VIX-THƯỚC ĐO SỢ HÃI CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Lượt xem: 1704 | Ngày đăng: 02/04/2020 | Báo cáo phân tích Blog

Một chỉ số rất độc đáo trên sàn chứng khoán Mỹ đó là chỉ số VIX-Thước đo của sự hoảng loạn của nhà đầu tư. Gần đây có khá nhiều nhà đầu tư quan tâm tới chỉ số này khi thời gian qua nhiều lúc trên phần mềm investing nó là chỉ số duy nhất tăng điểm. Chúng tôi xin tổng hợp ngắn gọn để quý anh chị nào quan tâm nắm rõ.

VIX được xây dựng bởi CBOE (Chicago Board Option Exchange) được hiểu là chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán, dùng để đo mức độ biến động dự kiến của 30 ngày tới trên thị trường bằng việc sử dụng dữ liệu về QUYỀN CHỌN từ 500 cổ phiếu công ty thuộc chỉ số này. Nhà đầu tư sẽ dựa vào biến động của chỉ số này để dự đoán diễn biến kế tiếp của thị trường. Đây cũng được xem là chỉ báo nỗi sợ của nhà đầu tư, khi VIX tăng lên thị trường thường có xu hướng điều chỉnh giảm và ngược lại. Nếu nhìn vào tương quan giữa VIX và S&P 500, chúng ta càng thấy được rõ chỉ báo ngược giữa 2 bộ chỉ số này

Hình 1: Tương quan S&P500 (màu cam) và chỉ số VIX (màu xanh)

Tính đến thời điểm cuối tháng 3/2020, chỉ số VIX đã vượt mọi đỉnh lịch sử, đạt 65.54 điểm còn S&P 500 tiếp tục dò đáy. Nếu so sánh với dịch SARS 2002 – 2003 với đỉnh khoảng 30 điểm và khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 với đỉnh 59 điểm thì đây thật sự là dấu hiệu cần quan tâm. Theo chỉ dẫn, nếu chỉ số chứng khoán giảm, VIX đạt đỉnh thì sẽ có đảo chiều.

Tại thời điểm dịch SARS 2002 – 2003, Trung Quốc là một trong những quốc gia chịu dịch nặng nề. Nhưng tại thời điểm đó, tỷ trọng Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu mới chỉ đạt 4%. SARS bùng nổ, nhập khẩu của Trung Quốc chậm lại, nhưng xuất khẩu tăng trưởng mạnh và ổn định suốt trong năm 2003. Nền kinh tế toàn cầu khi ấy vừa bước ra khỏi cuộc suy thoái 2001 – 2002 và nhu cầu hàng hóa từ Trung Quốc tăng vọt (Hình 2). Với lí do ấy, chúng tôi cho rằng chỉ số Vix chỉ tăng ở một mức rất nhỏ trong giai đoạn này đã phản ánh đúng trạng thái biến động của thị trường Mỹ.

Trong quá khứ, Vix tăng vọt và đạt đỉnh tại thời điểm khủng hoảng 2007 – 2008 (Hình 3). Nguyên nhân thực sự của cuộc Đại Suy thoái thứ hai này rất phức tạp, nhưng có thể nói rằng đó là do thị trường BĐS Mỹ sụp đổ đã tạo khởi đầu cho chuỗi phản ứng dây chuyền. Bong bóng BĐS đã vỡ, kéo theo sự tê liệt của nền kinh tế Mỹ và Châu Âu. Tại Mỹ, có tới 8 triệu người mất việc, 2,5 triệu doanh nghiệp phá sản và có tới gần 4 triệu ngôi nhà bị thu hồi trong 2 năm. Tỷ lệ thất nghiệp đạt 10%, gần đạt ngưỡng đỉnh của cuộc Đại Suy thoái đầu tiên năm 1981 – 1982. Đi kèm theo đó là bất ổn an ninh lương thực và mất cân bằng thu nhập đã làm chỉ số VIX tăng vọt, đạt mốc 59 điểm vào tháng 10/2018 và dần hạ nhiệt.

Quay trở lại với thực tại, chúng tôi cho rằng chỉ số VIX lần này vượt đỉnh bởi nó kết hợp cả 2 yếu tố của đỉnh trước: dịch bệnh và khủng hoảng.

Yếu tố dịch bệnh thì rất rõ ràng. Corona bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc và lây lan mạnh ra toàn cầu với tốc độ kinh hoàng. Tính đến hiện nay, Mỹ đang đứng đầu bảng tổng kết với trên 142 nghìn người nhiễm bệnh còn Ý đứng thứ 2 với hơn 10,8 nghìn người chết. Chỉ trong gần 4 tháng, có gần 722 nghìn bệnh nhân với 34 nghìn ca tử vong trên 199 quốc gia và vùng lãnh thổ. SARS từng nguy hiểm là thế nhưng chỉ gây ra 800 ca tử vong trên 17 quốc gia mà thôi (Hình 4). Chúng tôi đã cập nhật số liệu và khả năng lây nhiễm của một số nước, NĐT quan tâm có thể đọc lại tại đây:

⇒https://langtubuonnuocmam.com/covid-19-tai-tay-ban-nha-phap-duc-va-anh-huong-toi-viet-nam/

⇒https://langtubuonnuocmam.com/italia-toang-boi-covid-19-se-anh-huong-toi-viet-nam-nhu-the-nao/

⇒https://langtubuonnuocmam.com/covid-19-tai-my-gay-ra-thiet-hai-gi-den-the-gioi-va-viet-nam/

Còn xét về yếu tố kinh tế, IMF cho rằng kinh tế thế giới 2019 đã có dấu hiệu bất ổn khi tăng trưởng chỉ đatj 2,9% – không tạo được cách biệt so với ngưỡng suy thoái toàn cầu. Sự xuất hiện của Covid sẽ đe dọa nền kinh tế rơi vào ngưỡng suy thoái sâu hơn. Điều này cần phải nhắc tới sự góp mặt của Trung Quốc – nơi bắt đầu dịch bệnh – vào nền kinh tế toàn cầu. Quốc gia đông dân nhất thế giới là cỗ máy thúc đẩy kinh tế thế giới khi chiếm 35% tổng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2017 – 2019 và cao gần gấp đôi con số 18% của Mỹ và cao gấp 4 lần tỷ lệ 7,9% của EU. Vì vậy, sự phát triển chậm lại của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đợt dịch trước, kéo theo khả năng khủng hoảng. Suy cho cùng, khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008 không đi kèm tỷ lệ tử vong như bây giờ!

Liệu VIX đã thiết lập kỉ lục mới chưa hay sẽ phá tiếp 1 kỉ lục khác? Hiện tại điều này hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, nếu các quan hệ giao thương bị kéo dài quá lâu nữa. Việc này hoàn toàn có thể xảy ra.

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN