu năm 2021.
- VCSC duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2019-2022 của diện tích sàn bán lẻ (GFA) của VRE ở mức 13% khi kỳ vọng VRE sẽ thực hiện trở lại các kế hoạch mở TTTM mới trong năm 2021 sau khi trì hoãn triển khai nhiều TTTM mới trong năm 2020.
- Định giá của VRE tỏ ra hấp dẫn tại P/E dự phóng năm 2021 là 20,6 lần (dựa theo dự báo của VCSC) so với P/E dự phóng năm 2021 của các công ty cùng ngành là 22,1 lần (dựa theo Bloomberg).
- Rủi ro: cạnh tranh từ mảng thương mại điện từ (e-commerce) trong dài hạn, khả năng giãn cách xã hội toàn quốc nếu dịch COVID-19 gia tăng.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/17Yw-4UhzQBNAanoAaLwXN-sMc82JYPhq/view?usp=sharing
4. MSN [MUA +28,2%] – Hướng đến giảm đòn bẩy tài chính sau vài thương vụ M&A gần đây – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC nâng khuyến nghị cho Tập đoàn Masan (MSN) từ KHẢ QUAN lên MUA sau khi giá cổ phiếu của công ty giảm 13% trong ba tháng qua. VCSC có quan điểm tích cực về khả năng của MSN trong việc tận dụng tiềm năng tăng trưởng tiêu dùng dài hạn của Việt Nam nhờ các mảng kinh doanh tiêu dùng đa dạng của công ty, đặc biệt là nền tảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG)-bán lẻ The CrownX (TCX).
- Tuy vậy, VCSC giảm giá mục tiêu 1% sau thương vụ MSN mua thêm 12,6% cổ phần TCX ở mức định giá cao hơn mức định giá của VCSC dành cho TCX. Giá mục tiêu của VCSC được hỗ trợ bởi việc VCSC nâng định giá cho MCH 16% khi hoạt động kinh doanh của công ty con này đang có diễn biến tốt hơn kỳ vọng của VCSC.
- VCSC giảm 42% tổng dự phóng LNST-CĐTS trong 3 năm 2020-2022 do nợ ròng tăng lên sau thương vụ mua cổ phần TCX kể trên, cũng như chi phí phân bổ lợi thế thương mại phát sinh từ các thương vụ M&A gần đây. Tổng dự phóng EBITDA (bao gồm đóng góp từ TCB) cho 3 năm 2020-2022 của VCSC gần như không thay đổi.
- Các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu tiềm năng: các giao dịch huy động vốn ở cấp độ tập đoàn hoặc công ty con mà sẽ giúp củng cố định giá của các công ty này cũng như giúp giảm đòn bẩy tài chính cho MSN.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1BEnoQ3dV6TIIFbTZ1t-ZqjldzD93YoCr/view?usp=sharing
5. BVH (MUA +26%, Giá mục tiêu: 60.000 Đồng/cp): Tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 phụ thuộc vào các cơ hội giao dịch ngắn hạn – SSI – 11/09/2020
- Lợi nhuận Q2/2020 vượt kỳ vọng của SSI: BVH đạt 617 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong Q2/2020, tăng 98,6% so với cùng kỳ. Kết quả khả quan đạt được phần lớn nhờ vào lợi nhuận giao dịch qua danh mục trái phiếu chính phủ khi lợi suất thị trường xuống thấp, giúp lợi nhuận tài chính tăng 86,8% so với cùng kỳ, đạt 2,6 nghìn tỷ đồng. Vì chênh lệch kỳ hạn giữa nợ và tài sản có của công ty vốn đã ở mức tương đối cao, nên SSI đã không kỳ vọng rằng công ty sẽ bán một phần danh mục trái phiếu trong giai đoạn này. Trong khi đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động bảo hiểm lại thay đổi theo một hướng khác, đối mặt với áp lực đáng kể (-67% so với cùng kỳ) trong môi trường lãi suất thấp kéo dài hiện nay.
- Điều chỉnh giảm dự báo: Mặc dù lợi nhuận Q2 là khả quan đối với BVH, SSI cho rằng điều kiện thị trường có thể sẽ vẫn còn nhiều thách thức, đặc biệt khi lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam có khả năng duy trì ở mức thấp. Do đó, SSI tin rằng kết quả lợi nhuận của BVH sẽ vẫn phụ thuộc vào các cơ hội giao dịch ngắn hạn. Với các yếu tố này, SSI điều chỉnh ước tính lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) cho năm 2020 và 2021 lần lượt là 1.177 tỷ đồng (-0,9% so với cùng kỳ) và 1.317 tỷ đồng (+11,8% so với cùng kỳ), giảm -2% và -12% so với ước tính trước đây của SSI.
- Hạ khuyến nghị xuống KHẢ QUAN: Với dự báo được điều chỉnh, giá mục tiêu của SSI được điều chỉnh giảm xuống tương ứng là 60.000 đồng/cp (giảm 4% so với giá mục tiêu trong báo cáo trước đây), tương ứng triển vọng tăng giá là 15,8% so với giá hiện tại. Do đó, SSI hạ khuyến nghị đối với cổ phiếu BVH xuống KHẢ QUAN.
- Trong ngắn hạn, diễn biến giá của cổ phiếu BVH có thể bị ảnh hưởng tiêu cực do cổ phiếu bị loại khỏi danh sách đủ điều kiện giao dịch ký quỹ do trong báo cáo kiểm toán bán niên 2020 có ý kiến ngoại trừ của công ty kiểm toán. Tuy nhiên, nếu giá cổ phiếu giảm, SSI cho rằng sẽ là cơ hội tốt để mua vào cổ phiếu BVH.
- Rủi ro giảm đối với khuyến nghị: Lãi suất và lợi suất trái phiếu chính phủ giảm nhiều hơn ước tính.
- Rủi ro tăng đối với khuyến nghị: Lợi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh hơn ước tính
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1HsPj09sM7DM-SqvmZHkdFAZpNshM4Cci/view?usp=sharing
6. FPT – MUA +24.2%] Khuyến nghị mua FPT với giá mục tiêu 61.500 đồng/CP – MBS – 09/09/2020
Luận điểm đầu tư
- PSI khuyến nghị MUA cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 61.500 đồng trên cơ sở (i) là DN đầu ngành về CNTT niêm yết trên sàn, (ii) FPT có lợi thế cạnh tranh về nguồn lực nhân công với chất lượng cao và giá thành rẻ so với đối thủ, và (iii) ngành xuất khẩu phần mềm có quy mô doanh thu lớn gấp 10.000 lần quy mô doanh thu của FPT và duy trì tốc độ tăng trưởng tiềm năng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu.
Thông tin cập nhật
- LNTT 7T2020 tăng 12,7%. Lũy kế 7 tháng đầu năm, DN ghi nhận tăng 8,2% doanh thu và 12,7% LNTT lên tương ứng 15.958 tỷ đồng và 2.862 tỷ đồng. Biên LNTT được cải thiện từ 17,2% trong 7T2019 lên 17,9% trong năm nay. Lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và dịch vụ viễn thông duy trì tăng trưởng khá.
- Tuy nhiên, DN cũng gặp khó khăn khi ký kết hợp đồng với tại các thị trường châu Âu và Mỹ do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt đối với 2 ngành dầu khí và hàng không tại Mỹ.
- Dịch Covid-19 thúc đẩy nhu cầu chuyển đổi số. FPT cho biết, dịch vụ chuyển đổi số trong 7T chứng kiến mức tăng cao 57% n/n lên 2.072 tỷ đồng, chứng tỏ nhu cầu của các DN đối với các công nghệ mới trong lĩnh vực số đang trở nên ngày càng lớn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu. Trong tháng 7, FPT đã thực hiện đấu thầu thành công các dự án quy mô lớn tại Mỹ và Malaysia. Doanh thu ký mới riêng trong tháng 7 đạt gần 1.000 tỷ đồng.
- Chi tiêu cho CNTT tiếp tục tăng cao trong năm 2021. Theo Gartner, số tiền được sử dụng trong lĩnh vực CNTT trong năm 2021 được dự báo tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2021, khoảng 4,3% n/n, trong đó chi cho phần mềm tăng 7,4% n/n.
Dự phóng và định giá
- Cho năm 2020, PSI dự phóng doanh thu và lãi ròng chỉ tăng nhẹ tương ứng 3% và 5% so với kết quả thực hiện năm 2019 trên cơ sở việc ký hợp đồng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, gặp khó khăn do áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội trong bối cảnh lo ngại làn sóng Covid-19 lần 2 diễn ra trên toàn cầu.
- Năm 2021, PSI kỳ vọng dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn, giúp hoạt động kinh doanh của DN được cải thiện. Doanh thu và lợi nhuận ước tính đạt tương ứng 31.840 tỷ đồng và 3.838 tỷ đồng, tăng lần lượt ~12% và ~17% so với dự báo năm 2020.
- PSI xác định giá mục tiêu 12 tháng của cổ phiếu FPT vào khoảng 61.500 đồng dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 14,6 lần (theo EPS 2021F khoảng 5.160 đồng).
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1mDBD0sJF5vZ2HFHr00AU8FefhITv0k4k/view?usp=sharing
7. [BSR – MUA +24%] Khuyến nghị khả quan BSR với giá mục tiêu 8.200 đồng/CP – PSI – 08/09/2020
- Kết quả kinh doanh quý II.2020 tiếp tục chịu tác động kép từ Covid 19 và giá dầu. Quý II của BSR ghi nhận doanh thu 13,737 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ năm ngoái là 27,845 tỷ đồng. Nguyên nhân chính vẫn là giá dầu giảm mạnh so với cùng kỳ và dịch bệnh ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu, đặc biệt là ngành hàng không. Tháng 4.2020 giá dầu thô Brent có giá thấp nhất, giảm từ 31.8 USD/thùng bình quân tháng 3 xuống 18.4 USD/thùng bình quân tháng 4 (giảm 13,3 USD/thùng). Giá dầu bắt đầu phục hồi từ tháng 5, hoạt động kinh doanh của BSR tháng 6 đã có lãi, tuy nhiên do 2 tháng đầu trong quý vẫn âm.
- Kết quả 6 tháng đầu năm, doanh thu BSR ghi nhận 31.727 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ, LNST ghi nhận lỗ lũy kế 2 quý liên tiếp 4,255 tỷ đồng.
- Nhà máy lọc dầu Dung Quất bắt đầu bảo dưỡng tổng thể từ 12.08.2020 và dự kiến kéo dài trong 51 ngày. Tiến độ bảo dưỡng phụ thuộc vào tình hình dịch do ảnh hưởng bởi yêu cầu cách ly phòng dịch đối với các chuyên gia nước ngoài đến từ vùng dịch.
- HĐKD của BSR tiếp tục nhịp hồi phục trong nửa cuối năm. Tháng 6 BSR đã kinh doanh tốt và bắt đầu có lãi, chấm dứt tình trạng lỗ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu. Dòng tiền hoạt động kinh doanh của BSR từ âm trong quý I đã thặng dư 882 tỷ đồng trong quý II. Bên cạnh đó, hoạt động giao thông vận tải, sản xuất đã từng bước được bình thường giúp nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm xăng, dầu trong nước đang hồi phục
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1tqe7sXogQWEX8hf5hCTHLF-syoMknchb/view?usp=sharing
8. STB (MUA +23%, Giá mục tiêu: 13.830 Đồng/cp): Trích lập dự phòng tăng mạnh – SSI – 07/09/2020
Tóm tắt quan điểm đầu tư:
- SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu STB với giá mục tiêu 1 năm là 13.830 đồng/cổ phiếu, cao hơn 22% so với giá thị trường hiện tại.
- Không giống như hầu hết các cổ phiếu trong phạm vi nghiên cứu của SSI, STB được coi là một tổ chức tài chính đang gặp khó khăn. Ngân hàng phải đối mặt với các tài sản có vấn đề liên quan đến thương vụ sáp nhập Ngân hàng Phương Nam vào cuối năm 2015.
- Định giá STB trên cơ sở P/BV hoặc P/E vẫn là một điểm khá tranh cãi – vì điều này cũng không hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, STB có định vị thương hiệu khá rõ ràng trong mảng ngân hàng bán lẻ với mạng lưới chi nhánh lớn nhất và số dư tiền gửi của khách hàng cao nhất trong số các NHTM cổ phần. Do đó, SSI tin rằng định giá STB với phương pháp tiếp cận từ danh mục tiền gửi khách hàng (deposit premium) có thể là thực tế nhất đối với vị thế của ngân hàng.
- Theo tính toán của SSI, tỷ lệ deposit premium trung bình của ngân hàng tư nhân niêm yết trung bình là 3,6%. Do ACB có cơ cấu danh mục tiền gửi khách hàng sát nhất với STB, nên SSI áp dụng tỷ lệ này của ACB (4,5%) cho STB.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1Dz4f2gYIJJZ34NbIX7xAU-vu0B8sMuhM/view?usp=sharing
9. GVR [MUA +22,6%] – Mảng gỗ thấp hơn dự báo; triển vọng mảng KCN duy trì – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) trong khi điều chỉnh giảm 0,7% giá mục tiêu còn 14.000 đồng/CP.
- Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do dự báo thấp hơn trong mảng chế biến gỗ khi VCSC kỳ vọng nhu cầu thấp hơn cho mảng này trong dịch COVID-19. Do đó, VCSC điều chỉnh giảm 4,1% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS trong giai đoạn 2020-2022.
- VCSC dự báo doanh thu 2020 đạt 18 nghìn tỷ đồng (-8,0% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3,1 nghìn tỷ đồng (-3,5% YoY). VCSC kỳ vọng mức giảm trong doanh thu chủ yếu sẽ được dẫn dắt bởi mảng cao su và gỗ trong bối cảnh tác động tiêu cực của dịch COVID-19. VCSC dự báo lợi nhuận sẽ giảm ít hơn, vốn được hỗ trợ bởi mức tăng 30% YoY trong thu nhập ròng khác.
- VCSC duy trì dự báo thu nhập ròng khác đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (+30% YoY) trong năm 2020 (chủ yếu do thanh lý cây cao su và đền bù cho chuyển đổi đất) bất chấp số liệu kém tích cực trong 6 tháng 2020. VCSC cho rằng thu nhập ròng khác thấp trong 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu do trì hoãn trong việc cưa cắt các cây cao su thanh lý và quá trình đền bù từ chính quyền địa phương, trong khi các thỏa thuận liên quan đã được hoàn tất.
- VCSC tin rằng GVR là công ty được hưởng lợi chính từ nhu cầu đất KCN gia tăng nhờ xu hướng tiếp tục chuyển dịch của các nhà sản xuất toàn cầu sang Việt Nam. Bất chất quan điểm thận trọng của VCSC trong dự báo chuyển đổi đất cao su so với kế hoạch của công ty, VCSC cho rằng định giá của GVR là hấp dẫn khi công ty có giá trị quỹ đất lớn tiềm năng.
- Rủi ro cho quan điểm của VCSC: trì hoãn phê duyệt các KCN trong tương lai; tỷ lệ hấp thụ thấp hơn dự kiến cho đất KCN; thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh ngoài cốt lõi không thuận lợi; mức giảm cao hơn dự kiến trong giá cao su tự nhiên.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1MDEPZQFXOu3csMvET-yqZAdmhe7bRkkC/view?usp=sharing
10. KDH [MUA +22,6%] – Kế hoạch bàn giao mạnh mẽ thúc đẩy triển vọng lợi nhuận – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) với giá mục tiêu không thay đổi ở mức 29.600 đồng/CP (đã điều chỉnh cho đợt thanh toán cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 5% trong tháng 8/2020). VCSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận và dự phóng tổng giá trị hợp đồng bán hàng khi diễn biến kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020 phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
- KQKD 6 tháng đầu năm 2020 chủ yếu đến từ dự án Verosa Park – như dự kiến. VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 ở mức 1,12 nghìn tỷ đồng (+23% so với cùng kỳ) nhờ vào bàn giao dự án Safira trong 6 tháng cuối năm 2020.
- VCSC duy trì dự báo lợi nhuận năm 2020-2022 tích cực. Tiến độ bán hàng ổn định (Verosa Park/ Lovera Vista) và tiến độ thi công tích cực (Verosa Park/ Lovera Vista/ Safira) sẽ hỗ trợ cho dự báo của VCSC cho tốc độ tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS ở mức 23%/24% trong năm 2020/2021. Các dự án mới (Armena/ Clarita) thúc đẩy dự báo tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 ở mức 13%, theo dự báo của VCSC.
- VCSC duy trì dự báo tổng giá trị hợp đồng bán hàng đạt 2,1 nghìn tỷ đồng năm 2020 – được củng cố bởi dự phóng (1) tiến độ bán hàng mạnh mẽ của các căn còn lại tại dự án Verosa Park và Lovera Vista và (2) chưa mở bán dự án mới trong năm 2020.
- Tại ĐHCĐ gần đây của công ty, ban lãnh đạo cho biết công ty dự kiến bắt đầu triển khai phát triển dự án Armena và Clarita trong năm 2020. Do đó, VCSC kỳ vọng hai dự án mới này sẽ đóng góp ~80% vào dự phóng tổng giá trị hợp đồng bán hàng giai đoạn 2021-2022.
- Yếu tố hỗ trợ: dự án mở rộng KCN Lê Minh Xuân (110 ha tại huyện Bình Chánh, TP. HCM). Dự phóng lợi nhuận của VCSC hiện chưa bao gồm dự án này do thông tin chi tiết về kế hoạch phát triển vẫn còn khá hạn chế.
- Rủi ro cho quan điểm tích cực của VCSC: triển khai chậm hơn dự kiến tại các dự án quy mô lớn như dự án Tân Tạo (330 ha tại quận Bình Tân, TP. HCM).
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1cfLSRabWlCjwkEkzbmzvxB9d9GWk2t4-/view?usp=sharing
11. DRC [KHẢ QUAN +19,4%] – Cạnh tranh ảnh hưởng triển vọng phục hồi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) dù giảm giá mục tiêu 13% còn 19.300 đồng/CP khi cổ phiếu này đã giảm 15% trong vòng 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ mức giảm 15% trong dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2023 (lần lượt giảm 7%/12%/25% trong các năm 2021/2022/2023). Mức giảm này đến từ (1) mức giảm 3/3/6 điểm phần trăm của biên lợi nhuận gộp lốp radial dự phóng trong các năm 2021/2022/2023 còn 21%/21%/20% khi VCSC nhận thấy cạnh tranh trong mảng này gia tăng. Theo DRC, công ty đã đối mặt với cạnh tranh từ các nhà sản xuất lốp Trung Quốc chuyển sang Thái Lan với công suất tối thiểu 2 triệu lốp mỗi năm. Ngoài ra, tại Việt Nam, lượng công suất bổ sung 3,6 triệu lốp mỗi năm từ 2 nhà sản xuất Trung Quốc dự kiến bắt đầu hoạt động trong 6 tháng cuối năm 2020.
- Trong năm 2020, VCSC nhìn chung không thay đổi dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 143 tỷ đồng (-38% YoY, tương ứng 51% kế hoạch LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 của DRC khi công ty đặt mục tiêu trước khi dịch COVID-19 tác động trầm trọng đến các thị trường xuất khẩu). Mức giảm trong dự báo lợi nhuận chủ yếu đến từ mức giảm của doanh số lốp radial/bias của DRC, dự phóng giảm 24%/24% YoY do tác động của dịch COVID-19 đến thị trường trong nước lẫn xuất khẩu.
- VCSC hiện có quan điểm thận trọng khả quan cho DRC khi VCSC nhận thấy các thị trường xuất khẩu của công ty ghi nhận tăng trưởng cũng như biên lợi nhuận gộp gia tăng. Tuy nhiên, DRC vẫn đối mặt với cạnh tranh từ các sản phẩm Trung Quốc tại thị trường Việt Nam. Các nhà sản xuất Trung Quốc cũng chuyển đổi sản xuất sang các quốc gia ASEAN, đặc biệt là Thái Lan và Việt Nam. Khi các nhà máy ngoài Trung Quốc được hoàn thành, giá sản phẩm của DRC đối mặt với nhiều áp lực hơn tại các thị trường xuất khẩu.
- Yếu tố hỗ trợ: Mỹ áp thuế chống bán phá giá cho các đối thủ của DRC; các biện pháp bảo hộ thương mại; mở rộng công suất.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1_gfJxn0hOIikMyCTQ3FEdvzrK6jpiRtw/view?usp=sharing
12. VIC [KHẢ QUAN +17,5%] – Làn sóng dịch COVID-19 thứ hai làm chậm tốc độ phục hồi của Vinpearl – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho Tập đoàn Vingroup (VIC) trong khi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 3% còn 111.000 đồng/CP chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo mảng khách sạn – nghỉ dưỡng do tác động của dịch COVID-19 xuất hiện trở lại tại Việt Nam trong tháng 7, một phần được bù đắp bởi điều chỉnh tăng định giá cho mảng tiêu dùng bán lẻ và cho thuê bán lẻ.
- VCSC điều chỉnh giảm dự báo LN từ HĐKD 2020 xuống 25% từ 10,5 nghìn tỷ đồng (-20% YoY nếu không tính mảng tiêu dùng bán lẻ) chủ yếu do dự báo thấp hơn cho mảng khách sạn – nghỉ dưỡng và cho thuê bán lẻ.
- VCSC điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 và 2021 lần lượt 25% và 5% đạt 5,6 nghìn tỷ đồng và 7,4 nghìn tỷ đồng, chủ yếu do giảm dự báo của VCSC cho mảng khách sạn – nghỉ dưỡng. VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 đạ 15,1 nghìn tỷ đồng khi quan điểm của VCSC liên quan đến triển vọng trung hạn của VIC là không đổi.
- VCSC duy trì dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LN từ HĐKD 2022 đạt 58% khi VCSC kỳ vọng lợi nhuận và dòng tiền ổn định từ doanh số BĐS và cho thuê – cùng với cải thiện trong mảng khách sạn – nghỉ dưỡng khi VCSC kỳ vọng mảng này sẽ phục hồi hoàn toàn trong năm 2022 và giúp bù đắp cho khoản lỗ trong mảng công nghiệp.
- Rủi ro cho quan điểm tích cực của VCSC: doanh số bán ôtô thấp hơn dự kiến; chu kỳ BĐS đảo chiều; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến gián đoạn kinh doanh trong mảng khách sạn – nghỉ dưỡng và cho thuê bán lẻ.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1iihlpXBMi9zLIGI4QlCLLvMDTgxnZF6c/view?usp=sharing
13. BMI [KHẢ QUAN 14,3%] – Rút ngắn dự báo cho giai đoạn thị trường “cứng” (hard market) – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 2,2% còn 26.200 đồng/CP dành cho CTCP Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) và điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành KHẢ QUAN sau khi giá cổ phiếu của BMI đã tăng 10,7% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu do mức giảm 5,7%/17,8% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2023/2024 đến từ giả định của VCSC về giai đoạn “thị trường cứng” (hard market) ngắn hơn do sự thành lập của HD Insurance.
- VCSC nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021/2022 thêm 20,9%/8,5%/4,2%, đến từ (1) mức tăng trung bình 15,1% trong doanh thu phí bảo hiểm ròng (NWP), (2) mức giảm trung bình 5,4% trong tỷ lệ bồi thường ròng và (3) mức tăng trung bình 5,1% trong thu nhập tài chính ròng – một phần bị ảnh hưởng bởi mức tăng trung bình 21,3% trong chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. VCSC lưu ý rằng chỉ một nửa LNST 2020 được ghi nhận trong mô hình FCFE của VCSC.
- Yếu tố hỗ trợ: SCIC và AXA thoái vốn với lượng cổ 67,3%.
- Rủi ro chính: (1) tình hình thiên tai có thể khiến tỷ lệ bồi thường ở mức cao hơn; (2) giá cổ phiếu thấp và cắt giảm lãi suất huy động sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1FTCIVbpUFgYA1WJ0RVij1N3rutX1XGzZ/view?usp=sharing
14. ACB [KHẢ QUAN +13,2%] – Các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 ở mức trung bình trong danh mục theo dõi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC nâng giá mục tiêu thêm 0,7% lên 29.200 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ MUA thành KHẢ QUAN khi giá cổ phiếu đã tang 16,2% trong 3 tháng qua. Mức tăng trong giá mục tiêu chủ yếu đến từ mức tăng trung bình 1,6% trong dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2020-2024 của VCSC.
- Mức tăng dự báo lợi nhuận của VCSC chủ yếu đến từ dự phóng chi phí dự phòng thấp hơn trung bình 4,3% của chi phí dự phòng giai đoạn 2020-2024; VCSC cho rằng năm 2020 sẽ ghi nhận mức giảm cao nhất 7,1% khi giảm dự báo tỷ lệ xử lý nợ trong khoản vay gộp còn 0,15% từ 0,3% trong báo cáo trước đó. Dù vậy, VCSC nâng tỷ lệ nợ xấu dự phóng 2020 lên 0,95% từ 0,85% so với báo cáo trước đây.
- VCSC kỳ vọng NIM sẽ giảm 8 điểm cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 15%.
- VCSC cho rằng định giá của ACB là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 1,2 lần. VCSC dự báo ROE và ROA đạt lần lượt 2020 20,2% và 1,5%, so với trung vị ngành là 18,4% và 1,8%.
- Rủi ro: (1) rủi ro cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng CASA; (2) tác động tiêu cực từ lượng khách hàng ảnh hưởng với dịch COVID-19 cao hơn dự kiến.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1-aG6dNcNcdHjCMruxUK9ZYzxAQrpCRxz/view?usp=sharing
15. TPB [KHẢ QUAN +11,4%] – Các khoản vay cơ cấu theo TT 01 dự báo sẽ gia tăng nhưng NIM ổn định sẽ bù đắp – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC duy trì giá mục tiêu 24.500 đồng/CP dánh cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB) và giữ khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho TPB. VCSC tăng dự báo trung bình 6.7% lợi nhuận giai đoạn 2020-2022 bên cạnh đó giảm dự phóng trung bình 61 điểm cơ bản cho ROE trong giai đoạn 2023-2024.
- Mức tăng dự báo lợi nhuận của VCSC chủ yếu đến từ mức giảm trung bình 5.7% trong chi phí dự phòng trong giai 2020-2022.
- VCSC nâng dự báo NIM 2020 thêm 10 điểm cơ bản lên 4,09% – tương đương mức 2019, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 15%.
- VCSC kỳ vọng TPB sẽ tiếp tục miễn giảm phí giao dịch trong nước cho tất cả khách hàng cá nhân và DN SME trong nửa cuối 2020 nhằm ứng phó với tác động từ dịch COVID-19. Do đó, VCSC giảm giả định thu nhập phí ròng 7,8% trong năm 2020.
- TPB đã ký kết hợp đồng bancasurrance độc quyền 15 năm với Sunlife Vietnam vào ngày 17/10/2019. Ngân hàng đã ghi nhận phí 2 đợt đầu tiên với tổng cộng 60 triệu USD trong tổng 80 triệu USD phí ứng trước trong quý 4/2019 và quý 1/2020. VCSC cho rằng TPB sẽ nhận được 20 triệu USD còn lại trong 6 tháng cuối năm 2020.
- VCSC điều chỉnh tăng giả định rằng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không quá 6% dư nợ vay 2020 từ mức 5% trước đây. Tuy nhiên, VCSC duy trì dự phóng tỷ lệ nợ xấu 2020 và tỷ lệ xử lý nợ trong khoản vay gộp đạt lần lượt 2,2% và 0,8%
- ROE và ROA dự phóng của VCSC cho năm 2020 là 22,6% và 2,0% so với trung vị các ngân hàng khác là 17,6% và 1,7%. Do đó, VCSC cho rằng định giá của TPB là hấp dẫn với P/B dự phóng cho 2020F đạt 1,1 lần.
- Rủi ro: (1) cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng cho vay, tạo ra rủi ro pha loãng; (2) tác động tiêu cực từ số lượng các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cao hơn dự kiến.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/18dx8LCxjsmPajPmbQvyXln8ETRm9gxcQ/view?usp=sharing
16. ACV [KHẢ QUAN +10,5%] – Sự phục hồi cần nhiều thời gian hơn do nhu cầu di chuyển suy giảm – Cập nhật – VCSC – 09/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho ACV dù giảm giá mục tiêu theo mô hình chiết khấu dòng tiền (DCF) thêm 10% còn 61.000 đồng/CP.
- Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC chủ yếu đến từ mức giảm 28% trong giả định tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2023 khi VCSC hiện dự báo số lượng hành khách trong nước/quốc tế sẽ phục hồi về mức trước khi bùng phát dịch COVID-19 trong năm 2022/2023 so với kỳ vọng trước đây là 2021/2022. Mức giảm trong giá mục tiêu của VCSC phần nào được bù đắp bởi việc VCSC kéo dài mô hình định giá DCF cho ACV sang năm 2034 so với năm 2030 trước đây, phản ánh đầy đủ hơn tiềm năng tăng trưởng từ sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 2 trong dự báo và mô hình định giá của VCSC.
- Điều chỉnh trong giả định lợi nhuận của VCSC phản ánh quan điểm kém khả quan hơn của VCSC về triển vọng phục hồi của thị trường hàng không Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID19 diễn biến không đồng đều trên thế giới và tác động tiêu cực từ dịch bệnh đến chi tiêu cho hoạt động du lịch.
- VCSC dự báo doanh thu đạt 7,7 nghìn tỷ đồng (-58% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (-80% YoY) trong năm 2020. KQKD này chủ yếu do mức giảm 74% YoY trong lượng hành khách quốc tế – nguồn đóng góp chính cho lợi nhuận cốt lõi của ACV.
- VCSC kỳ vọng sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp với doanh thu đạt 15 nghìn tỷ đồng (+93% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (+223% YoY). Giả định lượng hành khách trong nước/quốc tế thấp hơn 8%/21% con số ghi nhận trong năm 2019.
- Các thách thức từ dịch COVID-19 có thể tạo ra điểm tích lũy hấp dẫn cho cổ phiếu ACV. Dù lợi nhuận giảm, VCSC cho rằng ACV có thể duy trì năng lực tài chính ổn định – bất chấp dịch COVID-19 tiếp tục vượt dự báo của VCSC – khi ACV có số dư tiền mặt ròng đạt 19 nghìn tỷ đồng tính đến cuối quý 2/2020 trong khi chi phí phi tiền mặt của công ty chiếm khoảng 38% tổng chi phí năm 2019.
- Rủi ro: vốn XDCB cao hơn dự kiến, trì hoãn mở rộng công suất cảng hàng không có thể hạn chế tăng trưởng lưu lượng hành khách, các lệnh hạn chế đi lại kéo dài, lỗ tỷ giá từ nợ bằng JPY.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/15FtMkBT2Q6C4SwUXO1VSqQoswfE5jFCx/view?usp=sharing
17. DRC (KHẢ QUAN +10%, Giá mục tiêu: 19.400 Đồng/cp): Nhà máy radial hết khấu hao thúc đẩy lợi nhuận năm 2021 –SSI – 08/09/2020
Tóm tắt quan điểm đầu tư:
- Trong Q2/2020, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt giảm – 28% và -39% so với cùng kỳ, do cả sản lượng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đều giảm. Tuy nhiên, riêng trong tháng 7 cho thấy có dấu hiệu phục hồi về sản lượng xuất khẩu, trong khi việc giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe lắp ráp trong nước đã gia tăng doanh thu lốp xe trong nước.
- Tuy nhiên, SSI vẫn cho rằng kết quả hoạt động năm 2020 sẽ yếu hơn so với cùng kỳ, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế ước tính đều giảm 17%.
- Trong năm 2021, SSI ước tính doanh thu thuần tăng 4,5% so với cùng kỳ do giao thông vận tải phục hồi chậm hậu Covid-19, và lợi nhuận trước thuế tăng 49% so với cùng kỳ do chi phí khấu hao liên quan đến nhà máy Radial I giảm đáng kể.
- Với mức tăng trưởng EPS mạnh là +49% so với cùng kỳ trong năm 2021, cổ phiếu DRC hiện đang giao dịch với hệ số P/E và EV/EBITDA 2021 lần lượt là 7,1 lần và 3,5 lần, thấp hơn nhiều so với mức bình quân năm 2018-2019 là 16 lần và 6,2 lần.
- Gần đây SSI đã hạ ước tính EPS và EBITDA 2020/2021 lần lượt là -7%/-8% và -4%/-6%, do đó giá mục tiêu 1 năm mới là 19.400 đồng/cp (thấp hơn 7% so với giá mục tiêu trước đây), SSI khuyến nghị KHẢ QUAN với ROI gần 14% – bao gồm 8,8% tỷ suất cổ tức.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1xf-6vChYJJOLd2DMY-UtVr8v9rlrVfPE/view?usp=sharing
18. [DPM +9%] Khuyến nghị theo dõi DPM với giá mục tiêu 24.762 đồng/CP – PSI – 08/09/2020
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 2/2020 KHẢ QUAN
- Kết quả kinh doanh Q2/2020 của DPM ghi nhận lãi ròng 308.3 tỷ đồng, cao gấp 8.4 lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong kỳ đạt 302.9 tỷ đồng, gấp 10 lần cùng kỳ năm trước.
- Lũy kế 06 tháng đầu năm 2020, DPM đạt 3,876 tỷ đồng doanh thu, tăng 10.6% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 415 tỷ đồng, cao gấp 4.6 lần so với nửa đầu năm 2019. Như vậy, kết thúc 06 tháng đầu năm 2020, DPM hoàn thành 42% mục tiêu về doanh thu và 96% mục tiêu về lợi nhuận.
- Nguyên nhân đến từ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ, cải thiện biên lợi nhuận nhờ giá khí giảm và giảm chi phí lãi vay.
Cập nhật đánh giá
- Cổ tức tiền mặt năm 2019 được phê duyệt ở mức 12% mệnh giá (so với kế hoạch ban đầu 10%). Công ty tạm ứng cổ tức 5% trên mệnh giá vào tháng 5/2020. DPM tiến hành chi trả cổ tức đợt cuối năm 2019 (7% trên mệnh giá, tương đương 4.7% tỷ suất cổ tức) với ngày đăng ký cuối cùng là 6/8/2020.
- PSI điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh các năm tiếp theo trên cơ sở thận trọng, trong bối cảnh thị trường phân bón tiếp tục dư cung, chi phí khí đầu vào bị chi phối bởi giá dầu (có khả năng hồi phục trong thời gian tới). Theo đó, ước tính doanh thu 2020 đạt 9,140 tỷ đồng (tương đương KH 2020), lợi nhuận trước thuế đạt 745 tỷ đồng (tăng 45% so với KH 2020).
- PSI lấy EPS dự phóng của DPM năm 2020 là 1,146 đồng/cp, BVPS dự phóng là 20,879 đồng/cp. Giá mục tiêu theo phương pháp so sánh P/E, P/B lần lượt là 12,714 đồng/cp và 14,698 đồng/cp.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1dyasHuRP2TSMhkAtkBl8xl5is8e7Bxsh/view?usp=sharing
19. VIB [PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG +8,5%] – Báo cáo tài chính kiểm toán cung cấp thêm các thông tin về rủi ro nợ quá hạn – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì giá mục tiêu 24.300 đồng/CP nhưng điều chỉnh khuyến nghị từ MUA thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG khi giá cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đã tăng 37,4% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu của VCSC không đổi do VCSC chỉ điều chỉnh nhẹ giảm dự báo lợi nhuận xuống 0,2% trong giai đoạn 2020-2024, chủ yếu đến từ mức dự phóng trung bình cao hơn 4,2% cho chi phí dự phòng trong giai đoạn 2020-2024, phần nào giảm bớt ảnh hưởng nhờ mức giảm trung bình 4,0% trong giả định chi phí HĐKD.
- VCSC điều chỉnh tăng NIM dự phóng 2020 thêm 3 điểm cơ bản đạt 3,92% – tương đương mức 2019 – trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng dự phóng đạt 20%.
- VCSC kỳ vọng sự cải thiện trong cho vay bán lẻ trong 6 tháng cuối năm 2020 sẽ giúp thúc đẩy doanh số bancasurrance tương ứng. Do đó, VCSC nâng dự phóng thu nhập phí 2020 lên 13,6%.
- Dự phóng 2020 của VCSC cho tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ xóa duy trì không đổi ở mức lần lượt 2,21% và 0,5%.
- ROE và ROA dự phóng 2020 của VCSC đạt 23,7% và 1,8% so với trung vị ngành là 17,6% và 1,7%. Do đó, VCSC cho rằng định giá của VIB là phù hợp với P/B 2020 đạt 1,2 lần.
- Rủi ro: (1) cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng cho vay trong dài hạn, có khả năng tạo ra rủi ro pha loãng; (2) cạnh tranh gia tăng có thể tạo ra áp lực lên NIM; (3) các ảnh hưởng vĩ mô đến hệ thống ngân hàng có thể tạo ra áp lực gia tăng khoảng dự phòng trong bổi cảnh tỷ lệ LLR (bao phủ nợ) thấp và tỷ trọng cho vay ôtô cao.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1cptOA5q-EsOw5PjVNwrfBQN9CpRGRVtf/view?usp=sharing
20. [OIL – Phù hợp với Thị trường +5.6%] Khuyến nghị theo dõi dành cho cổ phiếu OIL –PSI – 08/09/2020
THOÁI VỐN KHỎI PETROLAND
- PSI khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu OIL trong dài hạn nhờ kế hoạch thoái vốn của nhà nước và sự tham gia của cổ đông chiến lược trong thời gian tới.
- Hoạt động kinh doanh của OIL năm 2020 chịu ảnh hưởng do những tác động tiêu cực của giá dầu giảm và dịch Covid-19. Ngoài ra, Doanh thu cũng sẽ bị tác động do BSR bảo trì 55 ngày, cũng với những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Việt Nam và trên thế giới.
- Kết thúc 6T.2020, OIL thu về 29,339 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 56.2% kế hoạch năm. Doanh thu sụt giảm do tác động kép của dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu. Đặc biệt, việc thực hiện giãn cách xã hội trong tháng 4 đã tác động mạnh đến sản lượng kinh doanh xăng dầu của PVOIL, do nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa giảm mạnh.
- Dự báo khó khăn vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới do: (1); BSR bảo dưỡng 55 ngày trong Q3 (2) Dịch Covid-19 bùng phát trở lại trong nước, một số tỉnh thành đã phải thực hiện cách ly toàn xã hội vào tháng 8/2020
- PVOIL ghi nhận 74.2 tỷ đồng từ việc hoàn tất thoái toàn bộ cổ phần tại CTCP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí PVC (PTL).
Giá mục tiêu cập nhật: 8.300 H
- PSI sử dụng hai phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp so sánh P/B với các doanh nghiệp cùng ngành trong khu vực để xác định giá trị hợp lý cho cổ phiếu.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1fARN86_EzHZKqg0vHVtx1hzH5F5SOhHd/view?usp=sharing
21. AST [PHTT +5,3%] – Dịch COVID-19 bùng phát trở lại ảnh hưởng đà phục hồi – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC giảm giá mục tiêu cho CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) thêm 9% còn 48.000 đồng. Tuy nhiên, VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho AST khi giá cổ phiếu của công ty này đã giảm 17% trong 3 tháng qua.
- Giá mục tiêu của VCSC chủ yếu đến từ mức giảm 12% trong dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2023 (mức giảm lần lượt trong các năm 2020/2021/2022/2023 là -85%/- 19%/-10%/-1%). Mức giảm này chủ yếu đến từ (1) mức giảm 21/1/1 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng doanh số trên cửa hàng hiện hữu (SSSG) trong các năm 2020/2021/2022 còn 64%/27%/14%. VCSC hiện giả định AST sẽ có tổng cộng 104 cửa hàng bán lẻ tại sân bay trong năm 2022.
- Trong năm 2020, VCSC dự báo AST sẽ ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS dương ở mức 6 tỷ đồng so với mức 191 tỷ đồng trong năm 2019. Mức giảm trong dự báo lợi nhuận năm 2020 của AST chủ yếu đến từ các mức giảm kể trên trong mảng bán lẻ, cùng với khoản lỗ dự phóng trị giá 13 tỷ đồng trong mảng khách sạn khi khách sạn duy nhất của AST nằm tại Đà Nẵng, vốn là tâm điểm của cả 2 đợt bùng phát dịch COVID-19 tại Việt Nam.
- VCSC cho rằng sẽ có sự phục hồi đáng kể của ngành hàng không Việt Nam tương tự đà phục hồi mạnh mẽ từ các đại dịch và cú shock kinh tế khác trong quá khứ. Tuy nhiên, VCSC cho rằng khả năng phục hồi lần này có thể cần nhiều thời gian hơn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn cầu. Khi các mảng kinh doanh cốt lõi của AST (cụ thể, bán lẻ tại sân bay và khách sạn) chịu tác động mạnh trong bối cảnh tín hiệu phục hồi chưa rõ ràng, VCSC cho rằng cổ phiếu nay chưa có khả năng tăng đáng kể trong vòng 1 năm tiếp theo.
- Yếu tố hỗ trợ: các chuyến bay quốc tế được nối lại nhanh hơn dự kiến, thành công thâu tóm các đối thủ nhỏ hơn khách trong mảng bán lẻ tại sân bay.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1FYYLZ9_gIrSuHxdzBFepAzsGJYMXe5UP/view?usp=sharing
22. VNM [PHTT +2,5%] – Triển vọng tăng trưởng ổn định – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM). VCSC cho rằng P/E dự phóng năm 2020 hiện tại của VNM ở mức 21,1 lần so với P/E trượt trung bình 5 năm của công ty là ở mức 22,2 lần là hợp lý trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 1 chữ số của công ty do dư địa gia tăng thị phần hạn chế.
- VCSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 3% khi tăng dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 2%, chủ yếu do chi phí quảng cáo thấp hơn trong năm 2020 và dự báo thu nhập từ lãi cao hơn.
- Dự báo năm 2020: VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS tăng 5% YoY (6 tháng đầu năm 2020: tăng 3% YoY). Tăng trưởng tăng tốc trong dự phóng của VCSC so với 6 tháng đầu năm 2020 đến từ nhu cầu tiếp tục phục hồi sau các gián đoạn đến từ dịch COVID-19 và biên lợi nhuận gộp cải thiện nhờ giá bột sữa đầu vào thuận lợi hơn.
- Dự báo giai đoạn 2021-2022: VCSC dự báo tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS khoảng 5%, củng cố bởi nhu cầu sữa trong nước gia tăng. Thuế suất thực tế – được VCSC dự báo sẽ tăng từ 17,5% trong năm 2019 lên 18,5% trong năm 2022 – sẽ phần nào ảnh hưởng tăng trưởng lợi nhuận, theo nhận định của VCSC.
- Rủi ro cho quan điểm của VCSC: giá bột sữa cao hơn dự kiến, cạnh tranh gia tăng, đặc biệt từ các thương hiệu cao cấp hơn
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1bV3TGsl24jEbUc4IK_PhpuJC7BsnrgXg/view?usp=sharing
23. GEX [PHTT +0,0%] – Kỳ vọng hợp nhất với VGC trong quý 4/2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC tăng giá mục tiêu cho Tổng CT cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GEX) thêm 10% lên 22.200 đồng/CP chủ yếu đến từ mức điều chỉnh tăng trung bình 4% trong dự báo lợi nhuận giai đoạn 2020-2024, được dẫn dắt bởi đóng góp lợi nhuận cao hơn từ Tập đoàn Viglacera (HSX: VGC). VCSC hiện giả định GEX sẽ sở hữu 46% cổ phần tại VGC từ quý 4/2020. Tuy nhiên, VCSC hạ khuyến nghị từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Tính từ cuối quý 1/2020, giá cổ phiếu của GEX đã tăng khoảng 29%.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 11% khi đóng góp lớn hơn từ VGC không đủ bù đắp cho mức giảm dự phóng trong lợi nhuận từ mảng thiết bị điện. VCSC tăng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2024 thêm trung bình 8% do đóng góp lợi nhuận lớn hơn từ VGC sau khi GEX gia tăng tỷ lệ sở hữu tại VGC từ 25% lên 46% trong quý4.
- VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) báo cáo giai đoạn 2020-2024 đạt 26% nhờ mở rộng công suất sản xuất cáp điện, đóng góp lợi nhuận bổ sung từ VGC, hiệu suất hoạt động cao hơn từ các nhà máy điện mặt trời và điện gió hiện tại cũng như lợi nhuận ổn định từ công ty nước VCW. Ngoài ra, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng dự báo LNST đến từ (1) khoản lãi bất thường từ việc hợp nhất VGC và PXL lên 51% trong năm 2020, (2) các dự án điện gió Gelex 1,2 và 3 trong năm 2022 cũng như 3) đóng góp từ các KCN tự đầu tư có thể tác động mạnh hơn chi phí lãi vay gia tăng.
- VCSC vẫn cho rằng GEX là cổ phiếu hấp dẫn nhờ cơ sở hạ tầng đang phát triển của Việt Nam – đặc biệt đối với triển vọng của Việt Nam về tình trạng thiếu hụt điện và dòng vốn FDI dồi dào.
- Rủi ro: hiệu suất hoạt động thấp hơn dự kiến của lượng công suất sản xuất cáp điện mới và nhà máy điện gió Hướng Phùng
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1zALEhu-3OqfU5AmkUOrwwvZQpCCifiT4/view?usp=sharing
24. QNS [PHTT -7,6%] – Giá cổ phiếu tăng mạnh không đến từ cải thiện cơ cấu nền tảng kinh doanh – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP Đường Quảng Ngãi (QNS) từ KHẢ QUAN thành PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG sau khi giá cổ phiếu đã tăng 60% trong 3 tháng qua.
- Theo quan điểm của VCSC, việc phân bổ vốn không hiệu quả nghiêng về mảng đường có biên LN thấp và biến động cao là trở ngại chính cho tiếp tục định giá lại cổ phiếu mặc dù vị trí số 1 ở thị trường sữa đậu nành và dự phóng lợi suất FCF/EV đạt 11-18% giai đoạn 2020-2022.
- VCSC nâng giá mục tiêu thêm 29% chủ yếu do giảm chiết khấu định giá từ 45% còn 30% khi không còn áp dụng mức chiết khấu 15% cho việc bán cổ phiếu của các cổ đông nội bộ mà VCSC đã áp dụng từ báo cáo cập nhật ngày 26/08/2019. Các cổ đông nội bộ của QNS đã mua ròng kể từ tháng 10/2019. Trong khi đó, VCSC duy trì dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022.
- VCSC dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS sẽ giảm 23% năm 2020 khi dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhu cầu sữa đậu nành trong nước trong khi thời tiết không thuận lợi trong mùa vụ 2019/2020 ảnh hưởng đến năng suất mía đường và tương ứng là khả năng sinh lời mảng đường.
- Trong bối cảnh VCSC dự báo tiêu thụ sữa đậu nành sẽ phục hồi (tốc độ tăng trưởng kép 7% trong giai đoạn 2020-2022) – với giả định các gián đoạn do dịch COVID-19 trong năm 2021 sẽ giảm dần so với 2020 – và khả năng thời tiết quay trở lại bình thường, VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS sẽ phục hồi 16%/11% trong năm 2021/2022.
- Yếu tố hỗ trợ: các sự kiện doanh nghiệp giúp tái định giá mảng kinh doanh sữa đậu nành của QNS, khi VCSC cho rằng sẽ được định giá cao hơn bởi thị trường khi xét riêng mảng này.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1VNM0d3ahi0zHy2Of0waPsxkUpQD4x4Xm/view?usp=sharing
25. TCM [PHTT -9,0%] – Các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn đã phản ánh vào giá cổ phiếu – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 18% lên 19.900 đồng/CP. VCSC cho rằng giá cổ phiếu tăng khoảng 35% trong vòng 3 tháng qua – chủ yếu nhờ KQKD quý 2/2020 tích cực của TCM – khiến định giá của TCM hiện khá phù hợp.
- Giá mục tiêu cao hơn của VCSC phản ánh các động lực ngắn hạn từ lượng đơn hàng xuất khẩu vốn có biên lợi nhuận cao của các sản phẩm mới (khẩu trang kháng khuẩn và đồ bảo hộ y tế) và quan điểm lạc quan hơn của VCSC cho năng lực của TCM trong việc đảm bảo cơ cấu sản phẩm có biên lợi nhuận cao hơn trong trung và dài hạn – dù sau khi nhu cầu cấp bách cho các sản phẩm phòng chống dịch COVID-19 hạ nhiệt.
- VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS thêm 31%/3%/2% trong năm 2020/2021/2022. Việc VCSC điều chỉnh dự báo LNST sau lợi ích CĐTS chủ yếu đến từ lượng đơn hàng của các sản phẩm mới do nhu cầu gia tăng tại Mỹ trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19. Do đó, mức tăng dự báo trong lợi nhuận của VCSC tập trung vào năm 2020.
- Trong năm 2020, VCSC dự báo doanh thu đạt 3,7 nghìn tỷ đồng (+0,7% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 223 tỷ đồng (+3,6% YoY). Trong khi lượng đơn hàng truyền thống giảm trong bối cảnh dịch COVID-19, VCSC kỳ vọng lượng đơn hàng của các sản phẩm mới sẽ hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận của TCM trong năm 2020.
- Trong năm 2021, VCSC dự báo tăng trưởng doanh thu đạt 4,7% YoY lên 3,8 nghìn tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS giảm 2% YoY còn 219 tỷ đồng. Chênh lệch giữa trong tăng trưởng giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu do dự báo biên lợi nhuận ròng giảm 0,4 điểm phần trăm khi VCSC cho rằng lượng đơn hàng của các sản phẩm mới vốn có biên lợi nhuận cao sẽ hạn chế trong năm 2021.
- VCSC cho rằng định giá của TCM hợp lý tại P/E trượt là 6,9 lần – cao hơn 5% so với P/E trung bình 2 năm của công ty là 6,6 lần – khi mức tăng lợi nhuận gần đây chủ yếu đến từ các yếu tố dẫn dắt ngắn hạn.
- Yếu tố hỗ trợ: biên lợi nhuận và/hoặc hiệu suất sản xuất cải thiện; nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính của TCM cao hơn dự kiến
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1V_KVjvwFq5Y3cBAnUrkXkih-HUFKWOfW/view?usp=sharing
26. PVD [PHTT -9,6%] – Khả năng ít hợp đồng hơn trong năm 2021 do dịch COVID-19 – Cập nhật – VCSC – 07/09/2020
- VCSC duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG trong khi giảm giá mục tiêu 2,8%. VCSC điều chỉnh dự phóng lợi nhuận cốt lõi 12,6% khi VCSC điều chỉnh giảm hiệu suất hoạt động giàn khoan tự nâng (JU) do tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Trong khi đó, VCSC giữ dự báo lợi nhuận 2020 và giai đoạn 2020-2024 gần như không đổi.
- VCSC kỳ vọng tăng trưởng LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi 2020 đạt 31,6% YoY, đến từ LN mạnh mẽ của mảng dịch vụ giếng khoan và phục hồi khiêm tốn của mảng khoan. Trong khi VCSC dự phóng giá thuê ngày sẽ tăng 10% YoY, VCSC kỳ vọng hiệu suất hoạt động 2020 sẽ đạt 78% so với 89% trong năm 2019 do dịch COVID-19.
- VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021 sẽ tăng 4 lần nhờ đà phục hồi mạnh mẽ của mảng khoan dầu với hiệu suất hoạt động tăng lên 85% và giàn TAD quay trở lại hoạt động trong Quý 4/2021.
- PVD là nhà thầu khoan dầu hàng đầu Việt Nam có năng lực tài chính lớn và kiểm soát chi phí tốt. VCSC kỳ vọng PVD sẽ có triển vọng tươi sáng từ năm 2021 so với các năm trước, do có thêm hợp đồng dài hạn, giá thuê ngày phục hồi và đóng góp lợi nhuận từ giàn khoan nước sâu (TAD).
- Định giá của PVD hiện tỏ ra khá phù hợp, theo quan điểm của VCSC, với P/E dự phóng 2020/2021 đạt 63,3/14,9 lần.
- Yếu tố hỗ trợ: thu hồi nợ xấu cao hơn dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2020.
- Rủi ro: giá thuê ngày/hiệu suất hoạt động thấp hơn dự kiến do tác động của dịch COVID-19.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1dMOaQfpLRwhyHOkShMu-S3dvR-rVcM8z/view?usp=sharing
27. BSR [KÉM KHẢ QUAN -10,6%] – Làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 ảnh hưởng đà phục hồi trong 6 tháng cuối năm 2020 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC giảm giá mục tiêu cho CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) thêm khoảng 2% khi VCSC dự báo khoản lỗ ròng cao hơn trong năm 2020 so với dự kiến trước đây trong bối cảnh VCSC giả định làn sóng thứ hai của dịch COVID-19 hiện tại sẽ khiến đà phục hồi của biên xăng dầu chững lại trong 6 tháng cuối năm 2020. Trong khi đó, VCSC gần như giữ nguyên dự báo tổng lợi nhuận giai đoạn 2021-2029.
- VCSC cũng hạ khuyến nghị từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG còn KÉM KHẢ QUAN khi giá cổ phiếu của BSR đã tăng 6,5% trong vòng 3 tháng qua.
- VCSC dự báo BSR sẽ ghi nhận khoản lỗ ròng trị giá 2 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 so với mức 1,4 nghìn tỷ đồng như dự báo trước đây, do triển vọng phục hồi thấp hơn cho biên xăng dầu (giá sản phẩm trừ giá dầu thô đầu vào) của tất cả các sản phẩm trong 6 tháng cuối năm 2020.
- Tuy nhiên, VCSC duy trì triển vọng phục hồi từ năm 2021 trở đi với LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,9 nghìn tỷ đồng, đến từ sự phục hồi của biên xăng/dầu nhiên liệu máy bay/dầu diesel và tăng trưởng sản lượng bán 20% sau giai đoạn bảo trì định kỳ. VCSC cũng cho rằng BSR có thể thực hiện trở lại việc thanh toán cổ tức tiền mặt trong năm 2021 ở mức giá 300 đồng/CP (lợi suất 4,5%) sau giai đoạn không chia cổ tức tiền mặt trong năm 2019 và 2020.
- VCSC cho rằng định giá của BSR là khá hấp dẫn tại EV/EBITDA dự phóng năm 2020/2021 là 31,8/3,5 lần.
- Yếu tố hỗ trợ: biên xăng dầu phục hồi mạnh hơn dự kiến trong quý 4/2020.
- Rủi ro: lỗ lũy kế kéo dài ghi nhận trong báo cáo tài chính trì hoãn quá trình niêm yết trên sàn HNX; biên dầu diesel thấp hơn dự kiến.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1-A6Jbf4NCRszqEz7tlhU4to94Dp6ThWG/view?usp=sharing
28. BID [KÉM KHẢ QUAN -15,8%] – Triển vọng thu nhập lãi giảm do các biện pháp hỗ trợ trong dịch COVID-19 – Cập nhật – VCSC – 08/09/2020
- VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 0,6% còn 34.500 đồng và duy trì khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BID) do mức giảm trung bình 3,6% trong dự báo lợi nhuận 2020-2024 của VCSC.
- Mức điều chỉnh lợi nhuận chủ yếu do mức giảm trung bình 6,4% trong giả định của VCSC cho thu nhập lãi ròng trong giai đoạn 2020-2024. 2020 là năm ghi nhận giảm thu nhập lãi cao nhất (dự báo giảm 8,9%) trong bối cảnh tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với hoạt động cho vay
- VCSC duy trì quan điểm rằng một tỷ trọng lớn gói tín dụng ưu đãi mà ngân hàng đã công bố vẫn chưa được sử dụng hết (còn lại khoảng 2,5 tỷ USD) cùng với khả năng gia tăng các khoản vay cơ cấu theo TT01 từ nay tới cuối năm sẽ ảnh hưởng đến NIM. Do đó, VCSC điều chỉnh giảm NIM 2020 xuống 19 điểm cơ bản còn 2,37% trong báo cáo này.
- Dự báo về chi phí dự phòng của VCSC giảm 4,7% trong năm 2020 do VCSC điều chỉnh giảm dự phòng cho tỷ lệ xóa nợ/tổng dư nợ cho vay 15 điểm cơ bản còn 1,3% và tăng tỷ lệ nợ xấu dự phóng trong năm 2020 thêm 15 điểm cơ bản lên 2,00%.
- VCSC ghi nhận tốc độ thu hồi nợ xấu chững lại trong hầu hết các ngân hàng trong danh mục theo dõi của VCSC trong 6 tháng 2020 do dịch COVID-19. Do đó, VCSC dự báo thu nhập từ thu hồi nợ xấu của BID sẽ giảm 25,4% YoY, đóng góp 8,5% cho tổng thu nhập từ HĐKD trong năm 2020 so với mức 11,1% trong năm 2019.
- ROE và ROA dự phóng 2020 của VCSC lần lượt là 9,5% và 0,5% so với trung vị các công ty cùng ngành là 17,6% và 1,7%. Do đó, VCSC cho rằng định giá hiện tại của BID là khá cao với P/B dự phóng 2 lần cho năm 2020.
- Rủi ro chính: (1) tăng vốn là cần thiết nhằm duy trì tăng trưởng cho vay trong tương lai, tạo ra rủi ro pha loãng; (2) số lượng các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 cao hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập lãi và chi phí tín dụng.
Link tải báo cáo full:
https://drive.google.com/file/d/1-A6Jbf4NCRszqEz7tlhU4to94Dp6ThWG/view?usp=sharing
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-