ITALIA TOANG BỞI COVID 19 SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?

Lượt xem: 1989 | Ngày đăng: 17/03/2020 | Báo cáo phân tích Blog

Sau ca nhiễm bệnh đầu tiên vào 31/1 do 2 hành khách người Trung Quốc đến Ý du lịch, tính đến 16/3 thì Ý đã ghi nhận gần 25k ca nhiễm bệnh với gần 2k người tử vong – chủ yếu là người già. Nhưng điều chúng tôi quan tâm hơn cả là, nếu Ý vỡ trận thì tình hình các nước khác, trong đó có Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào?

Hình 1: Italy đang đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng ca nhiễm Corona tính tới 16/3/2020.

Trước khi bị Corona xâm nhập, Italia là một đất nước thu hút khách du lịch với ba mặt giáp biển Địa Trung Hải – rất thuận tiện cho việc giao thương. Italia có 61 triệu người, dân số già với độ tuổi trung bình là 47,3, với 23% dân số trên 65 tuổi. Đầu tư cho y tế công cộng tại Italy chỉ chiếm 6,8% GDP trong khi tổng sản phẩm quốc nội của nước này thấp hơn các nước khác trong EU khá nhiều. Đây được cho là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống y tế Italia không kịp trở tay với những diễn biến bất thường của Covid19. Và thực tế đã cho thấy, việc quá tải ở Ý đã đem đến sự lựa chọn khó khăn cho ngành y: nên cứu hay nên bỏ bệnh nhân lớn tuổi?

Ngày 10/3, Chính phủ nước này đã ban lệnh phong tỏa trong pham vi cả nước 3 đến hết ngày 03/04 nhưng tốc độ lây lan vẫn chưa có dấu hiệu chậm lại. Trước khi ban lệnh phong tỏa, Ý chỉ ghi nhận 10k ca nhiễm, thì tính đến nay con số đã hơn gấp đôi! Có lẽ Ý xử lý mạnh mẽ hơn vấn đề cách ly và phòng tránh lây lan, cũng như thế giới cần thời gian để theo dõi hiệu quả của các giải pháp này.

Hình 2: Số ca nhiễm corona tại Italia

Xét về kinh tế, Italy có giá trị GDP khá ấn tượng (Hình 3), năm 2019 đạt $2,001 tỷ, xếp thứ 8 trong tổng số 196 nước đã công bố GDP. Tuy nhiên xét về tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây thì không hề tốt do triển vọng kinh tế u ám. Nhìn tốc độ tăng trưởng GDP 10 năm gần đây của Ý thì sau khi đạt đỉnh năm 2011 thì chúng ta chỉ còn thấy những con số đi lùi.

Sức mạnh nền kinh tế Ý chủ yếu phụ thuộc vào ngành công nghiệp sản xuất như oto, các sản phẩm dược, hàng may mặc. Ngành du lịch và dịch vụ cũng đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế Ý với mức đóng góp khoảng 6% GDP. Tính đến cuối 2018 (Hình 4), có 62,1 triệu lượt khách du lịch đến Rome, tăng 6,7% so với 2017.

Theo đánh giá, đây đều là những ngành dễ ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Du lịch là điều dễ hiểu bởi Covid 19 khiến hai thành phố lớn là Rome và Venice đã vắng không một bóng người. Ước tính ngành du lịch Ý sẽ thiệt hại 8,3 tỷ USD doanh thu do dịch bệnh dịch. Còn ngành sản xuất công nghiệp với mức nhập khẩu nguyên liệu đến 75% chủ yếu từ Trung Quốc cũng khiến chuỗi cung ứng gián đoạn. Bên cạnh đó, việc không có khách du lịch nước ngoài sẽ không thúc đẩy được nhu cầu đối với hàng hóa “Made in Italy”, từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến doanh thu ngành công nghiệp nước này.

Bên cạnh đó tình hình nợ công của Italia cũng cần được quan tâm. Đây là quốc gia có nợ công lớn thứ hai sau Hy Lạp trong Eurozone với mức nợ lên đến 2.300 tỷ Euro, tương đương 132,2% GDP. So với mức trần 60% theo quy định của EU thì đây thực sự là một con số khổng lồ. Dính thêm virus Corona này, nền kinh tế Italia vốn đã mong manh nay lại càng thêm dễ vỡ, và nặng hơn nữa là kéo theo cả EU vốn cũng đã vất vả vì dịch bệnh.

Tạm tổng kết lại ảnh hưởng của Ý đối với EU và thế giới, thì theo Ngân hàng Goldman Sachs, phần phía Bắc của Italia – điểm nóng của dịch Covid chiếm khoảng 75% hoạt động giao thương với các nước Châu Âu khác. Nền kinh tế Italy thì đứng thứ 8 trên thế giới nên cái hắt hơi của Ý sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất đến Liên minh EU, rồi từ EU sẽ dần lan tỏa toàn cầu nếu không có biện pháp rõ ràng nào được đưa ra trong bối cảnh rối ren “thù trong giặc ngoài” hiện tại ở Ý.

Đó là đối với EU và thế giới, còn đối với Việt Nam thì liệu sẽ có những ảnh hưởng nào nghiêm trọng hay không?

Quan hệ chính trị giữa hai nước từ đầu những năm 90 đã củng cố và phát triển rõ rệt. Italy là một trong những nước Tây Bắc Âu đầu tiên nối lại và phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam sau thời kỳ ngưng đọng năm 1979 – 1989. Theo tính toán trong 2018 thì Việt Nam xuất siêu vào Ý với tổng giá trị 1,56 triệu đô, trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Italy chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1,3% trong khi nhập khẩu là 0,7%. Chúng tôi tổng kết ngặn gọn giao thương Việt Nam – Italia qua số liệu xuất nhập khẩu như sau (Hình 5):

Tính lũy kế 2 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đang xuất siêu vào Ý với giá trị 244.2 triệu USD, giảm 10% so với cùng kỳ. Theo cơ cấu tỷ trọng, chúng ta chủ yếu xuất khẩu các linh kiện điện thoại và café, giày dép. Ở chiều ngược lại, ta nhập các máy móc, thiết bị phụ tùng với cơ cấu khá cao. Như vậy, nếu Ý tiếp tục gặp khó khăn trong công cuộc phòng tránh Corona thì kim ngạch xuất khẩu sang đây sẽ giảm mạnh nhất trong tháng 3 và chưa biết bao giờ sẽ hồi phục. Ngành xuất khẩu gặp khó khăn sẽ là Điện thoại và linh kiện, giày dép – đây chủ yếu là các doanh nghiệp FDI.

Một ngành khác sẽ bị ảnh hưởng là hàng không và du lịch. 9T2019, chúng ta đón 54.034  lượt khách từ Italy (chiếm 0,4% tổng số khách) và con số này vẫn đang tăng trưởng khá tốt (108% yoy). Việc miễn cấp Visa cho các nước trong khối EU, trong đó có Ý sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng bay cũng như lượng khách du lịch. Tuy nhiên, nếu đặt cạnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, Hàn Quốc lên ngành hàng không hay du lịch Việt Nam thì Italy vẫn còn nhỏ bé.

Tóm lại, nếu nói về tầm ảnh hưởng trực tiếp thì thật sự các con số chúng tôi đưa ra khá nhỏ so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như so với toàn ngành du lịch. Thế nhưng, với sự liên kết chặt chẽ của toàn khối EU, nếu Italia cũng xử lí được dịch thì châu âu và thế giới cũng không yên được.

 

 

———-Team LTBNM tổng hợp, biên dịch và phân tích————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN