TỔNG HỢP BÁO CÁO PHÂN TÍCH TỪ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TỪ 14/06 – 18/06/2021

Lượt xem: 2323 | Ngày đăng: 21/06/2021 | Báo cáo từ CTCK Blog

Kính gửi các anh chị đầu tư!

Team buôn nước mắm Cập nhật các báo cáo từ ngày 14/06 18/06/2021

  1. GAS [ Phù hợp thị trường – 95,200đ/cp]: Sản lượng tiêu thụ khí khô dự kiến hồi phục trong khi Dự án kho cảng LNG Thị Vải đang được đẩy nhanh tiến độ – PSI – 15/06/2021.
  2. PVD [ Trung lập – 22,900đ/cp ]: Cập nhật KQKD Q1/2021 và việc KrisEnergy thanh lý tài sản – Báo cáo cập nhật KQKD Q1/2021 – SSI – 15/06/2021.
  3. PVT [ Tích cực – 18,400đ/cp ]: Kỳ vọng tiếp tục mở rộng đội tàu – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 15/06/2021.
  4. MSB [ Trung lập – 27,500đ/cp]: Tín dụng tăng mạnh để hỗ trợ chi phí dự phòng trong tương lai – Luận điểm đầu tư – SSI – 15/06/2021.
  5. PLX [ MUA – 64,800đ/cp ]: Sẵn sàng triển khai dự án LNG  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/06/2021.
  6. SBT [ MUA – 31,000đ/cp]: Ánh sáng cuối con đường – Báo cáo ngắn – MAS  – 16/06/2021.
  7. Ngành thép và tôn mạ [ MUA ]: Năm lợi nhuận vượt mọi đỉnh lịch sử – MAS – 16/06/2021.
  8. FPT [ Tích cực – 93,000đ/cp ]: Cập nhật KQKD 5T2021, Thị trường CNTT trong nước hồi phục hấp dẫn  – Cập nhật công ty  – SSI – 07/06/2021.
  9. PHR [ MUA – 68,800đ/cp]: KCN VSIP III sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận chính vào năm 2021 – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 16/06/2021.
  10.   FPT [ MUA – 95,000đ/cp ]: Tăng trưởng cùng xu hướng ngành  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/06/2021.
  11.   PNJ [ Tích cực – 119,200đ/cp ]: Tỏa sáng một lần nữa  – Báo cáo cập nhật – VNDS – 16/06/2021.
  12.   PVT [ Tích cực – 21,500đ/cp]: Cập nhật nhanh ĐHCĐ năm 2021 – Cập nhật công ty – SSI – 17/06/2021.
  13.   Ngành thủy sản [ Tích cực ]: Tháng 6/2021 – Cơ hội tích lũy đón đầu sự phục hồi – Báo cáo cập nhật – MAS – 17/06/2021.
  14.   GDT [ Tích cực – 74,951đ/cp]: Doanh thu 5T21 tăng trưởng tốt 32% YoY– Báo cáo cập nhật KQKD – BVSC – 17/06/2021.
  15.   QNS [ MUA – 52,900đ/cp ]: Chính sách mới, vận hội mới – Báo cáo ngắn  – MAS – 17/06/2021.
  16.   VNM [ Theo dõi – 100,000đ/cp]: KCN VSIP III sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận chính vào năm 2021 – Cập nhật KQKD – VDSC – 18/06/2021.

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

1.   GAS [ Phù hợp thị trường – 95,200đ/cp]: Sản lượng tiêu thụ khí khô dự kiến hồi phục trong khi Dự án kho cảng LNG Thị Vải đang được đẩy nhanh tiến độ – PSI – 15/06/2021

  • Trong quý 1/2021, doanh thu thuần đạt 17.570 tỷ đồng (+2,8% yoy) và LNST đạt 2.057 tỷ đồng (-12,5% yoy). Mặc dù giá dầu thô và giá CP phục hồi đáng kể so với cùng kỳ năm trước, lần lượt tăng tăng 71,4% và 27,8%, sản lượng tiêu thụ khí khô giảm 15,4% yoy đã ảnh hưởng đến mức tăng của giá nhiên liệu.
  • Tại ĐHCĐ năm 2021 của GAS tổ chức vào ngày 16/4/2021, ban lãnh đạo đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 với tổng doanh thu đạt 70.169 tỷ đồng (+9,4% yoy) và LNST đạt 7.036 tỷ đồng (-11,7% yoy) dựa trên kịch bản giá dầu là 45 USD/thùng.
  • PSI điều chỉnh dự báo KQKD 2021 với doanh thu thuần đạt 77.220 tỷ đồng và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 9.423 tỷ đồng, tương ứng P/E forward là 19,3.
  • PSI duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP với giá mục tiêu 12 tháng là 95.200 đồng/cp. GAS có vị thế độc quyền phân phối khí tại Việt Nam và sẽ được hưởng lợi chính từ xu hướng chuyển đổi sang LNG của Việt Nam với danh mục các dự án LNG, trong đó kho cảng LNG Thị Vải có công suất 3 triệu tấn/năm dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2022.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7956_GAS_PSI_2021-6-15.pdf

2.   PVD [ Trung lập – 22,900đ/cp ]: Cập nhật KQKD Q1/2021 và việc KrisEnergy thanh lý tài sản – Báo cáo cập nhật KQKD Q1/2021 – SSI – 15/06/2021

  • SSI cho rằng việc Kris Energy phá sản sẽ là yếu tố cản trở triển vọng lợi nhuận 2021 của PVD, tạo rủi ro giảm đối với khuyến nghị của SSI. Trong trường hợp PVD quyết định trích lập dự phòng toàn bộ 107 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2021 của PVD có thể giảm còn 90 tỷ đồng (-50% YoY), đây là yếu tố tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý thị trường đối với cổ phiếu. SSI sẽ cập nhật ước tính sau khi nắm được cách công ty xử lý khoản phải thu này.
  • Định giá của SSI dựa trên phương pháp DCF nên không chịu ảnh hưởng nhiều từ việc trích lập dự phòng này. SSI duy trì giá mục tiêu là 23.000 đồng/cp và khuyến nghị Trung lập đối với cổ phiếu. PVD đang giao dịch tại EV/EBITDA và PB 2021 là 0,56x và 0,67x.
  • Yếu tố tác động tăng đến khuyến nghị: Giá dầu tiếp tục tăng và PVD trúng thầu hợp đồng mới có thể là yếu tố tích cực đến cổ phiếu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7973_PVD_SSI_2021-6-15.pdf

3.   PVT [ Tích cực – 18,400đ/cp ]: Kỳ vọng tiếp tục mở rộng đội tàu – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 15/06/2021

  • VCSC đã tham dự ĐHCĐ trực tuyến của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) diễn ra ngày 15/06/2021. ĐHCĐ đã thảo luận về KQKD sơ bộ 6 tháng năm 2021, triển vọng cho năm 2021, triển vọng tăng trưởng trong dài hạn, kế hoạch mở rộng công suất và thoái vốn của Nhà nước. Nhìn chung, ban lãnh đạo lạc quan về triển vọng dài hạn dù những bất ổn liên quan đến dịch COVID-19.
  • Cổ đông đã thông qua kế hoạch cho năm 2021 với doanh thu đạt 6 nghìn tỷ đồng (- 18,7% YoY) và lợi nhuận ròng đạt 404 tỷ đồng (-51,4% YoY), VCSC cho rằng kế hoạch này khá thận trọng. VCSC lưu ý rằng con số lợi nhuận thực tế của PVT đã cao hơn 1,7-2,2 lần so với mục tiêu của công ty trong 5 năm qua.
  • PVT đã công bố KQKD sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 với doanh thu đạt 3,5 nghìn tỷ đồng (+3,1% YoY) và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 420 tỷ đồng (+6,8% YoY). LNTT 6 tháng đầu năm 2021 đã hoàn thành 44% dự báo cả năm và phù hợp với kỳ vọng của VCSC.
  • PVT đang tiến hành thanh lý tàu chở dầu Athena trong nửa cuối năm 2021. PVT ước tính giá trị bán ra ở mức 6-10 triệu USD nhờ giá phế liệu tăng cao, cao hơn so với dự báo trước đây là 5 triệu USD, tương ứng khả năng điều chỉnh tăng dự báo hiện tại của VCSC khi VCSC chưa ghi nhận diễn biến này trong dự báo lợi nhuận năm 2021.
  • PVT thông báo về việc mua lại một tàu vận chuyển LPG siêu lớn (VLGC) trong quý 2- 3/2021. Điều này dẫn đến khả năng tăng đối với dự báo LNST dài hạn của VCSC, dù cần thêm đánh giá chi tiết.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7981_PVT_VCSC_2021-6-15.pdf

4.   MSB [ Trung lập – 27,500đ/cp]: Tín dụng tăng mạnh để hỗ trợ chi phí dự phòng trong tương lai – Luận điểm đầu tư – SSI – 15/06/2021

  • SSI duy trì khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu của MSB và tăng giá mục tiêu 1 năm thêm 25,1% lên 29.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng triển vọng tăng giá là 7,7%. MSB có thể bán vốn ít nhất 50% FCCOM với giá 1 nghìn tỷ đồng hoặc nhiều hơn, nếu điều này xảy ra giá mục tiêu 1 năm đối với cổ phiếu có thể tăng lên.
  • Với kết quả lợi nhuận Q1/2021 tăng mạnh, SSI nâng dự báo LNTT của MSB thêm 10,3% trong năm 2021 lên 3,86 nghìn tỷ đồng (+53% so với cùng kỳ). Trong quý, LNTT đạt 1,2 nghìn tỷ đồng (+296% so với cùng kỳ), hoàn thành 35% kế hoạch năm 2021 (3,3 nghìn tỷ đồng).
  • Nếu không bao gồm khoản lợi nhuận bất thường 200 tỷ đồng từ việc bán danh mục cổ phiếu (MBB), mảng hoạt động cốt lõi của MSB tăng +227% so với cùng kỳ nhờ tăng trưởng từ thu nhập lãi ròng (NII) (+58,8% so với cùng kỳ), thu nhập ngoài lãi (+20,4% so với cùng kỳ) và CIR giảm rõ rệt.
  • Hơn nữa, MSB hiện nằm trong nhóm 3 ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu trong 3 năm qua và SSI nhận thấy chưa có dấu hiệu thay đổi chu kỳ phát triển của ngân hàng. MSB cũng đã xử lý hết trái phiếu VAMC vào năm trước, điều này giúp chi phí tín dụng dài hạn có xu hướng giảm.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7984_MSB_SSI_2021-6-16.pdf

 

5.   PLX [ MUA – 64,800đ/cp ]: Sẵn sàng triển khai dự án LNG  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/06/2021

  • MAS sử dụng P/E và P/B lịch sử để định giá PLX, theo đó mức giá hợp lý của PLX trong 12 tháng là 64.800 đồng/cổ phiếu (cp), cao hơn 15,7% so với giá đóng cửa ngày 16/06/2021. MAS khuyến nghị Tăng tỷ trọng với CP PLX.
  • Quý 1 công ty ghi nhận 38.247 tỷ đồng doanh thu thuần, tương đương với cùng kỳ, tuy nhiên phần giá vốn hàng bán đã giảm mạnh chỉ còn 34.853 tỷ đồng, giảm gần 3.200 tỷ đồng so với Q1/2020 nên PLX ghi nhận 3.393 tỷ đồng lãi gộp so với chỉ 449 tỷ đồng cùng kỳ.
  • Thời điểm 31/12/2020, PLX đang sở hữu 40% PGB tương đương 120 triệu cp, có giá trị ghi sổ là 2.056 tỷ đồng. PLX lên kế hoạch hoàn thành thoái vốn PGB trong năm 2021, với giá trị trường PGB hiện nay dao động quanh mức 20.000 – 25.000 đ/cp, PLX có thể thu về 2.400 – 3.000 tỷ đồng từ thoái vốn PGB.
  • Từ đầu năm đến nay, PLX đã 2 lần thực hiện đăng ký bán cổ phiếu quỹ (CPQ) vào tháng 3 và tháng 5 với số lượng CPQ bán mỗi đợt là 25 triệu. Trong lần đăng ký bán CPQ đầu tiên (T3/2021), công ty xăng dầu Nhật ENEOS Corporation đã chi ra 1.400 tỷ đồng để sở hữu 25 triệu cp, nâng tỷ lệ sở hữu tại PLX lên 2,94%.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7977_PLX_MAS_2021-6-16.pdf

6.   SBT [ MUA – 31,000đ/cp]: Ánh sáng cuối con đường – Báo cáo ngắn – MAS  – 16/06/2021

  • Năm tài chính từ 01/07/2020 – 30/06/2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế sau 9 tháng đạt 10,760 tỷ (+18% YoY) và 479 tỷ (+225%YoY): 1) Sản lượng tiêu thụ đạt 877 ngàn tấn tăng 26%YoY; 2) biên lợi nhuận gộp cải thiện mạnh từ mức 9,7% lên mức 14%; 4) doanh thu tài chính giảm mạnh từ 642 tỷ xuống còn 298 tỷ do không còn ghi nhận lãi chuyển nhượng quyền mua cổ phần.
  • SBT là doanh nghiệp sản xuất mía đường lớn nhất tại Việt Nam với mức thị phần đạt hơn 46% trong nước với tổng sản lượng tiêu thụ năm 2020 đạt hơn 1,1 triệu tấn đường. SBT sở hữu gần 64,000 ha vùng nguyên liệu tại 3 nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Ngoài ra, SBT đang sở hữu 9 nhà máy trong đó 8 nhà máy được đạt tại VN và 1 nhà máy được đặt tại Lào. Tổng công suất thiết kế của 9 nhà máy đạt 4,250 tấn đường /ngày và 37,500 tấn mía ép/ ngày. Trong đó, công suất sản xuất đường tinh luyện ước đạt 2,000 tấn/ ngày.
  • Trong niên độ 2019-2020, sản lượng đường sản xuất trên thế giới ghi nhận mức 174,5 triệu tấn, giảm 4,4% YoY. Trong khi, sản lượng đường sản xuất của Việt Nam chỉ đạt 0,75 triệu tấn, giảm khoảng 37% cùng kỳ do diện tích trồng mía tại VN giảm mạnh hơn 40% từ 255.000 ha xuống còn khoảng 150.000 ha. Nguyên nhân do nhiều khó khăn từ biên lợi nhuận thấp, thời tiết bất lợi, đường nhập lậu. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, chỉ 29/40 nhà máy đường còn hoạt động, tổng lượng mía Việt Nam chỉ đạt khoảng 5,3 triệu tấn mía, tương đương 530.000 tấn đường. Trong khi nhu cầu của thị trường ở mức 2 triệu tấn/năm và mục tiêu tăng lên mức 2,5 triệu tấn vào năm 2025.
  • EPS dự phóng niên độ 2021-2022 ước đạt 1,109 đồng/ cổ phiếu tương ứng với mức P/E forward đạt 19,0 lần, đây là mức thấp nhất trong trung bình 5 năm đối với cổ phiếu này (P/E trung bình 30,4). Vì vậy, MAS đánh giá KHẢ QUAN về dài hạn với SBT : 1) Sản lượng tiêu thụ sẽ phục hồi sau đại dịch, riêng thị trường trong nước sẽ có sức cạnh tranh với đường nhập khẩu nhờ vào chính sách mới; 2) Giá bán tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao.. Analyst: Trương Hoàng Tiến Hưng • Email: [email protected] +84 28 3910 222 Giá đóng cửa (16/06/2021) 21,100 Giá mục tiêu (12 tháng) 31,000 Lợi nhuận kỳ vọng 69% Lãi ròng (21F, tỷ đồng) 708 Tăng trưởng EPS (21F, %) 69% P/E (21F, x) 19,03x Vốn hoá (tỷ đồng) 13,763 (Tỷ.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7980_SBT_MAS_2021-6-16.pdf

7. Ngành thép và tôn mạ [ MUA ]: Năm lợi nhuận vượt mọi đỉnh lịch sử – MAS – 16/06/2021

  • Ngành thép Việt Nam định giá ở mức PE và EV/EBITDA lần lượt là 10.8x và 6.5x, thấp hơn 16% so với trung bình của ngành thép khu vực châu Á (PE 12.6x; EV/EBITDA 9.1x). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng sản xuất ngành thép Việt Nam năm 2021 MAS dự phóng đạt 18% (sv. 5% toàn cầu), qua đó PE và EV/EBITDA 2021f đạt 8.9x và 5.3x.
  • Các nhà khai thác quặng không tăng sản lượng, dự kiến giá quặng tiếp tục ở mức USD160/tấn trong 2H21. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hồi phục, nhu cầu về thép tăng mạnh nhưng trong 1Q21, MAS nhận thấy nguồn cung của ba tập đoàn khai thác quặng lớn trên thế giới chỉ tăng rất nhẹ, dẫn đến viêc giá quặng liên tục bùng nổ. MAS ước tính sản lượng khai thác mục tiêu năm 2021 của ba nhà khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới là Vale, Rio Tinto và BHP Group đạt 905 triệu tấn, không tăng trưởng so với năm 2020.
  • Dự phóng sản lượng ngành thép Việt Nam năm 2021 tăng 18%, cao gấp 3.5 lần dự phóng tăng trưởng sản lượng thế giới. Sản lượng thép Việt Nam năm 2021 dự kiến tăng trưởng mạnh, đạt 30.6 triệu tấn (+18% YoY), cao hơn 6% so với dự phóng cũ của MAS. Trong đó, dự phóng tổng sản lượng HRC & CRC Việt Nam năm 2021 đạt 11.5 triệu tấn (+30% YoY), tăng mạnh nhất trong ngành thép nhờ 3.5 triệu tấn sản lượng HRC mới từ HPG.
  • Siêu chu kỳ tăng giá vật liệu xây dựng, vốn dẫn dắt bởi thép có thể khiến ngành xây dựng năm 2021 tăng trưởng rất nhẹ hoặc trong trường hợp xấu nhất là suy giảm. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã quyết định tạm hoãn thi công để chờ quyết định bù trừ giá vật tư, vốn có thể khiến tiến độ chậm hơn từ 6-18 tháng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7967__MAS_2021-6-16.pdf

8.   FPT [ Tích cực – 93,000đ/cp ]: Cập nhật KQKD 5T2021, Thị trường CNTT trong nước hồi phục hấp dẫn  – Cập nhật công ty  – SSI – 07/06/2021

  • LNTT 5T2021 tăng trưởng ổn định ở mức 22% YoY và đạt 2,4 nghìn tỷ đồng – hoàn thành 37% ước tính năm 2021 của SSI. Tăng trưởng LNTT của hai mảng cốt lõi (công nghệ & viễn thông) cũng duy trì ở mức 32% YoY.
  • Mảng Công nghệ đạt mức tăng trưởng +87,5 YoY và + 52% YoY về giá trị hợp đồng ký mới trong nước và nước ngoài trong 5T2021. Do đó, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận có thể tăng trưởng tốt.
  • Mảng dịch vụ viễn thông có biên LNTT ổn định ở mức 19,6% trong 5T2021, tăng 240 bps so với cùng kỳ nhờ lợi nhuận tích cực từ PayTV (mảng PayTV đạt điểm hoà vốn từ tháng 7/2020). Nhà đầu tư cần lưu ý rằng hoạt động cũng như chi phí marketing sẽ tăng trở lại trong Q2/2021. Do vậy SSI thận trọng ước tính biên LNTT 2021 của mảng này chỉ cải thiện 30 bps lên 17%, thay vì tăng 240 bps trong 5T2021.
  • Với tình hình ký mới khá khả quan ở khối CNTT nước ngoài & cả trong nước, SSI duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN với giá mục tiêu 1 năm là 93.000 đồng/cp (đã điều chỉnh cổ tức gần đây là 10% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu), tương ứng tổng tỷ suất sinh lời là 14% (bao gồm tỷ suất cổ tức 2,4%).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7976_FPT_SSI_2021-6-16.pdf

9.   PHR [ MUA – 68,800đ/cp]: KCN VSIP III sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận chính vào năm 2021 – Báo cáo ĐHCĐ – VCSC – 16/06/2021

  • Ban lãnh đạo đặt kế hoạch LNTT năm 2021 của công ty mẹ là 865 tỷ đồng (-25% YoY). Mặc dù PHR chưa công bố kế hoạch lợi nhuận hợp nhất năm 2021, nhưng kế hoạch LNTT công ty mẹ năm 2021 tương ứng 81% dự báo LNTT hợp nhất cả năm của VCSC.
  • Dự báo LNTT hợp nhất của VCSC cao hơn kế hoạch LNTT công ty mẹ của PHR, mà VCSC cho rằng là do mảng khu công nghiệp (KCN) của PHR (KCN Tân Bình, tỉnh Bình Dương). Mảng KCN của PHR được ghi nhận trên cơ sở hợp nhất của PHR nhưng không được ghi nhận trong báo cáo tài chính riêng khi công ty con do PHR nắm giữ 80% vốn là chủ đầu tư KCN Tân Bình.
  • VCSC cho rằng công ty mẹ của PHR là công ty đóng góp chính vào lợi nhuận hợp nhất do công ty trực tiếp quản lý đất cao su, sẽ tạo ra thu nhập từ đền bù do việc chuyển đổi đất sang phát triển KCN.
  • Cổ đông đã thông qua mức cổ tức tiền mặt 4.500 đồng/CP cho năm 2020 – tương ứng với lợi suất cổ tức là 7,9% – cao hơn mức giả định hiện tại của VCSC là 4.000 đồng/CP. PHR đã trả tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt là 2.500 đồng/CP vào quý 1/2021. Thời gian chi trả cụ thể cổ tức 2.000 đồng/CP còn lại sẽ được quyết định sau.
  • ĐHCĐ cũng đã thông qua mức cổ tức tiền mặt tối thiểu 40% mệnh giá (tức 4.000 đồng/CP) cho năm 2021 – tương đương với lợi suất cổ tức 7,1% và phù hợp với dự báo hiện tại của VCSC.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7987_PHR_VCSC_2021-6-16.pdf

10.      FPT [ MUA – 95,000đ/cp ]: Tăng trưởng cùng xu hướng ngành  – Báo cáo cập nhật – MAS – 16/06/2021

  • MAS khuyến nghị Tăng tỷ trọng đối với FPT, cập nhật giá mục tiêu 12 tháng tới là 95.000 VND (từ mức 76.600 VND trong báo cáo trước đó), trên cơ sở: 1) số lượng hợp đồng ký mới tăng mạnh trong cuối 4Q20 và 1Q21 sẽ được ghi nhận doanh thu vào các quý tiếp theo; 2) tăng tốc độ tăng trưởng của mảng CNTT trong nước so với dự phóng trước đó của MAS.
  • Mảng công nghệ thông tin (CNTT) trên đà hồi phục: 1) Các thịtrường nước ngoài của FPT đang dần hồi phục nhờ nhu cầu về dịch vụ CNTT gia tăng và giá trị đơn hàng ký mới của mảng công nghệ cả trong nước và quốc tế tiếp tục tăng trưởng tốt; 2) FPT đang gia tăng tỷ trọng doanh thu từ mảng chuyển đổi số và tập trung phát triển sản phẩm, giải pháp made-by-FPT, giúp cải thiện biên lợi nhuận. Gần đây nhất, FPT hợp tác với Base.vn đểđẩy mạnh chuyển đổi sốtrong nước cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Mảng dịch vụ viễn thông kì vọng duy trì tăng trưởng, nhờ: 1) Nhu cầu sử dụng Internet gia tăng; 2) Mảng PayTV bắt đầu ghi nhận lợi nhuận, 3) Mở rộng trung tâm dữ liệu.
  • Sự phục hồi chậm hơn so với kì vọng của thị trường châu Âu và Nhật Bản; 2) Mảng viễn thông cạnh tranh gia tăng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7979_FPT_MAS_2021-6-16.pdf

11.      PNJ [ Tích cực – 119,200đ/cp ]: Tỏa sáng một lần nữa  – Báo cáo cập nhật – VNDS – 16/06/2021

  • PNJ là nhà bán lẻ trang sức lớn nhất Việt Nam với thị phần trang sức chiếm hơn 30% trong các chuỗi trang sức tại Việt Nam.
  • Trong Q1/21, PNJ ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu trở lại mạnh mẽ với 43,4% svck, vượt xa mức tăng trưởng trung bình 12% svck của thị trường trang sức trong nước.
  • Chiến lược của PNJ để thúc đẩy doanh số bán lẻ trang sức và mở rộng thị phần trang sức Việt Nam bao gồm 1) triển khai các mẫu sản phẩm mới, 2) chiến dịch quảng cáo hiệu quả và 3) hợp tác với Pandora để trở thành “Cửa hàng đa thương hiệu” nhằm nâng cao hình ảnh và hoạt động bán lẻ trang sức của PNJ trong thời gian tới.
  • Đại dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến dẫn đến thời gian giãn cách xã hội dài hơn khiến PNJ phải đóng cửa hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của PNJ.
  • Số lượng cửa hàng mới ít hơn dự kiến và mức tăng trưởng doanh thu của PNJ thấp hơn dự kiến, đặc biệt là mảng bán lẻ trang sức.
  • Giá vàng tăng mạnh dẫn đến giá vốn hàng bán của PNJ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ trang sức của PNJ, vốn đang đóng góp doanh thu và lợi nhuận gộp cao nhất cho PNJ. Hơn nữa, VNDS quan sát thấy P/E của PNJ có tương quan nghịch với giá vàng thế giới, đặc biệt là từ đầu năm 2020. Do đó, việc giá vàng liên tục tăng sẽ gây áp lực lên P/E của PNJ trong tương lai.

Link tải full báo cáo:

hhttps://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7982_PNJ_VNDS_2021-6-16.pdf

12.       PVT [ Tích cực – 21,500đ/cp]: Cập nhật nhanh ĐHCĐ năm 2021 – Cập nhật công ty – SSI – 17/06/2021

  • Như đã đề cập trong báo cáo ngành Dầu khí gần đây, nhu cầu dầu mỏ dự kiến sẽ tăng mạnh vào mùa hè này, khi các nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại và nhu cầu đi lại phục hồi. Do đó, SSI duy trì quan điểm tích cực về triển vọng của Công ty trong năm 2021.
  • Cụ thể, SSI ước tính PVT sẽ ghi nhận mức tăng trưởng LNST là 16,9% so với cùng kỳ trong năm 2021, do có đội tàu lớn hơn (3 tàu mới), hiệu suất sử dụng tàu tốt hơn và giá cả từ nhu cầu quốc tế cao hơn và lợi nhuận từ việc thanh lý tàu (PVT Sea Lion).
  • Do đó, SSI duy trì mức giá mục tiêu 1 năm là 21.500 đồng/cp và khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu. Tuy nhiên, SSI chỉ khuyến nghị tích lũy cổ phiếu trong giai đoạn giá thấp.
  • Trong ngắn hạn, giá dầu mạnh hơn sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu, vì yếu tố tâm lý thị trường có xu hướng ưa thích các cổ phiếu liên quan đến ngành dầu khí trong giai đoạn giá dầu tăng.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7985_PVT_SSI_2021-6-17.pdf

13.    Ngành thủy sản [ Tích cực ]: Tháng 6/2021 – Cơ hội tích lũy đón đầu sự phục hồi – Báo cáo cập nhật – MAS – 17/06/2021

  • Q1/2021, nhiều doanh nghiệp XK thủy sản niêm yết báo cáo doanh thu, lợi nhuận suy giảm so với cùng kỳ do tác động của COVID-19 trên thế giới. Tuy nhiên, số liệu cập nhật của Hiệp hội Thủy sản và của doanh nghiệp cho thấy doanh số bán hàng đã có sự tăng trưởng khả quan kể từ tháng 3 và tiếp tục được khẳng định trong tháng 4/2021.
  • MAS tin rằng việc các quốc gia lớn trên thế giới đã triển khai nhanh chóng vaccine COVID-19 đã giúp các quốc gia này dần mở cửa trở lại, đồng thời giúp nhu cầu cũng như chuỗi cung ứng thủy sản từ Việt Nam ra thế giới dần phục hồi. MAS kỳ vọng kết quả khả quan từ kim ngạch xuất khẩu (XK) của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong Q2 cũng như 6 tháng cuối năm 2021.
  • Giá thủy sản nguyên liệu cũng như chi phí vận chuyển đường biển bằng container từ Việt Nam đếncác thị trường chính (Hoa Kỳ, Châu Âu) đang ở mức cao so với cùng kỳ 2020 do áp lực của giá thức ăn chăn nuôi tăng cũng như việc thiếu phương tiện vận tải do đại dịch COVID-19. Những yếu tố này sẽ khiến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp XK thủy sản chịu sức ép trong ngắn hạn. MAS kỳ vọng những yếu tố bất lợi này sẽ dần được cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2021.
  • MAS tin rằng các nhân tố bất lợi đối với nhóm cổ phiếu XK thủy sản Việt Nam đã được phản ánh vào thị giá trong tháng 5/2021. Bên cạnh đó, việc giao dịch của nhóm cổ phiếu thủy sản sôi động trở lại kể từ tuần cuối tháng 5 vừa qua cho thấy dòng tiền đầu tư đã phản ứng tích cực với những tin tức hỗ trợ được công bố trong tháng 5 đến nay. MAS cho rằng tháng 6/2021 mở ra cơ hội để tích lũy trong năm. MAS khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu CTCP Tập Đoàn Sao Mai (ASM), CTCP Nam Việt (ANV).

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7975__MAS_2021-6-17.pdf

14.    GDT [ Tích cực – 74,951đ/cp]: Doanh thu 5T21 tăng trưởng tốt 32% YoY– Báo cáo cập nhật KQKD – BVSC – 17/06/2021

  • BVSC hiện dự báo doanh thu thuần năm 2021 của GDT đạt 523,7 tỷ (+30,8% YoY) và LNST đạt 112,4 tỷ (+40,4% YoY). Dự báo doanh thu và LNST năm 2022 của BVSC cho GDT đạt 604,2 tỷ (+15,4% YoY) và 126,2 tỷ (+12,3%). BVSC sẽ xem xét lại dự báo KQKD và giá mục tiêu sau khi công ty công bố BCTC Quý 2/2021.
  • GDT vẫn là một trong những top pick của BVSC cho các theme đầu tư: (1) Triển vọng xuất tăng trưởng tốt và triển khai vaccine trên toàn cầu; và (2) Rổ cổ phiếu cơ bản tốt (Bảng cân đối kế toán và dòng tiền mạnh; chính sách cổ tức tiền mặt hấp dẫn và nhất quán, cùng với Ban lãnh đạo tâm huyết.
  • Ở mức giá hiện tại là 55.300 đồng/ cp, GDT đang giao dịch tại P/E năm 2021 và năm 2022 là 8,1x và 7,2x. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM.
  • BVSC kỳ vọng BLN hoạt động của GDT sẽ tiếp tục được củng cố từ Quý 2/2021 trở đi, chủ yếu nhờ: (1) Tăng giá bán để chuyển bớt tác động từ giá nguyên vật liệu đầu vào tăng; (2) Việc lựa chọn đơn hàng có biên gộp thuận lợi; và (3) Chi phí hoạt động dịu lại so với mức cao Quý 1/2021. Do đó, BVSC rằng tăng trưởng lợi nhuận ròng Quý 2 sẽ cao hơn tăng trưởng doanh thu.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7978_GDT_BVSC_2021-6-17.pdf

15.      QNS [ MUA – 52,900đ/cp ]: Chính sách mới, vận hội mới – Báo cáo ngắn  – MAS – 17/06/2021

  • Hoạt động chính: sản xuất kinh doanh sữa đậu nành (thương hiệu Vinasoy, Fami), sản xuất và thương mại đường, điện. Theo Nielsen, thị phần sữa đậu nành Vinasoy năm 2020 đạt 85,8%, liên tục nhiều năm duy trì thị phần trên 80%. Thị trường tiêu thụ của QNS khắp 63 tỉnh thành trên cả nước với 143 ngàn cửa hàng phân phối, cùng 4.800 siêu thị. Sản phẩm của QNS đang bứt phá ở Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc khi phát triển qua 11 trang thương mại điện tử cũng như hệ thống 314 siêu thị. Đây là động lực tăng trưởng những năm tới ở mảng sữa đậu nành.
  • Quý 1/2021, doanh thu và lãi ròng đạt 1.639 tỷ và 161 tỷ đồng, lần lượt tăng 15,1% và 37,8% cùng kỳ: 1) biên lợi nhuận gộp giảm từ 25,1% xuống 23,6% do khó khăn chung ở mảng đường; 2) mảng sữa đậu nành đi ngang về doanh thu trong khi mảng đường đạt 408 tỷ đồng, tăng 55%YoY; 3) chi phí bán hàng giảm 5,3%, chỉ ở mức 166 tỷ đồng.
  • QNS hiện nằm trong top 5 nhà sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới với khả năng cung ứng hàng tỷ sản phẩm mỗi năm. Ngoài ra, QNS áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chủ động 100% nguồn nguyên liệu tạo những giống sữa đậu nành chất lượng cao, an toàn và dinh dưỡng. Điều này tạo điều kiện thúc đẩy cả thị trường trong nước lẫn quốc tế. Bên cạnh đó, QNS đầu tư hệ thống Nhà máy Điện sinh khối An Khê và cụm thiết bị Đường – Điện, khai thác lợi thế phế phẩm nông nghiệp tạo chuỗi khép kín Mía – Đường – Điện.
  • MAS đánh giá TÍCH CỰC dành cho QNS: 1) chính sách hỗ trợ của Chính phủ giúp phục hồi mảng đường từ năm 2021; 2) mảng sữa đậu nành kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhờ chất lượng sản phẩm cũng như việc mở rộng thị trường; 3) hệ sinh thái tận dụng tốt phế phẩm giúp cải thiện chi phí đầu vào.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7986_QNS_MAS_2021-6-17.pdf

16.   VNM [ Theo dõi – 100,000đ/cp]: KCN VSIP III sẽ là yếu tố dẫn dắt lợi nhuận chính vào năm 2021 – Cập nhật KQKD – VDSC – 18/06/2021

  • Mặc dù mức chiết khấu thị giá lớn khiến thị giá cổ phiếu VNM trở nên hấp dẫn hơn, VDSC vẫn thận trọng về triển vọng tăng giá của cổ phiếu trong năm 2021 do công ty có thể sẽ đối mặt với một năm 2021 kinh doanh khó khăn cũng như thiếu các câu chuyện đầu tư mới tạo sức bật cho cổ phiếu trong dài hạn.
  • Dựa trên kết hợp định giá 50%: 50% của DCF và PER, VDSC định giá cổ phiếu VNM là 100.000 đồng. Tại giá đóng cửa ngày 18/06/2021 là 92.500 đồng, VDSC khuyến nghị TÍCH LŨY với tổng mức sinh lời kỳ vọng là 13%, bao gồm cổ tức tiền mặt là 4%.
  • Doanh thu của Vinamilk ghi nhận 13.190 tỷ đồng (-6,8% n/n), chủ yếu do doanh thu thị trường nội địa giảm (đạt 9.884 tỷ đồng, – 9,4% n/n). Doanh thu xuất khẩu giảm 2,4% n/n và chiếm 15% tổng doanh thu trong 1Q21.
  • Biên lợi nhuận gộp giảm 180 bps n/n do giá sữa bột nhập khẩu tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
  • LNST 1Q21 đạt 2.597 tỷ đồng, giảm 6,5% n/n.

Link tải full báo cáo:

https://data.wichart.vn/public/baocaophantich/7991_VNM_VDSC_2021-6-18.pdf

Quý nhà đầu tư lưu ý:

  • Đây là báo cáo tổng hợp quan điểm từ phía các cty chứng khoán, KHÔNG PHẢI QUAN ĐIỂM CỦA TEAM.

———-Team LTBNM tổng hợp ————-

BÀI VIẾT LIÊN QUAN