Kính gửi các anh chị đầu tư!
Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 11/03 – 15/03/2024
- PLX [ Tích cực – 40,800đ/cp]: Lợi nhuận có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm 2024 – SSI.
- MWG [ MUA – 58,300đ/cp ]: Thay đổi để phát triển – KBSV..
- DGW [ MUA – 66,370đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC..
- CTR [ Tích cực – 123,000đ/cp ] Tăng trưởng lợi nhuận được hưởng lợi từ việc đấu giá thành công băng tần của Viettel cho mạng 4G/5G. – SSI.
- PNJ [ Tích cực –108,000đ/cp ] Dự kiến tăng trưởng nhanh nhờ tiêu dùng phục hồi và giành thêm được thị phần – SSI
- BSR [ Nắm giữ – 21,300đ/cp] Nền kinh tế Trung Quốc ảm đạm là rủi ro chính – KBSV..
- NT2 [ Tích cực – 27,100đ/cp] Triển vọng 2024 ảm đạm do kế hoạch huy động thấp – VNDS.
- POW [ MUA – 14,500đ/cp ] Kết quả kinh doanh sẽ phục hồi tích cực – PHS.
- PNJ [ MUA – 110,060đ/cp] Sẵn sàng vượt đỉnh – VCBS.
- HDB [ Tích cực – 29,700đ/cp] Triển vọng năm 2024 tươi sáng – VNDS.
- PVD [ MUA – 35,100đ/cp] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan tăng cao – VCBS.
- GMD [ MUA – 94,000đ/cp ] Khối cảng phía Nam là động lực tăng trưởng chính – KBSV..
- PVS [ MUA – 47,100đ/cp ] Kỳ vọng Lô B Ô Môn sớm nhận được FID – KBSV..
- VNM [ Nắm giữ – 79,500đ/cp] Nỗ lực giành lại thị phần – KBSV..
- TCB [ Nắm giữ – 45,200đ/cp] Chờ đợi hồi phục – KBSV.
- PC1 [ MUA – 34,200đ/cp] Hồi phục và tăng tốc – KBSV..
- Vĩ mô: Vượt qua thách thức – ACBS.
- Ngành cao su thiên nhiên: Sự trở lại của vàng trắng trong thời kì mới – PHS.
- Thị trường tiền tệ: Thanh khoản suy giảm tạm thời – KBSV..
- Ngành BĐS Khu công nghiệp: Điểm sáng mới từ chuyển đổi đất trồng cây cao su sang khu công nghiệp – SSI
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
1. PLX [ Tích cực – 40,800đ/cp]: Lợi nhuận có thể duy trì đà tăng trưởng trong năm 2024 – SSI
- Trong Q4/2023, LNTT của PLX đạt 850 tỷ đồng – giảm 48,5% so với mức nền so sánh cao trong Q4/2022 và 28% so với quý trước chủ yếu do mảng xăng dầu. Sản lượng tiêu thụ xăng dầu trong nước trong Q4/2023 giảm 11% so với mức đỉnh vào Q4/2022 đạt 2,6 triệu m3/tấn, trong đó sản lượng bán lẻ giảm 7,7% svck đạt 1,7 triệu m3/tấn. Lợi nhuận từ mảng xăng dầu giảm 55% svck và 33% so với quý trước đạt 322 tỷ đồng do giá xăng dầu giảm hơn 10% trong quý, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty.
- SSI duy trì dự báo LNTT năm 2024 đạt 4,4 nghìn tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 12% svck. SSI giả định sản lượng tiêu thụ xăng dầu sẽ tăng 4,1% đạt 10,8 triệu m3/tấn, trong đó sản lượng bán lẻ có thể tăng 4,5% svck đạt 7,3 triệu m3. Công ty duy trì kế hoạch mở khoảng 60-80 trạm bán lẻ xăng dầu mới vào năm 2024, tương đương khoảng 2-3% số lượng cửa hàng hiện tại. SSI ước tính LNTT Q1/2024 có thể tăng hơn 15% svck nhờ giá dầu phục hồi trong vài tháng qua.
- PLX đang giao dịch ở mức P/E dự phóng 2024 là 15x, thấp hơn mức trung bình lịch sử 18-20x. SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PLX, với giá mục tiêu 1 năm là 40.800 đồng/cổ phiếu dựa trên P/E mục tiêu là 16,5x. Bên cạnh mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực, tỷ suất cổ tức bằng tiền mặt là 4,1% sẽ hỗ trợ giá cổ phiếu PLX.
Link tải full báo cáo:
2. MWG [ MUA – 58,300đ/cp ]: Thay đổi để phát triển – KBSV
- Kết thúc 4Q2023, MWG đạt doanh thu thuần 31,421 tỷ đồng tăng 3% yoy, đây là quý đầu tiên kể từ 4Q2022 doanh thu thuần tăng trưởng dương. Cuộc chiến giá đã hạ nhiệt, biên LNG tăng nhẹ 1 điểm phần trăm QoQ đạt mức 19.7%. Tuy vậy LNST chỉ đạt 90 tỷ đồng giảm 85% yoy do trong quý 4 công ty đóng cửa hàng và thanh lý nhiều tài sản ghi nhận các khoản lỗ xuất hiện 1 lần.
- Trong quý 4, chuỗi TGDĐ và ĐMX đã cho thấy những dấu hiệu phục hồi, thu hẹp đà giảm so với các quý trước. Cuộc chiến giá đã hạ nhiệt, dù đánh đổi lợi nhuận nhưng MWG đã chiếm được thị phần ở nhiều sản phẩm. Sức mua đã có những dấu hiệu hồi phục kết hợp với những nỗ lực tái cấu trúc của MWG dự kiến sẽ giúp công ty đem về lợi nhuận tăng trưởng như kế hoạch.
- BHX tiếp tục ghi nhận kết quả tích cực, cả năm 2024 doanh thu tăng trưởng 17% YoY, trở thành chuỗi siêu thị đạt doanh thu lớn nhất cả nước. Trong tháng 12, chuỗi cũng đã đạt điểm hoà vốn trước các chi phí bất thường và một phần chi phí khấu hao. Trong năm 2024, công ty cũng sẽ nỗ lực tối ưu các chi phí để tạo ra một mô hình hoàn chỉnh, sẵn sàng mở rộng ra các khu vực lân cận.
- SSI dự phóng KQKD năm 2024 của MWG với doanh thu thuần đạt 128,181 tỷ đồng (+8.4% yoy), LNST đạt 2541 tỷ đồng (+1,398% yoy). Với kỳ vọng hồi phục sức mua mảng ICT&CE và chuỗi BHX bắt đầu sinh lời, SSI đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu MWG với giá mục tiêu 58,300 VND/cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
3. DGW [ MUA – 66,370đ/cp ] Triển vọng 2024 – DSC
- Tích cực: Các mảng non-ICT tăng trưởng ấn tượng, cứu cánh cho mảng ICT đang gặp khó khăn. Kỳ vọng mảng ICT sẽ tăng tốc phục hồi từ nửa cuối năm 2024.
- Tiêu cực: Cuộc chiến về giá vẫn kéo dài, ảnh hưởng tới BLNG. Ngoài r.
- Khuyến nghị: Do tốc độ phục hồi của ngành còn chậm và doanh nghiệp chưa có sự đột phá, DSC khuyến nghị theo dõi với cổ phiếu và chỉ cân nhắc giải ngân tại vùng giá 47.000- 50.000 VND.
Link tải full báo cáo:
4. CTR [ Tích cực – 123,000đ/cp ] Tăng trưởng lợi nhuận được hưởng lợi từ việc đấu giá thành công băng tần của Viettel cho mạng 4G/5G. – SSI
- Với việc Tập đoàn Viettel (Viettel) đấu giá thành công quyền sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz để phục vụ thương mại hóa công nghệ di động 5G vào ngày 8/3/2024, SSI dự báo tổng số trạm BTS (trạm thu phát sóng cơ sở) của CTR sẽ đạt mức tăng trưởng 70% svck trong năm 2024, được hưởng lợi từ việc tắt dần sóng 2G và triển khai 5G, điều này có thể hỗ trợ doanh thu mảng hạ tầng cho thuê tăng 53% svck. Về dài hạn, SSI kỳ vọng mức đóng góp lợi nhuận từ mảng này có thể cao hơn. Trên thực tế, SSI dự báo lợi nhuận gộp của mảng này sẽ chiếm khoảng 27% tổng lợi nhuận gộp trong năm 2026 (so với 15% trong năm 2023) mặc dù mức đóng góp vào doanh thu của công ty chỉ cải thiện nhẹ (8% tổng doanh thu từ 4% trong năm 2023), do SSI cho rằng biên lợi nhuận gộp mảng này tương đối cao hơn (khoảng 31% trong năm 2023) so với các mảng khác (5%-20%). Hơn nữa, do giá trị hợp đồng xây dựng dân dụng được ký trong Q4/2023 cao hơn dự kiến (chiếm hơn 40% giá trị hợp đồng trong năm 2023), SSI điều chỉnh lại ước tính tăng trưởng doanh thu cho mảng xây dựng của CTR (từ 6% svck lên 17% svck) trong năm 2024. SSI kỳ vọng LNST của cổ đông công ty mẹ (NPATMI) sẽ tăng 16,4% svck trong năm 2024 (so với 16,6% svck trong năm 2023), nhờ sự hỗ trợ mạnh từ mảng xây dựng, vận hành khai thác và hạ tầng cho thuê. SSI tiếp tục duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu CTR, với giá mục tiêu DCF 12 tháng là 123.000 đồng/cổ phiếu (tương đương tiềm năng tăng giá là 9%).
Link tải full báo cáo:
5. PNJ [ Tích cực –108,000đ/cp ] Dự kiến tăng trưởng nhanh nhờ tiêu dùng phục hồi và giành thêm được thị phần – SSI
- Trong khi các doanh nghiệp bán lẻ khác ghi nhận mức lợi nhuận kém tích cực trong năm 2023, PNJ ghi nhận kết quả vượt trội hơn với lợi nhuận ròng đạt 1,97 nghìn tỷ đồng (tăng 9% svck) trong năm, nhờ tăng thêm thị phần thông qua mạng lưới cửa hàng rộng hơn và tệp khách hàng được mở rộng, cùng với biên lợi nhuận gộp cải thiện. Trong năm 2024, SSI kỳ vọng những trở ngại của nền kinh tế vĩ mô sẽ giảm bớt, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu trang sức. SSI kỳ vọng doanh thu bán lẻ của PNJ sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn (tăng 17% svck) so với mức phục hồi dự kiến của ngành trang sức trong năm 2024 do thị phần tăng. Lợi nhuận ròng của PNJ trong năm 2024 ước tính đạt 2,3 nghìn tỷ đồng (tăng 17% svck, từ 2,17 nghìn tỷ đồng). Trong năm 2024, SSI dự báo PNJ sẽ mở thêm 35 cửa hàng vàng mới (số lượng cửa hàng tăng 9%). Các cửa hàng mở trong 2024 sẽ hoạt động nguyên năm trong 2025 qua đó thúc đẩy tăng trưởng doanh thu bán lẻ vào năm 2025, cùng với sự phục hồi của ngành trang sức của năm 2025 (dự kiến tăng 5% svck). SSI dự báo lợi nhuận năm 2025 của PNJ sẽ tăng trưởng 10-15%. Cùng với việc điều chỉnh ước tính lợi nhuận năm 2024 và P/E mục tiêu là 17x (từ 16x), SSI nâng giá mục tiêu 1 năm lên 108.000 đồng/cổ phiếu (từ 96.200 đồng) và duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu PNJ.
Link tải full báo cáo:
6. BSR [ Nắm giữ – 21,300đ/cp] Nền kinh tế Trung Quốc ảm đạm là rủi ro chính – KBSV
- Trong năm 2023, doanh thu của BSR sụt giảm 12% yoy chủ yếu do giá dầu Brent giảm mạnh 19% yoy. Crack spread nhiên liệu bay duy trì ở mức cao nhờ động lực từ nhu cầu du lịch bằng đường hàng không trong khu vực. Tuy nhiên, crack spread của các loại xăng dầu chủ lực còn lại (Xăng A95,92 và dầu Diesel) đều giảm mạnh từ mức nền cao cùng kỳ, khiến biên lợi nhuận gộp của BSR thu hẹp đáng kể.
- Ban lãnh đạo lạc quan một cách thận trọng cho năm 2024. Bia vẫn là đồ uống có cồn được yêu thích và công ty đang đặt cược vào sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ giúp mức tiêu thụ bia hồi phục. Ban lãnh đạo kỳ vọng mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ không giảm do người tiêu dùng sẽ tìm cách thích nghi với quy định. Theo ban lãnh đạo, việc quản lý chi phí và giá vốn tốt hơn là những động lực chính giúp tăng biên lợi nhuận gộp trong năm 2024. Giám đốc điều hành của SAB lưu ý rằng các hoạt động quảng cáo và khuyến mãi có tỷ suất sinh lời (ROI) thấp sẽ bị cắt giảm.
- Tồn kho dầu Diesel tại Singapore vẫn duy trì ở mức thấp từ tháng 9/2021 đến nay, giúp hỗ trợ crack spread neo ở mức cao. Nếu không tính tới yếu tố rủi ro liên quan đến tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, KBSV cho rằng tồn kho dầu Diesel vẫn sẽ duy trì ở mức thấp cho năm 2024 nhờ dự báo tăng trưởng GDP cao từ thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á.
- KBSV sử dụng kết hợp phương pháp chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF) và so sánh P/B (với BVPS 2024F) để đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ cho cổ phiếu BSR với mức giá mục tiêu là 21,300 VNĐ/cổ phiếu, tương đương với upside 12.1% so với giá đóng cửa 19,000 VNĐ/cổ phiếu ngày 12/03/2024.
Link tải full báo cáo:
7. NT2 [ Tích cực – 27,100đ/cp] Triển vọng 2024 ảm đạm do kế hoạch huy động thấp – VNDS
- Triển vọng ngắn hạn ảm đạm do sản lượng kế hoạch huy động năm 2024 thấp Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia dự kiến huy động 1,3 tỷ kWh từ NT2 trong năm 2024 do nguồn cung khi thấp và cạnh tranh từ điện than và năng lượng tái tạo. Điều này được dự báo trước bởi kế hoạch cung cấp khí/than cho sản xuát điện duyệt bởi BCT từ đầu năm nay, thể hiện ở việc cắt giảm 20% sản lượng khí cho điện đồng thời tăng 18% sản lượng than. Do đó, VNDS dự phóng sản lượng điện năm 2024 đi ngang so với mức nền thấp năm 2023, đạt 2.870 triệu kWh, sau đó hồi phục 11,4% vào năm 2025 với sản lượng 3.211 triệu kWh.
- VNDS kỳ vọng chi phí sản xuất bình quân năm 2024 tăng 1,6% svck do 1) giá dầu Brent tăng nhẹ và tỷ trọng đầu vào của các mỏ khí trong nước có chi phí cao tăng và 2) mức sản lượng thấp hơn sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế theo quy mô của nhà máy. Cơ cấu chi phí tăng cao này sẽ tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của NT2 so với các nguồn điện khác.
- Giá bán bình quân của NT2 dự kiến sẽ giảm 3,5% svck trong năm 2024 do được giao sản lượng hợp đồng (Qc) thấp. Do giá điện khí hợp đồng cao hơn giá thị trường, sự thay đổi này sẽ làm giảm giá bán bình quân của NT2.
- Nhờ chi phí khấu hao cao, EV/EBITDA 12 tháng của NT2 ở mức 5,8 lần, thấp hơn mức trung bình (11,9 lần) và trung vị (7,3 lần) các công ty cùng ngành. NT2 giao dịch ở mức P/E trượt là 16,3 lần, thấp hơn mức trung bình 19,5 lần của các công ty trong ngành,. Tuy nhiên, mức định giá này cũng phản ánh phần nào triển vọng ngắn hạn đầy thách thức của NT2 với dự báo LN ròng năm 2024 giảm 75,5% svck.
Link tải full báo cáo:
8. POW [ MUA – 14,500đ/cp ] Kết quả kinh doanh sẽ phục hồi tích cực – PHS
- PHS cho rằng KQKD trong năm 2024 sẽ có cải thiện đáng kể sau một năm 2023 đầy khó khăn. Theo đó, Doanh thu thuần có thể đạt 30,942 tỷ đồng (+10.7% YoY) và LNST cũng có sự phục hồi về mức 1,923 tỷ đồng (+44.7% YoY). Đó là xét đến việc thủy điện vẫn tiếp tục gặp bất lợi do El Nino trong nửa đầu 2024 và hỗ trợ tích cực cho giá điện (CGM), và nhà máy nhiệt điện than Vũng Áng 1 hoạt động trở lại công suất tối đa (với cả 2 tổ máy đạt 1200MW). Tuy nhiên, PHS cho rằng biên LN gộp của POW tiếp tục chịu nhiều áp lực khi gặp phải sự cạnh tranh từ nhiệt điện than giá rẻ và sự trở lại mạnh mẽ của thủy điện từ giữa năm 2024. Từ đó, PHS kỳ vọng Biên LNG và Biên LNR sẽ chỉ phục hồi nhẹ ở mức 10% và 6% trong cả năm.
- (1) Doanh thu và Lợi nhuận có thể phục hồi tốt trong năm 2024 do sản lượng điện tăng trưởng đáng kể (+17% YoY), nhờ nhà máy Vũng Áng 1 chạy tối đa công suất và sự phục hồi sản lượng của Nhơn Trạch 2. Cụ thể, PHS dự báo tổng sản lượng sẽ đạt 16,891 triệu kWh trong 2024.
- (2) Công ty đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng 2 nhà máy điện LNG mới (khí tự nhiên hóa lỏng) là Nhơn Trạch 3 và 4 với tổng công suất thiết kế 750MW mỗi nhà máy. PHS kỳ vọng dự án sẽ tạo ra sản lượng tăng thêm gần 6.5 tỷ kWh vào năm 2027F sau khi hoàn thành và hoạt động với công suất tối đa, từ đó hỗ trợ tích cực cho sự tăng trưởng dài hạn của công ty.
- Sử dụng phương pháp DCF và P/E, PHS ước tính giá trị hợp lý là 14,500 đồng/cổ phiếu. Do đó, PHS đưa ra khuyến nghị MUA với tiềm năng tăng giá 22%. Trong định giá này, PHS chưa tính đến nhà máy điện LNG Quảng Ninh 1,500MW do sự không chắc chắn và thiếu thông tin cần thiết.
Link tải full báo cáo:
9. PNJ [ MUA – 110,060đ/cp] Sẵn sàng vượt đỉnh – VCBS
- VCBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 110.060 đồng/cp, tương đương với P/E mục tiêu đạt 16x dựa trên triển vọng tích cực của sức mua ngành trang sức hồi phục và tăng trưởng cửa hàng offline.
- Việt Nam là một trong những thị trường vàng đứng đầu Đông Nam Á với quy mô tiêu thụ ước tính đạt 55.5 tấn vàng/năm. Tuy nhiên thị trường vàng trang sức vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ (~21%) cùng thu nhập người dân tăng nhanh và xu hướng chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ, VCBS cho rằng dư địa tăng trưởng cho những doanh nghiệp đầu ngành như PNJ còn rất lớn.
- Chiến lược tăng trưởng của PNJ tập trung vào mở mới cửa hàng và tăng trưởng doanh thu cửa hàng cũ. VCBS kì vọng PNJ sẽ tiếp tục mở mới 35 – 40 CH/ năm, tập trung tại các tỉnh phía Bắc và duy trì tăng trưởng doanh thu CH cũ (SSSG) 8-10% trong 2 năm tới dưới kì vọng về sức mua trang sức hồi phục, đặc biệt vào nửa cuối 2024. VCBS dự phóng DTT và LNST của PNJ năm 2024F lần lượt đạt 39.387 tỷ đồng (+18.9% YoY) và 2.395 tỷ đồng (+21.5% YoY), trong khi đó cổ phiếu hiện đang được giao dịch ở mức hấp dẫn với P/E 14.6, thấp hơn 80% so với trung bình ngành.
Link tải full báo cáo:
10. HDB [ Tích cực – 29,700đ/cp] Triển vọng năm 2024 tươi sáng – VNDS
- VNDS kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của HDB sẽ duy trì ở mức cao khoảng 20,3% trong 2024. Trong nửa đầu năm 2024, VNDS tin rằng sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu sẽ thúc đẩy nhu cầu tăng vốn lưu động của các doanh nghiệp (56% tổng dư nợ). Trong nửa cuối năm 2024, VNDS tin rằng nhu cầu bán lẻ (39% tổng dư nợ) và tài chính tiêu dùng (5% tổng dư nợ) sẽ là những động lực chính nhờ lãi suất cho vay thấp và tiêu dùng cá nhân phục hồi.
- VNDS dự báo NIM 2023 sẽ tăng 0,2 điểm % svck lên 5,1%. VNDS tin rằng chi phí vốn (COF) sẽ giảm 2,2 điểm % svck chủ yếu do lãi suất huy động HDB giảm 1,7 điểm % nửa đầu năm do: 1) duy trì chi phí huy động thấp nhờ tỷ lệ LDR thấp 68,7% vào cuối năm 2023; 2) tỷ lệ CASA cao hơn 12,5%; và 3) giảm chi phí vốn vay nước ngoài. Mặt khác, VNDS kỳ vọng HDB sẽ duy trì lợi suất tài sản giảm 2,1 điểm % svck – chậm hơn so với COF – do các chiến lược: 1) tập trung vào lĩnh vực bất động sản (dư nợ cho vay 17%) để tối ưu hóa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; và 2) nhu cầu phục hổi trên các mảng cho vay chính (48% cơ cấu dư nợ cho vay) như Dịch vụ & Thương mại, cho vay hộ kinh doanh và cho vay mua nhà.
- VNDS kỳ vọng tỷ lệ nợ xấu (NPL) của HDB sẽ giảm 0,2 điểm % svck xuống còn 1,6% và LLR của HDB sẽ tăng lên 76,9% vào cuối 2024. Giá trị nợ xấu mới hình thành giảm 74,6% sv quý trước xuống còn 323 tỷ đồng trong Q4/23, nối dài đà giảm kể từ Q2/23. VNDS kỳ vọng chất lượng tài sản sẽ tiếp tục được cải thiện vào năm 2024 vì khách hàng có thể đáp ứng tốt hơn các nghĩa vụ trả nợ khi lãi suất cho vay giảm và thu nhập tăng trong nền kinh tế đang phục hồi của Việt Nam.
Link tải full báo cáo:
11. PVD [ MUA – 35,100đ/cp] Diễn biến giá thuê thuận lợi – nhu cầu thuê giàn khoan tăng cao – VCBS
- VCBS khuyến nghị MUA với giá mục tiêu 35.100 đồng/cp, tương đương với EPS mục tiêu đạt gần 1.000 đồng/cp dựa trên triển vọng tích cực của thị trường giàn khoan trong các năm tớ
- Mảng cho thuê giàn tiếp tục khả quan: Theo chia sẻ doanh nghiệp, các hợp đồng cho thuê giàn của PVD đã có lịch trình khoan 2024 và một số giàn đã có hợp đồng đến 2025, sẽ giúp cho PVD tiết giảm chi phí hoạt động và cải thiện biên LN gộp.
- Tăng tốc đầu tư: Tình hình thị trường cho thuê giàn khoan trong khu vực đang diễn biến thuận lợi, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm giàn khoan trong thời gian tới.
- Gía cho thuê giàn khoan tự nâng ở khu vực ĐNÁ tiếp tục giữ mức cao trong năm 2024, sẽ giúp cho PVD thuận lợi trong việc đàm phán hợp đồng thuê với khách hàng: giá thuê giàn khoan tự nâng đối với các hợp đồng ký mới đạt mức trên 100 nghìn USD/ngày.
- Mảng dịch vụ kỹ thuật giếng khoan kỳ vọng tăng trưởng: chiến dịch khoan của các nhà thầu dầu khí sôi động trong năm 2024, VCBS kỳ vọng mảng dịch vụ giếng khoan hoạt động ổn định và xuyên suốt, đồng thời triển khai dịch vụ này sang nước ngoài nhằm mở rộng hoạt động.
Link tải full báo cáo:
12. GMD [ MUA – 94,000đ/cp ] Khối cảng phía Nam là động lực tăng trưởng chính – KBSV
- GMD ghi nhận doanh thu 4Q2023 1,034 tỷ VND (-1% yoy). Trong đó, hoạt động khai thác cảng vẫn đóng vai trò mảng kinh doanh cốt lõi với 824 tỷ VND đóng góp 80% cho tổng doanh thu GMD. Lũy kế cả năm 2023, Gemadept ghi nhận doanh thu 3,846 tỷ VND (-1% yoy), hoàn thành 98% doanh thu kế hoạch 2023, LNST đạt 2,502 tỷ VND (+116% yoy).
- Đà tăng trưởng sản lượng hàng qua cảng GMD từ đầu 2023 đến nay dự kiến tiếp tục duy trì trong thời gian tới với động lực đến từ: (1) triển vọng tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu, (2) dự án nâng cấp luồng hàng hải tại khu vực cảng Nam Đình Vũ dự kiến hoàn thành vào tháng 6 tới và (3) GMD liên tục thu hút được các tuyến tàu mới về cảng.
- Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về nâng giá sàn dịch vụ cảng biển Việt Nam sẽ tác động mạnh hơn tới khu vực cảng phía Nam của GMD, trong 2024 mức tăng giá dịch vụ ở miền Bắc dự kiến sẽ ở mức 2 – 3% trong khi mức giá dịch vụ cảng ở miền Nam có thể tăng từ 5 – 10%.
- Đầu tháng 11, GMD vừa công bố nghị quyết về việc sẽ chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nắm giữ tại CTCP Cảng Nam Hải. Việc chuyển nhượng này sẽ đem về khoảng 200 tỷ VND cho GMD, kì vọng có thể hoàn thành trong năm nay.
- Dựa trên triển vọng doanh nghiệp và kết quả định giá, KBSV đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu GMD với mức giá mục tiêu là 94,000 VND/cổ phiếu, cao hơn 19.9% so với giá đóng cửa ngày 12/03/2024.
Link tải full báo cáo:
13. PVS [ MUA – 47,100đ/cp ] Kỳ vọng Lô B Ô Môn sớm nhận được FID – KBSV
- Doanh thu năm 2023 tăng 18.2% yoy trong khi lợi nhuận gộp tăng 3.7% yoy. Tăng trưởng chủ yếu đến từ mảng M&C với việc ghi nhận doanh thu từ các dự án Galaff Batch 3, Shwe Phase 3, Hải Long 2&3 và Greater Chanhua 2a&4. Mảng FSO/FPSO vẫn duy trì ổn định. Mảng sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành (O&M) đã khởi sắc trong 2H2023 nhờ các dự án dầu khí nội địa có tiến triển. Cảng dầu khí hoạt động tốt nhưng cảng hàng hóa bị ảnh hưởng bởi xuất khẩu suy yếu.
- KBSV kỳ vọng quyết định đầu tư cuối cùng (FID) của dự án Lô B Ô Môn sẽ chính thức được trao trong giai đoạn cuối Quý 1-đầu Quý 2/2024, giúp PVS có thể tăng tốc thi công và ghi nhận lượng doanh thu đáng kể ngay trong năm 2024. Các dự án quy mô lớn khác như Lạc Đà Vàng; Nam Du U Minh và Sư Tử Trắng 2B cũng sẽ tạo ra khối lượng công việc lớn cho PVS trong giai đoạn 2024-2028.
- PVS có lợi thế cạnh tranh lớn trong mảng xây lắp điện gió ngoài khơi tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Trong quý 4/2023, PVS đã trúng hợp đồng M&C cho dự án điện gió ngoài khơi Fengmiao tại Đài Loan với giá trị thi công ước tính khoảng 100 triệu USD. Trong tháng 2/2024, lãnh đạo PVS cũng cho biết công ty đã ký mới các hợp đồng và được trao thầu khoảng 1,5 tỷ USD cho các dự án điện gió ngoài khơi. KBSV tạm thời giả định tổng backlog cho các dự án điện gió ngoài khơi quốc tế tiềm năng cho PVS trong giai đoạn 2024-2028 đạt khoảng 1 tỷ USD.
- Dựa trên định giá FCFF và xét đến triển vọng của doanh nghiệp, KBSV khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu PVS. Giá mục tiêu là 47,100 VNĐ/cổ phiếu, tương đương mức upside 27.6% so với giá tại ngày 13/03/2024.
Link tải full báo cáo:
14. VNM [ Nắm giữ – 79,500đ/cp] Nỗ lực giành lại thị phần – KBSV
- Kết thúc 4Q2023, VNM đạt doanh thu thuần 15,618 tỷ đồng tăng nhẹ 3,6% YoY. Biên lợi nhuận gộp đạt 41.2% tăng 2.4 điểm phần trăm YoY do giá nguyên vật liệu tiếp tục neo ở mức thấp. LNST đạt 2,351 tỷ đồng tăng trưởng mạnh 25.8% YoY trên mức nền thấp cùng kỳ.
- Thị trường nội địa tiếp tục cho thấy sự chững lại khi toàn ngành sữa tăng trưởng âm. Tín hiệu tích cực là VNM tiếp tục duy trì được thị phần, cải thiện so với đầu năm sau khi thực hiện chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu, công ty cũng liên tục thực hiện ra mắt sản phẩm mới, các chương trình khuyến mại, quảng cáo. Công ty con MCM đã kết thúc đà giảm doanh thu của 2 quý trước đó.
- Doanh thu nước ngoài đạt tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh trên mức nền thấp và nhờ sự phục hồi tại các thị trường lớn như Trung Đông, Đông Á. Tại chi nhánh nước ngoài, AngkorMilk tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh mẽ về cả doanh thu và lợi nhuận, Driftwood quay lại đà tăng trưởng, ghi nhận lợi nhuận kỷ lục.
- KBSV dự phóng KQKD năm 2024 của VNM ghi nhận doanh thu thuần 63,225 tỷ đồng (+4.7% YoY. Lợi nhuận gộp đạt 26,122 tỷ đồng (+6.4% YoY), biên LNG đạt 41.3% tăng nhẹ 0.7ppts. LNST của công ty dự báo đạt 9,644 tỷ đồng (+6.9% YoY). Trong bối cảnh ngành cạnh tranh, tăng trưởng chậm lại, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 79,500 VND/cổ phiếu.
Link tải full báo cáo:
15. TCB [ Nắm giữ – 45,200đ/cp] Chờ đợi hồi phục – KBSV
- Hạn mức tín dụng năm 2024 của TCB là 16%, KBSV cho rằng với những lỗ lực của ngân hàng trong năm 2023 khi hoàn thành mức room 19%, TCB sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng tín dụng tích cực trong năm 2024. Trong kịch bản tích cực, KBSV kỳ vọng tín dụng tăng trưởng 21% YoY (+5% so với hạn mức hiện tại, đồng nghĩa với việc NHNN sẽ có thêm đợt cấp hạn mức cho các ngân hàng từ nay đến cuối năm).
- KBSV có quan điểm thận trọng về NIM của TCB sẽ hồi phục nhẹ +6bps YoY, gần như đi ngang so với năm 2023, nhưng sẽ chứng kiến sự hồi phục đáng kể trong năm 2025 do chi phí vốn (CoF) cải thiện trong khi IEA giảm nhưng với tốc độ chậm hơn. NIM năm 2025 được dự báo sẽ cải thiện đáng kể khi chính sách Flexible Pricing hết hạn.
- Cho năm 2024, KBSV kỳ vọng nợ xấu của nhóm KHCN và SME sẽ tiếp tục suy giảm nối tiếp xu hướng từ quý 4/2023, trong khi nhóm WB vẫn duy trì chất lượng tài sản với NPL là 0%. Theo đó, NPL của ngân hàng dự kiến sẽ cải thiện 16 bps, về mức 1% trong năm 2024 (kịch bản cơ sở).
- Dựa vào triển vọng hồi phục, KBSV nâng giá mục tiêu cho năm 2024 của cổ phiếu TCB từ 41,000 lên 45,200 VND/cp. Dù vậy, sau nhịp tăng kéo dài vừa qua những yếu tố này phần nào đã được phản ảnh vào giá. Với mức lợi nhuận kỳ vọng 10% so với giá tại ngày 12/03/2024, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu TCB.
Link tải full báo cáo:
16. PC1 [ MUA – 34,200đ/cp] Hồi phục và tăng tốc – KBSV
- Mặc dù 2 mảng mới là KCN và bán quặng Nickel đi vào hoạt động trong 2023, doanh thu mảng xây lắp và bán điện giảm lần lượt 46%/19% so với cùng kỳ khiến doanh thu tổng giảm 6% YoY. Tuy nhiên, 2 mảng kinh doanh mới với biên lãi gộp cao tăng tỷ trọng đóng góp vào doanh thu lên 17% giúp biên lãi gộp 2023 tăng 99 bps.
- Với nhu cầu điện lưới gia tăng khi dòng vốn FDI gia tăng tại Việt Nam, KBSV kỳ vọng việc đẩy nhanh triển khai PDP8 sẽ tạo nguồn cung công việc giúp doanh thu mảng xây lắp hồi phục, tăng lần lượt 76%/4% trong 2024-2025.
- Dữ liệu từ IRI cho thấy tình hình thủy văn có thể được cải thiện khi pha La Nina sẽ bắt đầu trong 2H2024. KBSV kỳ vọng công suất thủy điện của PC1 có thể được cải thiện lên 75%/93% trong 2024-2025 giúp doanh thu tăng lần lượt 1%/12%.
- KBSV kỳ vọng việc quản lý và vận hành KCN Nomura Hải Phòng sẽ tạo dòng tiền ổn định cho PC1. Bên cạnh đó, Western Pacific (công ty liên kết, PC1 sở hữu 30%) có thể bắt đầu cho thuê đất tại KCN Yên Phong 2A, Yên Lệnh – Hà Nam, bổ sung thêm lợi nhuận cho PC1 trong giai đoạn 2024-2028.
- Với các luận điểm trên, KBSV khuyến nghị MUA với cổ phiếu PC1, giá mục tiêu 34,200 VND/cổ phiếu, tương đương với mức lợi nhuận kỳ vọng 19% so với giá đóng cửa ngày 15/03/2024.
Link tải full báo cáo:
17. Vĩ mô: Vượt qua thách thức – ACBS
- Dữ liệu lạm phát gần nhất của Mỹ củng cố quan điểm của FED rằng lạm phát vẫn cần tiếp tục được kiểm soát một cách sát sao. Từ đó, kỳ vọng của thịtrường về việc FED sớm cắt giảm lãi suất đang giảm dần. Mốc thời gian sớm nhất về việc FED bắt đầu cắt giảm lãi suất được dự báo vào tháng 6/2024. Số liệu cập nhật từ các nền kinh tế lớn – các đối tác FDI của Việt Nam – cũng cho thấy các hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục hồi phuc. Đây là những điểm sáng sẽ tác động tích cực tới tình hình sản xuất và nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Hoạt động thương mạitoàn cầu cũng vượt qua những thách thức để hồi phục. Tuy nhiên giá năng lượng và hàng hóa hiện đang quay đầu tăng trở lại cùng với đà hồi phục của nền kinh tế toàn cầu khiến rủi ro lạm phát do chi phí đẩy vẫn có thể quay trở lại và có thể ảnh hưởng tới đà hồi phục của kinh tế toàn cầu.
- Về phía trong nước, nền kinh tế Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 thể hiện sự hồi phục khá rõ ở phía cung với khả năng thu hút FDI và hoạt động thương mại hồi phục. Tuy nhiên, phía tổng cầu vẫn còn khá yếu khităng trưởng doanh thu bán lẻ 2T2024 chỉtăng 8,05% svck mặc dù là mùa lễ tết(vẫn tăng trưởng dưới mức trung bình và dưới 10%). CPI vẫn tiếp tục gây chú ý khi lạm phát trong riêng Tháng 2/2024 tăng hơn 1% so với Tháng 1/2024 và tăng 3,98% svck, tuy nhiên Tháng 2 là tháng Tết nên mọi sự gia tăng của giá cả có thể chỉ mang tính mùa vụ. ACBS kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà hồi phục trong năm 2024 với dự phóng GDP tăng 5,6-6,1%và lạm phát được kiểm soát quanh mức 3,5%.
Link tải full báo cáo:
18. Ngành cao su thiên nhiên: Sự trở lại của vàng trắng trong thời kì mới – PHS
- Giá cao su được dự phóng có thể tiếp tục neo cao, cụ thể với giá cao su TSR20 sẽ đạt mức 1.6-1.8 USD/kg (+10%-20%YoY) trong 24F/25F
- Với triển vọng tích cực từ ngành cao su, PHS khuyến nghị MUA: + CTCP Đầu tư Cao su Đắk Lắk (UpCOM: DRI) với giá mục tiêu là 15,100 VND/ cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 77.5%. + CTCP Cao su Đồng Phú (HSX: DPR) với giá mục tiêu là 43,500 VND/ cổ phiếu, tiềm năng tăng giá là 27.5%.
Link tải full báo cáo:
19. Thị trường tiền tệ: Thanh khoản suy giảm tạm thời – KBSV
- Trạng thái thanh khoản suy giảm tạm thời sau kỳ nghỉ lễ: NHNN bơm ròng vào cuối tháng 2 với giá trị hơn 6,000 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn 7 ngày. Lãi suất liên ngân hàng bật tăng nhưng đã hạ nhiệt. Tỷ lệ trúng thầu và giá trị trái phiếu phát hành đều tăng. Lợi suất TPCP thị trường sơ cấp tăng nhẹ do áp lực thanh khoản và tỷ giá. Khối ngoại bán ròng nhẹ trên thị trường thứ cấp.
- KBSV dự báo mặt bằng lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt và duy trì ở mặt bằng thấp. Lợi suất TPCP theo đó tiếp tục duy trì mức thấp và đi ngang trong các tháng tới.
- Tỷ giá liên ngân hàng quay trở lại vùng đỉnh 24,648: Tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá bán tại VCB tăng cao, trong khi tỷ giá chợ đen vẫn duy trì độ lệch lớn.
Link tải full báo cáo:
20. Ngành BĐS Khu công nghiệp: Điểm sáng mới từ chuyển đổi đất trồng cây cao su sang khu công nghiệp – SSI
- Nguồn cung các khu công nghiệp miền Nam giai đoạn 2021-2030 phần lớn đến từ đất cao su. Theo Quy hoạch các khu công nghiệp Đồng Nai, diện tích khu công nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt sử dụng đất cao su chuyển đổi đạt 6.760 ha (chiếm 91% tổng diện tích) đến 2025 và 2.000 ha giai đoạn 2025- 2030 (chiếm 48% tổng diện tích). Đồng thời, diện tích đất cao su chuyển sang khu công nghiệp trong giai đoạn đến 2025 của Bình Dương và Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu ước đạt 3.084 ha và 2.994 ha, 3.933 ha. SSI cho rằng, chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp có các lợi thế như: (1) Diện tích đất liền thửa lớn, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh khi hành lan pháp lý về định giá đất được hướng dẫn rõ ràng (Theo Nghị định 12/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất) làm cơ sở cho việc xác định giá chuyển nhượng và; (2) Chi phí san lấp mặt bằng thấp do vùng đất có độ cứng cao.
- Việc chuyển đổi đất cao su sang làm khu công nghiệp sẽ giúp cung cấp nguồn cung mới trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy tại các KCN phía Nam như Đồng Nai, Bình Dương đạt trên 93%. Trong đó, những công ty có diện tích chuyển đổi lớn như Cao su Đồng Nai (Tập đoàn cao su GVR nắm giữ 100%), Cao su Đồng Phú (DPR – GVR nắm giữ 55,81%), Cao su Phước Hòa (PHR- GVR nắm giữ 66,62%), Cao su Tân Biên (GVR nắm giữ 98,46%), Cao su Bà Rịa (GVR nắm giữ 97,47%), Cao su Phú Riềng (GVR nắm giữ 100%), Cao su Dầu Tiếng (GVR nắm giữ 100%).
Link tải full báo cáo:
Quý nhà đầu tư lưu ý:
Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các công ty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.
———-Team LTBNM tổng hợp ————-