KINH TẾ THẾ GIỚI BẮT ĐẦU NGẤM ĐÒN TỪ CORONA.

Lượt xem: 1219 | Ngày đăng: 03/03/2020 | Báo cáo phân tích Blog

Chỉ số PMI của các nước lần lượt được công bố vào cuối tuần trước và đầu tuần này (Hình 1) cho thấy ảnh hưởng của corona lên nền kinh tế là 1 sự sụt giảm đáng kể.

PMI – Purchasing Managers Index là Chỉ số quản lí thu mua – một chỉ số thường thấy phổ biến về xu hướng kinh tế trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. PMI đượ cấu thành từ các dữ liệu đơn đặt hàng, tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động. Đây là 1 chỉ số rất quan trọng của nền kinh tế.

PMI trên 50 thể hiện sự mở rộng so với tháng trước và ngược lại. Càng xa mốc 50 thì sự thay đổi càng lớn. Sự thay đổi PMI qua hàng tháng sẽ cho thấy tốc độ tăng trưởng hoặc suy giảm của khu vực sản xuất và dịch vụ của đất nước đó.

Hình 2: Chỉ số PMI từ 2004 đến nay

Về mức 35,7 – cách xa mốc trung tính 50 điểm, thấp hơn cả giai đoạn khủng hoảng 2008

Virus Covid19 đã tràn ra khắp địa cầu với 64 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo tính toán, dịch SARS 2003 cũng không gây nhiều ảnh hưởng như nCovi 2019 vì vai trò của Trung Quốc trong nền kinh tế hiện giờ đã quá lớn so với 20 năm trước. Chỉ số PMI giảm mạnh tại nơi dịch bệnh bùng phát chứng minh cho câu chuyện Virus nhỏ bé lại đang giáng những đòn đau lên đất nước có nền kinh thế thứ hai thế giới.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc ngày 29/2 thì PMI giảm mạnh còn 35,7 điểm – cách xa mốc 50 và đang ở mức thấp kỉ lục kể từ khi được ghi lại năm 2004. (Hình 2)

Theo ông Xing Zhaopeng, chuyên gia kinh tế tại ANZ, có rất ít cơ hội để kinh tế Trung Quốc có thể hồi phục mạnh mẽ theo hình chữ V. Chính phủ Trung Quốc đang sử dụng các công cụ hỗ trợ theo mục tiêu thay vì theo gói kích thích diện rộng nên nền kinh tế sẽ hồi phục một cách từ tốn.

Nguyên nhân khiến chỉ số này tụt dốc là do kì nghỉ Tết dài bất đắc dĩ đã khiến nhiều công nhân không thể quan lại nhà máy, các chủ doanh nghiệp không đủ nguyên liệu thô để sản xuấtnhà máy thì hoạt động thấp hơn công sức nhiều lần. Dù Chính quyền trung ương và địa phương ở Trung Hoa đang hối thúc các nhà máy mở cửa trở lại để tránh sụp đồ nền kinh tế, nhiều tiến độ kích hoạt nhà máy vẫn đang diễn biến chậm chạp. Do đó, lời giải duy nhất cho bài toán này là bao giờ công trường lớn nhất thế giới trở lại hoạt động bình thường. Thế nhưng đây lại là câu hỏi vô cùng khó giải đáp bởi diễn biến dịch ngày càng khó lường và sự lây lan của nó là không thể chối bỏ.

Một yếu tố đáng lưu tâm nữa là số ca nhiễm bệnh ở Hàn Quốc và Nhật Bản – 2 nền kinh tế có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc – đang gia tăng một cách đáng chóng mặt. Nếu tình hình dịch bệnh trở nên ngoài tầm kiểm soát và các quốc gia này phải đóng cửa cách ly như Trung Quốc hiện nay thì sức ép lên nền kinh tế sẽ còn mạnh hơn nữa, ngay cả khi Trung Quốc hoạt động ổn định trở lại.

Điểm sáng trong cơn bão này là Bloomberg ước tính các nhà máy trong tuần cuối tháng 2 đã hoạt động được khoảng 60-70% công suất, các doanh nghiệp cỡ trung và lớn tham gia khảo sát PMI thì đã trở lại hoạt động lên tới 78,9% và dự kiến đến 90% cuối tháng 3. Tuy nhiên đây chỉ là các doanh nghiệp có doanh thu tối thiểu là 20 triệu Nhân dân tệ (~ 2,86 triệu USD) nên chỉ số này chưa phản ánh thực chất cả nền kinh tế đất nước.

Nếu tình hình dịch bệnh tiếp tục hành hạ nền kinh tế Trung Quốc như hiện nay, thì dự bảo tăng trưởng trong Quý 1 giảm còn 4,3%. Cả năm sẽ còn 5,6% cho năm 2020, giảm từ mức 6,1% của năm ngoái theo dự báo của hãng phân tích tài chính Oxford Econmics (Anh). Và nếu điều đó xảy ra, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm còn 2,3% (-0,2%) và trở thành mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.

Vậy quay trở lại Việt Nam, PMI tháng 2 đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp và đã chạm mốc trung tính 50 điểm – báo hiệu sự sụt giảm trong các điều kiện kinh doanh.

Hình 3: Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI Việt Nam

Corona đã tác động một cách tiêu cực lên nhu cầu trong tháng 2 của Việt Nam nói riêng. Số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 11/2015. Một phần giảm trong số đó là giảm doanh thu xuất khẩu mới mà trong đó chủ yếu đến từ nước đang bị cấm biên – Trung Quốc. Mức độ lạc quan trong 12 tháng tới của các doanh nghiệp tham gia khảo sát cũng đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử bởi nỗi lo sợ về dịch bệnh bùng phát.

Bình luận về chỉ số này, Andrew Harker, PGĐ tại HIS Markit cho rằng virus Corona đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực sản xuất của Việt Nam trong tháng 2 ở cả phía cung và cầu. Một bên là giảm xuất khẩu đi Trung Quốc, một bên là gặp khó khăn nhập hàng hóa đầu vào từ Trung Quốc đã áp lực mạnh lên chi phí đầu vào. Tình trạng này đã tạo áp lực lớn lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp.

Hình 4: Chỉ số sản lượng PMI và sản lượng ngành sản xuất

Tại Châu Âu, PMI tháng 2 này vẫn chưa cho thấy sự sụt giảm đáng kể nào, nhưng có lẽ từ tháng 3 sẽ có độ phản ánh do dịch đến châu âu “hơi trễ”.

Hành động: không hẹn mà gặp, hàng loạt các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu tung các gói hỗ trợ tiền tệ và tài khóa:

  • 5/2: Thái Lab: giảm lãi suất cơ bản 1% (-0.25%)
  • 9/2: Philipines: 3.75% (-0,25%)
  • 17/2: Hàn Quốc: Lập chương trình hỗ trợ vốn khẩn cấp: 355 triệu USD cho hàng không, vận tải biển, du lịch, miễn thuế tài sản
  • 18/2: Singapore: Phát gói bình ổn và ứng phó Covid-19 trị giá 4 tỷ SGD để bù đắp lương, giảm thuế TNDN, nâng hạn mức cho vay
  • 20/2: Trung Quốc: lãi suất cho vay cơ bản 1 năm: 4,05% (-0.1%) Lãi suất cho vay cơ bản 5 năm: 4.75% (-0.05%)
  • Indonesia: Repo 7 ngày: 4,75% (-0.25%)

Tại 3 cường quốc kinh tế lớn là Mỹ, Nhật, Châu Âu thì ngay sau khi cuối tuần rồi chủ tịch FED Powell công bố fed sẽ hành động cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, chủ tịch BOJ Haruhiko Kuroda và chủ tịch ECB Christine Lagarde đều đưa ra các phát ngôn tương tự ngay lập tức.

Trong số bộ 3 này, Fed là người duy nhất có lãi suất chính sách trên 0 và giữa họ, bảng cân đối kế toán của họ được nhồi nhét hơn 14 nghìn tỷ đô la tài sản.

Ngay sau các tuyên bố này, thị trường toàn cầu tăng điểm mạnh cũng thuộc dạng kỉ lục. Tại sao lại như vậy mời quý nhà đầu tư đọc lại bài viết này:

https://langtubuonnuocmam.com/dinh-gia-co-phieu-dau-la-chi-bao-quan-trong-nhat-phan-1/

Tuy nhiên khác với mọi lần Việc nới lỏng tiền tệ có thể giúp chữa cháy tạm thời, nhưng nguồn gốc sâu sa là sự giao thương giữa các nước đến khi nào trở lại vẫn còn là câu trả lời chưa có hồi kết. Một số doanh nghiệp dạng như hàng không chẳng hạn, hạ lãi suất có thể giúp giảm gánh nặng nợ vay, nhưng không có khách mãi thì doanh nghiệp sẽ dần dần đi về nơi xa lắm.

Cây đũa thuần nới lỏng tiền tệ có thể giúp chữa lành vết thương tạm thời, nhưng để nhổ bỏ khối u thì cần phải có “thuốc”.

 

———-Team LTBNM tổng hợp, biên dịch và phân tích————-

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN