VPB đang có đà tăng giá rất tốt và đây cũng là cơ hội khá rõ ràng mà chúng tôi đã phân tích chi tiết tại các quý 4-2024, quý nhà đầu tư có thể đọc chi tiết như link dưới:
https://langtubuonnuocmam.com/vpb-nhung-tin-hieu-tich-cuc/
Bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về cổ phiếu sau BCTC Q2.
I. Kết quả kinh doanh
VPB đã công bố kết quả kinh doanh Q2-2025 khá tích cực với tổng lợi nhuận thuần (TOI) đạt 16,534 tỷ đồng, tăng 2.5% YOY. Lợi nhuận trước thuế đạt 6,214 tỷ đồng, tăng 38.3% YOY. (Hình 1)
Đáng chú ý nhất đối với VPB đó là tăng trưởng tín dụng sau 6 tháng đầu năm đã tăng tới 19.6%, cao gần gấp đôi so với tăng trưởng chung toàn ngành. Tuy nhiên do NIM của VPB suy giảm trong Q2 khiến cho chi phí vốn tăng lên và làm cho thu nhập lãi thuần chỉ tăng trưởng 8.6% YOY (tổng thu nhập lãi tăng tới 18.7%). (Hình 2)
Như vậy dù NIM có phần suy giảm theo xu hướng chung của ngành nhưng chúng ta có thể kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ở mức cao sẽ bù đắp được cho NIM của ngân hàng. VPB đã tham gia vào đề án tái cấu trúc ngân hàng yếu kém và hoàn tất quá trình tái cấu trúc PGBank nên có lợi thế lớn là được giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao. Vì vậy cho cả năm 2025 chúng tôi tin rằng VPB hoàn toàn có thể cán mốc tăng trưởng tín dụng đạt mức 30%.
Về các chi phí đầu vào, VPB vẫn đang cho thấy việc kiểm soát tốt. Hệ số CIR và COF đều duy trì thấp hơn so với cùng kỳ và có phần giảm nhẹ trong hơn 1 năm qua. Có thể trong thời gian tới các chi phí không giảm thêm được nhiều nhưng việc duy trì ở nền thấp cũng sẽ giúp cho lợi nhuận của VPB tốt hơn. (Hình 3)
Các mảng kinh doanh ngoài lãi của VPB không được tích cực mà đa phần giảm so với cùng kỳ. Mảng hoạt động dịch vụ giảm 28.7% YOY. Mảng kinh doanh khác tăng nhẹ 3.8%. Mảng hoạt động dịch vụ của VPB sụt giảm khá mạnh tới từ việc doanh thu mảng thanh toán, ngân quỹ sụt giảm gần 1 nửa cũng như chi phí mảng bảo hiểm tăng lên gấp đôi khiến cho mảng hoạt động dịch vụ gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới khi NQ42 được chính thức áp dụng trở lại sẽ là động lực lớn hỗ trợ cho mảng kinh doanh khác (nghiệp vụ thu hồi nợ xấu) của VPB tăng trưởng hơn nữa và kỳ vọng có thể bù đắp được sụt giảm từ mảng hoạt động dịch vụ vì lợi nhuận 2 mảng này cũng gần tương đương nhau.
Như vậy có thể thấy động lực lớn nhất thúc đẩy kết quả kinh doanh của VPB trong thời gian qua cũng như thời gian tới sẽ là tăng trưởng tín dụng mạnh và phần nào đó là nghiệp vụ thu hồi nợ xấu được đẩy mạnh hơn. 2 Yếu tố này hoàn toàn có thể hỗ trợ cho khó khăn về NIM suy giảm cũng như mảng dịch vụ giảm. Tổng quan lại VPB vẫn hoàn toàn có thể tăng trưởng được trong các quý tới.
Mảng FE Credit của VPB cũng đang dần tích cực lại khi không còn ghi nhận lợi nhuận âm trong các quý gần đây nữa, trích lập cũng có phần giảm dần do bớt áp lực từ nợ xấu giúp cho lợi nhuận có xu hướng tăng tốt trở lại. Với việc áp dụng thêm công nghệ vào nghiệp vụ phân loại tệp khách hàng thông qua tín nhiệm tín dụng cũng giúp cho FE của VPB quản lý tốt hơn về nợ xấu của công ty. Thời gian tới mảng này hoàn toàn có thể có thêm đóng góp về lợi nhuận cho VPB. (Hình 4)
II. Bức tranh tài chính đang dần sáng lại
Bức tranh tài chính của VPB đang có xu hướng chuyển biến tốt lên khá nhiều trong 2 năm nay. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng vẫn duy trì xu hướng giảm tốt khi đã giảm từ 6.52% vào Q2-2023 xuống chỉ còn 3.97% vào Q2-2025. Đây cũng là mức tỷ lệ nợ xấu thấp nhất từ đầu 2022 tới nay của VPB. (Hình 5)
Bóc tách nợ xấu của ngân hàng theo từng nhóm nợ chúng ta có thể thấy đa phần các nhóm đều có xu hướng được cải thiện tốt sau các quý. Ngoài ra nợ nhóm 2 – nhóm có nguy cơ thành nợ xấu trong tương lai cũng giảm rất tốt dù TT02 đã hết hạn cuối 2024. Đến cuối Q2-2025 nợ nhóm 2 chỉ còn 25,157 tỷ đồng, giảm gần 20k tỷ đồng so với đầu năm. (Hình 6)
Điều này cộng thêm với việc FE Credit đã tái cấu trúc thành công cũng như NQ42 đưa vào vận hành sẽ hỗ trợ VPB xử lý nợ xấu nhanh hơn thì gần như chắc chắn tỷ lệ nợ xấu của VPB sẽ còn tiếp tục giảm trong các quý tới. Qua đó sẽ làm bức tranh tài chính sáng dần lên cũng như áp lực trích lập giảm đi.
Hiện bộ đệm của VPB đang ở mức không cao khi tỷ lệ bao phủ nợ xấu chỉ là 52% sau Q2 nhưng do đặc thù của ngân hàng cho vay tiêu dùng nên tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngân hàng vẫn duy trì mức thấp như vậy trong nhiều năm qua nên chúng tôi cho rằng khả năng cao VPB sẽ duy trì mức trích lập như hiện tại và với việc nợ xấu giảm dần thì bộ đệm dự phòng của ngân hàng vẫn sẽ cải thiện dần dần trong các năm tới. (Hình 7)
III. Tổng kết và định giá
Với những phân tích trên chúng tôi cho rằng VPB là một cổ phiếu tốt ở hiện tại khi đang dần tích cực lên sau mỗi quý. Và với việc NQ42 được đưa vào vận hành thì VPB sẽ là một trong những ngân hàng được hưởng lợi lớn nhất (có tỷ lệ nợ xấu cao). Và mức tăng giá tốt trong thời gian gần đây cũng đã phần nào phản ánh những tích cực về VPB. Về định giá, chúng tôi cho rằng VPB hoàn toàn có thể leo lên mức định giá khoảng 25-28k/cp trong Q3-2025 nhờ những động lực khá rõ từ nền tảng ngân hàng.
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-
Nhập mã “LTBNM” để được giảm giá 10% khi mua acc tại wichart.vn. Áp dụng cùng với các chương trình khuyến mại khác nếu có.