TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 10/01 – 14/01/2021

Lượt xem: 3330 | Ngày đăng: 21/01/2022 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 10/01 14/01/2021

  1. Ngành ô tô [ Trung lập ]: Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, nhu cầu ô tô có thể tiếp tục xu hướng tăng mạnh– Báo cáo ngắn – SSI – 12/01/2022
  2. VIC [ Nắm giữ – 88,500đ/cp ]: Vinfast sẽ tập trung sản xuất thuần xe hơi điện – Báo cáo cập nhật – HSC – 13/01/2022
  3. Ngành cảnh biển & Logistics [Tích cực] Nối tiếp đà tăng trưởng – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 10/01/2022
  4. Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Thông tư 16: Tác động không quá nghiêm trọng tới hầu hết các doanh nghiệp khuyến nghị – HSC – 10/01/2022
  5. AAA [ Bán ]: Hạ khuyến nghị xuống Giảm tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 10/01/2022
  6. HPG [ MUA – 73,900đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ tháng 12/2021 tăng 14% – Báo cáo nhanh – HSC – 11/01/2022
  7. DRC [ MUA – 39,400đ/cp ] Nâng khuyến nghị lên Mua vào sau khi giá cổ phiếu sụt giảm gần đây – HSC – 10/01/2022
  8. CTG [ MUA – 40,300đ/cp]: Định giá hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – MAS – 11/01/2022
  9. GDT [ Trung lập ]: KQKD 2021 phù hợp dự báo; kỳ vọng lợi nhuận cao cho năm 2022 – Báo cáo nhanh – VCSC – 11/01/2022
  10. HAX [ MUA – 37,000đ/cp ]: Hàng xanh – BSC – 12/01/2022
  11. VRE [ MUA –38,600đ/cp ] Còn nhiều điều đáng chờ đợi – Báo cáo nhanh – HSC – 13/01/2022
  12. Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Cổ phiếu Dầu khí nào sẽ hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn – Báo cáo doanh nghiệp – VNDS – 14/01/2022
  13. Ngành thực phẩm và đồ uống [ Kém khả quan ]: Việc mở cửa trở lại thúc đẩy tiêu dùng – SSI – 14/01/2022
  14. ACV [ MUA – 90,600đ/cp ] Q4/2021: Lợi nhuận hồi phục sau giai đoạn giãn cách – Báo cáo nhanh – HSC – 14/01/2022

 Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.    Ngành ô tô [ Trung lập ]: Bỏ qua những bất ổn trong ngắn hạn, nhu cầu ô tô có thể tiếp tục xu hướng tăng mạnh– Báo cáo ngắn – SSI – 12/01/2022

  • Doanh số ô tô ảm đạm do ảnh hưởng của làn sóng bùng phát Covid thứ 3 và thứ 4 tại Việt Nam, nhưng nhanh chóng hồi phục trong các tháng cuối năm: Do đợt bùng phát dịch bệnh kéo dài, doanh số bán ô tô 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 198.000 chiếc (- 3% YoY). Tuy nhiên, sau khi mở cửa trở lại trong Q4, doanh số ô tô đã có sự hồi phục mạnh, với ước tính 156.000 xe bán ra trong Q4 (+16% YoY), giúp doanh số cả năm 2021 ước đạt 354.000 chiếc (+5% YoY).
  • Tình trạng thiếu hụt chip kéo dài có tác động bất ngờ đến ngành ô tô: Theo ước tính của Hiệp hội Linh kiện điện tử thế giới (ECIA), thời gian hoàn thành cho một đơn đặt hàng linh kiện chip ô tô ở thời điểm tháng 12/2021 đã kéo dài tới 5 tháng (gần 22 tuần), gấp đôi thời gian đặt hàng bình thường trước dịch Covid do vấn đề thiếu hụt chip toàn cầu.
  • Xe nhập khẩu tràn vào thị trường với cạnh tranh gia tăng từ các hãng Trung Quốc: Trong 11T2021, tổng cung ô tô tại Việt Nam tăng 6% YoY, trong đó ô tô nhập khẩu tăng 26% YoY, chiếm 38% tổng doanh số bán xe ở Việt Nam (tăng 3% so với 2020).
  • Các hãng xe lớn mất thị phần do cạnh tranh khốc liệt từ Vinfast và xe Trung Quốc: Nhìn chung, top 3 hãng xe lớn bao gồm Huyndai, Toyota và Thaco mất 5% tổng thị phần trong năm 2021.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10031_none_SSI_2022-1-13.pdf

2.    VIC [ Nắm giữ – 88,500đ/cp ]: Vinfast sẽ tập trung sản xuất thuần xe hơi điện – Báo cáo cập nhật – HSC – 13/01/2022

  • Vinfast đã tuyên bố sẽ ngừng sản xuất xe hơi sử dụng động cơ đốt trong (ICE) kể từ cuối năm 2022 để chuyển đổi sang sản xuất thuần xe ô tô điện.
  • Vinfast cũng đã giới thiệu 5 mẫu xe ô tô điện mới là VF5, VF6, VF7 VF8 và VF9. Công ty sẽ tập trung vào thị trường quốc tế, bắt đầu là US và EU; và đây sẽ là mấu chốt cho sự thành công.
  • HSC kỳ vọng lỗ từ HĐKD và áp lực tài chính ở mảng sản xuất xe hơi sẽ giảm khi Vinfast chuyển sang thuần sản xuất xe hơi điện. Với sự thay đổi chiến lược này, VCSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo.
  • Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) năm 2022, TGĐ của Vinfast (công ty con do VIC nắm 51% cổ phần) đã tuyên bố sẽ ngừng sản xuất xe hơi sử dụng động cơ đốt trong (ICE) kể từ cuối năm 2022 để chuyển đổi sang sản xuất thuần xe hơi điện.
  • Hiện HSC khuyến nghị Nắm giữ với giá mục tiêu là 88.500đ. Với sự thay đổi chiến lược ở lĩnh vực sản xuất xe hơi, HSC đang xem xét lại khuyến nghị, giá mục tiêu và dự báo cho VIC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/9955_KBC_VCSC_2022-1-4.pdf

3.    Ngành cảnh biển & Logistics [Tích cực] Nối tiếp đà tăng trưởng – Báo cáo doanh nghiệp – SSI – 10/01/2022

  • Ngành cảng biển & logistics tăng 94% trong năm 2021, cao hơn 60% so với chỉ số VNIndex. Các cổ phiếu vận tải biển có mức tăng giá tốt nhất bao gồm: HAH (+295%); VOS (+722%); VNA (+673%); và MVN (+205%). Hầu hết các cổ phiếu chính trong ngành đều có kết quả khả quan như GMD (+44%); VSC (+45%); SGP (+183%); PHP (+72%); và TMS (+142%). VTP là cổ phiếu có mức tăng giá kém khả quan hơn. Giá cổ phiếu ngành cảng biển & logistics tăng mạnh trong 7 tháng đầu năm và chậm lại trong nửa cuối năm 2021 khi Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4.
  • Dịch Covid-19 đã tác động rõ rệt lên cả cung và cầu, gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trên thị trường vận tải container toàn cầu. Năm 2021 là một năm lịch sử đối với ngành vận tải container toàn cầu, được đánh dấu bằng tình trạng tắc nghẽn cảng nghiêm trọng, giá cước vận tải và giá thuê tàu tăng rất cao, và lượng tàu đặt đóng mới tăng mạnh.
  • Tình trạng dư cung trong những năm gần đây ở Việt Nam đã giảm đáng kể do một nửa đội tàu container trong nước đã được đưa ra thị trường quốc tế với các hợp đồng cho thuê dài hạn (ít nhất là 2 năm).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10009_none_SSI_2022-1-10.pdf

4.    Ngành bất động sản [ Trung lập ]: Thông tư 16: Tác động không quá nghiêm trọng tới hầu hết các doanh nghiệp khuyến nghị – HSC – 10/01/2022

  • Thông tư 16, có hiệu lực từ ngày 15/1/2022 và là môt phần kế hoạch kiểm soát dòng chảy tín dụng của NHNN vào nền kinh tế, sẽ thắt chặt điều kiện xung quanh việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
  • Lĩnh vực BĐS, những đối tượng phát hành với giá trị lớn nhất và có tỷ lệ đòn bẩy cao, sẽ chịu tác động nhiều nhất. Mặc dù vậy, tác động tới những doanh nghiệp nhỏ và không niêm yết sẽ nghiêm trọng hơn.
  • Với những quy định mới này, nhiều doanh nghiệp sẽ cần tập trung đa dạng nguồn vốn, minh bạch mục đích phát hành và cải thiện tình hình quản trị doanh nghiệp.
  • HSC dự báo NLG, CTD, KDH, VRE sẽ chịu tác động tối thiểu nhờ tình hình tài chính lành mạnh. Ngược lại, CII và NVL sẽ chịu tác động nặng hơn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10017_none_HSC_2022-1-11.pdf

5.    AAA [ Bán ]: Hạ khuyến nghị xuống Giảm tỷ trọng – Báo cáo doanh nghiệp – HSC – 10/01/2022

  • HSC hạ khuyến nghị xuống Giảm tỷ trọng và điều chỉnh giảm bình quân 27% dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2023 nhằm phản ánh (1) việc thoái 49% cổ phần (giá 20 triệu USD) tại dự án Khu công nghiệp An Phát 1 (AP1) của AAA trong Q3/2021 và (2) tác động của chi phí vận chuyển tăng cao.
  • HSC gần như giữ nguyên giá mục tiêu là 16.200đ (thấp hơn 16,3% so với thị giá) sau khi HSC đưa giao dịch thoái vốn vào mô hình dự báo.
  • Giá cổ phiếu gần đây đã tăng quá mức. Từ đó, AAA hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 21,6 lần, cao hơn so với mức bình quân là 15,9 lần (tính từ tháng 1/2019).
  • Trong Q3/2021, AAA đã bán 49% cổ phần tại AP1 (trên tổng 95,95% cổ phần do Công ty sở hữu) cho Actis, một quỹ đầu tư toàn cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, thu về 20 triệu USD.
  • HSC duy trì giá mục tiêu là 16.200đ (thấp hơn 16,3% so với thị giá) sau khi phản ánh dự báo mới, khoản thu từ việc bán cổ phiếu AP1, và chuyển giai đoạn cơ sở định giá sang cuối năm 2022. Tuy nhiên, HSC hạ khuyến nghị xuống Giảm tỷ trọng (từ Nắm giữ). Sau khi giá cổ phiếu gần đây tăng mạnh, AAA hiện đang giao dịch với P/E trượt dự phóng 1 năm là 21,6 lần (P/E dự phóng 2022 là 21,1 lần), cao hơn nhiều so với mức bình quân trong quá khứ là 15,9 lần (tính từ đầu năm 2019).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10018_AAA_HSC_2022-1-11.pdf

6.    HPG [ MUA – 73,900đ/cp ]: Sản lượng tiêu thụ tháng 12/2021 tăng 14% – Báo cáo nhanh – HSC – 11/01/2022

  • Sản lượng tiêu thụ tháng 12/2021 tăng 14% so với cùng kỳ; với sản lượng thép dài và thép dẹt lần lượt tăng 14,5% và 13,5%. Theo đó, sản lượng Q4/2021 và cả năm 2021 lần lượt tăng 23,2% và 31,3%.
  • Sản lượng thép xây dựng và HRC lần lượt tăng 10,9% và 26,7%. Sản lượng phôi thép và tôn mạ tăng mạnh 26% và 137,6% trong khi sản lượng ống thép giảm 39,7%.
  • HSC ước tính doanh thu thuần Q4/2021 đạt 44.595 tỷ đồng (tăng trưởng 73%) và lợi nhuận thuần đạt 9.847 tỷ đồng (tăng trưởng 112,3%). Hiện HPG có P/E dự phóng năm 2022 là 6,5 lần; thấp hơn bình quân quá khứ là 8,5 lần. Duy trì khuyến nghị Mua vào.
  • HSC ước tính doanh thu và lợi nhuận Q4/2021 lần lượt đạt 44.595 tỷ đồng (tăng 73% so với cùng kỳ) và 9.487 tỷ đồng (tăng 112,3% so với cùng kỳ). Theo đó, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2021 lần lượt đạt 149.432 tỷ đồng (tăng trưởng 65,8%) và 36.897 tỷ đồng (tăng trưởng 174,3%). Cho năm 2022, HSC giữ nguyên dự báo với doanh thu thuần đạt 157.705 tỷ đồng (tăng trưởng 6%) và lợi nhuận thuần đạt 33.157 tỷ đồng (giảm 10%).
  • Hiện HPG có P/E dự phóng năm 2022 là 6,5 lần; thấp hơn bình quân P/E dự phóng là 8,5 lần (bình quân từ tháng 1/2017). Đầu tư công kỳ vọng được đẩy mạnh sẽ là động lực tích cực cho HPG trong khi định giá hiện đang rẻ. Duy trì khuyến nghị Mua vào đối với HPG.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10014_HPG_HSC_2022-1-11.pdf

7.  DRC [ MUA – 39,400đ/cp ] Nâng khuyến nghị lên Mua vào sau khi giá cổ phiếu sụt giảm gần đây – HSC – 10/01/2022

  • HSC nâng khuyến nghị đối với DRC lên Mua vào (từ Nắm giữ) và nâng nhẹ giá mục tiêu lên 39.400đ (tiềm năng tăng giá 21% so với thị giá hiện tại) sau khi xem xét diễn biến giá cổ phiếu và tinh hình kinh doanh gần đây của DRC.
  • HSC duy trì dự báo lợi nhuận thuần giai đoạn 2021-2022 nhưng nâng 6% dự báo lợi nhuận thuần năm 2023. Theo dự báo của HSC, lợi nhuận thuần trong năm 2022 và 2023 sẽ tăng trưởng lần lượt 28% và 8%.
  • DRC hiện giao dịch với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt là 11,2 lần 10,3 lần, thấp hơn so với mức bình quân trong quá khứ là 12,1 lần. Theo HSC, DRC sẽ hồi phục tốt sau giai đoạn phong toả nhờ nhu cầu tại cả thị trường trong nước và nước ngoài đều ổn định.
  • Sau khi giá cổ phiếu sụt giảm 8% trong 1 tháng vừa qua, theo dự báo mới của HSC, DRC hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt là 11,2 lần và 10,3 lần, thấp hơn so với mức bình quân trong quá khứ là 12,1 lần (tính từ đầu năm 2018).
  • Theo dự báo mới (với các giả định định giá không đổi), HSC nâng nhẹ giá mục tiêu theo phương pháp DCF lên 39.400đ (từ 38.900đ, tiềm năng tăng giá 21% so với thị giá hiện tại). Theo đó, P/E dự phóng 2022 và 2023 lần lượt là 13,5 lần và 12,5 lần.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10019_DRC_HSC_2022-1-11.pdf

8.      CTG [ MUA – 40,300đ/cp]: Định giá hấp dẫn – Báo cáo cập nhật – MAS – 11/01/2022

  • Năm 2021, LNTT kỳ vọng đạt 18,1 nghìn tỷ, tăng nhẹ ở mức 5,8% so với cùng kỳ. Do gia tăng trích lập dự phòng từ quý 2 2021, lợi nhuận năm 2021 sẽ khó tăng trưởng mạnh nhưng sẽ dỡ bỏ phần nào áp lực trích lập hậu COVID. Qua đó, lợi nhuận được kỳ vọng trong các năm tiếp theo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chi phí trích lập dự phòng.
  • Với chủ trương hạn chế tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, nhà nước có thể khuyến khích các ngân hàng quốc doanh tăng trưởng tín dụng cao hơn trong các năm tiếp theo nhằm kiểm soát tốt hơn dòng chảy tín dụng. Ngoài ra, với kỳ vọng gia tăng đầu tư công như xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngân hàng quốc doanh cũng sẽ tham gia tích cực vào các dự án này.
  • Ngoài triển vọng khả quan hơn về thu nhập từ lãi cũng như chi phí dự phòng giảm trong năm 2022, tăng trưởng thu nhập khác như thu hồi nợ xấu và thu nhập từ bán chéo bảo hiểm cũng là nhân tố hỗ trợ tốt cho lợi nhuận của ngân hàng cũng như tỉ lệ an toàn vốn (CAR).
  • So với các ngân hàng trong nhóm MAS theo dõi, CTG đang được giao dịch ở mức 1,8 lần GTSS, thấp hơn so với mức P/B trung bình 2,3x – 2,5x của các ngân hàng hàng đầu. MAS nâng giá mục tiêu cho CTG lên 40,300 đồng/CP (từ 35.600 đồng) tương đương với mức P/B mục tiêu là 2x thấp hơn P/B mục tiêu chung là 2,3x – 2,5x. Mức chiết khấu này đến từ vấn đề khó tăng vốn phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng trong ngắn hạn.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10022_CTG_MAS_2022-1-11.pdf

9.    GDT [ Trung lập ]: KQKD 2021 phù hợp dự báo; kỳ vọng lợi nhuận cao cho năm 2022 – Báo cáo nhanh – VCSC – 11/01/2022

  • CTCP Gỗ Đức Thành (GDT) đã công bố KQKD sơ bộ cho năm 2021, trong đó doanh thu và LNST lần lượt giảm 15% và 30% và hoàn thành 99% và 97% dự báo tương ứng của VCSC.
  • Doanh thu và lợi nhuận giảm do dịch COVID-19 làm gián đoạn hoạt động sản xuất của công ty trong nửa cuối 2021 – đặc biệt là vào quý 3/2021 khi GDT tạm ngừng sản xuất vì gặp khó khăn trong việc bố trí “3 tại chỗ” cho nhân viên.
  • Doanh thu xuất khẩu từ các thị trường chính ở Châu Á giảm 19% trong khi doanh thu từ Châu Âu giảm 5% trong năm 2021. Trong khi đó, xuất khẩu sang Mỹ tăng gần gấp 3 lần so với mức cơ sở thấp của năm trước. VCSC cho rằng doanh thu của GDT từ các thị trường phương Tây cao hơn so với Châu Á là do xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc cũng như việc GDT đạt được chứng chỉ ESG mới vào năm 2020, điều này đã giúp GDT có được khách hàng mới ở Mỹ và EU.
  • Tính đến hiện tại, GDT đã nhận được tổng số đơn đặt hàng của khách hàng trị giá 7 triệu USD dự kiến sẽ giao trong 6 tháng đầu năm 2022. Con số này lớn hơn nhiều so với con số 4,3 triệu USD vào đầu năm 2021. Nhờ xu hướng tích cực trong đơn hàng và các gián đoạn do COVID19 dự kiến giảm dần, GDT dự kiến doanh thu sẽ tăng mạnh trong năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10020_GDT_VCSC_2022-1-11.pdf

10.     HAX [ MUA – 37,000đ/cp ]: Hàng xanh – BSC – 12/01/2022

  • BSC khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu HAX với mức giá mục tiêu là 37,000 VND được xác định bởi phương pháp định giá P/E với P/E mục tiêu 2022 = 8.6x nhằm phản ánh (1) sự chuyển biển tích cực của ngành và sự tăng trưởng mạnh mẽ về mặt lợi nhuận doanh nghiệp và (2) mức P/E hợp lý tăng lên do bối cảnh lãi suất thấp.
  • BSC dự báo KQKD của HAX trong GĐ 2021-2022 như sau: – Năm 2021: DTT và LNST&CĐTS lần lượt đạt 5,801 tỷ VND (+4.2% YoY) và 116 tỷ VND (-7 % YoY), EPS FW2021 = 2,332 VND/CP, tương ứng với mức P/E FW2021 = 12.5x. – Năm 2022: DTT và LNST&CĐTS lần lượt 6,317 tỷ VND (+8.9% YoY) và 208 tỷ VND (+80% YoY), EPS FW2021 = 4,208 VND/CP, tương ứng với mức P/E FW2022 = 6.9x. Các giả định chính cho KQKD HAX gồm (1) Sản lượng xe trong 2021-2022 lần lượt đạt 2,463 (-1.6% YoY) và 2,586 chiếc (+5% YoY) và (2) Biên lợi nhuận gộp tăng mạnh từ mức 4.6% năm 2021 lên 6.0% 2022.
  • Lợi nhuận 2022 đạt đỉnh lịch sử (208 tỷ VND, +80% YoY) nhờ (1) Nhu cầu bùng nổ sau dịch và kích thích bởi hỗ trợ phí trước bạ và (2) Biên lợi nhuận gia tăng do cạnh tranh suy giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10024_HAX_BSC_2022-1-12.pdf

11.     VRE [ MUA –38,600đ/cp ] Còn nhiều điều đáng chờ đợi – Báo cáo nhanh – HSC – 13/01/2022

  • Giá cổ phiếu VRE tăng tốt nhờ: lưu lượng khách hồi phục, các đường bay quốc tế được nối lại, lo ngại về biến chủng mới Omicron giảm xuống và tin đồn bán tài sản.
  • Việt Nam đã chuyển từ chiến lược “zero Covid” sang “sống chung với Covid” vào cuối Q3/2021. HSC thấy lưu lượng khách đến các địa điểm bán lẻ & vui chơi giải trí hồi phục kể từ đó. Theo Chỉ số di chuyển của Google, lưu lượng khách đến các địa điểm bán lẻ & vui chơi giải trí đã tăng từ mức rất thấp là – 80% vào khoảng cuối Q3/2021 lên -23% vào đầu tháng 1. Toàn bộ các TTTM của VRE hiện đang hoạt động và HSC kỳ vọng lợi nhuận của Công ty sẽ hồi phục mạnh mẽ trong năm 2022. HSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 tăng trưởng 98% đạt 2,7 nghìn tỷ đồng.
  • Có 7 đường bay quốc tế đến Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Mỹ, Hàn Quốc, Lào và Thái Lan đã bắt đầu hoạt động trở lại. Việc du khách quốc tế trở lại Việt Nam có thể hỗ trợ hơn nữa cho sự hồi phục lưu lượng khách đến các TTTM trong tương lai.
  • Ngoài ra, lo ngại về biến chủng mới là Omicron đang dịu xuống với có các nghiên cứu cho thấy biến chủng này có thể sẽ không gây ra những triệu chứng nặng như các chủng trước đó – Nghiên cứu tại Anh cho thấy tỷ lệ phải nhập viện giảm 50-70% đối với người đã tiêm chủng đầy đủ. Hiện Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới. Với 3 nhân tố trên, sự hồi phục của lĩnh vực cho thuê mặt bằng bán lẻ đã trở nên rõ ràng hơn.
  • HSC hiện khuyến nghị Mua vào với giá mục tiêu 38.600đ; dựa trên phương pháp định giá tổng hợp từng phần. Cho năm 2021, HSC dự báo lợi nhuận thuần giảm 42,7% xuống còn 1.365 tỷ đồng với doanh thu đạt 7 nghìn tỷ đồng (giảm 16,4%) do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, HSC dự báo lợi nhuận thuần năm 2022 sẽ hồi phục mạnh, tăng gần gấp đôi lên 2,7 nghìn tỷ đồng; và tăng trưởng tiếp 28,8% trong năm 2023 lên 3,5 nghìn tỷ đồng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10030_VRE_HSC_2022-1-13.pdf

12.     Ngành dầu khí [ Trung lập ]: Cổ phiếu Dầu khí nào sẽ hưởng lợi từ chuỗi dự án Lô B – Ô Môn – Báo cáo doanh nghiệp – VNDS – 14/01/2022

  • Sau nhiều năm trì hoãn do vướng mắc tại dự án nhà máy điện Ô Môn III, cuối cùng VNDS đã nhìn thấy tín hiệu tích cực cho dự án sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 144/2021/NĐ-CP (ngày 16/12/2021) về quản lý và sử dụng vốn ODA thay thế Nghị định 56, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện Ô Môn III.
  • Lô B – Ô Môn là một trong những dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, với tổng vốn đầu tư ~10 tỷ USD cho nhiều dự án thành phần từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn.
  • Theo quan điểm của VNDS, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), VNDS cũng cho rằng GAS sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.
  • Tiềm năng tăng giá là tiến độ dự án nhanh hơn dự kiến và khối lượng công việc cao hơn dự kiến dành cho các DN cung cấp dịch vụ thượng nguồn nội địa. Rủi ro giảm giá là sự chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án và trao thầu EPC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10034_none_VNDS_2022-1-14.pdf

13.     Ngành thực phẩm và đồ uống [ Kém khả quan ]: Việc mở cửa trở lại thúc đẩy tiêu dùng – SSI – 14/01/2022

  • Ngành Thực phẩm đồ uống (F&B) tăng trưởng thấp hơn VNIndex trong 2021. Tổng vốn hóa thị trường ngành chỉ tăng 12%, trong khi VNIndex tăng 34% trong 2021 (tại ngày 24/12/2021). MSN là cổ phiếu có tăng trưởng tốt nhất ngành với 94%, trong khi VNM và SAB tăng trưởng kém nhất ngành, tương ứng giảm -18% và -24%.
  • Cổ phiếu MSN, MCH và MML đạt tăng trưởng ấn tượng 94%, 27% và 64%, nhờ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận mạnh mẽ. Các sản phẩm của công ty đều là hàng thiết yếu và được tiêu thụ mạnh trong đại dịch. Do MSN sở hữu chuỗi kênh thương mại hiện đại lớn nhất, nên mảng tiêu dùng được hưởng lợi nhờ tăng cường bán hàng vào kênh này, đặc biệt trong thời kì chợ truyền thống phải đóng cửa. Nhóm VNM (bao gồm công ty con GTN và MCM) tăng trưởng kém tích cực do doanh thu và lợi nhuận chịu tác động kép từ tiêu thụ sữa yếu và giá nguyên liệu sữa tăng mạnh. Nhóm KDC (bao gồm VOC và TAC) tăng tốt với mức tăng lần lượt là 64%, 65% và 62% năm qua. Nhu cầu dầu ăn duy trì tốt mặc dù biên lợi nhuận chịu ảnh hưởng từ giá dầu cọ tăng. Nhóm cổ phiếu mía đường tăng trưởng tốt: SLS (+119%); LSS (109%); và QNS (+30%). Kết quả này là nhờ giá đường thế giới tăng cao kể từ đầu 2021 cũng như các chính sách bảo vệ ngành đường trong nước (thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với đường Thái Lan). Các công ty Bia chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch, do giãn cách xã hội nghiêm ngặt dẫn đến không có doanh thu kênh tiêu thụ trực tiếp (on-premise) (chiếm 50% doanh thu Bia trước Covid).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10033_none_SSI_2022-1-14.pdf

14.   ACV [ MUA – 90,600đ/cp ] Q4/2021: Lợi nhuận hồi phục sau giai đoạn giãn cách – Báo cáo nhanh – HSC – 14/01/2022

  • Tổng số hành khách của ACV trong Q4/2021 đã dần hồi phục. Trong đó, Công ty đã tiếp nhận 181.277 du khách quốc tế (tăng 82,7% so với quý trước và giảm 46,3% so với cùng kỳ), và 3.341.506 hành khách trong nước (tăng 785,9% so với quý trước mặc dù vẫn giảm 80,8% so với cùng kỳ).
  • Việt Nam cũng đã chào đón du khách quốc tế trở lại sau khi nối lại các chuyến bay thương mại và giảm quy định về số ngày giãn cách kể từ tháng 1/2022. Điều này được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính đối với lợi nhuận của ACV.
  • HSC ước tính lợi nhuận thuần đóng góp cho cổ đông của ACV sẽ đạt 220 tỷ đồng trong Q4/2021 so với lỗ 767 tỷ đồng trong Q3/2021. Trong khi xem xét lại dự báo, HSC duy trì khuyến nghị Tăng tỷ trọng và giá mục tiêu là 90.600đ đối với ACV.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/10032_ACV_HSC_2022-1-14.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN