Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 12/12 – 16/12/2022
- VCS [ MUA – 73.000đ/cp ]: Thách thức từ xuất khẩu – KBSV..
- TNG [ MUA – 20.500Đ/CP ]: Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ – MAS
- NKG [ Nắm giữ – 15.100Đ/cp ] Báo cáo cập nhật T12-2022 – MBS.
- DPM [ Trung lập – 46.300đ/cp ] Cổ tức hấp dẫn giúp ổn định giá cổ phiếu trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm – SSI
- BID [ Nắm giữ – 44.800đ/cp ] : Kì vọng đẩy tăng trưởng tín dụng tháng cuối năm – KBSV..
- PVT [ MUA – 25.600đ/cp ]: Triển vọng tích cực từ đà tăng mạnh của giá cước – Báo cáo cập nhật – BVSC.
- PVS [ Trung lập – 22,700đ/cp ]: Thiếu các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn – SSI
- PLX [ Tích cực – 28.400đ/cp ]: Ban lãnh đạo kỳ vọng LNST phục hồi trong năm 2023 – VCSC.
- CTD [ MUA – 49.800đ/cp ]: Xoay chuyển tình thế – MAS.
- BSR [ MUA – 17.500đ/cp ]: Giá cổ phiếu giảm quá mức so với triển vọng lợi nhuận – VCSC.
- VHC [ Trung lập – 69.200đ/cp ]: KQKD 11 tháng đầu năm 2022 – Doanh thu cá tra theo tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay – SSI
- MSN [ MUA – 118.100đ/cp ]: Mức tiêu dùng có dấu hiệu chững lại – MSN
- FCN [ MUA – 12.000đ/cp ]: Chờ đợi sự bùng nổ trong Quý 4 – PSI
- ANV [ MUA – 30.000đ/cp ]: Điểm sáng từ thị trường Trung Quốc – MAS.
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. VCS [ MUA – 73.000đ/cp ]: Thách thức từ xuất khẩu – KBSV
- Doanh thu 3Q2022 của VCS đạt 1,095 tỷ đồng (-42% YoY). Biên lợi nhuận gộp ghi nhận 31.4%, giảm so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 201 tỷ đồng (-58.5% YoY). Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng do hoạt động xuất khẩu của VCS bị ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô.
- Vicostone làm chủ hầu hết nguyên liệu đầu vào, có lợi thế trong kiểm soát chi phí. Các nguyên liệu chính bao gồm nhựa Polyester (khoảng 40% chi phí NVL), hạt đá thạch anh (Quartz), Cristobalite (38% chi phí NVL) đều được cung cấp bởi nguồn cung nội địa hoặc từ công ty con của VCS.
- Lạm phát diễn ra tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chính của VCS như Bắc Mỹ, Úc và EU. Chính vì vậy sức mua của người tiêu dùng bị ảnh hưởng và nhu cầu đối với những sản phẩm không thiết yếu giảm đi rõ rệt. Triển vọng tiêu thụ của VCS còn gặp khó cho tới khi tình hình lạm phát tại các quốc doanh xuất khẩu chính được kiểm soát và nhu cầu Bất động sản, xây dựng quay trở lại.
- Dựa trên định giá FCFF và P/E, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu VCS. Giá mục tiêu là 73,000 VNĐ/cổ phiếu với tổng mức sinh lời là 44% so với giá tại ngày 12/12/2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670856560133_VCS_KBSV_2022-12-12.pdf
2. TNG [ MUA – 20.500Đ/CP ]: Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ – MAS
- Hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng trưởng tốt: Trong T10, TNG ghi nhận doanh thu đạt 569.3 tỷ VND (+23.2% CK). Biên lợi nhuận gộp T10 đạt 15.4%, cải thiện so với T10 2021 ở mức 14.5%. Chi phí tài chính T10 tăng hơn 157% CK, đạt 36.2 tỷ VND.
- Đa dạng hóa thị trường tiêu thụ: Đến cuối T10, TNG đã phát triển số lượng thị trường tiêu thụ đa dạng hơn so với cuối năm 2021, mặc dù thị trường Mỹ và EU vẫn chiếm chủ đạo với tỷ trọng lần lượt 40.13% và 35.63% (giảm so với mức 51% và 40% năm 2021).
- Hợp tác với Decathlon ổn định: Trong 10T2022, TNG hợp tác với Decathlon để phát triển các sản phẩm mới và sản phẩm áo Fast Hiking Jacket Second Ultralight của công ty đã đạt giải Decathlon Innovation 2022.
- Cập nhật trái phiếu: Ngày 25/10/2022, TNG đã hoàn thành nghĩa vụ đối với trái phiếu TNG119007 (tổng mệnh giá 136 tỷ VND) và tiếp tục chi trả lãi đối với trái phiếu TNG122017 (tổng mệnh giá 300 tỷ VND, kỳ hạn 4 năm, ngày phát hành 16/05/2022) trong T11.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670855832472_TNG_MAS_2022-12-12.pdf
3. NKG [ Nắm giữ – 15.100Đ/cp ] Báo cáo cập nhật T12-2022 – MBS
- Công ty cổ phần thép Nam Kim đang tiếp tục cho thấy sự khó khăn chung trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong tầm nhìn trung và dài hạn hướng tới kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau lạm phát và lãi suất cao. Nam Kim đã và đang triển khai kế hoạch đầu tư tăng công suất trong hướng tới sản phẩm chất lượng cao gia tăng thị phần đẩy mạnh biên lợi nhuận. MBS khuyến nghị NẮM GIỮ với mã cổ phiếu NKG với các luận điểm sau đây: (1) Thuộc nhóm dẫn đầu sản xuất và tiêu thụ tôn mạ, (2) kế hoạch phát triển, mở rộng năng lực sản xuất với các dự án Phú Mỹ và (3) mục tiêu cẩn trọng và đẩy mạnh xuất khẩu hướng tới chất lượng sản phẩm chất lượng cao trong dài hạn.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670855032127_NKG_MBS_2022-12-12.pdf
4. DPM [ Trung lập – 46.300đ/cp ] Cổ tức hấp dẫn giúp ổn định giá cổ phiếu trong bối cảnh lợi nhuận suy giảm – SSI
- KQKD quý 3 năm 2022 của DPM rất khả quan với lợi nhuận ròng tăng 59% so với cùng kỳ, sát với dự báo của SSI. Tuy nhiên, giá urê trong tháng 11 giảm từ 15.000 đồng/kg xuống 14.000 đồng/kg, bất chấp mùa cao điểm sắp tới. SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu DPM do mức tỷ suất cổ tức hấp dẫn của công ty (chi tiết bên dưới). Tuy nhiên, SSI điều chỉnh giảm lần lượt 9% và 11% dự báo lợi nhuận ròng năm 2022 và 2023 xuống 5 nghìn tỷ đồng (tăng 59% so với cùng kỳ) và 4 nghìn tỷ đồng (giảm 20% so với cùng kỳ) – với lợi nhuận ròng quý 4/2022 dự kiến sẽ giảm 64% so với cùng kỳ. SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm mới cho cổ phiếu DPM là 46.300 đồng/cổ phiếu (giảm từ mức 53.000 đồng/cổ phiếu). Trong bối cảnh phải đối mặt với những yếu tố khó khăn về thị trường, DPM mới đây đã công bố sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường vào ngày 27/12/2022 để xin ý kiến cổ đông về: (1) điều chỉnh giá cước vận chuyển khí giai đoạn 2014~2018; và (2) tăng cổ tức năm 2022 từ 50% (tương ứng với tỷ suất cổ tức 11,8%) lên 70% (tương ứng với tỷ suất cổ tức 16,5%) mệnh giá. Trong ĐHCĐ năm nay, ban lãnh đạo đã đề xuất xử lý hồi tố tăng phí vận chuyển khí giai đoạn 2014-2018, điều này có khả năng dẫn đến chi phí sản xuất tăng 18 triệu USD (hay 430 tỷ đồng). Mặc dù đề xuất này trước đó đã bị các cổ đông đủ điều kiện biểu quyết phủ quyết, nhưng DPM dự kiến sẽ xem xét lại vấn đề này trong ĐHCĐ bất thường sắp tới. Nếu các cổ đông chấp thuận, khoản DPM phải thanh toán sẽ chiếm 9% lợi nhuận trước thuế năm 2023 của SSI – một rủi ro giảm giá đáng kể đối với cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670853538262_DPM_SSI_2022-12-12.pdff
5. BID [ Nắm giữ – 44.800đ/cp ] : Kì vọng đẩy tăng trưởng tín dụng tháng cuối năm – KBSV
- 3Q2022, BID duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng tích cực với thu nhập lãi thuần đạt 14,098 tỷ VND (-3.5% QoQ, +15.5% YoY); TOI đạt 17,555 tỷ VND (-3.2% QoQ, +15.1% YoY); LNTT 3Q2022 đạt 6,673 tỷ VND (+2.8% QoQ, +149.6% YoY). Lũy kế 9 tháng đầu năm, LNTT đạt 17,677 tỷ VND, tăng 64.7% YoY với tăng trưởng tín dụng 3Q2022 đạt 10.1% YTD.
- NIM 3Q2022 đạt 2.93% (-3bps QoQ, -11bps YoY) trong đó lãi suất bình quân đầu ra tăng 6bps QoQ nhờ tăng tỷ trọng cho vay bán lẻ và khối doanh nghiệp, giảm tỷ trọng cho vay tổ chức tài chính. Trong khi đó, chi phí đầu vào bình quân tăng 10bps QoQ do: (1) Lãi suất thị trường 2 tăng; (2) Tỷ lệ CASA đạt 18.8%, giảm 100bps QoQ.
- Trong tháng 12/2022, KBSV kì vọng BID có thể đẩy giải ngân tín dụng lên mức tăng trưởng cao hơn dựa trên: (1) NHNN vừa quyết định nới trần tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống thêm khoảng 1.5% – 2% trong đó BID được bổ sung thêm khoảng 2% room tín dụng; (2) Tỷ giá USD/VND có tín hiệu hạ nhiệt qua đó giảm áp lực lên lãi suất huy động cũng như cho vay – tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các khoản vay với chi phí hợp lý.
- Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu BID. Giá mục tiêu cho năm 2023 là 44,800 VND/cp, cao hơn 14.9% so với giá tại ngày 08/12/2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670856415003_BID_KBSV_2022-12-12.pdf
6. PVT [ MUA – 25.600đ/cp ]: Triển vọng tích cực từ đà tăng mạnh của giá cước – Báo cáo cập nhật – BVSC
- KQKD Quý 3/2022 của PVT tăng trưởng mạnh mẽ, với doanh thu và LNSTCĐTS trong kỳ toàn Công ty đạt 2.330 tỷ VNĐ (+38,7% yoy) và 271 tỷ VNĐ (+187% yoy). Điều này được đóng góp chủ yếu bởi việc giá cước vận chuyển xăng dầu tăng mạnh trong năm 2022 và việc công ty tích cực mở rộng đội tàu. Ngoài ra, LNST-CĐTS tăng trưởng đột biến nhờ thanh lý tàu dầu thô Athena.
- BVSC điều chỉnh dự báo KQKD cho năm 2022 và năm 2023 nhằm phản ánh: thời điểm tái ký các hợp đồng cho thuê định hạn của PVT; mức mất giá mạnh của VND; cũng như giá thanh lý tàu Athena cao hơn dự kiến. Cụ thể, năm 2022, kỳ vọng doanh thu và LNST-CĐTS đạt 9.117 tỷ VNĐ (+22,2% yoy) và 940 tỷ (+42,4% yoy).
- Năm 2023, kỳ vọng KQKD tiếp tục tăng trưởng tích cực và phản ánh đà tăng mạnh của giá cước. Doanh thu và LNST-CĐTS kỳ vọng đạt 10.543 tỷ VNĐ (+15,6% yoy) và 1.024 tỷ (+34% yoy) (*), chủ yếu nhờ vào: (1) Thời gian tái ký hợp đồng chỉ từ 3-6 tháng trong bối cảnh giá cước liên tục tăng và neo ở mức cao; (2) Đóng góp từ việc tiếp tục mở rộng đội tàu; (3) Công ty đã linh hoạt chuyển sang hình thức BBHP (Bareboat Hire Purchase) với chi phí trả trước chỉ chiếm khoảng 10-20% giá tàu nhằm hạn chế ảnh hưởng từ chi phí lãi vay, tỷ giá và giá tàu cũ đang trên đà tăng mạnh; (4) Biên lợi nhuận cải thiện nhờ chi phí xăng dầu giảm đáng kể.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670938318924_PVT_BVSC_2022-12-13.pdf
7. PVS [ Trung lập – 22,700đ/cp ]: Thiếu các yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn – SSI
- Trong 9 tháng đầu năm 2022, PVS đạt doanh thu hợp nhất 11 nghìn tỷ đồng, tăng14,8% so với cùng kỳ và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 415 tỷ đồng, giảm 19,8% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm là do tỷ suất lợi nhuận gộp của mảng EPC/EPCI giảm đáng kể từ 3,7% trong 9 tháng 2021 xuống 0,4% trong năm nay. Mảng O&M cũng ghi nhận biên lợi nhuận giảm đáng kể, về gần điểm hòa vốn. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí đầu vào cao hơn đáng kể (65%) là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả này.
- Mới đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi, điều này được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn cho các hoạt động dầu khí, trong đó có hoạt động đầu tư mới vào các dự án khai thác và thăm dò dầu khí (E&P). Do triển vọng của ngành E&P dầu khí Việt Nam có thể được cải thiện nhẹ vào năm 2023 và tích cực hơn từ năm 2024, SSI dự báo các hợp đồng EPC lớn của PVS sẽ tiếp tục dựa vào thị trường quốc tế trong năm 2023.
- Để đánh giá giá trị dài hạn của PVS có tính đến các điều kiện thị trường, SSI sử dụng kết hợp phương pháp định giá DCF và phương pháp định giá tương đối (P/B, P/E). SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm là 22.700 đồng/cổ phiếu, do đó đưa ra khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu PVS.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670938014832_PVS_SSI_2022-12-13.pdf
8. PLX [ Tích cực – 28.400đ/cp ]: Ban lãnh đạo kỳ vọng LNST phục hồi trong năm 2023 – VCSC
- VCSC đã tham dự ĐHCĐ bất thường tổ chức theo hình thức trực tuyến của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX) diễn ra vào ngày 06/12. ĐHCĐ đã thảo luận về kế hoạch kinh doanh điều chỉnh năm 2022 của công ty, tình hình thiếu hụt nhiên liệu, kế hoạch kinh doanh 2023 – 2025 và tiến độ thoái vốn tại Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGB).
- PLX đề xuất điều chỉnh giảm 90% dự báo LNTT năm 2022 xuống 300 tỷ đồng (so với dự báo của VCSC là 567 tỷ đồng) và đề xuất chia cổ tức bằng cổ phiếu 12% thay vì cổ tức bằng tiền mặt 1.200 đồng/cổ phiếu (cũng là dự báo hiện tại của VCSC).
- Chính phủ đặt mục tiêu duy trì tỷ lệ sở hữu tại PLX ở mức 75,87% cho đến năm 2025 và PLX đặt mục tiêu hoàn thành thoái vốn PGB trong nửa đầu năm 2023.
- Cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh 2023 – 2025 với kế hoạch LNTT khoảng 3,2 nghìn tỷ đồng/năm (thấp hơn khoảng 35% so với LNTT 2019). Ban lãnh đạo cho rằng kế hoạch này là hợp lý và giải thích rằng từ năm 2020, PLX không còn được hưởng lợi từ chênh lệch giữa thuế suất thuế nhập khẩu thực tế từ Hàn Quốc và thuế suất nhập khẩu được tính trong công thức giá cơ sở xăng dầu (vốn tương ứng khoảng 2 nghìn tỷ đồng LNTT mỗi năm giai đoạn 2016- 2019).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670937888346_PLX_VCSC_2022-12-13.pdf
9. CTD [ MUA – 49.800đ/cp ]: Xoay chuyển tình thế – MAS
- Coteccons là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, với hơn 400 dự án đã hoàn thành khắp Việt Nam, cũng như một số nước khu vực Đông Nam Á.
- 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng đạt 8.307 tỷ và 2 tỷ đồng, tăng 34% và giảm 98%YoY. Điều này phản ánh xu hướng ngành xây dựng trong 9 tháng đầu năm khi giá nguyên liệu tăng cao, sự đóng băng của ngành bất động sản và sự chật vật tìm kiếm nguồn vốn của các doanh nghiệp trong ngành. Áp lực cạnh tranh về giá để duy trì hoạt động đã khiến biên lợi nhuận gộp chung của ngành xây dựng giảm sút.
- Lợi thế lớn của CTD là tình hình tài chính vững vàng, ít nợ vay, cũng như lượng tiền gửi tiết kiệm lớn. Lợi thế về tài chính giúp Coteccons đẩy mạnh việc triển khai các mô hình sản phẩm mới Finance – Design & Build (Tài chính – Thiết kế – Xây dựng) để đồng hành cùng các chủ đầu tư trong nhiều công đoạn hơn thay vì chỉ thực hiện xây dựng.
- CTD đang trong giai đoạn tái cấu trúc giai đoạn 2021 – 2025 sau giai đoạn thay đổi đội ngũ lãnh đạo. Mặc dù, gặp nhiều khó khăn nhưng nền tảng tài chính vững chắc sẽ là động lực thúc đẩy doanh nghiệp sau giai đoạn khủng hoảng ngành bất động sản. Giá trị dự án đặt hàng chưa thực hiện (BACKLOG) duy trì trên 20.000 tỷ đồng sẽ giúp hoạt động kinh doanh CTD kỳ vọng phục hồi tích cực hơn trong những năm tới. Một số dự án trọng điểm: Lego, Vingroup, Doji, ….
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670938611262_CTD_MAS_2022-12-13.pdf
10. BSR [ MUA – 17.500đ/cp ]: Giá cổ phiếu giảm quá mức so với triển vọng lợi nhuận – VCSC
- VCSC điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 17.500 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị MUA cho CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn (BSR). Giá mục tiêu thấp hơn của VCSC là do 1) VCSC điều chỉnh giảm 7% dự báo tổng LNST giai đoạn 2022-2026 do crack spread của xăng dự phóng giảm và 2) VCSC nâng giả định phần bù rủi ro và chi phí nợ vay.
- LNST năm 2023 dự báo giảm 50% YoY đạt 7,4 nghìn tỷ đồng (gần chạm mức đỉnh theo chu kỳ trong năm 2017) do VCSC dự báo crack spread xăng dầu sẽ hạ nhiệt từ mức cao trong năm 2022 và sản lượng giảm do công ty thực hiện bảo trì định kỳ.
- Mặc dù VCSC dự phóng biên xăng dầu của BSR sẽ đi theo sát với biên xăng dầu của khu vực và trở lại mức bình thường từ năm 2023, nhưng dự phóng của VCSC về biên xăng dầu của BSR đạt 5-8 USD/thùng trong 5 năm tới sẽ hỗ trợ đủ dòng tiền để thực hiện kế hoạch mở rộng & nâng cấp các dự án (tăng công suất thêm 15%) và duy trì vị thế thống lĩnh thị phần của BSR tại Việt Nam.
- BSR hiện có định giá hấp dẫn với P/B dự phóng năm 2023 là 0,8 lần. Giá cổ phiếu BSR đã giảm khoảng 50% trong nửa cuối năm 2022, kém hơn giá dầu Brent và các công ty cùng ngành trong khu vực (diễn biến giá cổ phiếu của các công ty cùng ngành có dao động từ -28% đến +8%) do đợt điều chỉnh mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, VCSC cho rằng giá cổ phiếu của BSR đã giảm xuống dưới giá trị nội tại của công ty.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1670937676225_BSR_VCSC_2022-12-13.pdf
11. VHC [ Trung lập – 69.200đ/cp ]: KQKD 11 tháng đầu năm 2022 – Doanh thu cá tra theo tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay – SSI
- Trong tháng 11/2022, VHC đạt doanh thu thuần 893 tỷ đồng (giảm 10% so vớ cùng kỳ và giảm 12% so với tháng trước), kéo dài xu hướng doanh thu giảm dần từ tháng 4/2022. Tuy nhiên, đây là tháng đầu tiên trong năm 2022 công ty ghi nhận sự sụt giảm về doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu cá tra đạt 480 tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ, giảm 20% so với tháng trước), đây là mức doanh thu tháng thấp nhất từ đầu năm đến nay. Doanh thu xuất khẩu sang Mỹ (chiếm 68% tổng doanh thu) và Trung Quốc (chiếm 15% tổng doanh thu) lần lượt giảm 13% và 60% so với cùng kỳ. Dữ liệu từ Agromonitor cho thấy giá bán cá tra trung bình sang Mỹ là 3,35 USD/kg (giảm 10% so với cùng kỳ, giảm 26% so với tháng trước), giảm 36% so với mức đỉnh hình thành trong tháng 8 là 5,20 USD/kg. Điều này thể hiện rõ qua sức tiêu thụ và tâm lý tiêu dùng yếu tại thị trường xuất khẩu trong bối cảnh áp lực lạm phát và hàng tồn kho ở mức cao. Sản lượng xuất khẩu hàng tháng của VHC sang Mỹ cũng giảm dần kể từ quý 3 năm 2022. Xuất khẩu sang Trung Quốc đã đạt đỉnh vào tháng 7 và đang giảm tốc do chính sách nhập khẩu của Trung Quốc thắt chặt hơn kể từ tháng 9/2022. SSI lưu ý rằng doanh thu xuất khẩu cho thị trường Trung Quốc vào tháng 11/2022 của VHC đã giảm khoảng 60% so với mức trung bình của quý 3 năm 2022, nghiêm trọng hơn mức giảm trung bình của các công ty cùng ngành là 30%, do VHC chỉ mới lại tập trung cho hoạt động bán hàng vào thị trường này trong thời gian gần đây.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671020554161_VHC_SSI_2022-12-14.pdf
12. MSN [ MUA – 118.100đ/cp ]: Mức tiêu dùng có dấu hiệu chững lại – MSN
- Luỹ kế 9T2022, doanh thu thuần hợp nhất của MSN đạt 55,546 tỷ đồng – giảm 14.3% so với mức nền cao của cùng kỳ năm ngoái khi không còn hợp nhất mảng thức ăn chăn nuôi của MML. Trên cơ sở so sánh tương đương, DTT của Masan tăng nhẹ 4.8% YoY, chủ yếu được dẫn dắt bởi tăng trưởng của MHT (+21.3% YoY) và MCH (+5.5% YoY).
- MSN nhận thấy thu nhập và chi tiêu của người tiêu dùng đang chịu ảnh hưởng áp lực lạm phát. Mức tiêu thụ chững lại sẽ ảnh hưởng đến KQKD năm 2023 nên MSN điều chỉnh hạ dự phóng doanh thu giai đoạn 2022-2023 của MCH giảm 5% so với dự phóng trước đó.
- Trong quý 3/2022, WCM đã tiến hành chuyển đổi 30 cửa hàng Winmart+ thành các cửa hàng WIN tích hợp phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Dù trong giai đoạn thí điểm nhưng mô hình này cho thấy tín hiệu tích cực khi doanh thu/m2 tăng 20% so với trước khi chuyển đổi, biên EBIT ở cấp độ cửa hàng đạt 5.1% – tăng 60 điểm cơ bản so với trước đây.
- Trong năm 2022, MSN dự phóng doanh thu thuần MSN đạt 76,636 tỷ đồng (-13.5% YoY) và LNST đạt 4,464 tỷ đồng (-55% YoY, do loại trừ mảng MNS Feed). Năm 2023, mức doanh thu thuần đạt 85,795 tỷ đồng (+11.9% YoY) và LNST ở mức 5,751 tỷ đồng (+28.8% YoY). MSN khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MSN, giá mục tiêu 118,100 VNĐ/cp, cao hơn 22.9% giá đóng cửa ngày 14/12/2022.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671096248855_MSN_KBSV_2022-12-15.pdf
13. FCN [ MUA – 12.000đ/cp ]: Chờ đợi sự bùng nổ trong Quý 4 – PSI
- FCN ghi nhận doanh thu thuần đạt 664.3 tỷ đồng trong quý 3/2022, giảm 23.5% so với cùng kỳ và giảm 36.1% so với quý trước. Nhu cầu xây dựng giảm mạnh trong thời gian qua khiến tiến độ thi công dự án của FCN bị ảnh hưởng nặng nề.
- FCN trúng thầu hơn 270 tỷ đồng trong quý 3/2022. Các gói thầu lớn mà FCN đã ký kết trong quý này nằm trong các dự án như Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu lộc Thị Nghè TP. Hồ Chí Minh, Vinhomes Phú Quốc; Vinhomes Đại An; Khu đô thị Star Bay; dự án Đồng Nai Waterfront – Khu đô thị IZUMI, … Ước tính tổng giá trị các dự án ký mới từ đầu năm của công ty đạt khoảng 3,500 tỷ đồng.
- Về kết quả kinh doanh năm 2022 của FCN, PSI kỳ vọng doanh thu quý 4 sẽ cải thiện so với 3 quý trước đó do đây thường là thời điểm tăng tốc của ngành xây dựng, cùng với đó là nền tảng danh mục dự án dồi dào mà FCN đang sở hữu. Tuy nhiên, biên lợi nhuận có thể bị thu hẹp do các rủi ro về biến động nguyên vật liệu đầu vào, lãi suất tăng cao. PSI dự báo lợi nhuận sau thuế của FCN trong năm 2022 đạt khoảng 40 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế trong quý 4 đạt 38 tỷ đồng.
- PSI đưa ra khuyến nghị đối với cổ phiếu FCN ở mức MUA, giá mục tiêu 12 tháng là 12,000 đồng/cp (upside 26.3%).
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671194532859_FCN_PSI_2022-12-15.pdf
14. ANV [ MUA – 30.000đ/cp ]: Điểm sáng từ thị trường Trung Quốc – MAS
- ANV là doanh nghiệp hàng đầu cá tra tại Việt Nam với công nghệ nuôi trồng khép kín hiện tại, cùng chi phí sản xuất cạnh tranh.
- 9 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt đạt 3.752 tỷ đồng và 567 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 54% và 666% YoY: 1) Biên lợi nhuận gộp tăng từ 14% lên 29% so với cùng kỳ nhờ giá bán cá tra tăng. Cụ thể: Tại Mỹ giá bán cá tra phi lê trung bình tăng 53% YoY đạt 4,26 USD/kg. Tại Trung Quốc giá bán cá tra phi lê trung bình tăng 64% YoY đạt 2,45 USD/kg; 2) Chi phí tài chính tăng 55% YoY do lỗ chênh lệch tỷ giá tăng gần 7 lần so với cùng kỳ; 3) Doanh thu tài chính tăng 33% YoY, do lợi nhuận từ tiền gửi ngân hàng tăng.
- Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản được dự báo sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trung bình 7% trong những năm tiếp theo, đạt xấp xỉ 12 tỷ USD vào cuối giai đoạn 2021-2025..
- Theo thống kê hải quan 9T/2022, xuất khẩu cá tra đạt 1,97 tỷ USD, tăng 83% YoY. Trong đó, Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 30% kim ngạch. Theo thống kê 6T/2022, doanh thu ANV đến từ thị trường này chỉ chiếm 8,1%. MAS kỳ vọng thị trường Trung quốc là điểm sáng cuối năm 2022 và 2023 nhờ: 1) Dự kiến sẽ mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào Q1/2023, nhu cầu dự báo tăng nhanh sau hai năm giảm là động lực chính; 2) Khai thác lợi thế về chi phí logistic so với các đối thủ nước ngoài khác; 3) Dự báo giá bán tại thị trường này duy trì ở mức 2,3- 2,5 USD/kg (Giá xuất khẩu trung bình trong 9 tháng đạt 2,3 USD/kg, riêng tháng 9 đạt 2,73 USD/kg).
- Lợi thế tự chủ nguồn nguyên liệu với giá thành thấp, ANV hiện sở hữu 250ha vùng nuôi truyền thống và 600ha vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú. Vùng nuôi cung cấp 370.000 tấn cá/năm. Dự kiến 2023, vùng nuôi Bình Phú sẽ tăng sản lượng khai thác giúp ANV nâng tỷ lệ tự chủ lên 100% nguồn con giống để phát triển nuôi cá thương phẩm, phục vụ chế biến xuất khẩu cải thiện biên lợi nhuận.
Link tải full báo cáo:
https://data.wichart.vn/public/cdn_baocaophantich/1671194334080_ANV_MAS_2022-12-16.pdf
Quý nhà đầu tư lưu ý:
- Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-