Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 05/02 – 16/02/2024
- HDG [ MUA – 32,300đ/cp]: Báo cáo cổ phiếu – MBS.
- HDG [ Trung lập – 40,200đ/cp ]: LN ròng Q4/23 tăng trong khi doanh thu giảm – VNDS.
- PVD [ Theo dõi – 34,100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
- REE [ Tích cực – 76,000đ/cp ] Các mảng kinh doanh chính suy giảm – VNDS.
- NT2 [ MUA – 32,300đ/cp ] Kết quả kinh doanh sẽ phục hồi tích cực – PHS.
- SBT [ Theo dõi – 14,900đ/cp] Chi phí lãi vay bào mòn lợi nhuận – FPTS.
- VIB [ MUA – 27,000đ/cp] Chuyển đổi số – động lực tăng trưởng giai đoạn mới – PHS.
- DCM [ MUA – 35,250đ/cp ] Động lực dài hạn đến từ việc gia tăng năng lực kinh doanh – PSI.
- FPT [ Theo dõi – 113,000đ/cp] Triển vọng 2023 – DSC..
- HHV [ Theo dõi – 17,200đ/cp] Triển vọng 2024 – DXC..
- Vĩ mô: Như ý Cát tường – SSI.
- Vĩ mô: Cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 1 – AGR..
- Vĩ mô: Triển vọng TTCK tháng 2 – KBSV..
- Ngành đường: Giá đường thế giới biến động trái chiều – PHS.
- CTR [ Theo dõi – 107,100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
- NTL [ MUA – 41,500đ/cp] Vào giai đoạn thu hoạch dự án Bãi Muối – MAS.
- VSC [ Trung lập ] Cập nhật nhanh KQKD – ACBS.
- Vĩ mô: Cập nhật thông tin kinh tế vĩ mô trong Tết 2024 – KBSV..
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
– Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
– Link room zalo miễn phí: https://zalo.me/g/xtdspd746
– Đăng kí dịch vụ tư vấn: https://langtubuonnuocmam.com/dich-vu
1. HDG [ MUA – 32,300đ/cp]: Báo cáo cổ phiếu – MBS
- LN ròng Q4/23 tăng 10% svck nhờ chi phí tài chính giảm (-20% svck). Lũy kế cả năm 2023, LN ròng giảm 35% svck do thủy điện suy giảm và BDS trầm lắng.
- LN ròng 2024-25 dự kiến tăng trưởng 37% svck và 18% svck, với động lực chính đến từ bàn giao dự án BĐS nhà ở Charm Villa GĐ3, phân bổ đều trong 2024-26.
- Duy trì khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 32,300đ/cp.
Link tải full báo cáo:
2. HDG [ Trung lập – 40,200đ/cp ]: LN ròng Q4/23 tăng trong khi doanh thu giảm – VNDS
- Doanh thu Q4/23 giảm 25% svck, do doanh thu mảng bất động sản sụt giảm 68,6% svck. Tuy nhiên, LN ròng Q4/23 tăng 16,4% svck nhờ biên LN gộp cao hơn và chi phí tài chính ròng giảm.
- Doanh thu và LN ròng đạt lần lượt 2.882 tỷ đồng (-19,5% svck) và 712 tỷ đồng (-35,1% svck). Kết quả này lần lượt đạt 79% và 61% dự phóng của VNDS.
- VNDS nhận thấy áp lực lên giá mục tiêu 40.200đ/cp và sẽ cập nhật trong báo cáo tiếp theo.
Link tải full báo cáo:
3. PVD [ Theo dõi – 34,100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC
- Tích cực: Giá cho thuê giàn khoan cũng như hiệu suất hoạt động tăng, hưởng ứng từ nhu cầu hồi phục trong khu vực.
- Tiêu cực: Áp lực tỷ giá và lãi vay vẫn còn hiện hữu, gây áp lực lên hiệu suất lợi nhuận. Rủi ro suy thoái làm suy giảm nhu cầu khai thác dầu..
- Khuyến nghị: Có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu giao dịch quanh mức giá 25.000 VND, tương đương mức P/B là 0,93x.
Link tải full báo cáo:
4. REE [ Tích cực – 76,000đ/cp ] Các mảng kinh doanh chính suy giảm – VNDS
- LN mảng Cơ điện lạnh và Điện suy giảm, kéo LN ròng Q4/23 giảm 30% svck, đạt 504 tỷ đồng.
- Doanh thu và LN ròng của năm 2023 đạt lần lượt 8.570 tỷ đồng (giảm 9% svck) và 2.188 tỷ đồng (giảm 19% svck). Doanh thu đạt kỳ vọng, trong khi LN ròng thấp hơn dự phóng.
- VNDS nhận thấy áp lực nhẹ lên giá mục tiêu 76.000đ/cp và sẽ cập nhật trong báo cáo tiếp theo.
Link tải full báo cáo:
5. NT2 [ MUA – 32,300đ/cp ] Kết quả kinh doanh sẽ phục hồi tích cực – PHS
- Trong năm 2023, Doanh thu thuần và LNST giảm mạnh lần lượt là 27.4% YoY và 43.9% YoY, chủ yếu là vì sản lượng bán điện giảm (- 29% YoY) do công ty trải qua đợt bảo dưỡng lớn kéo dài 2 tháng và sự cạnh tranh từ nhiệt điện than và thủy điện.
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn duy trì ở mức cao và bền vững, cho phép NT2 tiếp tục xu hướng giảm nợ vay và chi trả cổ tức ở mức cao trong tương lai.
- PHS duy trì khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá 27%.
Link tải full báo cáo:
6. SBT [ Theo dõi – 14,900đ/cp] Chi phí lãi vay bào mòn lợi nhuận – FPTS
- Sản lượng tiêu thụ và giá bán đường dự kiến đi ngang so với mức nền cao của 2022/23. Trong đó, sản lượng tiêu thụ ước đạt 1,3 triệu tấn, kênh xuất khẩu tăng trưởng sẽ bù đắp cho sản lượng sụt giảm ở kênh thương mại khi hoạt động thương mại đường không đem lại lợi nhuận hiệu quả. Giá bán đường thành phẩm dự báo đạt 17.600 đồng/kg, tương đương cùng kỳ nhờ tăng trưởng vào nửa đầu và điều chỉnh ở nửa sau niên vụ 2023/24.
- Lợi nhuận sau thuế dự báo cải thiện từ mức nền thấp của niên vụ 2022/23 và đạt ~687 tỷ (+13,7% YoY) trong niên vụ 2023/24, tương đương biên LNST đạt 2,8% (+0,4 đpt YoY) chủ yếu nhờ các khoản doanh thu tài chính tăng 16% YoY. Trong khi đó, doanh thu thuần dự báo tương đương niên vụ 2022/23 khi sản lượng tiêu thụ và giá bán đi ngang. Biên lợi nhuận gộp dự phóng xấp xỉ mức thấp của niên vụ 2022/23 khi giá đường nhập khẩu vẫn neo cao.
- Bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền, FPTS xác định giá mục tiêu của cổ phiếu SBT là 14.900 VNĐ/CP (cao hơn 12,0% so với giá đóng cửa ngày 07/02/2024). Do đó, FPTS khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu SBT. Quý nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu SBT ở giá 12.450 VNĐ/cp, tương ứng tỷ lệ sinh lời kỳ vọng 20%.
Link tải full báo cáo:
7. VIB [ MUA – 27,000đ/cp] Chuyển đổi số – động lực tăng trưởng giai đoạn mới – PHS
- Kết thúc năm 2023, LNST của VIB đạt 8,562 tỷ đồng (+1.1%YoY). Thu nhập lãi thuần tăng 16%YoY lên 17,361 tỷ đồng, trong khi thu nhập ngoài lãi tăng 55.1% lên 4,800 tỷ đồng.VIB đang thực hiện việc tạm ứng cổ tức tiền mặt năm 2023 với tỷ lệ 6%.
- PHS kỳ vọng năm 2024 khả quan hơn nhờ sự khởi sắc của nền kinh tế, phục hồi tâm lý nhà đầu tư và mặt bằng lãi suất tăng nhẹ. PHS khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá là 27%.
Link tải full báo cáo:
8. DCM [ MUA – 35,250đ/cp ] Động lực dài hạn đến từ việc gia tăng năng lực kinh doanh – PSI
- Đà phục hồi kết quả kinh doanh được củng cố. Doanh thu và lợi nhuận kinh doanh trong Quý 4/2023 giảm so với mức nền cao kỷ lục của Quý 4/2022, tuy nhiên so với Quý 3/2023 thì doanh thu Quý 4/2023 đã tăng 16% và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6.6 lần. Bên cạnh đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm vẫn diễn ra một cách ổn định với sản lượng urê sản xuất cao hơn so với năm 2022 trong bối cảnh nguồn cung trên thế giới bị siết chặt.
- Giá phân bón urê được kỳ vọng sẽ phục hồi tăng nhẹ trong năm 2024. Giá phân bón urê khu vực Đông Nam Á ghi nhận mức tăng trở lại trong 2 tháng cuối năm 2023 nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi tại 2 khu vực lớn là Ấn Độ và bờ Tây Suez. Trong khi đó nguồn cung phân bón tại khu vực bị thắt chặt do các nhà máy tại Malaysia, Brunei ngừng hoạt động để bảo trì hoặc gặp sự cố.
- Chi phí khấu hao dự kiến giảm mạnh trong năm 2024. Chi phí khấu hao tài sản cố định trong Quý 4/2023 đã giảm mạnh chỉ còn hơn 59 tỷ đồng so với mức 322.8 tỷ trong Quý 3/2023. Việc máy móc thiết bị nhà máy phân bón urê hết khấu hao sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận.
- Khuyến nghị MUA dựa trên định giá và các động lực tăng trưởng: (1) Giá phân bón urê đã chạm đáy trong năm 2023 và kỳ vọng phục hồi duy trì ổn định trong năm 2024; (2) Việc sáp nhập nhà máy sản xuất phân bón NPK Hàn – Việt sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiềm năng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ..
Link tải full báo cáo:
9. FPT [ Theo dõi – 113,000đ/cp] Triển vọng 2023 – DSC
- Tích cực: Dòng tiền mạnh mẽ giúp FPT đẩy nhanh trong việc triển khai các kế hoạch R&D, thương vụ M&A và các dự án mở rộng khuôn viên đào tạo.
- Tiêu cực: Rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến doanh thu xuất khẩu.
- Khuyến nghị: Có thể cân nhắc giải ngân khi P/E về quanh mức 18 – 18,6 lần, tương đương với vùng giá khoảng 91.800 – 94.900 VND/cp.
Link tải full báo cáo:
10. HHV [ Theo dõi – 17,200đ/cp] Triển vọng 2024 – DXC
- Tích cực: Kỳ vọng hưởng lợi từ việc vốn đầu tư công năm 2024 tiếp tục được đẩy nhanh, mảng kinh doanh BOT tiêp tục tăng trưởng nhờ lưu lượng giao thông tăng đều qua các năm và khả năng tăng giá vé sau mỗi 3 năm.
- Tiêu cực: Nợ vay tăng mạnh khiến gia tăng áp lực lãi vay lên doanh nghiệp.
- Khuyến nghị: Có thể cân nhắc giải ngân khi P/B về quanh mức 0,82 – 0,84 lần, tương đương với vùng giá khoảng 14.000 – 14.800 VND/cp.
Link tải full báo cáo:
11. Vĩ mô: Như ý Cát tường – SSI
- Dòng tiền đầu tư trên toàn cầu vẫn trong xu hướng thận trọng khi bật tăng vào Quỹ trái phiếu và Quỹ thị trường tiền tệ. Dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu phân hóa, trong đó điểm sáng ở các thị trường EM.
- Tại Việt Nam, dòng tiền vào các quỹ chủ động được đẩy mạnh. Cập nhật vướng mắc trong quá trình FTSE Russell thực hiện nâng hạng thị trường Việt Nam lên mới nổi.
- Số liệu vĩ mô tháng 1 cho thấy kinh tế Việt Nam vẫn ở trong giai đoạn hồi phục nhưng tốc độ tương đối chậm. FDI khả quan, giải ngân đầu tư công tích cực, mặt bằng lãi suất tiếp tục về mức thấp, lạm phát được kiểm soát tốt, áp lực tỷ giá tăng dần là điểm cần chú ý. Trong tháng 2, tâm điểm sẽ tập trung vào cầu tiêu dùng nội địa trong dịp Tết Nguyên Đán.
- Xu hướng phục hồi LN thị trường Q4.2023 tốt hơn kỳ vọng nhờ nền so sánh thấp và vẫn còn nhiều thách thức.
- TTCK Việt Nam vẫn đang trong nhịp phục hồi hơn 3 tháng từ vùng đáy tháng 10/2023 với tâm lý thị trường hiện khá lạc quan. Mặc dù vậy, NĐT cần sẵn sàng cho các “nhịp lùi lành mạnh” trong tháng 2. “Phục hồi” và “Tăng trưởng” vẫn sẽ là câu chuyện chính dòng tiền sẽ tìm đến trong giai đoạn tới, đặc biệt với môi trường lãi suất thấp trong nước và rủi ro suy thoái từ các nền kinh tế lớn có phần dịu bớt.
- Với góc nhìn kỹ thuật, VNIndex khả năng sẽ có mức giao động trong vùng 1.160 – 1.210 trong những phiên giao dịch nửa cuối tháng 2.
- Các chủ đề đầu tư NĐT có thể dựa vào để tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn đầu năm (i) Nhóm DN có trạng thái kinh doanh đã tạo đáy hồi phục và giá cổ phiếu hồi chậm hơn mặt bằng chung (ii) Nhóm duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững ở hoạt động cốt lõi (iii) Thông tin trong mùa ĐHCĐ với kế hoạch tăng vốn/KHKD mở rộng của các DN sau phục hồi (iv) Nhóm DN sẽ hưởng lợi từ chính sách tiền tệ/tài khóa hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ luật mới đang dần hoàn thiện.
- Khuyến nghị của SSI Research trong tháng 2 bao gồm 5 cổ phiếu: DPR (Thêm mới), QNS (Thêm mới), VCI (Thêm mới), HAH (Nắm giữ), PVT (Nắm giữ).
Link tải full báo cáo:
12. Vĩ mô: Cập nhật kinh tế vĩ mô tháng 1 – AGR
- Kinh tế vĩ mô trong nước tháng 1 có một số điểm nhấn khá tích cực (1) Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục hồi phục mạnh mẽ hơn 30-40%; (2) Vốn FDI duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong đó FDI đăng ký tăng 40%; (3) Chỉ số PMI lần đầu tiên đạt mức trên 50 điểm kể từ tháng 9.2023 là một dấu hiệu cho thấy lĩnh vực sản xuất có tín hiệu quay lại xu hướng tăng trưởng.
- Với mức nền thấp tăng trưởng GDP Q1.2023 là 3,32%, AGR kỳ vọng mức tăng trưởng GDP Q1.2024 sẽ đạt con số tăng trưởng cao nhờ các yếu tố hỗ trợ về cả phía cung lẫn phía cầu. Mặc dù vậy vẫn cần lưu ý một số yếu tố, chỉ báo chưa thuận lợi như số doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng mạnh; giải ngân đầu tư công đang có dấu hiệu giảm tốc đồng thời tỷ giá cũng tăng tương đối mạnh trong tháng 1.
Link tải full báo cáo:
13. Vĩ mô: Triển vọng TTCK tháng 2 – KBSV
- Kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2024 khởi đầu với nhiều diễn biến tích cực. Cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn duy trì đà tăng, chỉ số PMI quay trở lại trên ngưỡng 50 điểm trong tháng 1 cho thấy triển vọng hồi phục của ngành sản xuất công nghiệp. Các động lực tăng trưởng truyền thống khác như doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, hoạt động du lịch, đầu tư công và dòng vốn FDI vẫn tăng trưởng ổn định. CPI tháng 1 tăng 0.31% MoM, dự báo CPI cả năm 2024 sẽ được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu. Thanh khoản toàn hệ thống giai đoạn cận Tết vẫn tương đối dồi dào trong khi lãi suất huy động tiếp tục giảm. Tỷ giá liên ngân hàng mặc dù chịu áp lực nhưng vẫn biến động tương đối hài hòa trong khoảng 24,200- 24,600 VND/USD.
- Trong tháng 1, thị trường dồn sự tập trung vào cổ phiếu Ngân hàng và đồng thời cũng là nhóm ngành đóng góp vào đà tăng điểm tích cực cho chỉ số. Tuy vậy, thanh khoản ngoài nhóm ngân hàng không có quá nhiều sự cải thiện, cùng với việc dòng tiền thiếu đi hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác, chỉ số chịu áp lực điều chỉnh ở 1 vài thời điểm khi nhóm cổ phiếu Ngân hàng thể hiện sự suy yếu.
Link tải full báo cáo:
14. Ngành đường: Giá đường thế giới biến động trái chiều – PHS
- Tháng 1/2024, giá đường thế giới bật tăng 16% đạt 23.91 USD/lbs do những lo ngại về thiếu hụt nguồn cung đường tại Ấn Độ.
- Triển vọng nguồn cung đường dồi dào tại Brazil và điều kiện thời tiết thuận lợi hơn khi El Nino dự kiến kết thúc vào giữa năm 2024 sẽ ngăn cản đà tăng của giá đường thế giới trong năm 2024.
- Giá đường trong nước dự kiến điều chỉnh giám nhờ triển vọng sản lượng sản xuất vẫn tích cực, nhưng vẫn sẽ neo ở mức cao hơn so với niên vụ 2018/19 – 2019/20.
Link tải full báo cáo:
15. CTR [ Theo dõi – 107,100đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC
- Tích cực: Mảng cho thuê hạ tầng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho CTR do xu hướng dùng chung trạm sẽ dần phổ biến.
- Tiêu cực: Tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn, mảng xây dựng B2B có thể bị ảnh hưởng bởi thị trường BĐS ảm đạm. Quá trình phủ sóng và thương mại hóa 5G có thể bị chậm tiến độ.
- Khuyến nghị: Theo dõi và có thể cân nhắc giải ngân khi cổ phiếu giao dịch quanh vùng giá 87.000-90.000 VND/cp.
Link tải full báo cáo:
16. NTL [ MUA – 41,500đ/cp] Vào giai đoạn thu hoạch dự án Bãi Muối – MAS
- NTL thuộc nhóm doanh nghiệp bất động sản có quy mô vốn hóa vừa và nhỏ với quy mô tổng tài sản cuối 2023 hơn 2.000 tỷ đồng, tuy nhiên năng lực phát triển dự án của NTL được đánh giá cao trong nhóm các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của NTL gắn liền với Dự án Khu đô thị mới bắc quốc lộ 32 (38,95 ha tại Hoài Đức, Hà Nội), đến cuối năm 2023 công ty đã chính thức mở bán dự án khu đô thị tại các phường Cao thắng, Hà Khánh và Hà Lầm, quy mô 23 ha tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh gọi tắt là Dự án Bãi Muối.
- Dự án Bãi Muối ghi nhận kết quả vượt kỳ vọng của Ban lãnh đạo. Dự án chính thức mở bán và cuối năm 2023, theo kế hoạch của Ban lãnh đạo dự án sẽ triển khai từng phần trong nhiều năm để đảm bảo nguồn thu ổn định cho NTL trong tương lai nhằm tạo nguồn cổ tức ổn định cổ đông. Trên cơ sở mở bán dự án Bãi Muối, NTL đặt kế hoạch năm 2023 lần lượt 700 tỷ đồng doanh thu và 300 tỷ đồng LNTT, tuy nhiên thực tế khi triển khai dự án đã mang lại hơn 462 tỷ đồng LNTT trong năm 2023. Dự án hiện còn 516 tỷ đồng giá trị tồn kho, giảm hơn 240 tỷ đồng so với đầu năm.
- Kế hoạch 2024 và và dự báo. Năm 2024, trên cơ sở tiếp tục kinh doanh dự án Bãi Muối, NTL đặt kế hoạch 750 tỷ đồng doanh thu và 320 tỷ đồng LNTT, tuy nhiên MAS kỳ vọng NTL sẽ ghi nhận kết quả khả quan hơn với doanh thu 1.000 tỷ đồng và LNTT ước đạt 500 tỷ đồng.
- Các dự án khác của công ty đang triển khai. Ngoài dự án Bãi Muối NTL hiện còn tồn kho lớn nhất tại dự án Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) với hơn 395 tỷ đồng. Dự án đang vướng về GPMB, công ty đang tiếp tục thỏa thuận và xin gia hạn dự án, trong năm 2023 giá trị tồn kho của dự án đã tăng hơn 100 tỷ đồng có thể là tín hiệu tốt về khả năng triển khai.
- Lợi suất cổ tức hấp dẫn và duy trì trong khoảng thời gian dài. Một trong những điểm khác biệt của NTL so với phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh Bất động sản khác đó là công ty ưu tiên chi trả cổ tức bằng tiền mặt và trong giai đoạn từ 2019 – 2023, NTL có mức chi cổ tức bình quân là 25% (2.500 đ/cp) bằng tiền. Bảng CĐKT của NTL thể hiện tính ổn định cao và khả năng duy trì mức cổ tức 25% trong các năm tới, NTL hiện có 762 tỷ đồng tiền gửi và chỉ 149 tỷ đồng tổng nợ vay, toàn bộ là vay ngắn hạn.
- Định giá: MAS kỳ vọng NTL sẽ hướng đến các mức P/E và P/B lần lượt là 7,5 lần và 1,6 lần, theo đó mức giá mục tiêu trong năm 2024 của NTL là 41.500 đồng/cp (mức giá trên chưa tính phần cổ tức bằng tiền năm 2023 được chia dự kiến là 25%.
- Khuyến nghị: Sau thông tin tích cực từ kết quả kinh doanh 2023 NTL đã chịu áp lực bán lớn, thay vì tăng giá theo kết quả kinh doanh cổ phiếu NTL có diễn biến điều chỉnh. Đánh giá tích cực cho kết quả kinh doanh năm 2023 cũng như triển vọng duy trì kết quả này trong những năm tiếp theo, MAS kỳ vọng NTL đang tích lũy. NĐT có thể cân tích lũy tại các vùng 30.700 – 31.500 đ/cp, có thể cân nhắc tăng tỷ trọng khi NTL vượt mốc kháng cự 32.000 đ/cp.
Link tải full báo cáo:
17. VSC [ Trung lập ] Cập nhật nhanh KQKD – ACBS
- VSC hiện đang rất tích cực đầu tư thêm các dự án thông qua hoạt động M&A. Cụ thể, VSC vừa chi khoảng 82 tỷ đồng để nâng sở hữu của mình trở thành cổ đông lớn tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HSX: HAH) từ 2,96% lên 5% vốn điều lệ (tương đương 5,2 triệu cổ phiếu) vào ngày 30/01/2024. VSC cũng đồng thời đang thực hiện chào bán cổ phần huy động thêm 1.333 tỷ đồng nhằm nhận chuyển nhượng thêm 44% vốn điều lệ tại cảng Nam Hải Đình Vũ trong năm 2024.
- Thương vụ hoàn tất mua lại cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp VSC cải thiện kết quả tài chính sau hợp nhất kinh doanh do cảng này hiện chiếm khoảng 10% thị phần khai thác hàng hóa tại sông Cấm – Hải Phòng. Thêm vào đó, việc vận hành đồng thời 3 cảng có vịtrí liên tiếp nhau là VMIC Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ, và Xanh VIP giúp VSC tối ưu hóa chi phí vận hành, cũng như hạn chế tình trạng chuyển tàu ra làm hàng tại các cảng khác khi trùng lịch. Đây là một trong những vấn đề khiến VSC phát sinh tỷ lệ chi phí mua ngoài cao trong thành phần giá vốn dịch vụ (chiếm khoảng 40% giai đoạn 2021-2022, và chiếm 48% lũy kế 6T/2023).
Link tải full báo cáo:
18. Vĩ mô: Cập nhật thông tin kinh tế vĩ mô trong Tết 2024 – KBSV
- Trung Quốc tiếp tục giảm phát trong tháng 1: CPI Trung Quốc tháng 1 -0.8% YoY so với mức giảm -0,3% trước đó và -0.5% dự báo của thị trường. PPI giảm -2.5% YoY so với mức giảm -2.7% trước đó và giảm nhẹ hơn so với dự báo – 2.6% của thị trường. CPI của Trung Quốc đã giảm trong khoảng thời gian giá âm dài nhất kể từ tháng 10 năm 2009.
- Báo cáo lạm phát của Mỹ bất ngờ tăng cao hơn kỳ vọng, làm thay đổi kỳ vọng của thị trường về thời điểm cắt giảm lãi suất của FED: CPI Mỹ tháng 1 giảm xuống 3,1%, cao hơn kỳ vọng 2,9%. Lạm phát CPI cơ bản không đổi ở mức 3,9%, cao hơn kỳ vọng 3,7%. Mức lạm phát cao hơn dự kiến trong tháng 1 khiến DXY tăng mạnh lên 104.7 và lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm lên mốc 4.3%, trong khi thị trường đánh giá lại khả năng cắt giảm đầu tiên vào tháng 6. Theo đó, thị trường đã sụt giảm từ kỳ vọng 6 lần cắt giảm xuống chỉ còn 4 lần trong năm 2024.
- Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái: Nhật Bản bất ngờ rơi vào suy thoái khi tăng trưởng GDP giảm -0.4% trong quý 4 2023, so với kỳ vọng tăng trưởng 1.4% của thị trường và mức giảm -3.3% của quý trước. Đây là cuộc suy thoái đầu tiên sau 5 năm, khi tiêu dùng khối tư nhân tiếp tục giảm, chi tiêu khối doanh nghiệp giảm và chi tiêu chính phủ yếu. Tuy nhiên, thương mại ròng vẫn đóng góp tích cực cho GDP khi đạt thặng dư thương mại
- Lạm phát ở Anh bất ngờ giữ nguyên bất chấp kỳ vọng tăng của thị trường: Lạm phát ở Anh bất ngờ giữ nguyên ở mức 4% trong tháng 1 bất chấp kỳ vọng tăng của thị trường, trong khi lạm phát lõi không đổi ở mức 5.1% thấp hơn một chút so với kỳ vọng 5.2% của thị trường, qua đó tạo động lực thúc đẩy Ngân hàng Anh cắt giảm lãi suất.
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-