TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 07/02 – 11/02/2021

Lượt xem: 1708 | Ngày đăng: 16/02/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 07/02 11/02/2021

  1. HPG [ Trung lập ]: Cập nhật nhanh KQKD Q4/2021 – Cập nhật công ty – HSC – 07/02/2022
  2. SAB [ MUA – 196,900đ/cp ]: Q4/2021: Hồi phục mạnh sau giãn cách – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022
  3. OCB [ Tích cực – 32,098đ/cp ] KQKD 4Q21 hồi phục tốt hậu giãn cách – BVSC – 07/02/2022
  4. Ngành nước [ Trung lập ]: Tăng trưởng ổn định – Báo cáo nhanh – SSI – 07/02/2022
  5. VPB [ MUA – 45,800đ/cp ]: Lợi nhuận Q4/2021 giảm vì chi phí dự phòng tăng mạnh – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022
  6. CTD [ Kém tích cực – 60,000đ/cp ]: KQKD vượt kỳ vọng do dự phòng thấp hơn dự báo – Báo cáo cập nhật – HSC – 07/02/2022
  7. GEG [ MUA – 24,900đ/cp] KQKD Q4/2021: chi phí giảm giúp nâng cao lợi nhuận  – HSC – 07/02/2022
  8. REE [ MUA – 82,200đ/cp]: KQKD vượt 17% dự báo trong năm 2021 – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022
  9. LTG [ MUA – 49,200đ/cp ]: Q4/2021: Giảm nhẹ so với cùng kỳ, thấp hơn 22% so với dự báo của HSC – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022
  10. Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Thị trường trong nước phục hồi trước, trong khi thị trước quốc tế vẫn phải chờ đợi thêm – Báo cáo ngành – SSI – 07/02/2022
  11. THG [ MUA – 120,500đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng dài hạn – Báo cáo nhanh – KBSV – 08/02/2022
  12. VIC [ Trung lập ]: Tập trung sản xuất xe hơi điện – Báo cáo nhanh – KBSV – 08/02/2022
  13. CTG [ Tích cực – 42,500đ/cp ]: Lợi nhuận dự báo tăng mạnh trong 2022 – BVSC – 08/02/2022
  14. CRE [ Tích cực – 33,000đ/cp ] Q4/2021: KQKD sát với dự báo – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022
  15. KDH [ MUA – 56,400đ/cp ]: KQKD Q4/2021 vượt kỳ vọng nhờ thu nhập khác – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022
  16. AAA [ Kém khả quan – 16,200đ/cp ]: Q4/2021: KQKD trái chiều do tỷ suất lợi nhuận giảm – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022
  17. Ngành dầu khí [ Trung lập ] Giá dầu đạt đỉnh 7 năm và cơ hội đối với cổ phiếu dầu khí – SSI – 08/02/2022
  18. HSG [ Nắm giữ – 46,500đ/cp ]: Q1/2022: KQKD thấp do tỷ suất lợi nhuận giảm – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022
  19. MWG [ MUA – 181,300đ/cp ]: Q4/2021: Vượt nhẹ dự báo – HSC – 09/02/2022
  20. MSN [ MUA – 186,000đ/cp ]: Các mảng kinh doanh tiêu dùng dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ – VCSC – 09/02/2022
  21. ACV [Tích cực – 90,600đ/cp] Q4/2021: Lợi nhuận thuần được hỗ trợ nhờ lãi tỷ giá – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022
  22. SZC [ Tích cực – 67,100đ/cp ]: Lợi nhuận vượt dự báo của VCSC nhờ doanh số bán đất KCN và biên lợi nhuận – Báo cáo cập nhật– VCSC – 09/02/2022
  23. VSC [ Nắm giữ – 46,700đ/cp ]: Q4/2021: Lợi nhuận tăng nhờ tỷ suất lợi nhuận cải thiện – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022
  24. SCS [ MUA – 169,000đ/cp ] KQKD vượt nhẹ dự báo của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 09/02/2022
  25. NVL [ Trung lập ]: Lợi nhuận ròng Quý 4 tăng 42%YoY – KBSV – 09/02/2022
  26. VHM [ Tích cực – 89,200đ/cp ]: KQKD Q4/2021 vượt dự báo đáng kể– Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022
  27. VRE [ Tích cực ] KQKD Q4/2021 cho thấy sự hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022
  28. MSN [ Trung lập ] Lợi nhuận 2021 vượt kì vọng dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh– KBSV – 10/02/2022
  29. GAS [ Tích cực – 134,000đ/cp ]: Nâng định giá nhờ xu hướng giá dầu tăng – Báo cáo nhanh – SSI – 10/02/2022
  30. HT1 [ Kém khả quan ]: Lợi nhuận phục hồi so với quý trước trong quý 4/2021 – phù hợp với kỳ vọng của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 09/02/2022
  31. NKG [ Kém khả quan ] Lợi nhuận quý 4/2021 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 25% so với quý trước – VCSC – 10/02/2022
  32. KBC [ Tích cực – 81,800đ/cp ]: Những điểm chính trong ĐHCĐ bất thường lần 1/2022 – Báo cáo nhanh – VNDS – 10/02/2022
  33. BMP [ Phù hợp thị trường – 61,700đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi mạnh so với quý trước trong quý 4/2021 – Báo cáo nhanh – VCSC – 10/02/2022

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    HPG [ Trung lập ]: Cập nhật nhanh KQKD Q4/2021 – Cập nhật công ty – HSC – 07/02/2022

  • HPG gần đây đã công bố lợi nhuận sau thuế Q4/2021 đạt 7,4 nghìn tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ – mặc dù giảm 29% so với quý trước do giá thép cuộn cán nóng (HRC) giảm xuống từ mức cao trong Q3/2021. Lũy kế, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của công ty đạt 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 156% so với cùng kỳ nhưng thấp hơn 6% so với ước tính của SSI là 36,6 nghìn tỷ đồng.
  • Doanh thu trong quý đạt 45 nghìn tỷ đồng, tăng mạnh 73% so với cùng kỳ và 16% so với quý trước. Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đạt kỷ lục mới là 1,09 triệu tấn (+20% so với cùng kỳ) trong Q4/2021 do nhu cầu trong nước phục hồi và tăng 108% so với cùng kỳ thông qua kênh xuất khẩu. Sản lượng phôi thép phục hồi mạnh đạt 477 nghìn tấn, tăng 29% so với cùng kỳ và 112% so với quý trước và được thúc đẩy bởi nhu cầu xuất khẩu mạnh từ Trung Quốc.
  • Biên lợi nhuận giảm do giá HRC giảm. Biên lợi nhuận ròng Q4/2021 đạt 16,2%, giảm so với mức 18% và 26,8% được ghi nhận trong Q4/2020 và Q3/2021. SSI cho rằng việc biên lợi nhuận giảm chủ yếu là do mảng HRC, với mức giảm ước tính khoảng 10% so với cùng kỳ theo xu hướng giá khu vực. Mặt khác, giá thép xây dựng tương đối ổn định, chỉ giảm 1% trong quý.
  • Ước tính gần nhất của chung tôi cho lợi nhuận ròng năm 2022 của HPG đạt 32,7 nghìn tỷ đồng (-5% so với kết quả thực tế năm 2021), tương ứng với P/E dự phóng 1 năm là 5,8x. Tuy nhiên, do lợi nhuận năm 2021 thấp hơn dự kiến, SSI đang xem xét lại ước tính cho năm 2022 sau khi công ty công bố báo cáo tài chính đầy đủ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10203_HPG_SSI_2022-2-7.pdf

2.    SAB [ MUA – 196,900đ/cp ]: Q4/2021: Hồi phục mạnh sau giãn cách – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022

  • KQKD Q4/2021 của SAB rất tốt với doanh thu tăng 15% so với cùng kỳ và 110% so với quý trước, vượt 15% dự báo của HSC. Lợi nhuận thuần tăng 196% so với quý trước – mặc dù giảm 10% so với cùng kỳ, sát với dự báo của HSC.
  • Doanh thu Q4/2021 hồi phục nhờ nới lỏng các biện pháp phong tỏa và khả năng SAB đã giành thêm thị phần trong kỳ. Tỷ suất lợi nhuận thuần cũng cải thiện so với quý trước nhờ giá bán bình quân tăng.
  • Trong năm 2021, doanh thu thuần giảm 6% trong khi lợi nhuận thuần giảm 22% do KQKD Q3/2021 thấp.
  • Với chính sách “sống chung với COVID-19”, HSC kỳ vọng Chính phủ sẽ không áp dụng thêm đợt phong tỏa diện rộng nào trong năm 2022. Do đó, HSC tin rằng trong những quý tới (và năm 2023), SAB có thể duy trì hoạt động bình thường, nhờ đó sẽ hồi phục tốt từ mức nền thấp trong năm 2021. HSC duy trì dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 4.591 tỷ đồng (tăng trưởng 25%) và 5.498 tỷ đồng (tăng trưởng 20%). HSC duy trì khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu là 196.900đ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10200_SAB_HSC_2022-2-7.pdf

3.    OCB [ Tích cực – 32,098đ/cp ] KQKD 4Q21 hồi phục tốt hậu giãn cách – BVSC – 07/02/2022

  • Gần đây, OCB đã công bố KQKD 4Q21 với LNTT phục hồi mạnh mẽ 58,1% QoQ lên 1.750,4 tỷ (-8,3% YoY so với mức nền cao 4Q20), kết quả này cao hơn một chút so với ước tính của BVSC là 1.731,9 tỷ (-9,3% YoY). Điểm nhấn chính: (1) Tăng trưởng tín dụng tốt trong 4Q21; (2) NIM có dấu hiệu phục hồi; (3) NoII phục hồi mạnh mẽ sau giãn cách; (4) CIR đạt mức thấp mới; và (5) Cải thiện chất lượng tài sản. Lũy kế, LNTT năm 2021 của OCB tăng trưởng 24,9% YoY lên 5.518,6 tỷ, hoàn thành 100,3% dự báo của BVSC.
  • Tăng trưởng tín dụng 4Q21 của OCB tích cực ở mức 15,3% YTD (+4,6% QoQ), trong đó, cho vay khách hàng tăng 4,5% QoQ lên 102,1 nghìn tỷ (+14,4% YTD), số dư trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục tăng 11,2% QoQ đạt 1,5 nghìn tỷ (+153,3% YTD).
  • Do KQKD 4Q21 của OCB tương đối sát với dự báo của BVSC, BVSC giữ nguyên khuyến nghị Outperform và giá mục tiêu (TP) theo Phương pháp Thu nhập thặng dư ở mức 32.098 đồng/cổ phiếu (Upside: 15,6%). Dự báo LNTT năm 2022 hiện tại của BVSC cho OCB là 6.598,8 tỷ (+19,6% YoY), theo đó OCB đang giao dịch ở mức P/B năm 2022 là 1,42x với ROAE năm 2022 mạnh mẽ là 21,6% trước phát hành, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận ở mức 2 chữ số và chất lượng tài sản cải thiện.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10206_OCB_BVSC_2022-2-7.pdf

4.    Ngành nước [ Trung lập ]: Tăng trưởng ổn định – Báo cáo nhanh – SSI – 07/02/2022

  • Giá cổ phiếu của các công ty ngành nước đã tăng +23% trong 2021, thấp hơn so với mức tăng của VNIndex. Các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ tăng mạnh: BDW (+76% YoY); NBW (+78% YoY); GTW (+42% YoY); BWE (+37% YoY); DNW (+30% YoY) và TDM (+27% YoY). Trong khi đó, top 5 cổ phiếu vốn hóa lớn tăng nhẹ như VCW (-12% YoY) và SII (-18% YoY).
  • Hai yếu tố chính khiến cổ phiếu ngành nước tăng trưởng thấp do: (i) Giá bán nước sạch trung bình giảm -10% trong Q3/2021 để hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19; và (ii) nhu cầu tiêu thụ nước tại hộ gia đình trong Q3/2021 giảm 2%-3% so với cùng kỳ; Nhu cầu tiêu thụ nước công nghiệp giảm 8%-10% so với cùng kỳ, đặc biệt tại các khu công nghiệp, bao gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Nhu cầu tiêu thụ giảm -18% so với cùng kỳ trong Q3/2021, trong đó nhu cầu tiêu thụ tại Đồng Nai giảm -8% so với cùng kỳ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10205_none_SSI_2022-2-7.pdf

5.    VPB [ MUA – 45,800đ/cp ]: Lợi nhuận Q4/2021 giảm vì chi phí dự phòng tăng mạnh  – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 đạt 2.429 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ (tăng 12,4% so với quý trước) và thấp hơn dự báo. Tổng thu nhập hoạt động Q4 chỉ tăng 3%, xấp xỉ mức tăng của chi phí hoạt động trong khi chi phí dự phòng tăng mạnh (tăng 24%).
  • Lợi nhuận cốt lõi Ngân hàng mẹ (không gồm lợi nhuận thoái vốn) trong Q4 chỉ tăng 1% trong khi FE Credit ước lỗ 233 tỷ đồng.
  • Với Q4 kém khả quan, lợi nhuận thuần hợp nhất năm 2021 đạt 11.808 tỷ đồng (tăng trưởng 12%), thấp hơn dự báo của HSC.
  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào, giá mục tiêu và dự báo. Hiện VPB có P/B dự phóng năm 2022 là 1,5 lần; chiết khấu 12% so với bình quân P/B dự phóng năm 2022 nhóm NHTM tư nhân.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10192_VPB_HSC_2022-2-7.pdf

6.    CTD [ Kém tích cực – 60,000đ/cp ]: KQKD vượt kỳ vọng do dự phòng thấp hơn dự báo – Báo cáo cập nhật – HSC – 07/02/2022

  • KQKD Q4/2021 vượt dự báo nhờ thu nhập tài chính cao hơn dự báo và trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi thấp hơn dự báo. Trong năm 2021, lợi nhuận thuần của CTD chỉ là 24 tỷ đồng, giảm 92,8%.
  • Doanh thu Q4/2021 hồi phục mạnh hơn kỳ vọng 172,6% so với quý trước đạt 2,9 nghìn tỷ đồng, nhưng Công ty đã ghi nhận lỗ gộp (3 tỷ đồng) lần đầu tiên sau nhiều năm.
  • HSC duy trì khuyến nghị Giảm tỷ trọng với giá mục tiêu là 60.000đ. Do KQKD vượt dự báo, HSC đang xem xét lại dự báo.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10189_CTD_HSC_2022-2-7.pdf

7.  GEG [ MUA  – 24,900đ/cp] KQKD Q4/2021: chi phí giảm giúp nâng cao lợi nhuận  – HSC – 07/02/2022

  • KQKD Q4/2021 trái chiều với doanh thu thấp hơn dự báo nhưng lợi nhuận thuần vượt dự báo. Doanh thu giảm 17,2% và thấp hơn dự báo 51%. Lợi nhuận thuần tăng 44,6 lần và vượt 7,2% dự báo.
  • Chi phí tài chính thuần và chi phí bán hàng & quản lý thấp hơn dự tính đã giúp nâng cao lợi nhuận thuần.
  • Doanh thu và lợi nhuận thuần cả năm 2021 lần lượt đạt 75% và 102,5% dự báo của HSC.
  • HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho năm 2022- 2024.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10198_GEG_HSC_2022-2-7.pdf

8.      REE [ MUA – 82,200đ/cp]: KQKD vượt 17% dự báo trong năm 2021  – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 của REE tăng 22% đạt 792 tỷ đồng trong khi doanh thu thuần đạt 1.898 tỷ đồng (tăng 14%). Lợi nhuận thuần năm 2021 đạt 1.855 tỷ đồng (tăng trưởng 14%), vượt 17% dự báo của HSC.
  • Lợi nhuận vượt dự báo chủ yếu nhờ KQKD mảng điện vượt kỳ vọng và lợi nhuận từ việc thoái vốn công ty con trong Q4/2021 (chưa được phản ánh trong mô hình dự báo của HSC).
  • Lợi nhuận thuần năm 2021 cao hơn 17% so với dự báo của HSC là 1.855 tỷ đồng (tăng trưởng 14%). HSC duy trì khuyến nghị Mua vào đối với REE nhưng HSC đang xem xét lại giá mục tiêu và dự báo sau khi REE công bố KQKD. REE hiện đang giao dịch với mức chiết khấu 31% so với RNAV so với mức chiết khấu bình quân trong quá khứ là 27%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10195_REE_HSC_2022-2-7.pdf

9.    LTG [ MUA – 49,200đ/cp ]: Q4/2021: Giảm nhẹ so với cùng kỳ, thấp hơn 22% so với dự báo của HSC – Báo cáo nhanh – HSC – 07/02/2022

  • Lợi nhuận thuần của LTG trong Q4/2021 giảm 1,9% xuống 161 tỷ đồng, thấp hơn so với dự báo của HSC là 22%, do doanh thu thấp và chi phí tăng. Lợi nhuận thuần cả năm 2021 đạt 421 tỷ đồng, tăng trưởng 15,2% và thấp hơn so với dự báo của hsc là 10%.
  • Tỷ suất lợi nhuận trong Q4/2021 cải thiện nhờ tỷ trọng doanh thu thuốc bảo vệ thực vật trên tổng doanh thu tăng. Tuy nhiên, doanh thu tất cả các mảng chính đều suy yếu.
  • HSC duy trì khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 49.200đ. Giá cổ phiếu đã giảm mạnh gần đây. Mặc dù KQKD thấp hơn đáng kể so với kỳ vọng, HSC duy trì dự báo trong quá trình phân tích sâu hơn KQKD và triển vọng của LTG.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10199_LTG_HSC_2022-2-7.pdf

10.     Ngành ngân hàng [ Trung lập ]: Thị trường trong nước phục hồi trước, trong khi thị trước quốc tế vẫn phải chờ đợi thêm – Báo cáo ngành – SSI – 07/02/2022

  • Ngành hàng không hoạt động kém khả quan hơn rất nhiều so với chỉ số VN-Index, do tổng vốn hóa thị trường của ngành đi ngang trong năm. Chỉ số VN-Index tăng +33,8% so với đầu năm (tính tại ngày 24/12/2021). Các hạn chế do ảnh hưởng của Covid-19 là yếu tố chính dẫn đến hoạt động kém khả quan của ngành. Các cổ phiếu có diễn biến giá khả quan nhất bao gồm: NCT (+28%) và SCS (+24%). Các cổ phiếu có diễn biến giá kém khả quan bao gồm: AST (-8%) và VJC (-1%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10204_none_SSI_2022-2-7.pdf

11.     THG [ MUA – 120,500đ/cp ] Tiềm năng tăng trưởng dài hạn  – Báo cáo nhanh – KBSV – 08/02/2022

  • Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng vùng ĐBSCL là một trong những ưu tiên của Chính Phủ giai đoạn 2021-2030. Thương hiệu TICCO của THG hiện đã khẳng định được tên tuổi tại ĐBSCL với sản phẩm chính là ống cống, cọc ván, cọc ống, bê tông tươi, bê tông đúc sẵn và xây dựng được thương hiệu mạnh về xây dựng thủy lợi ở ĐBSCL – lĩnh cực được hưởng lợi trực tiếp trong quy hoạch Vùng thời gian tới.
  • 29ha đất công nghiệp còn lại của KCN Gia Thuận 1 kỳ vọng sẽ lấp đầy trong giai đoạn 2022-2024, dự kiến mang về gần 400 tỷ đồng lợi nhuận gộp và KCN Gia Thuận 2 quy mô 50ha có vị trí gần KCN Gia Thuận 1, trong đó gồm gần 39ha đất thương phẩm với TMĐT 391 tỷ đồng đã có quyết định thu hồi đất.
  • THG đã bắt đầu mở bán dự án Nguyễn Trọng Dân (7.71ha) từ cuối năm 2021, dự án Đường số 4 (18.3ha) đang GPMB cũng như có kế hoạch đầu tư gối đầu một số khu dân cư trọng điểm của Tiền Giang như dự án Đường D7 và khu dân cư 2 bên đường (6.16ha) và dự án Nguyễn Công Bình (19.69ha).
  • Năm 2022, KBSV ước lợi nhuận đạt 214.1 tỷ đồng (+64.3% YoY) và doanh thu ước đạt 2089 tỷ đồng (+59.1% YoY). Khuyến nghị MUA cho cổ phiếu THG với mức giá mục tiêu cho giai đoạn 1 năm là 120,500 VNĐ/ cổ phiếu, tương ứng mức sinh lời 51.1% so với giá đóng cửa ngày 7/2/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10217_THG_KBSV_2022-2-8.pdf

12.     VIC [ Trung lập ]: Tập trung sản xuất xe hơi điện – Báo cáo nhanh – KBSV – 08/02/2022

  • Vingroup đã công bố KQKD Quý 4/2021 với doanh thu đạt 34,458 tỷ VND (-4%YoY), LNST của cổ đông công ty mẹ âm 5,964 tỷ VND. Lũy kế cả năm 2021, doanh thu đạt 125,306 tỷ VND (+13%YoY) và LNST của cổ đông công ty mẹ âm 2,771 tỷ VND do khoản chi phí phát sinh do dừng sản xuất xe xăng khoảng 5,484 tỷ VND và chi phí cho các hoạt động phòng chống dịch là 6,099 tỷ VND. Nếu ko tính các khoản chi phí phát sinh, LNST của VIC đạt 4,373 tỷ VND, đạt 97% kế hoạch năm 2021.
  • Trong quý 4, Vinhomes ghi nhận doanh số bán 17,400 căn (+544%YoY) với tổng giá trị hợp đồng đạt 37,900 tỷ VND (+130%YoY), trong đó bao gồm 7 giao dịch bán buôn (tại các dự án Ocean Park, Smart City, Wonder Park, Dream City và một dự án tại khu vực phía Nam) với tổng giá trị đạt 22,000 tỷ VND. Như vậy, lũy kế cả năm 2021, Vinhomes đã bán được 39,100 căn với tổng giá trị là 78,900 tỷ VND, đạt 83% kế hoạch pre-sales đã đặt ra.
  • Doanh thu quý 4/2021 của riêng Vinhomes (bao gồm cả doanh thu bán buôn và BCC) đạt 25,400 tỷ VND (-26%YoY), LNST đạt 11,900 tỷ VND (+8%YoY). Doanh số bán và chưa ghi nhận doanh thu đến cuối quý 4/2021 đạt 52,400 tỷ VND (-16%YoY).
  • Doanh thu mảng sản xuất trong quý 4/2021 đạt 4,420 tỷ VND. Lãi trước thuế mảng sản xuất là 21 tỉ VND. Trong Quý 4, VinFast bán được 10,100 xe ô tô (-22%YoY) và 12,600 xe máy điện (+55% YoY), duy trì vị trí đứng đầu về thị phần trong các phân khúc, lũy kế cả năm công ty bán được 35,700 ô tô và 42,000 xe máy điện, đạt lần lượt 85% và 20% kế hoạch đặt ra.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10216_VIC_KBSV_2022-2-8.pdf

13.     CTG [ Tích cực – 42,500đ/cp ]: Lợi nhuận dự báo tăng mạnh trong 2022 – BVSC – 08/02/2022

  • Vietinbank là một trong những ngân hàng có sự cải thiện mạnh mẽ nhất trong vài năm qua. Trong giai đoạn từ 2018-2021, CTG tăng trưởng LNST bình quân là 39%, ROE tăng từ mức 8% lên 15,7%. Trong năm 2021, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như việc Vietinbank đẩy mạnh hoạt động trích lập dự phòng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng lợi nhuận nhưng điều này tạo ra bộ đệm và nhiều khả năng sẽ làm cho CTG tăng trưởng mạnh trong năm 2022. Ước tính mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cho năm 2022 là 57%. Cùng với đó CTG có mức định giá tương đối hấp dẫn thì BVSC đánh giá OUTPERFORM đối với CTG với mức giá mục tiêu là 42.500 VND/CP (tiềm năng tăng giá là 17% so với mức giá đóng của ngày 07/02/2022 là 36.300 VND/CP).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10215_CTG_BVSC_2022-2-8.pdf

14.   CRE [ Tích cực – 33,000đ/cp ] Q4/2021: KQKD sát với dự báo  – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 tăng 23,2% đạt 129 tỷ đồng, trong khi doanh thu tăng 35,4% đạt 1.089 tỷ đồng, nhờ mảng dịch vụ môi giới và đầu tư thứ cấp phục hồi. KQKD của Công ty sát với dự báo của HSC.
  • HSC đang xem xét lại dự báo, khuyến nghị và giá mục tiêu. Hiện HSC khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với CRE, với giá mục tiêu theo phương pháp DCF là 33.000đ. Theo dự báo hiện tại của HSC, cổ phiếu của CRE đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 9,9 lần so với mức bình quân trong 3 năm trước đó là 6,2 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10211_CRE_HSC_2022-2-8.pdf

15.     KDH [ MUA – 56,400đ/cp ]: KQKD Q4/2021 vượt kỳ vọng nhờ thu nhập khác  – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022

  • KQKD Q4/2021 vượt kỳ vọng, chủ yếu nhờ thu nhập khác sau khi ghi nhận lợi thế thương mại âm từ một thương vụ M&A. KQKD cốt lõi nói chung sát kỳ vọng của HSC.
  • Lợi nhuận thuần năm 2021 đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 4,3%) với doanh thu đạt 2,8 nghìn tỷ đồng (tăng trưởng 18,2%). Kết quả thực hiện lần lượt đạt 91% và 125% dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần của HSC cho năm 2021.
  • HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo sau khi KDH công bố lợi nhuận thuần vượt kỳ vọng trong năm 2021. Hiện thị giá cổ phiếu KDH đang chiết khấu 19,9% so với ước tính RNAV của HSC; thấp hơn mức bình quân 22,1% trong 3 năm qua.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10210_KDH_HSC_2022-2-8.pdf

16.     AAA [ Kém khả quan – 16,200đ/cp ]: Q4/2021: KQKD trái chiều do tỷ suất lợi nhuận giảm – Báo cáo nhanh – HSC – 08/02/2022

  • Lợi nhuận thuần của AAA trong Q4/2021 tăng nhẹ 5,2% đạt 61 tỷ đồng, mặc dù doanh thu thuần tăng 98% đạt 4.198 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận giảm do chi phí vận chuyển tăng mạnh.
  • Lợi nhuận thuần và doanh thu thuần năm 2021 lần lượt đạt 285 tỷ đồng (tăng trưởng 8,8%) và 13.154 tỷ đồng (tăng trưởng 77%).
  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 và năm 2021 lần lượt vượt 5,7% và 1,4% dự báo của HSC.
  • Lợi nhuận thuần năm 2021 chỉ cao hơn 1,4% so với dự báo. Do đó, HSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 lần lượt đạt 364 tỷ đồng (tăng trưởng 30%) và 405 tỷ đồng (tăng trưởng 11,2%). Động lực tăng trưởng chính đến từ các dự án KCN, do HSC dự báo KCN An Phát 1 sẽ mang lại lợi nhuận vào năm 2022 và Công ty sẽ lấp đầy 100% KCN APC trong năm nay. HSC đang xem xét lại giá mục tiêu và khuyến nghị Giảm tỷ trọng. Sau khi giá cổ phiếu giảm gần đây, giá mục tiêu của HSC hiện thấp hơn 2,4% so với thị giá hiện tại.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10212_AAA_HSC_2022-2-8.pdf

17.     Ngành dầu khí [ Trung lập ] Giá dầu đạt đỉnh 7 năm và cơ hội đối với cổ phiếu dầu khí – SSI – 08/02/2022

  • Giá dầu Brent đã vượt 90 USD/thùng vào ngày 3/2/2021, đánh dấu mức cao nhất kể từ cuối tháng 10 năm 2014. Sự tăng mạnh của giá dầu được cho là kết hợp của nhiều nguyên nhân: nhu cầu đang phục hồi mạnh mẽ sau dịch Covid-19 trong khi nguồn cung đang được kiểm soát một cách thận trọng (OPEC+ trong cuộc họp ngày 2/2/2022 đã giữ nguyên lộ trình tăng sản lượng thêm 400k thùng/ngày chứ không tăng nhiều hơn). Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng như tình hình nóng lên ở Trung Đông cũng thúc đẩy giá dầu lên cao.
  • Các tổ chức lớn trên thế giới đều có dự báo khá lạc quan về triển vọng của giá dầu năm 2022. Nhu cầu nhiên liệu tăng mạnh sau khi các nên kinh tế mở cửa trở lại là động lực chính khiến giá dầu được dự báo sẽ duy trì ở mức cao, đặc biệt là nguồn cung dầu khí trong những năm qua đã không tăng mạnh do chiến lược giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch và tăng đầu tư cho năng lượng tái tạo cũng như thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ kể từ tháng 4/2020. Goldman Sachs trong báo cáo hồi cuối tháng 1/2022 dự báo giá dầu sẽ có thể đạt 100 USD/thùng vào 2 quý cuối năm 2022, và mức trung bình cả năm 2022 có thể đạt 95,8 USD/thùng, và năm 2023 có thể đạt trung bình 105 USD/thùng (mức tăng đáng kể so với dự báo trước kia là 81 và 85 USD/thùng cho năm 2022 và 2023).
  • Theo OPEC, tổng số giàn khoan đang hoạt động trong 2021 đã vượt năm 2020 nhưng thấp hơn nhiều so với năm 2019. Do các hoạt động đầu tư đã chuyển hướng sang nhiên liệu xanh, đầu tư vào nhiêu liệu hóa thách đã giảm trong những năm gần đây. Do đó, tình trạng dư cung có thể không xảy ra trong ngắn hạn, điều này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho giá dầu.
  • Rủi ro: Giá dầu luôn nhạy cảm với tin tức biến thể Covid-19 mới, do đó vẫn còn rủi ro từ đại dịch tới giá dầu. Yếu tố hỗ trợ giá dầu là nhu cầu tăng, đặc biệt từ ngành hàng không (từ việc các quốc gia khác phục hồi/ mở cửa trở lại). Ngoài ra, bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bất ổn chính trị cũng đẩy giá dầu tăng trong ngắn hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10214_none_SSI_2022-2-8.pdf

18.  HSG [ Nắm giữ – 46,500đ/cp ]: Q1/2022: KQKD thấp do tỷ suất lợi nhuận giảm – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022

  • KQKD Q1/2022 thấp với lợi nhuận thuần tăng 11,6% so với cùng kỳ nhưng giảm 32,1% so với quý trước, chỉ đạt 20% dự báo cả năm 2022 của HSC là 3.199 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp giảm mạnh xuống 12,5% (Q1/2021 là 16,5%).
  • Doanh thu tăng 86% so với cùng kỳ và 7,2% so với quý trước, đạt 34% dự báo cả năm 2022 của HSC. Doanh thu thuần được củng cố nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 12,5% do nhu cầu xuất khẩu cao, cùng với giá bán bình quân tăng 65,4%.
  • Giá cổ phiếu HSG kém hơn 39% so với chỉ số trong 3 tháng qua sau khi giá HRC sụt giảm trên toàn cầu. HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
  • Do doanh thu Q1/2022 vượt dự báo của HSC nhưng lợi nhuận thuần thấp hơn so với dự báo, HSC đang xem xét lại dự báo cả năm 2022. HSC hiện dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận thuần năm 2022 lần lượt là 49.751 tỷ đồng (tăng trưởng 2,1%) và 3.199 tỷ đồng (giảm 25,8%). Giá cổ phiếu HSG đã giảm gần 40% trong 3 tháng vừa qua và kém hơn 39% so với chỉ số VNIndex sau khi giá HRC trên toàn cầu sụt giảm. HSC đang xem xét lại khuyến nghị và giá mục tiêu đối với HSG nhằm cập nhật xu hướng giá HRC và nhu cầu tiêu thụ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10218_HSG_HSC_2022-2-9.pdf

19.          MWG [ MUA – 181,300đ/cp ]: Q4/2021: Vượt nhẹ dự báo – HSC – 09/02/2022

  • KQKD Q4/2021 tích cực và vượt nhẹ dự báo của HSC. Doanh thu thuần tăng 33% đạt 36.138 tỷ đồng, vượt 12% dự báo của HSC trong khi lợi nhuận thuần tăng 66% đạt 1.562 tỷ đồng, vượt 4% dự báo của HSC.
  • Doanh thu thuần và Lợi nhuận thuần của TGDĐ & ĐMX, động lực tăng trưởng chính của Công ty, lần lượt tăng 44% và 25%. Trong khi doanh thu thuần của BHX giảm 8%.
  • Trong năm 2022, MWG sẽ tăng thêm các mặt hàng tại cửa hàng TGDĐ & ĐMX, mở rộng số cửa hàng ĐMX Supermini lên 1.000 cửa hàng, Top Zone lên 200 cửa hàng và cải thiện tỷ suất lợi nhuận tại BHX. HSC tin rằng mảng kinh doanh điện thoại và điện tử tiêu dùng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ nhu cầu cao và khả năng gia tăng thị phần của Công ty. HSC dự báo doanh thu thuần của BHX sẽ cải thiện sau kỳ nghỉ Tết khi công nhân, khách hàng chính của Công ty, sẽ trở lại làm việc tại các KCN. HSC hiện dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 sẽ đạt lần lượt 6.404 tỷ đồng, tăng trưởng 32% và 7.925 tỷ đồng, tăng trưởng 24%. HSC duy trì dự báo, khuyến nghị Mua vào và giá mục tiêu là 181.300đ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10219_MWG_HSC_2022-2-9.pdf

20.      MSN [ MUA – 186,000đ/cp ]: Các mảng kinh doanh tiêu dùng dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ – VCSC – 09/02/2022

  • Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố KQKD sơ bộ năm 2021, bao gồm doanh thu đạt 88,6 nghìn tỷ đồng (+15% YoY), EBITDA là 16,3 nghìn tỷ đồng (+57% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo (bao gồm các khoản LN bất thường) 8,6 nghìn tỷ đồng (+594% YoY). Doanh thu/EBITDA/LNST sau lợi ích CĐTS đã đạt 95%/95%/93% dự báo năm 2021 tương ứng của VCSC.
  • Mặc dù báo cáo tài chính đầy đủ chưa được công bố, VCSC cho rằng chênh lệch giữa dự báo lợi nhuận của VCSC và kết quả thực tế năm 2021 của MSN là do (1) doanh số bán hàng chậm hơn kỳ vọng của WinCommerce (WCM) trong quý 4/2021 do tác động tiêu cực của dịch COVID-19 đối với sức mua của người tiêu dùng phổ thông và thu nhập thấp, (2) chi phí quản lý doanh nghiệp cao hơn dự phóng, và (3) ghi nhận LN bất thường của MSN từ thoái vốn khỏi mảng kinh doanh thức ăn chăn nuôi thấp hơn nhẹ so với dự báo của VCSC. Về điểm (1), VCSC lưu ý rằng đối thủ cạnh tranh chính của WCM – chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX) của MWG – cũng có mức sụt giảm sâu doanh thu QoQ trong quý 4/2021 khi doanh thu/cửa hàng trung bình hàng tháng của BHX giảm mạnh từ 1,6 tỷ đồng trong quý 3/2021 còn gần 1 tỷ đồng trong tháng 10 – tháng 11/2021.
  • Mặc dù thấp hơn dự báo của VCSC, lợi nhuận năm 2021 của MSN vẫn củng cố quan điểm lạc quan của VCSC về triển vọng tăng trưởng của hệ sinh thái tiêu dùng của MSN, dựa trên sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong các mảng kinh doanh sản phẩm tiêu dùng của công ty (FMCG và thịt) cũng như xu hướng tích cực về khả năng sinh lời của WCM và cũng như việc chuỗi này đang tăng tốc mở rộng cửa hàng.
  • VCSC cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể đối với dự báo năm 2022 hiện tại của VCSC đối với MSN, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10224_MSN_VCSC_2022-2-9.pdf

21.     ACV [Tích cực – 90,600đ/cp] Q4/2021: Lợi nhuận thuần được hỗ trợ nhờ lãi tỷ giá – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 thuộc về cổ đông ACV là 200 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ và thấp hơn 10% so với dự báo của HSC, nhưng hồi phục mạnh so với lỗ 767 tỷ đồng trong Q3/2021 nhờ thu nhập tài chính tăng và lỗ gộp giảm.
  • Doanh thu hợp nhất (bao gồm doanh thu tài sản khu bay) giảm 54,2% so với cùng kỳ xuống 960 tỷ đồng (so với dự báo của HSC là 940 tỷ đồng), nhưng vẫn cải thiện so với quý trước nhờ số lượng hành khách trong nước phục hồi (tăng 159% so với quý trước) kể từ giữa tháng 10/2021.
  • HSC đang xem xét lại giá mục tiêu, khuyến nghị và dự báo nhằm cập nhật quy định cách ly mới nhất đối với các du khách quốc tế.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10221_ACV_HSC_2022-2-9.pdf

22.     SZC [ Tích cực – 67,100đ/cp ]: Lợi nhuận vượt dự báo của VCSC nhờ doanh số bán đất KCN và biên lợi nhuận – Báo cáo cập nhật– VCSC – 09/02/2022

  • CTCP Sonadezi Châu Đức (SZC) đã công bố KQKD quý 4/2021 với doanh thu tăng 109% YoY đạt 148 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 187% YoY lên 68 tỷ đồng. VCSC lưu ý rằng quý 4/2020 là mức cơ sở so sánh tương đối thấp do doanh số bán đất KCN thấp.
  • So với quý 3/2021, doanh thu quý 4/2021 giảm 9,3% QoQ; tuy nhiên, LNST sau lợi ích CĐTS tăng 2,4% QoQ. Sự chênh lệch giữa doanh thu và lợi nhuận chủ yếu là do biên LNST của SZC tăng 5,2 điểm % trong quý 4/2021, mà VCSC cho rằng do giá đất KCN tăng.
  • Trong cả năm 2021, doanh thu của SZC tăng 65% YoY đạt 713 tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 74% YoY đạt 324 tỷ đồng. VCSC cho rằng lợi nhuận tích cực chủ yếu đến từ doanh số bán đất KCN tăng mạnh; tuy nhiên, SZC chưa cung cấp thông tin chi tiết về diện tích bán đất KCN của công ty.
  • Biên lợi nhuận gộp của SZC tăng từ 54% trong năm 2020 lên 63% trong năm 2021, nhờ (1) đóng góp cao hơn từ mảng bán đất KCN vốn có biên lợi nhuận cao (chiếm 98% tổng doanh thu năm 2021 so với 82% vào năm 2020) và (2) biên lợi nhuận gộp của mảng bán đất KCN cao hơn do giá đất KCN tăng. Biên lợi nhuận gộp thực tế năm 2021 của SZC cao hơn giả định cả năm của VCSC là 61%.
  • Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của SZC đều hoàn thành 111% dự báo cả năm của VCSC. Những kết quả này vượt dự báo hiện tại của VCSC nhờ ghi nhận doanh số bán đất KCN tích cực hơn và biên lợi nhuận ròng tăng mạnh hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10226_SZC_VCSC_2022-2-9.pdf

23.     VSC [ Nắm giữ – 46,700đ/cp ]: Q4/2021: Lợi nhuận tăng nhờ tỷ suất lợi nhuận cải thiện – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 tăng mạnh 43,9% đạt 91,5 tỷ đồng nhờ doanh thu tăng 10,5% và tỷ suất lợi nhuận tăng mạnh, nhưng mức lợi nhuận này vẫn thấp hơn 7% so với dự báo của HSC.
  • Lợi nhuận thuần và doanh thu thuần năm 2021 lần lượt đạt 350 tỷ đồng (tăng trưởng 45,8% nhưng thấp hơn 2% so với dự báo) và 1.892 tỷ đồng (tăng trưởng 12%).
  • HSC duy trì dự báo với lợi nhuận thuần năm 2022 và 2023 sẽ tăng trưởng lần lượt 12,3% và 14,0% đạt lần lượt 400 tỷ đồng và 439 tỷ đồng. HSC đang xem xét lại khuyến nghị Nắm giữ và giá mục tiêu đối với VSC sau khi giá cổ phiếu sụt giảm gần đây. Tại giá mục tiêu hiện tại là 46.700đ, tiềm năng tăng giá là 19,6%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10220_VSC_HSC_2022-2-9.pdf

24.     SCS [ MUA – 169,000đ/cp ] KQKD vượt nhẹ dự báo của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 09/02/2022

  • CTCP Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) công bố KQKD quý 4/2021 cao hơn nhẹ so với kỳ vọng của VCSC. Trong quý 4/2021, doanh thu của SCS tăng 33% YoY đạt 263 tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 24% YoY đạt 159 tỷ đồng.
  • Trong quý 4/2021, sản lượng hàng hóa quốc tế tăng 23% YoY lên 54.329 tấn, nhưng lượng hàng hóa trong giảm 30% YoY còn 11.872 tấn.
  • Sản lượng hàng hóa quốc tế tăng trưởng trong quý 4/2021 chủ yếu nhờ các nhà xuất khẩu/nhập khẩu ưu tiên vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nhờ lợi thế về thời gian. VCSC cho rằng sản lượng gia tăng cũng đến từ nhu cầu tăng mạnh sau khi các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt bắt đầu được dỡ bỏ từ đầu quý 4/2021 tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
  • Trong khi đó, VCSC cho rằng sản lượng hàng hóa trong nước giảm trong quý 4/2021 chủ yếu do số lượng các chuyến bay nội địa hạn chế trong tháng 10 và tháng 11.
  • So với quý trước, doanh thu của SCS tăng 53% QoQ trong quý 4/2021 trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 31% QoQ, chủ yếu phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ từ mức cơ sở thấp của quý 3/2021 do TP.HCM và các tỉnh lân cận thực hiện những biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt.
  • Trong cả năm 2021, doanh thu của SCS đã tăng 21% YoY đạt 839 tỷ đồng trong khi LNST sau lợi ích CĐTS tăng 22% đạt 565 tỷ đồng. Mức tăng trưởng lợi nhuận tích cực này chủ yếu nhờ sản lượng hàng hóa tăng 8,5% YoY và giá dịch vụ trung bình (ASP) tăng 13% YoY.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10227_SCS_VCSC_2022-2-9.pdf

25.     NVL [ Trung lập ]: Lợi nhuận ròng Quý 4 tăng 42%YoY – KBSV – 09/02/2022

  • Doanh thu trong quý 4/2021 đạt 4.6 nghìn tỷ VND (275% YoY) trong đó doanh thu từ chuyển nhượng BĐS trong quý đạt 4.2 nghìn tỷ VND (+368% YoY) chủ yếu đến từ bàn giao các căn hộ tại dự án Saigon Royal, Aqua City và Hồ Tràm. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 0.8 nghìn tỷ VND (+42% YoY).
  • Lũy kế cả năm 2021, doanh thu của NVL đạt 14.9 nghìn tỷ VND (+197% YoY), trong đó doanh thu chuyển nhượng BĐS đạt 13.5 nghìn tỷ VND (+264% YoY). Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 3.2 nghìn tỷ VND (-18% YoY). Lợi nhuận giảm so với cùng kỳ là do trong năm 2020, NVL ghi nhận 5.7 nghìn tỷ VND từ lãi từ chuyển nhượng cổ phần mà NVL sở hữu tại các công ty dự án và lãi từ việc đánh giá lại các khoản đầu tư ở các công ty con sau khi sáp nhập. Như vậy, NVL đã hoàn thành lần lượt 54% và 84% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Biên lợi nhuận gộp đạt 45%, tăng so với mức 37% của cùng kì năm 2020 do tỷ trọng cao hơn của các sản phẩm thấp tầng được bàn giao (phần lớn tại các dự án Aqua City, Novaworld Hồ Tràm và Novaworld Phan Thiết) với biên lợi nhuận cao hơn so với căn hộ cao tầng.
  • Công ty dự kiến doanh thu năm 2022 đạt khoảng 35-38 nghìn tỷ VND (135-155%YoY) và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 6.5-6.8 nghìn tỷ VND (86-94%YoY). Tổng giá trị hợp đồng bán hàng đạt khoảng 140 nghìn tỷ VND (+67%YoY).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10242_NVL_KBSV_2022-2-10.pdf

26.     VHM [ Tích cực – 89,200đ/cp ]: KQKD Q4/2021 vượt dự báo đáng kể– Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022

  • Lợi nhuận thuần Q4/2021 vượt 182% dự báo của HSC, chủ yếu nhờ doanh thu từ bán sỉ dự án cao hơn kỳ vọng và lãi từ thoái vốn dự án (không có trong dự báo). Nếu bỏ lãi từ thoái vốn dự án, lợi nhuận thực hiện cao hơn khoảng 80% dự báo.
  • Doanh thu năm 2021 đạt 85 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,9% và lợi nhuận thuần đạt 39 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 42,7%; lần lượt đạt 124,6% và 93% dự báo doanh thu và lợi nhuận thuần của HSC.
  • HSC khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với VHM với giá mục tiêu dựa trên phương pháp SOTP là 89.200đ (tiềm năng tăng giá: 8,5%). Tuy nhiên, HSC sẽ xem xét lại KQKD và triển vọng của VHM..

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10237_VHM_HSC_2022-2-10.pdf

27.   VRE [ Tích cực ] KQKD Q4/2021 cho thấy sự hồi phục – Báo cáo nhanh – HSC – 09/02/2022

  • KQKD Q4/2021 sát dự báo với lợi nhuận thuần đạt 121,8 tỷ đồng (giảm 87,5%) và doanh thu thuần đạt 1.367 tỷ đồng (giảm 58%). Lợi nhuận thuần hồi phục rõ rệt, tăng 402% so với quý trước sau khi chịu ảnh hưởng tiêu cực của giãn cách xã hội trong Q3/2021.
  • Lợi nhuận thuần năm 2021 đạt 1.315 tỷ đồng (giảm 44,8%) và doanh thu đạt 5,9 nghìn tỷ đồng (giảm 29,3%); sát với kỳ vọng của HSC.
  • HSC khuyến nghị Tăng tỷ trọng với tiềm năng tăng giá 14,4%. Hiện thị giá VRE chiết khấu 23% so với RNAV, sát mức chiết khấu bình quân 3 năm. Vì VRE hoãn khai trương các TTTM mới nên HSC đang xem xét lại dự báo.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10233_VRE_HSC_2022-2-10.pdf

28.     MSN [ Trung lập ] Lợi nhuận 2021 vượt kì vọng dù chịu nhiều ảnh hưởng từ dịch bệnh– KBSV – 10/02/2022

  • Tổng quan, doanh thu hợp nhất năm 2021 đạt 88,629 tỉ đồng (+14.8% YoY), mức doanh thu này thấp hơn so với kế hoạch năm của MSN, chủ yếu do ảnh hưởng từ việc bán lại mảng thức ăn chăn nuôi tại Masan Meatlife (MML) và các tác động từ đại dịch Covid lên kế hoạch mở rộng cửa hàng của chuỗi bán lẻ cũng như các phát kiến sản phẩm mới từ ngành hàng tiêu dùng.
  • Wincommerce (WCM) đạt lợi nhuận sau thuế dương trong nửa sau của năm 2021, nhờ vào biên EBITDA dương trong Q42021. Masan Consumer (MCH) tăng trưởng doanh thu thuần 20% YoY nhờ vào các mảng chính tăng trưởng tốt (gia vị, thực phẩm tiện lợi, thịt). MML hoàn tất chuyển giao mảng thức ăn chăn nuôi trong T11/2021, tập trung vào mảng thịt mát thương hiệu (heo, gà); trong năm hai mảng thịt tích hợp đạt doanh thu 4,5 nghìn tỷ đồng (+88.6% YoY). Masan High Tech (MHT) đạt doanh số kỉ lục trong 2021 (13,564 tỷ đồng) nhờ vào giá đầu ra tăng cao cũng như H.C.Starck hoạt động hiệu quả hơn.
  • EBITDA hợp nhất năm 2021 đạt 16,361 tỷ đồng (+58.1% YoY); biên EBITDA được cải thiện đáng kể đạt mức 18.5% so với 13.4% của năm 2020. Biên EBITDA được gia tăng tốt chủ yếu đến từ EBITDA của The CrownX tăng trưởng 72.9% YoY. Tính riêng trong Q4/2021, EBITDA đạt 21.1%, nhiều hơn 330 điểm cơ bản so với Q4/2020.
  • Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông năm 2021 tăng 593.9% YoY, đạt 8,563 tỷ đồng. Dòng tiền tự do (FCF) đạt 3,407 tỷ đồng (+75% YoY); tỉ lệ nợ ròng/EBITDA giảm từ 5.2x xuống 2.2x chủ yếu nhờ cải thiện biên EBITDA và số dư tiền, tương đương tiền tăng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10241_MSN_KBSV_2022-2-10.pdf

29.     GAS [ Tích cực – 134,000đ/cp ]: Nâng định giá nhờ xu hướng giá dầu tăng – Báo cáo nhanh – SSI – 10/02/2022

  • SSI điều chỉnh khuyến nghị cổ phiếu GAS từ Trung lập lên Khả quan, tương ứng giá mục tiêu 1 năm là 134.000 đồng/cp (từ 130.000 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá 21,8% (dựa trên PE mục tiêu 22x và phương pháp DCF). Quan điểm tích cực của SSI đến từ (1) cho năm 2022, giả định giá dầu thô Brent trung bình tăng lên 80 USD/thùng (từ mức giả định trước là 75 USD/thùng) và (2) sản lượng khí khô phục hồi 18,5% so với cùng kỳ lên 8,5 tỷ m3 nhờ nhu cầu từ các nhà máy điện phục hồi và nhu cầu từ khu công nghiệp tăng mạnh. Do đó, SSI ước tính doanh thu và lợi nhuận ròng công ty mẹ GAS sẽ đạt 90 nghìn tỷ đồng (+17,5% YoY) và 11,6 nghìn tỷ đồng (+35,3% YoY) trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10238_GAS_SSI_2022-2-10.pdf

30.     HT1 [ Kém khả quan ]: Lợi nhuận phục hồi so với quý trước trong quý 4/2021 – phù hợp với kỳ vọng của VCSC – Báo cáo cập nhật – VCSC – 09/02/2022

  • CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) báo cáo KQKD quý 4/2021 thấp với doanh thu thuần giảm 8% YoY còn 2,0 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 53 tỷ đồng (-63% YoY). Tuy nhiên, KQKD quý 4/2021 của HT1 đã phục hồi so với quý trước (QoQ) khi công ty ghi nhận lỗ ròng 19,7 tỷ đồng vài quý 3/2021.
  • Trong quý 4/2021, sản lượng bán xi măng của HT1 đạt 1,66 triệu tấn (-12% YoY; +81% QoQ) do hoạt động xây dựng trong nước được triển khai trở lại sau tình trạng gián đoạn do đợt dịch COVID-19 thứ tư vào quý 3/2021, dẫn đến sản lượng bán xi măng đạt 5,99 triệu tấn (-10% YoY) trong cả năm 2021, phù hợp với dự báo của VCSC.
  • Cùng với sự phục hồi về doanh thu, biên lợi nhuận gộp của HT1 đã tăng từ 4,4% vào quý 3/ 2021 lên 7,1% trong quý 4/2021. Giá than tăng cao trong quý 4/2021 tiếp tục ảnh hưởng đến đà phục hồi lợi nhuận của HT1. Theo ban lãnh đạo, chi phí than đầu vào trung bình của HT1 tăng 41% YoY (hay 36% QoQ) trong quý 4/2021, nhưng công ty chỉ có thể chuyển một phần mức tăng của giá than sang giá bán thông qua việc tăng tăng giá bán trung bình (ASP) thêm 4% YoY (hoặc 5% QoQ) trong quý 4/2021.
  • Trong cả năm 2021, LNST sau lợi ích CĐTS của HT1 đạt 370 tỷ đồng (-39% YoY), hoàn thành 95% dự báo của VCSC. Khi lợi nhuận năm 2021 của HT1 phù hợp với kỳ vọng của VCSC, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể đối với dự báo hiện tại của VCSC cho.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10250_HT1_VCSC_2022-2-11.pdf

31.   NKG [ Kém khả quan ] Lợi nhuận quý 4/2021 tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 25% so với quý trước – VCSC – 10/02/2022

  • CTCP Thép Nam Kim (NKG) công bố KQKD quý 4/2021 với doanh thu đạt 8,8 nghìn tỷ đồng (+157% YoY và +17% QoQ) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 452 tỷ đồng (+194% YoY và -25% QoQ), đến từ sản lượng xuất khẩu tăng trưởng mạnh và giá thép tiếp tục duy trì ở mức cao (giá thép cuộn cán nóng/HRC trung bình trong quý 4/2021 đạt khoảng 840 USD/tấn, giảm 10% QoQ).
  • VCSC cho rằng LNST sau lợi ích CĐTS của NKG giảm 25% QoQ trong quý 4/2021 chủ yếu do (1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 17,2% vào quý 3/2021 còn 12,0% trong quý 4/2021 (VCSC cho rằng mức giảm này đến từ chênh lệch nhỏ hơn giữa giá HRC đầu vào và giá bán tôn mạ thành phẩm) và (2) NKG ghi nhận khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đáng kể trị giá 420 tỷ đồng – tương ứng 82% LNTT báo cáo của công ty trong quý 4/2021. VCSC cũng lưu ý rằng NKG cũng ghi nhận khoản thu nhập tài chính trị giá 106 tỷ đồng (+320% YoY) trong quý 4/2021, tuy nhiên, VCSC cần trao đổi thêm với công ty để có thêm thông tin chi tiết về con số này.
  • Trong cả năm 2021, sản lượng bán tấm tôn mạ và ống thép của NKG đạt 1,1 triệu tấn (+54% YoY). LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 của NKG đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+653% YoY), hoàn thành 107% dự báo của VCSC. Do KQKD của công ty phù hợp với dự báo của VCSC, VCSC cho rằng không có thay đổi đáng kể nào đối với các dự báo hiện tại của VCSC cho NKG như đã đề cập trong Báo cáo cập nhật ngày 18/11/2021, dù cần thêm đánh giá chi tiết. VCSC lưu ý quan điểm của VCSC cho rằng các nhà sản xuất thép như NKG sẽ có ít cơ hội để tiếp tục ghi nhận biên lợi nhuận cao bất thường từ việc tích lũy hàng tồn kho nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp trong năm 2022, dẫn đến áp lực từ chi phí đầu vào gia tăng đến biên lợi nhuận. Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết tại các trang 148-165 của báo cáo Chiến lược Việt Nam 2022, ngày 07/01/2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10249_NKG_VCSC_2022-2-11.pdf

32.     KBC [ Tích cực – 81,800đ/cp ]: Những điểm chính trong ĐHCĐ bất thường lần 1/2022 – Báo cáo nhanh – VNDS – 10/02/2022

  • KBC ghi nhận LN ròng Q4/21 đạt 212 tỷ đồng (+9,3% svck). LN ròng 2021 tăng 249,8% svck đạt 783,7 tỷ đồng, hoàn thành 74% dự phóng.
  • KBC đặt mục tiêu doanh thu 2022 đạt 9.800 tỷ đồng (+127,5% svck) và LN ròng 4.500 tỷ đồng (+474,2% svck).
  • ĐHCĐ đã thông qua trả cổ tức 33,33% và đề xuất tăng vốn thông qua việc phát hành riêng lẻ trong 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10255_KBC_VNDS_2022-2-11.pdf

33.     BMP [ Phù hợp thị trường – 61,700đ/cp ]: Lợi nhuận phục hồi mạnh so với quý trước trong quý 4/2021 – Báo cáo nhanh – VCSC – 10/02/2022

  • CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) đã công bố KQKD phục hồi mạnh so với quý trước trong quý 4/2021 với doanh thu thuần đạt 1,4 nghìn tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 114 tỷ đồng (công ty ghi nhận doanh thu đạt 527 tỷ đồng và lỗ 26 tỷ đồng vào quý 3/2021). So với cùng kỳ năm 2020, KQKD quý 4/2021 của BMP cũng khả quan khi doanh thu tăng 9% YoY và LNST sau lợi ích CĐTS tăng 3% YoY dù giá nhựa đầu vào tăng cao.
  • VCSC cho rằng KQKD tăng trưởng mạnh trong quý 4/2021 nhờ ngành vật liệu xây dựng (bao gồm ống nhựa) phục hồi nhờ nhu cầu tồn động từ quý 3/2021 do tình trạng gián đoạn gây nên bởi làn sóng dịch COVID-19 thứ tư tại Việt Nam. BMP vẫn chưa công bố sản lượng bán quý 4/2021; tuy nhiên, VCSC cho rằng công ty sẽ ghi nhận mức tăng trưởng mạnh so với quý trước, dẫn đến 1) tăng trưởng doanh thu tương ứng và 2) cho phép BMP chuyển chi phí nhựa đầu vào cao hơn sang giá bán, qua đó nâng biên lợi nhuận gộp đạt 19,9% trong quý 4/2021 so với mức chỉ 4,5% trong quý 3/2021.
  • Trong cả năm 2021, BMP ghi nhận doanh thu đạt 4,6 nghìn tỷ đồng (-3% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 214 tỷ đồng (-59% YoY). Vì lợi nhuận cả năm 2021 của BMP vượt dự báo của VCSC nhờ biên lợi nhuận cao hơn, VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh tăng các dự báo hiện tại của VCSC cho BMP như đã nêu trong Báo cáo cập nhật ngày 04/11/2021, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10251_BMP_VCSC_2022-2-11.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN