Rạng sáng 11/11/2022 theo giờ VN, chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 10 được công bố tăng 0,4% trong tháng và 7,7% so với một năm trước, đều thấp hơn ước tính. (Hình 1)
Giá dịch vụ chăm sóc y tế, xe cộ và quần áo đã qua sử dụng giảm. Chi phí tạm trú công bố mức tăng hàng tháng cao nhất kể từ năm 1990.
Nếu loại trừ chi phí lương thực và năng lượng biến động, cái gọi là CPI cốt lõi tăng 0,3% trong tháng và 6,3% hàng năm, so với ước tính tương ứng là 0,5% và 6,5%, cũng thấp hơn kỳ vọng.
Nguồn :CNBC
Nếu như thị trường Mỹ có 1 tháng 10 và đầu tháng 11 hồi phục rực rỡ khi chỉ số DJ tăng từ mốc 29k lên đến trên 33k thì ngược lại thị trường VN lại hoàn toàn “người dưng ngược lối khi giảm từ quanh mốc 1200 về đến mốc như hiện tại là quanh 950. (Hình 2)
Cho đến giờ có lẽ ai cũng hiểu, ngoài những yếu tố bên ngoài thì rõ ràng các yếu tố nội tại bên trong VN đã gây ra sự sụt giảm mạnh đến thị trường chứng khoán, có thể kể đến gồm:
– Các vụ bắt bớ liên can đến trái phiếu khiến thị trường trái phiếu gần như đóng băng và áp lực mua lại trái phiếu trước hạn là rất lớn, buộc các doanh nghiệp đã huy động phải bán các tài sản hiện có để có tiền mặt trả lại cho nhà đầu tư.
– Áp lực lãi suất và tỷ giá sắp tới có thể tăng cao gây ảnh hưởng đến việc định giá và lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Đặc biệt là đợt phá giá tỷ giá vừa rồi khi mà dự trữ ngoại hối xuống thấp về mốc hơn 80 tỷ đô.
Thị trường đứng trước cả “nội công” lẫn “ngoại kích”. Bão thì to mà tàu thì quá nhỏ, không thể ra khơi đánh cá được trong tình hình này. Và sau một tháng kinh hoàng vừa rồi khi mà chứng Mỹ thì cứ tăng còn VN thì cứ giảm, trong đầu nđt bắt đầu hiện ra suy nghĩ: mấy cái thứ CPI rồi tiền tệ Mỹ xem làm quái gì, VN cứ giảm là giảm thôi.
Tuy nhiên, nếu bình tĩnh suy nghĩ lại chúng ta sẽ thấy như sau:
– Khởi nguồn cho mọi sự downtrend trong năm nay đều bắt nguồn từ lạm phát, từ đó dẫn đến việc tăng lãi suất tại Mỹ, chính sách tiền tệ của Mỹ ảnh hưởng đến toàn bộ các nước khác trong đó có VN.
Không phải tự dưng sau khi báo cáo CPI Mỹ công bố, chứng khoán toàn thế giới lại tăng mạnh nhất trong nhiều năm. Chỉ số Nasdaq Mỹ và HangSeng thậm chí còn tăng đến >7% (Hình 3)
Báo lạm phát này mở ra 1 kỳ vọng rằng FED sẽ tăng lãi suất chậm lại trong tương lai, hiện tỉ lệ betting 0.5% cho kỳ họp tháng 12 đã vọt lên 80% từ mốc 56% trước khi báo cáo công bố.
Nếu như các báo cáo CPI cũ lạm phát vẫn quanh 8.x bất chấp FED đã tăng lãi suất liên tục thì báo cáo tháng 10 này lần đầu tiên cho thấy các chính sách của FED đã bắt đầu có hiệu nghiệm. Thị trường VN có 2 yếu tố “nội công” và “ngoại kích”. Và tạm thời yếu tố ngoại kích có thể kì vọng là sẽ bớt căng thẳng hơn. Đồng USD sẽ tạm thời yếu đi và 2 yếu tố gây căng thẳng là tỷ giá và lãi suất sẽ bớt căng hơn trong vòng 1 tháng tới trước khi FED bắt đầu kì họp tháng 12.
Có thể nói trong thời gian vừa rồi thị trường lạc trong mê hồn trận và mất phương hướng,”nội công” và “ngoại kích” đều không biết bao giờ thì kết thúc, thì tạm thời 1 yếu tố đã thấy ánh sáng cuối đường hầm, dù nó còn khá xa.
Trong đầu tư chứng khoán, sợ nhất không phải là kỳ vọng xa, sợ nhất chính là không biết phải kỳ vọng đến bao giờ.
Việc này chưa đủ để có 1 uptrend lên 1100-1200, vấn đề trái phiếu và cổ phiếu BĐS còn chưa có phương án giải quyết, nhưng những dòng cổ phiếu tốt còn lại có thể có đủ khả năng đưa VNIndex trở lại mốc trên 1000 trong tháng 11.
-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-