Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 24/01 – 28/01/2021
- POW [ MUA – 17,600đ/cp ]: Q4/2021: Ngừng hoạt động khiến Công ty thua lỗ – MAS – 24/01/2022
- PAC [ BÁN ]: Q4/2021: Lợi nhuận cốt lõi vượt dự báo – Báo cáo cập nhật – HSC – 24/01/2022
- DPR [ MUA – 76,000đ/cp ] KQKD Q4/2021 vượt kỳ vọng với HĐKD cốt lõi khả quan – HSC – 24/01/2022.
- FPT [ MUA – 128,500đ/cp ]: Q4/2021: tăng trưởng mạnh được thúc đẩy bởi mảng CNTT toàn cầu – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- VIB [ Tích cực – 42,100đ/cp ]: KQKD Q4/2021 hồi phục và vượt dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- HAX [ Trung lập ]: Nhu cầu phục hồi, các chính sách ưu đãi của Chính phủ thúc đẩy lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/01/2022
- SCS [ Tích cực – 200,800đ/cp] Triển vọng tươi sáng nhờ tăng giá cước – VNDS – 24/01/2022
- VHC [ MUA – 73,000đ/cp]: Q4/2021: KQKD vượt dự báo 50% – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- NT2 [ Tích cực – 27,500đ/cp ]: Tăng trưởng trở lại trong năm 2022 – Cập nhật KQKD – BVSC – 24/01/2022
- Ngành BĐS [ Trung lập ]: Giá đất tăng mạnh, giao dịch khiêm tốn – Báo cáo ngành – VNDS – 25/01/2022
- KDC [ MUA – 50,909đ/cp ] Lợi nhuận thuần năm 2021 vượt 46% dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- NLG [ Nắm giữ – 56,359đ/cp ]: KQKD Q4/2021 không đạt kỳ vọng vì lùi thời gian thoái vốn dự án – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- TPB [ Trung lập ]: 4Q21: Các chỉ số kinh doanh và chất lượng tài sản lạc quan – BVSC – 25/01/2022
- NT2 [ Tích cực ] Lợi nhuận ròng Q4/21 thu hẹp do giá khí tăng cao – Cập nhật KQKD – VNDS – 25/01/2022
- TCB [ Trung lập ]: Kết quả kinh doanh tích cực – KBSV – 25/01/2022
- Ngành BĐS [ Tích cực ]: Triển vọng tươi sáng hơn – Báo cáo nhanh – SSI – 21/01/2022
- Ngành phân bón [ Tích cực ] Giá bán trở về mức hợp lý hơn trong năm 2022 – SSI – 25/01/2022
- Ngành dầu khí [ Kém khả quan]: Sản lượng phục hồi – Báo cáo nhanh – SSI – 21/01/2022
- ACB [ MUA – 43,500đ/cp ]: KQKD Q4/2021 giảm nhẹ vì chi phí hoạt động tăng cao – HSC – 24/01/2022
- SGP [ Trung lập ]: Lợi nhuận đột biến – KBSV – 25/01/2022
- PNJ [ MUA – 118,600đ/cp ] HĐKD phục hồi mạnh mẽ trong quý 4; KQKD phù hợp dự báo – VCSC – 25/01/2022
- DPM [ MUA – 52,000đ/cp ]: Q4/2021: Lợi nhuận vượt dự báo của HSC là 29% – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- KBC [ Tích cực – 53,600đ/cp ]: KQKD sơ bộ năm 2021 đáng thất vọng – Báo cáo ngành – HSC – 26/01/2022
- NKG [ Nắm giữ – 50,700đ/cp ] Q4/2021: Doanh thu thuần vượt kỳ vọng, lợi nhuận thuần thấp hơn dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 26/01/2022
- KBC [ MUA– 54,600đ/cp ]: Chuẩn bị nguồn lực cho các dự án – Báo cáo nhanh – VCBS – 25/01/2022
- ACB [ Tích cực – 41,914đ/cp ]: LNST Quý 4/2021 giảm nhẹ 4,5% YoY – BVSC – Báo cáo cập nhật – 26/01/2022
- BMP [ Tích cực – 68,699đ/cp ] Hồi phục mạnh mẽ hậu giãn cách – Cập nhật KQKD – BVSC – 25/01/2022
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. POW [ MUA – 17,600đ/cp ]: Q4/2021: Ngừng hoạt động khiến Công ty thua lỗ – MAS – 24/01/2022
- POW công bố ước tính sơ bộ Q4/2021 với lỗ trước thuế là 124 tỷ đồng và doanh thu là 4.658 tỷ đồng (giảm 41,1% so với cùng kỳ). Trong năm 2021, doanh thu là 25.625 tỷ đồng (giảm 13,8%) và LNTT là 2.184 tỷ đồng (giảm 24,0%), đạt lần lượt 80,3% và 73,7% dự báo năm 2021 của HSC.
- Do sự cố kỹ thuật ngoài dự kiến của tổ máy số 1 (600MW), nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 đã phải ngừng hoạt động một nửa công suất điện than từ tháng 9/2021. Công suất bị ảnh hưởng vẫn đang phải ngừng hoạt động và được dự báo sẽ chưa thể hoạt động trở lại ít nhất là cho tới cuối Q1/2022. Theo đó, sản lượng điện giảm 38,3% so với cùng kỳ xuống 2.495 triệu kWh trong Q4/2021. Trong năm 2021, sản lượng tiêu thụ điện là 14.701 triệu kWh (giảm 23,2%).
- POW đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 là 17,9 lần, và tiềm năng tăng giá hiện chỉ là 5,7% tại giá mục tiêu là 17.600đ. Do đó, HSC đang xem xét lại khuyến nghị đối với POW.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10147_POW_HSC_2022-1-24.pdf
2. PAC [ BÁN ]: Q4/2021: Lợi nhuận cốt lõi vượt dự báo – Báo cáo cập nhật – HSC – 24/01/2022
- Lợi nhuận thuần Q4/2021 của PAC tăng 52% đạt 68 tỷ đồng với doanh thu thuần đạt 853 tỷ đồng (tăng 20%).
- Trong Q4/2021, PAC đã nhận được 15 tỷ đồng tiền bồi thường bảo hiểm từ PJICO cho sự cố hỏa hoạn trong Q4/2019. Nếu không bao gồm khoản thu nhập bất thường này, lợi nhuận thuần Q4/2021 sẽ đạt 53 tỷ đồng (tăng 19,2%)
- Trong năm 2021, lợi nhuận thuần tăng trưởng 17% đạt 174 tỷ đồng, trong khi doanh thu thuần tăng trưởng 3% đạt 3.049 tỷ đồng, lần lượt hoàn thành 124% và 104% dự báo cả năm 2021 của HSC cho lợi nhuận thuần và doanh thu thuần.
- HSC duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng với giá mục tiêu là 31.900đ trong khi chờ đợi phân tích thêm về KQKD Q4/2021 cũng như triển vọng của Công ty.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10141_PAC_HSC_2022-1-24.pdf
3. DPR [ MUA – 76,000đ/cp ] KQKD Q4/2021 vượt kỳ vọng với HĐKD cốt lõi khả quan – HSC – 24/01/2022
- Mặc dù doanh thu thuần Q4/2021 giảm 4% còn 489 tỷ đồng do sản lượng tiêu thụ giảm, lợi nhuận thuần tăng 413% đạt 310 tỷ đồng nhờ thu nhập không thường xuyên (từ chuyển nhượng đất và thanh lý cây cao su); vượt dự báo 29%.
- Doanh thu thuần năm 2021 tăng trưởng 6,8% đạt 1.215 tỷ đồng và lợi nhuận thuần tăng trưởng 152% đạt 449 tỷ đồng, vượt dự báo 18%.
- HSC đang xem xét lại khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu 76.000đ. Hiện DPR có P/E dự phóng năm 2022 là 7,9 lần so với bình quân P/E trượt dự phóng 1 năm trong quá khứ là 7 lần (bình quân từ đầu năm 2017).
- Tình trạng lãi suất thấp kéo dài khiến cho các sản phẩm tài chính mà công ty bảo hiểm nắm giữ (chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn và trái phiếu chính phủ) đạt mức sinh lợi thấp hơn.
- Hiện HSC đang xem xét lại khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu 76.000đ. Hiện DPR có P/E dự phóng năm 2022 là 7,9 lần so với bình quân P/E trượt dự phóng 1 năm trong quá khứ là 7 lần (bình quân từ đầu năm 2017).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10143_DPR_HSC_2022-1-24.pdf
4. FPT [ MUA – 128,500đ/cp ]: Q4/2021: tăng trưởng mạnh được thúc đẩy bởi mảng CNTT toàn cầu – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- LNST trong Q4/2021 của FPT tăng 24,5% trong khi doanh thu tăng 23,5%. Trong năm 2021, LNST và doanh thu tăng trưởng lần lượt 20,9% và 19,5%.
- Mảng CNTT toàn cầu thúc đẩy tăng trưởng của FPT nhờ nhu cầu chuyển đổi số từ các doanh nghiệp lớn gia tăng nhằm thích nghi với trạng thái bình thường mới sau dịch COVID-19.
- Mảng giáo dục có KQKD khả quan và mảng đầu tư đã có lợi nhuận so với lỗ trong 9 tháng đầu năm 2021.
- HSC duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu là 128.500đ, tiềm năng tăng giá là 45%. HSC duy trì dự báo lợi nhuận năm 2022 và 2023 với lợi nhuận thuần tăng trưởng lần lượt 28,9% và 28,8%. HSC đánh giá tích cực đối với FPT nhờ nỗ lực đổi mới không ngừng từ một doanh nghiệp trung gian và gia công phần mềm sang một nhà đổi mới và đối tác công nghệ tin cậy trên toàn cầu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10145_FPT_HSC_2022-1-24.pdf
5. VIB [ Tích cực – 42,100đ/cp ]: KQKD Q4/2021 hồi phục và vượt dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- Lợi nhuận của VIB Q4/2021 tăng 50% đạt 2.138 tỷ đồng, chủ yếu nhờ tổng thu nhập hoạt động tăng mạnh và chi phí hoạt động giảm. Lợi nhuận thuần cả năm 2021 đạt 6.408 tỷ đồng, tăng trưởng 38% và bằng 106% dự báo của HSC.
- Tỷ lệ nợ xấu giảm còn 1,75% vào cuối Q4/2021 từ 2,12% tại cuối Q3/2021 trong khi chi phí dự phòng trong kỳ tăng mạnh lên 134%.
- Hiện P/B dự phóng năm 2022 là 2,2 lần so với bình quân P/B dự phóng 1 năm trong quá khứ là 2,19 lần. HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10142_VIB_HSC_2022-1-24.pdf
6. HAX [ Trung lập ]: Nhu cầu phục hồi, các chính sách ưu đãi của Chính phủ thúc đẩy lợi nhuận – Báo cáo cập nhật – VCSC – 24/01/2022
- HAX là đại lý xe hơi chiếm 37% doanh số Mercedes-Benz tại Việt Nam (theo HAX) và 1% tổng doanh số bán xe du lịch (PC) của Việt Nam trong năm 2020 (theo ước tính của VCSC). Triển vọng dài hạn của HAX dựa trên sự tăng trưởng của người tiêu dùng giàu có tại Việt Nam, từ đó sẽ nâng cao nhu cầu xe sang như Mercedes-Benz.
- VCSC dự báo ngành PC của Việt Nam sẽ ghi nhận tăng trưởng doanh số bán hàng năm 2021F2024F CAGR là 20% sau khi giảm lần lượt là 4% và 7% vào năm 2020 và 2021 do COVID-19.
- VCSC tin rằng Mercedes-Benz sẽ tăng nhanh nhanh hơn thị trường nhờ (1) sức mua vững chắc của người tiêu dùng giàu có của Việt Nam, (2) Ưu đãi của Chính phủ cho xe lắp ráp trong nước (CKD) và (3) Mercedes-Benz là thương hiệu xe sang duy nhất có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.
- Trong bối cảnh trên, VCSC nghĩ rằng NPAT-MI 2022 của HAX có thể vượt qua mức của năm 2020, ngụ ý P /E năm 2022 dưới 11x. Định giá này khá hấp dẫn so với mức trung bình 2016-2019 (trước COVID-19) của P/E trung bình của các công ty cùng ngành là 12x.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10148_HAX_VCSC_2022-1-24.pdf
7. SCS [ Tích cực – 200,800đ/cp] Triển vọng tươi sáng nhờ tăng giá cước – VNDS – 24/01/2022
- Sau khi ghi nhận tăng trưởng sản lượng âm trong Q3/21 do dịch bệnh bùng phát mạnh, sản lượng hàng hóa của SCS đã phục hồi và ghi nhận tăng trưởng tốt với mức tăng 8,1% svck trong Q4/21 với đóng góp chủ yếu từ hàng hóa quốc tế (+22,9% svck). Giá cước trung bình trong Q4/21 tăng 13,7% svck do SCS áp mức giá cước mới với mức tăng tương đối trong tháng 5/2021, đồng thời SCS cũng đã gia hạn hợp đồng với các hãng hàng không và tăng giá dịch vụ thêm ít nhất 10% so với trước. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong Q4/21 tăng mạnh 64,8% svck do phát sinh chi phí để phòng chống dịch bệnh. Tổng hợp lại, LN ròng Q4/21 tăng 23,7% svck đạt 159 tỷ đồng bất chấp khó khăn của toàn ngành.
- VNDS nhận thấy các cảng hàng hóa hàng không của Việt Nam đang đối mặt với tình trạng thiếu công suất do không gian bị hạn chế, đặc biệt ở các sân bay trọng điểm. Ở sân bay Tân Sơn Nhất, SCS là cảng hàng hóa duy nhất có dư địa để mở rộng công suất (khả năng tăng thêm 75% công suất hiện tại).
- VNDS tăng giá mục tiêu cho SCS thêm 17,6% do (1) VNDS chuyển định giá DCF sang năm 2022, và (2) VNDS tăng dự phóng EPS 2022-24 thêm 4,8-6,3% so với dự phóng trước nhờ khả năng tăng phí dịch vụ. Rủi ro tăng giá gồm sản lượng hàng hóa cao hơn dự kiến. Rủi ro giảm giá gồm những bất định đến từ dịch bệnh có thể ảnh hưởng giao thông hàng không. Tiềm năng tăng giá gồm: (1) SCS được chấp nhận đầu tư cảng hàng hóa hàng không tại sân bay Long Thành, và (2) dự án M&A phê duyệt và được công bố.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10153_SCS_VNDS_2022-1-25.pdf
8. VHC [ MUA – 73,000đ/cp]: Q4/2021: KQKD vượt dự báo 50% – Báo cáo nhanh – HSC – 24/01/2022
- Doanh thu thuần Q4/2021 tăng 38,5% đạt 2.693 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần tăng 171,1% đạt 455 tỷ đồng, vượt 50% dự báo của HSC do tỷ suất lợi nhuận gộp và doanh thu vượt dự báo.
- Doanh thu xuất khẩu cá tra trong Q4/2021 tăng 31% nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng 33%.
- KQKD tại thị trường Mỹ khả quan với doanh thu tăng 91%. Doanh thu tại châu Âu tăng 38% nhờ đóng góp của SGC tăng. Tuy nhiên, doanh thu tại Trung Quốc giảm 16% do quy định chặt chẽ đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
- Lợi nhuận thuần năm 2021 tăng trưởng 53,1% đạt 1.101 tỷ đồng, vượt 18,8% dự báo của VHC. HSC đang xem xét lại dự báo.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10151_VHC_HSC_2022-1-25.pdf
9. NT2 [ Tích cực – 27,500đ/cp ]: Tăng trưởng trở lại trong năm 2022 – Cập nhật KQKD – BVSC – 24/01/2022
- NT2 đã công bố báo cáo tài chính năm Quý 4/2021 với doanh thu và LNST lần lượt là 1.635 tỷ đồng (22.8% yoy) và 121 tỷ đồng (-40,4% yoy). Lợi nhuận của NT2 sụt giảm chủ yếu là đến từ việc sản lượng Qc được phân bổ ít hơn, mức giá cố định giảm so với cùng kỳ và giá khí đầu vào ở mức cao.
- BVSC kỳ vọng EVN sẽ thanh toán 200 tỷ đồng trong tổng số 400 tỷ đồng liên quan đến tỷ giá sau khi đàm phán lại hợp đồng PPA trong năm 2022 và 200 tỷ đồng còn lại sẽ được thanh toán trong các năm tới.
- Sản lượng tiêu thụ điện tăng trưởng chỉ với mức quanh 4% trong 2 năm gần đây tuy nhiên dự kiến sẽ nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng trưởng trở lại mức 10% trong năm 2022 khi nền kinh tế phục hồi. Cùng với đó thì sản lượng thủy điện có thể sẽ suy giảm do hiện tượng thời tiết La Nina kết thúc dẫn tới EVN sẽ cần huy động nhiều hơn với mức giá cao hơn trên thị trường phát điện cạnh tranh.
- NT2 là doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, thường xuyên trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao và có tiềm năng tăng tỷ lệ cổ tức trong tương lai. Những thông tin kém tích cực như giảm giá cố định hay nhu cầu tiêu thụ điện sụt giảm mạnh cũng đã qua đi và còn thông tin tích cực để chờ đợi phía trước như khoản thanh toán 400 tỷ đồng liên quan đến tỷ giá hay nhu cầu tiêu thụ điện phục hồi. Cùng với đó, mức định giá DCF của NT2 là 27.500 VND/CP (cao hơn 22% so với mức đóng cửa ngày 24/01/2022), do đó BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu NT2 với mức giá mục tiêu là 27.500 VND/CP. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng cần lưu ý NT2 vẫn còn đâu đó những áp lực khi giá khí đầu vào ở mức cao dẫn tới gặp nhiều khó khăn khi tham gia thị trường phát điện cạnh tranh.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10156_NT2_BVSC_2022-1-25.pdf
10. Ngành BĐS [ Trung lập ]: Giá đất tăng mạnh, giao dịch khiêm tốn – Báo cáo ngành – VNDS – 25/01/2022
- Theo CBRE, thị trường căn hộ tại TPHCM trong Q4/21 phục hồi nhẹ với nguồn cung mới tăng 5,5% svck đạt 7.062 căn, kéo theo lượng giao dịch tăng 12,4% svck đạt 5.683 căn. Nguồn cung mới nhà liền thổ tăng mạnh 99,0% svck lên 277 căn trong Q4/21, chủ yếu từ các dự án quy mô nhỏ. VNDS ghi nhận giá đất thứ cấp tại các khu vực ven TPHCM tiếp tục tăng ấn tượng trong Q4/21 như Hóc Môn (+18,1% svck), Bình Chánh (+13,8% svck), quận 12 (+13,0% svck). Giá căn hộ sơ cấp cũng ghi nhận tăng trung bình 6,9% svck lên 2.306 USD/m2.
- Nguồn cung căn hộ mới tại Hà Nội trong Q4/21 giảm 26,6% svck xuống còn 5.328 căn, dẫn đến lượng giao dịch giảm 33,4% svck còn 5.920 căn. Nguồn cung mới nhà liền thổ tăng 14,5% svck lên 593 căn trong Q4/21. VNDS ghi nhận giá đất tại khu Đông Hà Nội tăng đáng kể 18,6% – 27,8% svck do được thúc đẩy triển cơ sở hạ tầng. Giá căn hộ sơ cấp cũng tăng trung bình 13,0% svck lên 1.596 USD/m2 trong Q4/21.
- VNDS duy trì quan điểm thị trường BĐS nhà ở sẽ hồi phục trong 2022 như trong “Báo cáo ngành BĐS Q3/21”, được thúc đẩy bởi ba yếu tố: 1) nguồn cầu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi thị trường phục hồi trên diện rộng trong 2022; 2) lãi suất vay mua nhà thấp củng cố quyết định mua nhà; và 3) nguồn cung mới hồi phục nhờ nới lỏng pháp lý. Và thị trường BĐS nghỉ dưỡng sẽ hồi phục nhanh chóng trong tương lai nhờ hỗ trợ của vắc-xin cùng với sự phục hồi của thị trường du lịch tại Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10155_none_VNDS_2022-1-25.pdf
11. KDC [ MUA – 50,909đ/cp ] Lợi nhuận thuần năm 2021 vượt 46% dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- KDC công bố KQKD sơ bộ Q4/2021 với doanh thu thuần đạt 3.057 tỷ đồng (tăng 31% so với cùng kỳ) trong khi LNST (nhưng trước lợi ích cổ đông thiểu số) là 160 tỷ đồng, tăng 108% so với cùng kỳ và lợi nhuận thuần đạt 131 tỷ đồng, tăng 158% so với cùng kỳ.
- Trong năm 2021, doanh thu thuần đạt 10.501 tỷ đồng, tăng trưởng 26% và vượt 2% dự báo của HSC. LNST (trước lợi ích CĐTS) đạt 648 tỷ đồng, tăng trưởng 96% và vượt 12% dự báo của HSC là 577 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần đạt 589 tỷ đồng, tăng trưởng 189%. Lợi nhuận thuần vượt 46% dự báo của HSC do lợi ích CĐTS thực tế chỉ là 59 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với dự báo của HSC là 173 tỷ đồng.
- Trong Q4/2021, doanh thu thuần mảng dầu ăn đạt 2.728 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ và đóng góp 89% doanh thu thuần của Tập đoàn. Do là sản phẩm thiết yếu, nhu cầu dầu ăn trong Q3/2021 tăng cao trong giai đoạn phong tỏa và tiếp tục duy trì trong Q4/2021 nhờ xu hướng nấu ăn tại nhà. Doanh thu dầu ăn của KDC tăng 30% so với cùng kỳ trong Q4/2021 và thậm chí tăng 16% so với Q3/2021.
- Trong năm 2021, doanh thu thuần dầu ăn đạt 8.900 tỷ đồng, tăng trưởng 29% và đóng góp 85% doanh thu của Tập đoàn. Doanh thu thuần thực tế cao hơn 3% so với dự báo của HSC là 8.634 tỷ đồng.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10152_KDC_HSC_2022-1-25.pdf
12. NLG [ Nắm giữ – 56,359đ/cp ]: KQKD Q4/2021 không đạt kỳ vọng vì lùi thời gian thoái vốn dự án – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- Với KQKD Q4/2021 thấp hơn kỳ vọng (một phần vì lùi thời gian ghi nhận lợi nhuận thoái vốn từ dự án Paragon), HSC đang xem xét lại dự báo cho năm 2022-2023. HSC hiện đang xem xét lại khuyến nghị Nắm giữ và giá mục tiêu dựa trên phương pháp DCF là 56.359đ. Theo dự báo hiện tại của HSC, thị giá NLG đang chiết khấu 14,5% so với RNAV; thấp hơn mức chiết khấu bình quân 3 năm là 24,5%.
- Lợi nhuận thuần Q4/2021 đạt 361 tỷ đồng, giảm 42,3% và không đạt dự báo mặc dù doanh thu tăng 381,1% (đạt 4.418 tỷ đồng). Lợi nhuận thuần cả năm 2021 đạt 1.071 tỷ đồng (tăng trưởng 28,3%), chỉ đạt 63,7% dự báo của HSC.
- KQKD Q4/2021 chịu ảnh hưởng của việc lùi thời gian thoái vốn dự án Paragon và tỷ suất lợi nhuận gộp mảng BĐS thấp hơn kỳ vọng.
- HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu. Với dự báo hiện tại, thị giá NLG đang chiết khấu 14,5% so với RNAV; thấp hơn mức chiết khấu bình quân 3 năm là 24,5%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10150_NLG_HSC_2022-1-25.pdf
13. TPB [ Trung lập ]: 4Q21: Các chỉ số kinh doanh và chất lượng tài sản lạc quan – BVSC – 25/01/2022
- TPB công bố KQKD 4Q21 vững chắc với LNTT tăng 20,5% YoY lên 1.644,6 tỷ, cao hơn một chút so với ước tính của BVSC là 1.629,2 tỷ (+19,5% YoY). Các động lực chính: (1) Thu nhập lãi ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng nhanh và NIM phục hồi; (2) Kiểm soát chi phí chặt chẽ; và (3) Những cải tiến rõ rệt về chất lượng tài sản. Lũy kế, LNTT năm 2021 của TPB tăng trưởng mạnh 37,6% YoY lên 6.038,2 tỷ, hoàn thành 100,8% dự báo của BVSC.
- Tín dụng cuối 4Q21 tăng trưởng mạnh ở mức 21,7% YTD, thuộc nhóm có mức tăng trưởng cao trong phạm vi nghiên cứu của BVSC và cao hơn mức tăng trưởng của toàn hệ thống. Cho vay khách hàng nhích mạnh 6,2% QoQ lên 141,2 nghìn tỷ (+17,7% YTD), trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng 37,3% QoQ lên 18,6 nghìn tỷ (+64,3% YTD).
- Tiền gửi của khách hàng tăng nhanh 6,1% QoQ lên 139,6 nghìn tỷ (+20,4% YTD). Đáng chú ý là CASA đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay ở mức 23,3%, so với 21,6% trong 3Q21 và 19,4% cuối 2020, mà BVSC cho rằng nền tảng ngân hàng số vượt trội và cơ sở khách hàng mở rộng vững chắc. TPB tiếp tục tăng nguồn vốn dài hạn thông qua giấy tờ có giá trong kỳ, nâng số dư lên 35,4 nghìn tỷ (+12,3% QoQ; +29,0% YTD).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10157_TPB_BVSC_2022-1-25.pdf
14. NT2 [ Tích cực ] Lợi nhuận ròng Q4/21 thu hẹp do giá khí tăng cao – Cập nhật KQKD – VNDS – 25/01/2022
- VNDS tin rằng sản lượng điện NT2 sẽ hồi phục từ 2022 nhờ (1) Phụ tải điện tăng cao trở lại tại miền Nam hậu Covid, (2) Giá dầu Brent sẽ ổn định lại ở mức 75 đô/thùng, giúp giá khí ổn định lại trong năm 2022. VNDS cũng nhận thấy những rủi ro cắt giảm công suất với sự xuất hiện của 3.980MW điện gió, tuy nhiên, rủi ro này sẽ được giảm thiểu khi phụ tải điện tăng cao và sớm phủ đầy mức tăng của nguồn điện trong các năm tới. VNDS kỳ vọng doanh thu và LN ròng 2022 sẽ đạt lần lượt 7.293 tỷ đồng (+18,5% svck) và 788 tỷ đồng (+47,5% svck).
- Sản lượng Q4/21 NT2 tiếp tục giảm 14,7% svck do phụ tải điện duy trì mức thấp tại miền Nam, đồng thời EVN ưu tiên huy động từ các nguồn điện (thủy điện, điện NLTT). Tuy nhiên, giá bán điện bình quân (ASP) tăng 32,8% svck lên mức 1.981đồng/kWh đã giúp doanh thu Q4/21 tăng 22,8% svck lên 1.634,6 tỷ đồng.
- Trong 2021, doanh thu tăng 1,1% svck (phù hợp với dự phóng của VNDS) dựa trên mức giảm 18,2% svck về sản lượng và mức tăng 29,0% svck về giá bán bình quân. Tuy nhiên, giá khí đầu vào cao hơn dự kiến dẫn đến LN gộp giảm mạnh hơn so với kỳ vọng, chỉ đạt 675,8 tỷ đồng. LN ròng do đó cũng giảm 14,6% svck xuống 533,8 tỷ đồng (đạt 81,9% dự phóng của VNDS.
- MAS nâng giá mục tiêu cho BID lên mức 49.000 bằng cách sửdụng hai phương pháp định giá là GTSS mục tiêu và thu nhập thặng dư. Giá mục tiêu mới tương đượng 2,1 lần GTSS. Một số rủi ro tăng giá bao gồm: 1) ngân hàng lớn nhất VN về mặt tài sản; 2) khả năng tăng vốn cao hơn so với 2 NH quốc doanh còn lại; 3) LN tăng trưởng mạnh trong năm 2022; và 4) tỉ lệ bao phủ nợ xấu cao.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10154_NT2_VNDS_2022-1-25.pdf
15. TCB [ Trung lập ]: Kết quả kinh doanh tích cực – KBSV – 25/01/2022
- Trong năm 2021, TCB ghi nhận TOI và PBT lần lượt ở mức 37,076 tỷ VND (+37.1% YoY) và 23,238 tỷ VND (+47.1% YoY). Tỷ lệ ROA tăng lên 3.7% từ 3.1% của năm 2020, phản ánh sự phân bổ tài sản hiệu quả của TCB.
- NIM của TCB tiếp tục xu hướng tăng, đạt mức 5.6% trong Q4/2021 từ mức 4.9% cùng kì năm ngoái. Đóng góp chính đến từ việc cải thiện chi phí vốn nhờ (1) điều kiện thanh khoản thuận lợi và (2) nỗ lực đa dạng hóa nguồn huy động, đặc biệt là huy động từ quốc tế với chi phí vốn rẻ hơn (TCB đã thực hiện khoản vay vốn nước ngoài 5 năm trị giá 800 triệu USD); và (3) CASA tăng trưởng mạnh mẽ. Tỷ lệ CASA đã tăng lên mức cao nhất trong lịch sử, đạt 50.5% từ mức 46.1% của năm 2020 nhờ đóng góp mạnh mẽ của mảng CASA bán lẻ.
- KQKD không tích cực trong Q3/2021 và có thể khá khiêm tốn trong Q4/2021 đã phản ánh phần lớn với P/B trượt dự phóng 1 năm hiện là 1,88 lần; chỉ cao hơn 0,7 độ lệch chuẩn so với bình quân quá khứ. Các cổ phiếu HSC ưa thích nhất là TCB, VPB, ACB, MBB và CTG (đều có khuyến nghị Mua vào). Những thay đổi chính trong năm 2021: Giá trị hợp đồng ký kết chưa thực hiện (backlog) cuối năm 2020 thấp cùng với việc giá thép tăng mạnh trong năm 2021 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu và lợi nhuận năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10120_none_HSC_2022-1-19.pdf
16. Ngành BĐS [ Tích cực ]: Triển vọng tươi sáng hơn – Báo cáo nhanh – SSI – 21/01/2022
- Doanh thu thuần Q4/2021 của DGW và PET đều tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mới, chủ yếu nhờ: (i) nới lỏng giãn cách, cho phép mở lại hệ thống cửa hàng bán lẻ và nối lại các hoạt động hậu cần; (ii) nhu cầu dồn nén lớn hậu giãn cách; và (iii) tích cực ra mắt các sản phẩm mới vào mùa cao điểm của thị trường (iPhone 13 series đang gặt hái thành quả tại Việt Nam).
- Biên LNTT Q4/2021 của PET tăng lên 2,43%, tương đương mức cao lịch sử trong Q4/2019. Mặc dù DGW chưa công bố lợi nhuận Q4/2021, BVSC tin rằng BLN của DGW trong Q4/2021 sẽ duy trì đà tăng nhất quán từ 2,33% trong Quý 1/2020 lên 3,51% trong Qúy 3/2021.
- BVSC hiểu rằng BLN mở rộng được hỗ trợ chủ yếu từ động lực cung cầu thuận lợi. Cụ thể, nhu cầu tăng mạnh không chỉ cho phép các nhà phân phối giảm chi phí chiết khấu và khuyến mãi, mà còn tối ưu chi phí tài chính (quản lý vốn lưu động tốt hơn trong môi trường tiêu thụ nhanh chóng). Đồng thời, do sự thiếu hụt chip toàn cầu khiến nguồn cung bị hạn chế, các nhà sản xuất có xu hướng sản xuất các sản phẩm cao cấp hơn nhằm tối ưu hóa lợi nhuận, điều này chắc chắc có lợi cho biên lợi nhuận của các nhà phân phối, theo quan điểm của BVSC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10129_none_BVSC_2022-1-20.pdf
17. Ngành phân bón [ Tích cực ] Giá bán trở về mức hợp lý hơn trong năm 2022 – SSI – 25/01/2022
- Ngành phân bón tăng 190%, cao hơn nhiều so với mức tăng 34% của chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu đáng chú nhất bao gồm DPM (+212% so với đầu năm), DCM (+179% so với đầu năm), LAS (+194% so với đầu năm) và BFC (+105% so với đầu năm).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10164_none_SSI_2022-1-26.pdf
18. Ngành dầu khí [ Kém khả quan]: Sản lượng phục hồi – Báo cáo nhanh – SSI – 21/01/2022
- Ngành Dầu khí khá biến động trong năm 2021. Diễn biến ngành biến động theo giá dầu và tâm lý nhà đầu tư trong nước hơn là ước tính lợi nhuận. Vốn hóa ngành đã tăng 51% tính đến ngày 10/11/2021, và điều chỉnh sau đó. Cả năm, cổ phiếu ngành Dầu khí đã tăng 28%, thấp hơn so với VNIndex (+34% YoY) (chốt giá ngày 24/12/2021).
- Các cổ phiếu chính: Top các cổ phiếu vốn hóa lớn đều tăng thấp hơn so với VN Index: GAS (+14%); và PLX (-1%). PLX, mặc dù tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, biến động giá của cổ phiếu khá thất vọng so với đà tăng chung của VNIndex. Cổ phiếu có mức tăng tốt nhất về giá tốt nhất thuộc về nhóm vốn hóa vừa và nhỏ như BSR (+132%); PVD (+78.4%); PVS (+54.5%); và PLC (+41%). Lợi nhuận của BSR hồi phục lên 6 nghìn tỷ đồng trong 2021 so với lỗ -2,8 nghìn tỷ đồng trong 2020, giúp giá cổ phiếu tăng đáng kể. PVD với mảng khoan đã khởi sắc hơn, trong khi lợi nhuận của PVS đi ngang do thiếu sự đóng góp của các dự án lớn. Giá cổ phiếu PLC tăng nhanh nhờ lợi nhuận mảng nhựa đường cải thiện, trong bối cảnh công ty được kỳ vọng hưởng lợi mạnh mẽ trong giai đoạn đầu tư công mới tại Việt Nam (2021-2025).
- Nhìn chung, như SSI đã đề cập trong báo cáo ngành trước đó, cổ phiếu ngành dầu khí được định giá lại trên diện rộng nhờ giá dầu hồi phục mạnh và thanh khoản dồi dào trên thị trường chứng khoán.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10162_none_SSI_2022-1-26.pdf
19. ACB [ MUA – 43,500đ/cp ]: KQKD Q4/2021 giảm nhẹ vì chi phí hoạt động tăng cao – HSC – 24/01/2022
- LNTT Q4/2021 của ACB giảm 5% còn 3.030 tỷ đồng vì chi phí hoạt động (tăng 27%) và chi phí dự phòng (tăng 106%) tăng đã “ăn” vào tổng thu nhập hoạt động (tăng 11%). LNTT cả năm 2021 đạt 11.998 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và đạt 97% dự báo của HSC.
- Chất lượng tài sản vẫn rất tốt với tỷ lệ nợ xấu là 0,78%. Chi phí dự phòng Q4 tăng mạnh vì ACB mạnh tay trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu.
- Hiện ACB có P/B dự phóng năm 2022 là 1,57 lần; thấp hơn một chút so với bình quân nhóm NHTM tư nhân (1,64 lần). HSC duy trì khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho ACB.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10170_ACB_HSC_2022-1-27.pdf
20. SGP [ Trung lập ]: Lợi nhuận đột biến – KBSV – 25/01/2022
- SGP công bố KQKD quý 4/2021 với lợi nhuận đạt 597 tỷ đồng, cao gấp 5.4 lần so với cùng kỳ và doanh thu 377 tỷ đồng (+56% YoY). Theo đó, lũy kế năm 2021, doanh nghiệp đạt 893 tỷ đồng, gấp 3.8 lần cùng kỳ và doanh thu 1,372 tỷ đồng (+46% YoY), tương ứng hoàn thành vượt 14% chỉ tiêu doanh thu và vượt tới 230% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm. Biên lợi nhuận gộp cải thiện lên 41%, tăng so với mức 36% cùng kỳ.
- Đáng chú ý, lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết ghi nhận đột biến 472 tỷ đồng trong Q4/2021, trong đó chủ yếu đến từ SP-PSA. Trong năm 2021, SP-PSA được xóa nợ 66.9 triệu USD tương ứng với gần 61% dư nợ gốc sau khi các cổ đông thanh toán số nợ gốc 43 triệu USD cho các ngân hàng.
- Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Sài Gòn đạt 11.1 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, sản lượng qua cảng SP-PSA cũng ghi nhận khả quan, tăng 20% lên 6.67 triệu tấn.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10179_SGP_KBSV_2022-1-27.pdf
21. PNJ [ MUA – 118,600đ/cp ] HĐKD phục hồi mạnh mẽ trong quý 4; KQKD phù hợp dự báo – VCSC – 25/01/2022
- CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) đã công bố KQKD cả năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 19,6 nghìn tỷ đồng (+12% YoY) và LNST đạt 1,03 nghìn tỷ đồng (-4% YoY), lần lượt hoàn thành 104% và 97% dự báo tương ứng của VCSC cho cả năm 2021. Lợi nhuận giảm chủ yếu do dịch COVID-19 làm gián đoạn nghiêm trọng HĐKD khiến hơn 80% cửa hàng bán lẻ của PNJ phải đóng cửa trong phần lớn thời gian của quý 3/2021.
- Tính về diễn biến hoạt động của từng mảng kinh doanh, doanh thu bán lẻ (59% tổng doanh thu) tăng 11% YoY, doanh thu bán buôn (14% tổng doanh thu) giảm 6% YoY và vàng miếng (26% tổng doanh thu) tăng 25% YoY. Diễn biến vượt trội của doanh thu bán lẻ so với doanh thu bán buôn (PNJ bán trang sức vàng truyền thống cho các cửa hàng vàng nhỏ lẻ) củng cố mức tăng thị phần của PNJ khi các đối thủ nhỏ hơn gặp nhiều khó khăn hơn trước các gián đoạn HĐKD liên quan đến COVID-19.
- Tính riêng trong quý 4/2021, doanh thu bán lẻ và LNST của PNJ lần lượt tăng 15% và 6% YoY. Những kết quả này khẳng định quan điểm của VCSC về sự ổn định trong sức mua của người tiêu dùng thu nhập trung bình cao tại Việt Nam – những khách hàng mục tiêu chính của PNJ – cũng như khả năng triển khai kinh doanh hàng đầu của PNJ.
- Tính đến cuối năm 2021, PNJ có 319 cửa hàng vàng (299 vào cuối 2020), 13 cửa hàng bạc riêng lẻ (33 vào cuối 2020), 89 quầy bán đồng hồ trong cửa hàng (66 cuối năm 2020), 2 cửa hàng Style by PNJ riêng lẻ ngoài 18 quầy bán trong cửa hàng, 12 quầy bán hàng Pandora trong cửa hàng, 3 cửa hàng CAO Fine (trang sức cao cấp) và 3 cửa hàng PNJ Art (showroom quà tặng doanh nghiệp).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10178_PNJ_VCSC_2022-1-27.pdf
22. DPM [ MUA – 52,000đ/cp ]: Q4/2021: Lợi nhuận vượt dự báo của HSC là 29% – Báo cáo nhanh – HSC – 25/01/2022
- Doanh thu thuần Q4/2021 tăng 1,6 lần đạt 5.086 tỷ đồng trong khi lợi nhuận thuần tăng 16 lần đạt 1.644 tỷ đồng, cao hơn so với dự báo của HSC là 29,1% do giá bán bình quân vượt kỳ vọng.
- Trong năm 2021, lợi nhuận thuần của DPM tăng trưởng 351% đạt 3.117 tỷ đồng, cao hơn 33,4% so với dự báo năm 2021 của VCSC.
- HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu đối với DPM. Theo dự báo hiện tại, cổ phiếu đang giao dịch với EV/EBITDA dự phóng 2022 là 5,0 lần, so với mức bình quân EV/EBTIDA trượt dự phóng 1 năm là 3,6 lần (tính từ tháng 1/2017).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10176_DPM_HSC_2022-1-27.pdf
23. KBC [ Tích cực – 53,600đ/cp ]: KQKD sơ bộ năm 2021 đáng thất vọng – Báo cáo ngành – HSC – 26/01/2022
- Lợi nhuận thuần sơ bộ năm 2021 là 730 tỷ đồng (tăng trưởng 226%), thấp hơn 38% so với dự báo của HSC; trong khi doanh thu thuần là 4,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 70%), thấp hơn 14% so với dự báo.
- Công ty chưa công bố thông tin chi tiết, nhưng HSC cho rằng kết quả đáng thất vọng này là do dự án chậm tiến độ và có thể sẽ được hạch toán trong năm 2022.
- Trước ĐHCĐ bất thường vào ngày 10/2/2022, Công ty trình kế hoạch LNST năm 2022 đầy tham vọng là 4,5 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với năm trước) và kế hoạch phát hành riêng lẻ 150 triệu cổ phiếu mới, tương đương 26% số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
- HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10167_KBC_HSC_2022-1-27.pdf
24. NKG [ Nắm giữ – 50,700đ/cp ] Q4/2021: Doanh thu thuần vượt kỳ vọng, lợi nhuận thuần thấp hơn dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 26/01/2022
- KQKD Q4/2021 của NKG trái chiều với doanh thu thuần tăng 157% so với cùng kỳ và 17% so với quý trước, đạt mức cao kỷ lục 8.780 tỷ đồng, vượt 19% dự báo của HSC. Trong khi đó, lợi nhuận thuần đạt 452 tỷ đồng, tăng 194% so với cùng kỳ nhưng giảm 25% so với quý trước, và thấp hơn 9,5% so với dự báo của HSC.
- Trong Q4/2021, NKG tiếp tục trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho trị giá 253 tỷ đồng sau khi đã trích lập 167 tỷ đồng trong Q3/2021. Khoản trích lập này đã gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận.
- Lợi nhuận thuần năm 2021 đạt 2.225 tỷ đồng (tăng trưởng 654%), thấp hơn 2% so với dự báo của HSC, và doanh thu thuần đạt 28.173 tỷ đồng (tăng trưởng 144%), vượt 5% dự báo của HSC. HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10171_NKG_HSC_2022-1-27.pdf
25. KBC [ MUA– 54,600đ/cp ]: Chuẩn bị nguồn lực cho các dự án – Báo cáo nhanh – VCBS – 25/01/2022
- Trong năm 2022, KBC kì vọng sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh trong doanh thu và lợi nhuận nhờ nhiều dự án KCN được đưa vào kinh doanh và bắt đầu có đóng góp đáng kể từ các dự án đô thị. Với nguồn lực tài chính quan trọng từ hoạt động kinh doanh và kế hoạch phát hành cổ phiếu, KBC sẽ đi vào chu kì tăng trưởng mới với nhiều dự án có quy mô lớn.
- VCBS dự phóng doanh thu năm 2022 của KBC đạt 7.810 tỷ đồng (+86,4% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 2.077 tỷ đồng, tương ứng với EPS là 2.864 VNĐ/ cổ phiếu. Trong trường hợp doanh nghiệp có thể ghi nhận phần lớn doanh thu từ giao dịch bán buôn tại Tràng cát trong năm 2022, doanh thu dự kiến đạt 11.560 tỷ đồng (+175,9% yoy), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 4.175 tỷ đồng, tương ứng với EPS là 5.758 VNĐ/ cổ phiếu. VCBS duy trì khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu KBC với mức định giá hợp lý là 69.048 VNĐ/ cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10180_KBC_VCBS_2022-1-28.pdf
26. ACB [ Tích cực – 41,914đ/cp ]: LNST Quý 4/2021 giảm nhẹ 4,5% YoY – BVSC – Báo cáo cập nhật – 26/01/2022
- TPB công bố KQKD 4Q21 vững chắc với LNTT tăng 20,5% YoY lên 1.644,6 tỷ, cao hơn một chút so với ước tính của BVSC là 1.629,2 tỷ (+19,5% YoY). Các động lực chính: (1) Thu nhập lãi ổn định nhờ tăng trưởng tín dụng nhanh và NIM phục hồi; (2) Kiểm soát chi phí chặt chẽ; và (3) Những cải tiến rõ rệt về chất lượng tài sản. Lũy kế, LNTT năm 2021 của TPB tăng trưởng mạnh 37,6% YoY lên 6.038,2 tỷ, hoàn thành 100,8% dự báo của BVSC.
- Do KQKD 4Q21 của ACB phù hợp với các kỳ vọng của BVSC, BVSC giữ nguyên khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 41.914 đồng/cổ phiếu (Upside: 18,2%). Với giá cổ phiếu hiện tại, ACB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,67x, cho mức tăng trưởng LNTT năm 2022 dự báo là 34,8% trong năm 2022, ROAE cao 23,9% và thế mạnh chất lượng tài sản.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10184_ACB_BVSC_2022-1-28.pdf
27. BMP [ Tích cực – 68,699đ/cp ] Hồi phục mạnh mẽ hậu giãn cách – Cập nhật KQKD – BVSC – 25/01/2022
- Mới đây, BMP đã công bố báo cáo tài chính Quý 4/2021 chưa kiểm toán. Doanh thu thuần tăng mạnh 169,4% QoQ lên 1.420,1 tỷ (+9,2% YoY), trong khi lợi nhuận ròng tăng 3,2% YoY lên 114,4 tỷ so với mức lỗ 25,9 tỷ trong Quý 3/2021. Lũy kế, doanh thu thuần năm 2021 của BMP là 4.552,8 tỷ (-2,9% YoY) và lợi nhuận ròng là 214,3 tỷ (-59,0% YoY), hoàn thành 93%/ 108% dự báo doanh thu thuần/ lợi nhuận ròng năm 2021 của BVSC trong bản cập nhật gần đây nhất.
- Doanh thu thuần trong Quý 4/2021 của BMP tăng nhanh chóng 169,4% QoQ lên 1.420,1 tỷ (+9,2% YoY), nhờ cả sự cải thiện về sản lượng và giá bán bình quân tăng.
- Sản lượng tiêu thụ Quý 4/2021 tăng trở lại rõ rệt 2,4 lần QoQ đạt 26.000 tấn, tuy nhiên thấp hơn 14,6% so với mức Quý 4/2020 là 30.434 tấn. Theo quan điểm của BVSC, việc phục hồi sản lượng được hỗ trợ bởi việc nới lỏng giãn cách, cho phép cả hoạt động xây dựng và hậu cần trở lại, trong khi quá trình tăng cường sản xuất của Công ty nhanh chóng đạt đến mức full công suất.
- BVSC duy trì khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp DCF không đổi cho BMP ở mức 68.699 đồng/cổ phiếu (Upside: 21,1%). Dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 hiện tại của BVSC cho BMP là 396 tỷ (+84,8% YoY) và cổ tức tiền mặt 2022 dự báo là 4.900 đồng/cổ phiếu, ứng với suất cổ tức hấp dẫn là 8,3%.
- BMP duy trì là cổ phiếu ưa thích của BVSC cho nhiều chủ đề đầu tư khác nhau, bao gồm: (1) Phục hồi mạnh mẽ sau giãn cách; (2) Tăng tốc đầu tư công; (3) Hợp nhất ngành, giảm bớt áp lực cạnh tranh; và (4) Rổ phòng thủ, được hỗ trợ bởi các nguyên tắc cơ bản mạnh mẽ, cổ tức bằng tiền mặt cao và nhất quán, và Ban lãnh đạo tâm huyết.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10183_BMP_BVSC_2022-1-28.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-