Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 28/02 – 04/03/2021
- FPT [ MUA – 116,900đ/cp]: Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các mảng kinh doanh – VCSC – 28/02/2022
- PVD [ MUA – 42,300đ/cp] Đã qua đoạn khó – Báo cáo ngắn – MAS – 28/02/2022
- MWG [ MUA – 174,000đ/cp ] Hưởng lợi từ kinh tế mở cửa trở lại – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/02/2022
- TCM [ MUA – 89,100đ/cp ]: Trở lại sau một năm sóng gió – Báo cáo cập nhật – MAS – 28/02/2022
- SBT [ Tích cực – 26,300đ/cp ]: 2022 – Thuyền lên theo sóng – Báo cáo ngắn – MAS – 28/02/2022
- SAB [ Tích cực – 180,000đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng khả quan cho năm 2022 – Báo cáo KQKD – VCSC – 28/02/2022
- GEG [ MUA – 24,900đ/cp] KQKD Q4/2021: chi phí giảm giúp nâng cao lợi nhuận – HSC – 07/02/2022
- PVS [ Phù hợp thị trường – 25,400đ/cp]: Giá bán chinh phục đỉnh cao mới – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/03/2022
- DSN [ Tích cực – 54,800đ/cp ]: Hồi phục nhờ nhu cầu vui chơi sau đại dịch – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/03/2022
- NVL [ MUA – 87,100đ/cp ]: Thêm dự án mới, hỗ trợ tăng trưởng dài hạn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 01/03/2022
- VPB [ Tích cực – 44,500đ/cp ] Hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 01/03/2022
- BSR [ MUA – 31,700đ/cp ]: Nhu cầu và biên xăng dầu tích cực củng cố triển vọng KQKD năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 02/03/2022
- VNM [ Tích cực – 93,000đ/cp ]: Duy trì đà tăng trưởng quanh mức 5%-6%; chưa có yếu tố hỗ trợ rõ ràng để định giá cổ phiếu được đánh giá lại một cách mạnh mẽ – VCSC – 02/03/2022
- POW [ Nắm giữ – 18,600đ/cp ] Nhiều thử thách trong năm tới; hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ – Báo cáo nhanh – HSC – 01/03/2022
- DGW [ MUA – 146,000đ/cp ]: Lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số trong vài năm tới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 28/02/2022
- DCM [ MUA – 44,700đ/cp ]: Kỳ vọng giá phân bón tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 01/03/2022
- Ngành phân bón [ Trung lập ] Tác động của việc thiếu hụt khí đốt tự nhiên dự kiến ở Châu Âu đến ngành phân bón – SSI – 02/03/2022
- PLX [ Tích cực – 70,100đ/cp ]: Hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu nội địa – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/03/2022
- GDT [ MUA – 64,000đ/cp ]: Triển vọng phục hồi mạnh; định giá và cổ tức hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 02/03/2022
- HAH [ MUA – 106,000đ/cp] Triển vọng lợi nhuận cao hơn với giá cước vận tải duy trì ở mức cao đến năm 2023 – Báo cáo cập nhật – SSI – 03/03/2022
- ACL [ MUA – 27,200đ/cp ]: 2022 – Hưởng lợi trực tiếp từ chiến tranh Nga – Ukraina – Báo cáo ngắn – MAS – 02/03/2022
- VRE [ Tích cực – 38,500đ/cp ]: Lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2022 với sự hỗ trợ từ các trung tâm thương mại mới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 03/03/2022
- GDT [ Tích cực – 65,425đ/cp ] Kế hoạch lợi nhuận 2022 tăng mạnh mẽ 55,1% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/03/2022
- BSR[ MUA – 36,800đ/cp ]: Triển vọng lạc quan nhờ giá dầu thế giới – Báo cáo cập nhật – KBSV – 03/03/2022
- STK [ MUA – 70,300đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ phục hồi về mức trước dịch Covid – Báo cáo cập nhật – SSI – 03/03/2022
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. FPT [ MUA – 116,900đ/cp]: Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ trên tất cả các mảng kinh doanh – VCSC – 28/02/2022
- VCSC đã tham dự buổi họp gặp NĐT trực tuyến của CTCT FPT (FPT) diễn ra ngày 10/02/2021, thảo luận về triển vọng năm 2022 của công ty và các chủ đề khác xung quanh các HĐKD cốt lõi của công ty. Những ghi nhận chính của VCSC từ cuộc họp củng cố quan điểm tích cực của VCSC về triển vọng kinh doanh của FPT và nhìn chung là phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10383_FPT_VCSC_2022-2-28.pdf
2. PVD [ MUA – 42,300đ/cp] Đã qua đoạn khó – Báo cáo ngắn – MAS – 28/02/2022
- Hoạt động chính trong lĩnh vực khoan dầu khí với thị phần chiếm khoảng 50% tại Việt Nam. Ngoài ra, PVD cũng đang chiếm 80% – 100% thị phần các mảng dịch vụ như dịch vụ kỹ thuật giếng khoan, cung ứng nhân lực, dịch vụ tiện ren và ứng cứu sự cố tràn dầu. PVD đang sở hữu 6 giàn khoan bao gồm: 4 giàn khoan biển, 1 giàn khoan tiếp trợ nửa nổi nửa chìm (TAD), và 1 giàn khoan đất liền. Độ tuổi trung bình giàn khoan của PVD chỉ ở mức 11 tuổi, khá thấp so với nhiều công ty trong khu vực. Ngoài ra, PVD có thuê thêm giàn khoan tự nâng Hakuryu 11 của Nhật hoạt động tại mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt.
- Áp lực khó khăn từ dịch Covid đã khiến hoạt động kinh doanh chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực khoan dầu khí khó khăn trong năm 2021 với hiệu suất hoạt động trung bình không cao. Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông mẹ đạt 3.988 tỷ và 19 tỷ đồng, giảm 24% và 90% so với cùng kỳ: 1) chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 386 tỷ đồng, tăng mạnh 24% so với cùng kỳ; 2) ảnh hưởng dịch covid nên hiệu suất cho thuê giàn chỉ đạt 78% và giá cho thuê không khả quan, nhưng tín hiệu cải thiện hoạt động thể hiện dần qua nửa cuối năm 2021.
- Giá dầu giao ngay WTI đang duy trì trên mức 90 USD/thùng. Đây cũng là mức giá cao nhất tính từ năm 2015 đến nay. Nhiều yếu tố bất ổn cả về chính trị, kinh tế đang ảnh hưởng khiến giá dầu vẫn đang duy trì ở mức cao. Tuy nhiên, điều này lại tạo thành lợi thế lớn cho các doanh nghiệp khoan dầu khí để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10392_PVD_MAS_2022-2-28.pdf
3. MWG [ MUA – 174,000đ/cp ] Hưởng lợi từ kinh tế mở cửa trở lại – Báo cáo cập nhật – SSI – 28/02/2022
- SSI đã tham dự cuộc họp trực tuyến với MWG, trong đó ban lãnh đạo công bố kế hoạch lợi nhuận ròng 2022 tăng 30% so với cùng kỳ. Do đó, SSI điều chỉnh dự báo doanh thu và lợi nhuận ròng 2022 là 141,6 nghìn tỷ đồng (+15% YoY) và 6,9 nghìn tỷ đồng (+40% YoY, giảm -3,4% so với ước tính trước). Trong khi giá mục tiêu 1 năm theo SOTP là 174.000 đồng/cp (từ 176.000 đồng/cp), SSI nhắc lại khuyến nghị MUA đối với MWG. Công ty quyết định chưa mở mới cửa hàng BHX trong 2022 và thay vào đó tập trung cải thiện doanh thu cửa hàng hiện hữu bằng cách tăng SKU và cải thiện chất lượng thực phẩm tươi sống. Cùng với các biện pháp tối ưu hóa chi phí, mảng bách hóa có thể hòa vốn vào cuối 2022. Về triển vọng của ĐMX và TGDĐ, thu nhập hộ gia đình cải thiện và tăng thị phần có thể giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng của 2 mảng này.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10385_MWG_SSI_2022-2-28.pdf
4. TCM [ MUA – 89,100đ/cp ]: Trở lại sau một năm sóng gió – Báo cáo cập nhật – MAS – 28/02/2022
- MAS cập nhật lại mô hình định dự phóng dưới ảnh hưởng của đợt bùng dịch Covid và định giá theo phương pháp FCFF, theo đó giá mục tiêu mới của TCM trong 12 tháng ở mức 89.100 đồng/cp, giảm 32,6% so với giá mục tiêu trước đó. So với giá đóng cửa ngày 25/02/2022, giá mục tiêu cao hơn 32,8%, do đó MAS khuyến nghị mua với TCM.
- Công ty đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ tháng 1/2022, ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ ở cả doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể doanh thu ở mức 17,2 triệu USD, cao nhất trong 2 năm (2020 – 2021), lợi nhuận đạt hơn 1,11 triệu USD, cao nhất từ tháng 1/2021 đến nay. Sự hồi phục đến từ việc công ty vẫn duy trì được lượng khách hàng trước đó đồng thời tìm kiếm được thêm đối tác mới.
- TCM xuất khẩu hàng dệt may đi nhiều nước lớn trên thế giới. Trong tháng 1/2022, xuất khẩu sang thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 34,58% tổng lượng hàng xuất khẩu, tiếp đến là Hàn Quốc chiếm 24,72%, Nhật chiếm 17,07%. Công ty đang tiếp tục phát triển thị trường Châu Âu, xuất khẩu trong tháng 1 vào thị trường châu Âu chiếm 8,78% trong đó có thị trường UK chiếm ưu thế 8%.
- Nhà máy Vĩnh Long 2 (VL2) dự kiến vận hành vào tháng 4/2022 đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng và môi trường của những khách hàng khó tính của thị trường Mỹ, Nhật, EU, sẽ trở thành công cụ quan trọng để TCM tiến đến thị trường EU. VL2 có vai trò là động lực tăng trưởng cho công ty trong thời gian tới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10387_TCM_MAS_2022-2-28.pdf
5. SBT [ Tích cực – 26,300đ/cp ]: 2022 – Thuyền lên theo sóng – Báo cáo ngắn – MAS – 28/02/2022
- SBT là nhà sản xuất đường và các sản phẩm đường số 1 tại Việt Nam với 46% thị phần đường nội địa. Niên vụ 2020-2021 SBT tiêu thụ 1,16 triệu tấn đường (+10% so CK), tăng 10% so CK đạt doanh thu 14.925 tỷ đồng (+16% so CK) và LNST 650 tỷ đồng (+79% so CK) nhờ sản lượng tiêu thụ và giá đường tăng. Hiện tại SBT đang mở rộng choỗi giá trị của sản phẩm đường với việc cung cấp ra thị trường 73 dòng sản phẩm đường, trong đó có 7 dòng sản phẩm đường Organic đạt chuẩn EU và USDA, 11 dòng sản phẩm cạnh đường, sau đườn, 6 sản phẩm nước uống và khoảng 108 triệu KWH điện thương phẩm hàng năm.
- SBT có nhiều điều kiện để tiếp tục tăng tốc trong năm 2022: (1) giá đường thế giới trung bình năm 2022 dự phóng tăng 10~15% so CK nhờ ảnh hưởng từ giá dầu thế giới; (2) sản lượng đường tiêu thụ của SBT dự phong tăng 5% so CK nhờ sự phục hồi của thị trường nội địa cũng như xuất khẩu hậu covid-19.
- MAS có đánh giá tích cực về tiềm năng phát triển của SBT trong dài hạn vì (1) nguồn cung đường nội địa hiện tại chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu nội địa. (2) Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đường đối với một số sản phẩm từ Thái Lan thời hạn 5 năm tính từ 2021. (3) Đường trắng Việt Nam chính thức được giao dịch trên sàn GD hàng hóa liên lục địa ICE từ 23/4/2021 giúp tăng cơ hội tiêu thụ các sản phẩm chất lượng cao tại thị trường thế giới.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10391_SBT_MAS_2022-2-28.pdf
6. SAB [ Tích cực – 180,000đ/cp ]: Triển vọng tăng trưởng khả quan cho năm 2022 – Báo cáo KQKD – VCSC – 28/02/2022
- VCSC đã tham gia cuộc họp gặp gỡ NĐT trực tuyến của Tổng CT Bia Rươu NGK Sài Gòn (SAB) diễn ra ngày 11/02/2021. Những ghi nhận chính của VCSC từ cuộc họp gần như phù hợp với kỳ vọng của VCSC về sự phục hồi dần của ngành bia trong năm 2022 và tăng cường khả năng cạnh tranh của SAB nhờ tăng cường đầu tư vào marketing, phân phối thương mại hiện đại và cao cấp hóa sản phẩm.
- Tiêu thụ bia trong nước đang dần phục hồi khi các hạn chế về giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Theo ban lãnh đạo, các kênh bán dùng tại chỗ như quán karaoke và bar ở TP. HCM đã mở cửa trở lại trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ban lãnh đạo dự kiến tiêu thụ bia trong nước sẽ không quay trở lại mức năm 2019 cho đến năm 2023 do người dân vẫn thận trọng về tụ họp đông người.
- SAB đang chiếm thị phần nhờ marketing và phân phối hiệu quả hơn. Theo ban lãnh đạo, SAB đã liên tục giành được thị phần trong vòng 6-7 tháng qua qua và trở thành công ty dẫn đầu thị trường trong quý 4/2021.
- Chi tiêu cho marketing được duy trì ở mức cao để củng cố thị phần trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ban lãnh đạo kỳ vọng chi phí tiếp thị trong % doanh thu sẽ giảm trong trung hạn khi các khoản đầu tư marketing sẽ mang lại kết quả cho tăng trưởng doanh thu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10384_SAB_VCSC_2022-2-28.pdf
7. GEG [ MUA – 24,900đ/cp] KQKD Q4/2021: chi phí giảm giúp nâng cao lợi nhuận – HSC – 07/02/2022
- KQKD Q4/2021 trái chiều với doanh thu thấp hơn dự báo nhưng lợi nhuận thuần vượt dự báo. Doanh thu giảm 17,2% và thấp hơn dự báo 51%. Lợi nhuận thuần tăng 44,6 lần và vượt 7,2% dự báo.
- Chi phí tài chính thuần và chi phí bán hàng & quản lý thấp hơn dự tính đã giúp nâng cao lợi nhuận thuần.
- Doanh thu và lợi nhuận thuần cả năm 2021 lần lượt đạt 75% và 102,5% dự báo của HSC.
- HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho năm 2022- 2024.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10198_GEG_HSC_2022-2-7.pdf
8. PVS [ Phù hợp thị trường – 25,400đ/cp]: Giá bán chinh phục đỉnh cao mới – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/03/2022
- Cập nhật KQKD 2021. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) đã công bố BCTC chưa soát xét năm 2021, với doanh thu thuần và LNST lần lượt là 9.054 tỷ đồng (+28,7% yoy) và 1.110 tỷ đồng (+54,3% yoy). Như vậy, VHC đã hoàn thành 105% và 159% kế hoạch doanh thu và LNST của năm 2021.
- Nguồn cung cá thịt trắng ở mức thấp và nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ sẽ là yếu tố hỗ trợ giá trị/sản lượng cá tra xuất khẩu. Tồn kho cá thịt trắng tại một số thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp, chưa thể phục hồi nhanh chóng do nguồn cung cá minh thái dự kiến sẽ thắt chặt trong năm 2022.
- Cá nguyên liệu tăng giá, thu hẹp khoảng cách với giá bán. Người nuôi bắt đầu gia tăng diện tích nuôi thả sau khi ngành cá tra bình thường hóa từ tháng 10/2021, và dựa trên chu kì nuôi trồng cá tra, phải tới khoảng giữa năm 2022 thì nguồn cung cá tra mới phục hồi khả quan về sản lượng.
- Định giá và Quan điểm đầu tư. BVSC nâng giá mục tiêu lên 90.345 đồng/cp (từ mức giá 73.724 đồng/cổ phiếu theo báo cáo chiến lược năm 2021) theo phương pháp P/E. BVSC cho rằng cán cân cung-cầu năm 2022 mở ra cơ hội nâng cao doanh thu/lợi nhuận cho VHC, và chiến lược phát triển chuỗi nông nghiệp-thủy sản sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu sự phụ thuộc vào sản phẩm cá tra vốn biến động theo chu kỳ. Mức giá đóng cửa của VHC tại ngày 24/02/2022 là 77.200 đồng/cp tương ứng với tiềm năng tăng trưởng 17%, vì vậy BVSC đưa ra khuyến nghị OUTPERFORM với VHC ở mức giá này.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10396_VHC_BVSC_2022-3-1.pdf
9. DSN [ Tích cực – 54,800đ/cp ]: Hồi phục nhờ nhu cầu vui chơi sau đại dịch – Báo cáo cập nhật – BVSC – 01/03/2022
- Là doanh nghiệp độc quyền về vui chơi giải trí dưới nước. Sau khi công viên nước Thiên Thanh dừng hoạt động, DSN trở thành doanh nghiệp duy nhất cung cấp dịch vụ này tại Sài Gòn, trong khi quỹ đất để mở mới trong nội thành là không còn nên rủi ro cạnh tranh với các doanh nghiệp mới tạm thời chưa có.
- Lượng khách kì vọng hồi phục tốt trở lại trong năm. Với đặc điểm nhiệt độ cao quanh năm nên nhu cầu vui chơi dưới nước là tương đối bền vững. Với việc tỉ lệ tiêm chủng tại Việt Nam đạt 78,9%, và đạt 100% đối với những người trên 18 tuổi, BVSC kì vọng nhu cầu vui chơi giải trí sẽ hồi phục mạnh, đặc biệt là giai đoạn cao điểm cuối Q2- đầu Q3/2022.
- Cơ cấu tài chính an toàn, đủ năng lực để vượt qua đại dịch. Tính đến cuối năm 2021, vốn chủ của DSN chiếm đến 92% tổng tài sản, trong khi không có nợ vay. Do phần lớn tài sản đã hết khấu hao, trong khi chưa phải đầu tư quá nhiều hàng năm, nên 88% tài sản của DSN là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, Do hoạt động chủ yếu từ việc thu tiền mặt, nên rủi ro về dòng tiền khá thấp.
- BVSC đưa ra khuyến nghị NEUTRAL đối với TNHH Công viên nước Đầm Sen với giá mục tiêu là 54.800 VND/cổ phiếu, tương đương mức lợi nhuận là 9,6%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10398_DSN_BVSC_2022-3-1.pdf
10. NVL [ MUA – 87,100đ/cp ]: Thêm dự án mới, hỗ trợ tăng trưởng dài hạn – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 01/03/2022
- HSC điều chỉnh tăng 35% giá mục tiêu cho NVL lên 89.100đ do (1) thêm 3 dự án mới mua lại tại Đồng Nai và Vũng Tàu và (2) giảm giả định chi phí vốn.
- HSC tăng 16,3% dự báo lợi nhuận thuần năm 2021 lên 4,1 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 5,5%) nhờ lợi nhuận từ thoái vốn và thay đổi phương pháp kế toán, và HSC tăng 10,2% dự báo năm 2022 lên 4,4 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 7,1%). HSC đưa ra dự báo lần đầu năm 2023 với mức tăng trưởng 21% lên 5,3 nghìn tỷ đồng.
- Giá mục tiêu của HSC là 89.100đ, chiết khấu 15% so với định giá RNAV. NVL hiện giao dịch với mức chiết khấu 25,9% so với RNAV, so với mức chiết khấu bình quân 3 năm là 13,2%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10400_NVL_HSC_2022-3-2.pdf
11. VPB [ Tích cực – 44,500đ/cp ] Hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện trong 2022 – Báo cáo cập nhật – SSI – 01/03/2022
- Mặc dù KQKD Q4/2021 kém tích cực, SSI duy trì khuyến nghị Khả quan đối với VPB với giá mục tiêu 1 năm là 44.500 đồng/cp. Dựa trên đợt phát hành riêng lẻ sắp tới và quá trình phục hồi của toàn bộ nền kinh tế, SSI cho rằng các yếu tố cơ bản của ngân hàng sẽ có những thay đổi lớn trong 2022. Lợi nhuận trước thuế 2022 dự báo đạt 18,9 nghìn tỷ đồng (+30% YoY), trong đó công ty mẹ ước tính đạt 16,7 nghìn tỷ đồng (+18,9% YoY), phần còn lại đến từ FeCredit. Mặc dù tăng trưởng LNTT của FeCredit đạt +300% YoY trong 2022, lợi nhuận của công ty này vẫn sẽ thấp hơn mức trước Covid (hơn 4 nghìn tỷ đồng).
- Mô hình định giá của SSI chưa điều chỉnh cho khoản đầu tư của ngân hàng tại công ty chứng khoán là ASC và lợi nhuận tiềm năng của công ty này trong 2022. Mặc dù khoản lợi nhuận 630 tỷ đồng là hoàn toàn khả thi với mức vốn đầu tư 8,7 nghìn tỷ đồng, SSI chưa đưa khoản này vào mô hình và sẽ cân nhắc điều chỉnh nếu ban lãnh đạo có những chia sẻ rõ ràng hơn về tầm nhìn và chiến lược dài hạn đối với khoản đầu tư này. Hiện tại, SSI giả định 8,7 nghìn tỷ đồng này được sử dụng cho hoạt động cho vay với lợi suất tài sản trung bình là 8,2%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10394_VPB_SSI_2022-3-1.pdf
12. BSR [ MUA – 31,700đ/cp ]: Nhu cầu và biên xăng dầu tích cực củng cố triển vọng KQKD năm 2022 – Báo cáo cập nhật – VCSC – 02/03/2022
- VCSC duy trì khuyến nghị MUA dành cho CTCP Lọc Hóa dầu Bình Sơn khi VCSC kỳ vọng BSR sẽ được hưởng lợi từ xu hướng tăng của giá xăng dầu hiện tại, biên xăng/dầu diesel trở về mức trước dịch COVID-19 và các hoạt động di chuyển Việt Nam dần bình thưởng trở lại khi các gián đoạn do COVID-19 giảm dần.
- VCSC tăng giá mục tiêu thêm 7,8% khi nâng dự báo LNST tổng hợp 2022-2030 thêm 7,4% sau khi điều chỉnh tăng khoảng 5% trong dự báo biên xăng. Biên xăng dầu tháng 1/2022 cao hơn dự báo của VCSC vào năm 2022, do nhu cầu xăng dầu toàn cầu duy trì mạnh mẽ.
- VCSC dự báo lợi nhuận năm 2022 sẽ tăng trưởng 9,3% từ mức cơ sở cao trong năm 2021 và được thúc đẩy bởi nhu cầu phục hồi, biên nhiên liệu máy bay/diesel tăng gấp 3/4 lần YoY và nhà máy lọc dầu hoạt động hết công suất cũng như hiệu suất hoạt đông đạt 108%.
- Năng lực tài chính của BSR trở nên vững chắc hơn với tiền mặt tại quỹ đạt 893 triệu USD và tiền mặt ròng tương đương 26% vốn chủ sở hữu vào cuối năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10403_BSR_VCSC_2022-3-2.pdf
13. VNM [ Tích cực – 93,000đ/cp ]: Duy trì đà tăng trưởng quanh mức 5%-6%; chưa có yếu tố hỗ trợ rõ ràng để định giá cổ phiếu được đánh giá lại một cách mạnh mẽ – VCSC – 02/03/2022
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị từ MUA xuống KHẢ QUAN dành cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM) khi hiện tại VCSC cho rằng triển vọng tăng trưởng trung bình 1 chữ số của VNM (bao gồm tăng trưởng EPS 4% trong năm 2022) sẽ hạn chế khả năng đánh giá lại mạnh mẽ đối với định giá của cổ phiếu. Tuy nhiên, mức P/E 2022 của VNM là 17 lần (dựa trên dự báo của VCSC) vẫn tương đối hấp dẫn so với mức P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 26 lần. VNM cũng có mức lợi suất cổ tức khá cao khoảng 5%.
- VCSC điều chỉnh giảm giá mục tiêu 11% do 2 yếu tố chính. Đầu tiên, VCSC điều chỉnh giảm 3% tổng LNST giai đoạn 2022F-2024 trong bối cảnh tiêu thụ sữa dự kiến phục hồi chậm trong năm 2022 và giá đầu vào tăng. Thứ hai, VCSC giảm giả định tăng trưởng năm cuối cùng (terminal growth) trong mô hình DCF từ 4% còn 3% và P/E mục tiêu từ 22 lần còn 20 lần, phản ánh quan điểm nêu trên của VCSC về triển vọng tăng trưởng và đánh giá lại định giá của VNM.
- VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS 6% trong giai đoạn 2021-2024, chủ yếu dựa trên tăng trưởng của ngành và kỳ vọng của VCSC về thị phần ổn định cho VNM. Thuế suất thực tế – mà VCSC dự kiến sẽ tăng lên 19,2% vào năm 2024 từ mức 17,7% vào năm 2021 – sẽ phần nào kiềm chế tăng trưởng lợi nhuận.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10404_VNM_VCSC_2022-3-2.pdf
14. POW [ Nắm giữ – 18,600đ/cp ] Nhiều thử thách trong năm tới; hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ – Báo cáo nhanh – HSC – 01/03/2022
- HSC nâng 6% giá mục tiêu lên 18.600đ sau khi phân tích triển vọng giai đoạn 2022-2024 và cập nhật kế hoạch tài chính đối với nhà máy LNG mới. Tuy nhiên, HSC hạ khuyến nghị xuống Nắm giữ (từ Mua vào) do giá cổ phiếu đã tăng mạnh gần đây.
- HSC hạ lần lượt 33,4% và 30,8% EPS dự phóng 2022-2023. Theo đó, HSC dự báo lợi nhuận thuần sẽ tăng trưởng 62% trong năm 2022 sau khi chạm đáy trong năm 2021 (nhưng vẫn thấp hơn 44% so với năm 2020) và sẽ tăng trưởng một con số trong năm 2023-2024.
- POW đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm điều chỉnh là 29,6 lần, cao hơn 1,3 lần độ lệch chuẩn so với mức bình quân trong quá khứ là 19,2 lần (tính từ tháng 9/2019). Theo HSC, cơ hội từ nhà máy LNG chưa phản ánh vào lợi nhuận nhưng đã phản ánh vào giá cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10399_POW_HSC_2022-3-2.pdf
15. DGW [ MUA – 146,000đ/cp ]: Lợi nhuận tăng trưởng 2 chữ số trong vài năm tới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 28/02/2022
- VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Thế Giới Số (DGW) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên MUA khi giá cổ phiếu DGW đã điều chỉnh 21% trong 2,5 tháng qua. VCSC giữ quan điểm cho rằng DGW sẽ ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng bền vững ở mức 2 chữ số trong vài năm tới. VCSC cho rằng năng lực mở rộng thị trường và phân phối đã được chứng minh của DGW sẽ giúp công ty tận dụng đà tăng trưởng của thị trường hàng công nghệ tại Việt Nam.
- VCSC tăng nhẹ giá mục tiêu thêm 1% và dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2024 thêm 5% chủ yếu do VCSC giảm dự báo chi phí bán hàng trong khi tăng dự báo thu nhập tài chính ròng của VCSC cho DGW. Các điều chỉnh này bù đắp cho mức giảm trong dự báo doanh thu của VCSC cho mảng ĐTDĐ trong bối cảnh DGW không còn là nhà phân phối độc quyền của Xiaomi tại Việt Nam.
- Yếu tố hỗ trợ: các thương vụ M&A mà sẽ giúp mở rộng đáng kể danh mục sản phẩm của DGW; DGW đạt được ít nhất 10% thị phần trong mảng thiết bị gia dụng trong 3-5 năm tiếp theo so với dự báo thận trọng hơn của VCSC là khoảng 5%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10402_DGW_VCSC_2022-3-2.pdf
16. DCM [ MUA – 44,700đ/cp ]: Kỳ vọng giá phân bón tăng – Báo cáo ngắn – MAS – 01/03/2022
- Đạm Cà Mau cùng với Đạm Phú Mỹ là 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực phân bón và hóa chất. Trong đó, nhà máy Đạm Cà Mau có công suất đạt 800 ngàn tấn/năm. Cơ cấu doanh thu Ure tiêu thụ trong nước lẫn xuất khẩu chiếm đến 72% doanh thu năm 2021.
- Năm 2021, doanh thu thuần và lãi ròng thuộc về cổ đông công ty mẹ DCM lần lượt đạt 9.870 tỷ và 1.918 tỷ đồng, tăng 31% và 190% cùng kỳ: 1) sản lượng tiêu thụ đạt 1,02 triệu tấn, tăng 19%YoY; 2) biên lợi nhuận gộp đạt 28,9%, tăng mạnh so với mức 17,4% cùng kỳ nhờ giá bán khả quan; 3) doanh thu tài chính tăng 31% trong khi chi phí tài chính lại giảm 46% cùng kỳ.
- Biến động bất ngờ từ cuộc chiến Nga – Ukraine và những động thái đáp trả từ các nhóm nước Châu Âu, Mỹ, Châu Á, … đối với Nga. Điều này có thể khiến Nga gặp khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Trong đó, Nga nhiều khả năng sẽ bị gián đoạn hoạt động xuất khẩu phân bón. Năm 2021, Nga đang là quốc gia xuất khẩu Ure và NPK lớn nhất thế giới với sản lượng xuất khẩu lần lượt đạt 7 và 5,9 triệu tấn. Việc Nga gặp khó khăn trong hoạt động xuất khẩu sẽ tạo cơ hội do các doanh nghiệp phân bón với kỳ vọng cả sản lượng và giá bán đều có thể hưởng lợi do sự thiếu hụt nguồn cung bất ngờ trên thế giới.
- Năm 2022, dự báo doanh thu thuần và lãi ròng thuộc cổ đông mẹ đạt 11.299 tỷ và 2.572 tỷ đồng, lần lượt tăng 14,5% và 34,1% so với cùng kỳ: 1) sản lượng tiêu thụ kỳ vọng đạt 1,08 triệu tấn, tăng 4% cùng kỳ; 2) biên lợi nhuận gộp cải thiện lên mức 32,1% với giá bán bình quân mỗi tấn tăng 8% cùng kỳ; 3) doanh thu tài chính tăng 10%YoY, trong khi chi phí tài chính giảm 15%YoY.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10411_DCM_MAS_2022-3-2.pdf
17. Ngành phân bón [ Trung lập ] Tác động của việc thiếu hụt khí đốt tự nhiên dự kiến ở Châu Âu đến ngành phân bón – SSI – 02/03/2022
- Kể từ báo cáo ngành gần đây nhất, cổ phiếu DPM và DCM đã tăng lần lượt 30% và 29% và vượt giá mục tiêu trước đó của SSI. Với khả năng thiếu khí ở châu Âu, SSI điều chỉnh tăng giá mục tiêu đối với cổ phiếu DPM lên 51.800 đồng (từ 44.200 đồng) và DCM lên 40.100 đồng (32.900 đồng). Trong ngắn hạn, lợi nhuận ròng tăng mạnh so với cùng kỳ và việc cắt giảm nguồn cung urê dự kiến ở châu Âu sẽ giúp giá cổ phiếu DPM và DCM duy trì đà tăng. Tuy nhiên, về dài hạn, SSI ước tính giá urê sẽ giảm do Trung Quốc có thể tăng nguồn cung urê khi tình trạng thiếu than giảm bớt.
- Trong báo cáo trước đây, SSI đã đề cập về giá khí đốt tự nhiên tăng ở châu Âu và giá than ở Trung Quốc đã thúc đẩy giá urê tăng vào cuối năm 2021, trong khi những động lực đó có thể sẽ không được duy trì trong năm 2022. Trên thực tế, giá urê giảm từ mức đỉnh 970 USD/tấn trong tháng 12/2021 xuống còn 580 USD/tấn trong tháng 2/2022, tức là giảm -40% so với mức đỉnh.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10406_none_SSI_2022-3-2.pdf
18. PLX [ Tích cực – 70,100đ/cp ]: Hưởng lợi từ sự phục hồi nhu cầu nội địa – Báo cáo cập nhật – VNDS – 02/03/2022
- Doanh thu Q4/21 tăng 57,9% svck lên 49.372 tỷ đồng nhờ giá bán bình quân cao hơn (+70% svck) bù đắp cho sản lượng tiêu thụ nội địa giảm (-10% svck). Tuy nhiên, do PLX được hưởng mức LN cố định trên mỗi lít xăng dầu bán ra nên sản lượng tiêu thụ giảm và việc ghi nhận chi phí dự phòng hàng tồn kho (199 tỷ đồng) dẫn đến LN gộp Q4/21 giảm 18,1% svck.
- Gần đây, việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do gặp vấn đề về tài chính khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt trong ngắn hạn. VNDS nhận thấy sự việc này có tác động trái chiều đến hoạt động của PLX.
- Sau khi bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh trong nửa cuối 2021, VNDS kỳ vọng sản lượng tiêu thụ xăng dầu nội địa của PLX sẽ phục hồi trong năm 2022- 23 với mức tăng trưởng kép là 7% khi Việt Nam áp dụng chiến lược mới để “thích ứng an toàn với đại dịch” và mở cửa lại nền kinh tế.
- VNDS nâng giá mục tiêu lên 8,0% do: (1) chuyển định giá DCF sang năm 2022, và (2) giảm dự phóng EPS 2022 xuống 4,2% nhưng nâng dự phóng EPS 2023-24 lên 3,1%/9,6% nhờ giả định giá dầu Brent cao hơn.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10407_PLX_VNDS_2022-3-2.pdf
19. GDT [ MUA – 64,000đ/cp ]: Triển vọng phục hồi mạnh; định giá và cổ tức hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – VCSC – 02/03/2022
- VCSC nâng khuyến nghị cho CTCP Gỗ Đức Thành (GDT) từ PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG lên MUA khi giá cổ phiếu GDT đã giảm 16% trong 2 tháng qua. Ngoài ra, VCSC tăng giá mục tiêu thêm 2%.
- Giá mục tiêu cao hơn đến từ việc tăng 3% dự báo tổng LNST 2022-2024 khi lượng đơn hàng và hoạt động sản xuất của GDT phục hồi mạnh hơn kỳ vọng của VCSC.
- Hiệu suất sản xuất của GDT đã quay về mức bình thường sau khi hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của công ty gặp gián đoạn do dịch COVID-19 trong 6 tháng cuối năm 2021. Ngoài ra, công ty đã nhận tổng cộng 8 triệu USD backlog đơn hàng tính đến giữa tháng 2/2022, tương ứng mức tăng 25% YoY. Các diễn biến này báo hiệu lợi nhuận phục hồi mạnh trong năm 2022.
- Triển vọng tăng trưởng mạnh trong trung hạn của GDT – như đã phản ánh thông qua việc tăng dự báo EPS cho giai đoạn 2022-2024 của VCSC – dựa trên 1) việc công ty tập trung vào các sản phẩm quy mô nhỏ có mức độ cạnh tranh nhẹ, (2) các tiêu chuẩn ESG GDT đã đạt giúp gia tăng tập khách hàng, đặc biệt là tại các thị trường chưa đóng góp cho GDT như Mỹ và EU – và (3) chi phí lao động thấp của Việt Nam xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10401_GDT_VCSC_2022-3-2.pdf
20. HAH [ MUA – 106,000đ/cp] Triển vọng lợi nhuận cao hơn với giá cước vận tải duy trì ở mức cao đến năm 2023 – Báo cáo cập nhật – SSI – 03/03/2022
- Theo quan điểm của SSI, gián đoạn chuỗi cung ứng có thể kéo dài đến năm 2023 lâu hơn kỳ vọng ban đầu, do các yếu tố sau: (i) các ca nhiễm Omicron tăng nhanh và khả năng xuất hiện các biến thể mới; (ii) Chính sách Không-Covid của Trung Quốc; và (iii) căng thẳng leo thang giữa Nga – Ukraine sẽ gây thêm áp lực lên thương mại toàn cầu. Ngoài ra, lượng tàu mới bàn giao trong năm 2022 chỉ giới hạn ở mức 3,1% trọng tải đội tàu hiện tại. Do đó, SSI kỳ vọng ngành vận tải container quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục hưởng lợi cho đến năm 2023.
- Với sáu tàu mới sẽ được bổ sung vào đội tàu trong giai đoạn 2022 – 2024, HAH đặt kế hoạch đầy tham vọng mở rộng sang thị trường Nội Á để tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi. SSI cho rằng các tuyến dịch vụ mới của công ty sẽ mang lại lợi nhuận, nhờ vào lợi thế của đội tàu có chi phí thấp (8 trong số 14 tàu được đầu tư với chi phí thấp). SSI kỳ vọng HAH sẽ duy trì tăng trưởng lợi nhuận cao trong giai đoạn 2022 và 2023, đồng thời điều chỉnh ước tính lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ (NPATMI) lần lượt đạt 744 tỷ đồng (+67% và +12,7% so với dự báo trước đó) và 902 tỷ đồng (+21%), tương ứng đạt mức EPS là 14.641 đồng trong năm 2022 và 17.742 đồng trong năm 2023. SSI lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HAH, với giá mục tiêu 1 năm điều chỉnh là 106.000 đồng/cổ phiếu (P/E mục tiêu không đổi là 7x), tiềm năng tăng giá là 28%.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10416_HAH_SSI_2022-3-3.pdf
21. ACL [ MUA – 27,200đ/cp ]: 2022 – Hưởng lợi trực tiếp từ chiến tranh Nga – Ukraina – Báo cáo ngắn – MAS – 02/03/2022
- ACL là nhà doanh nghiệp chế biến xuất khẩu fillet cá tra đông lạnh đứng thứ 7 về doanh thu trong số các công ty niêm yết tại Việt Nam. Hàng năm, ACL xuất khẩu khoảng 13,000~15,000 tấn fillet cá tra đông lạnh tới hơn 70 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Á. Năm 2021, ACL đạt tổng doanh thu 1,200 tỷ đồng (+27.5% so CK) và LNST 43 tỷ đồng (+50.9% so CK).
- Cá tra Việt Nam hưởng lợi trực tiếp từ việc Nga bị cấm vận. Cá Minh Thái là loại cá thịt trắng cạnh tranh trực tiếp với cá Tra Việt Nam trên thị trường thế giới. Hàng năm Nga xuất khẩu khoảng 400 triệu USD cá Minh Thái. Năm 2022 khi nga bị cấm vận bởi Mỹ và các quốc gia Tây Âu sẽ là cơ hội lớn cho cá Tra Việt Nam.
- Giá xuất khẩu tăng và nguồn cung trong nước khan hiếm đã đẩy giá cá tra nguyên liệu trong nước cuối tháng 2/2022 tăng 20% so với đầu năm 2022. Tuy nhiên, MAS dự phong biên lợi nhuận gộp của ACL vẫn tăng nhờ giá bán tăng và tỉ lệ tự chủ nguyên liệu cao. Căn cứ tình trạng nhu cầu thế giới và nguồn cung trong nước như hiện nay, MAS tin rằng giá cá tra sẽ tiếp tục được hưởng lợi cho tới cuối quý 3/2022.
- MAS dự phóng LNST 2022 của ACL sẽ tăng 42,4% lên mức 61 tỷ đồng nhờ doanh thu trong kỳ tăng 15% so CK lên 1.395 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp cải thiện 0,7 điểm phần trăm so CK lên 13,4%. EPS đạt 1.027 đồng/CP.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10419_ACL_MAS_2022-3-3.pdf
22. VRE [ Tích cực – 38,500đ/cp ]: Lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2022 với sự hỗ trợ từ các trung tâm thương mại mới – Báo cáo cập nhật – VCSC – 03/03/2022
- VCSC điều chỉnh khuyến nghị cho CTCP Vincom Retail (VRE) từ MUA còn KHẢ QUAN khi giá cổ phiếu VRE đã tăng 10% trong 3 tháng qua. Ngoài ra, VCSC giảm giá mục tiêu thêm 1% còn 38.500 đồng/CP do dự báo thấp hơn của VCSC cho doanh thu và lợi nhuận từ mảng bán bất động sản trong giai đoạn 2022-2024 một phần được bù đắp bởi số dư tiền mặt cao hơn tính đến cuối năm 2021
- Đối với năm 2021, VRE ghi nhận LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (-45% YoY), phù hợp với dự báo của VCSC. Ngoài ra, VRE đã chi 2,1 nghìn tỷ đồng cho gói hỗ trợ khách thuê bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vào năm 2021 so với mức 865 tỷ đồng vào năm 2020.
- VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 từ 2,6 nghìn tỷ đồng (+96% YoY) còn 2,4 nghìn tỷ đồng (+84% YoY) do dự báo thấp hơn cho mảng bán bất động sản trong khi vẫn giữ nguyên dự báo thu nhập ròng từ HĐKD của mảng cho thuê. VCSC kỳ vọng việc kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tiến độ tiêm chủng nhanh chóng tại Việt Nam sẽ giúp lợi nhuận của VRE phục hồi vào năm 2022.
- VCSC giảm dự báo tổng diện tích sàn (GFA) bán lẻ tính đến cuối năm 2022 từ 1,92 triệu m2 còn 1,75 triệu m2 chủ yếu do VCSC dời thời gian ra mắt VMM Grand Park dự phóng từ năm 2022 sang giữa năm 2023. VRE có kế hoạch mở 3 trung tâm thương mại (TTTM) trong năm 2022: VMM Smart City tại Hà Nội và 2 trung tâm VCP tại Mỹ Tho và Bạc Liêu. VCSC cũng dự báo VRE sẽ bổ sung 1,52 triệu m2 GFA cho thuê bán lẻ mới trong giai đoạn 2022-2026 so với 1,54 triệu m2 như trước đây.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10415_VRE_VCSC_2022-3-3.pdf
23. GDT [ Tích cực – 65,425đ/cp ] Kế hoạch lợi nhuận 2022 tăng mạnh mẽ 55,1% YoY – Báo cáo cập nhật – BVSC – 02/03/2022
- Gần đây, GDT công bố KQKD xuất khẩu sơ bộ 2 tháng đầu năm, giá trị đơn hàng và tài liệu Đại hội Cổ đông thường niên năm 2022. Điểm nhấn chính: KQKD sơ bộ 2 tháng đầu năm:
- Doanh thu xuất khẩu tăng 24% YoY Doanh thu xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022 của GDT tăng 24% YoY lên 2,31 triệu đô, bao gồm cả kỳ nghỉ Tết và do đó, cung cấp bức tranh tốt hơn về các hoạt động kinh doanh của GDT, thay vì chỉ nhìn đơn thuần Tháng 1 hay Tháng 2. Đáng khích lệ, kết quả này vượt 7% so với mục tiêu xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2022, theo GDT.
- Sau khi chi phí đầu vào tăng, giá bán hàng xuất khẩu của GDT đã được nâng lên kể từ 4Q21, đồng thời tăng giá bán trong nước từ đầu năm nay. Theo quan điểm của BVSC, điều này cùng với gia tăng năng suất, sẽ củng cố tốt cho BLN của Công ty.
- Trong khi đó, BVSC cũng kỳ vọng chi phí hoạt động/ doanh thu thuần 1Q22 của GDT sẽ bình thường hóa so với mức cơ sở 1Q21, khi GDT đã ghi nhận các khoản thưởng lớn do năm 2020 thành công. Theo quan điểm của BVSC, điều này sẽ hỗ trợ thêm cho tăng trưởng lợi nhuận 1Q22 của GDT.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10426_GDT_BVSC_2022-3-4.pdf
24. BSR[ MUA – 36,800đ/cp ]: Triển vọng lạc quan nhờ giá dầu thế giới – Báo cáo cập nhật – KBSV – 03/03/2022
- Luỹ kế cả năm 2021, BSR ghi nhận doanh thu thuần đạt 101,079 tỷ VNĐ (+74.4 % YoY) và LNST đạt 6,673 tỷ VNĐ (cùng kì lỗ 2,858 tỷ VNĐ). Kết quả tăng trưởng mạnh mẽ này tới từ sản lượng phục hồi từ mức nền thấp của năm 2020 khi BSR thực hiện đại tu lần thứ 4 với 51 ngày ngừng hoạt động và giá dầu ở mức cao giúp cho giá bán các sản phẩm của BSR cao hơn.
- KBSV cũng kì vọng những cổ phiếu dầu khí có độ tương quan chặt chẽ như BSR sẽ được hưởng lợi lớn nhờ đà tăng tiếp diễn của giá dầu. BSR, bên cạnh GAS là 1 trong 2 cổ phiếu có cơ chế tính giá bán dựa trên giá dầu, cụ thể là neo vào bình quân 5, 10 và 15 ngày của giá Platts Singapore (giá tại nhà máy) cho mỗi sản phẩm xăng dầu và cộng thêm phần phụ trội dựa trên thoả thuận giữa BSR và khách hàng mỗi 6 tháng.
- KBSV kỳ vọng trong năm 2022 Dung Quất sẽ vận hành ổn định, với hiệu suất 108% trong năm 2022 do không phải thực hiện đại tu (BSR đại tu 3 năm/lần với khoảng thời gian 50 – 52 ngày, đợt gần nhất là năm 2020) và bù đắp sản lượng thiếu hụt do NMLD Nghi Sơn giảm công suất.
- Dựa trên định giá DCF, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BSR. Giá mục tiêu là 36,800 VNĐ/cổ phiếu, cao hơn 29.6% so với giá tại ngày 03/03/2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10430_BSR_KBSV_2022-3-4.pdf
25. STK [ MUA – 70,300đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ phục hồi về mức trước dịch Covid – Báo cáo cập nhật – SSI – 03/03/2022
- SSI đang nâng khuyến nghị đối với cổ phiếu STK từ KHẢ QUAN lên MUA và giá mục tiêu 1 năm là 70.300 đồng/cổ phiếu (+26% so với giá hiện tại). Việc điều chỉnh khuyến nghị của SSI phản ánh tỷ lệ sợi tái chế trên tổng doanh thu được cải thiện lên 54% trong năm 2022, vì sản lượng tiêu thụ hiện đã bắt đầu phục hồi về mức trước dịch Covid trong Q1/2022. Trong năm 2022, SSI ước tính công ty sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2,62 nghìn tỷ đồng (+28% so với cùng kỳ) và 318 tỷ đồng (+14,1% so với cùng kỳ). Trong Q4/2021, STK ghi nhận sự sụt giảm trong doanh thu thuần và biên lợi nhuận gộp do lượng sợi tái chế trong tổng doanh thu thấp hơn (37% trong quý 4 so với 57% trong nửa đầu năm 2021) do tình trạng thiếu lao động tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, STK vẫn đạt 50% kế hoạch doanh thu sợi tái chế trong năm 2021.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10425_STK_SSI_2022-3-4.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-