Không nới room tín dụng-Hiểu cho đúng ý của NHNN

Lượt xem: 1590 | Ngày đăng: 24/07/2022 | Báo cáo phân tích Blog

Gần đây thị trường có vẻ tập trung vào 1 tin tức , đó là phát biểu của thống đốc NHNN về việc sẽ giữ nguyên room tín dụng 14% https://baodautu.vn/ngan-hang-nha-nuoc-ra-thong-diep-ve-room-tin-dung-quyet-binh-on-ty-gia-d169739.html
Xung quanh vấn đề này, chúng tôi thấy có rất nhiều ý kiến hiểu sai về phát biểu của thống đốc NHNN, đa phần các ý kiến bày tỏ quan điểm rằng: cuối năm room không được nới nữa coi như các ngân hàng thương mại sẽ không cho vay được nữa. Đặc thù ngân hàng là 1 lĩnh vực khó và có lẽ đa số nhà đầu tư hiện tại đang không nắm và hiểu rõ vấn đề.

Dựa trên góc độ hiểu biết cá nhân, chúng tôi xin giải thích như sau:

Đầu tiên Tại Việt Nam cho dù theo thời gian các ngân hàng đã đa dạng hóa các nguồn lợi nhuận khác từ dịch vụ nhưng hiện tại nguồn thu từ tín dụng (Cho vay khách hàng) vẫn là nguồn thu chính đối với các ngân hàng. Tỉ lệ nguồn lợi nhuận từ tín dụng có thể chiếm đến 80-90% tại đa số các ngân hàng hiện tại. Dẫn đến việc room tín dụng là 1 thứ được quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ngân hàng, vì logic ở đây là cho vay càng nhiều thì lợi nhuận ngân hàng càng tăng.

Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng tại năm 2021 là 13,53%, dự kiến trong năm 2022 là 14%. Lưu ý đây là con số toàn ngành và khi phân bổ về thì mỗi ngân hàng sẽ có 1 số riêng dựa trên tính toán của ngân hàng nhà nước, 1 số ngân hàng quy mô lớn nhất như VCB CTG BID thường sẽ bám sát con số này với biên độ +- 2,3% trong khi các ngân hàng quy mô nhỏ hơn có thể lên đến >20%. Tất nhiên còn phù thuộc vào nhiều chỉ số khác nữa. Và NHNN điều hành tổng room 2 năm gần đây làm nhiều đợt, gần đây nhất 2021 NHNN giao room ‘tạm thời” cho các ngân hàng và bắt đầu điều chỉnh vào 2 đợt tháng 7 và tháng 11.

Vào năm 2021 do nền kinh tế bị tàn phá quá lớn vì covid chưa khống chế được, quy mô hấp thụ vốn chậm chạp nên phải cuối quý 2, một số ngân hàng bắt đầu full room tín dụng “tạm thời được giao đầu năm”, khi full room nghĩa là con số dư nợ sẽ không được mở rộng nữa mà sẽ phải giữ nguyên theo nguyên tắc: giảm dư nợ cũ mới cho vay được dư nợ mới cho đến khi được “nới room”.

Ở đây chúng ta thấy gì:

  • Room tín dụng 2022 sẽ được giữ ở mức 14%, tương đương mức tăng 2021.
  • Room tín dụng toàn ngành đã dùng hết tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,42 triệu tỷ, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%).

Như vậy ở đây không có việc siết, không nới room… hay gì. Room tín dụng toàn ngành vẫn được giữ ở mức đã giao so với đầu năm (tất nhiên NHNN cũng thêm vào 1 câu nói là tùy chỉnh theo tình hình). Vấn đề ở đây mà chúng ta thấy rùm beng lên là do năm nay nền kinh tế hấp thụ vốn tốt quá, tốc độ cho vay vượt mạnh so với năm ngoái nhờ mở cửa lại, bình thường hóa, covid được kiểm soát… dẫn đến khoảng tháng 4 là đã bắt đầu có ngân hàng báo full room tạm giao (năm ngoái phải cuối quý 2). Nôm na hiểu rằng, bữa cơm của ngành vẫn vậy, không bị cắt, chẳng qua là do các ngân hàng năm nay ăn nhanh quá và muốn ăn nhiều hơn, nhưng hiện tại NHNN chưa giao thêm đồ ăn.

Khác biệt lớn xuất hiện đó là lạm phát toàn thế giới tăng mạnh, và có lẽ đã rút kinh nghiệm sâu sắc bài học lớn trong quá khứ, năm nay chỉ đạo của NHNN rất rõ, không đánh đổi tăng trưởng bằng mọi giá, phải đi kèm với kiểm soát lạm phát. Lần đầu tiên chúng ta thấy một tốc độ phát hành tín phiếu hút tiền về lên đến cỡ 200 ngàn tỷ đồng, ngoài ra còn bán ròng lượng ngoại tệ lên đến hơn 10 tỷ đô để kiểm soát tỷ giá. (Hình 1)


Hiện tại chất lượng tài sản, quy trình cho vay, bộ đệm nợ xấu của các ngân hàng đã tốt và khác xưa rất nhiều. Tăng trưởng tín dụng lên >20% không phải là vấn đề và cũng sẽ không phát sinh nợ xấu nhiều như quá khứ đã từng xảy ra. Nên ở đây vấn đề không phải là các ngân hàng không đủ tốt để được nới room tổng, mà là do kiểm soát lạm phát là vấn đề số 1 hiện tại. Các vấn đề khác tính sau. Lần đầu tiên mà chúng ta cũng thấy ủy ban thường vụ họp bất thường để chốt giảm thuế để giảm giá xăng.

Quay trở lại vấn đề chính, như vậy do room chưa dùng hết mà còn khoảng 5%, chắc chắn sẽ có 1 đợt nới room tiếp theo vào quý 3 của ngành ngân hàng. Và có đợt nữa không thì như ngân hàng nhà nước nói là “sẽ tùy tình hình”.

Và chắc chắn sắp tới, do không thể đẩy mạnh chiều rộng (quy mô tín dụng), các ngân hàng sẽ phải đẩy mạnh chiều sâu để giữ lợi nhuận. Chiều sâu ở đây chính là lãi suất cho vay, chắc chắn lãi suất cho vay sẽ tăng mạnh trong thời gian cuối năm sắp tới, đặc biệt là các khoản vay mới.

Hi vọng các nhà đầu tư đã hiểu rõ, ở đây không có việc cắt, không nới hay lợi nhuận giảm…. ở đây. Chỉ là do chúng ta không hiểu rõ.

-Link room telegram miễn phí: https://t.me/cknuocmam

———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN